Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 177/2014/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Long An Người ký: Đặng Văn Xướng
Ngày ban hành: 11/12/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 177/2014/NQ-HĐND

Long An, ngày 11 tháng 12 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THÔNG QUA ĐỀ ÁN THÀNH LẬP THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH THUỘC HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 64B/HĐBT ngày 12/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc phân vạch điều chnh địa giới hành chính đối với huyện, xã có địa giới hành chính chưa hợp lý;

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;

Căn cứ Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Căn cứ Thông tư số 02/2012/TT-BNV ngày 15/6/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;

Sau khi xem xét Tờ trình số 3841/TTr-UBND ngày 06/11/2014 của UBND tỉnh về việc thông qua Đề án thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất Đề án thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cụ thể như sau:

1. Thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An trên cơ sở toàn bộ 4.625,14 hecta diện tích tự nhiên, 4.288 nhân khẩu của xã Bình Phong Thạnh và một phần diện tích tự nhiên, dân số của 02 xã: Tân Thành, Bình Hòa Đông, cụ thể:

- Điều chỉnh 26,25 hecta diện tích tự nhiên và 191 nhân khẩu của ấp Cả Đá, xã Tân Thành cho thị trấn Bình Phong Thạnh.

- Điều chỉnh 19,55 hecta diện tích tự nhiên và 574 nhân khẩu của ấp 3, xã Bình Hòa Đông cho thị trấn Bình Phong Thạnh.

2. Sau khi thành lập, thị trấn Bình Phong Thạnh thuộc huyện Mộc Hóa có 4.670,94 hecta diện tích tự nhiên và 5.053 nhân khẩu; gồm 03 khu phố: khu phố 1, khu phố 2, khu phố 3, trong đó khu phố 2 là khu trung tâm đô thị.

Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Thạnh Phước và xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa; phía Tây giáp xã Bình Hòa Đông và xã Tân Thành; phía Nam giáp xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa; phía Bắc giáp xã Bình Thạnh.

3. Sau khi điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên, dân số để thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh, xã Tân Thành (còn lại) có 3.521,06 hecta diện tích tự nhiên và 4.065 nhân khẩu; xã Bình Hòa Đông (còn lại) có 3.208,81 hecta diện tích tự nhiên và 3.611 nhân khẩu.

4. Sau khi thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa có 07 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 06 xã: Tân Lập, Bình Hòa Tây, Bình Hòa Đông, Bình Hòa Trung, Tân Thành, Bình Thạnh và 01 thị trấn Bình Phong Thạnh (không tăng thêm đơn vị hành chính cấp xã); với 29.764,25 ha diện tích tự nhiên và 29.853 nhân khẩu.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục báo cáo Bộ Nội vụ thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa VIII kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2014.

Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- UB Thường vụ QH (b/c);
- Chính phủ (b/c);
- VP.QH, VP.CP (TP.HCM) (b/c);
- TT.TU (b/c);
- UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu QH đơn vị tỉnh Long An;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII;
- Các sở ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT.HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- VP.UBND tỉnh;
- LĐ và CV VP. Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Xướng

 

TÓM TẮT BÁO CÁO

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH THUỘC HUYỆN MỘC HÓA TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 177/2014/NQ-HĐND, ngày 11/12/2014 của HĐND tỉnh)

 

MỤC LỤC

Phần thứ nhất

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH, THUỘC HUYỆN MỘC HÓA TỈNH LONG AN

I./ CĂN CỨ PHÁP LÝ .....................................................................................................

II./ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH THUỘC HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN        

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

I./ ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỘC HÓA

II./ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỘC HÓA

III./ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐÔ THỊ BÌNH PHONG THẠNH, THUỘC HUYỆN MỘC HÓA

Phần thứ ba

ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH, THUỘC HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN THEO NGHỊ ĐỊNH 62/2011/NĐ-CP NGÀY 26/07/2011 CỦA CHÍNH PHỦ

1.1./ Tiêu chuẩn 1: Đánh giá theo tiêu chuẩn chức năng đô thị............................................

1.2./ Tiêu chuẩn 2: Được công nhận đạt các tiêu chuẩn đô thị loại V...................................

1.3./ Tiêu chuẩn 3: Quy mô dân số toàn đô thị...................................................................

1.4./ Tiêu chuẩn 4: Mật độ dân số khu vực nội thị..............................................................

1.5./ Tiêu chuẩn 5: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị.......................................

1.6./ Tiêu chuẩn 6: Hệ thống công trình hạ tầng đô thị........................................................

(từ 1.6.1 đến 1.6.9)

* Bảng tổng hợp các chỉ tiêu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị......................................

1.7./ Tiêu chuẩn 7: Về quy hoạch chung xây dựng đô thị tỷ lệ 1/5000..................................

1.8./ Tiêu chuẩn 8: Thời gian xây dựng đồng bộ từ 1 năm trở lên........................................

Phần thứ tư

NỘI DUNG THÀNH LẬP THỊ TRẤN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH THUỘC HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN SAU KHI ĐƯỢC THÀNH LẬP

I./ HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH, DÂN SỐ TỈNH LONG AN VÀ HUYỆN MỘC HÓA.....................

II./ PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH, THUỘC HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

 

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH THUỘC HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

Long An là tỉnh nằm ở khu vực phía Tây Bắc đồng bằng sông Cửu Long, có lịch sử hình thành từ lâu đời. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở Long An các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Tỉnh Long An có địa giới hành chính: Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh; Tây giáp tỉnh Đồng Tháp; Nam giáp tỉnh Tiền Giang; Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia, với chiều dài biên giới 137,7 km; có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp.

Toàn tỉnh Long An hiện có 449.228,17 ha diện tích tự nhiên; có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và 13 huyện, có 192 đơn vị hành chính cấp xã gồm 166 xã, 14 thị trấn và 12 phường, trong đó: loại I có 39 đơn vị, loại II có 125 đơn vị và loại III có 28 đơn vị. Có 23.103 cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã, trong đó: cấp huyện 15.784 người (1.380 Cán bộ, công chức và 14.404 viên chức); cấp xã 8.135 người (2.075 cán bộ, 2.005 Công chức và 4.055 người hoạt động không chuyên trách cấp xã). Đến 31/12/2011 có 1.483.522 nhân khẩu thuộc 28 dân tộc chung sống, trong đó: 4.422 dân tộc ít người, trong đó dân tộc Hoa 2.690 người, còn lại chủ yếu là dân tộc Kinh.

Huyện Mộc Hóa thuộc tỉnh Long An có 29.764,25 ha diện tích đất tự nhiên với 29.853 nhân khẩu, gồm 7 xã: xã Bình Hòa Tây có (4.533,36 ha - 4.802 nhân khẩu), xã Bình Thạnh có (4.865,08 ha - 2.790 nhân khẩu), xã Bình Hòa Trung có (3.645,28 ha - 4.275 nhân khẩu), xã Bình Hòa Đông có (3.228,36 ha - 4.185 nhân khẩu), xã Bình Phong Thạnh có (4.625,14 ha - 4.228 nhân khẩu), xã Tân Lập có (5.319,72 ha - 5.257 nhân khẩu) xã Tân Thành có (3.547,31 ha - 4.256 nhân khẩu). Mật độ dân số huyện Mộc Hóa có 100 người/km2, với 33 ấp.

Căn cứ định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 quy định tại Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, đô thị trên địa bàn huyện Mộc Hóa, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xây dựng Đề án thành lập thị trấn Mộc Hóa thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An như sau:

Phần thứ nhất

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH, THUỘC HUYỆN MỘC HÓA TỈNH LONG AN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

2. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

3. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ;

4. Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

5. Căn cứ Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn và Thông tư số 02/2012/TT-BNV ngày 15/6/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ;

6. Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

7. Quyết định số: 3577/QĐ-UBND ngày 24/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.

8. Quyết định của Ủy ban Nhân Dân tỉnh Long An về công nhận thị trấn Bình Phong Thạnh là đô thị loại V;

II. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH, THUỘC HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN.

a) Vị trí địa lý: Huyện Mộc Hóa là huyện biên giới, phía Tây giáp ranh với thị xã Kiến Tường. Mộc Hóa có đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. Mộc Hóa nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như Quốc lộ N1, Quốc lộ 62 chạy qua. Huyện Mộc Hóa nằm ở trung tâm Đồng Tháp Mười, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh vùng cực Nam của Tổ quốc.

b) Hiện trạng phát triển kinh tế

Kinh tế của huyện Mộc Hóa trong những năm gần đây có bước phát triển khá, tốc độ đô thị hóa nhanh; các ngành nghề, thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng thể hiện rõ chức năng là trung tâm giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng Tháp Mười, là một trong những đô thị nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Tây Nam của tỉnh Long An, có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị mới thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Tổng giá trị sản xuất (cố định) toàn huyện Mộc Hóa năm 2013 đạt 643 tỷ đồng, tăng 7,40% so năm 2012, trong đó năm 2013 mức tăng trưởng theo khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (KV I) tăng 4,50%, khu vực công nghiệp, xây dựng (KV II) tăng 13,30%, khu vực thương mại dịch vụ (KV III) tăng 15,60%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân huyện Mộc Hóa giai đoạn (2010 - 2015) là 7,894%

- Vùng trung tâm của huyện Mộc Hóa dự kiến lấy đô thị Bình Phong Thạnh làm thị trấn huyện lỵ có sự liên kết giữa thị xã Kiến Tường (có tuyến đường nối ra QL 62), với cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp (có tuyến đường nối ra QL N1). Vùng huyện Mộc Hóa có cơ cấu kinh tế “nông - lâm - thủy sản, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng”. Trên cơ sở đó, Tỉnh đã có quy hoạch xây dựng, đầu tư phát triển đô thị Bình Phong Thạnh thành trung tâm chính trị, văn hóa - xã hội, thương mại - du lịch thuộc huyện Mộc Hóa nằm trong vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An (đã được Ủy ban Nhân Dân tỉnh Long An quyết định công nhận đạt các tiêu chuẩn của đô thị loại V). Huyện Mộc Hóa hình thành đô thị Bình Phong Thạnh và các xã còn lại thuộc huyện, đặc biệt có khu Bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười, nằm cạnh đô thị Bình Phong Thạnh có quy mô diện tích đất 1.008,42 ha, kết hợp khai thác du lịch sinh thái trong vùng.

