Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1303/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Lại Thanh Sơn
Ngày ban hành: 20/09/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1303/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 20 tháng 9 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V: PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

- Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Ban hành Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;

- Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (điều chỉnh) tại Báo cáo kết quả thẩm định số 01/BC-HĐTĐ ngày 25/7/2011; Sở Công Thương tại Tờ trình số 576/TTr- SCT ngày 05/9/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, với nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

(1) Quán triệt và vận dụng sáng tạo các đường lối, chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước và của tỉnh, phát huy cao độ nội lực kết hợp với nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh phát triển công nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

(2) Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; ưu tiên thu hút các dự án sản xuất có công nghệ hiện đại, sử dụng tiết kiệm đất đai, có giá trị gia tăng cao và có khả năng đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh vào các khu công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, ít gây ô nhiễm môi trường về địa bàn nông thôn.

(3) Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sản xuất các sản phẩm tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách. Quan tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, tiết kiệm nguyên liệu. Từng bước giảm dần công nghiệp sơ chế thâm hụt lao động, tăng dần các ngành công nghiệp cơ bản, ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và chất xám cao...

(4) Chú trọng phát triển và mở rộng ngành nghề nông thôn trên cơ sở tiềm năng nguyên liệu sẵn có của từng vùng như: chế biến nông, lâm sản thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác vật liệu xây dựng…

(5) Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp về hội nhập, sức cạnh tranh của sản phẩm đi đôi với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài nhằm phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Phát triển công nghiệp nhằm tạo sự tăng trưởng kinh tế cao, tăng nguồn thu cho ngân sách, tăng tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP của tỉnh, từ 19,7% năm 2010 lên 24-25% năm 2015 và 28-30% vào năm 2020, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng tích cực.

b) Mc tiêu c th

- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp theo giá cố định 1994 bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 24,96%/ năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 24,14%/ năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2015 đạt 12.040 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 35.500 tỷ đồng.

3. Đnh hưng phát triển

- Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch nhằm tạo mặt bằng “sạch” cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp.

- Phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn có lợi thế cạnh tranh về nguyên liệu tại chỗ như chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp và lợi thế cạnh tranh về lao động, mặt bằng so với địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như dệt may, gia công lắp ráp cơ khí, gỗ giấy, hóa chất. Đồng thời tranh thủ mọi cơ hội thu hút đầu tư để phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao như cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện, điện tử tin học.

- Về định hướng ưu tiên theo ngành: Giai đoạn 2011-2020 tập trung phát triển các ngành công nghiệp theo thứ tự ưu tiên sau: Công nghiệp cơ khí; Công nghiệp điện tử; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản-thực phẩm; Công nghiệp hóa chất; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp dệt may-da giày; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước; Công nghiệp khai thác mỏ.

- Về mô hình công nghiệp: Lựa chọn phát triển một số doanh nghiệp lớn ở các ngành có tiềm năng lợi thế: cơ khí, điện tử; chế biến nông, lâm sản; sản xuất điện năng... tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp gắn với ngành nghề nông thôn và làng nghề.

- Về công nghệ: Áp dụng công nghệ tiên tiến đối với các cơ sở công nghiệp đầu tư mới; dần nâng cấp, đổi mới công nghệ phù hợp ở một số loại hình công nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường.

- Về không gian, lãnh thổ: giai đoạn 2011-2020 phát triển công nghiệp theo 4 trục không gian phát triển chủ yếu gồm: trục Nam-Bắc gắn với quốc lộ 1A; trục Tây Nam-Đông Bắc gắn với quốc lộ 31; trục Tây-Nam gắn với quốc lộ 37 và trục Tây Bắc-Đông Nam gắn với tỉnh lộ 398 (284 cũ) nối với hành lang đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long. Trong đó xác định vùng trọng điểm phát triển công nghiệp là các huyện, thành phố có quy hoạch khu công nghiệp như: Bắc Giang, Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lục Nam.

Từng bước khai thác lợi thế tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, phát huy lợi thế của một số tuyến đường mới để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

- Về hướng phát triển theo vùng:

+ Vùng đồng bằng và trung du: bao gồm các huyện Lạng Giang, Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng và TP Bắc Giang tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp phù hợp. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ cao như cơ khí, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp có tiềm năng về nguyên liệu như chế biến nông sản, thực phẩm.

+ Vùng miền núi: bao gồm các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế tập trung phát triển các cụm công nghiệp phù hợp. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, điện năng và ngành công nghiệp có tiềm năng về nguyên liệu như gỗ giấy, khai thác chế biến khoáng sản.

Các mục tiêu phát triển và cơ cu công nghiệp đến năm 2020

Các phân ngành công nghiệp

2010

2015

2020

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm
(%/năm)

GTSXCN(Tỷ đồng)

Tỷ trọng
(%)

GTSXC N
(Tỷ đồng)

Tỷ trọng
(%)

GTSXC N
(Tỷ đồng)

Tỷ trọng
(%)

2011-2015

2016-2020

Tng

3.952,03

100,00

12.040

100,00

35.500

100,00

24,96

24,14

CN cơ khí

792,599

20,06

2.300

19,10

7.900

22,25

23,75

27,99

CN điện tử

369,788

9,36

1.640

13,62

8.595

24,21

34,70

39,28

CN CB NLSTP

846,197

21,41

2.500

20,76

8.400

23,66

24,19

27,43

CN Hóa chất

744,967

18,85

2.361

19,61

5.146

14,50

25,95

16,86

CN sản xuất VLXD

422,45

10,69

1.000

8,31

1.618

4,56

18,81

10,10

CN Dệt may-Da giày

470,399

11,90

834

6,93

1.267

3,57

12,13

8,72

Khai thác

58,485

1,48

187

1,55

334

0,94

26,17

12,30

CN khác (in, tái chế...)

33,545

0,85

79

0,66

166

0,47

18,69

16,01

CN SX&PP Điện- Ga-Nước

213,598

5,40

1.139

9,46

2.074

5,84

39,76

12,73

II. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẾN NĂM 2020

1. Nnh công nghip điện tử

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài vào sản xuất linh kiện điện tử và các thiết bị điện tử khác như máy tính, máy in, đồ điện tử dân dụng… nhằm tranh thủ tiềm năng về tài chính và công nghệ của các tập đoàn điện tử, tin học lớn trên thế giới, góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp.

2. Nnh công nghip cơ k

Ngành cơ khí Bắc Giang tiếp tục phát triển theo hướng tập trung phục vụ các cơ sở công nghiệp đã có trên địa bàn như: Hóa chất phân bón, chế biến nông lâm sản, phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, mặt khác cần tạo dựng những yếu tố mới như: Công nghiệp chế tạo, lắp ráp và sửa chữa ô tô, các sản phẩm kết cấu thép, các thiết bị phi tiêu chuẩn, các máy móc phục vụ nông nghiệp; đa dạng hóa các sản phẩm dân dụng.

3. Nnh công nghip chế biến nông,m sản, thc phm

- Phát triển theo hướng từng bước giảm dần tỷ lệ chế biến thô của một số sản phẩm nông, lâm sản, bằng đầu tư các công nghệ chế biến sâu tiên tiến, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định, có chất lượng cao để thu hút đầu tư các nhà máy chế biến qui mô vừa và lớn, có công nghệ hiện đại.

Giai đoạn 2011-2020, ngành chế biến nông, lâm sản-thực phẩm Bắc Giang tập trung vào các lĩnh vực chế biến sau:

- Chế biến rau, quả.

- Chế biến thực phẩm: Thịt lợn, gà.

- Nghiên cứu chế biến Dược phẩm.

- Chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

4. Nnh công nghip hóa cht

Phát huy thế mạnh hiện có của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong ngành hoá chất, đầu tư chiều sâu và nâng cao chất lượng sản phẩm Urê để mở rộng thị trường tiêu thụ. Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu là các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất Urê, đầu tư thiết bị mới, sản xuất các sản phẩm hoá chất cho công nghiệp và dân dụng.

Công nghiệp hóa chất là ngành tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường, vì vậy đối với các cơ sở hiện có cần phải đầu tư cải tạo, nâng cấp và đổi mới thiết bị công nghệ để bảo vệ môi trường; đối với các cơ sở sản xuất mới cần tập trung trong các khu, cụm công nghiệp.

Nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất nhựa gia dụng và công nghiệp, các loại bồn chứa bằng vật liệu composit, ống nhựa sẽ là những mặt hàng mới cần được đầu tư sản xuất để phục vụ công nghiệp và đời sống đang ngày càng phát triển.

5. Nnh công nghip sản xut vt liệu xây dng

Trên cơ sở thế mạnh của tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, giai đoạn 2011-2020, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Giang phát triển theo hướng sản xuất một số chủng loại vật liệu xây dựng thông thường như cát, đá, sỏi, vôi... nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường; đồng thời sản xuất một số chủng loại vật liệu xây dựng mới có chất lượng cao phục vụ thị trường trong và ngoài nước, cụ thể:

- Duy trì năng lực sản xuất các cơ sở sản xuất gạch ngói nung hiện có; đầu tư chiều sâu các cơ sở sản xuất gạch ngói nung theo công nghệ lò tuynel và các công nghệ tiên tiến hơn; không gia hạn đầu tư để dần loại bỏ các cơ sở sản xuất gạch ngói nung theo công nghệ cũ, lạc hậu (lò VSBK, lò vòng, hoffman).

- Ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất gạch ngói thủ công từ năm 2013, gạch xây được thay thế hoàn toàn bằng gạch nung tuy nen và gạch không nung trên toàn địa bàn.

- Phát triển sản xuất gạch không nung, đưa tỷ lệ gạch không nung đến năm 2020 đáp ứng 45-50% nhu cầu vật liệu xây dựng của tỉnh.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thêm các sản phẩm VLXD mới như gạch ốp, lát granittô, Ceramic; vật liệu Composite, kính, ván nhân tạo,... cho các công trình xây dựng, các loại vật liệu trang trí hoàn thiện, vật liệu có khả năng thay thế các loại vật liệu thông dụng; xi măng; bê tông các loại.

6. Nnh công nghip dệt may, da giày

Đối vi công nghiệp dệt may: Là một tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, trong đó tỷ lệ lao động dôi dư khá nhiều. Nhằm tận dụng lợi thế về nguồn lao động giai đoạn 2011-2020 Bắc Giang tiếp tục phát triển ngành công nghiệp may mặc hợp lý tại các huyện theo hướng phục vụ thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân hình thành hệ thống các cơ sở, hộ gia đình qui mô nhỏ và vừa, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn của tỉnh đã có chỗ đứng trên thị trường. Dần dần hình thành hệ thống công nghiệp phụ trợ may mặc cho các tỉnh, thành phố lớn trong khu vực Bắc bộ.

Đi vi công nghip da giày: Trước mắt có thể phát triển ngành này theo hướng làm gia công cho các doanh nghiệp sản xuất giày, dép của thành phố Hà Nội. Về lâu dài sẽ hướng vào sản xuất 3 nhóm sản phẩm chính là giày thể thao, giày dép da và túi cặp.

7. Nnh công nghip khai thác m

- Tập trung tối đa các nguồn lực thực hiện tốt các dự án khai thác chế biến khoáng sản đối với các mỏ lớn nhằm tạo sự đột phá trong phát triển ngành khai thác chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

- Coi trọng các điều kiện phát triển bền vững. Cụ thể là: Bảo vệ tốt môi trường; quản lý chặt tài nguyên; chăm lo chu đáo đời sống của công nhân; phát triển kịp thời nguồn nhân lực (kiến thức về thị trường, trình độ kinh doanh cho cán bộ quản lý, tay nghề cho công nhân...).

- Tăng cường chế biến sâu khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô, chưa qua chế biến sâu. Nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh không nhiều, nên cần phải được khảo sát thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

- Đối với các mỏ nhỏ, điểm quặng chưa rõ trữ lượng: Chủ động và phối hợp với Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức đánh giá trữ lượng các mỏ có triển vọng, làm cơ sở tin cậy để phát triển các cơ sở khai thác chế biến tại địa phương, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

8. Nnh công nghip sản xut và phân phi điện nưc

* Công nghiệp sản xuất, phân phi điện

- Tập trung phát triển thế mạnh sẵn có về tiềm năng nhiệt điện than, đồng thời tận dụng nguồn thuỷ điện nhỏ, các dạng năng lượng có thể khai thác khác như sinh khối, mặt trời để cung cấp điện tại chỗ cho dân cư khu vực điện lưới không thể vươn tới.

- Phát huy tối đa hiệu quả kinh tế của mạng điện hiện có; đảm bảo sự đồng bộ trong quá trình cải tạo và phát triển để nâng cao hiệu quả kinh tế chung của toàn mạng điện.

- Các khu, cụm công nghiệp được ưu tiên cấp điện bằng nguồn, lưới điện riêng.

* Công nghiệp sản xuất, phân phi nưc

Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch theo tiêu chuẩn tối thiểu cho các hộ dân cư, cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh; trước hết là ở thành phố, các thị trấn, huyện lỵ nơi tập trung mật độ dân cư lớn. Thực hiện chương trình nước sạch quốc gia, hỗ trợ nước sinh hoạt cho các hộ dân nghèo nông thôn, vùng cao gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này, đầu tư ở mức độ thích đáng cho hệ thống cấp thoát nước của thành phố và thị trấn.

III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ TỈNH ĐẾN NĂM 2020

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến công; du nhập mới và mở rộng ngành nghề, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động tại các xã thuần nông; chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở tiềm năng nguyên liệu sẵn có của từng vùng như: chế biến nông, lâm sản thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác vật liệu xây dựng...

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề theo hướng đa dạng hoá hình thức sở hữu và các loại hình tổ chức sản xuất (hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã…), tạo ra sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển; hình thành các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ và vừa.

- Phát triển làng nghề gắn với hoạt động văn hoá, du lịch và bảo vệ sinh thái; làng nghề làm vệ tinh cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp.

IV. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẾN NĂM 2020

- Phát triển khu, cụm công nghiệp trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương, sử dụng đất hiệu quả, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế-xã hội nói chung trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp phải gắn với không gian công nghiệp cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc, gắn với các tuyến hành lang kinh tế và vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, nhằm tranh thủ các mối liên kết và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và hợp tác với khu vực và quốc tế.

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp phải gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển công nghiệp hợp lý.

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động và hạ tầng tại địa phương.

- Phát triển khu, cụm công nghiệp phải có sự gắn kết với các trung tâm kinh tế, gắn với dịch vụ thương mại; phát triển hợp lý giữa các vùng, miền.

- Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế; tăng cường sự hợp tác với các tỉnh; huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp.

Định hướng thu hút đu tư:

- Các khu công nghiệp tập trung kêu gọi các dự án đầu tư có công nghệ cao, công nghệ sạch trong các lĩnh vực: điện, điện tử, thiết bị viễn thông, cơ khí chính xác, lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.

- Các cụm công nghiệp: Kêu gọi các dự án có qui mô vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất, sử dụng lao động tại chỗ, ưu tiên các dự án trong lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm.

Mc tiêu phát trin các khu, cm công nghip trên đa n tnh đến m 2020 như sau:

* Khu công nghip:

Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang dự kiến có 11 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 2.509,7 ha, trong đó:

- Mở rộng 02 khu công nghiệp diện tích 80ha.

- Thành lập mới 05 khu công nghiệp diện tích 950ha.

* Cm công nghip:

Đơn vị tính: Ha

STT

Tên huyện, thành phố

Diện tích QH đến 2020

2010

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Hiện có

Quy hoạch mở rộng

Quy hoạch mới

Quy hoạch mở rộng

Quy hoạch mới

 

TỔNG SỐ

1.341,10

654,9

40,5

310,2

71,5

264

1

TP. Bắc Giang

132,62

69,62

 

63

 

 

2

H. Việt Yên

99,33

56,13

16,5

9,2

8,5

9

3

H. Yên Dũng

106,55

62,55

24

15

 

5

4

H. Lạng Giang

153,2

83,2

 

20

 

50

5

H. Tân Yên

172

49

 

60

63

 

6

H. Hiệp Hoà

177

127

 

 

 

50

7

H. Yên Thế

200

90

 

60

 

50

8

H. Lục Nam

188,8

58,8

 

60

 

70

9

H. Lục Ngạn

88,6

58,6

 

10

 

20

10

H. Sơn Động

23

0

 

13

 

10

V. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP (tỷ đồng)

 

Hạng mục

2011-2015

2016-2020

Cộng

A

Sản xuất công nghiệp

26.266

9.930

36.195

1

Công nghiệp cơ khí

3.242

2.300

5.542

2

Công nghiệp điện tử

9.250

2.500

11.750

2

CN chế biến nông-lâm sản-thực phẩm

1.181

1.258

2.439

3

CN hoá chất

10.552

2.375

12.927

4

CN sản xuất vật liệu xây dựng

1.357

920

2.277

5

CN dệt-may-da giày

300

210

510

6

CN khai thác mỏ

384

367

750

B

Hạ tầng cơ sở các khu, cụm công nghiệp

5.172

3.656

8.828

1

Khu công nghiệp

3.550

2.750

6.300

2

Cụm công nghiệp

1.622

906

2.528

C

Điện, nước

15.533

5.709

21.242

 

Tổng vốn đầu tư cho công nghiệp thời kỳ 2011-2020: A+B+C

46.971

19.295

66.265

VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

- Giải pháp về vốn.

- Giải pháp về công nghệ.

- Giải pháp về đất đai.

- Giải pháp về nguồn nhân lực.

- Giải pháp vận động xúc tiến đầu tư và khuyến khích phát triển doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn.

- Giải pháp về tổ chức và quản lý.

- Giải pháp tập trung phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh.

- Giải pháp hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển.

- Giải pháp bảo vệ môi trường.

- Những giải pháp mang tính đột phá (giải pháp ngắn hạn và dài hạn).

Điều 2. Quyết định phê duyệt "Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2010" là căn cứ triển khai các dự án đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành có liên quan.

Điều 3. Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố công bố, tuyên truyền và triển khai thực hiện nội dung của Quy hoạch; huy động các nguồn lực, xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để triển khai thực hiện; đề xuất và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp và các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến phát triển công nghiệp.

Điều 4. Các sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của ngành, địa phương.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

KT. CHTCH
PHÓ CHTCH




Li Thanh Sơn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1303/QĐ-UBND ngày 20/09/2011 về quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.428

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.247.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!