Bản án 02/2021/DS-ST ngày 06/01/2021 về tranh chấp dân sự về chia thừa kế tài sản và tranh chấp quyền sử dụng đất

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP

BẢN ÁN 02/2021/DS-ST NGÀY 06/01/2021 VỀ TRANH CHẤP DÂN SỰ VỀ CHIA THỪA KẾ TÀI SẢN VÀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Trong ngày 29 tháng 12 năm 2020 và ngày 06 tháng 01 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Sa Đéc, tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ Y số 57/2020/TLST-DS ngày 02 tháng 3 năm 2020; Thụ Y yêu cầu độc lập số 04/2020/TLST-DS ngày 14 tháng 9 năm 2020 về việc “Tranh chấp dân sự về chia thừa kế tài sản và tranh chấp quyền sử dụng đất” theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 65/2020/QĐXXST-DS ngày 03 tháng 12 năm 2020; Quyết định hoãn phiên tòa số 40/2020/QĐST-DS ngày 29 tháng 12 năm 2020 giữa các đương sự:

1.Nguyên đơn:

1.1. Bà S, sinh năm 1963 Địa chỉ: Số 112/6/15, khóm K, Phường H, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp 1.2. Bà M, sinh năm 1948 Địa chỉ: Số 124, Trần Văn Voi, Khóm O, Phường F thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 1.3. Chị U, sinh năm1982 Địa chỉ: Số 409B, ấp H, xã Đ, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp 1.4. Chị V, sinh năm 1986 Địa chỉ: Ấp T, xã A, huyện T, Hậu Giang Người đại diện hợp pháp của chị V: Bà M, sinh năm 1948 Địa chỉ: Số 124, Khóm O, Phường F thành phố S, tỉnh Đồng Tháp Là đại diện ủy quyền, theo văn bản ủy quyền ngày 08/6/2020.

2. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị T , sinh năm 1965 Địa chỉ: Số 122, Khóm O, Phường F, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.

Ngưi đại diện hợp pháp của bà T: Bà L, sinh năm 1965.

Địa chỉ: Số 27/9, ấp L, xã Đ, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp. Là đại diện ủy quyền, theo văn bản ủy quyền ngày 04/5/2020 3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan:

3.1. Ông I, sinh năm 1958 Địa chỉ: Số 128A, Khóm O, Phường F, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.

Ngưi đại diện hơp pháp của ông I: Chị R, sinh năm 1982.

Địa chỉ: Số 154, Khóm O, Phường F, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp Là đại diện ủy quyền, theo văn bản ủy quyền ngày 22/4/2020 3.2. Ông A, sinh năm 1961 Địa chỉ: 71, Phường O, thành phố C, tỉnh Đồng Tháp 3.3. Bà E, sinh năm 1967 Địa chỉ: Số 126, Khóm O, Phường F, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.

3.4. Chị G, sinh năm 1973 3.5. Anh Nguyễn Thanh H, sinh năm 1971 3.6. Chị D, sinh năm 1991 3.7. Anh Y, sinh năm 1997 Cùng địa chỉ: 124A, Khóm O, Phường F, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.

Nguyên đơn; người đại diện hợp pháp của nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan bà E, chị G có mặt tại phiên tòa; Người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan ông I (ủy quyền cho chị R), ông A, anh H, chị D, anh Y có đơn xin vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Tại đơn khởi kiện, quá trình tham gia tố tụng và tại phiên tòa nguyên đơn bà S trình bày:

Cụ C, sinh năm 1923 (chết ngày 20/5/2009), cụ N, sinh năm 1928 (chết ngày 30/11/2007). Cụ C và cụ N là vợ chồng chung sống từ năm 1946. Cụ C và cụ N có 06 người con chung gồm: ông K, ông A, ông I, bà S, bà T và bà E. Ngoài ra, không còn người con nào khác kể cả con nuôi.

Ông K (chết ngày 15/11/2018). Ông K có vợ là bà M và 02 con tên U, V.

Sinh thời, cụ C và cụ N có tạo lập được khối tài sản là quyền sử dụng đất diện tích 1.134m2 thuộc thửa 337, 338 tờ bản đồ 01, được UBND thị xã Sa Đéc (nay là thành phố Sa Đéc) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ C vào ngày 06/5/1993 và tài sản gắn liền với đất là căn nhà thờ tọa lạc tại số 128, Trần Văn Voi, Khóm 1, Phường 4, thành phố Sa Đéc. Năm 2004, cụ C có tặng cho ông I phần đất diện tích 97,24m2, diện tích còn lại 1.036,76m2 (đo đạc thực tế còn 714,3m2) Năm 2007 cụ N chết, năm 2009 cụ C chết không để lại di chúc. Sau khi cụ N, cụ C chết. Di sản của cụ N, cụ C do bà E, bà M và bà T cùng quản Y.

Trước đây, vào khoảng năm 1985 khi bà S lập gia đình cụ C và cụ N có cho bà S một phần đất nhưng không nhớ cụ thể diện tích bao nhiêu để cất nhà ở (kết cấu nhà cây, lá) nơi vị trí căn nhà hiện nay của bà T. Việc cụ C cho đất bà S cất nhà chỉ nói miệng, không có làm giấy tờ. Đến năm 1993, bà S không ở nữa, về Phường 2, thành phố Sa Đéc mua đất cất nhà ở, còn căn nhà cũ của bà S bỏ trống, lâu ngày xuống cấp (hiện nay không còn). Sau này, bà T cất nhà qua phần đất mà trước đây bà S được cha mẹ cho sử dụng. Đến năm 2019, bà T san lấp, bơm cát, xây dựng nhà kiên cố sử dụng đến nay. Quá trình bà T xây dựng nhà, phía bà S có tranh chấp đến UBND Phường 4 nhưng bà T vẫn tiếp tục xây dựng hoàn thành.

Hiện nay trên phần đất tranh chấp có 05 căn nhà gồm: Nhà thờ số 128 của cụ C và cụ N; Nhà của bà M (vợ ông Trung, xây dựng từ năm 1997); Nhà của chị G (con riêng của bà M, xây dựng từ năm 1997); Nhà bà E (xây dựng từ năm 1986) và căn nhà của bà T (xây dựng mới vào năm 2019).

Bà S thống nhất vào năm 1997, cụ C có cho ông K (chồng bà M) và cho chị G (con riêng bà M) phần đất để cất nhà, nơi vị trí căn nhà của bà M và chị G hiện nay. Do đó, bà S đồng ý công nhận cho chị G được tiếp tục sử dụng phần đất vị trí tiếp giáp nhà bà M diện tích 47,6m2 và đồng ý chia cho bà M, chị U, chị V được tiếp tục quản Y phần đất diện tích 55,4m2 (xem như suất thừa kế mà ông Trung được hưởng). Đối với ý kiến của ông A cho rằng, khi còn sống cụ C đã cho bà S 02 lượng vàng để mua đất là không đúng sự thật, nên bà S không thống nhất.