Hiện nay, vùng trung tâm đô thị Bình Phong Thạnh có các dự án lớn như dự án xây dựng khu hành chính huyện, khu hành chính thị trấn Bình Phong Thạnh. Hệ thống các công trình kinh doanh, dịch vụ thương mại, các công trình phúc lợi công cộng bao gồm như dịch vụ vận tải, ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn, y tế, giáo dục, văn hóa - thể dục thể thao, bưu điện, ngân hàng... đã và đang phát triển đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của cả vùng, về khu sản xuất dự kiến quy hoạch 30,81 ha đất cơ sở sản xuất kinh doanh (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp) tập trung bố trí về phía Đông của trung tâm đô thị Bình Phong Thạnh, cạnh bờ Nam sông Vàm cỏ Tây.

- Vùng còn lại của huyện gồm 06 xã: Bình Hòa Tây, Bình Thạnh, Bình Hòa Trung, Bình Hòa Đông, Tân Lập và Tân Thành, đây là vùng phát triển nông nghiệp, chuyên canh cây lương thực, trồng cây ăn trái và khai thác du lịch như Làng nổi Tân Lập (xã Tân Lập), khu Bảo tồn Dược liệu Đồng Tháp Mười.

c) Về yếu tố lịch sử:

Về mặt lịch sử, đây là địa danh đầu tiên của vùng đất này, xuất hiện năm 1836 trong Địa bạ triều Nguyễn (sách Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh do Nguyễn Đình Đầu biên soạn, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh năm 1994). Trên bản đồ Đông Dương thuộc Pháp xuất bản năm 1868 cũng đã có tên địa danh này. Đây là một ngôi làng lớn, bao gồm vùng đất được quy hoạch trở thành thị trấn trong tương lai của huyện Mộc Hóa và các vùng lân cận. Đến năm 1871, từ Phong Hòa tách ra thành 4 thôn: Bình Nguyên, Bình Doãn, Phong Thoại, Thạnh Hòa. Từ đây, sau nhiều lần chia tách, xuất hiện thêm các làng mới như Bình Hòa (năm 1923), Phong Phú (năm 1945), để từ đó thế hệ sau kế thừa đặt tên cho các xã mới là Bình Phong Thạnh, Bình Hòa Đông, Bình Hòa Tây, Bình Hòa Trung... đã khẳng định lịch sử khai phá và thiết lập địa giới hành chính của người Việt trên vùng đất Đồng Tháp Mười của Tổ quốc.

Về mặt văn hóa - xã hội, tên Bình Phong Thạnh mang ý nghĩa là vùng đất yên vui và thịnh vượng, là cách đặt tên rất phổ biến, thể hiện khát vọng vươn lên của ông cha ta trong cuộc khai phá đất phương Nam, ý nghĩa và ngữ âm dễ nhận được sự đồng thuận của xã hội. Xuất phát từ ý nghĩa lịch sử và văn hóa xã hội, do vậy tên đô thị Bình Phong Thạnh cho huyện Mộc Hóa.

Vừa qua huyện Mộc Hóa được quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội phát triển, cùng với quá trình đô thị hóa. Trước yêu cầu phát triển, đô thị Bình Phong Thạnh đã được Ủy ban Nhân Dân Tỉnh công nhận là đô thị loại V, đồng thời định hướng phát triển đô thị từ nay đến 2030. Kể từ đó đô thị Bình Phong Thạnh được đầu tư xây dựng theo hướng quy hoạch đô thị thị trấn huyện lỵ, các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp nước đã cơ bản hoàn chỉnh và các công trình phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện đều mang tính chất phục vụ cho huyện Mộc Hóa thuộc khu vực vùng Đồng Tháp Mười, về thương mại - dịch vụ, từ cửa khẩu đến chợ trung tâm đang hình thành và phát triển vùng mậu dịch biên giới và các chợ đầu mối để phân phối đến các nơi trong tỉnh.

d) Điều kiện cần thiết thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An:

- Thành lập thị trấn phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Phong Thạnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt. Theo đó đô thị Bình Phong Thạnh đã được quy hoạch phát triển gồm các phân khu chức năng sau:

+ Trung tâm hành chính; khu dân cư;

+ Trung tâm thương mại - dịch vụ, công nghiệp;

+ Trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch; y tế - giáo dục;

+ Trung tâm vui chơi, giải trí và công viên cây xanh.

đ) Tiêu chuẩn thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh, thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An:

Căn cứ 08 tiêu chuẩn quy định đối với việc thành lập thị xã tại Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn và Thông tư số 02/2012/TT-BNV ngày 15/6/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 62/2011/NĐ-CP thì khu vực dự kiến thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh đạt 08 tiêu chuẩn như sau:

- Chức năng đô thị:

- Đô thị Bình Phong Thạnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và dịch vụ của huyện Mộc Hóa.

- Đô thị Bình Phong Thạnh là động lực phát triển, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.

- Là đô thị biên giới thuộc vùng Đồng Tháp Mười - tỉnh Long An có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng. Huyện Mộc Hóa có đường biên giới đất liền với Vương quốc Campuchia.

- Đô thị Bình Phong Thạnh là đô thị loại V, trên cơ sở lấy toàn xã Bình Phong Thạnh và 1 phần diện tích đất ấp 3 xã Bình Hòa Đông và 1 phần ấp Cả Đá xã Tân Thành để thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh thuộc huyện Mộc Hóa, không tăng đơn vị hành chính (1 thị trấn và 6 xã, trước đây là 7 xã).

- Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội:

+ Thu ngân sách trên địa bàn đô thị Bình Phong Thạnh năm 2013 đạt 7,83 tỷ đồng (quy định từ 7 tỷ - ³ 10 tỷ đồng);

+ Cân đối thu, chi ngân sách: Cân đối đủ (quy định tối thiểu là cân đối đủ);

+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 1.545 USD/người/năm, thấp hơn bình quân chung cả nước (1.960 USD/người/năm) là 0,79 lần (quy định đạt từ 0,35 đến 0,50 mức bình quân chung cả nước).

+ Mức tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn (2010 - 2015) của huyện Mộc Hóa là 7,894% (quy định từ 4,5 - ³ 5 %).

+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 3,892% (quy định từ 25 - ≤ 17 %).

+ Tỷ lệ tăng dân số trung bình năm 2013 đô thị Bình Phong Thạnh là 1,20 % (quy định từ 1,20 - ³ 1,3 %/năm).

- Đã được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Long An công nhận đô thị Bình Phong Thạnh đạt các tiêu chuẩn đô thị loại V.

- Quy mô dân số: Đạt 5.053 người (quy định từ 4.000 người - 50.000 người).

- Mật độ dân số khu vực nội thị: Đạt 4.903 người/km2 (quy định từ 2.000 người đến ³ 4.000 người).

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị Bình Phong Thạnh: Đạt 73,69% (quy định từ 65% - ³ 70%).

- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị27/30 chỉ tiêu (theo quy định) đạt so với quy định tại Khoản 5, Điều 14, Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về phân loại đô thị. Hiện nay, còn 03 chỉ tiêu chưa đạt mức tối thiểu theo quy định gồm: tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý; tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thị được chiếu sáng, tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng, riêng chỉ tiêu số nhà tang lễ khu vực nội thị không đánh giá.

- Có quy hoạch chung đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thời gian xây dựng đồng bộ: (quy định từ 01 năm trở lên). Chưa đạt

Đối chiếu với quy định tại Nghị định số 62/2011/NĐ-CP, khu vực dự kiến thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh thuộc huyện Mộc Hóa đủ các điều kiện và đạt 07/08 tiêu chuẩn. Riêng tiêu chuẩn về hệ thống các công trình hạ tầng đô thị, đa số các chỉ tiêu của tiêu chuẩn này đã đạt và vượt mức quy định, hiện chỉ còn 03/30 chỉ tiêu nêu trên còn ở mức thấp và đang được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An tập trung đầu tư hoàn thiện. 01 chỉ tiêu nhà tang lễ không đánh giá.

e) Về công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn

Trong thời gian qua, chính quyền các cấp từ huyện, đến xã đã không ngừng được củng cố, kiện toàn, đáp ứng các yêu cầu quản lý hành chính lãnh thổ. Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và đô thị theo vùng trên địa bàn huyện Mộc Hóa thời gian qua đã đặt ra những yêu cầu mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền huyện. Cơ cấu tổ chức bộ máy của một huyện thuần nông, có xen kẽ một số làng nghề truyền thống nay đã gặp nhiều bất cập khi phải quản lý, điều hành phát triển địa bàn có quá trình đô thị hóa nhanh chóng của đô thị Bình Phong Thạnh và vùng phụ cận. Nhiều vấn đề bức xúc xã hội nảy sinh trên địa bàn đô thị hóa, như: công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, cấp giấy phép xây dựng nhà ở, giấy phép kinh doanh, đặc biệt là quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên đất, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước và các công trình văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại, du lịch; công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu, an ninh trật tự, các tệ nạn xã hội là những vấn đề bức xúc đặt ra đối với bộ máy chính quyền các cấp tỉnh Long An nói chung, huyện Mộc Hóa nói riêng, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động chỉ đạo, điều hành chung của huyện.

Căn cứ vào các điều kiện và tiêu chuẩn nêu trên thì việc thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh thuộc huyện Mộc hóa, tỉnh Long An là cần thiết.

f) Lý do lấy tên thị trấn Bình Phong Thạnh: tên xã Bình Phong Thạnh là 1 trong 7 xã của huyện Mộc Hóa, xuất phát từ việc đô thị hóa từ các dự án xây dựng khu dân cư vượt lũ được hình thành và sự phát triển dân cư đô thị trên 4.000 người tại ngã ba sông Vàm Cỏ Tây và rạch ranh giữa xã Bình Hòa Đông và Bình Phong Thạnh. Do vậy, khi thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh, đổi tên xã Bình Phong Thạnh thay bằng tên thị trấn Bình Phong Thạnh theo yêu cầu phát triển đô thị (đô thị loại V). Như vậy, huyện Mộc Hóa có 6 xã và 1 thị trấn (không tăng thêm đơn vị hành chính).

Đồng thời quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị trên địa bàn đã đặt ra yêu cầu mới đối với công tác quản lý hành chính, lãnh thổ đối với bộ máy chính quyền của thị trấn và các xã, với hàng loạt vấn đề bất cập mới nảy sinh như tình trạng gia tăng dân số, lao động, chuyển dịch cơ cấu, thành phần dân cư; quản lý kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị; phòng chống tệ nạn xã hội. Do vậy, việc thành lập thị trấn thuộc huyện Mộc Hóa là tiền đề cho việc thiết lập bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, tạo điều kiện để bộ máy chính quyền cơ sở tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn. Mặt khác, việc thành lập thị trấn tạo điều kiện để từng bước thực hiện tốt công quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, tổ chức các khu dân cư, các khu chức năng, các công trình kiến trúc phúc lợi; đồng thời tạo điều kiện để công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng đi vào nề nếp ngay từ đầu nhằm xây dựng và phát triển đô thị Bình Phong Thạnh sớm trở thành một đô thị hiện đại.

Tóm lại, từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước trên địa bàn đòi hỏi sự ra đời của một bộ máy chính quyền đô thị quy mô thị trấn, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Do vậy, thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh thuộc huyện Mộc Hóa nhằm tạo cơ sở để tỉnh Long An tổ chức, kiện toàn bộ máy chính quyền phù hợp với địa bàn đô thị và nông thôn, đảm bảo hoàn thành tốt hơn chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ.

Sau khi có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng đề án, lấy ý kiến nhân dân của các địa phương liên quan, trình cấp ủy các cấp cho ý kiến và trình Hội đồng nhân dân từ cấp xã đến cấp tỉnh thông qua nghị quyết. Quá trình triển khai thực hiện, nhận được sự đồng tình, thống nhất rất cao của cấp ủy, chính quyền các cấp cũng như của nhân dân các địa phương. Đến nay, hồ sơ, đề án đã được lập đầy đủ theo quy định. Việc thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Long An nói chung, huyện Mộc Hóa nói riêng.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN MỘC HÓA

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ BÌNH PHONG THẠNH HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

Phần thứ ba

ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH THUỘC HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN
(THEO NGHỊ ĐỊNH 62/2011/NĐ-CP NGÀY 26/07/2011 CỦA CHÍNH PHỦ)

1.1./ Tiêu chuẩn 1: Đánh giá theo tiêu chuẩn chức năng đô thị

- Đô thị Bình Phong Thạnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và dịch vụ của huyện Mộc Hóa.

- Đô thị Bình Phong Thạnh là động lực phát triển, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.

- Là đô thị biên giới thuộc vùng Đồng Tháp Mười - tỉnh Long An có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng. Huyện Mộc Hóa có đường biên giới đất liền với Vương quốc Campuchia.

- Đô thị Bình Phong Thạnh là đô thị loại V, trên cơ sở lấy toàn xã Bình Phong Thạnh và 1 phần diện tích đất ấp 3 xã Bình Hòa Đông và 1 phần ấp Cả Đá xã Tân Thành để thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh thuộc huyện Mộc Hóa, không tăng đơn vị hành chính (1 thị trấn và 6 xã, trước đây là 7 xã).

a) Các chỉ tiêu về kinh tế xã hội của đô thị Bình Phong Thạnh:

* Tổng thu - tổng chi ngân sách:

* Thu ngân sách trên địa bàn đô thị Bình Phong Thạnh:

· Năm 2012: 7.738.068.330 đồng.

· Năm 2013: 7.831.960.958 đồng (so thu ngân sách toàn huyện là 171.860.517.994 đồng).

Đạt tiêu chuẩn (ngưỡng quy định từ 7 - ³ 10 tỷ đồng)

* Chi ngân sách trên địa bàn đô thị Bình Phong Thạnh:

· Năm 2012: 7.034.317.695 đồng.

· Năm 2013: 7.127.326.022 đồng (so toàn huyện tổng chi là 160.108.549.885 đồng).

* Cân đối thu chi ngân sách:

- Thu ngân sách trên địa bàn năm 2013: 7.831.960.958 đồng

- Chi ngân sách trên địa bàn năm 2013: 7.127.326.022 đồng

Cân đối thu đủ chi. Đánh giá đạt (ngưỡng quy định: đủ - dư)

* Thu nhập bình quân đầu người/năm so với cả nước

Toàn huyện Mộc Hóa thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 1.545 USD/người/năm. Riêng trung tâm Bình Phong Thạnh thu nhập bình quân đầu người năm 2013 còn cao hơn, gấp 0,79 lần trung bình cả nước (1.960 USD/người), (yêu cầu đối với đô thị loại V phải đạt tối thiểu 0,35 lần đến ³ 0,5 lần).

* Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất:

a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, năm 2013 so với năm 2012 là 7,4%. Trong đó, năm 2013 mức tăng trưởng bình quân theo khu vực (HH): Ngành thương mại - dịch vụ là 15,60%, công nghiệp - xây dựng là 13,30%, nông - lâm - thủy sản là 4,50 %.

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn (2010 - 2015) là 7,894%/năm.

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ 4,5% - ³ 5%)

b) Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013:

+ Tổng số hộ đô thị Bình Phong Thạnh: 1.080 hộ

+ Tổng số hộ nghèo trên địa bàn: 42 hộ

+ Tỷ l hộ nghèo năm 2013 là: 3,89 %

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ 25% - ≤ 17%)

c) Tỷ lệ tăng dân số hàng năm:

Mức tăng dân số trung bình năm 2013 so với năm 2012

STT

Quy mô dân số năm 2012

S dân (người)

Quy mô dân số năm 2013

Số dân (người)

 

Theo niên giám thống kê

4.992

Theo niên giám thống kê

5.053

 

Dân số đô thị quy đổi (No)

 

Dân số đô thị quy đổi (No)

 

 

Dân s

4.992

Dân s

5.053

tl = x 100 = 1,2%

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ 1,2% - ³ 1,3%)

* Chiếu theo Thông tư hướng dẫn số 02/2012/TT-BNV, ngày 15/6/2012 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011.

Tiêu chuẩn 1 - Đánh giá đạt yêu cầu.

1.2./ Tiêu chuẩn 2: Được công nhận đạt các tiêu chuẩn đô thị loại V

Theo Quyết định phê duyệt của UBND Tỉnh Long An về việc công nhận đô thị Bình Phong Thạnh là đô thị loại V. Đánh giá đạt

1.3./ Tiêu chuẩn 3: Quy mô dân số toàn đô thị

a) Dân số toàn đô thị

- Quy mô dân số toàn đô thị Bình Phong Thạnh bao gồm dân số của khu vực nội thị (N1) và khu vực ngoại thị (N2), được xác định gồm dân số thống kê thường trú và dân số tạm trú đã quy đổi.

