Bản án 02/2020/KDTM-PT ngày 26/05/2020 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xây dựng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

BẢN ÁN 02/2020/KDTM-PT NGÀY 26/05/2020 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM XÂY DỰNG

Ngày 21 tháng 5 năm 2020 và ngày 26 tháng 5 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tiến hành xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự phúc thẩm thụ lý số: 06/2020/KDTM - PT ngày 24 tháng 02 năm 2020 về việc “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xây dựng". Do bản án dân sự sơ thẩm số: 09/2020/KDTM-ST ngày 03/01/2020 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Phú Thọ bị kháng cáo. Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 35/2020/QĐPT - KDTM ngày 24 tháng 4 năm 2020 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Tổng công ty G– Công ty TNHH (gọi tắt: V). Địa chỉ: 25A, phố Lý Thường K, phường Phan Chu T, quận H, thành phố Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn V Đ, sinh năm 1964, tổng giám đốc tổng công ty G– Công ty TNHH; Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Khắc L, chuyên viên pháp chế, Ban tổ chức, tổng công ty G– Công ty TNHH. Địa chỉ: Tổ 4A, phường Vân C, thành phố V, tỉnh Phú Thọ theo giấy ủy quyền số: 229/UQ – GVN.PT ngày 13/11/2019. (Ông L có mặt).

2. Bị đơn: Tổng công ty B. Địa chỉ: 104 Trần Hưng Đ, phường Cửa N, quận H, thành phố Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Xuân V, tổng giám đốc. Người đại diện theo ủy quyền: Ông Trần Thế T - Chức vụ: Trưởng phòng nghiệp vụ 3 - Công ty Bảo V Phú Thọ và ông Lê Thanh D- Chức vụ, Phó giám Đốc công ty Bảo V Phú Thọ theo giấy ủy quyền số: 2078/UQ – BHBV ngày 27/4/2020. (Ông T có mặt, ông D vắng mặt).

3. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập:

3.1. Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T. Địa chỉ: Số nhà 36, tổ 1, khu 6, thị trấn Phong C, huyện P, tỉnh Phú Thọ. Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Hoài N - Chức vụ: Giám đốc. Người đại diện theo ủy quyền: Ông Phạm Văn T, sinh năm 1989. Địa chỉ: Tổ 10, phường Đại K, quận Hoàng M, thành phố Hà Nội theo giấy ủy quyền số: 01/2019/GUQ/NT ngày 21/3/2019. (Ông N có mặt; ông T vắng mặt).

3.2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P. Địa chỉ: Khu 11, thị trấn H, huyện H, tỉnh Phú Thọ. Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Quang K - Chức vụ:

Giám đốc. Người đại diện theo ủy quyền: Bà Nguyễn Thị M, sinh năm 1975. Địa chỉ: Số 57, ngõ 10, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, theo giấy ủy quyền ngày 21/3/2019. (Ông K, bà M có mặt).

4. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Công ty TNHH Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B. Địa chỉ: Tầng 4 tòa nhà R, số 223 Đội C, Quận B, thành phố Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Thế L - Chức vụ: Giám đốc. Người đại diện theo ủy quyền: Ông Hoàng H - Chức vụ: Phó giám đốc Công ty TNHH Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B, theo giấy ủy quyền số: 2408/UQ – BT ngày 24/8/2019. (Ông H có mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa hôm nay, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là ông Nguyễn Khắc L trình bày: Ngày 06/4/2016, Ban quản lý dự án Hỗ trợ đầu tư đường ranh phòng chống cháy rừng cấp bách gắn với đường lâm nghiệp khu vực rừng nguyên liệu giấy tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Kon Tum, Phú Thọ và Vĩnh Phúc thuộc Tổng công ty G– Công ty TNHH và Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T ký hợp đồng thi công xây dựng công trình số: 26/2016/HĐ-TC. Hợp đồng thực hiện gói thầu xây dựng các tuyến đường lâm nghiệp thuộc Công ty lâm nghiệp Xuân Đài của dự án Hỗ trợ đầu tư đường ranh PCCR cấp bách gắn với đường lâm nghiệp khu vực rừng nguyên liệu giấy Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Địa điểm xây dựng thuộc huyện T, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 11/4/2017, Ban quản lý dự án Hỗ trợ đầu tư đường ranh phòng chống cháy rừng cấp bách gắn với đường lâm nghiệp khu vực rừng nguyên liệu giấy tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Kon Tum, Phú Thọ và Vĩnh Phúc thuộc Tổng công ty G– Công ty TNHH và liên danh Công ty cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên P ký hợp đồng thi công xây dựng công trình số: 66/2017/HĐ-TC. Hợp đồng thực hiện gói thầu xây dựng các tuyến đường lâm nghiệp thuộc Công ty lâm nghiệp Tam Sơn thuộc dự án Hỗ trợ đầu tư đường ranh PCCR cấp bách gắn với đường lâm nghiệp khu vực rừng nguyên liệu giấy Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Địa điểm xây dựng thuộc huyện T, tỉnh Phú Thọ.

Đối với các công trình xây dựng này Tổng công ty G– Công ty TNHH đã mua bảo hiểm công trình xây dựng theo quy định. Cụ thể ngày 26/10/2015, Tổng công ty G– Công ty TNHH đã mua bảo hiểm mọi rủi ro về công trình xây dựng tại Công ty B Phú Thọ. Hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro về công trình xây dựng số PTH.D01.CAR.15.HD28 ký ngày 26/10/2015 giữa Tổng công ty G– Công ty TNHH và Công ty Bảo V Phú Thọ, giấy chứng nhận bảo hiểm số PTH.D01.CAR.15.HD28 và Đơn bảo hiểm mọi rủi ro về công trình xây dựng. Giá trị được bảo hiểm là 19.836.812.744 đồng (Tổng công ty G– Công ty TNHH đã thanh toán đủ số tiền bảo hiểm cho công ty B Phú Thọ). Công trình được bảo hiểm: Dự án " Hỗ trợ đầu tư đường ranh PCCR cấp bách gắn với đường lâm nghiệp khu vực rừng nguyên liệu giấy Phú Thọ và Vĩnh Phúc" của Tổng công ty G– Công ty TNHH. Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm mọi tổn thất hoặc thiệt hại vật chất trực tiếp bất ngờ mà không lường trước được xảy ra trong quá trình thi công xây dựng. Thời hạn bảo hiểm: Bắt đầu từ ngày khởi công công trình đến khi hết thời hạn bảo hành công trình (thời hạn bảo hành là 12 tháng theo điều khoản bổ sung 004). Mọi vấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm đối với Tổng công ty G– Công ty TNHH đã được Tổng công ty B ủy quyền cho Công ty Bảo V Phú Thọ thực hiện theo nội dung tại giấy ủy quyền số: 3488/UQ-BHBV ngày 19/10/2015.

