Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 145/2004/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Thanh Hải
Ngày ban hành: 25/05/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 145/2004/QĐ-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2004 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2004-2010.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhõn dõn và Ủy ban nhõn dõn ngày 26 thỏng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia Xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005 và Công văn số 2685/VP-CP-QHQT ngày 21 tháng 5 năm 2002 của Chính phủ về chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005;
Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy tại cuộc họp ngày 11 tháng 02 năm 2004 về tổng kết 11 năm thực hiện Chương trình Xóa đói giảm nghèo của thành phố giai đoạn 1992-2003 và Chương trình mục tiêu Xóa đói giảm nghèo của thành phố giai đoạn 2004-2010;
Xét đề nghị của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm thành phố tại Tờ trình số 01/TT-BCĐ ngày 03 tháng 02 năm 2004;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình mục tiêu Xóa đói giảm nghèo của thành phố, giai đoạn 2004-2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm thành phố, Thủ trưởng các sở-ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, phường-xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.-

 

 
Nơi nhận:  
- Như điều 3  
- Thủ tướng Chính phủ
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
- Văn phòng Chính phủ
- Thường trực Thành ủy
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố
- Ủy ban nhân dân thành phố
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố
- Các Đoàn thể thành phố
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Thành ủy
- Các Ban Hội đồng nhân dân thành phố
- Kho bạc Nhà nước thành phố
- Ngân hàng chính sách xã hội
- Các Thành viên Ban chỉ đạo xóa đói  giảm nghèo và việc làm thành phố
- VPHĐ-UB: Các PVP
- Các Tổ NCTH
- Lưu (VX-LC)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Lê Thanh Hải

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2004 – 2010.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 145 /2004/QĐ-UB ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố).

Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX nêu rõ: “... tạo việc làm; cơ bản xóa đói, giảm số hộ nghèo;...”; Báo cáo Chính trò tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VII đã x¸c định “Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố” và định hướng về quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố đến năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố;

Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo của thành phố giai đoạn 2004 - 2010, như sau:

1.2. Tình hình kinh tế của thành phố tiếp tục tăng trưởng tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Đây là yếu tố quan trọng trong việc giảm hộ nghèo của thành phố.

1.3. Qua thực tiễn hơn 11 năm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, thành phố đã thu được nhiỊu kết quả và bài học kinh nghiệm về cơ chế, chính sách, quản lý, điều hành, huy động nguồn lực và chỉ đạo, thực hiện; đặc biệt đã tạo được phong trào nhân dân ngày càng mang tính tỉ chc xã hội hóa sâu rộng vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo; nhiều mô hình xóa đói giảm nghèo đã xuất hiện và được nhân rộng ở các hộ gia đình, phường-xã, quận-huyện mang lại hiệu quả kinh tế–xã hội. Cơ chế, chính sách không chỉ dừng lại ở chống tái đói, giảm nghèo mà còn ngăn chặn tái nghèo ở hộ nghèo; đồng thời mở rộng ra khả năng làm chuyển biến các khu phố-ấp nghèo và xã-phường nghèo của thành phố. Đây là những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tiến độ giảm hộ nghèo trong giai đoạn hai.

1.4. Người nghèo thành phố bước đầu có nhận thức đúng, có ý thức tự phấn đấu vươn lên thoát đói, giảm nghèo; biết thực hành tiết kiệm, học hỏi cách làm ăn, tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ trên các mặt của Nhà nước và cộng đồng. Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc giảm hộ nghèo của thành phố.

1.5. Hệ thống tổ chức cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở các cấp đã được hình thành, đang thực hiện tốt nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo cđa thµnh ph.

2. Những khó khăn thách thức:

2.1. Mặt trái của kinh tế thị trường tiếp tục bộc lộ và tác động trực tiếp đến đời sống vật chất và v¨n ha của cá nhân, gia đình và của các nhóm xã hội. Theo dự báo, kinh tế thành phố s tiếp tục tăng trưởng, nhưng khoảng cách phân tầng xã hội giữa hai cực giàu và nghèo có xu hướng ngày càng giãn rộng ra, đòi hỏi phải có những chính sách, giải pháp cụ thể để giữ khoảng cách chênh lệch này ở mức hợp lý, bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo.

2.2. Tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của thành phố sẽ làm cho một bộ phận dân cư trở nên nghèo hoặc đã giảm nghèo nhưng sẽ bị tái giảm nghèo trở lại. Cơ sở hạ tầng các xã nghèo tuy được tăng cường một bước, nhưng những nhu cầu bức xúc vẫn còn nhiều.

2.3. Những thành tựu mà công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được còn thiếu tính bền vững; mức chuẩn nghèo theo tiêu chí của thành phố còn thấp so với khu vực và thế giới, nguy cơ tái nghèo vẫn còn cao. Người nghèo vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản.

2.4- Các cơ chế chính sách để hỗ trợ cho người nghèo tuy đã và đang được triển khai thực hiện, song chưa thống nhất, đồng bộ ở một số ngành và chưa thích ứng với điều kiện cụ thể của một số địa phương trong giai đoạn giảm nghèo, chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, vì vậy hiệu quả thực hiện chưa cao.

2.5. Đội ngũ cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo, nhất là ở cấp phường-xã còn yếu về năng lực và thiếu ổn định; công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa thường xuyên, làm hạn chế khả năng quản lý, điều hành thực hiện chương trình ở cơ sở.

II.- MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO:

1. Phải bảo đảm tính xã hội hóa cao của chương trình, trên cơ sở tạo thành một phong trào hành động Cách mạng sâu rộng trong nhân dân; huy động sức mạnh của cộng đồng xã hội, để hỗ trợ có hiệu quả cho người nghèo, hộ nghèo và vùng nghèo của thành phố.

2. Phải bảo đảm tính bền vững của chương trình, tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ chăm lo các hộ nghèo theo chuẩn mới của giai đoạn 2, đặc biệt quan tâm các hộ nghèo vừa vượt chuẩn của giai đoạn 1, để yên tâm làm ăn sinh sống, chống tái nghèo, tạo thế phát triển ổn định và bền vững.

3. Phải bảo đảm tính toàn diện và lâu dài của chương trình; thực hiện giảm nghèo bằng nhiều giải pháp đầu tư hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực đời sống của người nghèo, hộ nghèo; đặc biệt, trong giai đoạn 2, chú trọng các biện pháp nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập để có tích lũy; gắn với việc làm chuyển biến cách sống, lối sống văn minh cho người nghèo, hộ nghèo.

4. Phải tính toán bước đi thích hợp và đảm bảo hiệu quả thiết thực trong công tác đầu tư hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo và vùng nghèo; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, trên tinh thần công khai, dân chủ và đảm bảo tính tiết kiệm, tránh lãng phí. Bên cạnh đó, tập trung củng cố và phát triển hoạt động các tổ, nhóm giảm nghèo, tổ hợp tác và những người nghèo; chú trọng bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở các cấp, các ngành đảm bảo đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

III.- MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

Tạo sự chuyển biến thực sự của đạ đa số dân nghèo và hộ nghèo; tập trung đẩy mạnh tiến độ giảm hộ nghèo theo hướng tiếp cận chuẩn nghèo khu vực và quốc tế; tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các vùng nghèo; phát triển các chương trình an sinh xã hội, giảm dần khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa thành thị và nông thôn.

2. Chỉ tiêu cụ thể:

Điều chỉnh chuẩn hộ nghèo trong giai đoạn 2 (từ năm 2004 đến năm 2010) theo tiêu chí với mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới 6.000.000 đồng/người/năm, được phân kỳ thực hiện theo lộ trình 2 bước:

2.1. Bước một: Trong thời gian 2 năm 2004 - 2005: Phấn đấu thực hiện cơ bản không còn hộ nghèo có mức thu nhập dưới 4.000.000 đồng/người/năm:

Dự tính: Tổng số hộ nghèo theo thu nhập mới này khoảng 60.000 hộ (22.470 hộ bảo lưu năm 2003 có 13.407 hộ bảo lưu năm 2002 và khoảng 21.100 hộ phát sinh mới); chiếm tỷ lệ 5,27% hộ dân thành phố.

- Năm 2004: Phấn đấu giảm từ 18.000 đến 20.000 hộ nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4% tổng số hộ dân thành phố.

- Năm 2005: Phấn đấu giảm từ 25.000 đến 30.000 hộ nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1% tổng số hộ dân thành phố.

2.2. Bước hai: Trong thời gian 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010: Phấn đấu thực hiện hạ tỷ lệ số hộ nghèo có mức thu nhập dưới 6.000.000 đồng/người/năm xuống dưới 3% tổng số hộ dân thành phố năm 2010.

Dự tính: Tổng số hộ nghèo khoảng 150.000 hộ, chiếm tỷ lệ 13% tổng số hộ dân thành phố.

IV.- VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ:

1. Phát triển kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo bền vững:

1.1. Thành phố tập trung phát triển các ngành kinh tế chủ lực để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Các ngành kinh tế-kỹ thuật, các sở-ngành chức năng, các quận có sự phát triển khá có trách nhiệm tham gia tích cực vào các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo; chia sẻ, hỗ trợ cho các quận-huyện, xã nghèo.

1.2. Tổ chức phối hợp lồng ghép có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

1.3. Đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và có tích lũy cho người nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo.

2. Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để người nghèo, xã-phường nghèo tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản:

2.1. Tạo cơ hội để người nghèo phát triển kinh tế, khuyến khích làm giàu đi đôi với tự lực vượt qua chuẩn nghèo thông qua các chính sách, biện pháp trợ giúp về tín dụng ưu đãi; hướng dẫn khuyến nông-lâm-ngư, phát triển ngành nghề, đào tạo nghề; chuyển giao công nghệ, kỹ thuật; bảo đảm cho các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

2.2. Phát triển các dịch vụ cơ bản, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người nghèo thông qua các chính sách ưu đãi xã hội về bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, nâng cao trình độ dân trí, nhất là phải chú ý quan tâm đến thanh niên nghèo, … xem đây là chìa khóa để thực hiện giảm nghèo bền vững, lâu dài.

2.3. Từng bước hoàn thiện các chương trình an sinh xã hội để trợ giúp có hiệu quả và bền vững người nghèo bằng các giải pháp lập các quỹ rủi ro, quỹ cứu trợ, giảm thiểu nguy cơ rủi ro, bảo đảm cuộc sống của người dân được ổn định.

2.4. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động đăng ký xây dựng gia đình văn hóa trong các hộ nghèo, gắn với Chương trình “mục tiêu 3 giảm” và phòng, chống các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, … từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người nghèo .

3. Huy động, bố trí nguồn lực tập trung đầu tư cho địa bàn trọng điểm và các hoạt động ưu tiên:

3.1. Tập trung nguồn lực vào các mục tiêu ưu tiên đẩy nhanh tốc độ và quy mô giảm hộ nghèo; các chương trình làm chuyển biến rõ tình trạng nghèo ở các xã-phường trọng điểm. Địa bàn trọng điểm là các xã-phường nghèo; tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các nơi này, bảo đảm điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân.

3.2. Xã hội hóa việc huy động các nguồn lực đầu tư cho mục tiêu xa đói giảm nghèo; tạo thành phong trào sâu rộng thu hút và động viên sự tham gia, ủng hộ của các tầng lớp dân cư, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế-xã hội hỗ trợ người nghèo và vùng nghèo. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật tài chính để đẩy nhanh quá trình giảm nghèo ở thành phố.

4. Tiếp tục hoàn thiện về tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý chương trình:

4.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách mục tiêu xa đói giảm nghèo và các mô hình giảm nghèo có hiệu quả để nhân ra toàn thành phố.

4.2. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xa đói giảm nghèo từ thành phố đến quận-huyện, phường-xã, thị trấn về kiến thức nghiệp vụ chuyên môn và quản lý cho phù hợp với nhiệm vụ được giao; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tự quản giảm nghèo, tổ vượt chuẩn nghèo và tổ hợp tác của những người nghèo; bổ sung chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở cơ sở.

4.3. Thiết lập hệ thống phương pháp giám sát, đánh giá hiệu quả chương trình; tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên các hoạt động xa đói giảm nghèo ở các cấp, các ngành; đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng và người dân trong hoạt động giám sát, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chương trình xóa đói giảm nghèo từng địa bàn dân cư.

4.4. Các Cấp ủy Đảng chịu trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo và có chương trình hành động cụ thể triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện cụ thể mục tiêu xoá đói giảm nghèo của thành phố ở từng địa phương, đơn vị.

4.5. Có cơ chế phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng và có hiệu quả giữa các sở-ngành, Mặt trận, các Đoàn thể và các quận-huyện, phường-xã, thị trấn trong các hoạt động xoá đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố.

V.- CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP:

1. Tổ chức huy động nguồn lực:

1.1. Huy động các nguồn tín dụng ưu đãi trên địa bàn: Trong giai đoạn 2, trước mắt là thực hiện ở bước 1, năm 2004-2005. Trên cơ sở đó, thành phố tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách để huy động thêm nguồn vốn cho mục tiêu giảm nghèo của thành phố, cụ thể:

1.1.1. Nhu cầu vốn tín dụng từ quỹ xoá đói giảm nghèo và ngân hàng chính sách xã hội cung cấp cho hộ nghèo vay duy trì thường xuyên hàng năm là:

+ Năm 2004: 344 tỷ đồng.

Trong đó bổ sung: 47 tỷ đồng.

(Trung ương: 15 tỷ đồng; ngân sách thành phố: 25 tỷ đồng; và vận động trong dân là 7 tỷ đồng).

+ Năm 2005: 503 tỷ đồng.

Trong đó bổ sung: 42 tỷ đồng

(Trung ương: 10 tỷ đồng; ngân sách thành phố: 25 tỷ đồng và vận động trong dân là 7 tỷ đồng).

1.1.2. Nhu cầu nguồn vốn tín dụng ưu đãi, vốn ngân hàng có hỗ trợ lãi suất, tín dụng các đoàn thể duy trì thường xuyên hàng năm khoảng trên 200 tỷ đồng, với ngân sách thành phố hỗ trợ bù lãi suất và bảo trợ cây giống, con giống, thú y và khuyến nông bình quân hàng năm là 6 tỷ đồng.

1.1.3. Nhu cầu kinh phí đáp ứng cho các chính sách ưu đãi xã hội cho hộ nghèo hàng năm từ ngân sách thành phố là:

* Năm 2004: 20 tỷ đồng

* Năm 2005: 20 tỷ đồng

1.1.4. Nguồn vốn ngân sách thành phố tiếp tục đầu tư hỗ trợ cho công trình cơ sở hạ tầng (giao thông) của các xã nghèo ở huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ trong 2 năm 2004-2005 là 80 tỷ đồng.

1.1.5. Đề nghị Trung ương hỗ trợ trong đầu tư dạy nghề và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ xóa đói giảm nghèo và việc làm hàng năm 1,5 tỷ đồng.

1.1.6. Nguồn vốn vận động không hoàn lại, bao gồm:

+ Nguồn ngân sách thành phố, quận-huyện và nguồn vận động trong dân đối với các công trình hạ tầng thiết yếu như bê tông hóa đường hẻm, trợ giúp điện kế, cấp nước, thủy lợi, giao thông nông thôn, v.v…

+ Tiếp tục phát huy phong trào vận động hiện vật trợ giúp đồng bào nghèo, quy thành tiền 3 tỷ đồng/năm.

+ Các dự án, chương trình viện trợ không hoàn lại.

1.2. Về cơ chế, chính sách:

1.2.1. Tiếp tục ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố cho quỹ xa đói giảm nghèo và quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm theo nhu cầu để bổ sung vốn vay cho hộ nghèo; đồng thời, đầu tư các chính sách ưu đãi xã hội và bảo trợ sản xuất cho hộ nghèo.

1.2.2. Thực hiện các chính sách huy động các nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo.

1.2.3. Có chính sách khuyến khích, vận động các nguồn vốn của các doanh nghiệp, các quận khá, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ tham gia hỗ trợ cho mục tiêu giảm nghèo và làm chuyển biến các vùng nghèo.

1.2.4. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác trong công tác vận động ủng hộ quỹ xóa đói giảm nghèo và các dự án xã hội ở các cấp.

2. Giải pháp về sử dụng vốn tín dụng cho người nghèo:

Đẩy mạnh cho vay vốn từ các nguồn vốn ưu đãi của quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, ngân hàng chính sách xã hội và quỹ tín dụng các đoàn thể; gắn cho vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn theo hướng điều chỉnh cơ cấu vay vốn ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế từng địa phương và theo khả năng quy mô, trình độ sản xuất từng hộ, đảm bảo giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm của người nghèo.

2.1. Nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo:

2.1.1. Trợ vốn trực tiếp cho 50.000 hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để sản xuất làm ăn với quy mô đồng vốn bình quân 3 triệu đồng/hộvay (năm 2004) và mức vốn bình quân 5 triệu đồng/hộ vay (năm 2005), gắn với việc tổ chức hướng nghiệp giúp hộ nghèo có việc làm phù hợp và sinh lợi; trong đó:

+ Đối với các huyện và quận mới:

- Tập trung vốn cho các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, chú trọng phát triển các mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo qui hoạch của thành phố và từng địa phương (nuôi tôm sú, thủy sản, bò sữa, trồng rau sạch, v.v… ); khuyến khích xây dựng các mô hình kết hợp sản xuất với kinh doanh; các mô hình ngành nghề truyền thống của địa phương (đan, thêu, mành trúc, làm bánh tráng). Phấn đấu mỗi năm có 600 tổ giảm nghèo, với 6.000 hộ nghèo tham gia, vốn bình quân t 8 ®n 10 triệu đồng/hộ.

- Trợ vốn cho từ 50 đến 100 tổ hợp tác sản xuất-kinh doanh, từng bước mở rộng qui mô đầu tư, nâng dần trình độ hợp tác sản xuất-kinh doanh của hộ nghèo, tiến đến hình thành các hợp tác xã của người nghèo; từng bước giải quyết ổn định đầu ra của sản phẩm nông nghiệp.

+ Đối với các quận nội thành, trợ vốn cho các hộ có nhu cầu sản xuất -kinh doanh, dịch vụ (mua bán nhỏ tại các chợ; buôn bán, sản xuất, gia công, làm dịch vụ tại nhà). Trong đó, đối với các quận trung tâm (qun 1, 3, 4 và 5) hướng dẫn các hộ phát triển các ngành dịch vụ phục vụ khách du lịch, nghề truyền thống của địa phương (sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nghề làm bánh, mứt, nghề đóng giày da, v.v…; phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch như xe xích lô du lịch, cắt tóc, trang điểm, buôn bán thức ăn đêm tại khu phố đêm v.v…).

2.1.2- Trợ vốn gián tiếp:

Tiếp tục đầu tư vốn cho từ 400 đến 600 cơ sở sản xuất-kinh doanh thu nhận lao động nghèo để đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 600 đến 800 lao động nghèo có việc làm, thu nhập ổn định.

+ Đối với các huyện và quận mới, do tình hình đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, từng địa phương cần gắn với điều kiện và qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội khu vực, vùng, khuyến khích các hộ, cơ sở mở rộng sản xuất-kinh doanh phát triển ngành nghề truyền thống, tiểu-thủ công nghiệp thu nhận lao động nông nhàn và nông dân mất đất vào làm việc tại cơ sở.

+ Đối với các quận nội thành và khu vực đô thị hóa:

- Tiếp tục đầu tư vốn cho các cơ sở sản xuất-kinh doanh thu nhận lao động nghèo, khuyến khích hộ vượt nghèo có điều kiện làm ăn mở cơ sở sản xuất, thu nhận lao động từ các hộ nghèo.

- Khuyến khích xây dựng các tổ hợp tác ngành nghề theo qui hoạch và định hướng phát triển kinh tế của địa phương; chú trọng các ngành nghề dịch vụ phục vụ khách du lịch (đội xe xích lô phục vụ khách du lịch, dịch vụ giặt ủi, cắt tóc, trang điểm, v.v…)

- Đầu tư vốn cho các chương trình đào tạo nghề, gắn đào tạo với giải quyết việc làm tại chç, đào tạo ngành nghề giản đơn, giúp cho lao động nghèo có nghề nghiệp và việc làm ổn định.

- Trợ vốn cho 500 đến 1.000 lao động nghèo được đào tạo nghề và tham gia thị trường lao động ở nước ngoài. Tùy theo thị trường lao động, mức vốn cho vay từ 10 đến 30 triệu đồng/lao động.

- Trợ vốn để người nghèo cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt (sửa chữa nhà, mắc điện kế, v.v…).

- Ủy thác vốn xa đói giảm nghèo cho các Đoàn thể chính trị (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn lao động thành phố, Hội Nông dân, Thành đoàn thành phố, v.v...) để trợ vốn cho các hội viên, đoàn viên nghèo, theo phương thức 50% hộ trong chuẩn và 50% hộ cận chuẩn nghèo và theo từng dự án khả thi.

2.2. Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm:

- Tập trung đầu tư trợ vốn cho 10.000 lượt hộ cận chuẩn nghèo, các hộ có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, nhằm giúp các hộ phát triển sản xuất vươn lên khá giả và làm giàu chính đáng.

- Phối hợp với quỹ xóa đói giảm nghèo cho vay vốn để lao động nghèo tham gia lao động ở nước ngoài, mức vốn cho vay bình quân 10 triệu đồng/lao động.

- Giải quyết cho sinh viên, học sinh nghèo vay vốn đi học.

2.3. Quỹ tín dụng các đoàn thể:

Quỹ CEP, quỹ tín dụng phụ nữ, quỹ hỗ trợ nông dân,… sử dụng nguồn quỹ của mình trợ vốn cho đoàn viên, hội viên nghèo, để phát triển sản xuất- kinh doanh, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.

2.4. Quỹ tín dụng Hợp tác xã:

Trợ vốn cho các tổ hợp tác sản xuất-kinh doanh với số lượng từ 100 đến 300 tổ/năm, tập trung tại các huyện và quận mới (tổ chăn nuôi bò sữa, tôm sú, nuôi thủy sản, trồng rau,v.v …) và tại các quận trung tâm (tổ phục vụ cơm trưa, phục vụ khách du lịch, tổ ngành nghề, v.v…).

2.5. Thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay cho nông dân thành phố:

Tập trung hướng dẫn cho nông dân thành phố xây dựng các dự án phát triển sản xuất theo hướng chuyển đổi cây trồng vật nuôi, phù hợp theo qui hoạch phát triển kinh tế của từng địa phương và theo qui hoạch của thành phố. Phấn đấu mỗi năm cho vay từ 120 đến 140 tỷ đồng, giải quyết cho từ 4.000 đến 5.000 hộ vay (sử dụng nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo, nguồn vốn ngân hàng và quỹ tín dụng §oàn thể) với nguồn ngân sách thành phố hỗ trợ lãi từ 4 đến 5 tỷ đồng.

3. Giải pháp hướng nghiệp, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề và giải quyết việc làm:

3.1. Gắn chương trình phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương theo quy hoạch phát triển kinh tế sẽ mang lại hiệu quả cao. Hướng nghiệp cho lao động nghèo phải gắn liền với yêu cầu phát triển các ngành kinh tế. Chú trọng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau, nhằm phát triển đồng bộ các chương trình đào tạo, hướng nghiệp cho người lao động tại địa phương (có chương trình riêng).

3.2. Thực hiện các chương trình phối hợp, lồng ghép với các dự án đầu tư phát triển kinh tế ngành, khu vực để tổ chức chuyển giao kỹ thuật và công nghệ như: Kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông nghiệp, các kỹ thuật sản xuất hàng công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp theo công nghệ mới.

3.3. Phân loại trình độ văn hóa của người lao động và các điều kiện cụ thể của từng loại ngành nghề, tổ chức đào tạo nghề với nhiều hình thức đa dạng như: Vừa học vừa làm, đào tạo tại chç, đào tạo theo các cấp độ nghề khác nhau, từ những nghề giản đơn, ngắn hạn (cắt tóc, làm móng tay, nấu ăn, dịch vụ sửa chữa, gia công,v.v…) đến các nghề có kỹ thuật cao, đào tạo tập trung dài hạn.

Bằng nhiều hình thức kèm cặp trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất hoặc gửi học ở các trường kỹ thuật để tạo điều kiện thu hút tạo việc làm ngày càng nhiều người nghèo vào các khu vực công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp của địa phương; gắn với việc củng cố và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống đem lại lợi ích thiết thực cho người nghèo, hộ nghèo. Chú trọng đào tạo nghề mới, nghề truyền thống, nâng cao tay nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3.4. Tăng cường công tác hướng dẫn hỗ trợ nâng cao nhận thức, kiến thức kinh nghiệm cách sản xuất, làm ăn cho người nghèo, hộ nghèo:

3.4.1. Tổ chức tập huấn hướng dẫn về kiến thức, kinh nghiệm sản xuất làm ăn cho hộ nghèo phù hợp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả của từng địa bàn quận-huyện; tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình bảo vệ thực vật, tiêm phòng thú y; các dự án trồng và bảo vệ rừng, thí điểm về chương trình vệ sinh môi trường, cải tạo chuồng trại cho các hộ nằm trong chương trình xoá đói giảm nghèo tại các địa phương .

3.4.2. Tiến hành đồng bộ việc cung cấp vốn với cung cấp kiến thức. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, hướng dẫn hộ nghèo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn thao tác tại chỗ, tham quan học tập mô hình, gương điển hình; sinh hoạt các tổ giảm nghèo; phát triển mạng lưới khuyến nông viên trên cơ sở chọn lựa các hộ nông dân giỏi.

4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các phường-xã nghèo, khu vực nông thôn và vùng nghèo:

4.1. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo thuộc huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè đối với những công trình còn thiếu (chủ yếu công trình giao thông) và một số công trình về văn hóa nhằm giúp cho người dân tại đây tiếp cận các dịch vụ văn hóa cơ bản:

- Tập trung thực hiện hoàn thành trong 2 năm 2004-2005, với kinh phí đầu tư khoảng 80 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh tại các vùng nông thôn, khai thác nguồn nhân lực nông nhàn, sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương, từng bước giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo môi trường thuận lợi để hộ nghèo phát triển sản xuất làm ăn và thoát nghèo bền vững.

4.2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đẩy mạnh cuộc vận động quỹ “Vì người nghèo” tiếp tục trợ giúp cho các xã nghèo và vùng nghèo như học bổng, tập sách cho học sinh nghèo; giúp phương tiện sinh hoạt; xây dựng nhà vệ sinh tự hoại, gắn điện kế; sửa chữa chống dột; nhà tình thương, v.v….

4.3. Các quận-huyện, phường-xã, thị trấn tiếp tục vận động thực hiện việc nâng cấp hẻm, cống rảnh, đường phố, các công trình phúc lợi công cộng theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm từng bước nâng cao đời sống hộ nghèo và làm thay đổi bộ mặt các phường nghèo và phường đô thị hóa.

5. Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội cho người nghèo, bảo đảm về an sinh xã hội:

5.1. Về giáo dục, chú trọng nâng cao chất lượng trong giáo dục cho người nghèo là một trong những trọng tâm của quá trình phát triển và mang tính quyết định đối với chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố trong giai đoạn 2 và những năm tiếp theo.

- Tiếp tục thực hiện chế độ miễn giảm học phí và tiền cơ sở vật chất cho học sinh diện hộ nghèo theo mức thu nhập của bước 1 (năm 2004-2005) từ mẫu giáo đến hết bậc phổ thông trung học.

- Thực hiện chế độ khuyến khích và miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo (trong chuẩn của bước 1) học các trường nghề, trường công nhân kỹ thuật và các trường trung học chuyên nghiệp của thành phố.

- Thực hiện chế độ giảm học phí và cấp học bổng cho sinh viên thuộc diện hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2) học các trường cao đẳng và đại học; đồng thời ưu tiên cho vay vốn quỹ xa đói giảm nghèo để đóng học phí và chi phí học tập.

(Dự tính có 55.000 trường hợp miễn giảm hàng năm, nguồn ngân sách thành phố hỗ trợ miễn giảm bình quân 7 tỷ đồng/năm).

- Bảo đảm không để con em hộ nghèo bỏ học và nghỉ học nửa chừng; vận động tham gia các lớp học phổ cập giáo dục, hỗ trợ tập sách giáo khoa và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em học tập.

- Có chính sách khuyến khích và tạo cơ hội cho thanh niên nghèo (nhất là khu vực nông thôn) học tp (văn hóa và học nghề) và tìm việc làm, có thu nhập ổn định cuộc sống sau khi tốt nghiệp; đào tạo nghề mới cho những người thất nghiệp hoặc chuyển đổi nghề, nhất là lao động nghèo ở khu vực nội thành và các quận mới.

5.2. Về y tế, tập trung thực hiện các chính sách thích hợp và hiệu quả nhằm giảm chi phí cho người nghèo khi đi khám và điều trị bệnh; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận dễ dàng các dịch vụ y tế.

- Tiếp tục thực hiện chính sách mua bảo hiểm y tế cho người nghèo (theo mức thu nhập của bước 1, giai đoạn 2). Dự chi 12,5 tỷ đồng/năm để mua 250.000 thẻ bảo hiểm y tế cấp cho người nghèo diện xoá đói giảm nghèo và diện trợ cấp xã hội.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình khám chữa bệnh chăm lo sức khỏe cho người nghèo, nhất là người nghèo ở các vùng sâu, vùng xa. Chú trọng công tác vệ sinh phòng dịch, đảm bảo cung cấp nước sạch, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sống và lao động. Khuyến khích phát triển các bài thuốc nam, thuốc dân tộc để giảm bớt gánh nặng chi phí cho người nghèo.

- Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình là một trong những biện pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo; từng bước nâng cao chất lượng sống của các tầng lớp dân cư; lồng ghép các mục tiêu phát triển dân số với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

5.3. Về nhà ở:

- Tiếp tục thực hiện chính sách xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo (theo mức thu nhập của bước 1, giai đoạn 2) còn khó khăn về nhà ở. Mặt trận Tổ quốc các cấp và các địa phương khảo sát lại nhà ở của người nghèo và vận động quỹ “Vì người nghèo” xây dựng mỗi năm từ 500 đến 1.000 căn nhà, kinh phí bình quân 7 triệu đồng/căn; tổ chức sửa chữa chống dột cho hộ nghèo mỗi năm 500 căn, kinh phí bình quân 3 triệu đồng/căn.

- Thực hiện chương trình di dời, giải tỏa, tái định cư cho 3.000 đến 5.000 căn hộ sống trên kênh rạch, các khu nhà lụp xụp trong hẻm sâu theo qui hoạch chỉnh trang đô thị.

- Thực hiện hoàn thành chương trình di dời hộ dân nghèo sống ven sông biển và vùng trũng thấp có nguy cơ sạt lở ( huyện Cần Giờ vµ huyƯn Nhà BÌ) khoảng từ 500 đến 1.000 căn hộ.

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình cho vay vốn để người nghèo tự sửa chữa nhà, mua nhà thu nhập thấp. Dự kiến mỗi năm, giải quyết từ 5.000 đến 10.000 trường hợp vay tiền để sửa chữa nhà; cho từ 150 đến 200 hộ vay tiền để mua nhà dành cho người có thu nhập thấp.

6. Chính sách ưu đãi về thuế và miễn giảm các đóng góp cho hộ nghèo:

6.1. Tiếp tục thực hiện chính sách miễn đóng tiền công lao động công ích hằng năm cho lao động nghèo trong độ tuổi (theo mức thu nhập bước 1, giai đoạn 2).

6.2. Đề nghị Trung ương có chính sách miễn hoặc giảm thuế hợp lý cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có dự án hỗ trợ tạo việc làm cho hộ xóa đói giảm nghèo. Đối với các hoạt động sản xuất-kinh doanh, dịch vụ của hộ nghèo đề nghị được miễn thuế hai năm đầu và giảm 50% cho từ một đến hai năm tiếp theo. Bên cạnh đó được miễn hoặc giảm một tỷ lệ nhất định các khoản lệ phí, khoản đóng góp ở địa phương.

6.3. Thực hiện mô hình các Tổng Công ty, hoặc Công ty hợp đồng trực tiếp với xã và hộ nghèo phát triển vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm nhằm bảo đảm cho hộ nông dân nghèo có thể tiêu thụ sản phẩm với mức giá không thấp hơn chi phí sản xuất chung.

6.4. Tích cực vận động doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước, tổ chức nước ngoài và nhân dân xây dựng trạm cung cấp nước sinh hoạt cho những khu vực có nhu cầu bức xúc về nước sinh hoạt.

7. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” gắn với “Chương trình mục tiêu 3 giảm”; phòng, chống các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè,v.v… từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người nghèo; làm nền tảng vững chắc cho người nghèo ổn định việc làm và xây dựng cuộc sống mới:

7.1. Tổ chức vận động hỗ trợ thêm máy vô tuyến truyền hình cho các ấp nghèo, các tụ điểm văn hóa; mở thêm các tủ sách lưu động ở vùng sâu, vùng xa thuộc các xã nghèo.

7.2. Tổ chức các đội thông tin lưu động thường xuyên về các xã nghèo, tập trung tuyên truyền, vận động nâng cao trình độ hiểu biết thông tin, giới thiệu những gương vượt khó, kinh nghiệm, cách làm hay để vượt nghèo, để vận động người nghèo cùng học tập, phấn đấu làm ăn, cải thiện đời sống của chính mình.

7.3. Khuyến khích trí thức, văn nghệ sĩ thâm nhập thực tế, hòa nhập với cuộc sống của người nghèo để sáng tác những tác phẩm, công trình phục vụ cho việc cải thiện đời sống văn hóa cho đồng bào nghèo.

8. Về chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện:

8.1. Đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của Chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố:

8.1.1. Tập trung sự chỉ đạo của Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp để thực hiện hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo vào cuối năm 2010, thông qua các chương trình kế hoạch hành động cụ thể về mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo theo từng năm của địa phương, đơn vị đã được phê duyệt. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, phát triển mở rộng các hoạt động sự nghiệp; đồng thời quan tâm đẩy mạnh các phong trào vận động nhân dân sâu rộng, tạo điều kiện để mọi người đều tham gia giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo, theo phương châm xã hội hóa, với vai trò nòng cốt của Nhà nước.

8.1.2. Tổ chức vận hành chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo thành phố theo cơ chế liên ngành; thực hiện lồng ghép chương trình xóa đói giảm nghèo với các chương trình kinh tế-xã hội, các dự án có liên quan đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo; tập trung chỉ đạo theo từng dự án chuyên đề trọng điểm; ưu tiên cho các huyện-quận nghèo, xã-phường nghèo đã xác định.

8.1.3. Tăng cường hướng dẫn chỉ đạo, điều phối, kiểm tra, giám sát hoạt động xóa đói giảm nghèo ở địa phương, cơ sở. Thành phố có chế độ làm việc định kỳ hàng quý với Ban xóa đói giảm nghèo và việc làm các quận-huyện; Ban xóa đói giảm nghèo và việc làm quận-huyện, phường-xã, thị trấn tổ chức họp định kỳ hàng tháng để tham mưu cho Cấp ủy, Chính quyền cùng cấp chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo theo mục tiêu đề ra; thực hiện đúng chế độ báo cáo định kỳ về tiến độ và kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo.

8.1.4. Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình vượt nghèo của các Tổ tự quản giảm nghèo, Tổ vượt chuẩn nghèo; các cơ sở thu nhận lao động nghèo; các mô hình ủy thác vốn xóa đói giảm nghèo qua các đoàn thể và các doanh nghiệp và của chính bản thân các hộ vượt nghèo,v.v… tạo thành một phong trào thi đua cùng nhau giảm nghèo ở từng khu phố-ấp, phường-xã, thị trấn đến quận-huyện và trong từng cơ quan, đơn vị.

8.2. Tập trung tuyên truyền giáo dục cho người nghèo, hộ nghèo để nâng cao ý thức vượt khó tự vươn lên, ý thức tiết kiệm, tính cần cù trong lao động, học tập, gắn với kiên quyết chống tư tưởng tự ti mặc cảm, hoặc ỷ lại, trông chờ, thông qua sinh hoạt định kỳ của Tổ tự quản, Tổ vượt chuẩn nghèo hoặc các hoạt động cộng đồng ở từng khu phố-ấp, có sự chỉ đạo trực tiếp của chi bộ Đảng và sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của Ban điều hành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các Đoàn thể, các Hội đoàn tích cực vận động, xây dựng các phong trào nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo ở từng địa phương, cơ sở, đơn vị:

9.1. Tổ chức tốt phong trào "tình làng nghĩa xóm" góp sức, góp kinh nghiệm giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo; vận động và xây dựng nhiều mô hình tổ-nhóm giảm nghèo, gồm những hộ hội viên, đoàn viên có cuộc sống khá tình nguyện nhận và hỗ trợ giúp cho hộ nghèo trên từng địa bàn khu phố-ấp; trong từng cơ quan đơn vị (thông qua nhận ủy thác vốn xóa đói giảm nghèo).

9.2. Phối hợp với Chính quyền địa phương tập trung giáo dục, thuyết phục làm chuyển biến tư tưởng từng hộ xoá đói giảm nghèo thuộc dạng không biết cách làm ăn, tệ nạn xã hội, tạo ý thức tự vươn lên để thoát đói, giảm nghèo.

9.3. Ngoài việc phối hợp, huy động các §oàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức huy động, khuyến khích những nông dân có kinh nghiệm, kỹ thuật, lao động giỏi tham gia tích cực vào các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo.

10. Công tác quản lý hộ nghèo và vùng nghèo (phường-xã nghèo, khu phố-ấp nghèo):

10.1. Tổ chức điều tra, khảo sát hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2 (kể cả số hộ thuộc diện tạm trú, có hộ khẩu KT3) để đánh giá chính xác thực trạng hộ nghèo ở từng địa phương (phường-xã, thị trấn, ấp-khu phố).

10.2. Thực hiện kiểm tra, cập nhật và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo hiện c; tiếp tục tổ chức công khai bình nghị số hộ nghèo được bảo lưu và đưa ra khỏi danh sách những hộ nghèo đã vượt chuẩn nghèo hiện nay, song song với việc có kế hoạch chống tái nghèo đối với số hộ vượt chuẩn nghèo này.

11. Tăng cường củng cố nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Tổ tự quản của những hộ giảm nghèo, Tổ vượt nghèo:

11.1. Tổng kết về tổ chức và hoạt động Tổ tự quản xoá đói giảm nghèo; bổ sung hoàn thiện và ban hành qui chế tổ chức và hoạt động Tổ tự quản giảm nghèo và Tổ vượt nghèo.

11.2. Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới Tổ tự quản; đảm bảo 100% hộ nghèo theo danh sách tham gia sinh hoạt tổ; có trên 70% tổ hoạt động có hiệu quả và trên 50% thực hiện tiết kiệm của các thành viên tổ nhằm đẩy mạnh các hoạt động xóa đói giảm nghèo phát triển một cách ổn định và bền vững ở từng địa phương.

12. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục tiêu giảm hộ nghèo của thành phố, làm cho mọi người quán triệt, chuyển biến nhận thức đúng, tạo thành quyết tâm cùng tham gia hưởng ứng thực hiện.

- Khuyến khích các tổ chức xã hội, nhất là thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện đi về các khu dân cư nghèo, vùng nông thôn nghèo, mở các đợt thông tin tuyên truyền lưu động, phổ biến kiến thức văn hóa, nếp sống mới, vệ sinh phòng bệnh,v.v… cho hộ nghèo.

- Coi trọng các hoạt động truyền thông thích hợp về văn hóa làm thay đổi thói quen nhằm tăng nhu cầu về các dịch vụ, nâng cao đời sống văn ha cho người nghèo.

13. Củng cố và ổn định về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách xóa đói giảm nghèo từ thành phố đến quận-huyện, phường-xã, thị trấn để đủ sức làm tham mưu cho Cấp ủy, Chính quyền các cấp tổ chức chỉ đạo thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giảm hộ nghèo đã đề ra.

13.1. Tăng cường củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm các cấp; đảm bảo đủ sức làm tham mưu cho Cấp ủy và Chính quyền các cấp thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2004-2010 của thành phố; phát huy vai trò và trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo trong việc điều hành, tổ chức lồng ghép thực hiện chương trình, kế hoạch của ngành mình với chương trình xóa đói giảm nghèo chung của từng địa phương.

13.2. Ổn định và kiện toàn hệ thống cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo các cấp (đủ về số lượng và chất lượng) theo yêu cầu phát triển chương trình xóa đói giảm nghèo của từng địa phương, cán bộ xóa đói giảm nghèo phải là những người có tâm huyết được huấn luyện đào tạo kỷ năng nghiệp vụ công tác; thực hiện tốt chế độ lương, phụ cấp, chế độ Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội cho đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo an tâm, ổn định công tác chăm lo cho người nghèo được lâu dài.

13.3. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và năng lực tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ công tác xóa đói giảm nghèo ở các cấp, nhất là cấp phường-xã, thị trấn; quy định chế độ bồi dưỡng cho Tổ trưởng Tổ tự quản giảm nghèo hàng quý. Tập trung có kế hoạch đào tạo bi d­ìng về năng lực, kỹ năng quản lý thực hiện chương trình ở cả 3 cấp thường xuyên, cụ thể như sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng tác nghiệp thực hiện chương trình cho cán bộ chuyên trách cấp phường-xã, thị trấn: Bao gồm các kỹ năng quản lý tài chính-tín dụng, kỹ năng lập dự án, kỹ năng vận động cộng đồng trong thực hiện chương trình; đối tượng là cán bộ chuyên trách của phường-xã, thị trấn: 300 người; thời gian đào tạo bi d­ìng từ 5 đến 7 ngày, mỗi năm 1 lần.

- Đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ quản lý chương trình cho cán bộ chuyên trách cấp quận-huyện: Bao gồm các kỹ năng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình ở quận-huyện, kỹ năng kiểm tra, giám sát việc triển khai các dự án trên địa bàn quận-huyện; đồng thời tạo điều kiện tiếp nhận nghĩa vụ quản lý và cung cấp dịch vụ mới về xóa đói giảm nghèo của các nước; đối tượng là cán bộ quản lý chương trình ở quận-huyện cho 50 người; thời gian đào tạo bi d­ìng từ 2 đến 3 tuần, mỗi năm 1 lần.

- Đào tạo năng lực cho cán bộ quản lý chương trình cấp thành phố: Bao gồm các kỹ năng hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch dài hạn, trung hạn; tổ chức quản lý chương trình từ thành phố đến quận-huyện, phường-xã, thị trấn; quản trị nhân sự; phân phối điều hành nguồn quỹ tín dụng, nguồn kinh phí hoạt động; thanh kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình; đối tượng là cán bộ lãnh đạo Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm và chuyên viên của văn phòng Ban chỉ đạo với tổng số 20 người; thời gian đào tạo từ 2 tuần đến 4 tuần (có thể thực hiện một chương trình tổng hợp như hội thảo, tham quan học tập và tham gia thực hiện nghiên cứu)./.

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 145/2004/QĐ-UB ngày 25/05/2004 phê duyệt Chương trình mục tiêu Xóa đói giảm nghèo của Thành phố giai đọan 2004-2010 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.949

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.161.222
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!