Bản án  02/2019/HS-ST ngày 23/01/2019 về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN K, TỈNH NINH BÌNH

BẢN ÁN  02/2019/HS-ST NGÀY 23/01/2019 VỀ TỘI TỔ CHỨC CHO NGƯỜI KHÁC TRỐN ĐI NƯỚC NGOÀI TRÁI PHÉP

Ngày 23 tháng 01 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Ninh Bình xét xử công khai vụ án hình sự thụ lý số: 58/2018/TLST-HS ngày 06 tháng 12 năm 2018 theo Quyết đ ịnh đưa vụ án ra xét xử số: 01/2019/QĐXXST-HS ngày 10 tháng 01 năm 2019 đối với bị cáo: Họ và tên: Phạm Văn H, sinh năm: 1984; Giới tính: Nam; Nơi sinh: Huyện K, tỉnh Ninh Bình; Nơi ĐKHKTT và cư trú hiện nay: xóm 7C, xã C, huyện K, tỉnh Ninh Bình; Trình độ văn hoá: 6/12; Nghề nghiệp : Lao động tự do; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Thiên chúa giáo.

Bố đẻ: Phạm Văn D, sinh năm 1949; Mẹ đẻ: Trần Thị X, sinh năm1952; bố mẹ đều trú tại xóm  7C, xã C, huyện K, tỉnh Ninh Bình; Vợ: Lại Thị D1, sinh năm 1982; trú tại: xóm 7C, xã C, huyện K, tỉnh Ninh Bình; Con: có 02 con. Gia đình có 8 anh chị em, bị can là con thứ 7.

Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 16/8/2018 tại Trại tạm giam Công an tỉnh Ninh Bình. Có mặt tại phiên tòa.

- Người bào chữa cho bị cáo H: Ông Phạm Văn Sỹ, Trợ giúp viên Pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình. Có mặt.

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

+ Chị Lại Thị D1, s inh năm 1982; trú tại: xóm 7C, xã C, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Có mặt.

+ Chị Phan Thị N, sinh năm 1990; trú tại: xóm 9, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Có mặt.

+ Chị Phạm Thị M, sinh năm 1980; trú tại: xóm 11, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Vắng mặt

+ Anh Lê Văn H1, sinh năm 1977; trú tại: xóm 11, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Vắng mặt

+ Chị Phan Thị L, sinh năm 1962; trú tại: xóm M, xã K, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Có mặt.

+ Chị Trần Thị T, sinh năm 1993; trú tại: xóm M, xã K, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Vắng mặt

+ Anh Lại Văn T1, sinh năm 1995; trú tại: xóm M, xã K, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Vắng mặt

+ Anh Nguyễn Văn H2, sinh năm 1987; trú tại: xóm M, xã K, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng tháng 6/2016, Phạm Văn H lên khu vực bến xe G iáp Bát, thành phố Hà Nội làm bốc vác thuê có quen biết với người đàn ông tên N1 quê ở Bắc Giang (không rõ địa chỉ). N1 rủ H sang Trung Quốc chặt mía lương khoảng 10.000.000đ/1 tháng, được chủ lo nơi ở, ăn uống tự túc. Nếu muốn đi thì về rủ thêm vài người nữa cho đủ một tổ, N1 sẽ bố trí người đón ở biên giới, chi phí đi khoảng 1.000.000đ/ 1 người và không phải làm giấy tờ gì. H đồng ý. Sau đó, H về nhà ở huyện K, tỉnh Ninh Bình gặp và rủ thêm 08 người nữa cùng vượt biến trái phép sang Trung Quố c gồm: Lại Thị D1 (vợ H); Phan Thị L (mẹ vợ H), Lại Văn T1 (em vợ H), Trần Thị T (cháu ruột H) và Nguyễn Văn H2 ( là chồng T) , Phan Thị N ( em họ H) , Phan Thị M (em họ H) và Lê Văn H1 (chồng M). Do không có công việc ổn định và tin tưởng H nên những người này đều đồng ý đi sang Trung Quốc làm công nhân chặt mía theo hướng dẫn của H. Trước khi đi Trung Quốc một ngày, H dùng điện thoại nhãn hiệu MASSTEL của vợ gọi đ iện thông báo cho tất cả mọi người là sẽ bắt xe buýt đi lên thành phố Ninh Bình. H hẹn với L, T1, T, H2 là khoảng 7 giờ 30 phút có mặt ở cầu Ông Đễ, xã K, còn nhóm N, M, H1 thì khoảng 8 giờ có mặt ở cầu Cà Mâu, xã Đ để cùng nhau bắt xe buýt. Sau khi chuẩn bị xong, H gọ i điện cho N1 thông báo là đã tìm được người, N1 bảo với H cứ đi lên khu vực ngã tư Mỹ Sơn, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn sẽ có người dẫn đường.