- Tại xã Bình Phong Thạnh dân số có hộ khẩu thường trú theo xác định của cơ quan công an xã là 5.053 người

* Dân số của khu vực nội thị (N1) (còn gọi là dân số khu trung tâm đô thị)

- Dân số thường trú của khu vực trung tâm đô thị Bình Phong Thạnh bao gồm:

+ Dân số của ấp 2 xã Bình Phong Thạnh: 1.744 người

+ Dân số 1 phần ấp Cả Đá xã Tân Thành: 191 người

+ Dân số 1 phần ấp 3 xã Bình Hòa Đông: 574 người

+ Dân số phía Bắc sông Vàm Cỏ Tây thuộc 1 phần ấp 1 xã Bình Phong Thạnh (nằm trong khu vực trung tâm đô thị): 224 người

N1 = (1.744 người +191 người + 574 người + 224 người) = 2.733 người.

* Dân số của khu vực ngoại thị (N2) (còn gọi là dân số ngoài trung tâm đô thị)

- Lấy dân số của ấp 3 và phần dân số còn lại của ấp 1:

N2 = (1.686 người + 634 người)= 2.320 người

* Tổng dân số toàn đô thị là 5.053 người

N = N1 + N2 = (2.733 người + 2.320 người)= 5.053 người.

(trong đó: N1 = 2.733 người, N2 = 2.320 người)

* Dân số toàn đô thị theo quy định với đô thị loại V cần đạt ngưỡng: 4.000 người - 50.000 người). Đô thị thuộc vùng biên giới chỉ cần đạt 70% là đạt yêu cầu của mức điểm tối thiểu quy định - Đánh giá đạt.

b) Dân số nội thị (người)

Dân số khu trung tâm đô thị Bình Phong Thạnh: (N1) = 2.733 người

(Diện tích đất khu trung tâm theo quy hoạch chi tiết: 246,93 ha)

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định: 1.600 người - 20.000 người)

c) Tỷ lệ đô thị hóa (%):

Tổng dân số của khu phố xây dựng tập trung được xác định:

- Ấp 1: 224 người (1 phần) với 56 hộ

- Ấp 2: 1.744 người với 490 hộ

- 1 phần ấp 3 xã Bình Hòa Đông: 574 người với 144 hộ

- 1 phần ấp Cả Đá xã Tân Thành: 191 người với 48 hộ

* Cộng: 2.733 người với 738 hộ (là dân số các khu vực trung tâm đô thị trong địa giới hành chính của đô thị)

- Tỷ lệ đô thị hóa của đô thị Bình Phong Thạnh (Ntl):

Ntl = x 100 = 54,09%

Đánh giá đạt (Ngưỡng quy định: từ 40% - 70%)

(Trong đó: 2.733 người là dân số các khu phố tập trung khu trung tâm đô thị Bình Phong Thạnh trong địa giới hành chính của đô thị và dân số 5.053 người là dân số toàn đô thị).

* Chiếu theo Thông tư hướng dẫn số 02/2012/TT-BNV chỉ tiêu quy mô dân số: Đánh giá đạt.

1.4./ Tiêu chuẩn 4:

Mật độ dân số khu vực nội thị (khu vực trung tâm đô thị)

- Tổng dân số khu vực trung tâm đô thị đã tính quy đổi (N1): 2.733 người.

- Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực đô thị: 46,7094km2

- Diện tích đất không xây dựng được (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, mặt nước, đất rừng hoạt động khoáng sản...): 46,1520 km2.

Diện tích đất xây dựng đô thị (S):

S = Diện tích tự nhiên (nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước, đất rừng hoạt động khoáng sản).

S = 46,7094 km2 - 46,1520 km2 = 0,5574 km2

- Mật độ dân số khu vực trung tâm đô thị tính theo công thức:

D= =  = 4.903 người/km2

* Chiếu theo Thông tư hướng dẫn số 02/2012/TT-BNV, chỉ tiêu mật độ dân số: Đánh giá đạt.

1.5./ Tiêu chuẩn 5: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị

Số lao động trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân ở khu vực nội thị thời điểm 31/12/2013 là 2.024 người. Trong đó:

- Lao động nông nghiệp là 527 người.

- Lao động phi nông nghiệp là 1.497 người.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị là:

K = x 100 = x 100= 73,96%

* Chiếu theo Thông tư hướng dẫn số 02/2012/TT-BNV, chỉ tiêu tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ 65% - ³ 70%)

1.6./ Tiêu chuẩn 6: Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị

Hệ thống hạ tầng đô thị khu vực nội thị của đô thị Bình Phong Thạnh dự kiến thành lập đã đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 42/2009/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng cụ thể như sau:

1.6.1. Các chỉ tiêu về nhà ở

- Hiện trạng toàn đô thị Bình Phong Thạnh có 94.036 m2 diện tích sàn xây dựng, với tổng số 1.515 căn, với dân số toàn đô thị là 5.053 người.

(94.036 m2 / 5.053 người = 18,61m2/người).

- Riêng khu vực dân cư tập trung khu vực trung tâm đô thị Bình Phong Thạnh có 44.018 m2, với dân số tập trung thuộc khu vực trung tâm đô thị là 2.733 người, với tổng số nhà trong khu vực trung tâm đô thị là 713 căn. Trong đó:

- Nhà tạm: 243 căn, 12.182m2 sàn xây dựng, chiếm tỷ lệ 34,08%.

- Nhà 1 tầng (bán kiên cố): 461 căn, 30.636m2, chiếm tỷ lệ 64,66 %.

- Nhà 2 tầng: 09 căn, 1.200 m2, chiếm tỷ lệ 1,26%.

· Diện tích xây dựng nhà ở (m2/người):

* Tính theo dân số thường trú (2.733 người) của dân cư tập trung tại khu vực trung tâm đô thị Bình Phong Thạnh là:

DTXD nhà ở = = 16,11 m2/người

(Theo ngưỡng quy định: 12 - ³ 15 m2/sàn/người). Đánh giá đạt 5 / 5 điểm

* Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố cho khu vực trung tâm đô thị:

Tổng số căn nhà 1 tầng (bán kiên cố) + 2 tầng:

(908 căn + 12 căn) = 920 căn.

Tỷ lệ =  = 60,73 % (Theo ngưỡng quy định từ 50% - ³ 60%), đánh giá đạt.

1.6.2. Các chỉ tiêu về công trình công cộng cấp đô thị

* Đất xây dựng công trình công cộng cấp khu ở (m2/người):

HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG PHỤC VỤ CẤP KHU Ở TRÊN ĐỊA BÀN BÌNH PHONG THẠNH

TT

Tên công trình

Stầng

Diện tích (m2)

Tên p

Tên đường

1

Trụ sở UBND xã Bình Phong Thạnh (thị trấn tương lai)

02

5.047

ấp 2

Đường WB2

2

Trụ sở p 1

01

90

p 1

 

3

Trụ s p 2

01

2.365

p 2

 

4

Trụ sở p 3

01

1.500

p 3

 

5

Nhà trẻ - Mu giáo

01

3.558

p 2

Đường Tnh 817

6

Trường tiu học p 1

01

9.730

p 1

Đường dọc rạch Ba Hồng Minh

7

Trường tiu học p 2

02

7.373

p 2

Đường Nam sông Vàm Cỏ Tây

8

Trường tiểu học p 3

01

9.904

p 3

Đường Tnh 817

Tng diện tích

 

39.567

 

 

- Đất xây dựng công trình công cộng trong các khu ở như trường học, nhà trẻ, mẫu giáo có tổng diện tích các hạng mục công trình là: 39.567 m2 và dân số đô thị là 5.053 người. Đất xây dựng công trình công cộng phục vụ cấp khu ở của toàn đô thị là (39.567 m2/5.503 người) = 7,83 m2/người.

Riêng đất xây dựng công trình công cộng phục vụ cấp khu ở của trung tâm đô thị là: 37.977 m2 (đã trừ đi đất nằm ngoài trung tâm: trụ sở ấp 1 và ấp 3 là 1.590 m2). Như vậy, đất xây dựng công trình công cộng phục vụ cấp khu ở của trung tâm đô thị với hiện trạng đạt bình quân là:

Lập bảng tính toán đất xây dựng công trình công cộng:

= = = 13,89 m2/người

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ: 1 - 1,5 m2/người)

* Chỉ tiêu về đất dân dụng (m2/người):

- Trong tổng số 4.670,94 ha đất tự nhiên của khu vực nội thị có 55,7442 ha đất dân dụng. Cụ thể như sau:

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT BÌNH PHONG THẠNH
(Dân số 5.053 người)

STT

Loại đất

Diện tích (Ha)

Tỷ lệ (%) so với đất dân dụng

Tỷ lệ (%) so với đất tự nhiên

DT bình quân
(m2/người)

A

Đất đô thị

4.670,94

 

 

 

I

Đất dân dụng

55,7442

100

1,19

110,31

1

Đất ở

24,35

43,68

 

48,18

2

Đất công trình công cộng

16,3150

29,27

 

32,29

2.1

Đất hành chính

3,90

 

 

 

2.2

Đt y tế

0,35

 

 

 

2.3

Đất giáo dục

6,19

 

 

 

2.4

Đất văn hóa

0,02

 

 

 

2.5

Đất công cộng tiện ích

3,02

 

 

 

2.6

Đất chợ

0,2350

 

 

 

2.7

Đất quân sự

0,00

 

 

 

2.8

Đất công an

0,00

 

 

 

2.9

Đất khu UBND huyện (XD tạm)

2,60

 

 

 

3

Đất thể dục thể thao

0,0792

0,14

 

0,16

4

Đất cây xanh

5,00

8,97

 

9,89

5

Đất quảng trường

0,00

0,00

 

0,00

6

Đất giao thông trong đô thị

10,00

17,94

 

19,79

II

Đất ngoài dân dụng

4.615,1958

 

98,81

 

1

Đất thủy lợi

147,10

 

 

 

2

Đất nghĩa địa

3,23

 

 

 

3

Đất khác

133,37

 

 

 

4

Đất bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười

1.008,42

 

 

 

5

Đất khu vực vùng đệm xung quanh Khu bảo tồn dược liệu ĐTM

1.306,00

 

 

 

6

Đất nông nghiệp (đất dự trữ phát triển đô thị)

1.951,1358

 

 

 

7

Đất sông, kênh rạch

56,52

 

 

 

8

Đất ở ngoài trung tâm đô thị

9,42

 

 

 

Diện tích đất tự nhiên

4.670,94

 

100

 

Riêng hiện trạng đất xây dựng đô thị trong khu vực trung tâm đô thị, bao gồm: đất ở: 24,35 ha, đất công trình công cộng trong khu trung tâm đô thị là 6,4819 ha (đã trừ đi đất công trình nằm ngoài trung tâm: trạm cấp nước của ấp 1, 2, 3 là 862 m2), đất giao thông và cây xanh trong trung tâm đô thị là 6,60 ha. Cộng đất dân dụng trong trung tâm đô thị là:

(24,35 ha + 6,4819 ha + 6,60 ha)= 37,4319 ha

Dân số của trung tâm đô thị Bình Phong Thạnh là: 2.733 người.

Như vậy, chỉ tiêu đất dân dụng riêng cho khu trung tâm đô thị Bình Phong Thạnh (vì đô thị loại V không có nội thị):

= = 136,96 m2/người.

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định cho đô thị loại V từ: 61 - ³ 78m2/người)

* Đất xây dựng các công trình công cộng cấp đô thị (m2/người):

HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VÀ DỊCH VỤ CÔNG CỘNG PHỤC VỤ CẤP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN BÌNH PHONG THẠNH

TT

Tên công trình

Số tầng

Diện tích
(m2)

Tên ấp

Tên đường

1

Trụ sở UBND (tạm mới) của UBND huyện Mộc Hóa

01

26.000

ấp 2

Trong khu dân cư kênh Huyện ủy

2

Ngân hàng nông nghiệp

01

2.088

p 2

Đường Tnh 817

3

Bưu điện xã (p 2)

01

638

p 2

Đường Tnh 817

4

Bia ghi danh liệt sĩ (trong UB xã)

01

150

 

 

5

Trạm y tế xã (tại ấp 2 - Phòng khám ĐKKV)

02

3.474

ấp 2

Đường Tnh 817

6

Trường PTCS + PTTH (p 2)

02

31.359

p 2

Đường Tnh 817

7

Trạm cấp nước ấp 1

01

60

p 1

 

8

Trạm cp nước p 2

01

492

p 2

 

9

Trạm cp nước ấp 3

01

310

p 3

Đường Tnh 817

10

Chợ Bình Phong Thạnh

01

950,40

p 2

Trên cụm dân cư kênh Huyện ủy

11

Chợ cụm dân cư kênh Huyện ủy

01

1.400

ấp 2

Trên cụm dân cư trung tâm

Tng diện tích

 

67.011,40

 

 

Đất xây dựng các công trình cộng cộng phục vụ cấp đô thị là 65.681,40m2 (Theo bảng hiện trạng sử dụng đất của phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Mộc Hóa), hiện trạng cho toàn đô thị đạt bình quân:

(65.681,40 m2 / 5.053 người) = 12,99 m2/người.

Riêng hiện trạng đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng đô thị trong khu trung tâm đô thị (vì đô thị loại V không có nội thị): 64.819,4 m2 (đã trừ đi đất công trình không nằm trong trung tâm: 3 trạm cấp nước ấp 1, 2, 3 là 862 m2) và dân số trung tâm đô thị là 2.733 người. Như vậy, đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng đô thị của khu trung tâm đô thị là:

(64.819.4 m2 / 2.733 người) = 23.72 m2/người

(Theo ngưỡng quy định: từ 3 -³ 3,50 m2/người), đánh giá đạt 1,5 / 1,5 điểm

* Cơ sở y tế (trung tâm y tế chuyên sâu, bệnh viện đa khoa - chuyên khoa (giường/1.000 dân)

Các cơ sở y tế trên địa bàn đô thị Bình Phong Thạnh hiện có Trung tâm Y tế Bình Phong Thạnh: 50 giường và trạm y tế trên địa bàn đô thị: 5 giường.

Danh mục các cơ sở y tế (TT y tế chuyên sâu, BVĐK, chuyên khoa)

STT

Tên cơ s

Địa điểm xây dựng

Số giường

1

Trung tâm y tế Bình Phong Thạnh

ấp 2, đường dọc sông CVT

50

2

Trạm y tế

p 2, đường dọc sông VCT

5

Tổng số giường bệnh có trên địa bàn khu vực nội thị là 55 giường

Lập bảng tính: x 1000 = 10,88 giường / 1000 dân.

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ 1,5 -³ 2 giường / 1000 dân)

* Cơ sở giáo dục đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề)

Danh mục các công trình giáo dục:

STT

Tên trường

Slp

Số học sinh

Giáo viên

DT đất
(m2)

Ghi chú

I

Mu giáo - Mầm non

 

 

 

 

 

1

Mu giáo Bình Phong Thạnh

06

150

18

2.500

p 1

2

Mm non Bình Phong Thạnh

08

300

25

3.000

p 3

II

Tiu hc

 

 

 

 

 

1

Nguyn Văn Dinh

15

300

25

24.000

p 2

2

Bình Phong Thạnh

15

200

25

 

p 1

III

Trung hc cơ sở

16

500

40

10.000

p 1

IV

Trung học ph thông

 

 

 

21.359

ấp 1

V

TT.GDTX và KTHN - HNDN

 

 

 

1.500

p 1

VI

Trung tâm bồi dưỡng chính trị

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

94

 

 

62.359

 

Có 01 cơ sở giáo dục và đào tạo, đó là trường THPT Bình Phong Thạnh (1) ấp 2 có (31.359 m2).

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định: từ có dự án - ³ 1 cơ sở)

* Trung tâm văn hóa

(nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, nhà văn hóa) (công trình)

Hiện trạng lấy Hội trường trong khu UBND xã Bình Phong Thạnh làm Trung tâm văn hóa - thể thao và Học tập cộng đồng phục vụ cho sinh hoạt dân cư, (ngoài ra còn có Bia ghi danh liệt sĩ trong khu vực UBND xã), dự kiến quy hoạch xây dựng mới Trung tâm văn hóa - thông tin huyện, nhà truyền thống - thư viện huyện trong thời gian tới. Có 1 công trình văn hóa sử dụng trong giai đoạn hiện nay.

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định: từ 1 - ³ 2 công trình.

* Trung tâm thể dục thể thao:

(sân vận động, nhà thi đu, câu lạc bộ) (công trình)

Danh mục các trung tâm TDTT (sân vận động, nhà thi đấu, câu lạc bộ)

STT

Hạng mục công trình

Diện tích
(m2)

Kh năng phục vụ

1

Trung tâm văn hóa - thể thao xã (Hiện nay sử dụng Hội trường trong khu UBND xã Bình Phong Thạnh làm Trung tâm văn hóa - thể thao và Học tập cộng đồng).

356

Dự kiến 2014 (có vốn) -Hiện sử dụng Hội trường làm Trung tâm văn hóa.

2

Nhà bia ghi danh liệt sĩ (cạnh UBND xã)

150

 

3

Câu lạc bộ bóng đá An Tâm

(18m x 22m)

Đang hoạt động

4

Câu lạc bộ bóng đá Nguyễn Hiệp Đoàn

(18m x 22m)

Đang hoạt động

5

Sân vận động huyện (có quy hoạch)

 

Chưa xây dựng

 

TỔNG CỘNG

 

 

Có 02 công trình thể dục thể thao: Câu lạc bộ bóng đá An Tâm có sân (18m x 22m) đang phục vụ, và câu lạc bộ bóng đá Nguyễn Hiệp Đoàn có sân (18m x 22m) đang phục vụ.

