Bản án 03/2021/DS-PT ngày 25/01/2021 về tranh chấp quyền quản lý di sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

BẢN ÁN 03/2021/DS-PT NGÀY 25/01/2021 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN QUẢN LÝ DI SẢN

Trong các ngày 21, 25/01/2021, tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 70/2020/TLPT-DS ngày 05/5/2020 về tranh chấp quyền quản lý di sản. Do bản án dân sự sơ thẩm số 32/2019/DS-ST ngày 01/11/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Vinh bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 120/2020/QĐ-PT, ngày 12/11/2020, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ông Bùi Minh Ng. Sinh năm: 1942. Có mặt.

Địa chỉ: khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh, Nghệ An.

Đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn bà Bùi Thị Kim Ng. Sinh năm:

1972. Địa chỉ: khối 3, phường C, thành phố Vinh, Nghệ An.

Bị đơn: Ông Bùi Đình H. Sinh năm 1940. Có mặt.

Địa chỉ: khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh, Nghệ An.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

- Bà Nguyễn Thị H. Sinh năm: 1954. Có mặt.

Địa chỉ: khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Bà Bùi Thị Ch. Sinh năm: 1937. Có mặt.

Địa chỉ: số 11, đường liên khối, khối 7, phường H, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Ông Bùi Đình Hòa. Sinh năm 1954. Có mặt.

Địa chỉ: khối 2, phường C, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Bà Trần Thị Nh. Sinh năm: 1940. Vắng mặt.

Địa chỉ: khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Bà Bùi Thị Vân. Sinh năm: 1969. Có mặt.

Địa chỉ: khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Bà Bùi Thị Kim Ng. Sinh năm: 1972. Có mặt.

Địa chỉ: khối 3, phường C, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Bà Bùi Thị Kim H. Sinh năm: 1975. Có mặt.

Địa chỉ: khối Tân Hòa, phường H, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Bà Bùi Thị Bích H. Sinh năm: 1979. Có mặt.

Địa chỉ: khối Tân Hòa, phường H, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Ông Cù T Tr. Sinh năm: 1959. Có mặt.

Địa chỉ: khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Ông Cù Quyết Ch. Sinh năm: 1968. Có mặt.

Địa chỉ: khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Ông Cù Minh T. Sinh năm: 1970. Có mặt.

Địa chỉ: khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Bà Cù Thị Hoa L. Sinh năm: 1973. Vắng mặt.

Địa chỉ: số 49, đường Hải Thượng Lãn Ông, phường H, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Bà Nguyễn Thị H. Sinh năm 1956. Vắng mặt. Địa chỉ: thành phố Đà Lạt, tỉnh L Đ.

- Chị Cù Ngc G. Sinh năm 1987. Vắng mặt. Địa chỉ: thành phố Đà Lạt, tỉnh L Đ.

- Chị Cù G Ngc. Sinh năm 1997. Vắng mặt. Địa chỉ: thành phố Đà Lạt, tỉnh L Đ.

- Ông Cao Văn Ch. Sinh năm: 1940. Vắng mặt. Địa chỉ: phường L, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Ông Cao Văn T. Sinh năm: 1972. Vắng mặt. Địa chỉ: Phường L, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Chị Cao Thị T. Sinh năm: 1969. Vắng mặt.

Địa chỉ: phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Chị Cao Thị Ng. Sinh năm: 1970. Vắng mặt.

Địa chỉ: phường Trường T, thành phố Vinh, Nghệ An.

- Chị Cao Thị Ngc. Sinh năm: 1976. Vắng mặt.

Địa chỉ: phường H, thành phố Vinh, Nghệ An.

(Bà Trần Thị Nh, bà Cù Thị Hoa L ủy quyền cho bà Bùi Thị Kim H tham gia tố tụng; bà Nguyễn Thị H, chị Cù G Ngc, chị Cù Ngc G ủy quyền cho bà Bùi Thị Kim Ng tham gia tố tụng).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo Bản án dân sự sơ thẩm số 32/2019/DSST ngày 01/11/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Vinh, vụ án có nội dung như sau:

Cụ Bùi Đình B và cụ Nguyễn Thị H (cụ B mất năm 1972, cụ H (mất năm 1983). Cụ B và cụ H có 06 người con:

1. Ông Bùi Đình Hân (mất năm 1954), ông Hân kết hôn với bà Nguyễn Thị Niêm (mất năm 2017), ông Hân và bà Niêm có 4 người con chung gồm: bà Bùi Thị Ch, sinh năm 1937; ông Bùi Đình H, sinh năm 1940; ông Bùi Đình Hòa, sinh năm 1954; bà Bùi Thị Thanh, sinh năm 1947 (mất năm 2004) bà Thanh kết hôn với ông Cao Văn Chung, sinh năm 1940, bà Thanh, ông Chung có 04 người con là chị Cao Thị Thủy, sinh năm 1967, chị Cao Thị Ng, sinh năm 1970, anh Cao Văn T, sinh năm 1972, chị Cao Thị Ngc, sinh năm 1976.

2. Bà Bùi Thị Nh, sinh năm 1933 (mất năm 1995), không có chồng, không có con.

3. Ông Bùi Đình Lý, sinh năm 1926 (Liệt sỹ chống Pháp, hi sinh năm 1949), không có vợ, không có con.