Khoảng 7 giờ sáng hôm sau (trong tháng 6/2016), H và D1 bắt xe buýt đi lên thành phố Ninh Bình, trên đường đ i H đón những người còn lại ở điểm hẹn. Khi tất cả mọ i người đã lên xe buýt và đ i đến khu vực cầu L im, thành phố Ninh Bình thì H bảo mọi người xuống xe, tiếp tục bắt xe khách đi lên Lạng Sơn. Tiền xe buýt và xe khách đi lại mọi người tự chi trả. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, khi đi đến ngã tư Mỹ Sơn, thành phố Lạng Sơn, H gọi điện cho N1 thông báo là đã đưa mọi người đến nơi, N1 nói sẽ bố trí người đến đón. Một lúc sau có 02 xe ô tô (loại 5 chỗ ngồi) đến đón nhóm của H đến một khu chợ, tại đây H thu của L, T1, H2, T, N, M, H1 mỗi người 1.000.000đ là tiền chi phí đi sang Trung Quốc, cộng thêm 2.000.000đ của vợ chồng H là được 9.000.000đ, rồi mang ra quán tạp hóa gần đó đổi hết sang tiền Trung Quốc được 2.700 nhân dân tệ (1 nhân dân tệ = 3.300 Việt Nam đồng). Sau đó mọi người lại lên xe ô tô đi đến một ngôi nhà ven biên giới gặp một người đàn ông không rõ tên tuổ i, địa chỉ. H đưa cho người này 2.700 nhân dân tệ để ông ta dẫn đường đưa H và 8 người còn lại đi bộ theo đường mòn ven đồi từ khu vực Chi Ma, Lạng Sơn sang Trung Quốc. Quá trình vượt biến, nhóm của H không bị các cơ quan chức năng phát hiện, không phải xuất trình giấy tờ gì. Khi sang đến đ ịa phận Trung Quốc, có một chiếc xe ô tô loại 16 chỗ ngồ i chờ sẵn để đón và đưa nhóm của H tới nhà một người phụ nữ tên M1 (quê Thanh Hóa lấy chồng bên Trung Quốc). Sau khi nghỉ ngơi, ăn uống ở đây một đ êm, sáng hôm sau, M1 bố trí xe ô tô đưa nhóm của H đi đến một nông trường thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và sắp xếp công việc, nơi ăn ở cho từng người. Quá trình làm công nhân chặt mía được khoảng 30 ngày thì H và 8 người cùng đi bị công an Trung Quốc bắt, tịch thu đồ đạc, giam 42 ngày. Sau đó, bị đuổi về Việt Nam bằng đường đồi không qua cơ quan chức năng nào của Việt Nam.

Tại bản cáo trạng số 63/KSĐT ngày 05 tháng 12 năm 2018 Viện kiểm sát nhân dân huyện K, tỉnh Ninh Bình đã truy tố Phạm Văn H về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” theo khoản 1 điều 275 Bộ luật hình sự.

Tại phiên tòa đại d iện Viện kiểm sát nhân dân huyện K đề nghị Hội đồng xét xử:

- Tuyên bố bị cáo Phạm Văn H phạm tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”

- Áp dụng: khoản 1 điều 275; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999. Xử phạt bị cáo từ 24 đến 30 tháng tù thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giam 16/8/2018.

- Căn cứ khoản 2 điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015Nghị quyết 326/2016/UBTVQH buộc bị cáo phải nộp án phí Hình sự sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung của vụ án, căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Tại phiên tòa bị cáo Phạm Văn H khai nhận toàn bộ hành vi tổ chức cho 08 người sang Trung Quốc làm thuê cho người Trung Quốc như cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện K đã truy tố bị cáo. Lời nhận tội của bị cáo phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án như: bản tường trình của bị cáo; lời khai của những người được H tổ chức đưa sang Trung Quốc; như vậy đã có đủ căn cứ xác định: Qua quen b iết người tên là N1 tại tỉnh Bắc Giang được biết sang làm thuê cho chủ người Trung Quốc có thu nhập cao; Phạm Văn H đã về tìm và tổ chức cho 08 người cả H là 09 người là những người có quan hệ họ hàng với H đi làm thuê. Khi đưa người sang Trung Quốc, theo sự hướng dẫn của N1, H được một người đàn ông không rõ tên tuổ i, địa chỉ dẫn đường và phải nộp cho người đàn ông này 09 triệu đồng tương đương 2.700 nhân dân tệ để ông ta đưa H và 08 người còn lại đi bộ theo đường mòn ven đồi từ khu vực Chi Ma, Lạng Sơn vượt biến giới sang Trung Quốc mà không làm giấy thông hành xuất nhập cảnh theo quy định của nhà nước .

[2] Bị cáo là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, bị cáo biết rõ việc tổ chức người khác ra nước ngoài khi không được phép của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm pháp luật; bị cáo cũng biết việc tổ chức xuất khẩu lao động phải do các cơ quan tổ chức được nhà nước cấp phép thực hiện. Tuy nhiên chỉ vì suy nghĩ đi làm có thu nhập cao; bất chấp quy định của nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh cũng như quy đ ịnh của nhà nước về xuất khẩu lao động; bị cáo đã tổ chức cho 08 người trốn ra nước ngoài lao động bất hợp pháp ; đã xâm phạm đến hoạt động quản lý hành chính về lĩnh vực xuất nhập cảnh, xâm hại đến trật tự về an ninh biến giới. Hành vi của bị cáo đã cấu thành tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” quy đ ịnh tại Điều 275 của Bộ luật hình sự 1999 ( điều 349 Bộ luật hình sự năm 2015).

[3] Hành vi tổ chức người khác trốn ra nước ngoài của bị cáo được thực hiện vào năm 2016 trước khi bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực; theo quy định tại điều 275 của Bộ luật hình sự 1999 thì hành vi của bị cáo thuộc khoản 1, khung hình phạt từ 2 đến 07 năm tù; theo quy định tại Điều 349 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hành vi của bị cáo thuộc khoản 2, có khung hình phạt từ 05 đến 10 năm tù mức hình phạt cao hơn; Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 2 Nghị quyết số 41/2016/QH14 ngày 20 tháng 06 năm 2017 của Quốc hội để áp dụng khoản 1 điều 275 Bộ luật hình sự 1999 xử lý có lợi cho bị cáo theo quy định.

[4] Xét tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo cần áp dụng hình phạt tù, buộc bị cáo phải cách ly khỏi xã Hội một thời gian nhất đ ịnh, có như vậy mới cải tạo giáo dục bị cáo trở thành người lương thiện biết chấp hành pháp luật, đồng thời góp phần đấu tranh phòng chống đối với loại tội phạm này đang xảy ra rất phức tạp trên địa bàn cả nước nói chung và tại tỉnh Ninh Bình nói riêng.

[5] Khi xem xét mức hình phạt đối với bị cáo, Hội đồng xét xử thấy rằng: Mục đích của bị cáo tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài cùng với bị cáo là để được hưởng khoản tiền công lao động cao thuần túy mục đích kinh tế không vì động cơ mục đích nào khác ; những người được bị cáo tổ chức trốn ra nước ngoài đều là người có quan hệ họ hàng với bị cáo có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Sau một thời gian làm thuê ở Trung Quốc toàn bộ 08 người mà bị cáo đưa sang Trung Quốc và bị cáo đều đã trở về. Những người được bị cáo tổ chức trốn ra nước ngoài đều đề nghị xin giảm nhẹ cho bị cáo vì bị cáo mục đích chính giúp họ hàng có công việc và thu nhập cao không được lợi gì riêng trong việc đưa họ ra nước ngoài làm thuê. Trong quá trình điều tra vụ án cũng như tại phiên tòa bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại đ iể m p khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm s khoản 1 điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015); bị cáo là con của người có công với cách mạng, gia đình bị cáo là hộ cận nghèo là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999. (khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015); Là căn cứ để Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo khi lượng hình phạt.

[6] Về hành vi xuất nhập cảnh trái phép của những người Lại Thị D1 (vợ H); Phan Thị L (mẹ vợ H), Lại Văn T1 (em vợ H), Trần Thị T (cháu ruột H), Nguyễn Văn H2 ( chồng T) , Phan Thị N ( em họ H) ; Phan Thị M (em họ H) và Lê Văn H1 ( chồng M) thực hiện từ tháng 6/2016 đến khi bị phát hiện tháng 8/2018 đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với họ. Tuy nhiên những người này chưa thực hiện đúng nghĩa vụ công dân cần nhắc nhở họ thực hiện tốt nghĩa vụ công dân của mình tránh vi phạm tiếp theo.

[7] Trong vụ án này còn có người tên N1 và M1 cùng một số đối tượng đã cùng bị cáo đưa người sang Trung Quốc ; tuy nhiên bị cáo và những người có quyền lợi liên quan không biết tên tuổi đ ịa chỉ của các đối tượng; mặc dù cơ quan điều tra đã xác minh nhưng không có kết quả xử lý các đối tượng trên nên Hội đồng xét xử không xem xét.

[8] Về trách nhiệm dân sự: những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không yêu cầu bị cáo phải bồi thường gì nên Hội đồng xét xử không xem xét về vấn đề này.

[9] Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định tại điều 135, 136 Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14; bị cáo, người bào chữa, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

[10] Về hành vi , Quyết đ ịnh tố tụng của điều tra viên cơ quan điều tra Công an tỉnh Ninh Bình và Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân huyện K, trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự. Bị cáo và người tham gia tố tụng không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng do đã thực hiện đúng quy định.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ: Khoản 1 điều 275 Bộ luật hình sự năm 1999; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999.

1.Tuyên bố: Bị cáo Phạm Văn H phạm tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” .

2. Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn H 24 ( hai mươi bốn ) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày tạm giam 16/8/2018.

3. Án phí: Căn cứ khoản 1 điều 135; khoản 2 Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị Quyết 326/2016/NQUBTVQH14: Buộc bị cáo Phạm Văn H phải nộp 200.000đ án phí Hình sự sơ thẩm.

Trong trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người phải thi hành án dân sự có quyền tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy đ ịnh tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự.

Án xử sơ thẩm công khai, bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt, có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết theo quy định.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

528
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án  02/2019/HS-ST ngày 23/01/2019 về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép

Số hiệu:02/2019/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Kim Sơn - Ninh Bình
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 23/01/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về