Từ ngày 10/10/2017 đến ngày 14/10/2017 do ảnh hưởng của Cn bão số 10 các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ xảy ra hiện tượng mưa lớn kéo dài dẫn đến tình trạng lũ quét và sạt lở đất gây hư hỏng cho các hạng mục công trình thuộc dự án (Địa điểm xảy ra tổn thất: Các tuyến đường lâm nghiệp của các Công ty lâm nghiệp: Xuân Đài, Tam Sơn, thuộc Tổng công ty G– Công ty TNHH tại T, Phú Thọ). Diễn biến tổn thất: Không có thiệt hại về người, đối với công trình xây dựng xảy ra các thiệt hại như: Sạt lở mái taluy âm và taluy D của các tuyến đường, trôi xói lớp mặt đường, trôi xói các rọ đá tại các vị trí mặt tràn của các tuyến đường thuộc dự án. Sau khi xảy ra sự cố, ngày 20/10/2017 Tổng công ty G– Công ty TNHH đã tiến hành gửi thông báo sự cố bảo hiểm xây dựng và thư khiếu nại đến Tổng công ty B theo đúng quy định. Tổng công ty B đã thuê Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B. Ngày 23 và 24/10/2017, giám định viên của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B đã có mặt tại hiện trường để xác định nguyên nhân, tình trạng, mức độ tổn thất và hướng dẫn Tổng công ty G– Công ty TNHH thu thập hồ sơ liên quan đến thiệt hại. Ngày 28/10/2017, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B lập báo cáo giám định hiện trường xác định thiệt hại thực tế mà Tổng công ty G– Công ty TNHH phải chịu sau sự cố là: 2.300.000.000 đưa ra mức dự kiến bồi thường với thiệt hại (tổn thất) này với số tiền là 1.700.000.000đ. Các tuyến đường Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài và Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn bị hư hỏng do Cn bão gây ra đã được các nhà thầu là Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P thi công thực hiện xong và có biên bản nghiệm thu ngày 15/12/2017. Sau khi Tổng công ty G– Công ty TNHH cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến thiệt hại cho Tổng công ty B và đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại với số tiền là 1.700.000.000đ theo như mức đề xuất dự kiến bồi thường thiệt hại của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B.

Ngày 22/5/2019, Tổng công ty B đã gửi thông báo giải quyết bồi cho Tổng công ty G– Công ty TNHH, Tổng công ty B đồng ý bồi thường tổng số tiền là 277.592.315đ theo đề xuất của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B. Tổng công ty G– Công ty TNHH không nhất trí với việc bồi thường trên và không nhất trí với việc tổng công ty B cho rằng phần khắc phục tổn thất do sạt lở mái taluy D của công trình đó là chi phí dọn dẹp hiện trường vì Tổng công ty G– Công ty TNHH không yêu cầu bảo hiểm nên không được bảo hiểm mà hoạt động khắc phục hạng mục này mất rất nhiều chi phí. Trên thực tế, mọi công việc khắc phục hậu quả đều là cần thiết, hợp lý và các rủi ro về bão lụt, đất lở đều thuộc phạm vi được bảo hiểm theo quy định của Hợp đồng bảo hiểm và các văn bản đính kèm.

Tại bản tự khai và biên bản hòa giải, Tổng công ty G– Công ty TNHH đề nghị Tòa án buộc Tổng công ty B phải bồi thường cho Tổng công ty G– Công ty TNHH số tiền bảo hiểm xây dựng là: 1.700.000.000đ nhưng thiệt hại thực tế do sạt lở tại tuyến đường Lâm nghiệp thuộc Công ty lâm nghiệp Tam Sơn mà Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P đã thi công là 808.980.000 đồng; Thiệt hại thực tế do sạt lở tại tuyến đường Lâm nghiệp thuộc Công ty lâm nghiệp Tam Sơn và Xuân Đài mà Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T đã thi công là 1.254.830.000 đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện theo ủy quyền của Tổng công ty G– Công ty TNHH đề nghị Tòa án buộc Tổng công ty B phải bồi thường cho Tổng công ty G– Công ty TNHH số tiền bảo hiểm xây dựng là 1.700.000.000đ và lãi suất chậm trả trên số tiền phải bồi thường kể từ ngày 22/5/2018 cho đến ngày xét xử là 31/12/2019 theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm xét xử. Số tiền mà Tổng công ty G– Công ty TNHH được bồi thường, đề nghị Tổng công ty B bồi thường trực tiếp cho hai đơn vị thi công là Công ty cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P.

Tại phiên tòa phúc thẩm: đại diện theo ủy quyền của Tổng công ty G– Công ty TNHH đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm của TAND thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

Phía đại diện theo ủy quyền của bị đơn Tổng công ty B là ông Lê Thanh D trình bày: Ông Lê Thanh D thừa nhận ngày 26/10/2015, Công ty Bảo V Phú Thọ và Tổng công ty G– Công ty TNHH ký kết Hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro về công trình xây dựng số PTH.D01.CAR.15. HD28 (Hợp đồng bảo hiểm), về thời gian bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, giá trị bảo hiểm như Tổng công ty G– Công ty TNHH trình bày là đúng.

Từ ngày 10/10/2017 đến ngày 14/10/2017 do ảnh hưởng của Cn bão số 10 năm 2017, tại địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ xảy ra hiện tượng mưa lớn kéo dài dẫn đến tình trạng lũ quét gây hư hỏng cho các hạng mục công trình thuộc dự án (Sạt trượt taluy D, taluy âm, đất đá mặt đường bị xói trôi), cụ thể là các tuyến đường lâm nghiệp của các Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài, Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn thuộc Tổng công ty G– Công ty TNHH.

Ngày 20/10/2017, Tổng công ty G– Công ty TNHH và Tổng công ty B thống nhất chỉ định Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B tiến hành giám định và đánh giá các tổn thất nói trên; Ngày 28/10/2017 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B lập báo cáo giám định hiện trường, căn cứ vào thực tế tổn thất và các văn bản có liên quan xác định sơ bộ mức tổn thất mà Tổng công ty G– Công ty TNHH phải chịu sau sự cố là 2.300.000.000, mức dự phòng bồi thường với khiếu nại là 1.700.000.000đ.

Ngày 07/5/2018, trên C sở các hồ sơ được Tổng công ty G– Công ty TNHH cung cấp; nội dung Hợp đồng bảo hiểm, B đã phát hành chứng thư giám định, theo đó, B đề xuất Bảo V bồi thường cho Tổng công ty G– Công ty TNHH với số tiền 277.592.315 đồng cho các chi phí khắc phục hạng mục taluy D, taluy âm và khối lượng đất đá mặt đường của công trình bị xói trôi.

Tuy nhiên, Tổng công ty G– Công ty TNHH chưa đồng ý với kết quả tính toán bồi thường của Bảo V. Tổng công ty G– Công ty TNHH cho rằng bên cạnh các chi phí thiệt hại thực tế của hạng mục công trình đã được Bảo V chấp nhận bồi thường thì các chi phí mà nhà thầu phải bỏ ra gồm: chi phí dọn dẹp, di chuyển phần đất đá rơi xuống lòng đường để khắc phục thiệt hại cũng phải được Bảo V bồi thường. Tại phiên tòa sơ thẩm Tổng công ty G– Công ty TNHH đề nghị Tổng công ty B bồi thường cho Tổng công ty G– Công ty TNHH số tiền 1.700.0000.000 đồng và lãi suất chậm trả trên số tiền phải bồi thường kể từ ngày 22/5/2018 cho đến ngày xét xử là 31/12/2019 theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm xét xử thì Tổng công ty B chỉ chấp nhận bồi thường số tiền là 277.592.315đ theo chứng thư giám định của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B. Tổng công ty G– Công ty TNHH đề nghị Tổng công ty B bồi thường trực tiếp cho hai đơn vị thi công là Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P, Tổng công ty B nhất trí với quan điểm trên của Tổng công ty G– Công ty TNHH.

Tại phiên tòa phúc thẩm: Ông Trần Thế T đại diện theo ủy quyền của Tổng công ty B đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm vì không chấp nhận bồi thường phần chi phí dọn dẹp hiện trường trong hồ sơ vụ việc; Tòa án cấp sơ thẩm quyết định mức bồi thường không đúng, phía Tổng công ty B chỉ chấp nhận mức bồi thường 277.592.315 đồng là kết quả tính toán bồi thường cuối cùng của vụ tổn thất của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B; Tòa án cấp sơ thẩm quyết định buộc Tổng công ty B phải chi trả phần lãi suất chậm thanh toán tương tứng thời gian từ ngày 22/5/2018 đến ngày 31/12/2019 là không phù hợp với quy định của pháp luật.

- Tại các bản tự khai trong quá trình giải quyết vụ án, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là đại diện theo ủy quyền của Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P thống nhất trình bày: Việc ký kết hợp đồng xây dựng giữa Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P với Tổng công ty G– Công ty TNHH như đại diện Tổng công ty G– Công ty TNHH trình bày là đúng. Việc Công ty Bảo V Phú Thọ và Tổng công ty G– Công ty TNHH ký kết Hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro về công trình xây dựng số PTH.D01.CAR.15.HD28 (Hợp đồng bảo hiểm) như Tổng công ty G– Công ty TNHH và Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Vnh bày là đúng. Trong khoảng thời gian từ ngày 10/10/2017 đến ngày 14 /10/ 2017 do ảnh hưởng của Cn bão số 10, các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ xảy ra hiện tượng mưa lớn kéo dài dẫn đến tình trạng lũ quét và sạt lở đất gây hư hỏng cho các hạng mục công trình thuộc dự án. Trên thực tế, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P và Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T đã thực hiện các công việc để khắc phục hậu quả sau mưa lũ gây ra đúng theo yêu cầu của Chủ đầu tư và đơn vị Bảo hiểm. Cụ thể như sau:

Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T đã thi công:

- Các tuyến đường thuộc Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài có khối lượng công việc cụ thể: Sạt lở taluy D, taluy âm gồm có 14 vị trí (Tuyến Xóm Cạn đội 2: 8 vị trí,; Tuyến Chụm Lang: 2 vị trí, Hang Gió Đội 1: 3 vị trí, Tuyến Đội 6: 1 vị trí); xúc đất sạt lở: 5.325,0m3; đắp bù đất lở: 736,8m3; thả đá tự do mặt tràn: 36,0m3; đắp sỏi suối mặt tràn: 14,0m3.

- Các tuyến đường của Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (tuyến suối Vền)có khối lượng công việc cụ thể: Sạt lở taluy D, taluy âm gồm có 27 vị trí; sói lở mặt đường 747,0m; xúc đất sạt lở: 3.412,60m3; đắp bù đất lở: 327,6m3; vận chuyển đất xa 500m: 2.578,5m3; đắp đá, sỏi suối bù mặt đường: 1.195,2m3.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P đã thi công: Các tuyến đường thuộc Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (tuyến suối Nách) có khối lượng công việc cụ thể: Sạt lở taluy D, taluy âm gồm có 22 vị trí; sói lở mặt đường: 608,95m; xúc đất sạt lở: 608,95m3; vận chuyển đất xa 500m: 608,9m3; đắp bù đất lở: 6863,57m3; đắp đá, sỏi suối bù mặt đường: 450,32m3.

Tất cả các tuyến đường trên Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P thực hiện có sự giám sát của Chủ đầu tư, Đơn vị giám sát - Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ chấp nhận nghiệm thu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật tại Biên bản nghiệm thu hoàn thành công tác khắc phục sạt lở do mưa lũ Cn bão số 10 ngày 15/12/2017.

Thiệt hại thực tế do sạt lở tại tuyến đường Lâm nghiệp thuộc Công ty lâm nghiệp Tam Sơn và Xuân Đài mà Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T đã thi công là 1.254.830.000đồng; Thiệt hại thực tế do sạt lở tại nền đường Lâm nghiệp thuộc Công ty lâm nghiệp Tam Sơn mà Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P đã thi công là 808.980.000 đồng.

Tại phiên tòa, Tổng công ty G– Công ty TNHH đề nghị Tổng công ty B bồi thường trực tiếp cho hai đơn vị thi công là Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty TNHH một thành viên P. Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P nhất trí với quan điểm của Tổng công ty G– Công ty TNHH và đề nghị Tổng công ty B bồi thường cho Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T tuyến đường thuộc Công ty lâm nghiệp Tam Sơn (Tuyến suối vền) theo B đã giám định là 543.618.000 đồng; bồi thường cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P tuyến đường thuộc Công ty lâm nghiệp Tam Sơn (Tuyến suối nách) là 808.980.000 đồng.

- Về lãi xuất: Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P đề nghị Tổng công ty B phải trả lãi trên số tiền phải bồi thường kể từ ngày 22/5/2018 cho đến ngày xét xử là 31/12/2019 theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm xét xử.

Đối với tuyến đường Công ty lâm nghiệp Xuân Đài nếu Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T không được bảo hiểm bồi thường thì Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T cũng không yêu cầu Tổng công ty G– Công ty TNHH phải bồi thường.

Tại phiên tòa phúc thẩm: đại diện Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B trình bày: Theo yêu cầu giám định ngày 20/10/2017 của Tổng công ty B về việc giám định tổn thất các tuyến đường Lâm nghiệp của các Công ty Lâm nghiệp V N trên địa bàn T, Phú Thọ. Ngày 23 và ngày 24/10/2017, các giám định viên của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B đã có mặt tại hiện trường vụ tổn thất: Các tuyến đường của Công ty lâm nghiệp Xuân Đài và Tam Sơn. Ngày 28/10/2017 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B lập báo cáo giám định hiện trường xác định thiệt hại thực tế sơ bộ mà Tổng công ty G– Công ty TNHH phải chịu sau sự cố là 2.300.000.000 đưa ra mức dự kiến bồi thường với thiệt hại (tổn thất) này với số tiền là 1.700.000.000đ.

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B căn cứ vào các văn bản của Bộ Xây dựng như định mức dự toán xây dựng công trình, Định mức sửa chữa, Đơn giá của UBND tỉnh Phú Thọ đã giám định thiệt hại tổn thất của Tổng công ty G– Công ty TNHH như sau:

+ Công trình tuyến đường lâm nghiệp Xuân Đài – Tổng công ty G– Công ty TNHH do Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T thi công thiệt hại thực tế là 333.287.000 đồng (tuyến đường đã được bàn giao, đưa vào sử dụng).

+ Công trình tuyến đường lâm nghiệp Tam Sơn – Tổng công ty G– Công ty TNHH (Tuyến suối Nách) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P thi công: thiệt hại thực tế là 1.116.082.000 đồng (tuyến đường đang thi công).

+ Công trình tuyến đường lâm nghiệp Tam Sơn – Tổng công ty G– Công ty TNHH (Tuyến suối Vền) do Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T thi công:

thiệt hại thực tế là 543.618.000 đồng (tuyến đường đang thi công).

Ngày 19/01/2018, B đã phát hành chứng thư giám định đề xuất giá trị bồi thường 277.592. 315đ (trong đó: tuyến suối nách là 224.005.632đ; tuyến suối Vền là 63.586.638 tổng là 287.592.315 - 10.000.000đ mức miễn trừ của mỗi vụ tổn thất = 277.592. 315đ ) với lý do:

- Theo Điều khoản bổ sung 004 và Quy tắc Bảo hiểm và Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng Các hạng mục công trình thuộc Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài không thuộc sự điều chỉnh của hợp đồng này nên không được bồi thường.

- Các hạng mục công trình thuộc Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (tuyến Suối Vền, Tuyến Suối Nách) vẫn đang trong giai đoạn thi công nên thuộc phạm vi bảo hiểm.

- Do người được bảo hiểm là Tổng công ty G– Công ty TNHH không mua điều khoản dọn dẹp hiện trường nên khối lượng đất đá trôi trượt xuống lòng đường không thuộc phạm vi điều chỉnh của hợp đồng bảo hiểm nên không được bồi thường phần này.

Nay Tổng công ty G– Công ty TNHH đề nghị Tòa án buộc Tổng công ty B phải bồi thường cho Tổng công ty G– Công ty TNHH số tiền bảo hiểm xây dựng là: 1.700.000.000đ (Một tỷ bảy trăm triệu đồng), Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 09/2020/KDTM - ST ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Phú Thọ đã quyết định: Căn cứ khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39, điểm b khoản 1 Điều 40, khoản 1 Điều 147, Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 12, 13, 17, 18, 29, 30, 46, 47 Luật kinh doanh bảo hiểm; khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014; Điều 306 Luật thương mại năm 2005; Án lệ số 09/2016/AL của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; khoản 2, 4 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016.

Xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Tổng công ty G– Công ty TNHH và chấp nhận yêu cầu độc lập Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P.