4. Ông Bùi Đình L, sinh năm 1941 (mất năm 1991), ông L kết hôn với bà Trần Thị Nh, sinh năm 1940. Ông L và bà Nh có 4 người con gồm: bà Bùi Thị Vân, sinh năm 1970; bà Bùi Thị Kim Ng, sinh năm 1973; bà Bùi Thị Kim H, sinh năm 1975; chị Bùi Thị Bích H, sinh năm 1979.

5. Bà Bùi Thị Xuân, sinh 1930 (mất năm 2008); bà Xuân kết hôn với ông Cù T Cương (mất năm 1993). Bà Xuân và ông Cương có 5 người con gồm: ông Cù T Tr, sinh năm 1959; ông Cù Quyết Ch, sinh năm 1968; ông Cù Minh T, sinh năm 1970; bà Cù Thị Hoa L, sinh năm 1973; ông Cù Quốc Khánh (mất năm 2014), ông Khánh có vợ là bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1956, 02 người con là chị Cù Ngc G, sinh năm 1987, chị Cù G Ngc, sinh năm 1997.

6. Ông Bùi Minh Ng, sinh năm 1942.

Nguyên đơn là ông Bùi Minh Ng trình bày: Từ năm 1927, gia đình ông Ng đã sinh sống trên mảnh đất nguyên thổ có diện tích 1.232 m2, năm 1950, gia đình xây thêm 02 gian đền để thờ cúng tại gia và sửa lại 2 gian nhà để ở. Sau khi cụ H mất, anh em trong gia đình thống nhất giao mảnh đất và khuôn viên đền cho bà Bùi Thị Nh quản lý và sử dụng, làm chỗ thờ cúng bố mẹ và tổ tiên. Năm 1995 bà Nh bị bệnh qua đời. Sau khi bà Nh qua đời, ông H không có đất đai nên cả gia đình cho ông H vào ở để quản lý toàn bộ di sản. Trong quá trình ông H quản lý đền, ông H không làm tròn trách nhiệm của người quản lý, không bảo vệ tài sản của đền, không tôn tạo, xây dựng đền mà còn làm cho diện tích đất đền bị giảm rất nhiều. Trước đây, bố mẹ ông Ng để lại thửa đất số 54, tờ bản đồ số 15, diện tích là 1.232 m2, sau khi bị thu hồi 119,1 m2 thì diện tích đất chỉ còn 550,1 m2 (thiếu hụt 562,8 m2 so với Bn đầu). Ngày 23/4/2017, ông H đã tự ý cho ông Hg Văn Thành xây dựng lấn diện tích đất hồ của đền, cao hơn 1 m bịt mặt hồ của Đền (đất ông Thành được cấp có chiều sâu 20 m, nay thành 100 m). Ông H còn đập phá lăng mộ bà Nh. Năm 2012, ông H tự ý ký với ông Nguyễn Anh D – cán bộ kỹ thuật của Danato cho phép đào mương thoát nước thải đi qua sát cạnh mộ bà Nh, sự việc được ông Ng phát hiện ra, ông Ng đã ngăn chặn việc làm của ông D và phá đường nước thải. Sau đó, ông H lại cho san lấp 2 hồ của đền (bên phải và trước mặt) đã được trấn yểm, chặt phá cây xanh đã có từ lâu trong khuôn viên đền, tự ý cho các hộ liền kề thay đổi hiện trạng đất. Tất cả những việc làm trên của ông H đều không được sự Đ ý của ông Ng và dòng họ. Trước tình trạng đó, anh em nội tộc đã tổ chức 3 cuộc họp để hòa giải nhưng không thành. UBND phường VT đã tổ chức hòa giải nhưng không thành.

Ông Bùi Minh Ng khởi kiện yêu cầu: Để lại phần di sản để thờ cúng gồm: khuôn viên đền và lăng bà Nh (phần này đề nghị Tòa án giao cho ông Bùi Minh Ng quản lý); phần di sản còn lại đề nghị chia theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Bùi Minh Ng rút yêu cầu chia di sản thừa kế, yêu cầu Tòa án giao phần di sản gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nhà thờ dòng họ Bùi) tại khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh, Nghệ An cho ông Bùi Minh Ng quản lý. Về hiện trạng sử dụng đất, ông Bùi Minh Ng Đ ý với kết quả đo bằng máy tọa độ và không có ý kiến gì.

Bị đơn là ông Bùi Đình H trình bày:

Ông, bà nội của ông Bùi Đình H là cụ Bùi Đình B (mất năm 1972), cụ Nguyễn Thị H (mất năm 1983). Về con cháu của cụ B và cụ H, ông thống nhất như trình bày của nguyên đơn. Ông H là cháu đích tôn của dòng họ Bùi, dòng họ có nhà thờ đại tộc tại thôn Chợ Trở, xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Về lịch sử hình thành đền thờ, khuôn viên nhà ở mang tên bà Bùi Thị Nh, ông H trình bày: Bà Nh từ bé đã bị khuyết tật, khuyết thị. Vào khoảng, năm 12 tuổi thì bà xuất hiện dòng ngoại cảm tâm linh, bà hiểu nhiều, biết rộng, biết chữa bệnh nên nhiều người dân, gia đình dựng cho bà một nhà tranh tre. Qua một thời gian, người dân tứ pH về lễ bái cầu phúc, nhân dân tự nguyện góp công, của nâng cấp tu tạo thành một ngôi đền, nhân dân thường gọi là Đền Cô Nh. Năm 1995, bà Nh qua đời, bà Xuân, ông Ng đã liên hệ với ông H để cắt cử người quản lý. Lúc này các gia đình – con cháu không ai chịu ở lại để chăm sóc, quản lý nên ông H là cháu đích tôn phải chịu trách nhiệm quản lý và ông Ng đã viết giấy giao cho ông H quản lý. Từ khi quản lý đền đến nay ông H đã bỏ công sức tu tạo, xây dựng.

