Trong năm 2024 cần lưu ý những đối tượng nào không được phép thành lập doanh nghiệp? Mong được giải đáp chi tiết về vấn đề này, xin cảm ơn! – Tường Phong (Cần Thơ).
>> Mức phạt vi phạm PCCC với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ 2024
>> Mở rộng dữ liệu mở của Bộ Tài chính cho người dân, doanh nghiệp năm 2024
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 và Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số: 52/2019/QH14).
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản 2014, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Ngoài ra, căn cứ Thông tư 02/2024/TT-BNNPTNT, từ ngày 20/05/2024 thì những người có chức vụ, quyền hạn sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực sau đây không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã, bao gồm:
Lĩnh vực trồng trọt, lĩnh vực bảo vệ thực vật, lĩnh vực chăn nuôi, lĩnh vực thú y, lĩnh vực thủy lợi, lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai, lĩnh vực lâm nghiệp, lĩnh vực kiểm lâm, lĩnh vực thủy sản, lĩnh vực kiểm ngư, lĩnh vực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, lĩnh vực chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, chương trình, dự án, đề án thuộc các lĩnh vực nêu trên.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Lưu ý những đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, mức phạt vi phạm về thành lập doanh nghiệp được quy định như sau:
(i) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.
(ii) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật.
- Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
(iii) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn.
- Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
(iv) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký.
- Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
(i) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm khi không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
(ii) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất khoản (iii) Mục 2.1 nêu trên.
(iii) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký.