Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 569/QĐ-BTC Quy chế quy hoạch lãnh đạo quản lý các cấp Bộ Tài chính 2017

Số hiệu: 569/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đinh Tiến Dũng
Ngày ban hành: 28/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 569/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUY HOẠCH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC CẤP THUỘC VÀ TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Căn cHướng dẫn 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI);

Căn cứ Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW ngày 24/02/2017 của Ban Tổ chức Trung ương về sửa đổi, bổ sung một số nội dung về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu tại Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy đnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 538/QĐ-BTC ngày 24/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quy hoạch lãnh đạo, quản lý các cấp thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1366/QĐ-BTC ngày 10/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế quy hoạch công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc BTC;
- Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục DTNN, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- VP Đảng ủy, Công đoàn;
- Lưu: VT, TCCB. (
150b)

BỘ TRƯỞNG




Đinh Tiến Dũng

 

QUY CHẾ

QUY HOẠCH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC CẤP THUỘC VÀ TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 569/QĐ-BTC ngày 28/3/2017 của Btrưởng Bộ Tài chính)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục quy hoạch; công tác rà soát quy hoạch và các vấn đề khác có liên quan đến việc quy hoạch công chức, viên chức lãnh đo, quản lý của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, bao gồm:

1. Quy hoạch lãnh đạo của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính (Vụ trưởng, PVụ trưởng và tương đương; Trưởng phòng, PTrưởng phòng và tương đương; các chức danh lãnh đo ca các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục tương đương).

2. Quy hoạch lãnh đạo các cấp của các Tổng cục và tương đương (sau đây gọi chung là Tng cục, bao gồm: Chức danh lãnh đạo do Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý; chức danh lãnh đạo phân cấp cho Tổng cục trưởng quản lý; chức danh lãnh đạo phân cấp cho Cục trưởng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

3. Cấp Trưởng, cấp Phó và các chức danh lãnh đạo khác của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính.

Điều 2. Nguyên tắc quy hoạch

1. Công tác quy hoạch phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ công chức, dự o được nhu cầu công chức trước mắt và lâu dài.

Quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý phải thực hiện từ dưới lên trên; kết quả quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp dưới là cơ sở để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp trên;

2. Công tác quy hoạch phải đảm bảo dân chủ, khách quan và đúng quy trình.

3. Phải đánh giá đúng công chức, viên chức trước khi đưa vào quy hoạch. Cán bộ, công chức, viên chức quy hoạch phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có uy tín, sức khỏe và chiều hướng, triển vng phát triển.

4. Công tác quy hoạch công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các cấp của B Tài chính phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban cán sự đảng; phát huy trách nhiệm ca các tổ chức trong hệ thng chính trị, nhất là người đng đầu, đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, phát hiện tài năng trong việc giới thiệu cán bộ, công chức, viên chức quy hoạch.

5. Quy hoạch phải đảm bảo phương châm mở” và động

a) Quy hoạch "mđược hiểu là một chức danh cần quy hoạch một số công chức, viên chức và một công chức, viên chức có thể quy hoạch một số chức danh;

Giới thiệu công chc, viên chức vào quy hoạch không khép kín trong từng đơn vị, không chỉ đưa vào quy hoạch những công chức, viên chức tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch các công chc, viên chức đang công tác tại đơn vị khác, đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có triển vọng đảm nhiệm được chức danh quy hoạch.

b) Quy hoạch "động" là phải định kỳ rà soát, bổ sung, điều chnh theo sát sự phát triển của công chức, viên chức;

Kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những công chức, viên chức không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp, tín nhiệm thấp qua đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm.

6. Đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi trong quy hoạch từng chức danh lãnh đạo, quản lý, dãn cách giữa các độ tuổi 5 năm. Tăng tỷ lệ công chức, viên chức trẻ, công chức, viên chức nữ có triển vọng phát triển.

7. Không quy hoạch chức danh lãnh đạo (hoặc chức danh tương đương) mà công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm, các đồng chí đương nhiệm: nếu có triển vọng phát triển đưa vào quy hoạch chức vụ cao hơn.

8. Quy hoạch công chức, viên chc đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu, số ợng theo quy định và căn cứ vào kết quả bỏ phiếu của tập thể lãnh đạo đồng ý giới thiệu (lấy từ cao xung) để phê duyệt theo thẩm quyền hoặc đưa vào danh sách đề nghị cấp có thm quyền phê duyệt quy hoạch.

Điều 3. Số lượng công chức, viên chức đưa vào quy hoạch

1. Việc quy hoạch được tính cho tng chức danh lãnh đạo, trong đó:

a) Đi vi cấp Trưởng của mỗi đơn vị: Sợng công chức, viên chức đưa vào quy hoạch từ 2-3 người;

b) Đối với cấp Phó của mỗi đơn vị: Mỗi cấp phó là một chức danh; Số lượng công chức, viên chức đưa vào quy hoạch tối đa bằng số lượng chức danh cấp phó theo quy định x 03 (ví dụ: chức danh cấp phó của đơn vị theo quy định có 03 người, thì số lượng đưa vào quy hoạch tối đa là 09 người).

2. Đối với các công chức, viên chức có năng lực và triển vọng phát triển, có thể quy hoạch một người cho từ 1 đến 3 chức danh.

Điều 4. Tổ chức công tác rà soát quy hoạch

1. Hằng năm cấp ủy, tập thể lãnh đạo đơn vị chỉ tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo, quản lý một lần trong quý I, sau khi đã tiến hành đánh giá công chức, viên chức hàng năm theo quy định, gồm các nội dung:

- Nhận xét, đánh giá đối với công chức, viên chức quy hoạch;

- Xem xét việc duy trì công chức, viên chc trong quy hoạch; đưa công chức, viên chức ra khi danh sách quy hoạch và đề xuất chủ trương bổ sung thêm danh sách công chức, viên chức đủ điều kiện quy hoạch theo quy định.

2. Căn cứ kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch, chậm nhất là ngày 10/3 hằng năm, cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch phải hoàn thành việc xác nhận đối với các trường hợp tiếp tục duy trì quy hoạch, các trường hợp bổ sung quy hoạch và các trường hợp đưa ra khỏi danh sách quy hoạch theo quy định.

3. Đơn vị phải xây dựng kế hoạch và phương án luân chuyển, đào tạo đối với những trường hợp công chức, viên chức được giới thiệu quy hoạch chức vụ lãnh đạo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chương II

TIÊU CHUẨN CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUY HOẠCH, ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUY HOẠCH

Điều 5. Tiêu chuẩn quy hoạch

1. Cán bộ quy hoạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với các cấp đơn vị của Bộ Tài chính, công chức, viên chức quy hoạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

1.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng; không tiêu cực, sách nhiễu, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí;

b) Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh;

c) Đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối ca Đảng, pháp luật của Nhà nước;

d) Ham học hỏi, cầu thị tiến bộ; trung thực trong thực thi nhiệm vụ; có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.

12. Năng lực thực tiễn:

a) Nắm vững chủ trương, đường li chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn công tác được giao;

b) Triển khai có hiệu quả công việc được giao; chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ;

c) Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

d) Có năng lực lãnh đạo, điều hành;

đ) khả năng tập hợp quần chúng và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

1.3. Trình độ chuyên môn đào tạo:

a) Tiêu chuẩn chung:

Công chức, viên chức quy hoạch lãnh đạo ở các cấp đơn vị của Bộ Tài chính phải có bng tt nghiệp đại học; đi với công chức, viên chức dưới 45 tuổi, phải có bng tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc có bằng thạc sỹ, tiến sỹ phù hp với yêu cầu chuyên ngành của vị trí quy hoạch.

b) Tiêu chuẩn cụ thể đối với một sloại chức danh và địa bàn:

- Các vị trí sau đây, khi quy hoạch công chức, viên chức phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc có bằng thạc sỹ, tiến sỹ phù hợp với yêu cầu chuyên ngành ca vị trí quy hoạch (không phân biệt về độ tui):

+ Lãnh đạo từ cấp Phó Trưởng phòng và tương đương trở lên của Vụ, Cục và tương đương thuộc cơ quan Bộ Tài chính (bao gm cả cấp Trưởng, cấp Phó của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục và tương đương).

