Bản án 01/2016/LĐ-ST ngày 30/09/2016 về yêu cầu thanh toán tiền trợ cấp thôi việc

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ D, TỈNH GIA LAI

BẢN ÁN 01/2016/LĐ-ST NGÀY 30/09/2016 VỀ YÊU CẦU THANH TOÁN TIỀN TRỢ CẤP THÔI VIỆC

Trong ngày 30 tháng 9 năm 2016, tại Tòa án nhân dân thành phố D, tỉnh Gia Lai xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 01/2012/TLST-LĐ ngày 10 tháng 01 năm 2012 về “Yêu cầu thanh toán tiền trợ cấp thôi việc” theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 01/2016/QĐST-LĐ ngày 26 tháng 8 năm 2016 và Quyết định hoãn phiên tòa số: 01/2016/ QĐ-HPT ngày 19/9/2016 giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ông A, sinh năm 1964;

Địa chỉ: số nhà 29 đường M, thành phố D, tỉnh Gia Lai. (Có mặt tại phiên tòa)

Người đại diện theo ủy quyền: Ông B, sinh năm 1973; Địa chỉ: số nhà 97 đường M, thành phố D, tỉnh Gia Lai (Có mặt tại phiên tòa)

Bị đơn: Công ty cổ phần GL.

Trụ sở: Số nhà 25 đường B, thành phố D, tỉnh Gia Lai.

Người đại diện theo pháp luật: Ông C – chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Người  đại diện theo ủy quyền: Bà V, sinh năm 1981. Địa chỉ: Số nhà 63 đường T, thành phố D, tỉnh Gia Lai.

Giấy ủy quyền ngày 02/7/2016. Ông T, sinh năm: 1985;

Địa chỉ: Số nhà 63 đường T, thành phố D, tỉnh Gia Lai.

Giấy ủy quyền số: 05/GUQ ngày 12/9/2016. (Vắng mặt tại phiên tòa)

NHẬN THẤY

Trong đơn khởi kiện đề ngày 07/11/2011, bản tự khai và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa hôm nay, nguyên đơn ông A trình bày:

Ông A nguyên là bộ đội thuộc quân khu 5, thời gian công tác từ tháng 9/ 1982 đến tháng 02/1987. Đến tháng  3/1987 ông A chuyển về công tác tại phòng hành chính của Công ty GK, đến tháng 3/1988.

Bắt đầu từ tháng 04/1988 đến tháng 11/1992 ông A chuyển về và công tác tại Văn phòng Sở X tỉnh Gia Lai.

Tại Quyết định số 14-QĐ ngày 16/12/1992 về việc tiếp nhận, điều động của Công ty GL đã tiếp nhận Ông A vào làm việc tại Công ty cổ phần GL (gọi tắc là Công ty) từ tháng 12/1992 đến ngày 31/7/2011.

Ngày 26/7/2011, được sự chấp thuận của ban lãnh đạo Công ty cổ phần GL giữa ông A và Công ty chấm dứt hợp đồng lao động tại Quyết định số 12-QĐ/CT ngày26/7/2011. Thời gian nghỉ việc từ ngày 01/8/2011.

Sau đó đến ngày 04/10/2011 Công ty đã ra Quyết định thu hồi quyết định số 12- QĐ/CT ngày 26/7/2011, đồng thời ra Quyết định số: 11/2011/QĐCT về việc bổ nhiệm ông A giữ chức vụ phó phòng kinh doanh tổng hợp của Công ty, nhưng ông A không đồng ý vì ông cho rằng đã chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty cổ phần GL vàongày 26/7/2011 và không đồng ý quay trở lại làm việc tại Công ty này nữa.

Vì vậy căn cứ Sổ bảo hiểm xã hội số 3896012049 mang tên ông A thì ông A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến ngày 31/12/2008 là 26 năm và 04 tháng.

Tiền lương trước khi ông nghỉ việc từ tháng 3/2011 – đến tháng 7/2011 là 4,2 và phụ cấp chức vụ là 0.2; tiền lương từ tháng 01/2010 đến tháng 02/2011 là 3,89 và phụ cấp chức vụ là 0,3.

Căn cứ Điều 48 Bộ luật lao động, ông được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: 26,5 năm x 0,5 x (4,4 x 5 + 4,19 x 1)/6 x 1.210.000đồng = 70.062.000đồng

Tại phiên tòa hôm nay ông A yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty cổ phần GL thanh toán cho ông A số tiền trợ cấp thôi việc là 70.062.000 đồng.

Ngoài ra, ông A không yêu cầu gì khác.

Người đại diện theo ủy quyền cho bị đơn trình bày tại bản tự khai và các biên bản lấy lời khai, biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải như sau:

Đại diện theo ủy quyền của Công ty cổ phần GL xác nhận, ông A là người laođộng không xác định thời hạn được Công ty nhận vào làm việc tại Công ty vào tháng 12 năm 1992; đến ngày 26/7/2011 Sau khi ra Quyết định chấm dứt Hợp đồng Lao động số 12-QĐ/TC ngày 26/7/2011 thì công ty cổ phần GL đã ra quyết định số 02/QĐ-CT ngày 04/10/2011 thu hồi quyết định trên và ra quyết định số 11/QĐ-CT ngày 04/10/2011 để bổ nhiệm ông A làm phó phòng kinh doanh tổng hợp của công ty, Công ty thông báocho ông A đến tiếp tục làm việc, nhưng ông A không đến làm việc nên Công ty đã cho ông A nghỉ theo chế độ không lương 03 tháng, hết thời hạn nêu trên ông A vẫn khôngđến làm việc nên Công ty đã ra quyết định số 19/2011/QĐ-CT ngày 23/12/2011 chấm dứt hợp đồng lao động, thời gian thôi việc tính từ ngày 23/12/2011 đối với ông A với lý do ông A tự ý bỏ việc vi phạm kỷ luật lao động của Công ty.

Công ty cổ phần GL còn tồn tại về mặt pháp lý, thực tế thì không có hoạt động kinh doanh và không có nhân sự. Vì vậy, không có tổ chức công đoàn và hoạt động công đoàn.

Với những lý do trên, Công ty không đồng ý trả trợ cấp thôi việc cho ông A vì ông A tự ý nghỉ việc thuộc trường hợp quy định tại Điều 41,Điều 43 Bộ luật lao động.

XÉT THẤY

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa  Hội đồng xét xử nhận định:

Tại Quyết định số 14-QĐ ngày 16/12/1992 về việc tiếp nhận, điều động của Công ty GL đã tiếp nhận Ông A vào làm việc tại Công ty cổ phần GL và sau đó có giữ chức vụ Phó phòng kinh doanh tổng hợp là có thật. Vì vậy, ông A là người lao động không xác định thời hạn của công ty.

Ngày 26/7/2011, Chủ tịch HĐQT Công ty đã ra Quyết định số 12-QĐ/CT về việc chấm dứt hợp động lao động đối với ông A trên cơ sở thống nhất giữa hai bên. Việc chấm dứt hợp đồng lao động này là hợp pháp vì phù hợp với khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động nên đã phát sinh nghĩa vụ thanh toán tiền trợ cấp thôi việc của Công ty đối với ông A.

Việc công ty cho rằng, ngày 04/10/2011 Công ty đã ra quyết định thu hồi Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động số 12- QĐ/CT, đồng thời ra Quyết định số11/2011/QĐCT về việc bổ nhiệm ông A giữ chức vụ Phó phòng kinh doanh tổng hợpcủa công ty nhưng ông A không đến Công ty làm việc nên được xem ông A tự ý nghỉ việc thuộc trường hợp quy định tại Điều 41,Điều 43 Bộ luật lao động, nên Công ty không đồng ý trả trợ cấp thôi việc cho ông A khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Hội đồng xét xử xét thấy căn cứ mà Công ty đưa ra không phù hợp với quy định của pháp luật, bởi việc Công ty thu hồi Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số 12- QĐ/CT và ra Quyết định 11/2011/QĐCT về việc bổ nhiệm ông A giữ chức vụ Phó phòng kinh doanh tổng hợp, đây được coi là đề nghị giao kết hợp đồng lao động mới, ông A có quyền chấp nhận hoặc từ chối. Vì vậy, trong trường hợp này ông A đã từ chối, không muốn quay trở lại làm việc tại Công ty điều này phù hợp với Điều 17 của Bộ luật lao động năm 2012 về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động “Tự nguyện, bình đẵng, thiện chí, hợp tác và trung thực”.

Xét yêu cầu của ông A đề nghị Công ty cổ phần GL thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho ông là: 26,5 năm x 0,5 x (4,4 x 5 + 4,19 x 1)/6 x 1.210.000đồng =70.062.000đồng

Xét yêu cầu này của ông A là hoàn toàn chính đáng và phù hợp với quy định của pháp luật lao động cụ thể:

Căn cứ sổ bảo hiểm xã hội số 3896012049 mang tên ông A thì ông A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho đến tháng 7/20011 là 28 năm 7 tháng. Trong đó thời gian làm việc tại Công ty cổ phần GL từ tháng 12/1992 đến 07/2011; ông A đóng Bảo hiểm xã hội được là 18 năm 7 tháng; trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất ngiệp từ tháng 01/2009 đến tháng 7/2011 là 02 năm 7 tháng. Như vậy thời gian làm việc thực tế của ông A tại Công ty cổ phần GL là 16 năm.

Ngoài ra thời gian ông A làm việc trong quân đội từ tháng 9 năm 1982 đến tháng 02 năm 1987 chuyển sang làm việc tại Công ty GK từ tháng 3 năm 1987 đến tháng 3 năm 1988; từ tháng 4 năm 1988 đến tháng 11 năm 1992 làm việc tại Văn phòng Sở X tỉnh Gia lai, thì ông A chưa nhận trợ cấp thôi việc từ các cơ quan, đơn vị trên.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 “Về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều về Hợp đồng, kỷ luật lao động trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động” thì thời gian ông A làm việc thực tế tại các cơ quan, đơn vị như trên, nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015.

Như vậy Công ty cổ phần GL còn phải chi trả thời gian ông A làm việc trong quân đội và các cơ quan khác từ tháng 9/1982 đến tháng 11 năm 1992 là 10 năm 3 tháng.

Hệ số lương trước khi ông A nghỉ việc từ tháng 3/2011 – đến tháng 7/2011 là 4,2 và phụ cấp chức vụ là 0.2; hệ số lương từ tháng 12/2007 đến tháng 02/2011 là 3,89 và phụ cấp chức vụ là 0,3. Như vậy bình quân hệ số lương của ông A sáu tháng liền kề là:4,365.

Căn cứ Điều 48 Bộ luật lao động thì ông A được hưởng tiền trợ cấp thôi việc là: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho ông A từ tháng 9 năm 1982 đếntháng 12 năm 2008 là 26 năm 3 tháng. Mức lương 6 tháng liền kề trước khi ông A thôiviệc là 4,365 x 1.210.000 đồng (mức lương cơ bản tại thời điểm xét xử) = 5.281.650 đồng/ tháng.

Số tiền Công ty cổ phần GL chi trả trợ cấp thôi việc cho ông A là: (26,5 năm x5.281.650 đồng/tháng)/2 = 69.981.862đồng.

Về án phí: Công ty cổ phần GL phải chịu án phí lao động sơ thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ: Điểm b Khoản 1  Điều 32; Điểm c khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều39; Điều 227, Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Áp dụng Điều 36, Điều 48 của Bộ luật Lao động năm 2012; Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 về hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động.

Xử: Chấp nhận đơn khởi kiện của ông A.

Buộc Công ty cổ phần GL phải thanh toán cho ông A tiền trợ cấp thôi việc là69.981.862đồng. (Sáu mươi chín triệu, chín trăm tám mươi mốt nghìn, tám trăm sáu mươi hai đồng).

Kể từ ngày bên được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong khoản tiền nêu trên, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản lãi đối với số tiền chậm trả theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Về án phí Lao động sơ thẩm:

Căn cứ khỏan 1 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; khoản 2, Điều 27 Pháp lệnh án phí lệ phí tòa án.

Xử: Buộc Công ty cổ phần GL phải chịu 2.099.456 đồng án phí lao động sơ thẩm.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hôm nay (30/9/2016), nguyên đơn có quyền làm đơn kháng cáo để yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai xét xử phúc thẩm. Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa có quyền làm đơn kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được tống đạt hợp lệ.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1456
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 01/2016/LĐ-ST ngày 30/09/2016 về yêu cầu thanh toán tiền trợ cấp thôi việc

Số hiệu:01/2016/LĐ-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thành phố Pleiku - Gia Lai
Lĩnh vực:Lao động
Ngày ban hành:30/09/2016
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về