Tháng 5/2017, ông Bùi Minh Ng cùng một số người yêu cầu ông H không được quản lý đền bà Nh, nhưng ông H không chấp nhận. Vì ông Bùi Minh Ng đã viết giấy giao quyền quản lý cho ông H, mặt khác đất đền chùa đang được sự quản lý của nhà nước. Về hiện trạng sử dụng đất, ông Bùi Đình H Đ ý với kết quả đo bằng máy tọa độ.

Nhng người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trình bày:

Ông Bùi Đình Hòa, bà Nguyễn Thị H thống nhất trình bày: Ông Bùi Minh Ng là người thay mặt dòng họ Bùi đã nhất trí từ năm 1995 khi bà Nh mất, bàn giao cho ông Bùi Đình H quản lý toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đảm bảo lâu dài, đến nay đã hơn 25 năm, ông H cùng phật tử tôn tạo xây dựng ngày càng sạch, đẹp hơn ngôi đền xưa, khuôn viên diện tích không thay đổi so với trước đây. Mảnh đất không bị ai lấn chiếm, mua bán như nội dung khởi kiện của ông Ng.

Bà Bùi Thị Ch trình bày: Thửa đất đang tranh chấp là của bà Nh (người sáng lập ra đền) và Hội đền đóng góp, bà Ch được bà Nh nhờ đem tiền đi mua bà cụ Thu, nhưng hồi đó chưa có bìa đỏ, chỉ có người chứng kiến là bà Lý. Vì không có bìa đỏ nên bà Nh phải điểm chỉ vào trích lục. Sau khi bà Nh mất, ông H là tộc trưởng họ Bùi quản lý đến nay, nhờ công lao của ông H mà đền khang trang như hôm nay. Thửa đất này, nhà nước nhiều lần định thu hồi để làm hồ cá nhưng vì là đất tâm linh nên phải dừng lại.

Bà Bùi Thị Kim Ng, bà Bùi Thị Kim H thống nhất trình bày: ông, bà của bà Ng, H là cụ Bùi Đình B và Nguyễn Thị H có 6 người con, hiện nay chỉ có ông Bùi Minh Ng là người con duy nhất còn sống. Từ năm 1927, gia đình ông B, bà H đã sinh sống trên mảnh đất nguyên thổ có diện tích 1.232 m2. Năm 1950 ông, bà xây thêm 02 gian nhà đền để thờ cúng tại gia và 02 gian nhà ở, sau khi ông bà mất, gia đình anh em thống nhất giao cho bà Nh toàn bộ đất đai và đền thờ để thờ cúng bố mẹ và tổ tiên. Năm 1995, bà Nh bị bệnh mất, dòng họ thấy ông H không có nhà nên đã cho vào trông coi đền để quản lý tài sản và diện tích đất là 1.232 m2. Trong quá trình quản lý đền, ông H không làm tròn trách nhiệm, tự ý làm nhiều việc, không hỏi ý kiến ông Ng và anh em họ hàng, như tự ý lấp 2 hồ lâu năm của đền, chặt phá cây xanh; tự ý cho Danaton xây dựng mương nước thải cạnh mộ bà Nh; cho ông Th xây dựng lấn diện tích đất trước mặt; đập phá lăng mộ bà Nh, diện tích đất trước đây là 1.232 m2, nay chỉ còn 550 m2. Những việc làm này đã bị anh em họ hàng phê phán trong cuộc họp nội tộc có sự tham gia Bn cán sự khối Yên G và thể hiện trong các biên bản họp của nội tộc. Nay ông Bùi Minh Ng yêu cầu được quyền quản lý khối di sản nêu trên, bà Ng và bà H Đ ý.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 32/2019/DSST ngày 01/11/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Vinh đã quyết định: Áp dụng Điều 211, 616, 617, 618 Bộ luật Dân sự năm 2015; điều 160 Luật đất đai 2013; Điều 26, 34, 147, 273 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015. Điều 48 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy Bn Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án xử: Đình chỉ yêu cầu chia thừa kế của ông Bùi Minh Ng đối với khối di sản là quyền sử dụng đất nằm ngoài khuôn viên đền thờ bà Nh. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Bùi Minh Ng: Giao quyền quản lý di sản cho ông Bùi Minh Ng theo quy định của pháp luật. Phần di sản ông Bùi Minh Ng được quyền quản lý gồm có: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 54, tờ bản đồ số 15 thuộc khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh, Nghệ An (có sơ đồ kèm theo bản án). Ông Ng có quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản theo quy định của pháp luật. Ngoài ra bản án còn tuyên án phí sơ thẩm, quyền kháng cáo của các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 16/12/2019, ông Bùi Đình H kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, với lý do: Khối di sản trên là của bà Bùi Thị Nh lập. Năm 1995, bà Nh mất, ông H là cháu đích tôn của dòng họ nên cả gia tộc và ông Bùi Minh Ng thống nhất giao cho ông H quản lý, xây dựng và tôn tạo liên tục từ năm 1995 đến nay. Ngôi đền có được như ngày hôm nay là do công sức của ông H và các phật tử đóng góp xây dựng. Việc ông Bùi Minh Ng cho rằng ông H không làm tròn trách nhiệm quản lý đất đai, đập phá mộ Cô Nh là không đúng sự thật; ông Ng tổ chức 03 cuộc họp dòng họ Bùi Đình, ông H là tộc trưởng mà không được thông báo, tham dự họp là vô lý. Ông kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông giữ nguyên nội dung kháng cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm các bên trình bày:

