Bản án 01/2017/KDTM-ST ngày 15/09/2017 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN NAM SÁCH - TỈNH HẢI DƯƠNG

BẢN ÁN 01/2017/KDTM-ST NGÀY 15/09/2017 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Ngày 15 tháng 9 năm 2017, tại trụ sở, Toà án nhân dân huyện Nam Sách xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 03/2017/TLST-KDTM ngày 19 tháng5 năm 2017 về “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 01/2017/QĐXXST-KDTM ngày 18 tháng 8 năm 2017, Quyết định hoãn phiên tòa số 01/2017/QĐST-KDTM ngày 08/9/2017, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn:  Tổng công ty vật liệu xây dựng A;

Địa chỉ trụ sở: Tầng 15, Sailing Tower, 111A P, phường B, thành phố HồChí Minh.

Đi diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Quang T - Tổng giám đốc.

Đi diện theo ủy quyền của ông T:

+ Ông Nguyễn Văn L, sinh năm 1979 - Nhân viên phòng pháp chế;

Địa chỉ: Tầng 15, Sailing Tower, 111A P, phường B, thành phố Hồ ChíMinh; vắng mặt.

+ Ông Nguyễn Hồng P, sinh năm 1978 - Nhân viên phòng kinh doanh;

Địa chỉ: Phòng 602, tầng 6, Tòa nhà V, số 39A đường N, phường H, quận H, thành phố Hà Nội; có mặt. (Văn bản ủy quyền số 386/TCT-TM ngày 04 tháng 4 năm 2017).

- Bị đơn: Công ty cổ phần bê tông ly tâm V;

Địa chỉ trụ sở: Thôn T, xã Đ, huyện N, tỉnh H.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Hà Quang S - Giám đốc.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Ngọc Q, sinh năm 1993;

Địa chỉ: Thôn T, xã Đ, huyện N, tỉnh Hải Dương; vắng mặt. (Văn bản ủy quyền số 255/UQ-BTLT ngày 07 tháng 8 năm 2017).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 05/4/2017 và các lời khai có trong hồ sơ vụ án, nguyên đơn Tổng công ty vật liệu xây dựng A – công ty cổ phần trình bày:

Chi nhánh tổng công ty vật liệu xây dựng A – công ty cổ phần (gọi tắt là công ty F) và Công ty cổ phần bê tông ly tâm V (gọi tắt là công ty V) có ký hợp đồng kinh tế mua bán số 62/2013/FicoHN ngày 04/11/2013, theo đó Công ty V là bên mua; công ty F là bên bán; đối tượng mua bán là thép dự ứng lực đường kính7.1mm, 9.0mm với đơn giá là 18.200.000 đồng/tấn bao gồm thuế VAT, phí vận chuyển đến nhà máy và không bao gồm phí bốc xếp xuống; dung sai giao hàng: +/-10%; về phương thức giao hàng: Hàng được giao theo Etiket, thời gian giao hàng: Hàng được giao trong vòng 04 ngày kể từ ngày nhận được Tín thư bảo lãnh thanh toán; về phương thức thanh toán bằng chuyển khoản; về thời hạn thanh toán bên mua thanh toán 100% trị giá lô hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận bằng hình thức Tín thư bảo lãnh do ngân hàng của bên mua phát hành và được bên bán chấp nhận, bảo lãnh thanh toán trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày phát hành. Trong trường hợp quá thời hạn thanh toán mà bên mua chưa thanh toán thì phải chịu tiền lãi nợ quá hạn phát sinh trên số tiền gốc quá hạn tương ứng với thời gian quá hạn, cụ thể: Lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng BIDV đối với bên A vào thời điểm hai bên ký hợp đồng x 150%. Ngoài ra trong hợp đồng còn có các điều khoản về nghĩa vụ trách nhiệm của các bên.

Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế mua bán số 62/2013/FicoHN ngày04/11/2013, công ty F đã nhiều lần giao hàng cho công ty V và theo đúng như hoá đơn giá trị gia tăng. Tổng giá trị hàng đã bán là 751.896.393 đồng, tuy nhiên công ty V mới thanh toán cho công ty F số tiền là 49.991.328 đồng. Như vậy, công ty V còn nợ 701.905.065 đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng hai bên đã nhiều lần đối chiếu và ký biên bản chốt công nợ. Đến nay, công ty F yêu cầu công ty V phải thanh toán toàn bộ nợ gốc là 701.905.065 đồng và tiền lãi phát sinh do vi phạm nghĩa vụ thanh toán 311.007.763 đồng. Tổng cộng là 1.012.912.828 đồng.

Theo các lời khai có trong hồ sơ vụ án, đại diện bị đơn công ty V xác định: Ngày 04/11/2013, công ty V và công ty F có ký hợp đồng mua bán số62/2013/FicoHN, đối tượng mua bán là thép dự ứng lực. Về đối tượng, giá cả, hình thức thanh toán và các điều khoản khác của hợp đồng đúng như trình bày của phía nguyên đơn. Việc thực hiện hợp đồng như thế nào thì Ban lãnh đạo mới của công ty V không lắm được cụ thể, vì có sự thay đổi Giám đốc công ty. Tuy nhiên theo sổ sách kế toán thể hiện phía bị đơn còn nợ nguyên đơn số tiền 751.896.393 đồng. Số nợ 751.896.393 đồng trên đã được hai bên đối chiếu công nợ nhiều lần. Công ty V đã thanh toán 49.991.328 đồng cho phía nguyên đơn. Số nợ còn lại là701.905.065 đồng. Ngoài ra, đại diện bị đơn đồng ý với mức lãi suất và cách tính lãi đối với số tiền 701.905.065 đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ là 311.007.763 đồng tính đến thời điểm khởi kiện. Tuy nhiên, công ty V đề nghị phía nguyên đơn xuất trình biên bản giao nhận hàng hóa theo hóa đơn giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán, vì ban lãnh đạo mới của công ty V không lắm được cụ thể. Nếu có căn cứ xác định công ty V còn nợ tiền hàng như yêu cầu khởi kiện, thì đề nghị phía nguyên đơn tiếp tục hợp tác, bán hàng hóa để phía bị đơn tiếp tục sản xuất và trả tiền cho nguyên đơn theo hợp đồng 62/2013/FicoHN. Ngoài ra, đề nghị Tòa án xem xét nội dung thỏa thuận của hợp đồng về việc thanh toán bằng hình thức tín thư bảo lãnh thì bên bán sẽ sử dụng Tín thư bảo lãnh trong vòng 35 ngày kể từ ngày phát hành; ngày 11/11/2013, ngân hàng g CN Q đã phát hành Tín thư bảo lãnh cho phía nguyên đơn, nên nguyên đơn đã không sử dụng Tín thư bảo lãnh để thanh toán là một phần lỗi của phía nguyên đơn.

Những nội dung đương sự đã thống nhất: Công ty V đã thanh toán49.991.328 đồng cho công ty F; Công ty V còn nợ công ty F tiền hàng còn lại là701.905.065 đồng; Thống  nhất mức lãi suất và cách tính  lãi đối  với số  tiền701.905.065 đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ là 311.007.763 đồng tính đến thời điểm khởi kiện.

Những nội dung đương sự chưa thống nhất: Các đương sự không thống nhất về phương thức thanh toán tín thư bảo lãnh ngân hàng.

Tại phiên tòa sơ thẩm:

Đại diện nguyên đơn xác định vẫn giữ nguyên lời khai có trong hồ sơ vụ án đề nghị Tòa án buộc bị đơn là công ty V trả số tiền nợ gốc là 701. 905.065 đồng và tiền lãi phát sinh do vi phạm nghĩa vụ thanh toán tính đến thời điểm ngày 15/9/2017 là 356.251.758 đồng, tổng cộng là 1.058.156.823 đồng.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Nam Sách trình bày: Quá trình thụ lý vụ án, thu thập chứng cứ, thời hạn đưa vụ án ra xét xử là đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký và nguyên đơn chấp hành đúng pháp luật tố tụng dân sự; bị đơn đã tống đạt hợp lệ Quyết định đưa vụ án ra xét xử và quyết định hoãn phiên tòa nhưng vẫn vắng mặt tại phiên tòa lần thứ hai không có lý do chính đáng, việc Tòa án xét xử vắng đại diện phía bị đơn là đúng quy định. Về quan điểm giải quyết nội dung vụ án, căn cứ các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, áp dụng Điều 24, Điều 50, khoản 1 Điều 292, Điều 306 và Điều 319 Luật Thương mại; điểm b khoản 1 Điều 162 Bộ luật Dân sự 2005; khoản 3 Điều 144, Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật phí và lệ phí 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quan điểm của VKSND huyện Nam Sách đề nghị HĐXX: Chấp nhận khởi kiện của Tổng công ty vật liệu xây dựng A – Công ty cổ phần yêu cầu Công ty cổ phần bê tông ly tâm V phải thanh toán số tiền hàng còn thiếu là 701.905.065 đồng và tiền lãi do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật. Buộc công ty cổ phần bê tông ly tâm V phải thanh toán số tiền hàng còn thiếu là 701.905.065 đồng và tiền lãi do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật cho Tổng công ty vật liệu xây dựng A – Công ty cổ phần. Về án phí: Công ty cổ phần bê tông ly tâm V phải chịu án phí sơ thẩm tranh chấp kinh doanh thương mại; Hoàn trả Tổng công ty vật liệu xây dựng A – Công ty cổ phần tiền tạm ứng án phí đã nộp.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, nghe ý kiến của nguyên đơn và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về thủ tục tố tụng: Tòa án đã tống đạt hợp lệ Quyết định đưa vụ án ra xét xử và Quyết định hoãn phiên tòa cho đại diện của Công ty cổ phần bê tông ly tâm V, tuy nhiên đại diện của phía bị đơn vắng mặt tại phiên tòa. Vì vậy, Tòa án quyết định xét xử vắng mặt đại diện Công ty cổ phần bê tông ly tâm V theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 227 và khoản 3 Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự.

[2] Công ty F và  công ty V có  ký hợp  đồng số 62/2013/FicoHN ngày04/11/2013; đối tượng mua bán là thép dự ứng lực đường kính 7.1mm, 9.0mm với đơn giá là 18.200.000 đồng/tấn bao gồm thuế VAT, phí vận chuyển đến nhà máy và không bao gồm phí bốc xếp xuống; dung sai giao hàng: +/- 10%; về phương thức giao hàng: Hàng được giao theo Etiket, thời gian giao hàng: Hàng được giao trong vòng 04 ngày kể từ ngày nhận được Tín thư bảo lãnh thanh toán; về phương thức thanh toán bằng chuyển khoản; về thời hạn thanh toán bên mua thanh toán 100% trị giá lô hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận bằng hình thức Tín thư bảo lãnh do ngân hàng của bên mua phát hành và được bên bán chấp nhận, bảo lãnh thanh toán trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày phát hành. Trong trường hợp quá thời hạn thanh toán mà bên mua chưa thanh toán thì phải chịu tiền lãi nợ quá hạn phát sinh trên số tiền gốc quá hạn tương ứng với thời gian quá hạn, cụ thể: lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng BIDV đối với bên A vào thời điểm hai bên ký hợp đồng x 150%. Ngoài ra trong hợp đồng còn có các điều khoản về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên. Căn cứ Luật doanh nghiệp, Luật thương mại xác định chủ thể, nội dung, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty F và công ty V phù hợp pháp luật và có hiệulực.