Như vậy, phần di sản thừa kế của cụ C và cụ N để lại là phần đất diện tích đo đạc thực tế là 714,3m2 - (trừ) phần đất diện tích 116,6m2 (vị trí có căn nhà thờ số 128) – (trừ) phần đất làm lối đi chung cho bà S, bà M, chị G, bà E, bà T, ông I, ông A diện tích 116,5m2 – (trừ) phần diện tích đất mà bà M, chị G đang quản Y sử dụng là 103m2. Diện tích còn lại 378,2m2 (trong đó 109,4m2 đất thổ và 268,8m2 đất lâu năm) thuộc thửa 337, 338, hiện bà T, bà E đang quản Y, chia thành 05 phần bằng nhau gồm: Bà S, bà T, bà E, ông A và ông I mỗi người diện tích đất là 75,64m2 (trong đó 21,88m2 đất thổ và 53,76m2 đất cây lâu năm). Vị trí phần đất bà S yêu cầu chia là phần đất trống còn lại tiếp giáp nhà bà T và một phần đất ngay vị trí con mương phía trước nhà bà T. Mục đích bà S yêu cầu chia phần đất này để cất nhà ở, bà S không đồng ý nhận giá trị.

Trường hợp vị trí phần đất bà E, bà T được quản Y và đã cất nhà ở nhiều hơn suất thừa kế được chia thì phải trả giá trị chênh lệch cho các đồng thừa kế còn lại theo giá thị trường mà Hội đồng định giá đã định.

Đối với phần đất bà S được chia, trong quá trình quản Y bà T có san lấp cát. Bà S đồng ý trả lại chi phí san lấp cho bà T theo giá thị trường mà Hội đồng định giá đã định.

Voi, Khóm 1, Phường 4, thành phố Sa Đéc. Bà S không tranh chấp yêu cầu chia kế. Yêu cầu giữ nguyên hiện trạng làm nơi thờ cúng chung của gia đình và đồng ý giao cho bà Nguyễn Thị E đại diện hàng thừa kế quản Y di sản thờ cúng này.

Đối với phần đất lối đi diện tích 116,5m2, thể hiện từ mốc 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10 – 11 – 27 – 26 – 31 – 25 – 25A – 24 - 23 - 28 – 1, bà S không tranh chấp yêu cầu chia thừa kế, thống nhất sử dụng làm lối đi chung cho hộ bà E, bà M, bà T, bà S, ông I, ông A và chị G.

Về diện tích phần đất tranh chấp qua đo đạc thực tế giảm so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông C được cấp là 322,46m2, bà S thống nhất, không có ý kiến gì.

Ngoài ra, bà S không còn yêu cầu, ý kiến gì khác.

Tại đơn khởi kiện, quá trình tham gia tố tụng nguyên đơn bà Trương Thị M, chị U và chị V, chị V ủy quyền cho bà M trình bày:

Bà M và ông K chung sống vợ chồng từ năm 1978. Bà M và ông Trung có 02 người con chung là U và chị Nguyễn Thị Bích V, ngoài ra không còn người con nào khác kể cả con nuôi. Về nguồn gốc phần đất tranh chấp, hàng thừa kế bà M, chị U, chị V (hàng thừa kế của ông Trung) thống nhất theo lời trình bày của bà S.

Năm 1997, cụ C có cho vợ chồng ông Trung phần đất diện tích ngang 10m, dài 10m để cất nhà ở, khi cho đất không có làm giấy tờ. Sau khi được cụ C cho đất, ông Trung có chia lại cho chị G (con riêng bà M) một phần diện tích ngang 5, dài 10 để cất nhà ở (giáp nhà ông K, bà M). Khi ông Trung chia lại một phần đất cho chị G cất nhà ở, cụ C có biết và cũng không có ý kiến tranh chấp gì. Đến năm 2006, nhà xuống cấp, nước ngập nên ông K có làm đơn xin phép nâng nền, sửa nhà thì cụ C có xác nhận cho ông K, chị G mỗi người phần đất ngang 5 dài 10 để cất nhà ở từ năm 1997. Hiện nay phần đất này chưa đăng ký kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cụ C chưa làm thủ tục sang tên. Về thuế sử dụng đất thì trong quá trình sử dụng ông K, bà M có đưa tiền cho cụ C đóng thuế.

Nay bà M, chị U, chị V (là hàng thừa kế của ông Trung) yêu cầu được tiếp tục quản Y phần đất mà cụ C đã xác nhận cho từ năm 1997, diện tích đo đạc thực tế là 55,4m2, xem như suất thừa kế mà bà M, chị U, chị V được hưởng từ ông Trung.

Nếu phần đất mà bà M, chị U, chị V đang quản Y ít hơn suất thừa kế mà ông Trung được hưởng thì bà M, chị U và chị V cũng thống nhất, không có ý kiến gì.

Phần di sản còn lại của cụ C và cụ N sau trừ phần đất diện tích 116,6m2 gắn liền với căn nhà thờ số 128, phần đất lối đi chung 116,5m2 và phần đất bà M, chị G đang quản Y là 103m2. Diện tích còn lại 378,2m2 chia thành 05 phần bằng nhau gồm: Bà S, bà T, bà E, ông A và ông I, thì bà M, chị U, chị V cũng thống nhất không có ý kiến gì.

Đối với yêu cầu độc lập của chị G yêu cầu được tiếp tục sử dụng phần đất đo đạc thực tế là 47,6m2 (được cụ C cho cất nhà ở từ năm 1997), phía bà M, chị U, chị V cũng thống nhất đề nghị Tòa án công nhận cho chị G được tiếp tục sử dụng.

Voi, Khóm 1, Phường 4, thành phố Sa Đéc. Bà M, chị U và chị V không tranh chấp yêu cầu chia thừa kế. Yêu cầu giữ nguyên hiện trạng làm nơi thờ cúng chung của gia đình và đồng ý giao cho bà E đại diện hàng thừa kế quản Y di sản thờ cúng này.

Đối với phần đất lối đi diện tích 116,5m2, thể hiện từ mốc 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10 – 11 – 27 – 26 – 31 – 25 – 25A – 24 - 23 - 28 – 1, bà S không tranh chấp yêu cầu chia thừa kế, thống nhất sử dụng làm lối đi chung cho hộ bà E, bà M, bà T, bà S, ông I, ông A và chị G.

Về diện tích phần đất tranh chấp qua đo đạc thực tế giảm so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cụ C được cấp là 322,46m2, bà M, chị U và chị V thống nhất, không có ý kiến gì.

Ngoài ra, bà M, chị U và chị V không còn yêu cầu, ý kiến gì khác.

Quá trình tham gia tố tụng bị đơn bà T ủy quyền cho bà L trình bày:

Về nguồn gốc phần đất tranh chấp, hàng thừa kế, bà T thống nhất theo lời trình bày của nguyên đơn bà S. Năm 1992, sau khi bà T kết hôn cụ C và cụ N có cho bà T phần đất diện tích khoảng 200m2 để cất nhà ở, nhưng không làm giấy tờ. Trong quá trình sử dụng bà T có san lấp, bơm cát và xây dựng nhà tường kiên cố vào năm 2019.

Nay bà T không đồng ý theo yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn bà S, bà M, chị U, chị V. Đồng thời bà T cũng không đồng ý với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan chị G yêu cầu công nhận cho chị G được sử dụng phần đất 47,6m2. Bà T thống nhất chữ ký là của cụ C nhưng nội dung đơn xin phép nâng nền, sửa nhà ngày 09/5/2006 của ông K và chị G, phía cụ C chỉ xác nhận để cho ông K và chị G sửa chữa lại nhà chứ không phải di chúc hay văn bản tặng cho quyền sử dụng đất.

Do đó, di sản thừa kế của C và cụ N để lại, bà T yêu cầu chia thừa kế theo quy định pháp luật, cụ thể phần đất diện tích 714,3m2 – (trừ) 116,6m2 (phần đất nơi vị trí căn nhà thờ số 128) – (trừ) phần diện tích lối đi chung là 64,8m2, diện tích còn lại 532,9m2 chia thành 06 phần bằng nhau gồm: ông Trung (bà M, chị U và chị V), ông A, ông I, bà S, bà T và bà E mỗi người diện tích 88,8m2 (trong đó 35,4m2 đất thổ và 53,4m2 đất lâu năm). Để thuận lợi cho quá trình sử dụng, nên vị trí phần đất bà T yêu cầu quản Y diện tích 343,3m2 (trong đó có 22,8m2 đất thổ, trên đất có căn nhà của bà T), thể hiện từ mốc 7 – 8 – 9 – 10 – 11 – 12 – 13 - 14 – 15 – 16 – 29 – 25 – 7. Nếu phần đất bà T yêu cầu quản Y nhiều hơn suất thừa kế được chia thì bà T đồng ý trả giá trị lại cho ông A, ông I và bà S theo giá thị trường mà Hội đồng định giá đã định.

Đối với phần đất mà chị G đang quản Y, do chị G đã xây dựng nhà, nên bà T không yêu cầu di dời nhưng yêu cầu chị G phải trả giá trị quyền sử dụng đất cho các đồng thừa kế của cụ C.

Đối với phần đất diện tích 116,6m2 gắn liền với căn nhà thờ số 128, Trần Văn Voi, Khóm 1, Phường 4, thành phố Sa Đéc. Bà T không tranh chấp yêu cầu chia kế. Yêu cầu giữ nguyên hiện trạng làm nơi thờ cúng chung của gia đình và đồng ý giao cho bà E đại diện quản Y di sản thờ cúng này.

Đối với phần đất lối đi diện tích 64,8m2, thể hiện từ mốc 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 25 – 25A – 24 – 23 – 28 – 1, bà T không tranh chấp yêu cầu chia thừa kế, thống nhất sử dụng làm lối đi chung cho hộ bà E, bà M, bà T và chị G.

Trường hợp Tòa án xét xử chia cho bà S được sử dụng phần đất diện tích 53,5m2 (từ mốc 31 – 26 – 30 – 32 – 31) và sử dụng phần đất 30m2 (từ mốc 7 – 8 – 26 – 31 – 25 – 7 ) làm lối đi chung cho các hàng thừa kế thì bà S và các đồng thừa kế còn lại phải trả chi phí san lấp cát cho bà T theo biên bản định giá ngày 28/5/2020.

Về diện tích phần đất tranh chấp qua đo đạc thực tế giảm so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông C được cấp là 322,46m2, bà T thống nhất, không có ý kiến gì.

Ngoài ra, bà T không còn yêu cầu, ý kiến gì khác.

Quá trình tham gia tố tụng người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan ông Nguyễn A trình bày:

Về nguồn gốc phần đất tranh chấp, hàng thừa kế ông A thống nhất theo lời trình bày của nguyên đơn bà S.

Theo tài liệu chứng cứ phía bà M và chị G cung cấp là đơn xin phép nâng nền nhà sửa nhà ngày 09/5/2006, có xác nhận của cụ C cho ông K phần đất ngang 05m, dài 10m; Cho chị G phần đất ngang 05m, dài 10m. Ông A thống nhất chữ ký chủ đất trong đơn xin phép nâng nền nhà sửa nhà ngày 09/5/2006 do bà M, chị G cung cấp là của cụ C. Do đó, ông A đồng ý chia cho bà M, chị U, chị V (hàng thừa kế của ông K) được tiếp tục quản Y phần đất diện tích 55,4m2 và đồng ý công nhận cho chị G yêu cầu được sử dụng phần đất diện tích 47,6m2.

Ngoài ra, vào năm 2004 cụ C đã tặng cho ông I phần đất diện tích 97,24m2 và ông I đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về phía bà S cũng được cụ C, cụ N có cho 02 lượng vàng để mua đất.

Như vậy, khi còn sống cụ C đã chia đất cho ông Trung, ông I và cho bà S 02 lượng vàng, còn lại 03 người con của cụ C gồm ông A, bà T và bà E chưa được chia đất. Do đó, ông A đề nghị giữ nguyên hiện trạng phần đất tranh chấp cho bà M, bà E và T quản Y sử dụng. Tuy nhiên trong trường hợp phải chia thừa kế theo quy định thì ông A yêu cầu di sản của cụ C để lại là 714,3m2 – (trừ) 116,6m2 (phần đất nơi vị trí căn nhà thờ số 128) – (trừ) phần diện tích lối đi chung 116,5m2 – (trừ) phần đất bà M, chị G đang quản Y, sử dụng 103m2, diện tích còn lại 378,2m2 chia thành 03 phần bằng nhau cho ông A, bà T và bà E. Ông A yêu cầu nhận giá trị.

Đối với phần đất diện tích 116,6m2 E quan đến di sản thừa kế trong đó có căn nhà thờ số 128, Trần Văn Voi, Khóm 1, Phường 4, thành phố Sa Đéc. Ông A không tranh chấp yêu cầu chia kế. Yêu cầu giữ nguyên hiện trạng làm nơi thờ cúng chung của gia đình và đồng ý giao cho bà Nguyễn Thị E đại diện quản Y di sản thờ cúng này.