Buộc Tổng công ty B phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T tổng số tiền là 606.094.805đ.

Buộc Tổng công ty B phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P tổng số tiền là 985.305.024.

Bản án còn tuyên án phí, các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Kháng cáo: Ngày 17/01/2020, Tổng công ty B kháng cáo bản án số: 09/2020/KDTM - ST ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Phú Thọ với nội dung đề nghị hủy bản án sơ thẩm nêu trên và chuyển hồ sơ về Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại.

Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ tham gia phiên toà có quan điểm về việc tuân theo pháp luật của thẩm phán và Hội đồng xét xử, thư ký phiên toà khi giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, thẩm phán đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, đơn kháng cáo của đương sự đúng hạn luật định. Hội đồng xét xử đã xét xử đúng nguyên tắc, các bên đương sự đều thực hiện quyền và nghĩa vụ đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Về nội dung kháng cáo, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm: Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Tổng công ty B. Sửa một phần Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 09/2020/KDTM-ST ngày 03/01/2020 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Phú Thọ về nghĩa vụ chậm thi hành án. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Tổng công ty G– Công ty TNHH và chấp nhận yêu cầu độc lập Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P. Buộc Tổng công ty B phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T tổng số tiền 606.094.805đ. Buộc Tổng công ty B phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P tổng số tiền là 985.305.024đ. Kể từ ngày Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P có đơn yêu cầu thi hành án nếu Tổng công ty B chậm thi hành khoản tiền nêu trên thì phải chịu thêm khoản tiền lãi theo mức lãi suất qui định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án. Về án phí: các đương sự phải chịu theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa; Căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của kiểm sát viên; Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Về tố tụng: Đơn kháng cáo của Tổng công ty B trong hạn luật định, hợp lệ nên được xem xét theo trình tự phúc thẩm.

[2]. Về nội dung: Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Tổng công ty G– Công ty TNHH, đại diện Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm. Phía đại diện Tổng công ty B kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm với lý do bản án xét xử không khách quan, không phù hợp với hồ sơ vụ án, không phù hợp với thực tiễn xét xử vụ án có nội dung tương tự. Xét ý kiến của các bên đương sự, hội đồng xét xử nhận định:

[2.1]. Về các hợp đồng các bên đương sự đã ký kết:

- Ngày 06/4/2016, Ban quản lý dự án Hỗ trợ đầu tư đường ranh phòng chống cháy rừng cấp bách gắn với đường lâm nghiệp khu vực rừng nguyên liệu giấy tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Kon Tum, Phú Thọ và Vĩnh Phúc thuộc Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T ký hợp đồng thi công xây dựng công trình số: 26/2016/HĐ-TC với Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T. Hợp đồng thực hiện gói thầu xây dựng các tuyến đường lâm nghiệp thuộc Công ty lâm nghiệp Xuân Đài của dự án Hỗ trợ đầu tư đường ranh PCCR cấp bách gắn với đường lâm nghiệp khu vực rừng nguyên liệu giấy Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Địa điểm xây dựng thuộc huyện T, tỉnh Phú Thọ.

- Ngày 11/4/2017, Ban quản lý dự án Hỗ trợ đầu tư đường ranh phòng chống cháy rừng cấp bách gắn với đường lâm nghiệp khu vực rừng nguyên liệu giấy tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Kon Tum, Phú Thọ và Vĩnh Phúc thuộc Tổng công ty G– Công ty TNHH và Liên danh Cổ phần thương mại xây dựng N T, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P ký hợp đồng thi công xây dựng công trình số: 66/2017/HĐ-TC. Hợp đồng thực hiện gói thầu xây dựng các tuyến đường lâm nghiệp thuộc Công ty lâm nghiệp Tam Sơn thuộc dự án Hỗ trợ đầu tư đường ranh PCCR cấp bách gắn với đường lâm nghiệp khu vực rừng nguyên liệu giấy Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Địa điểm xây dựng thuộc huyện T, tỉnh Phú Thọ.

- Đối với các công trình xây dựng nêu trên. Tổng công ty G– Công ty TNHH đã mua bảo hiểm công trình xây dựng theo quy định. Cụ thể ngày 26/10/2015, Tổng công ty G– Công ty TNHH đã mua bảo hiểm mọi rủi ro về công trình xây dựng tại Công ty Bảo V Phú Thọ. Hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro về công trình xây dựng số PTH.D01.CAR.15.HD28 ký ngày 26/10/2015 giữa Tổng công ty G– Công ty TNHH và Công ty Bảo V Phú Thọ, giấy chứng nhận bảo hiểm số: PTH.D01.CAR.15.HD28 và Đơn bảo hiểm mọi rủi ro về công trình xây dựng. Giá trị được bảo hiểm là 19.836.812.744 đồng. Công trình được bảo hiểm: Dự án "Hỗ trợ đầu tư đường ranh PCCR cấp bách gắn với đường lâm nghiệp khu vực rừng nguyên liệu giấy Phú Thọ và Phúc" của Tổng công ty G– Công ty TNHH. Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm mọi tổn thất hoặc thiệt hại vật chất trực tiếp bất ngờ mà không lường trước được xảy ra trong quá trình thi công xây dựng. Thời hạn bảo hiểm: Bắt đầu từ ngày khởi công công trình đến khi hết thời hạn bảo hành công trình (thời hạn bảo hành là 12 tháng theo điều khoản bổ sung 004). Mọi vấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm đối với Tổng công ty G– Công ty TNHH đã được Tổng công ty B ủy quyền cho Công ty Bảo V Phú Thọ thực hiện theo nội dung tại giấy ủy quyền số: 3488/UQ-BHBV ngày 19/10/2015. Phía Tổng công ty G– Công ty TNHH đã thanh toán đầy đủ số tiền bảo hiểm cho công ty bảo V Phú Thọ.

Xét về các hợp đồng trên, về hình T, nội dung và các điều khoản, chữ ký trong hợp đồng đã được các bên thừa nhận, người tham gia ký kết các hợp đồng đều có thẩm quyền theo phát luật quy định đây là căn cứ để xác lập quyền và nghĩa vụ đối với các bên.

[2.2]. Về sự kiện bảo hiểm, phạm vi giá trị bảo hiểm, và ý kiến của các đương sự.

[2.2.1]. về sự kiện bảo hiểm: Các đương sự đều thừa nhận từ ngày 10/10/2017 đến ngày 14/10/2017, do ảnh hưởng của Cn bão số 10 năm 2017, tại địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ xảy ra hiện tượng mưa lớn kéo dài dẫn đến tình trạng lũ quét gây hư hỏng cho các hạng mục công trình: Sạt trượt taluy D, taluy âm, trôi xói lớp mặt đường, trôi xói các rọ đá tại các vị trí mặt tràn của các tuyến đường lâm nghiệp của công ty lâm nghiệp Xuân Đài, công ty lâm nghiệp Tam Sơn tại huyện T, tỉnh Phú Thọ là các tuyến đường thuộc đối tượng được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm số PTI.D01.CAR.15.HD28. Đây là sự kiện không phải chứng minh theo quy định tại điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự.

[2.2.2]. Về phạm vi giá trị bảo hiểm: Theo báo cáo giám định ngày 28/10/2017, đơn vị giám định Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B đã căn cứ vào các văn bản, xác định mức tổn thất sơ bộ mà Tổng công ty G– Công ty TNHH phải chịu sau sự cố mưa bão là 2.300.000.000đ và đưa ra mức dự kiến bồi thường với thiệt hại này với số tiền là 1.700.000.000đ. Trong đó, thiệt hại của công trình tuyến đường lâm nghiệp Xuân Đài – Tổng công ty G– Công ty TNHH do Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T thi công thiệt hại thực tế là: 333.287.000 đồng; thiệt hại công trình tuyến đường lâm nghiệp Tam Sơn – Tổng công ty G– Công ty TNHH (Tuyến suối Nách) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P thi công: thiệt hại thực tế là 1.116.082.000 đồng;

thiệt hại công trình tuyến đường lâm nghiệp Tam Sơn – Tổng công ty G– Công ty TNHH (Tuyến suối Vền) do Cổ phần thương mại xây dựng N T thi công: thiệt hại thực tế là 543.618.000 đồng. Như vậy, thiệt hại công trình xây dựng của Tổng công ty G– Công ty TNHH (Các tuyến đường lâm nghiệp của các Công ty lâm nghiệp Xuân Đài và Công ty lâm nghiệp Tam Sơn do Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên P) trong phạm vi giá trị được bảo hiểm.

[2.2.3]. Xét kháng cáo của Tổng công ty B, ý kiến của các đương sự trong vụ án hội đồng xét xử nhận thấy:

+ Đối với thiệt hại tuyến đường lâm nghiệp Xuân Đài – Tổng công ty G– Công ty TNHH do Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T thi công thiệt hại thực tế là 333.287.000 đồng. Tuyến đường này đã được bàn giao và đưa vào sử dụng trước khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, tuy tuyến đường này còn trong thời hạn bảo hành nhưng đối chiếu Quy tắc bảo hiểm và Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng “sau khi mọi phần của công trình được bảo hiểm đã được bàn giao và đưa vào sử dụng thì trách nhiệm của Tổng công ty B sẽ chấm dứt với phần đó” và theo Điều khoản bổ sung 004 bảo hiểm bảo hành mở rộng "Trên C sở tuân thủ các nội dung của Hợp đồng bảo hiểm này và Người được bảo hiểm đã trả một khoản phí bổ sung theo T thuận, các bên T thuận và xác nhận rằng Hợp đồng bảo hiểm sẽ được mở rộng ra cho thời gian bảo hành quy định cụ thể trong điều khoản này để bảo hiểm cho tổn thất hoặc thiệt hại đối với các hạng mục công trình: Do nhà thầu được bảo hiểm gây ra khi tiến hành công tác bảo hành theo quy định của hợp đồng xây lắp hoặc phát sinh trong thời gian bảo hành mà những tổn thất hoặc thiệt hại này đã xảy ra trong giai đoạn xây dựng/ lắp đặt, trước khi các hạng mục bị tổn thất hoặc thiệt hại được cấp giấy chứng nhận hoàn thành" thì tuyến đường Lâm nghiệp Xuân Đài không thuộc phạm vi bảo hiểm nên Tòa án cấp sơ thẩm không buộc Tổng công ty B bồi thường cho Tổng công ty G– Công ty TNHH là có căn cứ.

+ Đối với tuyến đường Công ty lâm nghiệp Tam Sơn, thuộc Tổng công ty G– Công ty TNHH tại T, Phú Thọ là các tuyến đường thuộc đối tượng được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm số: PTI.D01.CAR.15.HD28, tuyến đường này chưa được bàn giao, đưa vào sử dụng nên vẫn trong thời hạn bảo hiểm, do sự kiện bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho công trình tuyến này cụ thể “Sạt lở mái taluy âm và taluy D của các tuyến đường, trôi xói lớp mặt đường, trôi xói các rọ đá tại các vị trí mặt tràn...”. Sau khi xảy ra sự cố, ngày 20/10/2017 Tổng công ty G– Công ty TNHH đã tiến hành gửi thông báo sự cố bảo hiểm xây dựng và thư khiếu nại đến Tổng công ty B. Phía Tổng công ty B đã thuê Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B giám định thiệt hại và theo báo cáo của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B thì chi phí thiệt hại công trình tuyến đường lâm nghiệp Tam Sơn – Tổng công ty G– Công ty TNHH (Tuyến suối Nách) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P thi công: Thiệt hại thực tế là 1.116.082.000 đồng và thiệt hại công trình tuyến đường lâm nghiệp Tam Sơn – Tổng công ty G– Công ty TNHH (Tuyến suối Vền) do Cổ phần thương mại xây dựng N T thi công: thiệt hại thực tế là 543.618.000 đồng. Như vậy, thiệt hại tuyến đường Lâm Nghiệp Tam Sơn là thiệt hại thực tế, do yếu tố khách quan mang lại, thiệt hại này trong thời hạn bảo hiểm và thuộc phạm vi bảo hiểm nên căn cứ vào khoản 1.1 Điều 1 Hợp đồng bảo hiểm số: PTI.D01.CAR.15.HD28 "Nếu trong thời hạn bảo hiểm, bất kỳ một hạng mục nào của Dự án "Hỗ trợ đầu tư đường ranh phòng chống cháy rừng cấp bách gắn với đường lâm nghiệp khu vực rừng nguyên liệu giấy Phú Thọ và Vĩnh Phúc hay bất kỳ bộ phận nào của hạng mục đó bị tổn thất vật chất bất ngờ và không lường trước được do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra không thuộc điểm loại trừ quy định trong Quy tắc bảo hiểm tới mức cần thiết phải sửa chữa hoặc thay thế thì bên B có trách nhiệm bồi thường cho bên A bằng cách trả tiền, sửa chữa hoặc thay thế" và Điều 7 Hợp đồng bảo hiểm số PTI.D01.CAR.15.HD28: "…Trường hợp các khối lượng công việc hoặc công trình bị hư hỏng có thể sửa chữa được thì bên B sẽ bồi thường chi phí sửa chữa, nhằm khôi phục phần bị tổn thất trở lại trạng thái như trước xảy ra tổn thất" Tòa án cấp sơ thẩm buộc Tổng công ty B bồi thường là có căn cứ.

Phía Tổng công ty B cho rằng chi phí khắc phục hạng mục taluy D, taluy âm và khối lượng đất đá mặt đường của công trình bị xói trôi là chi phí dọn dẹp vì người được bảo hiểm không mua bảo hiểm chi phí dọn dẹp hiện trường nên không được bồi thường. Nhưng Tổng công ty B cũng không đưa ra được tài liệu, chứng cứ nào chứng minh trong các hợp đồng bảo hiểm xây dựng tương tự khác có điều khoản bảo hiểm cho hạng mục chi phí dọn dẹp, hơn nữa trong quá trình giải quyết vụ án Tổng công ty B đã có nhiều văn bản giải thích vấn đề này nhưng việc giải thích như vậy là không phù hợp với quy định của luật kinh doanh bảo hiểm cũng như các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm mà các bên đã ký kết. Xét thấy: Bất cứ công trình xây dựng nào trước và sau khi sửa chữa cũng phải loại bỏ những chướng ngại vật để thực hiện việc thi công, sửa chữa và khôi phục phần bị tổn thất trở lại trạng thái ban đầu và đó là một khâu quan trọng để tạo ra một công trình hoàn chỉnh. Do vậy, chi phí mà phía bảo hiểm cho là chi phí dọn dẹp thực chất là chi phí cần thiết để thực hiện việc sửa chữa và khắc phục hậu quả sau thiệt hại nhằm đưa công trình xây dựng về hiện trạng ban đầu, chi phí này thuộc phạm vi được bảo hiểm nên phía Tổng công ty B phải bồi thường đối với các chi phí này là phù hợp.

Đối với số tiền 227.592.315 đồng tại chứng thư giám định ngày 07/5/2018 của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B và phụ lục hồ sơ đính kèm mà phía Tổng công ty B cho rằng đây là kết quả tính toán bồi thường cuối cùng của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B nên Tổng công ty B chỉ phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền 227.592.315 đồng. Đối với số tiền giá trị bồi thường các tuyến đường mà Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B đưa ra trước đó được xác lập trên C sở so sánh kết quả dự toán tính toán sơ bộ của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B (đối với tuyến Suối Vền) và số tiền khiếu nại của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P (đối với tuyến suối Nách). Hội đồng xét xử nhận định: mức tiền bồi thường với thiệt hại mà Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B đưa ra với số tiền là 1.700.000.000đ dựa trên mức tổn thất sơ bộ Tổng công ty G– Công ty TNHH phải chịu là 2.300.000.000đ, khi tính toán số tiền này Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B đã căn cứ vào các văn bản của Bộ Xây dựng như định mức dự toán xây dựng công trình, định mức sửa chữa, đơn giá của UBND tỉnh Phú Thọ phù hợp với thực tế thiệt hại xảy ra, còn số tiền tổng công ty B đưa ra tại chứng thư giám định ngày 07/5/2018 của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giám định, định giá và dịch vụ kỹ thuật B và phụ lục hồ sơ đính kèm không phù hợp với thực tế thiệt hại xảy ra nên không có C sở để chấp nhận.

Đối với yêu cầu của Tổng công ty G– Công ty TNHH đề nghị Tổng công ty B bồi thường trực tiếp cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P và Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T. Hai công ty này cũng nhất trí tiếp nhận yêu cầu này, tại phiên tòa sơ thẩm phía đại diện Tổng công ty B cũng nhất trí nên Tòa án cấp sơ thẩm buộc Tổng công ty B bồi thường trực tiếp cho Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P là phù hợp với quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T giữ nguyên quan điểm đề nghị Tổng công ty B bồi thường số tiền 543.618.000đ, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P cho rằng thiệt hại thực tế là 1.116.082.000 đồng nhưng giữ nguyên quan điểm đề nghị Tổng công ty B bồi thường số tiền 808.980.000đ. Theo mức khấu trừ của mỗi sự cố là 10.000.000đ nên cần buộc Tổng công ty B bồi thường thiệt hại đối với tuyến đường đang thi công (Tuối Suối Vền - Công ty lâm nghiệp Tam Sơn) do Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T thi công là 543.618.000 đồng - 5.000.000đ = 538.618.000đ; tuyến đường lâm nghiệp Tam Sơn (Tuyến suối Nách) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P thi công là 808.980.000 đ - 5.000.000đ = 803.980.000 đồng như Tòa án cấp sơ thẩm là phù hợp với quy định của pháp luật.