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định: từ 1 - ³ 2 công trình).

* Trung tâm thương mại - dịch vụ:

(chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa) (công trình)

Danh mục các trung tâm TM - DV (Chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa)

Có 02 công trình: Chợ Bình Phong Thạnh (950,40 m2) và Chợ dự án Clipsaf. Đánh giá đạt (ngưỡng quy định: từ 1 - ³ 2 công trình).

1.6.3. Các chỉ tiêu về hệ thống giao thông:

* Đầu mối giao thông (cảng hàng không - sân bay, ga đường sắt, cảng đường thủy, bến xe khách)

- Đường bộ: Đô thị Bình Phong Thnh hiện nay là đầu mối giao thông vận tải, là địa bàn trung chuyển hàng nông sản các vùng lân cận. Do đường QL N1 là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng nối từ trung tâm đô thị Bình Phong Thạnh đến các khu Trung tâm Dược liệu Đồng Tháp Mười, đi vùng Đồng Tháp Mười.

- Đô thị Bình Phong Thạnh là đô thị thuộc vùng Đồng Tháp Mười, nối ra QLN1 đi Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, đi Vĩnh Hưng, Tân Hưng và đi tỉnh Đồng Tháp.

- Đường thủy: Sông Vàm Cỏ Tây thuận tiện cho giao thông đường thủy tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương. Từ điều kiện thuận lợi trên, nên đô thị Bình Phong Thạnh là nơi đầu mối giao thông vận tải hàng hóa đi thị xã Kiến Tường, đi thành phố Tân An và các tiểu vùng lân cận.

Đạt giao thông cấp tiểu vùng.

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định: huyện - tiểu vùng)

* Tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị so với đất xây dựng đô thị (%)

- Tổng diện tích đất giao thông khu vực nội thị: 13,1979 ha ¸ 0,131979 km2

- Tổng diện tích đất xây dựng đô thị: 0,5574 km2

- Tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị so với đất xây dựng đô thị:

(13,1979 ha / 55,7442 ha so với đất xây dựng khu vực nội thị: 23,67 %)

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ 11% - ³ 16%)

* Mật độ đường trong khu vực nội thị (tính đến đường có chiều rộng đường đỏ ³ 11,5m (km/km2)

- Tổng chiều dài đường giao thông chính khu vực nội thị: 8,14614 km.

- Tổng diện tích đất xây dựng khu vực nội thị: 0,651642 km2

* Mật độ đường trong khu vực nội thị

 = 14,61 km / km2

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định 6 - ³ 8 km / km2

* Tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng

- Theo số liệu xác định mức độ phục vụ vận tải hành khách đô thị Bình Phong Thạnh (phòng Kinh Tế và Hạ Tầng cung cấp).

- Theo số liệu xác định mức độ phục vụ vận tải hành khách đô thị Bình Phong Thạnh. Số chỗ xe phục vụ trong các chuyến xe: 61 chỗ, tổng số hành khách đã vận chuyển: 244 người, số lượng xe vận chuyển: 12 xe (từ 4 - 7 - 20 - 30 chỗ)

Số lượt phục vụ bình quân:

(244 /61)= 4,0 lượt người/xe/ngày.

- Số dân thường trú trung tâm đô thị Bình Phong Thạnh: 2.733 người

* Tỷ lệ % phục vụ: (4,0 x 12 chiếc)/(2.733 người) x 100 = 1,76 %

* Tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng ít nhất là 1,76 %.

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định: từ 1 - ³ 2%)

* Diện tích đất giao thông khu vực nội thị/dân số nội thị

- Diện tích đất giao thông: 13,1979 ha = 131.979 m2

- Dân số nội thị: 2.733 người

- Tỷ số tính toán:  = 48,29 m2/ng

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ 5 - ³ 7 m2/người)

1.6.4. Các chỉ tiêu về hệ thống cấp nước:

* Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt khu vực nội thị (lít/người/ngày đêm)

Đô thị Bình Phong Thạnh hiện trạng sử dụng nước bằng 2 hình thức: Cấp nước tập trung và cấp nước phân tán. Cấp nước tập trung: 120 m3/ngày đêm. Cấp nước phân tán phục vụ sinh hoạt bên cạnh các khu dân cư có doanh nghiệp khai thác cấp nước trong khu vực trung tâm đô thị (ấp 2, 1 phần ấp 1) bổ sung thêm là 100 m3/ngày đêm.

Tổng công suất cấp nước phục vụ sinh hoạt 220 m3/ngày đêm /2.733 dân khu vực nội thị = 80,50 lít/người/ngày đêm.

- Tổng năng lực cấp nước cho dân cư khu vực nội thị năm 2013: 220 m3/ng.đêm tương đương với 220.000 lít.

- Dân số nội thị: 2.733 người

- Tiêu chuẩn cấp nước sạch đô thị:

q = = 80,50 lít/người-ngđ

Tiêu chuẩn cấp nước người/ngày đêm = tổng công suất nước - (nước thất thoát + nước công cộng + nước cho dịch vụ + nước khác)/tổng dân số nội thị

Đánh giá đạt (Ngưỡng quy định: từ 80 - ³ 90 lít/người/ngày đêm).

* Tỷ lệ dân số khu vực nội thị được cấp nước sạch (%)

- Dân số nội thị: 738 hộ (2.733 người).

- Dân số nội thị được cấp nước sạch: 406 hộ

- Trong đó: Nước máy 406 hộ; nước sạch nông thôn 332 hộ

- Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch (f):

 ¦ = ´ 100 = 55%

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định 50 - ³ 55%)

1.6.5./ Tỷ lệ nước thất thoát (%)

Lưu lượng nước thất thoát do đường ống hiện nay là: 40m3/ng.đêm; bằng: 20% năng lực cấp nước ngày/đêm

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ 25% - ≤ 20%)

1.6.6./. Các chỉ tiêu về hệ thống thoát nước

* Mật độ đường cống thoát nước chính khu vực nội thị (km/km2)

- Mật độ đường cống thoát nước chính (Mcống):

- Tổng chiều dài đường cống thoát nước chính (lđường cống): 14,149 km;

- Diện tích đất xây dựng đô thị (SXDĐT): 0,5574 km2;

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ: 2,5 - ³ 3,0 km/km2

* Tỷ lệ nước thi sinh hoạt được xử lý (%)

- Tỷ lệ nước bẩn được thu gom và xử lý là tỷ số giữa tổng lượng nước thải được thu gom và xử lý với tổng lượng nước thải phát sinh trong sinh hoạt và sản xuất.

Hiện trạng nước sinh hoạt dân cư đô thị chỉ qua xử lý lắng, lọc các hầm xí tự hoại thuộc hầu hết toàn bộ các hộ gia đình trên địa bàn đô thị Bình Phong Thạnh, qua hố ga và dẫn ra hệ thống thoát chung đô thị. Hiện trạng đô thị chưa có khu xử lý nước thải tập trung. Theo quy hoạch chung đô thị đã phê duyệt, sẽ xây dựng khu xử lý nước thải tập trung cho khu đô thị dân cư đến năm 2020.

Đánh giá chưa đạt (ngưỡng quy định: từ 10% - ³ 20%).

* Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải (%)

Hiện trạng hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh, các trạm xăng dầu khi xin giấy phép xây dựng và nghiệm thu hoàn công xây dựng, đưa vào hoạt động sử dụng, phải có giấy chứng nhận thỏa thuận và nghiệm thu về môi trường theo tính chất công nghiệp được xử lý. Do vậy, đô thị Bình Phong Thạnh về việc các cơ sở sản xuất kinh doanh mới đạt tiêu chuẩn có tỷ lệ trên 60 %. Đánh giá đạt (ngưỡng quy định: từ 40% - ³ 60%).

1.6.7. Các chỉ tiêu về hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng

* Chỉ tiêu Cấp điện sinh hoạt khu vực nội thị (kwh/người/năm)

- Điện thương phẩm phục vụ sinh hoạt: 1.769.055 kWh/năm

- Dân số khu vực nội thị: 5.053 người.

- Chỉ tiêu điện sinh hoạt: (KWh/người.năm)

ChiTieuDienSinhHoat = =  = 350,10Kwh/người/năm

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ 250 - ³ 350 Kwh/người/năm)

* Tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thị được chiếu sáng (%)

- Hiện trạng tổng chiều dài cấp điện chiếu sáng cũng là chiều dài các đường có trụ điện trong khu hành chính tạm của huyện Mộc Hóa là 0,579 Km, so với chiều dài các trục đường phố chính trong đô thị 8,1461km

- Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng:

TyLeChieusang = x 100 =  x 100 = 7,11%

Đánh giá chưa đạt (ngưỡng quy định: từ 80% - ³ 90%)

* Tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng (%)

Nhằm thực hiện các khu phố văn hóa, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự khu phố, cần vận động người dân đóng góp xã hội hóa vào việc xây dựng nếp sống văn minh thường xuyên được thực hiện dần tại các tổ dân phố. Do vậy, với kết quả thực hiện cho thấy đô thị Bình Phong Thạnh không đạt.

Đánh giá chưa đạt (ngưỡng quy định: từ 50% - 70%)

1.6.8. Các chỉ tiêu về hệ thống thông tin liên lạc

Số thuê bao điện thoại bình quân/số dân (máy/100 dân)

- Tổng số máy điện thoại khu vực nội thị: 875 máy

- Trong đó:

+ Điện thoại cố định: 193 máy.

+ Điện thoại di động: 682 máy.

- Tỷ lệ máy trên 100 dân (T):

T = x 100 = x 100 = 17,32 máy/100 dân

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ 5 - 8 máy/100 dân)

1.6.9. Các chỉ tiêu về cây xanh, thu gom xử lý chất thải và nhà tang lễ:

* Đất cây xanh đô thị (m2/người)

* Đất cây xanh hiện trạng trên địa bàn đô thị Bình Phong Thạnh bao gồm khu hành chính huyện, các cụm dân cư, ĐT.817 qua trung tâm xã, đường số 1 qua trung tâm hành chính huyện: số lượng cây xanh (1.624 cây) với DT: 55.414 m2. (xem phụ lục về cây xanh đính kèm)

Tỷ lệ cây xanh được phân bổ như sau:

Kc

=

55.414 m2

=

10,97 m2/người

x

5.053 người

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định: từ 5 - ³ 7 m2/người)

* Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị (m2/người)

· Diện tích cây xanh vỉa hè đường phố, với diện tích là: 5.584 m2.

· Diện tích khu công viên của trung tâm Bình Phong Thạnh là: 12.869m2

Cộng: diện tích cây xanh khu vực trung tâm đô thị: 18.453 m2

· Đất cây xanh m2 trên đầu người là:

(18.453 m2 / 2.733 người) = 6,75 m2 / người.

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định: từ 3 - ³ 4 m2/người)

* Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom

- Lượng rác thải thu gom bình quân ngày: 1,35 tấn.

- Dân số đô thị: 2.733 người.

- Lượng rác thải thu gom: 0,49 kg/người/ngày.

- Chỉ tiêu thu gom rác thải đô thị: 2.186 kg/ngày » 2,186 tấn/ngày (với tiêu chuẩn là 0,8 kg/người/ngày).

- Tỷ lệ thu gom (R):

R =  

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ 60% - ³ 70%)

* Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được xử lý (chôn lấp hợp vệ sinh, tái chế, công nghệ đốt) (%)

- Lượng rác thải thu gom bình quân/ngày: 1,35 tấn.

- Lượng rác thải được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh: 1,35 tấn/ngày

- Chỉ tiêu rác đô thị: 0,8 (kg/người) x 2.733 (người)= 2,186 tấn/ngày

- Tỷ lệ xử lý rác:

X =

Đánh giá đạt (ngưỡng quy định từ 60% - ³ 65%)

* Số nhà tang lễ khu vực nội thị (nhà).

Hiện nay câu lạc bộ hưu trí, cũng như Công ty công trình công cộng huyện Mộc Hóa, chưa có xây dựng nhà tang lễ khu vực nội thị phục vụ đám tang, hiện còn riêng tại từng hộ gia đình. Hướng tới, giao cho công ty công trình công cộng thực hiện, kết hợp xây dựng khu nghĩa trang tại các xã phục vụ nhân dân. Hiện tại đô thị chưa có nhà tang lễ.

Đánh giá chưa đạt (ngưỡng quy định: từ 1 - ³ 2 nhà tang lễ).

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị
(đô thị loại V)

STT

Các yếu tố đánh giá

Đơn vị tính

Quy định

Hiện trạng

Đánh giá

Cận dưới

Cận trên

1

Nhà ở

 

 

 

 

 

1.1

Diện tích sàn nhà ở bình quân

m2 sàn/ ngưi

12

³ 15

17,96

Đạt

1.2

Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố

%

50

³ 60

60,73

Đạt

2

Công trình công cộng cấp đô thị

 

 

 

 

 

2.1

Đất xây dựng công trình công cộng cấp khu ở

m2/người

1,0

³ 1,5

13,89

Đạt

2.2

Chỉ tiêu đất dân dụng

m2/người

61

³ 78

136,96

Đạt

2.3

Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị

m2/người

3

³ 3,5

23,72

Đạt

2.4

Cơ sở y tế (TT y tế chuyên sâu, bệnh viện đa khoa - chuyên khoa)

giường/ 1000ng

1,5

³ 2

10,88

Đạt

2.5

Cơ sở giáo dục, đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề)

cơ s

Có dự án

³ 1

1

Đạt

2.6

Trung tâm văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, nhà văn hóa)

công trình

1

³ 2

1

Đạt

2.7

Trung tâm TDTT (sân vận động, nhà thi đấu, câu lạc bộ)

công trình

1

³ 2

2

Đạt

2.8

Trung tâm thương mại - dịch vụ (chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa)

công trình

1

³ 2

2

Đạt

3

Giao thông

 

 

 

 

 

3.1

Đầu mối giao thông

cấp

Huyn (I)

Tiu vùng (II)

Tiểu vùng

Đạt

3.2

Tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị so với đất xây dựng khu vực nội thị

%

11

³ 16

23,67

Đạt

3.3

Mật độ đường trong khu vực nội thị (tính đến đường có chiều rộng đường đỏ ³ 11,5m)

km/km2

6

³ 8

14,61

Đạt

3.4

Tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng

%

1

³ 2

1,76

Đạt

3.5

Diện tích đất giao thông/dân số nội thị

m2/người

5

³ 7

48,29

Đạt

4

Cấp nước

 

 

 

 

 

4.1

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt nội thị

1/ngưi/ngđ

80

³ 90

80,50

Đạt

4.2

Tỷ lệ dân số khu vực nội thị được cấp nước sạch

%

50

³ 55

55

Đạt

4.3

Tỷ lệ nước thất thoát

%

25

20

20

Đạt

5

Thoát nước

 

 

 

 

 

5.1

Mật độ đường cống thoát nước chính khu vực nội thị

km/km2

2,5

³ 3

25,38

Đạt

5.2

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý

%

10

³ 20

0

Chưa đạt

5.3

Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải

%

40

³ 60

60

Đạt

6

Cấp điện và chiếu sáng công cộng

 

 

 

 

 

6.1

Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt khu vực nội thị

kwh/ng/năm

250

³ 350

350,10

Đạt

6.2

Tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thị được chiếu sáng

%

80

³ 90

7,11

Chưa đạt

6.3

Tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng

%

50

70

0

Chưa đạt

7

Các chỉ tiêu về hệ thống tin, bưu chính viễn thông: đạt tối đa 2 điểm

 

 

 

 

 

7.1

Số thuê bao điện thoại bình quân/số dân

máy/100ng

5

8

17,32

Đạt

8

Cây xanh, thu gom xử lý chất thải và nhà tang lễ

 

 

 

 

 

8.1

Đất cây xanh đô thị

m2/người

5

³ 7

10,97

Đạt

8.2

Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị

m2/ng

3

³ 4

6,75

Đạt

8.3

Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom

%

60

³ 70

61,76

Đạt

8.4

Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được xử lý (chôn lấp hợp vệ sinh, tái chế, công nghệ đốt

%

60

³ 65

61,76

Đạt

8.5

Số nhà tang lễ khu vực nội thị

Nhà

Có dự án

³ 1

0

G

Chiếu theo Thông tư hướng dẫn số 02/2012/TT-BNV, hệ thống công trình hạ tầng đô thị có 27/30 chỉ tiêu đạt mức tối thiểu trở lên theo quy định.

1.7./ Tiêu chuẩn 7: Về Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Phong Thạnh: Theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.

Đô thị Bình Phong Thạnh, thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở lợi thế về thương mại - dịch vụ và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Mộc Hóa, để phát triển thành một đô thị mới hiện đại phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và cả khu vực Đồng Tháp Mười. Quy hoạch tổng thể đô thị Bình Phong Thạnh được bố trí thành các khu chức năng:

+ Trung tâm hành chính: Được bố trí tập trung tại khu phố 2, cạnh trục đường chính và trục cảnh quan của trung tâm đô thị; khu tập trung được xây dựng có quy mô 14,90 ha.

+ Trung tâm thương mại - dịch vụ: 8,63 ha, bố trí tại khu chợ hiện hữu Bình Phong Thạnh (khu phố 1) và quy hoạch mới khu thương mại tại khu phố 2, bờ Nam sông Vàm Cỏ Tây.

+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 30,81 ha, bố trí về phía Đông của đô thị Bình Phong Thạnh, thuộc bờ Nam sông Vàm cỏ Tây, cạnh trục giao thông đối ngoại (đường dọc kênh 79 - QL N1).

