Tôi đang cần mẫu đơn xin phép công ty cho về sớm vì lý do đang phải nuôi con dưới 12 tháng tuổi – Cẩm Linh (Khánh Hòa).
>> Mẫu đơn xin phép đi trễ, về sớm vì lý do hành kinh năm 2023 dành cho lao động nữ
>> Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động năm 2023 dành cho công ty và người lao động
Cụ thể: tôi đang trong thời gian nuôi con nhỏ (cụ thể là bé mới 5 tháng tuổi) và theo tôi biết thì tôi sẽ được đi làm về sớm 60 phút mỗi ngày. Vì vậy, tôi đang cần mẫu đơn xin phép công ty cho về sớm 60 phút để cho con bú.
Mẫu đơn xin phép nghỉ 60 phút/ngày và hưởng 100% lương khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi năm 2023 và hướng dẫn sử dụng mẫu này |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
ĐƠN XIN PHÉP
VỀ SỚM/ĐI TRỄ 60 PHÚT/NGÀY
- Căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019;
- Căn cứ khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Căn cứ quy định của Công ty[1]…………………………………
Kính gửi[2]: …………………………………………………………..
Tôi tên là[3]: ……………………………………. Sinh ngày[4]: .../…/…
Hiện đang làm việc tại[5]: …………………………. của Công ty[6]…………………………
Tôi làm đơn này để xin phép được[7]: Về sớm/đi trễ 60 phút/ngày từ Thứ….ngày…tháng…năm 2023 cho đến khi con của tôi đủ 12 tháng tuổi (cụ thể là ngày .../.../...).
Lý do về sớm/đi trễ[8]: Tôi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nên cần phải dành thời gian cho con bú, cho con ăn, vắt sữa, nghỉ ngơi... theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Rất mong[9] ……………….. xem xét và phê duyệt.
Xin trân trọng cảm ơn!
[10]……………….. (Phê duyệt và ký tên)
[11]……………………………. |
[12]……………….., ngày[13]…/…/2023 Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)
[14]……………………………. |
[1] Ghi đầy đủ tên của Công ty.
[2] Ghi cụ thể tên của đơn vị mà người lao động đang công tác hoặc người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép về sớm/đi trễ của người lao động.
[3] Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động làm đơn xin phép.
[4] Ghi ngày, tháng, năm sinh của người lao động làm đơn xin phép.
[5] Ghi cụ thể thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động làm đơn xin phép (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).
[6] Ghi tên của Công ty.
[7] Người lao động chọn về sớm hoặc đi trễ. Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn (Ví dụ: đi trễ 20 phút/ngày và về sớm 40 phút/ngày nhưng tổng thời gian đi trễ, về sớm không vượt quá 60 phút/ngày) thì cần ghi cụ thể để Công ty biết.
[8] Người lao động chọn về sớm hoặc đi trễ. Trường hợp vừa đi trễ và vừa về sớm thì ghi Lý do đi trễ, về sớm.
[9] Ghi tên chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[10] Ghi tên chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[11] Ghi đầy đủ họ và tên của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[12] Ghi tên đơn vị hành chính cấp xã hoặc cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi người lao động công tác, làm việc.
[13] Ghi ngày, tháng, năm người lao động làm đơn.
[14] Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động làm đơn.
Mẫu đơn xin phép nghỉ 60 phút/ngày và hưởng 100% lương khi nuôi con nhỏ năm 2023 (Ảnh minh họa)
Tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 (được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) quy định:
(1) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa và nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
(2) Trường hợp lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn (Ví dụ: Nghỉ 30 phút trong thời gian làm việc buổi sáng và nghỉ 30 phút trong thời gian làm việc buổi chiều) thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
(3) Trường hợp lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng nêu tại Mục 2.1.(1) này, lao động nữ còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người này đã làm trong thời gian được nghỉ.
Tại khoản 5 và khoản 6 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
- Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định: người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp:
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Đồng thời, trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
>> Xem chi tiết tại các công việc pháp lý sau: