Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1640/QĐ-UBND Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông Điện Biên 2016

Số hiệu: 1640/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Mùa A Sơn
Ngày ban hành: 30/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1640/QĐ-CTUBND

Điện Biên, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 12 tháng 7 năm 2006; Luật Viễn thông ngày 04 tháng 12 năm 2009; Luật Tần số vô tuyến điện ngày 04 tháng 12 năm 2009; Luật Bưu chính ngày 28 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 10/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên (Khóa XIV, kỳ họp thứ 4) về việc thông qua Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tỉnh Điện Biện giai đoạn đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 với các nội dung sau:

1. Quan điểm điều chỉnh quy hoạch

Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của Quốc gia và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

Phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của các cơ quan, đơn vị và đông đảo nhân dân trên địa bàn tỉnh, đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu Quy hoạch giai đoạn đến năm 2020

2.1. Bưu chính

2.1.1. Chỉ tiêu điều chỉnh đến năm 2020:

- 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính. Số dân phục vụ bình quân dưới 3.706 người/điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân dưới 4,3 km/điểm phục vụ.

- Phát triển mạng lưới bưu chính theo định hướng của Đảng, Nhà nước và đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.

2.1.2. Chỉ tiêu bổ sung đến năm 2020:

- 60% hệ thống các điểm Bưu điện - Văn hóa xã được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng và là các điểm đa dịch vụ về bưu chính.

- 60% số xã có điểm phục vụ bưu chính đa dạng về dịch vụ bưu chính, cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ bưu chính.

- Tốc độ phát triển và doanh thu một số loại hình bưu chính hiện đại tăng trưởng 15 - 20%/năm với hệ thống mạng bưu chính rộng khắp đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho đông đảo nhân dân.

2.2. Viễn thông

2.2.1. Chỉ tiêu điều chỉnh đến năm 2020:

- Phát triển, nâng cấp mạng thông tin di động lên công nghệ 4G.

- Hoàn thiện ngầm hóa mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh.

2.2.2. Chỉ tiêu bổ sung đến năm 2020:

- 100% khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh có sóng thông tin di động.

- Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt 55 - 60%.

- Cáp quang hóa tới 100% trung tâm xã, cụm xã; cáp quang hóa 55 - 60% hạ tầng mạng cáp trên địa bàn tỉnh.

- Mật độ thuê bao điện thoại đạt 106,2 thuê bao/100 dân, trong đó: Mật độ thuê bao điện thoại cố định đạt 1,9 thuê bao/100 dân, mật độ thuê bao điện thoại di động đạt 104,3 thuê bao/100 dân.

- Tốc độ phát triển thuê bao Internet đạt 20 - 25%.

- Tỷ lệ dùng chung cơ sở hạ tầng, mật độ Internet băng rộng, các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng và tốc độ tăng trưởng viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh đáp ứng được các tiêu chí và phù hợp với nhu cầu sử dụng của đông đảo nhân dân.

2.3. Công nghệ thông tin: Chỉ tiêu bổ sung đến năm 2020

2.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin:

- 100% cán bộ, công chức cơ quan nhà nước các cấp có hệ thống thư điện tử phục vụ công việc theo quy định.

- Trên 70% văn bản, tài liệu (trừ văn bản mật) của các cơ quan nhà nước được trao đổi trên môi trường mạng (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy) và có ứng dụng chữ ký số.

- 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã triển khai và sử dụng hệ thống quản lý văn bản đồng bộ, liên thông.

- Phát triển và hoàn thiện hệ thống hội nghị giao ban trực tuyến đến 40% các đơn vị các cấp, đảm bảo trên 35% các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh với Ủy ban nhân dân cấp huyện và giữa các cơ quan cấp Sở, ban, ngành với cấp huyện và các đơn vị cấp xã được thực hiện trực tuyến trên môi trường mạng.

- 100% Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai hệ thống một cửa liên thông theo hướng hiện đại.

2.3.2. Hạ tầng công nghệ thông tin:

- 100% các trường học từ tiểu học trở lên kết nối mạng LAN và Internet.

- 100% đơn vị trạm y tế xã, phường kết nối mạng LAN và Internet.

- Trên 80% cán bộ, công chức nhà nước các cấp có máy tính sử dụng trong công việc.

- 100% đơn vị nhà nước cấp xã kết nối mạng LAN và WAN.

- Xây dựng trung tâm dữ liệu của tỉnh để triển khai các ứng dụng dùng chung của tỉnh, đảm bảo an toàn an ninh thông tin.

2.3.3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin:

- 100% cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin.

- Trên 80% nhân viên tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trong các lĩnh vực khác biết sử dụng máy tính và các ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc.

3. Định hướng phát triển các lĩnh vực

3.1. Lĩnh vực bưu chính

3.1.1. Mạng bưu chính

Hệ thống điểm phục vụ: Mạng lưới bưu cục tiếp tục được tổ chức theo 3 cấp, gồm: Bưu cục cấp I, cấp II và cấp III. Giữ nguyên 16 bưu cục và 92 điểm Bưu điện - Văn hóa xã. Đưa thùng thư công cộng đến tất cả các xã, phường, thị trấn chưa có điểm phục vụ. Quy hoạch 15 điểm phục vụ xây dựng nông thôn mới, 17 ki ốt bưu chính phục vụ cụm khu công nghiệp, du lịch.

Mạng vận chuyển bưu chính: Duy trì các tuyến đường thư cấp 2 với tần suất 1- 2 chuyến/ngày.

3.1.2. Dịch vụ bưu chính

Phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng hóa, cung cấp tất cả các dịch vụ bưu chính đến các điểm phục vụ, chú trọng phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ tài chính và các dịch vụ ứng dụng trên nền công nghệ thông tin.

Doanh thu dịch vụ bưu chính tăng trưởng bình quân 10 - 15%/năm. Duy trì và nâng cao các dịch vụ bưu chính cơ bản, bưu chính công ích.

3.1.3. Nguồn nhân lực

Tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có trong các doanh nghiệp bưu chính. Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, hoàn thiện kiến thức, nâng cao kỹ năng trong công tác bưu chính đối với các nhân viên, phối hợp công tác đào tạo với các chính sách chế độ đãi ngộ giữ chân những nhân viên giỏi.

3.2. Lĩnh vực viễn thông

3.2.1. Mạng chuyển mạch

Từng bước thay thế dần các thiết bị truy nhập hiện tại bằng các thiết bị truy nhập hội tụ về mạng thế hệ sau NGN. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chung hạ tầng viễn thông có sẵn.

3.2.2. Mạng truyền dẫn

Thực hiện cáp quang hóa toàn tỉnh, phát triển cáp quang đến tất cả các trạm viễn thông, trạm truy nhập, các tuyến cáp quang nội tỉnh đến các trạm viễn thông quy hoạch.

Ngầm hóa mạng cáp tại các khu vực, tuyến đường, phố chính (quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị chính…) trên địa bàn tỉnh.

3.2.3. Mạng ngoại vi

Từng bước thực hiện ngầm hóa mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh theo khu vực địa giới hành chính (ưu tiên thực hiện ngầm hóa tại các khu vực thành phố, thị xã, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu vực trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan).

3.2.4. Mạng thông tin di động

Quy hoạch phát triển mạng thông tin di động theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp.

Quy hoạch các trạm BTS loại A1 (không cồng kềnh) tại các khu vực đô thị, khu hành chính, khu vực du lịch, di tích lịch sử, văn hóa.

Đến năm 2020, tổng số vị trí trạm là 982 vị trí trạm, bán kính phục vụ bình quân đạt 1,76 km/vị trí,

3.2.5. Mạng Internet

Tiếp tục lắp đặt, nâng cấp kỹ thuật đảm bảo nhu cầu phát triển thuê bao, cung cấp dịch vụ Internet băng rộng tới mọi người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Lắp đặt các điểm truy nhập Internet công cộng không dây (wifi, wimax) tại các khu hành chính, khu du lịch, khu vực sân bay, bến xe, trường học,…

3.2.6. Dịch vụ viễn thông

Đẩy nhanh việc phổ cập dịch vụ viễn thông và Internet đến mọi người dân trên toàn tỉnh, trong đó tập trung phát triển phổ cập dịch vụ cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3.2.7. Nguồn nhân lực

Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đạo đức, trình độ năng lực, số lượng nguồn nhân lực và nguồn cung ứng nguồn nhân lực trong tương lai. Đến năm 2020 lao động trong lĩnh vực viễn thông đạt 1.200 lao động.

3.3. Lĩnh vực công nghệ thông tin

3.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý văn bản và chỉ đạo, điều hành theo hướng kết nối, liên thông tại các cơ quan, đơn vị các cấp, bảo đảm an toàn an ninh thông tin.