+ Khu dân cư, khu đô thị mới: Được bố trí ở khu phố 2 và 1 phần của khu phố 1; đã được quy hoạch và xây dựng đợt đầu theo kế hoạch XDCB hàng năm từ (2014 - 2020), đang xây dựng tiến tới đồng bộ các công trình dịch vụ, gồm công trình khu hành chính huyện, công trình y tế (4,22 ha), giáo dục (9,76 ha), văn hóa (4,59 ha), tiện ích công cộng (4,59 ha)...

+ Trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch: tập trung lại khu phố 2, cạnh trục đường chính vào khu trung tâm đô thị

+ Trung tâm y tế - giáo dục: tập trung tại khu phố 2, phía Đông khu trung tâm đô thị, khu y tế thuộc bờ Nam sông Vàm cỏ Tây, khu giáo dục (trường THCS, THPT) thuộc bờ Bắc sông Vàm cỏ Tây.

+ Trung tâm vui chơi, giải trí và công viên cây xanh: cạnh trục giao thông chính của đô thị và đối diện khu trung tâm hành chính huyện.

* Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Xây dựng hệ thống đường nội thị theo quy hoạch với giao thông đối ngoại. Hiện nay các tuyến đường giao thông nội thị đã đang được tiến hành xây dựng cùng các tuyến giao thông chính nối từ Quốc lộ 62 vào trung tâm hành chính huyện, trục đường liên huyện (dọc kênh 79 - QL N1). Qua sông Vàm cỏ Tây có dự án xây dựng cầu “Dây văng” vừa giải quyết giao thông đi ngang nội thị kết nối các khu phố trong khu vực, vừa tạo cảnh quan đô thị, đang có kế hoạch xây dựng theo đúng tiến độ đề ra.

Hệ thống thoát và cấp nước được thiết kế riêng biệt sau khi được xử lý sẽ thoát vào sông Vàm cỏ Tây, nước thải công nghiệp qua xử lý cục bộ trước khi thải ra hệ thống thoát nước thải chung của đô thị.

Hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống điện ngoài các trạm điện hiện có tại khu vực này xây dựng trạm trung gian để cấp điện cho toàn đô thị, hệ thống thông tin liên lạc được xây dựng và hòa mạng thông tin liên tỉnh, Quốc tế; xây dựng hệ thống phát thanh truyền hình phục vụ cho đô thị Bình Phong Thạnh và các khu vực phụ cận.

Môi trường khu xử lý rác thải bố trí tại xã Bình Tân thuộc thị xã Kiến Tường, nghĩa địa bố trí tại Gò Giồng Sỏi, thuộc xã Bình Hòa Đông huyện Mộc Hóa. Trồng cây xanh trên các khu vực ven sông Vàm cỏ Tây, dọc đường phố và các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và tại các khu công viên tập trung.

Tiêu chuẩn 7 đánh giá đạt.

1.8. Tiêu chuẩn 8: Thời gian xây dựng đồng bộ của đô thị Bình Phong Thạnh: Đang tiến hành - Đánh giá chưa đạt (ngưỡng quy định từ 1 năm trở lên).

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh
(Theo Điều 8 của Nghị định 62/2011/NĐ-CP ngày 26/07/2011 của Chính Phủ)

STT

Ch tiêu

Quy định

Hiện trạng

Đánh giá

1

Chức năng đô thị

thuộc tnh - huyện

thuộc huyện

Đạt

2

Được cấp thẩm quyền công nhận là đô thị loại V

Đô thị loại V

Đô thị loại V

Đạt

3

Quy mô dân s

³ 4.000 người

5.053 người

Đạt

4

Mật độ dân s

³ 2.000 người/km2

4.903 người/km2

 

5

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

³ 65% so với tổng s lao động

73,96% so với tng số lao động

Đạt

6

Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị (30 tiêu chí).

Quy định tại khoản 5, Điều 14 NĐ 42/2009/NĐ-CP

Đạt 27/30 tiêu chí về hệ thống hạ tầng công trình đô thị

Đạt

7

Có quy hoạch chung được Cấp thẩm quyền phê duyệt

Đồ án QH chung được UBND tỉnh phê duyệt

Có đồ án QH chung được UBND tỉnh phê duyệt

Đạt

8

Thời gian xây dựng đồng bộ

³ 1 năm

Đang tiến hành

Chưa đạt

Theo Quy định tại Điều 8 Nghị định 62/2011/NĐ-CP ngày 26/07/2011 của Chính Phủ quy định tiêu chuẩn thành lập thị trấn thuộc huyện.

Như vậy, đối chiếu với quy định thì đô thị Bình Phong Thạnh đủ các điều kiện và đạt 07/08 tiêu chuẩn. Đối với tiêu chuẩn về hệ thống các công trình hạ tầng đô thị, 26/30 chỉ tiêu đạt và vượt mức quy định (đô thị loại V), 03 chỉ tiêu chưa đạt mức tối thiểu chung là: tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý (%), tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thị được chiếu sáng (%), tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng (%), riêng chỉ tiêu số nhà tang lễ khu vực nội thị không đánh giá.

GIẢI TRÌNH:

Hiện nay huyện Mộc Hóa đã xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm từ năm 2014 đến năm 2020. Theo quy hoạch chung được cấp thẩm quyền phê duyệt, sẽ triển khai quy hoạch xây dựng đợt đầu (từ 5 đến 10 năm), nhất là khu trung tâm đô thị Bình Phong Thạnh, trong đó có hệ thống công trình hạ tầng đô thị như hệ thống điện chiếu sáng đô thị, hệ thống xử lý nước thải... sẽ được khắc phục gắn liền với việc phát triển khung giao thông đô thị và khu dân cư đô thị trong tương lai (dân số đô thị dự kiến 8.000 người đến năm 2030).

Phần thứ tư

NỘI DUNG THÀNH LẬP THỊ TRẤN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH THUỘC HUYỆN MỘC HÓA,TỈNH LONG AN SAU KHI ĐƯỢC THÀNH LẬP

I. HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH, DÂN SỐ TỈNH LONG AN

1. Tỉnh Long An có 449.228,17 ha diện tích tự nhiên và 1.483.522 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 13 huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: 166 xã, 14 thị trấn và 12 phường).

2. Huyện Mộc Hóa hiện có 29.764,25 ha diện tích tự nhiên và 29.853 nhân khẩu; có 07 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 07 xã. Trong đó, đơn vị hành chính xã Bình Phong Thạnh, được công nhận là đô thị loại V, dự kiến thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh bao gồm:

- Xã Bình Phong Thạnh có 4.625,14 ha diện tích tự nhiên và 4.288 nhân khẩu

- Xã Bình Hòa Tây có 4.533,36 ha diện tích tự nhiên và 4.802 nhân khẩu

- Xã Bình Thạnh có 4.865,08 ha diện tích tự nhiên và 2.790 nhân khẩu

- Xã Bình Hòa Trung có 3.645,28 ha diện tích tự nhiên và 4.275 nhân khẩu

- Xã Bình Hòa Đông có 3.228,36 ha diện tích tự nhiên và 4.185 nhân khẩu

- Xã Tân Lập có 5.319,72 ha diện tích tự nhiên và 5.257 nhân khẩu

- Xã Tân Thành có 3.547,31 ha diện tích tự nhiên và 4.256 nhân khẩu

II. PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP THỊ TRẤN BÌNH PHONG THẠNH, THUỘC HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

Sau khi nghiên cứu kỹ và cân nhắc lựa chọn, UBND tỉnh Long An thống nhất báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh, thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An như sau:

1. Thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ 4.625,14 ha diện tích tự nhiên và 4.288 nhân khẩu của xã Bình Phong Thạnh và một phần diện tích và dân số 02 xã: Tân Thành và Bình Hòa Đông như sau:

a) Điều chỉnh 01 phần diện tích đất ấp Cả Đá xã Tân Thành với diện tích tự nhiên là 26,25 ha và 191 nhân khẩu.

b) Điều chỉnh 01 phần diện tích đất ấp 3 xã Bình Hòa Đông với diện tích tự nhiên là 19,55 ha và 574 nhân khẩu.

2. Sau khi thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh, thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An:

a) Thị trấn Bình Phong Thạnh có 4.670,94 ha diện tích tự nhiên và 5.053 nhân khẩu; Khu phố 2, thuộc khu trung tâm đô thị và 02 khu phố: 1, 3 trực thuộc.

Địa giới hành chính thị trấn Bình Phong Thạnh:

+ Phía Đông giáp xã Thạnh Phước và xã Tân Hiệp huyện Thạnh Hóa

+ Phía Tây giáp xã Bình Hòa Đông và xã Tân Thành

+ Phía Nam giáp xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa

+ Phía Bắc giáp xã Bình Thạnh.

b) Huyện Mộc Hóa có 29.764,25 ha diện tích tự nhiên và 29.853 nhân khẩu; có 07 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm có 06 xã: Tân Lập, Bình Hòa Tây, Bình Hòa Đông, Bình Hòa Trung, Tân Thành, Bình Thạnh và 01 thị trấn Bình Phong Thạnh (không tăng đơn vị hành chính).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 177/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 về Đề án thành lập thị trấn Bình Phong Thạnh thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.023

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.156.156
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!