Bản án 05/2018/DS-ST ngày 30/05/2018 về tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng xử lý tài sản bảo đảm

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG

BẢN ÁN 05/2018/DS-ST NGÀY 30/05/2018 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

Ngày 30/5/2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 63/2017/TLST-DS ngày 01 tháng 12 năm 2017 về tranh chấp hợp đồng tín dụng và tranh chấp hợp đồng tài sản bảo đảm theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 05/2018/QĐXXST-DS ngày 27 tháng 4 năm 2018, Quyết định hoãn phiên tòa số 08/2018/QĐST-DS ngày 14 tháng 5 năm 2018, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần S

Địa chỉ: Số 266- 268 đường N, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn Đức Thạch D, chức vụ: Tổng giám đốc; Người đại diện theo ủy quyền: Bà Vũ Thị Thu Ng, chức vụ: Giám đốc Ngân hàng TMCP S- chi nhánh Hải Dương và ông Hoàng Việt V, chức vụ: Trưởng phòng giao dịch Hoàng Thạch- Ngân hàng TMCP S- chi nhánh Hải Dương; bà D và bà Ng vắng mặt, ông V có mặt.

-  Bị đơn: Ông Phạm Văn Th, sinh năm 1965 và bà Vũ Thị T, sinh năm 1972; đều ở địa chỉ: khu 2 , thị trấn M, huyện K, tỉnh Hải Dương; đều vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tại đơn khởi kiện ngày 27/10/2017, bản tự khai, biên bản hòa giải và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án nguyên đơn trình bày: Ngày 10/12/2014 Ngân hàng TMCP S và vợ chồng ông Phạm Văn Th, bà Vũ Thị T ký Hợp đồng tín dụng số LD134400003 với các nội dung chính như sau: Ngân hàng TMCP S đồng ý cho ông Th, bà T vay số tiền 150.000.000 đồng (Giấy nhận nợ ngày 11/12/2014); vay tiền với mục đích tiêu dùng gia đình; thời hạn vay là 60 tháng;

lãi suất 06 tháng đầu tiên kể từ ngày ký hợp đồng là 10%/năm; lãi suất từ tháng thứ 07 trở đi kể từ ngày ký hợp đồng, lãi suất của toàn bộ dư nợ vay được áp dụng theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng lãnh lãi cuối kỳ của Sacombank công bố tại thời điểm điều chỉnh + biên độ 4%/năm, định kỳ điều chỉnh 03 tháng/lần; phương thức trả nợ: Nợ gốc được chia thành nhiều kỳ trả nợ và được trả theo phụ lục về lịch trả nợ kèm theo hợp đồng tín dụng; số tiền trả lãi vay mỗi kỳ được tính theo số dư nợ thực tế mỗi ngày, số ngày thực tế mỗi tháng nhân với lãi suất cho vay. Cùng ngày 10/12/2014 Ngân hàng và ông Th, bà T ký Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số LD134400003/A, có công chứng của Văn phòng công chứng An Phú và đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Kinh Môn, theo đó ông Th, bà T đã đồng ý thế chấp các tài sản gồm: Quyền sử dụng thửa đất số 850, tờ bản đồ số 01, diện tích 91m2 tại thị trấn M, huyện K, tỉnh Hải Dương và các tài sản hình thành đầu tư trên đất thế chấp, diện tích đất này ông Th, bà T được UBND huyện Kinh Môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 18/3/1997 để đảm bảo nghĩa vụ trả tiền vay đối với Ngân hàng.

Quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, ông Th và bà T đã thanh toán trả được một phần nợ gốc và tiền nợ lãi, không thực hiện đúng việc thanh toán nợ gốc và nợ lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hai bên đã ký mặc dù Ngân hàng đã nhiều lần lập biên bản làm việc với ông Th, bà T để đôn đốc việc trả nợ. Tính đến ngày 30/5/2017, ông Th và bà T còn nợ Ngân hàng tiền nợ gốc là 111.500.000 đồng, số tiền nợ lãi trong hạn là 37.518.410 đồng, số tiền nợ lãi quá hạn là 6.297.557 đồng; tổng cộng cả nợ gốc và nợ lãi là 155.315.968 đồng.

Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông Th và bà T phải trả số tiền nợ gốc là nợ lãi theo Hợp đồng tín dụng số LD134400003 ngày 10/12/2014 tính đến ngày 30/5/2018 là 155.315.968  đồng  cùng  tiền  lãi  phát  sinh  sau  ngày 30/5/2018 theo hợp đồng tín dụng hai bên đã ký. Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu ông Th, bà T không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán, Ngân hàng có quyền đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên để thu hồi nợ. Trong trường hợp số tiền phát mại tài sản bảo đảm vẫn không đủ trả nợ cho Ngân hàng thì ông Th, bà T phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đến khi tất toán toàn bộ khoản nợ vay.

Tại biên bản làm việc, biên bản hòa giải, bị đơn trình bày và xác nhận nội dung: Về việc ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo cho hợp đồng tín dụng và quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng như nguyên đơn trình bày tại Tòa án là đúng thực tế. Xác nhận số nợ gốc và nợ lãi như Ngân hàng cung cấp cho Tòa án tại thời điểm hai bên cùng làm việc và hòa giải ngày 27/4/2018 là đúng thực tế, không thắc mắc gì. Do điều kiện khó khăn, làm ăn thua lỗ nên gia đình bị đơn không thể thanh toán ngay toàn bộ nợ gốc và lãi theo yêu cầu của Ngân hàng được. Đề nghị Tòa án tạo điều kiện về thời gian để thu xếp trả xong toàn bộ nợ gốc và nợ lãi cho Ngân hàng trước ngày Tòa án mở phiên tòa. Còn sau này, trường hợp nếu bị đơn không trả được nợ vay cho Ngân hàng thì bị đơn không thắc mắc gì về việc Tòa án xét xử vụ án cũng như việc Ngân hàng đề nghị thủ tục phát mại tài sản bảo đảm mà bị đơn đã đem thế chấp cho Ngân hàng để vay tiền vào ngày 10/12/2014 .

Tại phiên tòa: Ngân hàng giữ nguyên yêu cầu khởi kiện như đã nêu trên và xác định tổng số tiền yêu cầu bị đơn trả theo hợp đồng tín dụng đã ký tính đến hết ngày 30/5/2018, tổng cộng cả nợ gốc và nợ lãi là 155.315.968 đồng (tiền nợ gốc là 111.500.000 đồng, số tiền nợ lãi trong hạn là 37.518.410 đồng, số tiền nợ lãi quá hạn là 6.297.557 đồng) và yêu cầu bị đơn phải trả tiền nợ lãi sau ngày xét xử theo hợp đồng tín dụng giữa hai bên đã ký; Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu ông Th, bà T không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán, Ngân hàng có quyền đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, xử lý toàn bộ các tài sản mà ông Th, bà T đã đem thế chấp theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên để thu hồi nợ;

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Kinh Môn phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án như sau: Căn cứ Điều 91, 95 Luật các tổ chức tín dụng 2010; Điều 299, 317, 320, 323, 357, 463, 466 của Bộ luật dân sự 2015; khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 và Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 26 Luật Thi hành án dân sựNghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Đề nghị Hội đồng xét xử: Xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP S. Buộc ông Th, bà T phải trả nợ tiền vay cho Ngân hàng theo Hợp đồng tín dụng số LD134400003 ngày 10/12/2014 tính đến ngày 30/5/2018 tổng nợ gốc, nợ lãi là 155.315.968 đồng; Buộc ông Th, bà T phải tiếp tục chịu khoản lãi suất theo Hợp đồng tín dụng số LD134400003 ngày 10/12/2014  kể từ ngày 31/5/2018 đối với khoản nợ gốc cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ. Đối với số tiền lãi suất là 43.815.967 đồng, sau khi án có hiệu lực pháp luật, Ngân hàng có yêu cầu thi hành án mà ông Th, bà T không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì phải chịu lãi suất chậm trả tiền tương ứng với thời gian chậm trả, mức lãi suất được thực hiện theo Điều 468 cña Bộ luật dân sự 2015. Về biện pháp bảo đảm: Sau khi án có hiệu lực pháp luật nếu ông Th, bà T không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định. Trường hợp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán các khoản nợ thì  ông Th, bà T có nghĩa vụ trả nợ tiếp cho Ngân hàng đến khi trả xong khoản nợ. Về án phí: Buộc bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng: Ngân hàng TMCP S khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản đảm bào đối với ông Th, bà T, các bị đơn hiện đang cư trú tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự. Ông Th, bà T không có yêu cầu phản tố đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vắng mặt không có lý do nên Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự để xét xử vắng mặt bị đơn.