Ông H, bà Hà, bà Ch, ông Hòa cho rằng nguồn gốc đất là của bà Nh. Ông H trình bày, khi bà Nh có những biểu hiện về hoạt động tâm linh, có người đã bảo bố bà Nh (là cụ B) tìm cho bà Nh phần đất để hoạt động tâm linh và cụ B đã tìm cho bà Nh mảnh đất hiện tại đang tranh chấp. Bà Ch trình bày, vào khoảng những năm 1970, bà Nh đưa tiền cho bà Ch đi mua thửa đất của bà cụ Thu. Ông H trình bày, ông đã làm tròn trách nhiệm của người quản lý di sản, không có việc ông để cho người khác lấn chiếm đất, không bán đất cho ai. Thời gian quản lý đền, chỉ có vợ chồng ông ở lại chăm sóc đền, các con của ông không cùng ở trong đền. Trước đây có lần ông Đ ý giao đất đền cho ông Ng quản lý, nhưng ông Ng làm không tốt, ông không Đ ý giao nữa. Ông H có ý kiến nếu chỉ giao cho ông Ng thì ông Đ ý, nhưng vì ông Ng để cho mấy người cháu gái vào quản lý nên ông không Đ ý. Ông H cho rằng đây là đền chùa, không phải là nhà ở, tục lệ của dân tộc là giao cho đích tôn của dòng họ thờ phụng, ông cũng không đặt ra yêu cầu ông Ng phải bồi thường công sức, chi phí quản lý, tôn tạo di sản trong những năm qua.

Bà Hà, bà Ch, ông Hòa đề nghị giao cho ông Bùi Minh Ng và ông Bùi Đình H cùng có trách nhiệm quản lý đất đai và tài sản của đền bà Nh, để duy trì và đoàn kết con cháu trong dòng họ.

Tại phiên tòa phúc thẩm ông H, bà Hà thừa nhận ông H chỉ được giao quyền quản lý, thờ phụng, H khói trong đền, vợ chồng ông không tạo lập bất động sản nào trong khuôn viên đền mà chỉ có vật dụng sinh hoạt cá nhân. Lúc đầu ông H, bà Hà không yêu cầu ông Ng phải thanh toán tiền công bảo quản, chi phí tôn tạo trong thời gian quản lý từ năm 1995. Trong thời gian Hội Đ xét xử nghị án, ông H có đơn trình bày đề nghị ông Ng phải thanh toán cho ông chi phí các hạng mục trong khuôn viên ông đã xây dựng với tổng số tiền 765.000.000 Đ và một lô đất khoảng 70 m2 để gia đình ông ổn định cuộc sống về sau. Bà Hà, bà Ch, ông Hòa, nhất trí với yêu cầu của ông H.

Phía nguyên đơn là ông Bùi Minh Ng và những người liên quan gồm, chị Bùi Thị Vân, Bùi Thị Kim Ng, Bùi Thị Kim H, Bùi Thị Bích H, Cù T Tr, Cù Quyết Ch, Cù Minh T thống nhất trình bày nguồn gốc đất đền bà Nh là của cụ Bùi Đình B và cụ Nguyễn Thị H tạo lập. Việc giao cho ông H quản lý sau khi bà Nh mất là do ông Ng giao cho ông H. Khi bà Nh còn sống, các cháu thường xuyên đến chăm sóc bà Nh, chị H có thời gian ở cùng bà Nh hơn 10 năm đến khi bà mất. Nay ông H không làm tròn trách nhiệm người quản lý di sản, không để cho anh chị em vào thắp H cho nên đề nghị giao cho ông Ng quản lý. Anh Cù Minh T đề nghị giao cho ông Ng và ông H Đ quản lý. Ông Ng đề nghị để cho ông H bà Hà một phần đất trong khuôn viên khoảng 50 m2 để ổn định cuộc sống, khi ông H, bà Hà không còn ở nữa thì giao lại cho dòng tộc quản lý chung trong khuôn viên đền, nhưng ông H, bà Hà không Đ ý.

Ông Ng không Đ ý với yêu cầu của bị đơn về việc thanh toán chi phí xây dựng, tôn tạo như ông H trình bày.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến: Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa, Thư ký Tòa án, Hội Đ xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm; các đương sự đã thực hiện đúng các quy định tại Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 73, Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự.

Căn cứ vào các tài liệu có tại hồ sơ vụ án, tranh tụng tại phiên tòa có cơ sở xác định thửa đất số 54, tờ bản đồ số 15, tại khối Yên G, phường VT có nguồn gốc của ông Bùi Đình B và bà Nguyễn Thị H. Sau khi ông B, bà H mất để lại cho bà Bùi Thị Nh quản lý, sử dụng, năm 1995 bà Nh mất, gia đình đã giao di sản là đất và đền cho ông Bùi Đình H quản lý.

Tại Biên bản họp nội ngoại dòng họ Bùi có sự tham gia của Bn cán sự khối Yên G và đại diện hội đền Thiên Sơn Linh Điện ngày 13/5/2017; Biên bản họp nội tộc nội ngoại họ Bùi cùng cấp ủy Bn cán sự khối và bản hội đền bà Nh ngày 19/6/2017, ông H đã thừa nhận không biết diện tích, kích thước đất, có cho phép Danatol đổ đất, ông cũng thống nhất cho anh Thành đổ đất, ông phá mộ bà Nh là sai, yêu cầu họ tộc tìm người quản lý đền vì ông H đã già yếu không đảm nhận được việc nhà đền. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm giao quyền quản lý đền cho nguyên đơn Bùi Minh Ng là có cơ sở.

Quá trình giải quyết vụ án, từ cấp sơ thẩm, bị đơn là ông Bùi Đình H và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị H không yêu cầu Tòa án buộc các Đ thừa kế trích công sức quản lý, tôn tạo đền, nên cấp phúc thẩm không có cơ sở xem xét. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 21/02/2021, ông H, bà Hà thừa nhận chỉ được giao quyền quản lý, thờ phụng, H khói trong đền, vợ chồng không tạo lập bất động sản nào trong khuôn viên đền mà chỉ có vật dụng sinh hoạt cá nhân. Mặt khác, trong vụ án này Tòa án cấp phúc thẩm chỉ giải quyết quyền quản lý di sản và theo quyết định của bản án sơ thẩm thì ông Ng chỉ được giao quản lý đất và đền, không được giao quyền sử dụng, sở hữu nên không thể buộc ông Ng phải thanh toán cho ông H chi phí tôn tạo đền như ông H yêu cầu. Ông H có quyền khởi kiện yêu cầu các Đ thừa kế thanh toán công sức quản lý, chi phí tôn tạo di sản bằng vụ án khác.

Đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bị đơn Bùi Đình H, áp dụng khoản 2 Điều 308, Điều 309 BLTTDS sửa bản án sơ thẩm theo hướng tuyên bị đơn Bùi Đình H có quyền khởi kiện yêu cầu các Đ thừa kế trích công sức quản lý, chi phí tôn tạo di sản bằng vụ án khác. Về án phí dân sự phúc thẩm: bị đơn là người cao tuổi nên đề nghị HĐXX miễn án phí dân sự phúc thẩm cho bị đơn theo quy định pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, lời trình bày của các bên đương sự đã được thẩm tra tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh tụng, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An tại phiên toà phúc thẩm; xét kháng cáo của ông Bùi Đình H, Hội Đ xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng:

Phiên tòa sơ thẩm được mở vào ngày 25/10/2019, tuyên án vào ngày 01/11/2019. Tại thời điểm tuyên án, ông Bùi Đình H vắng mặt có lý do chính đáng (điều trị tại bệnh viện), ngày 11/12/2019, ông H mới nhận được bản án sơ thẩm. Ngày 20/12/2020, ông H nộp đơn kháng cáo tại Tòa án nhân dân thành phố Vinh. Kháng cáo của ông Bùi Đình H trong thời hạn luật định, Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý, giải quyết vụ án là đúng quy định pháp luật.

Nhng người vắng mặt là ông Cao Văn Chung, Cao Văn T, Cao Thị Thủy, Cao Thị Ng, Cao Thị Ngc đã được Tòa án triệu tập hợp lệ, phiên tòa mở lần thứ 3 nhưng các đương sự vắng mặt không có lý do. Căn cứ Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vụ án.

[2] Về nội dung:

[2.1] Về nguồn gốc di sản Bị đơn và bà Hà, bà Ch, ông H cho rằng nguồn gốc đất thuộc quyền sử dụng của bà Bùi Thị Nh nhưng không có các tài liệu chứng minh. Tại phiên tòa, các đương sự khai rằng, khi bà Nh có các biểu hiện về hoạt động tâm linh từ lúc 12 tuổi, đã được gia đình tạo lập cho mảnh đất riêng để hoạt động. Thời điểm này, bà Nh còn nhỏ, lại bị mù nên không thể có việc bà Nh được cơ quan có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất. Lời khai của ông H, bà Ch cũng mâu thuẫn với nhau về nguồn gốc thửa đất.