Nâng cấp và phát triển hệ thống thư điện tử của các cơ quan, đơn vị các cấp trên địa bàn tỉnh. Phát triển và hoàn thiện hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh.

Xây dựng Cổng dịch vụ công tích hợp các dịch vụ công của các Sở, ban, ngành, địa phương; cung cấp các dịch vụ công mức độ 3 và mức độ 4. Triển khai mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại 100% cơ quan nhà nước các cấp.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp, y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

3.3.2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin

Nâng cao chất lượng mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước các cấp, đảm bảo đường truyền tốc độ cao, an toàn, an ninh thông tin.

Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, an toàn bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước các cấp, trong nông nghiệp, giáo dục, y tế,… và nhân dân.

3.3.3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao kiến thức, trình độ công nghệ thông tin cho các cán bộ, công chức cơ quan Đảng và Nhà nước các cấp.

Phổ cập tin học cho nhân dân, phổ biến kiến thức, đào tạo kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân sống ở khu vực nông thôn.

3.3.4. Công nghiệp công nghệ thông tin

Phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin như gia công, bán các sản phẩm phần mềm, phần cứng và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân trên địa bàn tỉnh.

4. Các giải pháp thực hiện

4.1. Phát triển nguồn nhân lực

Có chính sách thu hút, đãi ngộ đối với đội ngũ chuyên gia quản lý, kinh tế, kỹ thuật có trình độ và đội ngũ nhân lực giảng dạy tại các trường học liên quan đến lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.

Tăng cường phổ cập tin học cho toàn xã hội; xây dựng và thực hiện các chính sách đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập cho cán bộ, công chức trong toàn tỉnh về kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp với sử dụng hợp lý nguồn lao động trong lĩnh vực này.

4.2. Cơ chế chính sách

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về thúc đẩy và hỗ trợ phát triển Chính quyền điện tử, các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Xây dựng các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao làm việc trong cơ quan Nhà nước. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ người dân tiếp cận với các dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.

4.3. Huy động vốn đầu tư

4.3.1. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước

Ngân sách Trung ương đầu tư chủ yếu cho các dự án công nghệ thông tin then chốt, thực hiện đồng bộ giữa các địa phương.

Ngân sách địa phương đầu tư chủ yếu cho các dự án ứng dụng, tác nghiệp dùng chung; các cơ sở dữ liệu quan trọng; đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan Nhà nước các cấp trên địa bàn.

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, các nguồn hỗ trợ phát triển dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích từ Trung ương cũng như các nguồn vốn hợp pháp khác.

4.3.2. Vốn đầu tư từ doanh nghiệp và các nguồn khác

Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp xây dựng, phát triển hạ tầng dùng chung. Thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực, khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng (điện, đường, trạm…) theo phương thức xã hội hóa sau đó cho các doanh nghiệp thuê lại.

Triển khai hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo định hướng của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Triển khai đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án phát triển Chính quyền điện tử, công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử; các dự án cung cấp các dịch vụ có thu phí…. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư trên địa bàn.

4.4. Quản lý Nhà nước

Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh; sự phối hợp giữa các Sở, ngành tỉnh và cấp huyện trong việc triển khai thực hiện quy hoạch.

Ban hành các quy định nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ trong triển khai thực hiện quy hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch.

Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng mạng lưới theo hướng ứng dụng các công nghệ mới (NGN, 3G, 4G, truy cập vô tuyến băng rộng…), cung cấp các giải pháp xây dựng hạ tầng hiệu quả.

Đẩy mạnh sử dụng công nghệ điện toán đám mây trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

5. Nguồn vốn thực hiện Quy hoạch

Dự kiến kinh phí thực hiện: 561,69 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 47,9 tỷ đồng.

- Ngân sách địa phương: 53,57 tỷ đồng (nguồn vốn đầu tư: 7,14 tỷ đồng; nguồn kinh phí sự nghiệp: 46,43 tỷ đồng).

- Nguồn vốn xã hội hóa: 460,22 tỷ đồng.

6. Tổ chức thực hiện

6.1. Sở Thông tin và Truyền thông

Tham mưu cho UBND tỉnh quản lý, theo dõi việc triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các Sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố phổ biến, công khai và tổ chức thực hiện Quy hoạch đảm bảo đúng các quy định hiện hành.

Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp thực hiện Quy hoạch đảm bảo đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Xây dựng các quy hoạch sản phẩm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, kế hoạch thực hiện theo giai đoạn, kế hoạch năm, các chương trình, đề án, dự án và tổ chức thực hiện theo đúng nội dung Quy hoạch đã phê duyệt.

Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình thực tế của địa phương.

Chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các đơn vị, doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin hoạt động trên địa bàn đảm bảo tuân thủ nội dung Quy hoạch bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin giai đoạn đến năm 2020 đã phê duyệt.

6.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh kế hoạch đầu tư các dự án liên quan đến lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trong giai đoạn đến năm 2020 bằng nguồn vốn đầu tư phát triển.

Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp về thu hút nguồn lực đầu tư để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Quy hoạch.

6.3. Sở Tài chính

Hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp để triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Quy hoạch.

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí thực hiện Quy hoạch theo quy định hiện hành.

6.4. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát và giải quyết vấn đề về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình bưu chính, viễn thông, đồng thời hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện việc quy hoạch xây dựng các công trình bưu chính, viễn thông phù hợp với quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị của tỉnh.

6.5. Các Sở, ngành khác và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch theo phạm vi, thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, thực hiện các nhiệm vụ của Quy hoạch; chủ động thực hiện các nội dung có liên quan đến lĩnh vực phát triển bưu chính, viễn thông và ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan, đơn vị và địa phương.

6.6. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin hoạt động trên địa bàn tỉnh

Chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong việc triển khai xây dựng hạ tầng, cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; việc xây dựng, phát triển mạng lưới và kinh doanh dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đảm bảo tuân thủ theo Quy hoạch bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin của tỉnh và các Quy hoạch khác có liên quan.

Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ, có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện nội dung điều chỉnh Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 đảm bảo tuân thủ đúng các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2020
 (Kèm theo Quyết định số: 1640/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Điện Biên)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Nội dung dự án

Đơn vị chủ trì

Thời gian thực hiện

Phân bổ nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020

Tổng kinh phí

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Doanh nghiệp, Xã hội hóa

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Chi sự nghiệp

I

Bưu chính

 

 

 

 

26,89

26,89

1

Phát triển mạng điểm phục vụ xây dựng nông thôn mới

Doanh nghiệp

2016 - 2018

 

 

 

3

3

2

Phát triển mới các điểm Ki ốt bưu chính (ki ốt lưu động)

Doanh nghiệp

2016 - 2020

 

 

 

5,1

5,1

3

Xây dựng thư viện tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Sở Thông tin và Truyền thông

2016 - 2020

 

 

 

0,92

0,92

4

Xây dựng hệ thống trung tâm thông tin cơ sở

Sở Thông tin và Truyền thông

2016 - 2020

 

 

 

13,8

13,8

5

Ứng dụng công nghệ mới trong bưu chính

Doanh nghiệp

2016 - 2020

 

 

 

4,07

4,07

II

Viễn thông

 

 

0,8

 

214,67

215,47

1

Hạ tầng viễn thông thụ động mạng cố định

Doanh nghiệp

2016 - 2020

 

 

 

20,38

20,38

2

Hạ tầng viễn thông thụ động mạng di động

Doanh nghiệp

2016 - 2020

 

 

 

100,32

100,32

3

Mạng di động

Doanh nghiệp

2016 - 2020

 

 

 

75,24

75,24

4

Mạng cố định

Doanh nghiệp

2016 - 2020

 

 

 

16,99

16,99

5

Lắp đặt điểm Internet không dây (wifi không dây)

Doanh nghiệp

2016 - 2020

 

 

 

1,74

1,74

6

Phần mềm quản lý hạ tầng viễn thông bằng hệ thống bản đồ số

Sở Thông tin và Truyền thông

2016 - 2020

 

0,8

 

 

0,8

III

Công nghệ thông tin

 

47,9

6,34

46,43

218,66

319,33

1

Ứng dụng công nghệ thông tin

 

27,2

6,34

33,43

141,06

208,03

1.1

Xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

2018

0,5

 

 

 

0,5

1.2

Nâng cấp hệ thống thư điện tử của tỉnh

VPUBND tỉnh, Sở TT&TT

2018

 

1,3

 

 

1,3

1.3

Phát triển và mở rộng hệ thống quản lý văn bản và điều hành

VP UBND tỉnh

2016-2017

 