[2] Về yêu cầu khởi kiện đòi trả nợ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng: Hợp đồng tín dụng số LD134400003 ngày 10/12/2014 và giấy nhận nợ ngày 11/12/2014 giữa Ngân hàng và ông Th, bà T được ký kết trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của các bên, đảm bảo điều kiện về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội nên là hợp đồng hợp pháp. Ngày 11/12/2014, ông Th, bà T đã nhận vay của Ngân hàng số tiền nợ gốc là 150.000.000 đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng, ông Th và bà T đã trả được Ngân hàng số tiền nợ gốc là 38.500.000 đồng theo thỏa thuận và đã được một phần nợ lãi theo hợp đồng tín dụng tính đến ngày 19/9/2015 tổng số tiền là 11.317.278 đồng. Ông Th, bà T trong thực tế đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán trả nợ gốc và nợ lãi theo hợp đồng tín dụng hai bên đã ký, mặc dù Ngân hàng nhiều lần đôn đốc việc thanh toán trả nợ nhưng ông Th, bà T không thanh toán nợ. Do vậy, việc Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông Th, bà T phải trả số nợ gốc, nợ lãi tính đến ngày 30/5/2018  tổng = 155.315.968 đồng là có căn cứ chấp nhận theo quy định tại Điều 91 và Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các Điều 463, 466 của Bộ luật dân sự 2015.

[3]. Về yêu cầu thanh toán tiền lãi quá hạn phát sinh trên nợ gốc từ sau ngày 30/5/2018 cho đến khi bị đơn thanh toán xong khoản nợ: Theo Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm được lựa chọn từ Quyết định giám đốc thẩm số 12/2013/KDTM-GĐT ngày 16/5/2013 và được công bố theo Quyết định 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì: “Trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về lãi suất cho vay, gồm: lãi suất cho vay trong hạn, lãi suất nợ quá hạn, việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay mà đến thời điểm xét xử sơ thẩm khách hàng vay chưa thanh toán, hoặc thanh toán không đủ số tiền nợ gốc, lãi theo hợp đồng tín dụng. Trường hợp này, khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng, tổ chức tín dụng khoản tiền nợ gốc chưa thanh toán, tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay”.

Tòa án xét thấy tính chất, các tình tiết, sự kiện pháp lý trong vụ án này tương tự như các tình tiết, sự kiện pháp lý trong án lệ. Vì vậy, theo quy định của Án lệ số 08/2016/AL, kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm (ngày 31/5/2018), ông Th và bà T còn phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng khoản tiền lãi quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất các bên đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng và Giấy nhận nợ đã ký cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc. Lãi suất  mà ông Th và bà T phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng sẽ được điều chỉnh phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng.

[4]. Đối với số tiền lãi trong hạn và lãi quá hạn tính đến ngày xét xử sơ thẩm là 43.815.967 đồng. Sau khi án có hiệu lực pháp luật, Ngân hàng có đơn yêu cầu thi hành án, nếu ông Th và bà T không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì phải trả lãi chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật dân sự 2015 là đúng quy định của pháp luật.

[5]. Về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trên đất số LD134400003/A ngày 10/12/2014 giữa Ngân hàng với ông Th, bà T được lập thành văn bản, có công chứng của Văn phòng công chứng An Phú, có đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định, nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội nên là hợp đồng hợp pháp. Do ông Th, bà T vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên việc Ngân hàng yêu cầu phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ là có căn cứ chấp nhận theo Điều 6 của Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm hai bên đã ký và  quy định tại các Điều 299, 317, 320, 323 của Bộ luật dân sự 2015.