+ Lãnh đạo từ cấp Phó Trưởng phòng trở lên của các Vụ, Cục và tương đương thuộc cơ quan Tổng cục (bao gồm cả cấp Trưng, cấp Phó của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục).

+ Cấp Trưởng, cấp Phó của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính.

+ Cục trưởng, Phó Cục trưởng của các Tổng cục tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Ở các địa phương miền núi, biên gii, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, công chức; viên chức không đủ tiêu chuẩn về trình đchuyên môn đào tạo, nhưng có năng lực nổi trội trong thực tiễn, được công chức, viên chức trong đơn vị tín nhiệm thì có thể quan tâm, xem xét từng trường hợp cụ thể vận dụng một cách thích hợp.

- Đối với quy hoạch chức danh Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc các Chi cục và tương đương, Tổng cục trưởng căn cứ điều kiện thực tế để quy định tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đào tạo phù hợp với từng địa bàn theo nguyên tắc ưu tiên cán bộ tốt nghiệp đại học và đảm bảo chất lượng của công chức, viên chức quy hoạch.

c) Ngoài các trường hp quy định tại tiết b nêu trên, các trường hợp còn lại, cán bộ quy hoạch phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại tiết a, điểm 1.3, khoản 1, Điều này.

1.4. Độ tuổi quy hoạch: Công chức, viên chức quy hoạch phải đảm bảo yêu cầu không quá 55 tuổi đối vi nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.

2. Căn cứ các tiêu chuẩn nêu trên, Tng cục trưởng, người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ quy định chi tiết tiêu chuẩn đối vi từng vị trí quy hoạch.

Điều 6. Đánh giá cán bộ quy hoạch

1. Đánh giá trước khi quy hoạch:

a) Việc đánh giá công chức, viên chức trước khi quy hoạch được thực hiện theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Quy chế này; ngoài ra, thực hiện đánh giá về chiều hướng và triển vọng phát triển (khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được bố trí vào vị trí quy hoạch) của công chức, viên chức quy hoạch.

b) Quy trình đánh giá công chức, viên chức trước khi quy hoạch được thực hiện đồng thời với quy trình triển khai quy hoạch theo quy định tại Chương III Quy chế này.

2. Đánh giá đnh kỳ hàng năm:

Việc đánh giá công chức, viên chức quy hoạch định kỳ hàng năm được thực hiện theo các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính về đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm.

Chương III

QUY TRÌNH, THỦ TỤC QUY HOẠCH CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Mục I. QUY TRÌNH, THỦ TỤC CHUNG

Điều 7. Quy trình chung

Việc quy hoạch công chức, vn chức ở các cấp đơn vị của BTài chính được thực hiện theo 5 bước:

Bước 1: Đề xuất chủ trương quy hoạch (thực hiện đồng thời với việc rà soát quy hoạch hàng năm).

c 2: Tổ chức Hội nghị toàn thể công chức, viên chức hoặc hội nghị cán bộ chủ chốt để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu gii thiệu quy hoạch.

Bước 3: Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng.

Bước 4: Thông qua danh sách quy hoạch cấp đơn vị.

Bước 5: Phê duyệt quy hoạch (bao gồm cả nội dung lấy ý kiến hip y của cấp ủy đảng có thẩm quyền - nếu có).

Trình tự, thủ tục tiến hành các bước quy hoạch được thực hiện theo quy định tại Mục II, Mục III, Mục IV Chương này.

Điều 8. Quy định về tổ chức các Hội nghị quy hoạch

1. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 công chức, viên chức thuộc thành phần tham gia dự họp có mặt. Trường hợp công chức, viên chức thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mt thì không được phép ủy quyền cho ngưi khác dự thay.

2. Đối với các Hội nghị có cùng thành phần tham dự thì trong cùng Hội nghị có thể triển khai nội dung, thủ tục quy hoạch cho nhiều chức danh quy hoạch.

3. Trước khi vào Hội nghị, chủ trì Hội nghị chỉ định một trong số các thành viên tham gia dự họp làm Thư ký của Hội nghị.

4. Nội dung, kết quả Hội nghị phải được lập thành biên bản.

Điều 9. Quy định về tổ chức lấy phiếu giới thiệu quy hoạch

1. Khi triển khai lấy phiếu giới thiệu quy hoạch, các trường hợp sau đây không thuộc thành phn tham gia bỏ phiếu:

a) Công chức, viên chức tập sự;

b) Hợp đồng lao động có thời gian công tác thực tế tại đơn vị dưới 12 tháng (đối với các đơn vị được phép ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp).

2. Trường hp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia dhọp thì khi bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch chỉ bỏ mt phiếu.

3. Khi thực hiện lấy phiếu giới thiu quy hoạch theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban Kim phiếu. Ban Kim phiếu do người chủ trì đề xuất và phải được Hội nghị thông qua (theo phương thức giơ tay).

4. Tỷ lệ phiếu giới thiệu tính trên tổng số thành viên tham gia dhọp bỏ phiếu.

5. Kết quả ly phiếu giới thiệu quy hoạch được công b công khai tại các Hội nghị.

Điều 10. Quy định về thời gian hiệp y

1. Đi với các chức danh, quy hoạch cần hiệp y của cấp ủy đảng địa phương, đơn vị phải xác định rõ thời gian đề nghị hiệp y trong công văn lấy ý kiến hiệp y. Thời gian đề nghị hiệp y tối đa không quá 30 ngày, ktừ ngày có công văn hiệp y.

2. Nếu quá thời hạn hiệp y nhưng cấp ủy đảng đa phương vẫn chưa có ý kiến trả lời thì xử lý như sau:

a) Quá thời hạn hiệp y 15 ngày, đơn vị có công văn nhc lại việc hiệp y lần thứ 2. Trong công văn ln thứ 2, đơn vị nêu rõ: Sau 15 ngày, kể từ ngày có công văn ln thứ 2, nếu cấp ủy đảng địa phương vn không có ý kiến trả li thì coi như cấp ủy đảng địa phương thống nhất với phương án quy hoạch của đơn vị.

b) Quá thời hạn tại công văn lần thứ 2 thì đơn vị thực hiện việc phê duyt quy hoạch hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài chính.

Quyết định phê duyệt quy hoạch được gửi cho cấp ủy đảng địa phương để theo dõi.

Điều 11. Mẫu các văn bản áp dụng thống nhất trong công tác quy hoạch

1. Tờ trình rà soát và đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch (Mu số 01/QHCB).

2. Thông báo thực hiện chủ trương (Mu số 01b/QHCB).

3. Biên bản Hội nghị (Mu số 02/QHCB).

4. Phiếu lấy ý kiến giới thiệu quy hoạch (Mu số 03/QHCB).

5. Biểu tổng hợp kết quả phiếu lấy ý kiến giới thiệu quy hoạch (Mu số 04/QHCB).

6. Biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến giới thiệu quy hoạch (Mu số 05/QHCB).

7. Sơ yếu lý lịch cán bộ: theo mẫu số 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 6/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ, cán bộ công chức (Mẫu số 06/QHCB).

8. Văn bản lấy ý kiến hiệp y của cấp ủy đảng (Mu số 07/QHCB).

9. Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch (Mẫu số 08/QHCB).

10. Bản kê khai tài sản (Mẫu số 09/QHCB).

11. Kế hoạch luân chuyển, đào tạo đối với công chức, viên chức quy hoạch (Mu số 10/QHCB).

12. Bản nhận xét của cấp ủy tại nơi công tác, nơi cư trú theo quy định (đối với đảng viên Mu số 11/QHCB).

13. Quyết định phê duyệt quy hoạch (Mu số 12/QHCB).

Mục II. QUY HOẠCH TẠI CƠ QUAN BỘ TÀI CHÍNH

Điều 12. Quy hoạch lãnh đạo cấp Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính

1. Bước 1: Đề xuất chtrương quy hoạch

1.1. Thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị, thành phần gồm cấp ủy và tập thể lãnh đạo (tập thể lãnh đạo Vụ, Cục và tương đương) để đề xuất số ợng, danh sách công chức, viên chức dự kiến bổ sung quy hoạch.

Nội dung hội nghị:

- Rà soát, đánh giá tình hình công chức, viên chức quy hoạch hiện có và dự kiến số lượng cán bộ quy hoạch cần bổ sung thêm.

- Thảo luận, đề xuất danh sách công chức, viên chức đề nghị bổ sung quy hoạch (công chức, viên chức đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch phải được trên 50% tng số thành phần tại cuộc họp đồng ý).

1.2. Căn cứ kết quả họp, đơn vcó văn bản báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) đề xuất chủ trương quy hoạch. Hồ sơ đề xuất chủ trương bao gm:

- T trình rà soát và đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch.

- Biên bản họp hội nghị đơn vị.

1.3. Căn cứ Ttrình của đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ trình lãnh đạo Bộ để xin ý kiến về số lượng và danh sách đề nghị quy hoạch. Căn cứ ý kiến phê duyệt của Bộ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo cho đơn vị biết để triển khai thực hiện.

2. Bước 2: Tổ chức Hội nghị toàn thể hoặc cán bộ, công chức chủ chốt của đơn vị.

2.1. Chủ trì Hội nghị: Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị có công chức, viên chức quy hoạch.

2.2. Thành phần tham gia:

- Đối với các đơn vị có dưới 100 công chức, viên chức thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì thành phần tham gia là toàn thể công chức, viên chức của đơn vị.

Riêng đối vi các Cục có đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Thành phần tham gia gồm: Toàn thể công chức, viên chức của các Phòng thuộc Cục; cấp Trưởng, cấp Phó của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục.

- Đi vi các đơn vị có từ 100 công chức, viên chức thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu trở lên thì thành phần tham gia gồm: Lãnh đạo các Phòng và tương đương trở lên, chuyên viên chính và tương đương trở lên, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thành niên.

2.3. Ni dung Hội nghị:

- Quán triệt mục đích, yêu cầu, số lượng, tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức quy hoạch.

- Thông báo ý kiến nhận xét, đánh giá của Tập thể lãnh đạo đơn vị về công chức, viên chức gii thiệu quy hoạch.

- Thành viên tham gia dự họp nhận xét, đánh giá về công chức, viên chức dự kiến quy hoạch.

- Thực hiện lấy phiếu giới thiệu quy hoạch theo phương thức bỏ phiếu kín. Ngoài danh sách đã chun bị, các thành viên tham gia dự họp có thể giới thiệu thêm nguồn công chức, viên chức quy hoạch (nếu có) và ghi trực tiếp vào phiếu lấy ý kiến.

Các trường hợp có tỷ lệ phiếu giới thiệu trên 50% tổng số công chức, viên chức tham gia dự họp. Tập thể lãnh đạo đơn vị họp xem xét, thống nhất danh sách khi đưa ra lấy ý kiến tại các bước tiếp theo.

3. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng.

3.1. Thủ trưởng đơn vị chủ trì, tổ chức hội nghị, thành phần gm: tập thể lãnh đạo đơn vị, cấp ủy đảng đơn v; trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc.

3.2. Nội dung: Nhận xét, đánh giá công chức, viên chức được giới thiệu quy hoạch, đồng thời ly phiếu giới thiệu quy hoạch bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Các trường hợp có tỷ lệ phiếu giới thiệu trên 50% trên tng số cán bộ tham dự họp sẽ được lựa chọn cho bước tiếp theo.

4. Bước 4: Thông qua danh sách đề nghị quy hoạch ở cấp đơn vị.

4.1. Thủ trưởng đơn vị tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị để triển khai các công việc:

- Phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến giới thiệu quy hoạch của Hội nghị tại bước 2, bước 3.

- Nhận xét, đánh giá về cán bộ đề nghị quy hoạch theo nội dung quy định tại Điều 5 Chương II Quy chế này.

- Lấy phiếu giới thiệu quy hoạch theo phương thức bỏ phiếu kín.

4.2. Những công chức, viên chức được trên 50% tổng số thành viên lãnh đạo đng ý giới thiệu nhưng phải đảm bảo cơ cấu, slượng, tiêu chun theo quy định (lấy từ cao xuống, thấp) thì được đưa vào danh sách quy hoạch.

5. Bước 5: Phê duyệt quy hoạch

5.1. Đơn vị tng hp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch để báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ).

Hồ sơ đề nghị quy hoạch gồm:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch trong đó kèm theo cả phương án, kế hoạch, luân chuyển, đào tạo công chức, viên chức được quy hoạch;

- Biên bản họp và biên bản kiểm phiếu Hội nghị tại các bước;

- Mu 2C theo quy định có ảnh;

- Bản kê khai tài sản (Mẫu số 09/QHCB);

- Kế hoạch luân chuyển, đào tạo đối với công chức, viên chức quy hoạch (Mu số 10/QHCB);

- Bản nhận xét đánh giá của cấp y nơi công tác, nơi địa phương cư trú (đối với Đảng viên, Mu số 11/QHCB).

5.2. Căn cứ đề nghcủa đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) triển khai các công việc:

- Trình tập thể lãnh đạo Bộ để xin ý kiến về công chức, viên chức dự kiến quy hoạch và phê duyệt công văn lấy ý kiến hiệp y của Tờng vụ Đảng ủy Bộ Tài chính.

- Căn cứ kết quả hiệp y, Vụ Tổ chức cán bộ lập Tờ trình lấy ý kiến, biểu quyết của các thành viên Ban Cán sự theo phương thức bỏ phiếu kín.

Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Thường trực Đảng ủy Bộ Tài chính lập biên bản kiểm phiếu.

- Vụ Tổ chức cán bộ trình Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quy hoạch đối với các trường hợp đạt tỷ lệ phiếu giới thiệu quy hoạch trên 50% tổng số thành viên Ban Cán sự.

6. Đối với nguồn quy hoạch ngoài đơn vị:

6.1. Căn cứ tiêu chuẩn quy hoạch, vị trí lãnh đạo; Cấp ủy và tập thể lãnh đạo đơn vị gii thiệu nhân sự ngoài đơn vị dự kiến đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo đơn vị. Các thông tin về nhân sự được giới thiệu bao gồm:

Trích ngang lý lịch cán bộ được giới thiệu; nhận xét, đánh giá của thủ trưởng và cấp ủy đơn vị quản lý công chức, viên chức được giới thiệu.

6.2. Sau khi thống nhất trong tập thể lãnh đạo, đơn vị báo cáo Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ), Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp trình Bộ trưng xem xét, phê duyệt.

6.3. Trên cơ sở đã được Bộ trưởng phê duyệt, thực hiện theo quy định từ bước 4; Điều 12 ca Quy chế này.

Điều 13. Quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng và tương đương thuộc Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính

1. ớc 1: Đề xuất chủ trương quy hoạch

1.1. Việc đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch được thực hiện như quy định tại Điểm 1.1, Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 12 Quy chế này.

1.2. Căn cứ đề nghị ca đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Bộ trưởng để xin ý kiến về slượng và danh sách đề nghị quy hoạch. Căn cứ ý kiến phê duyệt của Bộ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo cho đơn vị biết để triển khai thực hiện.

2.c 2: Tổ chức Hội nghtoàn thể công chức, viên chức của Phòng có công chc, viên chức đề nghị quy hoạch.

2.1. Chủ trì Hội nghị: Đại diện lãnh đạo đơn vị.

2.2. Thành phần tham gia: Toàn thể công chức, viên chức của Phòng.

2.3. Nội dung Hội nghị: Thực hiện theo quy định tại điểm 2.3, Khoản 2, Điều 12 Quy chế y.

3. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng.

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 12 Quy chế này.

4. Bước 4: Thông qua danh sách đề nghị quy hoạch ở cấp đơn vị.

Thủ trưởng đơn vị tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu giới thiu quy hoạch theo quy định tại Khoản 4, Điều 12 Quy chế này.

5. Bước 5: Phê duyệt quy hoạch

5.1. Đơn vị tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch để báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ). Hồ sơ đề nghị quy hoạch thực hiện theo quy định tại Điểm 5.1, Khoản 5, Điều 12 Quy chế này.