Về lãi xuất chậm thanh toán: Phía Tổng công ty B không nhất trí như Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên vì giữa Tổng công ty G– Công ty TNHH, Công ty Cổ phần thương mại xây dựng N T; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên P và Tổng công ty B từ ngày 22/5/2018 đến ngày 31/12/2019 chưa thống nhất về giá trị bồi thường cuối cùng và thời hạn chi trả số tiền bồi thường nên không có C sở để xác định Tổng công ty B phải chi trả lãi suất chậm trả thanh toán. Xét thấy, Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào công văn thông báo giải quyết bồi thường số: 4945/BHBV – GĐBTTSKT ngày 22/5/2018 của Tổng công ty B đồng ý bồi thường với số tiền là 277.592.315đ. Như vậy việc xác định thời điểm để tính lãi suất của cấp sơ thẩm là có C sở vì theo công văn thông báo này thì Tổng công ty B đã đồng ý bồi thường. Nhưng do có tranh chấp về số tiền bồi thường các bên không thống nhất được nên mới phát sinh vụ án; Việc tính mức lãi suất cấp sơ thẩm đã áp dụng án lệ số: 09/2016/AL được hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/10/2016 và được công bố theo quyết định số: 698/QĐ – CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường để xác định lãi suất chậm thanh toán là đúng quy định của pháp luật.

Đối với đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm đề nghị sửa một phần bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 09/2020/KDTM – ST ngày 03/01/2020 của Tòa án nhân dân thành phố V về phần nghĩa vụ chậm thi hành án, đề nghị áp dụng điểm a khoản 1 Điều 13 nghị quyết số: 01/2019/NQ – HĐTP ngày 11/01/2019. Hội đồng xét xử nhận định: Đối với nghĩa vụ chậm thi hành án thì cách tuyên của Tòa án cấp sơ thẩm là chưa chính xác nên cần điều chỉnh lại cho phù hợp, Kiểm sát viên đề nghị áp dụng điểm a khoản 1 điều 13 nghị quyết này nhưng hội đồng xét xử nhận thấy trong hợp đồng bảo hiểm các bên không T thuận về việc trả lãi, nên cần áp dụng điểm b khoản 1 Điều 13 nghị quyết số: 01/2019/NQ – HĐTP ngày 11/01/2019 để tuyên phần nghĩa vụ chậm thi hành án là phù hợp.

Từ những căn cứ trên, kháng cáo của Tổng công ty B không có C sở để chấp nhận, không có căn cứ để hủy bản án sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm sửa một phần bản án sơ thẩm về nghĩa vụ chậm thi hành án.

[2.3]. Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: Tòa án cấp sơ thẩm buộc Tổng công ty B phải chịu án phí kinh doanh thương mại là phù hợp nên chấp nhận.

[2.4]. Về án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án cấp sơ thẩm bị kháng cáo và phần kháng cáo của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt có liên quan đến phần án, quyết định phải sửa nên Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

[1]. Căn cứ vào khoản 2 Điều 308; Điều 309 Bộ Luật tố tụng dân sự. Sửa một phần bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 09/2020/KDTM – ST ngày 03/01/2020 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Phú Thọ về nghĩa vụ chậm thi hành án.

Căn cứ khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39, điểm b khoản 1 Điều 40, khoản 1 Điều 147, khoản 2 Điều 148, Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 12, 13, 17, 18, 29, 30, 46, 47 Luật kinh doanh bảo hiểm; khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014; Điều 306 Luật thương mại năm 2005; Án lệ số 09/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 01/2019/NQ – HĐTP ngày 11/01/2019; khoản 2, 4 Điều 26; khoản 2 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016.

Xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Tổng công ty G– Công ty TNHH và chấp nhận yêu cầu độc lập của Công ty cổ phần thương mại xây dựng N T và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên P.

+ Buộc Tổng công ty B phải bồi thường thiệt hại cho Công ty cổ phần thương mại xây dựng N T tổng số tiền là 606.094.805đ (Sáu trăm linh sáu triệu không trăm chín mươi tư nghìn tám trăm linh năm đồng).

+ Buộc Tổng công ty B phải bồi thường thiệt hại cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên P tổng số tiền là 985.305.024 (Chín trăm tám mươi lăm triệu ba trăm linh năm nghìn không trăm hai tư đồng).

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp C quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

[2]. Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: Tổng công ty B phải chịu 59.741.994đ (Năm mươi chín triệu bảy trăm bốn mươi mốt nghìn chín trăm chín mươi tư đồng). Tổng công ty G– Công ty TNHH phải chịu án phí 17.870.100đ (Mười bảy triệu tám trăm bảy mươi nghìn một trăm đồng). Xác nhận Tổng công ty G– Công ty TNHH đã nộp 31.500.000đ (Ba mươi mốt triệu năm trăm nghìn đồng) theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số: 0002987 ngày 21/01/2019 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố V, tỉnh Phú Thọ. Hoàn trả cho Tổng công ty G– Công ty TNHH số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 13.629.900 đ (Mười ba triệu sáu trăm hai chín nghìn chín trăm đồng). Hoàn trả lại cho Công ty cổ phần thương mại xây dựng N T số tiền tạm ứng án phí là 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số: 0000340 ngày 15/8/2019 của chi cục thi hành án dân sự thành phố V. Hoàn trả lại cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên P số tiền tạm ứng án phí là 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 0000339 ngày 15/8/2019 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố V.

[3]. Về án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Tổng công ty B không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Hoàn lãi cho Tổng công ty Bảo hiểm B số tiền tạm ứng, án phí phúc thẩm đã nộp là 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án số: 0000780 ngày 21 tháng 01 năm 2020 tại chi cục thi hành án dân sự thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án, hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại điều 6, điều 7 và điều 9 Luật thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị Viện kiểm sát kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

424
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 02/2020/KDTM-PT ngày 26/05/2020 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xây dựng

Số hiệu:02/2020/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Phú Thọ
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 26/05/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về