[3] Ngày 12/11/2013, công ty F và công ty V bắt đầu thực hiện hợp đồng. Hai công ty thực hiện việc giao dịch mua bán hàng lần cuối vào ngày 23/11/2013. Vào các ngày 03/10/2014, 11/12/2015, 12/01/2016 và ngày 06/6/2016 phía bị đơn đã thanh toán cho nguyên đơn tổng số tiền là 49.991.328 đồng. Vào các ngày24/8/2015, 06/10/2016, 28/10/2016, 24/3/2017 nguyên đơn có công văn yêu cầu bị đơn thanh toán nợ quá hạn và lãi nợ quá hạn phát sinh và bị đơn có công văn vào ngày 12/6/2014, ngày 15/10/2016 và ngày 30/3/2017 xác định về số nợ đối với nguyên đơn và đề nghị nguyên đơn tạo điều kiện để cho bị đơn thanh toán dần. Ngày 11/5/2017, công ty F khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện Nam Sách. Căn cứ Điều 319 Luật thương mại; Điều 149, Điều 157 Bộ luật dân sự 2015, xác định thời hiệu khởi kiện vẫn còn, Tòa án nhân dân huyện Nam Sách thụ lý, giải quyết vụ án là phù hợp pháp luật.

[4] Quá trình thực hiện hợp đồng, công ty F đã nhiều lần giao hàng (Thép dự ứng lực đường kính 7.1mm và 9.0mm) cho công ty V, cụ thể như sau: Ngày12/11/2013, giao thép dự ứng lực loại 7.1mm số lượng 4778 kg, loại 9.0mm số lượng 10.343kg, trị giá 275.202.124 đồng (xuất hóa đơn ngày 12/11/2013); ngày16/11/2013, giao thép dự ứng lực loại 7.1mm số lượng  6912kg trị giá125.798.365đồng (xuất hóa đơn ngày 16/11/2013), ngày 23/11/2013 giao thép dự ứng lực loại 9.0mm số lượng 4676kg, loại 7.1mm số  lượng 14604kg, trị giá350.895.904đồng (xuất hóa đơn ngày 23/11/2013). Tổng giá trị hàng hóa mà công ty cổ phần bê tông ly tâm V phải thanh toán là 751.896.393 đồng. Công ty V đã thanh toán cho chi nhánh tổng công ty F vào các ngày 03/10/2014 số tiền là11.123.982 đồng; ngày 11/12/2015 số tiền là 3.363.414 đồng; ngày 12/01/2016 số tiền là 16.051.446 đồng; ngày 06/6/2016 số tiền là 19.452.486 đồng. Tổng số tiền đã thanh toán  là 49.991.328 đồng.  Như vậy,  số tiền còn phải  thanh  toán  là:751.896.393 đồng - 49.991.328 đồng = 701.905.065 đồng.

[5] Đại diện phía bị đơn xác định số lượng và giá trị hàng hóa đúng như yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Đồng thời bị đơn cũng thừa nhận đến thời điểm hiện tại còn nợ số tiền hàng chưa thanh toán là 701.905.065 đồng, chưa bao gồm tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ. Quá trình chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa, phía bị đơn xác định đưa ra lý do chưa thanh toán cho phía nguyên đơn là do việc thay đổi giám đốc – người đại diện theo pháp luật của công ty và chưa thực hiện được việc bàn giao từ giám đốc cũ cho giám đốc mới, đồng thời trong thời điểm gần đây, phía bị đơn gặp khó khăn trong kinh doanh, nên đề nghị phía nguyên đơn tạo điều kiện tiếp tục thực hiện hợp đồng giao hàng hóa cho phía bị đơn để bị đơn có điều kiện trả dần cho nguyên đơn. Căn cứ vào các biên bản đối chiếu công nợ ngày 31/12/2013, ngày 31/3/2015, từ ngày 01/4/2015 đến ngày 30/6/2015 và ngày 31/3/2017 đều xác nhận về số nợ của công ty V là 701.905.065 đồng. Ngoài ra, phía nguyên đơn đã có nhiều công văn gửi cho công ty cổ phần bê tông V về việc yêu cầu thanh toán công nợ thì phía công ty cổ phần bê tông V đều xin khất nợ và có đưa ra phương án trả nợ. Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử xét thấy có căn cứ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc công ty V phải thanh toán cho công ty F số tiền hàng chưa thanh toán là 751.896.393 đồng - 49.991.328đồng = 701.905.065 đồng.

[6] Trong nội dung hợp đồng số 62/2013/FicoHN ngày 04/11/2013, công ty F và công ty V còn thỏa thuận về việc thanh toán bằng hình thức tín thư bảo lãnh, theo đó công ty V thanh toán 100% giá trị lô hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng bằng hình thức Tín thư bảo lãnh thanh toán do ngân hàng của công ty V phát hành, và được công ty F chấp nhận. Bảo lãnh thanh toán có thời hạn 35 ngày kể từ ngày phát hành. Hội đồng xét xử xét thấy đây là nội dung thỏa thuận nhằm đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của bên mua cho bên bán, hạn chế rủi ro cho công ty F khi bán hàng. Tuy nhiên, công ty F không sử dụng Tín thư bảo lãnh để thanh toán là quyền của công ty F – bên bán hàng, khi đó công ty V – bên mua hàng chậm trả tiền hàng, hoặc lâm vào tình trạng không thể thanh toán thì công ty F không thể thu hồi vốn ngay được. Thực tế, sau khi bán hàng gần 4 năm, công ty V vẫn chưa thanh toán tiền hàng cho công ty F. Do đó, công ty F không sử dụng Tín thư bảo lãnh để thanh toán không dẫn đến loại bỏ nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của bên mua là công ty V.

[7] Tổng công ty vật liệu xây dựng A - công ty cổ phần yêu cầu công ty Vphải thanh toán số tiền lãi do chậm thanh toán tính đến ngày 15/9/2017  là356.251.758 đồng. Theo khoản 3.3 điều 3 hợp đồng các bên ký kết thì trong trường hợp bên mua thanh toán chậm so với thời hạn thanh toán (sau 30 ngày kể từ ngày nhận hàng) thì sẽ phải chịu lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng BIDV vào thời điểm hai bên ký hợp đồng là 8.5%/năm x 150% = 1,063%/tháng trên số tiền chậm thanh toán của từng đợt hàng. Đại diện phía bị đơn công ty V xác định với mức tính lãi là 1,063%/tháng và thời hạn tính lãi bắt đầu từ ngày chậm thanh toán của các đợt hàng sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao hàng là phù hợp và đồng ý. Tuy nhiên, phía bị đơn đề nghị nguyên đơn xem xét không tính lãi vì hiện nay phía bị đơn kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhưng phía nguyên đơn không đồng ý. Xét thấy, có căn cứ xác định công ty V chưa thanh toán tiền hàng, vì vậy, cần buộc bị đơn phải thanh toán khoản tiền do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau 30 ngày kể từ ngày giao hàng mỗi đợt.

[8] Số tiền lãi cụ thể như sau:

Giao hàng đợt 1: Ngày 12/11/2013 là ngày giao hàng; số tiền hàng chưa thanh toán là: 275.202.124 đồng; ngày tính lãi là ngày 12/12/2013 đến ngày xét xử15/9/2017 (3 năm 9 tháng 3 ngày), lãi suất 1.063%. Do đó số tiền phạt chậm thanhtoán là  131.935.475 đồng.

Giao hàng đợt 2: Ngày 16/11/2013 là ngày giao hàng; số tiền hàng chưa thanh toán là 125.798.365 đồng, ngày tính lãi là ngày 16/12/2013 đến ngày xét xử15/9/2017 (3 năm 8 tháng 29 ngày), lãi suất 1.063%. Do đó số tiền phạt do chậmthanh toán là 60.131.073đ.

Giao hàng đợt 3: Ngày 23/11/2013 là ngày giao hàng, số tiền hàng chưa thanh toán là 350.895.904 đồng; ngày tính lãi chậm trả là ngày 23/12/2013; mức lãi là 1,063%/tháng. Đến ngày 03/10/2014 (9 tháng 10 ngày) công ty V thanh toán số tiền là: 11.123.982 đồng. Tiền phạt là 34.813.552 đồng. Tiền hàng đợt 3 còn lại là 339.771.922 đồng; đến ngày 11/12/2015 (14 tháng 8 ngày), công ty V thanh toán số tiền là: 3.363.414 đồng. Tiền phạt là 51.527.997 đồng. Tiền hàng đợt 3 còn lại là 336.408.508 đồng; đến ngày 12/01/2016 (01 tháng, 1 ngày), công ty V thanh toán số tiền là: 16.051.446 đồng. Tiền phạt là 3.695.223 đồng. Tiền hàng đợt 3 còn lại là 320.357.062 đồng; đến ngày 06/6/2016 (04 tháng 24 ngày), công ty V thanh toán số tiền là: 19.452.486 đồng. Tiền phạt là 16.345.898 đồng. Tiền hàng đợt 3 còn lại là 300.904.576 đồng; Từ ngày 06/6/2016 đến ngày xét xử 15/9/2017 (15 tháng 9 ngày), số tiền tính lãi là 300.904.576 đồng. Do đó số tiền phạt do chậm thanh toán là 48.938.819 đồng. Tổng khoản tiền lãi do bị đơn chậm thanh toán là347.388.040 đồng. Như vậy, tổng số tiền mà công ty cổ phần bê tông ly tâm V phải trả cho tổng công ty vật liệu xây dựng A - Công ty cổ phần là 701.905.065 đồng +347.388.040 đồng = 1.049.293.105 đồng.

[9] Về án phí: Áp dụng khoản 3 Điều 144, Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật phí và lệ phí 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu án phí và lệ phí Tòa án, yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn được chấp nhận nên hoàn trả tạm ứng án phí đã nộp; công ty cổ phần bê tông ly tâm V phải trả tiền cho nguyên đơn nên phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng Điều 24, Điều 50, khoản 1 Điều 292, Điều 306 và Điều 319 LuậtThương mại; Điều 149, Điều 157 Bộ luật dân sự 2015; khoản 3 Điều 144, Điều147 Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật phí và lệ phí 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Xử: Chấp nhận khởi kiện của Tổng công ty vật liệu xây dựng A - Công ty cổ phần yêu cầu Công ty cổ phần bê tông ly tâm V phải thanh toán số tiền hàng còn thiếu là 701.905.065 đồng và tiền lãi do chậm thanh toán là 347.388.040 đồng.

Buộc công ty cổ phần bê tông ly tâm V phải thanh toán số tiền hàng còn thiếu là 701.905.065 đồng và tiền lãi do chậm thanh toán đến ngày 15/9/2017 là347.388.040 đồng cho Tổng công ty vật liệu xây dựng A - Công ty cổ phần. Tổng là 1.049.293.105 đồng (làm tròn 1.049.293.000 đồng - một tỷ không trăm bốn mươi chín triệu hai trăm chín mươi ba nghìn đồng).

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Về án phí: Công ty cổ phần bê tông ly tâm V phải chịu 43.478.000 (bốn mươi ba triệu bốn trăm bảy mươi tám nghìn) đồng án phí sơ thẩm tranh chấp kinh doanh thương mại;

Tổng công ty vật liệu xây dựng A – công ty cổ phần được hoàn lại số tiền21.000.000đ tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai số  AA/2014/0000046 ngày19/5/2017 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Nam Sách.

Án xử công khai sơ thẩm, báo cho nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn biết có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; bị đơn, người đại diện hợp pháp của bị đơn vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên bán hoặc bản án được niêm yết.

Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 L uật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

852
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 01/2017/KDTM-ST ngày 15/09/2017 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Số hiệu:01/2017/KDTM-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Nam Sách - Hải Dương
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 15/09/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về