 

5,43 

 

5,43

1.4

Nâng cấp, mở rộng hệ thống hội nghị truyền hình

Sở Thông tin và Truyền thông

2018 - 2020

4,2 

 

 

 

4,2

1.5

Xây dựng Trung tâm cung cấp dịch vụ hành chính công

Sở Thông tin và Truyền thông

2018 - 2020

10

 

 

 

10

1.6

Nâng cấp, xây dựng cổng/trang thông tin điện tử các cơ quan nhà nước

Các sở, ban, ngành

2016 - 2020

 

 

2

 

2

1.7

Xây dựng, nâng cấp các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý và tác nghiệp chuyên ngành

Các sở, ban, ngành

2016 - 2020

 

 

6,1 

45,1

51,2

1.8

Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích)

Các sở, ban, ngành và các Chi cục trực thuộc Sở

2016 - 2020

12,5

 

1,5 

32

46

1.9

Triển khai ứng dụng một cửa liên thông cho các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

2017 - 2020

 

 

2,4 

 

2,4

1.10

Triển khai ứng dụng các chương trình quản lý giáo dục và các phần mềm giảng dạy tại các trường học các cấp

Sở Giáo dục và Đào tạo

2017 - 2020

 

 

8

 

8

1.11

Triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý và khám, điều trị tại các cơ sở y tế

Sở Y tế

2017 - 2020

 

 

8

 

8

1.12

Xây dựng hệ thống thông tin ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch (theo hình thức hợp tác công tư)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2018 - 2020

 

1,24

 

1,76

3

1.13

Xây dựng hệ thống thông tin ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp (theo hình thức hợp tác công tư)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2018 - 2020

 

1,3

 

1,7

3

1.14

Xây dựng hệ thống tổng thể giao thông thông minh

Sở Giao thông Vận tải

2017 - 2020

 

2,5

 

20,5

23

1.15

Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

Sở Công thương và các doanh nghiệp

2016 - 2020

 

 

 

40

40

2

Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin 

 

20,7

 

12

77,6

110,3

2.1

Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước các cấp (bao gồm đầu tư mới, thay thế hệ thống máy tính cho cán bộ công chức; nâng cấp hệ thống mạng LAN cho các cơ quan đơn vị; đầu tư theo hình thức thuê dịch vụ)

Sở Thông tin và Truyền thông

2017- 2020

4,2

 

4,2

 

8,4

2.2

Kết nối, duy trì mạng truyền số liệu chuyên dùng (theo hướng thuê dịch vụ)

Sở Thông tin và Truyền thông

2016 - 2020

 

 

3

 

3

2.3

Xây dựng trục kết nối, chia sẻ thông tin (LGSP) của tỉnh Điện Biên

Sở Thông tin và Truyền thông

2018

1,5

 

 

 

1,5

2.4

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

2018 - 2020

15

 

 

 

15

2.5

Đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước (theo hình thức hợp tác công tư)

Sở Thông tin và Truyền thông

2017 - 2020

 

 

2,1

6,9

9

2.6

Triển khai ứng dụng chữ ký số cho các hệ thống thông tin của tỉnh (theo hướng thuê dịch vụ)

Sở Thông tin và Truyền thông

2016 - 2020

 

 

2

 

2

2.7

Đầu tư phòng học công nghệ thông tin; trang bị máy tính, kết nối mạng LAN phục vụ quản lý và giảng dạy cho các trường từ trung học phổ thông đến tiểu học (theo hình thức thuê dịch vụ, hợp tác công tư)

Sở Giáo dục và Đào tạo

2017 - 2020

 

 

0,4

61,7

62,1

2.8

Đầu tư trang bị máy tính, kết nối mạng LAN, Internet cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh (theo hình thức thuê dịch vụ, hợp tác công tư)

Sở Y tế

2017 - 2020

 

 

0,3

9

9,3

3

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin 

 

0

0

1

0

1

3.1

Đào tạo cán bộ CIO cho các cơ quan, đơn vị sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

2017 - 2020

 

 

0,2

 

0,2

3.2

Đào tạo chuyên sâu cán bộ phụ trách CNTT; nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức; Tập huấn Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

2017 - 2020

 

 

0,8

 

0,8

 

Tổng

 

47,9

7,14

46,43

460,22

561,69

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1640/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.295

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.122.4
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!