Đối với phần đất lối đi diện tích 116,5m2, thể hiện từ mốc 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10 – 11 – 27 – 26 – 31 – 25 – 25A – 24 - 23 - 28 – 1, ông Tân không tranh chấp yêu cầu chia thừa kế, thống nhất sử dụng làm lối đi chung cho bà E, bà M, bà T và ông A.

Về diện tích phần đất tranh chấp qua đo đạc thực tế giảm so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông A thống nhất, không có ý kiến gì.

Ngoài ra, ông A không còn ý kiến gì khác.

Quá trình tham gia tố tụng người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan ông I ủy quyền cho chị R trình bày:

Về nguồn gốc phần đất tranh chấp, hàng thừa kế ông I thống nhất theo lời trình bày của nguyên đơn bà S. Năm 2004 (lúc còn sống), cụ C tặng cho ông Nguyễn Tấn I phần đất diện tích 97,24m2, ông I đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nay ông I thống nhất theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà S, bà M, chị U, chị V và yêu cầu độc lập của chị G. Di sản của cụ C để lại 714,3m2 – (trừ) phần đất diện tích 116,6m2 gắn liền căn nhà thờ số 128 – (trừ) phần diện tích lối đi chung 116,5m2 – (trừ) phần diện tích đất mà bà M, chị G đang quản Y sử dụng là 103m2. Diện tích còn lại 378,2m2 (trong đó 109,4m2 đất thổ và 268,8m2 đất lâu năm) chia thành 05 phần bằng nhau gồm: Bà S, bà T, bà E, ông A và ông I mỗi người diện tích đất là 75,64m2 (trong đó 21,88m2 đất thổ và 53,76m2 cây lâu năm). Vị trí phần đất ông I yêu cầu chia là con mương phía trước nhà bà T.

Ông I đồng ý công nhận cho chị G yêu cầu được tiếp tục sử dụng phần đất đo đạc thực tế là 47,6m2 (trong tổng diện tích đất 103m2 được cụ C cho cất nhà ở từ năm 1997).

Trường hợp vị trí phần đất bà E, bà T đang quản Y, đã cất nhà ở nhiều hơn suất thừa kế được chia thì phải trả giá trị lại cho các đồng thừa kế theo quy định.

Đối với phần đất diện tích 116,6m2 E quan đến di sản thừa kế trong đó có căn nhà thờ số 128, Trần Văn Voi, Khóm 1, Phường 4, thành phố Sa Đéc. Ông I không tranh chấp yêu cầu chia kế. Yêu cầu giữ nguyên hiện trạng làm nơi thờ cúng chung của gia đình. Đồng thời đề nghị giao cho bà E đại diện quản Y di sản thờ cúng này.

Đối với phần đất lối đi diện tích 116,5m2, thể hiện từ mốc 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10 – 11 – 27 – 26 – 31 – 25 – 25A – 24 - 23 - 28 – 1, ông I không tranh chấp yêu cầu chia thừa kế, thống nhất sử dụng làm lối đi chung cho hộ bà E, bà M, bà T, bà S, ông I, ông A và chị G.

Về diện tích phần đất tranh chấp qua đo đạc thực tế giảm so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông I thống nhất, không có ý kiến gì.

Ngoài ra, ông I không còn ý kiến gì khác.

Quá trình tham gia tố tụng người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan bà E trình bày:

Về nguồn gốc phần đất tranh chấp, hàng thừa kế bà E thống nhất theo lời trình bày của nguyên đơn bà S, bà M và các con ông K. Năm 1986, bà E lập gia đình, cụ C và cụ N có cho bà E phần đất diện tích khoảng 100m2 để cất nhà ở, việc tặng cho không có làm giấy tờ.

Nay bà E thống nhất theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà S, bà M, chị U và chị V và yêu cầu độc lập của chị G. Di sản của cụ C để lại 714,3m2 – (trừ) phần đất diện tích 116,6m2 gắn liền căn nhà thờ số 128 – (trừ) phần diện tích lối đi chung 116,5m2 – (trừ) phần diện tích đất mà bà M, chị G đang quản Y sử dụng là 103m2. Diện tích còn lại 378,2m2 (trong đó 109,4m2 đất thổ và 268,8m2 đất lâu năm) chia thành 05 phần bằng nhau gồm: Bà S, bà T, bà E, ông A và ông I mỗi người diện tích đất là 75,64m2 (trong đó 21,88m2 đất thổ và 53,76m2 cây lâu năm). Vị trí phần đất bà E yêu cầu chia là nơi vị trí căn nhà bà T đang sử dụng.

Bà E đồng ý công nhận cho chị G yêu cầu được tiếp tục sử dụng phần đất đo đạc thực tế là 47,6m2 (trong tổng diện tích đất 103m2 được cụ C cho cất nhà ở từ năm 1997).

Trường hợp vị trí phần đất bà E đang quản Y nhiều hơn suất thừa kế được chia thì bà E đồng ý trả giá trị theo giá thị trường mà Hội đồng định giá đã định cho các đồng thừa kế còn lại.

Đối với phần đất tranh chấp diện tích 116,6m2 E quan đến di sản thừa kế trong đó có căn nhà thờ số 128, Trần Văn Voi, Khóm 1, Phường 4, thành phố Sa Đéc. Bà E không tranh chấp yêu cầu chia kế. Yêu cầu giữ nguyên hiện trạng làm nơi thờ cúng chung của gia đình. Đồng thời đề nghị giao cho bà E đại diện quản Y di sản thờ cúng này.

Đối với phần đất lối đi diện tích 116,5m2, thể hiện từ mốc 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10 – 11 – 27 – 26 – 31 – 25 – 25A – 24 - 23 - 28 – 1, bà E không tranh chấp yêu cầu chia thừa kế, thống nhất sử dụng làm lối đi chung cho hộ bà E, bà M, bà T, bà S, ông I, ông A và chị G.

Về diện tích phần đất tranh chấp qua đo đạc thực tế giảm so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bà E thống nhất, không có ý kiến gì.

Ngoài ra, bà E không còn ý kiến gì khác.

Quá trình tham gia tố tụng người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan chị G (con bà M) trình bày:

Năm 1997, ông K có chia cho chị G phần đất diện tích ngang 05m, dài 10m để cất nhà ở (trong tổng diện tích 100m2 ông K được cụ C cho sử dụng). Khi chị G cất nhà ở, cụ C có biết và không tranh chấp gì. Năm 2006, khi chị G làm đơn xin nâng nền, sửa nhà nhà thì cụ C có xác nhận cho chị G phần đất trên cất nhà ở từ năm 1997. Từ khi chị G cất nhà ở cho đến nay, không có ai tranh chấp hay khiếu nại gì kể cả bị đơn. Nay chị G yêu cầu công nhận cho chị G được tiếp tục sử dụng phần đất đo đạc thực tế 47,6m2 thuộc một phần thửa 377 thể hiện từ mốc 25A – 25 – 16 – 16A – 25A, vì đã được cụ C tặng cho và cất nhà sử dụng ổn định.

Đới với yêu cầu chia thừa kế của bà S, bà M, bà E, bà T, ông I và ông A phía chị G không có ý kiến gì.

Quá trình tham gia tố tụng người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan anh H (chồng chị G), D, Y (con chị G) trình bày:

Anh H, chị D, anh Y thống nhất với yêu cầu của chị G yêu cầu công nhận cho chị G được tiếp tục sử dụng phần đất đo đạc thực tế 47,6m2 thuộc một phần thửa 377 thể hiện từ mốc 25A – 25 – 16 – 16A – 25A.

Ngoài ra, Anh H, chị D, anh Y không còn ý kiến gì khác.

* Ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa:

- Về việc chấp hành pháp luật tố tụng: Kể từ khi thụ Y vụ án cho đến khi xét xử và tại phiên tòa hôm nay, Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa cũng như các đương sự đều thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

- Về quan điểm giải quyết vụ án: Xét thấy việc cụ C cho đất ông K (bà M) và chị G là có thật, có xác nhận của chính quyền địa pG. Phía ông K (bà M) và chị G cất nhà sử dụng từ năm 1997 đến nay không có ai tranh chấp khiếu nại gì. Do đó, nên công nhận cho chị G được sử dụng phần đất diện tích 47,6m2 và công nhận cho bà M, chị U, chị V được tiếp tục sử dụng đất diện tích 55,4m2.

Phần di sản còn lại diện tích 429,9m2 (trong đó có 109,4m2 đất thổ và 320,5m2 đất lâu năm) sẽ được chia thành 05 phần bằng nhau cho ông A, ông I, bà S, bà T và bà E, mỗi người được chia suất thừa kế 85,98m2. Tuy nhiên do diện tích đất còn lại nhỏ, không đủ điều kiện tách thửa vì vậy nên giao cho bà T và bà E tiếp tục quản Y. Bà T và bà E có trách nhiệm trả giá trị lại cho các đồng thừa kế bà S, ông A và ông I.

Công nhận phần đất diện tích 64,8m2 làm lối đi chung cho hộ bà E, bà M, bà T và chị G.

Công nhận sự thỏa thuận của các bên về việc giao cho bà E đại diện hàng thừa kế quản Y di sản thờ cúng là phần đất diện tích 116,6m2 và tài sản gắn liền với phần đất là căn nhà thờ số 128, Trần Văn Voi, Khóm 1, Phường 4, thành phố Sa Đéc.

- Về án phí, chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá đương sự nộp theo quy định, trừ trường hợp được miễn án phí.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về thủ tục tố tụng: Xét thấy người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan ông A, ông I (ủy quyền cho chị R), anh H, D, Y có đơn xin xét xử vắng mặt. Do đó, căn cứ vào Điều 228 Bộ luật tố dân sự năm 2015, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt các đương sự theo thủ tục chung.

[2] Về quan hệ pháp luật tranh chấp và thẩm quyền giải quyết: Theo đơn khởi kiện ngày 29/11/2019, các nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Nguyễn C để lại. Tiếp theo ngày 14/9/2020, người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan chị Trần Thị M G có đơn khởi kiện yêu cầu độc lập tranh chấp quyền sử dụng đất cụ thể: Yêu cầu công nhận cho chị G được tiếp tục sử quản Y, sử dụng phần đất diện tích 47,6m2 (trong phần diện tích các nguyên đơn tranh chấp yêu cầu chia thừa kế). Do đó, Hội đồng xét xử xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là” Tranh chấp chia thừa kế tài sản và tranh chấp quyền sử dụng đất”. Căn cứ theo quy định tại Điều 26, Điều 35 và Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

[3] Về nội dung:

[3.1] Xét yêu cầu khởi kiện của bà S yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ C để lại là quyền sử dụng đất theo diện tích đo đạc thực tế là 714,3m2 - (trừ) phần đất diện tích 116,6m2 (nơi vị trí căn nhà thờ số 128) – (trừ) phần đất làm lối đi chung cho bà S, bà M, chị G, bà E, bà T, ông I, ông A diện tích 116,5m2 – (trừ) phần diện tích đất mà bà M, chị G đang quản Y sử dụng là 103m2. Diện tích còn lại 378,2m2 thuộc thửa 337, 338, hiện bà T, bà E đang quản Y, chia thành 05 phần bằng nhau gồm: Bà S, bà T, bà E, ông A và ông I mỗi người diện tích đất là 75,64m2 (trong đó 21,88m2 đất thổ và 53,76m2 đất cây lâu năm).

Hội đồng xét xử xét thấy:

- Về thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện: Cụ C chết ngày 20/5/2009, cụ N chết ngày 30/11/2007. Như vậy, thời điểm mở thừa kế của cụ C là ngày 20/5/2009 và thời điểm mở thừa kế của cụ N là ngày 30/11/2007. Căn cứ theo quy định tại Điều 623 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Bà S khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ C và cụ N vào ngày 29/11/2019. Căn cứ Điều 623 của Bộ luật dân sự 2015, thì yêu cầu chia di sản thừa kế của các nguyên đơn còn trong thời hiệu khởi kiện.

- Về hàng thừa kế: Các đương sự đều thống nhất cụ C và cụ N là vợ chồng chung sống từ năm 1946. Cụ C và cụ N có 06 người con chung gồm: ông Nguyễn Bá Trung, ông A, ông I, bà S, bà T và bà E. Ngoài ra, không còn người con nào khác kể cả con nuôi. Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 hàng thừa kế thứ nhất của Cụ C và cụ N gồm: ông K, ông A, ông I, bà S, bà T và bà E đều được quyền thừa kế di sản của cụ C và cụ N. Do ông K đã chết ngày 15/11/2018 (chết sau cụ C và cụ N), nên vợ là bà M và 02 con tên U, V được hưởng suất thừa kế của ông K.

- Về di sản thừa kế: Nguồn gốc phần đất tranh chấp các đương sự thống nhất do cụ C và cụ N tạo lập. Ngày 06/5/1993, cụ C được Ủy ban thị xã Sa Đéc (nay là thành phố Sa Đéc) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 1.134m2 thuộc thửa 337, 338 tờ bản đồ 01. Năm 2004 , cụ C tặng cho ông Nguyễn Tấn I phần đất diện tích 97,24m2, diện tích còn lại 1.036,76m2 (đo đạc thực tế là 714,3m2).

Ngoài ra, vào năm 1997 cụ C có cho vợ chồng ông K, bà M phần đất diện tích khoảng 100m2, ngang 10m, dài 10m để cất nhà ở, khi cho đất không có làm giấy tờ. Sau đó, ông K có chia lại cho chị G (con riêng của bà M) phần đất ngang 05m, dài 10m, diện tích 50m2 để cất nhà ở (kế bên phần đất của ông K), khi chị G cất nhà ở cụ C có biết và cũng không tranh chấp gì. Qua đo đạc thực tế diện tích là 47,6m2, phía chị G cũng thống nhất không có ý kiến gì. Đến năm 2006, nhà xuống cấp, nước ngập nên ông Trung, chị G có làm đơn xin phép nâng nền sửa nhà, cụ C có xác nhận cho chị G phần đất ngang 05m, dài 10m để cất nhà ở. Về phía bị đơn bà T cũng thống nhất chữ ký trong đơn xin phép nâng nền sửa nhà là của cụ C nhưng nội dung đơn xin phép nâng nền, sửa nhà ngày 09/5/2006 của chị G, ông Trung phía chủ đất cụ C chỉ xác nhận để cho chị G và ông Trung sửa lại nhà chứ không phải di chúc hay văn bản tặng cho quyền sử dụng đất, nên không đồng ý theo yêu cầu độc lập của chị G.

Tuy nhiên, căn cứ theo đơn xin phép nâng nền nhà, sửa nhà ngày 09/5/2006, có xác nhận của Ủy ban nhân dân Phường 4, thị xã Sa Đéc (nay là thành phố Sa Đéc) được các bên đương sự thừa nhận chữ ký, họ tên chủ đất trong đơn là của cụ Nguyễn C. Theo nội dung đơn thể hiện “Tôi Nguyễn C hiện ngụ tại số 128 khóm 1 phường 4 thị xã Sa Đéc có cho cháu tôi 01 phần đất diện tích ngang 5m dài 10m để cất nhà ở từ năm 1997 đến nay là đúng”. Như vậy chứng tỏ ý chí của cụ C khi còn sống có cho chị G phần đất ngang 5m, dài 10m (diện tích đo đạc thực tế 47,6m2) để cất nhà ở và quá trình chị G cất nhà, sửa nhà sử dụng ổn định từ năm 1997 đến nay không có ai tranh chấp hay khiếu nại gì kể cả bị đơn. Do đó, việc bị đơn bà T cho rằng đơn xin phép nâng nền nhà, sửa nhà ngày 09/5/2006, không phải là văn bản cho đất là chưa phù hợp với quy định pháp luật và thực tế khách quan.

Nay các con của cụ C, cụ N gồm nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan đều thừa nhận việc cụ C có cho đất chị G cất nhà và đồng ý công nhận cho chị G tiếp tục sử dụng phần đất diện tích 47,6m2 (tại vị trí căn nhà chị G) là phù hợp với quy định pháp luật. Phía bị đơn không thừa nhận nhưng cũng không có tài liệu chứng cứ gì chứng minh.

Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu độc lập của chị G, công nhận cho chị G được tiếp tục sử dụng phần đất diện tích 47,6m2, thể hiện từ mốc 25A – 25 – 16 – 16A – 25A thuộc một phần thửa 377 tờ bản đồ 01 do cụ C đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo sơ đồ đo đạc hiện trạng điều chỉnh, bổ sung ngày 15/10/2020 của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Sa Đéc).

Phần đất của cụ C để lại sau khi trừ phần đất chị G đang quản Y và được công nhận sử dụng, diện tích còn lại 666,7m2 thuộc thửa 337, 338 tờ bản đồ 01. Trên phần đất này hiện nay có căn nhà thờ số 128 (bà E đang quản Y), nhà bà E, nhà bà M và nhà bà T. Tuy nhiên, đối với căn nhà thờ số 128 và phần đất diện tích 116,6m2 (gắn liền với căn nhà thờ). Các đương sự không tranh chấp yêu cầu chia thừa kế, thống nhất để làm nơi thờ cúng và đề nghị giao cho bà E đại diện hàng thừa kế gồm ông A, ông I, bà S, bà E, bà T và bà M, chị U, chị V (hàng thừa kế của ông K) quản Y di sản thờ cúng này. Ngoài ra, đối với phần lối đi diện tích 64,8m2 thể hiện từ mốc 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 25 – 24 – 23 – 28 – 1, các đương sự cũng không tranh chấp yêu cầu chia thừa kế và thống nhất thỏa thuận làm lối đi chung cho hộ bà M, hộ bà E, hộ bà T và hộ chị G. Xét thấy sự thỏa thuận này của các đương sự là hoàn toàn tự nguyện, không trái đạo đức xã hội và phù hợp với quy định của pháp luật nên Hội đồng xét xử công nhận.

Do đó, di sản của cụ C để lại sau khi trừ phần diện tích 116,6m2 (gắn liền với căn nhà thờ số 128), phần lối đi chung diện tích 64,8m2 và phần đất chị G đang quản Y diện tích 47,6m2, diện tích đất còn lại là 485,3m2. Cụ N và cụ C chết không để lại di chúc, nên di sản của cụ C và cụ N để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất của cụ C và cụ N gồm có ông K, ông A, ông I, bà S, bà T và bà E. Do đó, di sản thừa kế của cụ C sẽ được chia thành 06 phần bằng nhau cho ông K, ông A, ông I, bà S, bà T và bà E. Trong đó, suất thừa kế mà ông Trung được hưởng sẽ được chia cho bà M, chị U và chị V (hàng thừa kế thứ nhất của ông K). Mỗi người được chia suất thừa kế là 485,3m2 : 6 = 80,88m2 (trong đó diện tích đất thổ là 27,46m2, diện tích đất cây lâu năm là 53,42m2), tương ứng với giá trị là 83.926.000đ Tuy nhiên, về phía bà M, chị U và chị V chỉ yêu cầu chia phần đất đang quản Y sử dụng diện tích 55,4m2 đã được cụ C cho sử dụng từ năm 1997. Quá trình tham gia tố tụng các đương sự bà S, bà E, ông A và ông I cũng thống nhất việc cụ C cho đất ông Trung và đồng ý chia cho bà M, chị U, chị V được tiếp tục sử dụng phần đất này. Phía bị đơn không thừa nhận nhưng cũng không có chứng cứ gì chứng minh. Do đó, việc bà M, chị U, chị V (hàng thừa kế thứ nhất của ông K) yêu cầu được chia phần đất đang quản Y diện tích 55,4m2 (tương ứng với giá trị là 83.100.000đ) là ít hơn suất thừa kế được chia theo quy định, nhưng các đương sự cũng thống nhất, không yêu cầu các đồng thừa kế khác phải trả giá trị thêm , nên Hội đồng xét xử ghi nhận sự tự nguyện này. Chia cho bà M, chị U, chị V được quản Y, sử dụng diện tích đất 55,4m2 (nơi vị trí căn nhà bà M) thể hiện từ mốc 24 – 25A –16A – 17 – 24.

Như vậy, phần di sản còn lại của cụ C diện tích 429,9m2 (714,3m2 trừ phần diện tích 116,6m2 (gắn liền với căn nhà thờ số 128), phần lối đi chung diện tích 64,8m2, trừ phần đất diện tích 47,6m2 của chị G và 55,4m2 của bà M, chị U, chị V) sẽ được chia thành 05 phần bằng nhau cho ông A, ông I, bà S, bà T và bà E. Mỗi người được chia suất thừa kế là 429,9m2 : 5 = 85,98m2 (trong đó diện tích đất thổ là 21,88m2, diện tích đất cây lâu năm là 64,1m2).

Tuy nhiên, phần đất còn lại trên đất có căn nhà của bà E, bà T. Vì vậy, vị trí phần đất mà mỗi người được chia diện tích nhỏ, không đủ điều kiện để tách thửa theo Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND ngày 07/12/2017 của UBND tỉnh Đồng Tháp. Hơn nữa, về phía các đương sự bà S và ông I cũng đã có chổ ở ổn định, không có nhu cầu sử dụng đất. Về phía bị đơn bà T cũng đồng ý nhận toàn bộ phần đất trống còn lại nằm cặp và phía trước nhà bà T (con mương), đồng ý trả lại giá trị cho đồng thừa kế bà S, ông A và ông I theo giá thị trường mà Hội đồng định giá đã định. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình sử dụng đất và cũng đảm bảo cho giai đoạn thi hành án sau này nên giao toàn bộ phần diện tích đất trống còn lại diện tích 343,3m2 thể hiện từ mốc 7 – 8 – 9 – 10 – 11 – 12 – 13 - 14 – 15 – 16 – 29 – 25 – 7 (trên đất có căn nhà của bà T) cho bà T tiếp tục quản lý, sử dụng. Giao cho bà E được tiếp tục quản Y, sử dụng phần đất diện tích 86,6m2, thể hiện từ mốc 23 – 24 – 17 – 18 - 19 – 23. Đồng thời để đảm bảo quyền lợi cho bà S, ông A và ông I thì bà T và bà E phải trả giá trị chênh lệch đối với suất thừa kế được chia cho các đồng thừa kế còn lại (bà S, ông A và ông I) .

Theo kết quả định giá tài sản ngày 28/5/2020 của Hội đồng định giá, các đương sự thống nhất phần đất tranh chấp có giá: Đất thổ là 1.500.000đ/m2 x 109,4m2 = 164.100.000đ; Đất cây lâu năm là 800.000đ/m2 x 320,5m2 = 256.400.000đ. Tổng cộng là 420.500.000đ chia đều cho 05 người con (bà S, bà E, bà T, ông A, ông I) = 84.100.000đ. Như vậy, suất thừa kế mỗi người được chia diện tích đất là 85,98m2 (trong đó 21,88m2 đất thổ và 64,1m2 đất cây lâu năm), tương ứng với số tiền 84.100.000đ.

Do phần đất mà bà E và bà T được chia và đang quản Y có giá trị nhiều hơn suất thừa kế được hưởng, nên bà E và bà T phải trả giá trị chênh lệch tài sản cho các đồng thừa kế còn lại gồm ông A, ông I và bà S.

Cụ thể: phần đất mà E đang quản Y sử dụng diện tích 86,6m2 (đất thổ) x 1.500.000đ = 129.900.000đ (chênh lệch 45.800.000đ); Phần diện tích đất bà T đang quản Y, sử dụng là 22,8m2 (đất thổ) x 1.500.000đ = 34.200.000đ và 320,5m2 (đất lâu năm) x 800.000đ = 256.400.000đ, tổng cộng là 290.600.000đ (chênh lệch 206.500.000đ).

Do đó, buộc bà E có trách nhiệm trả giá trị chênh lệch tài sản thừa kế cho bà S là 45.800.000đ; Bà T có trách nhiệm trả giá trị chênh lệch tài sản thừa kế cho ông A là 84.100.000đ, trả cho ông I là 84.100.000đ và trả cho bà S là 38.300.000đ.

[5] Về án phí dân sự sơ thẩm:

- Bà S, bà E, bà T, ông A, ông I, bà M, chị U, chị V phải chịu án phí đối suất thừa kế được chia. Tuy nhiên bà M, ông I là người cao tuổi có đơn xin miễn án phí, nên Hội đồng xét xử chấp nhận miễn án phí cho bà M và ông I.

- Chị G phải chịu án phí đối với phần đất được công nhận cho quản Y, sử dụng.

[6] Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản:

Tổng chi phí thẩm định định giá là 6.219.000đ, các đương sự phải chịu chi phí xem xét thẩm định, định giá theo quy định pháp luật. Do bà S đã nộp xong số tiền 6.219.000đ, nên chị G, bà E, bà T, ông A và ông I mỗi người có trách nhiệm trả lại cho S số tiền 888.000đ. Bà M, chị U, chị V chịu trách nhiệm E đới trả cho bà S số tiền 888.000đ.

[7] Đối với ý kiến của vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sa Đéc, đề nghị chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện chia thừa kế của bà S; Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà M, chị U, chị V; Chấp nhận toàn bộ yêu cầu độc lập của chị G là có căn cứ nên Hội đồng xét xử chấp nhận.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 26, Khoản 1 Điều 35, Khoản 1 Điều 39, Điều 147, Điều 228 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;

Căn cứ vào Điều 611, 623, 649, 650, 651, 660 của Bộ luật dân sự 2015 Căn cứ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp và quản Y án phí và lệ phí Tòa án:

Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Nguyễn Thị S về việc yêu cầu chia thừa kế.

2. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà M, chị U và chị V (hàng thừa kế của ông K) về việc yêu cầu được chia phần đất đang quản Y sử dụng.