[6] Về án phí: Toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận nên bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 cña Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Vì các lẽ trên:

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Điều 91, 95 Luật các tổ chức tín dụng 2010; Điều 299, 317, 320, 323, 357, 463, 466 Bộ luật dân sự 2015; Án lệ số 08/2016/AL được lựa chọn từ Quyết định giám đốc thẩm số 12/2013/KDTM-GĐT ngày 16/5/2013 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 và Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 26 Luật Thi hành án dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, xử:

Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng thương mại cổ phần S.

[1]. Về nghĩa vụ trả tiền: Buộc ông Phạm Văn Th và bà Vũ Thị T phải trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần S tổng nợ gốc và nợ lãi tính đến ngày 30/5/2018 là 155.315.968 đồng (bao gồm: nợ gốc là 111.500.000 đồng, số tiền nợ lãi trong hạn là 37.518.410 đồng, số tiền nợ lãi quá hạn là 6.297.557 đồng)

Kể từ ngày 31/5/2018, ông Phạm Văn Th và bà Vũ Thị T còn phải tiếp tục trả cho Ngân hàng TMCP S khoản tiền lãi quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất các bên đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng và Giấy nhận nợ đã ký cho đến khi thanh toán xong nợ gốc. Lãi suất  mà ông Th và bà T phải tiếp tục trả cho Ngân hàng TMCP S được điều chỉnh phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng TMCP S;

Đối với số tiền lãi trong hạn và lãi quá hạn tính đến ngày xét xử sơ thẩm là 43.815.967 đồng. Sau khi án có hiệu lực pháp luật, Ngân hàng TMCP S có đơn yêu cầu thi hành án, nếu ông Th và bà T không trả hoặc không trả đầy đủ thì phải trả lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Mức lãi suất chậm trả xác định theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật dân sự 2015.

[2]. Về xử lý tài sản bảo đảm: Sau khi án có hiệu lực pháp luật, trường hợp ông Phạm Văn Th và bà Vũ Thị T không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, Ngân hàng th­¬ng m¹i cæ phÇn Sµi Gòn thương tín có quyền yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự hoặc cơ quan khác có thẩm quyền thực hiện các thủ tục để phát mại tài sản bảo đảm cho Hợp đồng tín dụng số LD134400003 hai bên ký ngày 10/12/2014 là quyền sử dụng thửa đất số 850, tờ bản đồ số 01, diện tích 91m2 và tài sản hình thành trên đất tại thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Diện tích đất này ông Th, bà T được  UBND huyện Kinh Môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 18/3/1997) theo hợp đồng thế chấp số LD134400003/A hai bên đã ký ngày 10/12/2014.

Trường hợp số tiền thu được từ việc phát mại tài sản bảo đảm không đủ trả nợ cho Ngân hàng thì ông Th và bà T tiếp tục phải có nghĩa vụ trả hết nợ gốc, nợ lãi phát sinh theo Hợp đồng tín dụng và Giấy nhận nợ đã ký kết với Ngân hàng; nếu còn thừa tiền thì trả lại cho ông Th, bà T; Tạm giao cho ông Th, bà T tiếp tục quản lý tài sản là quyền sử dụng thửa đất số 850, tờ bản đồ số 01, diện tích 91m2 và tài sản hình thành trên đất tại địa chỉ: thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương để đảm bảo cho thủ tục phát mại thi hành án khi ông Th và bà T không thực hiện việc thanh toán trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng 

[3] Về án phí: Buộc ông Phạm Văn Th và bà Vũ Thị T phải nộp số tiền án phí dân sự sơ thẩm là 7.765.798 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Hoàn trả Ngân hàng thương mại cổ phần S số tiền 3.600.000 đồng đã nộp tạm ứng án phí theo biên lai thu số AB/2016/0001359 ngày 28/11/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

[4] Về quyền kháng cáo: Nguyên đơn có mặt, có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Bị đơn vắng mặt có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự 2008, thì người được thi hành dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi thành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6 và 9 Luật thi hành án dân sự năm 2008 và điểm 4, điểm 5 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2014. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự năm 2008.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

667
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 05/2018/DS-ST ngày 30/05/2018 về tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng xử lý tài sản bảo đảm

Số hiệu:05/2018/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thị xã Kinh Môn - Hải Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 30/05/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về