Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 71/2002/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm hoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm

Số hiệu: 71/2002/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 23/07/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 71/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2002

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ SỐ 71/2002/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 7 NĂM 2002 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ THẢM HOẠ LỚN, DỊCH BỆNH NGUY HIỂM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23 tháng 3 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết việc tổ chức thi hành Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm (sau đây gọi là tình trạng khẩn cấp) và áp dụng các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp.

Điều 2. Các nguyên tắc tổ chức thi hành Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp

Việc tổ chức thi hành Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp đặc biệt phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

1. Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam;

2. Bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và Nghị định này;

3. Ưu tiên cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và của nhân dân; ưu tiên ứng cứu các địa bàn bị hậu quả nặng; hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả do thảm hoạ và dịch bệnh gây ra;

4. Chấp hành tuyệt đối và triển khai khẩn trương, kịp thời các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo thi hành Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp (sau đây gọi là Ban chỉ đạo);

5. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh;

6. Nghiêm cấm việc lợi dụng tình trạng khẩn cấp để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 3. Đưa tin về tình trạng khẩn cấp

1. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng tải ngay toàn văn Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh; đăng tải toàn văn Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp.

Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp được niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan, tổ chức và những nơi đông người qua lại.

2. Các báo khác ở Trung ương và địa phương, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng khác ở cơ sở có trách nhiệm đưa tin về việc ban bố tình trạng khẩn cấp và quá trình khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh.

Chương 2:

TỔ CHỨC THI HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI HOẶC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC BAN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

Điều 4. Ban chỉ đạo

1. Khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo và quy định chế độ làm việc của Ban chỉ đạo để giúp Thủ tướng triển khai thi hành Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp.

Căn cứ vào phạm vi địa bàn được ban bố tình trạng khẩn cấp và tính chất của thảm hoạ, dịch bệnh, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc một Bộ trưởng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này làm Trưởng Ban chỉ đạo.

2. Ban chỉ đạo do Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo gồm các thành viên sau đây:

a) Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Y tế;

b) Đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tình trạng khẩn cấp.

Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Thủ tướng Chính phủ chỉ định các thành viên khác tham gia Ban chỉ đạo.

3. Ban chỉ đạo do Bộ trưởng làm Trưởng Ban chỉ đạo gồm các thành viên sau đây:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tình trạng khẩn cấp;

b) Đại diện các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này;

c) Người đứng đầu các Sở, Ban, ngành có liên quan ở địa phương và Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có tình trạng khẩn cấp.

4. Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp triển khai thi hành Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp;

b) Tổng hợp, đánh giá tình hình thảm hoạ, dịch bệnh tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

c) Thảo luận quán triệt về việc triển khai thực hiện các biện pháp đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định và thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Trưởng Ban chỉ đạo;

d) Quyết định huy động lực lượng thi hành các biện pháp đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;

đ) Tổ chức việc tiếp nhận sự hỗ trợ của các lực lượng cứu hộ, cứu nạn quốc tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

e) Chỉ đạo việc quản lý, phân bổ và thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc huy động từ sự đóng góp tự nguyện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, từ nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế và của tổ chức, cá nhân nước ngoài để khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh;

g) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

5. Trưởng Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Phân công, giao trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo;

b) Ban hành các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị để triển khai thực hiện các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp;

c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ việc áp dụng các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp;

d) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp.

Trưởng Ban chỉ đạo là Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp và các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công và có thể được Trưởng Ban chỉ đạo ủy quyền quyết định một số công việc cụ thể.

6. Ban chỉ đạo giải thể khi tình trạng khẩn cấp được bãi bỏ, trừ trường hợp Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp có quy định khác.

Điều 5. Cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm thi hành các biện pháp đặc biệt

1. Cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm thi hành các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp là Ban chỉ đạo, các thành viên Ban chỉ đạo, các cơ quan có đại diện là thành viên Ban chỉ đạo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các lực lượng quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Lực lượng thi hành các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp bao gồm các lực lượng cứu hộ, cứu nạn; cán bộ, nhân viên y tế; cán bộ, nhân viên các cơ quan bảo vệ môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn; lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, giao thông công chính, thông tin liên lạc và các lực lượng khác được Ban chỉ đạo huy động hoặc tình nguyện tham gia khắc phục hậu quả thảm họa, dịch bệnh.

Các lực lượng nói trên được tổ chức thành các đơn vị và đặt dưới sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của Ban chỉ đạo.

3. Khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ, nhân viên thuộc lực lượng thi hành các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp phải đeo phù hiệu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của Trưởng Ban chỉ đạo và của Ban chỉ đạo, các quy định của pháp luật, điều lệnh, quy tắc chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện đúng chức trách được giao; phải dựa vào sự hỗ trợ và chịu sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên thuộc lực lượng thi hành các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ trong khi thi hành nhiệm vụ được hưởng các chế độ chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 6. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

1. Các Bộ, ngành có đại diện là thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm:

a) Trực tiếp theo dõi, đánh giá tình hình về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của mình tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp báo cáo Ban chỉ đạo;

b) Chủ động đề xuất phương án khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh; tham mưu để Ban chỉ đạo và Trưởng Ban chỉ đạo kịp thời ban hành các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị triển khai thực hiện các biện pháp đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c) Cử, biệt phái hoặc điều động cán bộ, chiến sĩ, nhân viên thuộc quyền quản lý của mình tham gia lực lượng thi hành các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp theo yêu cầu của Ban chỉ đạo, trừ trường hợp việc điều động thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước;

d) Tổ chức huy động, tập trung phương tiện, vật tư, trang thiết bị thuộc quyền quản lý của mình để chủ động hỗ trợ khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh khi cần thiết;

đ) Trực tiếp chỉ đạo thi hành hoặc hướng dẫn địa phương thi hành các biện pháp đặc biệt trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình;

e) Đáp ứng kịp thời các yêu cầu khác của Ban chỉ đạo.

2. Các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của Ban chỉ đạo về huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh; hướng dẫn xử lý các khó khăn, vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình trong quá trình khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh và đáp ứng kịp thời các yêu cầu khác của Ban chỉ đạo.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm kịp thời hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước để khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 7. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có trách nhiệm:

a) Thông báo ngay cho các Uỷ ban nhân dân cấp dưới, các cơ quan, ban ngành trực thuộc và nhân dân địa phương về việc ban bố tình trạng khẩn cấp, các biện pháp được quyết định áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của Ban chỉ đạo và của Trưởng Ban chỉ đạo;

b) Chấp hành các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của Ban chỉ đạo và của Trưởng Ban chỉ đạo;

c) Thi hành các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp theo sự phân công của Ban chỉ đạo; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, các lực lượng thi hành các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp thực hiện nhiệm vụ;

d) Tổ chức và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, lực lượng ở địa phương thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh;

đ) Hướng dẫn nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của Ban chỉ đạo và Trưởng Ban chỉ đạo;

e) Lập kế hoạch, phương án cụ thể sơ tán người, tài sản kịp thời nhằm bảo vệ và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp;

g) Huy động lực lượng, kinh phí, vật tư, phương tiện hiện có của địa phương và động viên nhân dân đóng góp nhân lực, vật lực tham gia khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh;

h) Bảo đảm an ninh trật tự tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp;

i) Bảo đảm các cơ quan, đơn vị thuộc các ngành giao thông công chính, điện, nước, bưu chính, viễn thông, phát thanh, truyền hình, vệ sinh, y tế địa phương duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục trong thời gian có tình trạng khẩn cấp;

k) Thường xuyên báo cáo Ban chỉ đạo về kết quả khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh trên địa bàn; kịp thời kiến nghị Ban chỉ đạo báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định huỷ bỏ việc áp dụng các biện pháp đặc biệt ở những vùng, địa phương đã ổn định được tình hình.

2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có trách nhiệm:

a) Thi hành các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh theo sự phân công của Ban chỉ đạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Tổ chức sơ tán người, tài sản kịp thời theo kế hoạch, phương án của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Thường xuyên báo cáo Ban chỉ đạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kết quả khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh trên địa bàn;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều này trong phạm vi địa bàn thuộc quyền quản lý của mình.

3. ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có trách nhiệm:

a) Thi hành các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân cấp trên;

b) Trực tiếp thực hiện việc sơ tán người, tài sản theo kế hoạch, phương án và sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp trên;

c) Tổ chức, hỗ trợ nhân dân trên địa bàn do mình quản lý duy trì các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu trong thời gian có tình trạng khẩn cấp;

d) Thường xuyên báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên về kết quả khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh trên địa bàn;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại các điểm a, b, đ, g và h khoản 1 Điều này trong phạm vi địa bàn thuộc quyền quản lý của mình.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp ngoài địa bàn có tình trạng khẩn cấp có trách nhiệm thông báo ngay cho nhân dân địa phương về việc ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp được quyết định áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp; hướng dẫn nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của Ban chỉ đạo và của Trưởng Ban chỉ đạo; động viên nhân dân đóng góp nhân lực, vật lực cứu trợ nhân dân tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp; đáp ứng kịp thời yêu cầu của Ban chỉ đạo về huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh và các yêu cầu khác của Ban chỉ đạo.

Điều 8. Giải quyết việc hoàn trả hoặc bồi thường phương tiện, tài sản đã trưng dụng sau khi tình trạng khẩn cấp được bãi bỏ

1. Sau khi tình trạng khẩn cấp được bãi bỏ, các cơ quan đã trưng dụng phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thời gian có tình trạng khẩn cấp có trách nhiệm hoàn trả ngay phương tiện, tài sản đó cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp; trong trường hợp cơ quan trưng dụng bị giải thể, thì trước khi giải thể, cơ quan đó có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ về trưng dụng và các phương tiện, tài sản bị trưng dụng chưa kịp hoàn trả cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi lưu giữ phương tiện, tài sản đó để tiếp tục giải quyết việc hoàn trả.

2. Trong trường hợp phương tiện, tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc không thể hoàn trả lại được, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản đó được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Kinh phí bồi thường được cấp từ ngân sách nhà nước.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.

Chương 3:

CÁC BIỆN PHÁP ĐẶC BIỆT ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

MỤC 1: CÁC BIỆN PHÁP ĐẶC BIỆT TRONG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ THẢM HỌA LỚN

Điều 9. Tổ chức cấp cứu và cứu hộ người bị nạn, tạm thời sơ tán nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm, trợ giúp nhân dân ổn định đời sống

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để tổ chức cấp cứu và cứu hộ người bị nạn, tạm thời sơ tán nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm, trợ giúp nhân dân ổn định đời sống:

1. Huy động mọi nguồn lực để cứu hộ, tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn;

2. Lập các trạm cấp cứu tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp để tiếp nhận, cấp cứu người bị nạn;

3. Thành lập các đội cấp cứu lưu động được trang bị dụng cụ y tế, thuốc men, phương tiện để phát hiện và cấp cứu tại chỗ người bị nạn, sẵn sàng chuyển người bị nạn về các trạm cấp cứu hoặc cơ sở khám chữa bệnh gần nhất;

4. Tổ chức việc tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân tại các trạm cấp cứu, cơ sở khám chữa bệnh; huy động các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tham gia cứu chữa cho người bị nạn;

5. Huy động lực lượng và phương tiện cần thiết để nhanh chóng sơ tán nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm;

6. Cấp phát nguyên vật liệu, huy động nhân lực dựng các lán trại để bố trí chỗ ở tạm thời cho nhân dân ở nơi sơ tán;

7. Cấp phát miễn phí lương thực, thực phẩm, quần áo, chăn màn và những thứ thiết yếu khác để giúp nhân dân ổn định cuộc sống trong thời gian sơ tán;

8. Các biện pháp cần thiết khác.

Điều 10. Cứu hộ và tăng cường bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra nguy hiểm

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để cứu hộ, tăng cường bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra nguy hiểm, bảo vệ an toàn các khu vực xung yếu, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân:

1. Huy động mọi nguồn lực để cứu hộ khẩn cấp những công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố;

2. Nhanh chóng sửa chữa các công trình phòng, chống thiên tai bị hư hỏng; khẩn trương gia cố các công trình có nguy cơ xảy ra nguy hiểm;

3. Tăng cường tuần tra, canh gác tại các công trình phòng, chống thiên tai để sớm phát hiện và xử lý các sự cố;

4. Các biện pháp khác để bảo vệ, cứu hộ công trình phòng, chống thiên tai.

Điều 11. Phân lũ, chậm lũ để giảm bớt hậu quả thảm hoạ

1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp phân lũ, chậm lũ sau đây để giảm bớt hậu quả lũ lụt:

a) Điều tiết các hồ nước có liên quan trong khu vực để cắt, giảm lũ;

b) Phân lũ vào các sông khi các hồ nước trong khu vực đã sử dụng hết khả năng cắt, giảm lũ mà mực nước vẫn tiếp tục tăng nhanh;

c) Sử dụng các vùng chậm lũ theo phương án đã được duyệt;

d) Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này mà vẫn còn nguy cơ đe doạ trực tiếp các khu vực xung yếu cần bảo vệ thì tiến hành cho tràn hoặc phá những đoạn đê nhất định để phân lũ vào các khu vực chậm lũ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương xây dựng phương án phân lũ, chậm lũ cụ thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 12. Bảo vệ hoặc di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoá ra khỏi nơi nguy hiểm

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ hoặc di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoá ra khỏi nơi nguy hiểm:

1. Huy động lực lượng, phương tiện để di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoá ra khỏi nơi nguy hiểm và tổ chức lực lượng bảo vệ, tránh mất mát, hư hỏng;

2. Tăng cường bảo vệ những tài sản, kho tàng, di sản văn hoá không thể di chuyển ngay được ra khỏi nơi nguy hiểm;

3. Cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực bảo vệ các tài sản, kho tàng; tạm thời đình chỉ việc tham quan những khu vực có di sản văn hoá cần bảo vệ;

4. Các biện pháp cần thiết khác.

Điều 13. Dành và ưu tiên chuyên chở vật tư, nguyên liệu, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hoá chất xử lý dịch bệnh, lương thực, thực phẩm, hàng hoá cần thiết đến những nơi bị thảm họa

Khi có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để dành và ưu tiên chuyên chở vật tư, nguyên liệu, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hoá chất để xử lý dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, lương thực, thực phẩm, hàng hoá cần thiết (sau đây gọi là vật tư, hàng hoá) đến những nơi bị thảm họa:

1. Xuất kho dự trữ quốc gia và huy động từ các nguồn khác vật tư, hàng hoá để cứu trợ và chữa trị cho nhân dân ở những nơi bị thảm họa;

2. Tổ chức tiếp nhận hàng cứu trợ, viện trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để chuyên chở đến những nơi bị thảm họa;

3. Huy động mọi phương tiện cần thiết và ưu tiên chuyên chở vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa;

4. Tạm đình chỉ các chuyến vận chuyển hàng hoá theo lịch trình để dành phương tiện chuyên chở vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa;

5. Tăng cường các chuyến vận chuyển hàng hoá cần thiết bằng đường không, đường bộ, đường thuỷ đến những nơi bị thảm họa;

6. Áp dụng các loại ưu tiên về giao thông, miễn các loại phí giao thông đối với phương tiện làm nhiệm vụ vận chuyển vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa;

7. Các biện pháp cần thiết khác.

Điều 14. Tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy, nổ

1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy, nổ sau đây:

a) Bố trí lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt các kho xăng dầu, kho chứa chất nổ, hoá chất hoặc các chất đặc biệt nguy hiểm cháy, nổ hoặc di chuyển kho chứa các chất đó đến nơi an toàn;

b) Huy động lực lượng, huy động hoặc trưng dụng phương tiện, tài sản để hỗ trợ lực lượng phòng cháy, chữa cháy ngăn chặn cháy lan và dập tắt đám cháy, cứu người, cứu tài sản;

c) Đặt lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong tình trạng trực chiến;

d) Lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng mọi ưu tiên về giao thông theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

đ) Tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi cần thiết;

e) Ngừng cấp điện ở những nơi có nguy cơ xảy ra cháy, nổ điện;

g) Các biện pháp phòng, chống cháy nổ cần thiết khác.

2. Việc chữa cháy trụ sở và nhà ở của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế được thực hiện theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Điều 15. Các biện pháp quản lý đặc biệt về giá

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp quản lý đặc biệt về giá sau đây đối với lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh và một số hàng hoá thiết yếu khác:

1. Quyết định mức giá tối đa đối với từng loại hàng hoá;

2. Quy định điều kiện hoặc hạn mức phân phối đối với từng loại hàng hoá;

3. Phát hành tem, phiếu, tích kê hoặc áp dụng các biện pháp khác để kiểm soát việc phân phối hàng hoá;

4. Quyết định nơi phân phối hàng hoá;

5. Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát giá cả;

6. Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, mua vét hàng hoá hoặc các hành vi khác vi phạm quy định về giá tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp;

7. Các biện pháp quản lý đặc biệt khác.

Điều 16. Huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, tài sản để cứu hộ và khắc phục hậu quả thảm hoạ

1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, tài sản sau đây để cứu hộ và khắc phục hậu quả thảm hoạ:

a) Huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn, khắc phục hậu quả thảm hoạ. Việc điều động lực lượng vũ trang ngoài địa bàn có tình trạng khẩn cấp trong trường hợp cần thiết được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch nước;

b) Huy động cán bộ, công chức và nhân dân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn, khắc phục hậu quả thảm hoạ;

c) Huy động vật tư, phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn và khắc phục hậu quả thảm họa. Trong trường hợp cần thiết thì trưng dụng phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Việc huy động lực lượng, huy động hoặc trưng dụng vật tư, phương tiện, tài sản được thực hiện tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp; nếu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, thì có thể huy động hoặc trưng dụng thêm từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài địa bàn có tình trạng khẩn cấp.

3. Việc trưng dụng phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được cơ quan trưng dụng xác nhận theo quy định của Bộ Tài chính.

Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được trưng dụng theo quy định tại Điều này được hoàn trả ngay cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp khi không còn nhu cầu sử dụng nữa hoặc khi tình trạng khẩn cấp đã được bãi bỏ; nếu mất mát hoặc hư hỏng thì giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Chế độ thông tin liên lạc và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các quy định đặc biệt sau đây về thông tin liên lạc và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc:

1. Thiết lập đường dây nóng giữa Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo;

2. Lập các trạm, tuyến thông tin liên lạc bảo đảm hoạt động của Ban chỉ đạo từ trụ sở tới các khu vực xảy ra thảm hoạ;

3. Ưu tiên sử dụng miễn cước dịch vụ viễn thông phục vụ các hoạt động khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh tại trụ sở Ban chỉ đạo;

4. Huy động cán bộ, nhân viên cơ quan bưu chính viễn thông trực 24/24 giờ để bảo đảm thông tin thông suốt trên toàn tuyến và sẵn sàng khắc phục kịp thời các sự cố về thông tin;

5. Huy động hoặc trưng dụng các phương tiện thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khi cần thiết;

6. Các quy định đặc biệt khác về thông tin liên lạc và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc trong tình trạng khẩn cấp.

Điều 18. Bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội sau đây:

1. Huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ và quần chúng nhân dân tham gia tuần tra, canh gác, bảo vệ an ninh, trật tự; thành lập các Tổ công tác duy trì an ninh, trật tự khi cần thiết;

2. Ngăn chặn mọi hành vi gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và việc khắc phục hậu quả thảm họa;

3. Ngăn chặn, bắt giữ ngay người gây rối trật tự ở nơi có tình trạng khẩn cấp hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật;

4. Các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Điều 19. Hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm

1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm:

a) Đặt các biển báo hiệu và lập các trạm canh gác, kiểm soát cố định hoặc lưu động tại những khu vực nguy hiểm;

b) Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào những khu vực nguy hiểm;

c) Kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;

d) Hạn chế ra khỏi khu vực nguy hiểm quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều này;

đ) Các biện pháp hạn chế cần thiết khác.

2. Những khu vực sau đây có thể được tuyên bố là khu vực nguy hiểm:

a) Khu vực có nhà cửa, công trình xây dựng đang có nguy cơ sập đổ;

b) Khu vực đang có cháy lớn;

c) Khu vực đang có bão, lũ lớn, nước xoáy hoặc có nguy cơ lở đất;

d) Khu vực có tác nhân hoá học độc hại, nguy hiểm không kiểm soát được;

đ) Khu vực xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm;

e) Khu vực có các yếu tố khác nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ con người.

Điều 20. Vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh ở nơi có thảm hoạ

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh:

1. Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật;

2. Xác định các nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn và có biện pháp xử lý vệ sinh kịp thời;

3. Cung cấp kịp thời các loại hoá chất, thuốc men cần thiết để đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh;

4. Các biện pháp vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

MỤC 2: CÁC BIỆN PHÁP ĐẶC BIỆT TRONG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM

Điều 21. Tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bị nhiễm bệnh và có nguy cơ bị nhiễm bệnh:

1. Phân loại, sơ cứu, cấp cứu kịp thời người bị nhiễm bệnh theo phác đồ hướng dẫn thống nhất của Bộ Y tế;

2. Tổ chức điều trị miễn phí cho những người bị nhiễm bệnh;

3. Lập các trạm chống dịch tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp để tiếp nhận, cấp cứu người bị nhiễm bệnh;

4. Thành lập các đội cấp cứu lưu động được trang bị dụng cụ y tế, thuốc men, phương tiện để phát hiện và cấp cứu tại chỗ người bị nhiễm bệnh, sẵn sàng chuyển người bị nhiễm bệnh về các trạm chống dịch nơi gần nhất;

5. Tập trung phương tiện, thuốc men, trang thiết bị y tế, chuẩn bị giường bệnh, phòng khám, điều trị và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám chữa bệnh miễn phí cho người bị nhiễm bệnh và người có nguy cơ bị nhiễm bệnh;

6. Huy động các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tham gia cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bị nhiễm bệnh, người có nguy cơ bị nhiễm bệnh;

7. Các biện pháp cần thiết khác.

Điều 22. Hạn chế ra, vào vùng có dịch bệnh; thực hiện kiểm dịch, xử lý y tế đối với người, phương tiện ra vào vùng có dịch bệnh

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng biện pháp sau đây để hạn chế việc ra, vào vùng có dịch bệnh, thực hiện kiểm dịch và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra, vào vùng có dịch bệnh:

1. Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện không có nhiệm vụ ra, vào vùng có dịch bệnh; trường hợp cần thiết phải ra, vào vùng có dịch bệnh thì phải thực hiện biện pháp kiểm dịch y tế bắt buộc;

2. Lập trạm gác, trạm kiểm dịch liên ngành hoặc bố trí các Đội công tác chống dịch khẩn cấp tại các đầu mối giao thông ra, vào vùng có dịch bệnh để kiểm tra, giám sát và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra vào;

3. Tổ chức tuần tra, kiểm soát trên dọc ranh giới địa bàn có tình trạng khẩn cấp, kịp thời ngăn chặn các trường hợp ra, vào trái phép vùng có dịch bệnh và chủ động phòng, chống dịch có khả năng lan rộng;

4. Thực hiện các biện pháp dự phòng đối với người vào vùng có dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

5. Thực hiện kiểm dịch bắt buộc đối với hàng hoá, vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm, đồ uống đưa vào hoặc đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh;

6. Kiểm tra và xử lý y tế đối với tất cả các phương tiện ra khỏi vùng có dịch bệnh; chỉ cho phép các phương tiện đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế ra khỏi vùng có dịch bệnh;

7. Các biện pháp cần thiết khác.

Điều 23. Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh:

1. Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh những hàng hoá, vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm, đồ uống có khả năng truyền dịch bệnh;

2. Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào nơi có người hoặc động vật ốm, chết do dịch bệnh;

3. Cấm đưa người bị nhiễm bệnh ra khỏi vùng có dịch bệnh; trường hợp phải chuyển lên tuyến trên phải được phép của Đội trưởng Đội công tác chống dịch khẩn cấp;

4. Các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh cần thiết khác.

Điều 24. Các biện pháp chống dịch khẩn cấp

1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp chống dịch khẩn cấp sau đây:

a) Tổng tẩy uế, diệt khuẩn, khử độc ổ dịch;

b) Tổ chức cách ly và điều trị triệt để cho người bị nhiễm dịch bệnh, tiến hành theo dõi chặt chẽ sau điều trị đề phòng dịch bệnh tái phát;

c) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng;

d) Tiêu hủy ngay hàng hoá, vật phẩm có mang tác nhân gây bệnh;

đ) Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật theo quy định của pháp luật;

e) Tăng cường các biện pháp kiểm tra y tế đối với người, phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh, hành lý, hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài những biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ theo loại dịch bệnh, có thể tiến hành các biện pháp chống dịch bắt buộc khác sau đây:

a) Uống thuốc dự phòng;

b) Sử dụng vắc xin hoặc kháng huyết thanh;

c) Phun hoá chất để diệt véc tơ truyền bệnh;

d) Cách ly, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh;

đ) Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 25. Kiểm tra chặt các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng; đóng cửa các cơ sở phát hiện có tác nhân gây bệnh

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để kiểm tra chặt các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng, đóng cửa các cơ sở phát hiện có tác nhân gây bệnh:

1. Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của các loại thực phẩm, đồ uống và kiểm dịch các loại thực phẩm, đồ uống, dụng cụ chế biến dùng trong các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng;

2. Kiểm tra việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng; phát hiện và cách ly người bị nhiễm bệnh làm việc trong các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng;

3. Buộc cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế hoặc cá nhân thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng lây lan dịch bệnh, tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người;

4. Tịch thu và tiêu huỷ những thực phẩm, đồ uống mang tác nhân gây dịch bệnh;

5. Tạm thời đình chỉ hoạt động của các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng không đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;

6. Đóng cửa các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng phát hiện có tác nhân gây bệnh;

7. Các biện pháp cần thiết khác.

Điều 26. Thực hiện biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bắt buộc trong vùng có dịch bệnh

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh, phòng chống dịch bắt buộc sau đây:

1. Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật;

2. Xác định các nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn và có biện pháp xử lý vệ sinh kịp thời;

3. Kịp thời phát hiện và xử lý y tế những nơi có mầm bệnh;

4. Các biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh bắt buộc cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Dành và ưu tiên chuyên chở thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hoá chất xử lý dịch bệnh, lương thực, thực phẩm, hàng hoá cần thiết đến những vùng có dịch bệnh

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để dành và ưu tiên chuyên chở thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hoá chất xử lý dịch bệnh, lương thực, thực phẩm, hàng hoá cần thiết (sau đây gọi là thuốc men, hàng hoá) đến những vùng có dịch bệnh:

1. Xuất kho dự trữ quốc gia hoặc huy động từ các nguồn khác thuốc men, hàng hoá để chữa trị và cứu trợ cho nhân dân ở vùng có dịch bệnh;

2. Huy động mọi phương tiện cần thiết và ưu tiên chuyên chở thuốc men, hàng hoá đến vùng có dịch bệnh;

3. Tăng cường các chuyến vận chuyển bằng đường không, đường bộ, đường thuỷ để đưa các loại thuốc men, hàng hoá đến vùng có dịch bệnh;

4. Áp dụng các loại ưu tiên về giao thông, miễn các loại phí giao thông đối với phương tiện làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, hàng hoá đến vùng có dịch bệnh;

5. Các biện pháp cần thiết khác.

Điều 28. Tổ chức Đội công tác chống dịch khẩn cấp

1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể tổ chức các Đội công tác chống dịch khẩn cấp thuộc cơ quan y tế, cơ quan kiểm dịch y tế với sự tham gia của các thầy thuốc, nhân viên y tế thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh, xét nghiệm và các thành phần khác.

2. Đội công tác chống dịch khẩn cấp có nhiệm vụ triển khai các biện pháp chống dịch khẩn cấp và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định và sự điều động của Ban chỉ đạo.

Chương 4:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 29. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các quy định về tình trạng khẩn cấp được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.

Điều 30. Xử lý vi phạm

1. Người nào vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về tình trạng khẩn cấp thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Người nào trong khi thi hành nhiệm vụ được giao vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về tình trạng khẩn cấp thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 71/2002/ND-CP

Hanoi, July 23, 2002

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON THE STATE OF EMERGENCY IN CASE OF GREAT DISASTERS OR DANGEROUS EPIDEMICS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the March 23, 2000 Ordinance on the State of Emergency;
At the proposals of the Minister of Justice, the Minister of Agriculture and Rural Development, the Minister of Science, Technology and Environment and the Minister of Health,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Principles for organization of implementation of the National Assembly Standing Committee’s resolutions or State President’s orders promulgating the state of emergency, and the application of special measures in the state of emergency

The organization of implementation of the National Assembly Standing Committee’s resolutions or State President’s orders promulgating the state of emergency, and the application of special measures must adhere to the following principles:

1. Ensuring the direct, all-sided and absolute leadership of the Communist Party of Vietnam;

2. Ensuring the concentrated and unified direction of the Prime Minister according to the provisions of the Ordinance on the State of Emergency and this Decree;

3. Giving priority to the rescue of people and properties of the State, agencies, organizations and people; giving priority to providing support and assistance to the seriously affected areas; minimizing the consequences caused by disasters and epidemics;

4. Absolutely abiding by and urgently, promptly executing decisions, orders and directives of the Prime Minister and the Steering Committee for implementation of the National Assembly Standing Committee’s resolutions or State President’s orders promulgating the state of emergency (hereinafter called the Steering Committee);

5. Mobilizing the combined strength of all forces, agencies, organizations and people to prevent, restrict and overcome the disasters’ or epidemics’ consequences;

6. Strictly prohibiting the taking of advantage of the state of emergency to infringe upon the State’s interests, the rights and legitimate interests of agencies, organizations and individuals.

Article 3.- Carrying reports on the state of emergency

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The National Assembly Standing Committee’s resolution or State President’s order promulgating or lifting the state of emergency shall be posted up at the head offices of agencies, organizations and public-frequented places.

2. The other central and local newspapers, the local radio and television broadcasting stations and other mass media at the grassroots shall have to carry reports on the promulgation of the state of emergency and the process of overcoming the disasters’ or epidemics’ consequences.

Chapter II

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE’S RESOLUTIONS OR THE STATE PRESIDENT’S ORDERS PROMULGATING THE STATE OF EMERGENCY

Article 4.- The Steering Committee

1. When a state of emergency is promulgated, the Prime Minister shall decide to set up a Steering Committee and prescribe the latter’s working regime to assist the Prime Minister in deploying the implementation of the National Assembly Standing Committee’s resolution or the State President’s order promulgating the state of emergency.

Basing himself on the geographical territory under the emergency state and the characteristics of the disaster or epidemic, the Prime Minister may act as head of the Steering Committee or nominate a Deputy Prime Minister or a minister defined at Point a, Clause 2 of this Article to this position.

2. The Steering Committee headed by the Prime Minister or a Deputy Prime Minister shall comprise the following members:

a/ The ministers of: Agriculture and Rural Development; Science, Technology and Environment, and Health;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The president(s) of the People’s Committee(s) of the province(s) and/or centrally-run city(ies) where exists the state of emergency.

In cases where it is deemed necessary, the Prime Minister may nominate other members of the Steering Committee.

3. The Steering Committee headed by a minister shall comprise the following members:

a/ The president(s) of the People’s Committee(s) of the province(s) and/or centrally-run city(ies) where exists the state of emergency;

b/ The representatives of the agencies and organizations defined at Points a and b, Clause 2 of this Article;

c/ The leaders of the concerned services, departments and branches in localities and the presidents of the People’s Committees of the rural/urban districts, provincial capitals and/or provincial cities, where exists the state of emergency;

4. The Steering Committee shall have the following tasks and powers:

a/ To advise on, and suggest to the Prime Minister, measures to deploy the implementation of the National Assembly Standing Committee’s resolution or the State President’s order promulgating the state of emergency;

b/ To sum up and evaluate the disaster or epidemic situation in the geographical area under the state of emergency in order to report it to the Prime Minister;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To decide on the mobilization of forces for implementation of special measures according to the provisions in Clause 2, Article 5 of this Decree;

e/ To organize the reception of supports from international salvage and rescue forces under the Prime Minister’s decisions;

f/ To direct the management, distribution, and inspect and supervise the use of, funding sources provided as support from the State budget or mobilized from voluntary contributions of domestic agencies, organizations and individuals or from aid sources of international organizations as well as foreign organizations and individuals in order to overcome the disaster’s or epidemic’s consequences;

g/ Other tasks and powers assigned by the Prime Minister.

5. The head of the Steering Committee shall have the following tasks and powers:

a/ To assign tasks and responsibilities for directing the performance of specific tasks to members of the Steering Committee;

b/ To issue decisions, orders and directives for implementation of special measures in the state of emergency;

c/ To decide on, according to his/her competence or to propose the application, alteration or cancellation of special measures in the state of emergency;

d/ To urge and inspect the implementation of special measures in the state of emergency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Steering Committee’s members shall be answerable to the head of the Steering Committee for the performance of their assigned tasks and may be authorized by the head of the Steering Committee to decide on a number of specific matters.

6. The Steering Committee shall dissolve when the state of emergency is lifted, except otherwise prescribed by the National Assembly Standing Committee’s resolution or the State President’s order canceling the state of emergency.

Article 5.- Agencies, organizations and people responsible for implementation of special measures

1. Agencies, organizations and people responsible for the implementation of special measures in the state of emergency shall be the Steering Committee and its members, the agencies with representatives being members of the Steering Committee under the Prime Minister’s decision and the forces defined in Clause 2 of this Article.

2. Forces implementing special measures in the state of emergency include salvage and rescue forces; health officials and employees; officials and employees of the environmental protection, agricultural and rural development agencies; the army, police, militia, public works and communication service forces, and other forces mobilized by the Steering Committee or voluntarily participating in overcoming the disaster’s or epidemic’s consequences.

The above-mentioned forces shall be organized into units and put under the concentrated and unified direction and administration of the Steering Committee.

3. When performing tasks, officials, soldiers and employees belonging to the forces implementing special measures in the state of emergency must wear badges as prescribed by the Prime Minister; strictly abide by all decisions, orders and directives of the Steering Committee and its head as well as the law provisions, instructions and professional rules, and duly perform their assigned duties; must rely on the support of, and submit to the supervision by, Vietnam Fatherland Front and its member organizations.

Officials, soldiers and employees belonging to the forces implementing special measures in the state of emergency, who die or suffer from bad health while performing their duties, shall enjoy the regimes and policies currently prescribed by the State.

Article 6.- Responsibilities of the ministries and branches

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Directly monitor and evaluate the situation on matters falling within the scope of their respective management in the area where exists the state of emergency, and report to the Steering Committee thereon;

b/ Take initiative in suggesting measures to overcome the disaster’s or epidemic’s consequences; advise the Steering Committee and its head on the timely issuance of decisions, orders or directives for the implementation of special measures already decided by the Prime Minister;

c/ Send, second or transfer officials, soldiers and employees under their management for participation in forces implementing special measures in the state of emergency at the request of the Steering Committee, except for cases where the transfer falls under the State President’s jurisdiction;

d/ Organize the mobilization and concentration of means, supplies, facilities and equipment under their management in order to take initiative in providing support for overcoming the disaster’s or epidemic’s consequences when necessary.

e/ Direct the implementation or guide localities in the implementation of special measures in domains under their respective management.

e/ Promptly satisfy other requests of the Steering Committee.

2. The other ministries and branches shall, within the scope of their functions, tasks and powers, have to promptly satisfy the Steering Committee’s requests for the mobilization of forces, means, supplies, facilities and equipment to overcome the disaster’s or epidemic’s consequences; provide guidance for the handling of professional difficulties and problems related to their management responsibilities in the course of overcoming the disaster’s or epidemic’s consequences, and promptly satisfy other requests of the Steering Committee.

3. The Finance Ministry shall have to provide timely financial support from the State budget for overcoming the disaster’s or epidemic’s consequences under the Prime Minister’s decisions.

Article 7.- Responsibilities of the People’s Committees at different levels

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Immediately notify the lower-level People’s Committees, attached agencies, departments and branches as well as local people, of the promulgation of the state of emergency, the measures decided for application in the areas under the state of emergency and the decisions, orders and directives of the Steering Committee and its head;

b/ Execute decisions, orders and directives of the Steering Committee and its head;

c/ Implement special measures in the state of emergency as assigned by the Steering Committee; coordinate with and create favorable conditions for agencies, organizations and forces implementing special measures in the state of emergency to perform their tasks;

d/ Organize and direct agencies, organizations and forces in localities to implement measures for overcoming the disaster’s or epidemic’s consequences;

e/ Guide people to abide by law provisions on the state of emergency as well as decisions, orders and directives of the Steering Committee and its head;

f/ Elaborate concrete plans and/or options to promptly evacuate people and properties so as to protect them and minimize damage caused thereto in the geographical areas where exists the state of emergency.

g/ Mobilize available forces, funding, supplies and means of their localities and mobilize people to contribute human and material resources to overcoming the disaster’s or epidemic’s consequences.

h/ Ensure security and order in the geographical areas where exists the state of emergency;

i/ Ensure that agencies and units in the local public works, electricity, water, post, telecommunications, radio and television broadcasting, sanitation and health services maintain their continuous and non-interrupted operations during the time of the state of emergency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and provincial cities in the geographical area where exists the state of emergency shall have the responsibility to:

a/ Perform the tasks of overcoming the disaster’s or epidemic’s consequences, as assigned by the Steering Committee, the People’s Committee(s) of the province(s) or centrally-run city(ies);

b/ Organize timely evacuation of people and properties according to plans of the People’s Committee(s) of the province(s) or centrally-run city(ies);

c/ Regularly report to the Steering Committee, the People’s Committee(s) of the province(s) or centrally-run city(ies) on the results of overcoming the disaster’s or epidemic’s consequences in the affected areas.

d/ Perform other tasks as prescribed at Points a, b, d, e, g, h and i, Clause 1 of this Article within the geographical areas under their respective management.

3. The People’s Committees of communes, wards and townships in the area where exists the state of emergency shall have the responsibility to:

a/ Perform the tasks of overcoming the disaster’s or epidemic’s consequences, as assigned by the superior People’s Committees;

b/ Directly effect the evacuation of people and properties according to plans of the superior People’s Committee(s);

c/ Organize and support people in the geographical areas under their management to maintain essential daily-life services during the time of the state of emergency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Perform other tasks according to the provisions at Points a, b, e, g and h, Clause 1 of this Article in the localities under their respective management.

4. The People’s Committees at all levels outside the geographical areas where exists the state of emergency shall have to immediately notify the local people of the promulgation of the state of emergency and measures decided for application in such areas; guide people to observe law provisions on the state of emergency as well as decisions, orders and directives of the Steering Committee and its head; mobilize people to contribute human and material resources as relief to people in the areas under the state of emergency; promptly satisfy the Steering Committee’s requests on the mobilization of forces, means, supplies, facilities and equipment to overcome the disaster’s or epidemic’s consequences, and other requirements of the Steering Committee.

Article 8.- Returning or recompensing the requisitioned means and/or properties after the abolition of the state of emergency

1. After the abolition of the state of emergency, the bodies that have requisitioned means and/or properties of agencies, organizations and/or individuals during the time of the state of emergency shall have to immediately return such means and/or properties to their owners or lawful managers or users; in cases where a requisitioning body dissolves, before the dissolution, such body shall have to transfer all dossiers and papers on requisition and requisitioned means and/or properties not yet returned to the provincial-level People’s Committee where such means and/or properties are being kept so that the latter may go one with the return thereof.

2. In cases where the means and/or properties are lost, damaged or cannot be returned, the agencies, organizations and/or individuals having those means and/or properties shall be recompensed therefor according to law provisions.

The compensation funding shall be allocated by the State budget.

3. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the relevant agencies in guiding the implementation of this Article’s provisions.

Chapter III

SPECIAL MEASURES APPLIED IN THE STATE OF EMERGENCY

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- Organizing the provision of first aid for and rescue of victims, temporarily evacuating people from dangerous places, helping people stabilize their life

In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to provide first aid for and rescue victims, temporarily evacuate people from dangerous places and help them stabilize their life:

1. Mobilizing all resources to rescue victims and give them first aid in time;

2. Setting up first-aid stations in areas under the state of emergency in order to receive victims and give them first aid;

3. Setting up mobile first-aid teams, which shall be equipped with medical instruments, medicaments and means to detect and give on-the-spot first aid to victims, and ready to transfer them to the nearest first-aid stations or medical examination and treatment establishments;

4. Organizing the reception of, the provision of first aid, medical examination and treatment for, as well as free-of-charge medicament distribution to, people at first-aid stations and medical examination and treatment establishments; mobilizing private medical examination and treatment establishments to participate in curing victims;

5. Mobilizing forces and necessary means to quickly evacuate people from dangerous places;

6. Allocating materials and raw materials, mobilizing human resources to build makeshifts so as to arrange temporary accommodation for evacuees;

7. Distributing free-of-charge foods and foodstuffs, clothes, blankets and mosquito nets as well as other essential items to help people stabilize their life during the time of evacuation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Salvaging, and intensifying the protection of, natural calamity prevention and control works being hit by incidents or exposed to danger

In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to salvage, and intensify the protection of, natural calamity prevention and control works, which are being hit by incidents or exposed to danger, protect safety of key positions and minimize the damage caused to properties of the State, agencies and organizations as well as the people’s lives and properties:

1. Mobilizing all resources to urgently salvage natural calamity prevention and control works, being hit by incidents;

2. Quickly repairing the damaged natural calamity prevention and control works; promptly consolidating the works exposed to danger;

3. Intensifying patrol and guard at natural calamity prevention and control works in order to promptly detect and handle incidents;

4. Other measures for the protection and salvage of natural calamity prevention and control works.

Article 11.- Flood diversion and deceleration to reduce the disaster’s consequences

1. In areas under the state of emergency the following flood-diverting and -decelerating measures may be applied to reduce the flood’s consequences:

a/ Regulating the related reservoirs in the areas in order to cut off or alleviate floods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Using the flood-decelerating regions according to the approved plan;

d/ In cases where measures defined at Points a, b and c, Clause 1 of this Article have been applied but there still exists a danger directly threatening crucial regions which need to be protected, the floods may be let overflow the dykes or certain dyke sections may be destroyed to divert the floods into other flood-decelerating regions under the Prime Minister’s decisions.

2. The Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Fight shall elaborate the flood diversion and deceleration plan for application in the state of emergency and submit it to the Prime Minister for decision.

Article 12.- Protecting or moving properties, warehouses and cultural heritages out of dangerous places

In areas under the state of emergency, the following measures may be applied to protect or move properties, warehouses and cultural heritages out of dangerous places:

1. Mobilizing forces and means to move properties, warehouses and cultural heritages out of the dangerous places and organizing forces to safeguard them, prevent losses and damage thereto;

2. Intensifying the protection of those properties, warehouses and cultural heritages, which cannot be removed immediately from dangerous places;

3. Prohibiting people not on duty to enter the property- and warehouse-protection area; temporarily suspending visits to areas with cultural heritages which need to be protected;

4. Other necessary measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case of the state of emergency, the following measures may be applied in order to reserve and transport with priority supplies, raw materials, preventive and curative medicines, epidemic- and environmental pollution-treating chemicals, food, foodstuffs and essential goods (hereinafter called supplies and goods) to disaster-hit places:

1. Taking from the national reserves and mobilizing from other sources supplies and goods in order to provide relief and treatment for people in the disaster-hit places;

2. Organizing the reception of relief and aid goods from agencies, organizations and individuals at home and abroad for transportation thereof them to the disaster-hit places;

3. Mobilizing all necessary means and prioritizing the transportation of supplies and goods to the disaster-hit places;

4. Temporarily suspending the scheduled freights in order to reserve means for the transportation of supplies and goods to the disaster-hit places;

5. Increasing the number of freights to carry essential goods by air, land and/or waterway to the disaster-hit places;

6. Effecting traffic priorities, exempt traffic tolls of all kinds for means performing task of transporting supplies and goods to the disaster-hit places;

7. Other necessary measures.

Article 14.- Intensifying measures for fire and explosion prevention and fighting

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Arranging forces to closely safeguard petroleum depots and depots of explosives, chemicals or particularly dangerous inflammable and explosive substances or relocate those depots to the safe places;

b/ Mobilizing forces, mobilizing or requisitioning means and/or properties to assist the fire prevention and fighting force in preventing fire spread and extinguishing fire, rescuing people and properties;

c/ Placing the fire prevention and fighting force on alert;

d/ Forces and means while performing the fire-fighting task shall enjoy all traffic priorities as provided for by the Law on Fire Prevention and Fighting;

e/ Temporarily suspending production and/or business activities of enterprises as well as production, business or service establishments when necessary;

f/ Stopping the electricity supply at places prone to electricity-related fire and/or explosion;

g/ Other necessary measures for fire prevention and fighting.

2. The fire fighting at the head offices and residences of foreign diplomatic missions, consulates and representative offices of international organizations shall comply with the provisions of the Law on Fire Prevention and Fighting.

Article 15.- Special price management measures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Deciding on the maximum price for each kind of goods;

2. Deciding on conditions or limits for distribution of goods of each kind;

3. Issuing stamps, cards, tickets or applying other measures to control goods distribution;

4. Deciding on goods-distribution places;

5. Enhancing the inspection and control of prices;

6. Strictly handling acts of speculating and buying up goods or other acts of violating the regulations on prices in areas being under the state of emergency;

7. Other special management measures.

Article 16.- Mobilizing human resources, supplies, means and properties for salvage and overcoming the disaster’s consequences

1. In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied in order to mobilize human resources, supplies, means and properties for salvage and overcoming the disaster’s consequences:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Mobilizing officials, public servants and people to rescue humans, evacuate people, save properties of the State, organizations and people, prevent and overcome the disaster’s consequences;

c/ Mobilizing supplies and/or means of agencies, organizations and/or individuals for the rescue of humans, evacuate people, rescue of properties of the State, organizations and people, prevention and overcoming of the disaster’s consequences. In case of necessity, the means and properties of agencies, organizations and/or individuals may be requisitioned.

2. The mobilization of forces, the mobilization or requisition of supplies, means and/or properties shall be conducted in areas being under the state of emergency; if they still fail to meet the requirements, more supplies and/or means may also be mobilized or requisitioned from agencies, organizations and/or individuals outside areas being under the state of emergency.

3. The requisition of means and/or properties of agencies, organizations and individuals must be certified by the requisitioning bodies according to regulations of the Finance Ministry.

Means and properties of agencies, organizations and individuals, which are requisitioned under the provisions of this Article, shall be immediately returned to their owners or lawful managers or users when the use thereof no longer needed or when the state of emergency is lifted; in case of loss or damage, compensation therefor shall be made according to law provisions.

Article 17.- Regime of communication and use of communication means:

In areas where exists the state of emergency, the following special provisions on communication and use of communication means may be applied:

1. Establishing a hot line between the Prime Minister and the Steering Committee;

2. Setting up communication stations and lines to ensure operations of the Steering Committee’s communication from its office to the disaster-hit areas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Mobilizing officials and employees of the post and telecommunications agencies to work round the clock so as to ensure the smooth communication on the whole line and be ready to promptly handle information incidents;

5. Mobilizing or requisitioning communication means of agencies, organizations and/or individuals when necessary;

6. Other special regulations on information and communication as well as the use of communication means in the state of emergency.

Article 18.- Ensuring security and order in areas where exists the state of emergency

In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to ensure security, social order and safety:

1. Mobilizing army, police and/or militia forces as well as people to participate in patrols, guard duty and maintenance of security and order; establishing working teams to maintain security and order when necessary;

2. Preventing all acts that affect security and order and the overcoming of the disaster’s consequences;

3. Preventing and immediately arresting persons who disrupt order in areas being under the state of emergency, or commit other law-breaking acts;

4. Other necessary measures to maintain security, social order and safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to restrict people and means to enter dangerous places:

a/ Placing signboards and setting up fixed or mobile watch and control stations at dangerous places;

b/ Prohibiting people not on duty and means to enter dangerous places;

c/ Strictly controlling people and means that enter dangerous places;

d/ Restricting the exit from dangerous places defined at Points d, e and f, Clause 2 of this Article;

e/ Other necessary restriction measures.

2. The following places may be declared dangerous:

a/ Places where houses or construction works are prone to collapse;

b/ Places where exist big fires;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Places where exist hazardous and dangerous chemical agents, which cannot be controlled;

e/ Places where emerge dangerous epidemics;

f/ Places where exist other factors detrimental to human life and health.