Tại Giấy xác nhận nguồn gốc, quá trình sử dụng và diện tích sử dụng đất ngày 22/3/2019, UBND phường VT xác nhận nguồn gốc đất Đền bà Nh thể hiện tại bản đồ đo đạc năm 1993 diện tích 1232,0m2; theo Bản đồ đo đạc năm 2001 thì có số thửa 54, tờ bản đồ số 15, diện tích 693,8m2; hiện trạng sử dụng đất thể hiện thửa 54, tờ bản đồ số 15, diện tích 789,2m2, loại đất CDK. Nguồn gốc thửa đất do ông B, bà H để lại cho bà Nh quản lý sử dụng từ trước ngày 18/12/1980. Tại thời điểm sử dụng không có văn bản của cấp có thẩm quyền ngăn chặn việc sử dụng và xây dựng công trình trên đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một phần thửa đất nằm trong CGXD đường Phạm Hồng Thái và một phần diện tích nằm trong quy hoạch dự án khu đô thị Danatol (đã có thông báo thu hồi).

Các đương sự không có tài liệu chứng cứ thể hiện các Đ thừa kế hàng thứ nhất của ông B, bà H đã thống nhất giao quyền sử dụng thửa đất số 54 cho bà Nh nên không có cơ sở xác định bà Nh là chủ sử dụng hợp pháp thửa đất số 54, tờ bản đồ số 15.

Như vậy, có cơ sở xác định thửa đất số 54, tờ bản đồ số 15, diện tích theo hiện trạng sử dụng là 789,2m2 tại khối Yên G, phường VT, TP Vinh, có nguồn gốc là của ông Bùi Đình B và bà Nguyễn Thị H như trình bày của nguyên đơn và một số người liên quan. Sau khi ông B, bà H mất, các anh em trong gia đình đã giao mảnh đất và khuôn viên đền cho bà Bùi Thị Nh quản lý, sử dụng. Năm 1995, bà Nh mất, gia đình thống nhất giao cho ông Bùi Đình H quản lý toàn bộ đất đai, tài sản.

Tại Trích lục bản đồ địa chính năm 1993 thể hiện thửa đất nêu trên là đất chùa; Biên bản xác minh ngày 23/7/2019, ông Mai Quốc Huy - Cán bộ địa chính phường VT cho rằng thửa đất không sử dụng vào mục đích đất ở, do trước ngày 15/10/1993 đã chuyển mục đích sử dụng sang đất chùa, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND tỉnh Nghệ An, ông Huy cũng thừa nhận nguồn gốc đất là do ông B, bà H để lại. Báo cáo số 128/BC-UBND ngày 15/6/2015 của Ủy Bn nhân dân phường VT cũng xác nhận: Đất thuộc Đền bà Nh (do ông Bùi Minh Ng quản lý) có nguồn gốc: đất thổ cư cha ông để lại sử dụng từ trước ngày 18/12/2980. Hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thể hiện sau khi ông B, bà H mất, các Đ thừa kế hàng thứ nhất của ông B, bà H tiến hành thủ tục hiến đất cho nhà nước để làm đền, chùa. Các đương sự cũng thừa nhận đất và đền thuộc quyền sở hữu, sử dụng của gia đình, nội tộc, cơ quan quản lý nhà nước không tham gia vào việc quản lý đền, không thành lập Bn quản lý đền, cũng không thu bất cứ loại phí nào liên quan đến hoạt động của đền. Bản án sơ thẩm xác định thửa đất số 54 và ngôi đền trên đất là tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của cộng Đ theo quy định tại Điều 211 BLDS năm 2015 là không đúng. Xác định thửa đất số 54 là di sản thừa kế ông B, bà H để lại cho các Đ thừa kế chưa chia, ngôi đền trên đất thuộc quyền sở hữu của gia đình, con cháu ông B, bà H và có công sức đóng góp tôn tạo, bảo quản của hội đền. Vì vậy, cần sửa việc áp dụng điều luật tại phần quyết định của bản án sơ thẩm.

[2.2] Di sản tranh chấp quyền quản lý:

Căn cứ vào biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ, biên bản định giá, kết quả đo đạc bằng máy tọa độ thì khối di sản gồm có: Thửa đất số 54, tờ bản đồ số 15 tại khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh, Nghệ An. Ranh giới thửa đất theo xác định và cắm mốc tại thực địa của Tòa án nhân dân thành phố Vinh và UBND phường VT có diện tích 789,2 m2. Tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất gồm: Khu vực đền bà Nh (các bên đương sự không yêu cầu định giá) và các tài sản gồm: Tài sản là cây cối trên thửa đất giáp nhà đền về phía tây gồm: Cây xoài đường kính 7cm, cao 3,5 m: 2 x 850.000 Đ = 1.700.000 Đ; cây lộc vừng đường kính gốc 20 cm, cao 3 m: 1 x 1.700.000 Đ = 1.700.000 Đ; cây dẻ đường kính gốc 30 cm, cao 5 m: 1 x 7.500.000 Đ = 7.500.000 Đ; cây sung đường kính 20 cm, cao 3 m: 1 x 1.700.000 Đ = 1.700.000 Đ; cây bơ đường kính gốc 10 cm, cao 3 m: 1 x 2.000.000 Đ = 2.000.000 Đ; cây chè vối có đường kính gốc 5 cm, cao 2,5 m: 1 x 600.000 Đ = 600.000 Đ; cây đào tiên đường kính gốc 7 cm, cao 3 m: 1 x 2.000.000 Đ = 2.000.000 Đ; cây tràm đường kính gốc 20 cm, cao 5 m: 17 x 1.000.000 Đ = 17.000.000 Đ; cây cừa đường kính gốc 30 cm, cao 3 m: 2 x 800.000 Đ = 1.600.000 Đ; cây khế đường kính gốc 3 cm, cao 2 m: 1 x 200.000 Đ = 200.000 Đ; cây nhãn đường kính gốc 2 cm, cao 2 m: 1 x 150.000 Đ = 150.000 Đ; cây cóc đường kính gốc 3 cm, cao 1,5 m: 1 x 200.000 Đ = 200.000 Đ. Tổng cộng 35.550.000 Đ.

[2.3] Về tranh chấp quyền quản lý di sản:

Ông B và bà H mất không để lại di chúc, bà Bùi Thị Nh là người tiếp quản khối di sản, bà mất cũng không để lại di chúc và không ai là người được chỉ định quản lý di sản. Những người Đ thừa kế di sản chưa tổ chức cuộc họp để chỉ định người quản lý di sản mà chỉ có một văn bản viết tay của ông Bùi Minh Ng nội dung là giấy giao quyền sử dụng cho ông Bùi Đình H thay mặt gia tộc ký vào văn bản đó. Ông Bùi Đình H cũng thừa nhận việc ông nhận quyền quản lý di sản theo sự phân công của ông Bùi Minh Ng. Ông H trình bày, ông H là cháu đích tôn của dòng họ Bùi Đình, nên cả gia tộc và ông Bùi Minh Ng đã thống nhất giao cho ông quản lý, xây dựng và tôn tạo liên tục từ năm 1995 đến nay.

Theo quy định tại Điều 616 BLDS năm 2015: "1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra. 2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản".

Ông H, bà Hà cũng thừa nhận ông H chỉ được giao quyền quản lý, thờ phụng, H khói trong đền, vợ chồng cũng không tạo lập bất động sản nào trong khuôn viên đền mà chỉ có vật dụng sinh hoạt cá nhân. Việc ông Ng giao quyền quản lý di sản cho ông H được các Đ thừa kế khác nhất trí, không ai có ý kiến phản đối gì.

Theo trình bày của nguyên đơn và người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn thì quá trình quản lý đền, ông Bùi Đình H không làm tròn trách nhiệm của người quản lý, không bảo vệ tài sản của đền, đã làm thất thoát đất của đền nên diện tích đất đền giảm rất nhiều. Quá trình giải quyết vụ án ông H không thừa nhận nội dung này nhưng tại Biên bản họp dòng họ nội ngoại họ Bùi cùng cấp ủy Bn cán sự khối Yên G và đại diện hội đền Thiên Sơn Linh Điện ngày 13/5/2017 và Biên bản họp nội tộc nội ngoại họ Bùi có sự tham gia của Bn cán sự khối và bản hội đền bà Nh ngày 19/6/2017, ông H đã thừa nhận không biết diện tích, kích thước đất, có cho phép Danatol đổ đất, ông cũng thống nhất cho anh Thành đổ đất, ông phá mộ bà Nh là sai, yêu cầu họ tộc tìm người quản lý đền vì ông H đã già yếu không đảm nhận được việc nhà đền. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông H cũng thừa nhận việc ông H và các con ngăn cản anh em, gia đình đưa sính lễ vào thắp H trong đền do không đăng ký trước. Việc này của ông H đã gây ra mâu thuẫn trong nội bộ anh em. Ông H cũng thể hiện ý kiến Đ ý về việc bàn giao lại quyền quản lý di sản cho ông Ng nhưng ông Ng không được giao cho mấy người cháu gái quản lý, Đ thời ông Ng trả công sức, vật Ch tôn tạo trong thời gian ông H quản lý. Mặt khác, hiện nay ông Ng là người thừa kế duy nhất hàng thứ nhất của ông B, bà H còn sống. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm giao quyền quản lý đền cho nguyên đơn Bùi Minh Ng là có cơ sở.

[2.4] Về công sức đóng góp, tôn tạo của gia đình ông Bùi Đình H:

Ông H, gia đình, dòng họ, hội đền đã có công bảo quản, tôn tạo, quản lý di sản thừa kế. Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự đều thống nhất trình bày ông H, bà Hà có công sức trong việc H khói, quét dọn, quản lý đền, còn việc duy tu, tôn tạo, trang bị các tài sản trong đền là do nguồn kinh phí đóng góp của hội đền và những người đến thắp H. Quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm và trước thời điểm HĐXX phúc thẩm tiến hành nghị án, ông H, bà Hà không yêu cầu ông Ng phải thanh toán chi phí tôn tạo trong thời gian quản lý từ năm 1995. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông H trình bày vấn đề công sức quản lý đền ông sẽ tự thỏa thuận với ông Ng nên Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét. Trong giai đoạn HĐXX kéo dài thời gian nghị án, ông H có đơn yêu cầu ông Ng phải thanh toán cho ông các hạng mục trong khuôn viên ông đã xây dựng với tổng số tiền 765.000.000 Đ và một lô đất khoảng 70 m2 để gia đình ông ổn định cuộc sống về sau, không yêu cầu trích công sức quản lý đền. Bà Hà, bà Ch, ông Hòa, nhất trí với yêu cầu của ông H, tuy nhiên ông Ng không Đ ý.