5.2. Căn cứ đề nghị của đơn vị, Vụ Tổ chức cán btrình Btrưởng để xin ý kiến. Trên cơ sở ý kiến phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thừa ủy quyền Bộ trưởng ký quyết định phê duyệt quy hoạch.

6. Đối vi nguồn quy hoạch ngoài đơn vị:

6.1. Căn cứ tiêu chuẩn quy hoạch, vị trí lãnh đạo; tập thể lãnh đạo phòng hoặc cấp ủy và tập thể lãnh đạo đơn vị giới thiệu nhân sự ngoài đơn vị dự kiến đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo cấp phòng. Các thông tin về nhân sự được giới thiệu bao gồm:

Trích ngang lý lịch cán bộ được giới thiệu; nhận xét, đánh giá của thủ trưởng và cấp ủy đơn vị quản công chức, viên chức được giới thiệu.

6.2. Sau khi thống nhất trong tập thể lãnh đạo đơn vị, đơn vị báo cáo Bộ (qua Vụ tổ chức cán bộ), Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Bộ trưởng để xin ý kiến về slượng và danh sách đề nghị quy hoạch. Căn cứ ý kiến phê duyệt của Bộ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo cho đơn vị biết để triển khai thực hiện theo quy định từ bước 4, Điều 13 của Quy chế này.

Điều 14. Quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng và tương đương của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục và tương đương

1. Việc quy hoạch được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị, thành phần gồm cấp ủy và tập thể lãnh đạo đơn vị (tập thể lãnh đạo Cục và tương đương) để thống nhất chủ trương, số lượng, danh sách dự kiến bổ sung quy hoạch và thông báo cho đơn vị có công chức, viên chức quy hoạch tổ chức thực hiện.

Bước 2: Tổ chức hội nghị toàn thể công chức, viên chức của Phòng hoặc bộ phận có công chức, viên chức dự kiến quy hoạch đnhận xét, đánh giá và ly phiếu giới thiệu quy hoạch (theo phương thức bỏ phiếu kín).

Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng.

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 12 Quy chế này.

Bước 4: Thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu giới thiệu quy hoạch đối với công chức, viên chức.

Những công chức, viên chức được trên 50% tổng số thành viên lãnh đạo đng ý giới thiệu nhưng phải đảm bảo cơ cấu, slượng, tiêu chuẩn theo quy định (lấy từ cao xuống thấp) thì được đưa vào danh sách quy hoạch.

Bước 5: Căn cứ đề nghị của đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Bộ trưởng để xin ý kiến. Trên cơ sở ý kiến phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thừa ủy quyền Bộ trưởng ký quyết định phê duyệt quy hoạch.

2. Nội dung các Hội nghị, tỷ lệ phiếu giới thiệu quy hoạch cần phải đạt được của từng hội nghị, hồ sơ đề nghị quy hoạch thực hiện như đối với quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp Phòng của Vụ thuộc Bộ.

3. Đối với nguồn quy hoạch ngoài đơn vị: Thực hiện theo quy định tại điểm 6.1, khoản 6, Điều 13 Quy chế này. Sau khi thống nhất trong tập thể lãnh đạo đơn vị, đưa ra thực hiện theo quy định từ bước 4, Điều 14 của Quy chế này.

Mục III. QUY HOẠCH TẠI CÁC TỔNG CỤC

Điều 15. Quy hoạch Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương

1. Bước 1: Đề xuất chủ trương quy hoạch

1.1. Thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị, thành phần gồm cấp ủy và tập thể lãnh đạo Tổng cục để đề xuất số lượng, danh sách công chức dự kiến bổ sung quy hoạch.

Nội dung Hội nghị:

- Rà soát, đánh giá tình hình công chức quy hoạch hiện có và dự kiến số lượng công chức quy hoạch cần bổ sung thêm.

- Thảo luận, đề xuất danh sách công chức quy hoạch (công chức đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch phải được trên 50% tổng số cán bộ tham gia dự hp đồng ý).

1.2. Căn cứ kết quả họp, Tổng cục có văn bản báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) đề xuất chủ trương quy hoạch.