Article 20.- Hygiene of the living environment, epidemic prevention and combat at the disaster-hit places

In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to keep hygiene of the living environment and prevent and fight epidemics:

1. Organizing medical treatment and burying of corpses and carcasses.

2. Determining the polluted daily-life water sources and applying timely handling measures;

3. Supplying in a timely manner necessary chemicals and medicaments to meet the requirements of the living environment’s hygiene as well as epidemic prevention and combat;

4. Other necessary measures prescribed by law for the living environment’s hygiene as well as epidemic prevention and combat.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Organizing the provision of first-aid and medical treatment

In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to organize the provision of first-aid, and medical treatment for persons who have been infected or are prone to be infected with diseases:

1. Classifying and promptly giving first-aid and emergency treatment to, the infected persons according to the uniform therapeutic methods guided by the Health Ministry;

2. Organizing free-of-charge treatment for infected persons;

3. Setting up anti-epidemic stations in the areas being under the state of emergency in order to receive and give first aid to, infected persons;

4. Setting up mobile first-aid teams, which shall be equipped with medical instruments, medicaments and means to detect and give on-the-spot first aid to infected persons, and get ready to transfer the infected persons to the nearest anti-epidemic stations;

5. Concentrating means, medicaments and medical equipment, preparing beds, examination and treatment rooms and arranging medical personnel to work round the clock so as to be ready to provide first aid as well as medical examination and treatment for persons already infected or prone to be infected with diseases;

6. Mobilizing private medical examination and treatment establishments to take part in first-aid provision to, as well as medical examination and treatment of, the infected persons and persons prone to be infected;

7. Other necessary measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to restrict the exit from, and entry into, the epidemic area, to quarantine and medically treat people and means exiting or entering the epidemic areas:

1. Prohibiting or restricting people and means not on duty to exit or enter the epidemic areas; in cases where it is necessary to exit from, or enter the epidemic areas, the compulsory medical quarantine measures must be applied;

2. Setting up inter-branch guard stations and quarantine stations or posting emergency anti-epidemic working teams at traffic junctions leading into or from the epidemic areas in order to check, supervise and medically treat the exiting and entering people and means;

3. Organizing patrols and control along the boundaries of areas under the state of emergency, promptly preventing illegal exits from, and entries into, the epidemic areas and taking initiative in preventing and fighting the epidemic spread;

4. Applying prophylactic measures to people entering the epidemic areas under guidance of medical agencies;

5. Effecting compulsory quarantine for goods, objects, animals, plants, foodstuffs and beverages brought into or out of the epidemic areas;

6. Inspecting and medically treating all means exiting the epidemic areas; permitting only those means which have been granted medical quarantine certificates to exit the epidemic areas;

7. Other necessary measures.

Article 23.- Application of measures to prevent epidemic spread

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Prohibiting the bringing out of epidemic areas of goods, objects, animals, plants, foodstuffs and beverages, which are capable of transmitting the epidemic;

2. Prohibiting people and means not on duty to enter places where people or animals have got ill or died due to epidemics;

3. Prohibiting the bringing of infected persons out of the epidemic areas; in cases where they need to be transferred to higher-level hospitals, the permission of the head of the emergency anti-epidemic working team is required;

4. Other necessary measures to prevent epidemic spread.

Article 24.- Urgent epidemic-combating measures

1. In areas where exists the state of emergency, the following urgent epidemic-combating measures may be applied:

a/ General cleansing, disinfection and decontamination of the epidemic nests;

b/ Organizing the isolation and complete treatment of the infected persons, strictly monitoring them after the treatment to prevent the epidemic recurrence.

c/ Intensifying inspection, ensuring food hygiene and safety at public food and drink catering service establishments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Medically handling and burying dead persons and carcasses according to law provisions;

f/ Enhancing medical inspection measures applicable to people and means on entry or exit and their luggage as well as import and export goods according to law provisions.

2. Apart from measures prescribed in Clause 1 of this Article, depending on the kind of the epidemic, the following compulsory epidemic-combating measures may also be applied:

a/ Orally taking preventive medicines;

b/ Using vaccines or anti-serum;

c/ Spraying chemicals to eliminate the disease vectors;

d/ Isolating, and abstaining from contact with, epidemic sources;

e/ Applying measures for personal hygiene, sanitation of daily-life water and environmental hygiene in strict compliance with law provisions.

Article 25.- Strictly inspecting public food and drink catering service establishments; closing those establishments where pathogenic agents are detected

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Inspecting sources and origins of foodstuffs and drinks and quarantining foodstuffs, drinks as well as processing instruments used at public food and drink catering service establishments;

2. Inspecting foodstuff hygiene and safety at public food and drink catering service establishments; detecting and isolating the infected persons working therein;

3. Forcing agencies, organizations, economic units or individuals to apply measures for overcoming the epidemic spread and destroying objects detrimental to the human health;

4. Confiscating and destroying foodstuffs and drinks carrying pathogenic agents;

5. Temporarily suspending operations of public food and drink catering service establishments that fail to ensure foodstuff hygiene and safety;

6. Closing public food and drink catering service establishments where pathogenic agents are detected;

7. Other necessary measures.

Article 26.- Application of compulsory measures for hygiene and epidemic prevention and fighting in epidemic areas

In areas where exists the state of emergency, the following compulsory measures for hygiene and epidemic prevention and fighting may be applied:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Determining polluted daily-life water sources and applying hygiene-treating measures in a timely manner;

3. Promptly detecting and medically treating pathogens at places where they are detected;

4. Other necessary compulsory measures for hygiene and epidemic prevention and fighting as prescribed by law.

Article 27.- Reservation and priority transportation of preventive and curative medicines, epidemic-treating chemicals, foods, foodstuffs and necessary goods to epidemic areas

In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to reserve and give priority to the transportation of, preventive and curative medicines, epidemic-treating chemicals, foods, foodstuffs and necessary goods (hereinafter called medicaments and goods) to epidemic-hit areas:

1. Taking from the national reserves or mobilizing from other sources medicaments and goods in order to treat and support people in the epidemic-hit areas;

2. Mobilizing all necessary means and giving priority to the transportation of medicaments and goods to the epidemic-hit areas;

3. Increasing the number of freights by air, land and waterway in order to transport medicaments and goods to the epidemic-hit areas;

4. Applying traffic priorities, exempting traffic tolls for means performing task of transporting medicaments and goods to the epidemic-hit areas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Organizing emergency anti-epidemic working teams

1. In areas where exists the state of emergency, emergency anti-epidemic working teams may be set up under the medical agencies and medical quarantine agencies with the participation of physicians and medical personnel in the fields of prophylactic medicine, medical examination and treatment, test, and other members.

2. Emergency anti-epidemic working teams shall be tasked to deploy urgent anti-epidemic measures and perform other tasks under decisions and assignment of the Steering Committee.

Chapter IV

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 29.- Commendation

Agencies, organizations, people’s armed force units and individuals that record achievements in the implementation of regulations on the state of emergency shall be commended and/or rewarded according to the State’s general regulations.

Article 30.- Handling of violations

1. Those who violate the provisions of this Decree and other law provisions on the state of emergency shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liabilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 31.- Implementation effect and responsibility

1. This Decree takes effect 15 days after its signing.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 71/2002/NĐ-CP ngày 23/07/2002 hướng dẫn Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm hoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


34.334

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.6.75
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!