Xét yêu cầu nêu trên của bị đơn, thấy rằng quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm, bị đơn không có đơn phản tố yêu cầu ông Ng phải thanh toán các khoản tiền bị đơn đã bỏ ra để tôn tạo đền nên cấp sơ thẩm không xem xét, do cấp sơ thẩm chưa xem xét nên cấp phúc thẩm không có cơ sở xem xét vì không thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm. Mặt khác, tại phiên tòa phúc thẩm, ông H, bà Hà và các đương sự tham gia phiên tòa đều thống nhất thừa nhận ông H, bà Hà chỉ có công sức quản lý, H khói, quét dọn trong đền, còn kinh phí tôn tạo do anh em, họ tộn, hội đền và những người đến thắp H đóng góp. Trong vụ án này, ông Ng chỉ được giao quyền quản lý đất và đền, không được giao quyền sử dụng, sở hữu, tài sản tranh chấp vẫn thuộc quyền sở hữu, sử dụng của các Đ thừa kế chưa chia, các đương sự cũng không thỏa thuận được, nên không thể buộc ông Ng phải trích công sức và trả tiền tôn tạo di sản cho ông H. Ông H có quyền khởi kiện yêu cầu các Đ thừa kế trích công sức quản lý, tôn tạo hoặc chi phí bảo quản di sản bằng vụ án khác.

Từ những nhận định trên, xét thấy việc Tòa án cấp sơ thẩm giao cho ông Bùi Minh Ng là người quản lý di sản thừa kế trong khối di sản thừa kế tại thửa đất số 54, tờ bản đồ số 15 với diện tích 789,2m2 và tài sản gắn liền với đất tại Khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh là có căn cứ, không có cơ sở để chấp nhận kháng cáo của bị đơn.

[3] Về án phí phúc thẩm: Ông Bùi Đình H là người cao tuổi, vì vậy miễn tiền án phí phúc thẩm cho ông H.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

[1] Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, giữ nguyên bản án sơ thẩm không chấp nhận kháng cáo của bị đơn là ông Bùi Đình H.

Áp dụng Điều 616, 617, 618 BLDS năm 2015; điều 160 Luật đất đai 2013; Điều 26, 34, 147, 227 BLTTDS năm 2015. Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy Bn Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án xử:

Đình chỉ yêu cầu chia thừa kế của ông Bùi Minh Ng đối với khối di sản là quyền sử dụng đất nằm ngoài khuôn viên đền thờ bà Nh.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Bùi Minh Ng: Giao quyền quản lý di sản cho ông Bùi Minh Ng theo quy định của pháp luật.

Phần di sản ông Bùi Minh Ng được quyền quản lý gồm có:

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 54, tờ bản đồ số 15 thuộc khối Yên G, phường VT, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An: Ranh giới thửa đất theo xác định và cắm mốc tại thực địa của Tòa án nhân dân thành phố Vinh và UBND phường VT được giới hạn bởi các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 1 có diện tích 789,2 m2; phần diện tích tăng lên so với hồ sơ kỹ thuật có diện tích 95,4 m2, được dưới hạn bởi các điểm 6, 7, 8, 9, 10, 10’, 6 (Sơ đồ kèm theo).

Tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất gồm: Khu vực đền bà Nh (các bên đương sự không yêu cầu định giá) và các tài sản gồm: Tài sản là cây cối trên thửa đất giáp nhà đền về phía tây gồm: Cây xoài đường kính 7cm, cao 3,5 m: 2 x 850.000 Đ = 1.700.000 Đ; cây lộc vừng đường kính gốc 20 cm, cao 3 m: 1 x 1.700.000 Đ = 1.700.000 Đ; cây dẻ đường kính gốc 30 cm, cao 5 m: 1 x 7.500.000 Đ = 7.500.000 Đ; cây sung đường kính 20 cm, cao 3 m: 1 x 1.700.000 Đ = 1.700.000 Đ; cây bơ đường kính gốc 10 cm, cao 3 m: 1 x 2.000.000 Đ = 2.000.000 Đ; cây chè vối có đường kính gốc 5 cm, cao 2,5 m: 1 x 600.000 Đ = 600.000 Đ; cây đào tiên đường kính gốc 7 cm, cao 3 m: 1 x 2.000.000 Đ = 2.000.000 Đ; cây tràm đường kính gốc 20 cm, cao 5 m: 17 x 1.000.000 Đ = 17.000.000 Đ; cây cừa đường kính gốc 30 cm, cao 3 m: 2 x 800.000 Đ = 1.600.000 Đ; cây khế đường kính gốc 3 cm, cao 2 m: 1 x 200.000 Đ = 200.000 Đ; cây nhãn đường kính gốc 2 cm, cao 2 m: 1 x 150.000 Đ = 150.000 Đ; cây cóc đường kính gốc 3 cm, cao 1,5 m: 1 x 200.000 Đ = 200.000 Đ. Tổng cộng 35.550.000 Đ.

Ông Ng có quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản theo quy định của pháp luật.

[4] Về án phí.

- Án phí sơ thẩm: Miễn tiền án phí dân sự sơ thẩm cho các đương sự.

- Án phí phúc thẩm: Miễn tiền án phí dân sự phúc thẩm cho ông Bùi Đình H.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

650
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 03/2021/DS-PT ngày 25/01/2021 về tranh chấp quyền quản lý di sản

Số hiệu:03/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Nghệ An
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 25/01/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về