Di sản thừa kế của cụ Nguyễn C và cụ Trương Thị N là phần diện tích còn lại 485,3m2 (trong đó 164,8m2 đất thổ thuộc thửa 337 và 320,5m2 đất lâu năm thuộc thửa 338) tờ bản đồ 01 chia cho các thừa kế như sau:

- Bà M, chị U và chị V (hàng thừa kế của ông K) được chia phần đất diện tích 55,4m2, thuộc một phần thửa 337, tờ bản đồ 01 do cụ n C đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thể hiện từ mốc 24 – 25A – 16A – 17 – 24 (hiện bà M đang quản Y, sử dụng) - Bà E được chia thừa kế quyền sử dụng đất diện tích 86,6m2, thuộc một phần thửa 337, tờ bản đồ 01 do cụ C đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thể hiện từ mốc 23 – 24 – 17 – 18 - 19 – 23 (hiện bà E đang quản Y, sử dụng) - Bà T được chia thừa kế quyền sử dụng đất diện tích 343,3m2 (22,8m2 đất thổ thuộc một phần thửa 337 và 320,5m2 đất lâu năm thuộc một phần thửa 338) cùng tờ bản đồ 01 do cụ Nguyễn C đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thể hiện từ mốc 7 – 8 – 9 – 10 – 11 – 12 – 13 – 14 – 15 – 16 – 29 – 25 – 7 (hiện bà T đang quản Y, sử dụng).

- Buộc bà T phải trả giá trị chênh lệch tài sản đối với suất thừa kế được chia cho ông I số tiền là 84.100.000đ, trả cho ông A là 84.100.000đ và trả cho bà Nguyễn Thị S là 38.300.000đ.

- Buộc bà E phải trả giá trị chênh lệch đối suất thừa kế được chia cho bà S là 45.800.000đ Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án, mà bên phải thi hành án chưa thi hành xong, bên phải thi hành án còn phải chịu trả tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại các Điều 357, Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.

3. Chấp nhận yêu cầu độc lập của chị Trần Thị M G về việc được tiếp tục sử dụng phần đất tranh chấp.

Công nhận cho chị G được quyền tiếp tục sử dụng phần đất diện tích 47,6m2 thuộc một phần thửa đất 337 do cụ Nguyễn C đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thể hiện từ mốc 25A - 25 – 16 - 16A – 25A (hiện chị G đang quản Y).

4. Công nhận phần đất diện tích 64,8m2, thuộc một phần thửa 337, tờ bản đồ 01 do cụ Nguyễn C đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , thể hiện từ 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 25 – 25A – 24 – 23 – 28 – 1, làm lối đi chung cho hộ bà E, hộ bà M, hộ bà T và hộ chị G.

5. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giao cho bà E đại diện hàng thừa kế (gồm ông A, ông I, bà S, bà E, bà T, bà M, chị U, chị V (hàng thừa kế của ông K) quản Y di sản của cụ Nguyễn C và cụ N đối với phần đất diện tích 116,6m2 thuộc thửa 337 tờ bản đồ 01, do cụ C đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thể hiện từ mốc 28 – 23 – 19 – 20 – 21 – 22 – 28 và tài sản gắn liền với đất căn nhà thờ số 128, Trần Văn Voi, Khóm 1, Phường 4, thành phố Sa Đéc (hiện bà E đang quản Y).

Kèm theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, định giá ngày 28/5/2020 , ngày 21/9/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Sa Đéc và sơ đồ đo đạc hiện trạng ngày 28/5/2020, điều chỉnh bổ sung ngày 15/10/2020 của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Sa Đéc.

Các đương sự có trách nhiệm E hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký, kê khai xin cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

4. Về án phí dân sự sơ thẩm:

Bà S phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 4.205.000đ. Số tiền tạm ứng án phí bà S đã nộp 1.555.000đ theo biên lai thu số 0000773 ngày 02/3/2020 và 697.000đ theo biên lai thu số 0008274 ngày 17/8/2020 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Sa Đéc được khấu trừ vào án phí phải nộp. Bà S còn phải nộp tiếp số tiền 1.953.0000đ.

Bà E phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 4.205.000đ. Số tiền tạm ứng án phí bà E đã nộp 2.252.000đ theo biên lai thu số 0008281 ngày 20/8/2020 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Sa Đéc được khấu trừ vào án phí phải nộp. Bà E còn phải nộp tiếp số tiền 1.953.0000đ.

Bà T phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 4.205.000đ. Số tiền tạm ứng án phí bà T đã nộp 2.252.000đ theo biên lai thu số 0008277 ngày 20/8/2020 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Sa Đéc được khấu trừ vào án phí phải nộp. Bà T còn phải nộp tiếp số tiền 1.953.0000đ.

Ông A phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 4.205.000đ. Số tiền tạm ứng án phí ông A đã nộp 2.252.000đ theo biên lai thu số 0008276 ngày 20/8/2020 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Sa Đéc được khấu trừ vào án phí phải nộp. Ông A còn phải nộp tiếp số tiền 1.953.0000đ.

Bà M được miễn nộp án phí (do là người cao tuổi).

Chị U, chị V phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 2.803.000đ. Số tiền tạm ứng án phí bà M, chị U, chị V đã nộp 1.555.000đ theo biên lai thu số 0000772 ngày 02/3/2020 và 697.000đ theo biên lai thu số 0008280 ngày 20/8/2020 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Sa Đéc. Bà M tự nguyện khấu trừ vào tiền án phí mà chị U, chị V phải nộp. Chị U, chị V còn phải nộp tiếp số tiền 551.000đ.

Ông I được miễn nộp toàn bộ án phí (do là người cao tuổi). Hoàn trả lại cho ông I số tiền tạm ứng án phí đã nộp 2.252.000đ theo biên lai thu số 0008282 ngày 21/8/2020 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Sa Đéc.

Chị G phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 3.570.000đ. Số tiền tạm ứng án phí chị G đã nộp 1.875.000đ theo biên lai thu số 0008310 ngày 14/9/2020 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Sa Đéc được khấu trừ vào án phí phải nộp. Chị G còn phải nộp tiếp số tiền 1.695.0000đ.

5. Về chi phí xem xét thẩm định tại chổ, đo đạc và định giá tài sản: Số tiền 6.219.000đ, các đương sự phải chịu chi phí xem xét thẩm định, định giá theo quy định pháp luật. Do bà S đã nộp xong số tiền 6.219.000đ, nên chị G, bà E, bà T, ông A và ông I mỗi người có trách nhiệm trả lại cho S số tiền 888.000đ. Bà M, chị U và chị V có trách nhiệm E đới trả cho bà S số tiền 888.000đ.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Các đương sự có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Riêng người có quyền lợi, nghĩa vụ E quan ông A, chị R (ủy quyền của ông I), anh H, chị D, anh Y vắng mặt, có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc kể từ ngày Tòa án tống đạt, niêm yết bản án theo quy định pháp luật.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

450
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 02/2021/DS-ST ngày 06/01/2021 về tranh chấp dân sự về chia thừa kế tài sản và tranh chấp quyền sử dụng đất

Số hiệu:02/2021/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thành phố Sa Đéc - Đồng Tháp
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 06/01/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về