Hồ sơ đề xuất chủ trương bao gồm:

- Tờ trình rà soát và đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch.

- Biên bản họp tập thể lãnh đạo Tổng cục.

- Sơ yếu lý lịch (có ảnh) (bản xác nhận bằng dấu đỏ của cơ quan quản lý).

1.3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) tổng hợp, đề xuất trình Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính để xin ý kiến về số lượng, danh sách đề nghị quy hoạch và phê duyệt chủ trương; Căn cứ ý kiến phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) thông báo để Tổng cục biết, triển khai thực hiện.

2. Bước 2: Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của Tổng cục để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu giới thiệu quy hoạch đối với cán bộ.

2.1. Chủ trì Hội nghị: Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc ủy quyền cho Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) hoặc lãnh đạo Tổng cục chủ trì.

2.2. Thành phần tham gia:

- Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc cơ quan Tổng cục; cấp Trưởng, cấp Phó của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục. Riêng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thành phần tham gia còn bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của Sở GDCK TP HCM, Sở GDCK Hà Nội và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

- Cục trưởng của Tổng cục tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên.

2.3. Trình tự, nội dung Hội nghị:

a) Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục phát danh sách kèm thông tin về công chức dự kiến quy hoạch để các thành viên tham dự hội nghị nghiên cứu.

b) Nội dung hội nghị:

- Quán triệt mục đích, yêu cầu, số lượng, tiêu chuẩn đối với công chức quy hoạch.

- Thông báo ý kiến nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo Tổng cục về công chức giới thiệu quy hoạch.

- Thành viên tham gia dự họp nhận xét, đánh giá về công chức dự kiến quy hoạch.

- Thực hiện lấy phiếu giới thiệu quy hoạch theo phương thức bỏ phiếu kín. Ngoài danh sách đã chuẩn bị, các thành viên tham gia dự họp có thể giới thiệu thêm nguồn cán bộ quy hoạch (nếu có) và ghi trực tiếp vào phiếu giới thiệu.

Các trường hợp có tỷ lệ phiếu giới thiệu trên 50% tổng số công chức, viên chức tham gia dự họp. Tập thể thể lãnh đạo đơn vị họp xem xét, thống nhất danh sách khi đưa ra lấy ý kiến tại các bước tiếp theo.

3. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng.

3.1. Thành phần gồm: tập thể lãnh đạo đơn vị; cấp ủy đảng đơn vị; trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc

3.2. Chủ trì: Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc ủy quyền cho Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ (Bi chính) hoặc lãnh đạo Tổng cục chủ trì.

3.3. Nội dung: Nhận xét, đánh giá công chức, viên chức được gii thiệu quy hoạch, đồng thời lấy phiếu giới thiệu quy hoạch bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Các trường hợp có tỷ lệ phiếu giới thiệu trên 50% trên tổng số cán bộ tham dự họp sẽ được lựa chn cho bước tiếp theo.

4. Bước 4: Thông qua danh sách đề nghị quy hoạch ở cấp Tổng cục

4.1. Tổng cục trưng tổ chức Hội nghị tập thlãnh đạo Tổng cục.

Nội dung Hội nghị:

- Phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến giới thiệu quy hoạch của Hội nghị tại bước nêu trên.

- Nhận xét, đánh giá về công chức đề nghị quy hoạch theo nội dung quy định tại Điều 5 Chương II Quy chế này.

- Lấy phiếu giới thiệu quy hoạch theo phương thức bỏ phiếu kín.

4.2. Những công chức, viên chức được trên 50% tổng số thành viên lãnh đạo đồng ý giới thiệu nhưng phải đảm bảo cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn theo quy định (lấy từ cao xuống thấp) thì được đưa vào danh sách quy hoạch.

4.3. Đối với các công chức sinh hoạt đảng tại Đảng bộ cơ quan Tổng cục, trước khi trình Bộ, Tổng cục phải lấy ý kiến hiệp y ca Thường vụ Đảng ủy Tổng cục.

5. Bưc 5: Phê duyệt quy hoạch

5.1. Tổng cục tổng hp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch để báo cáo Bộ (qua VTổ chức cán bộ của B).

Hồ sơ đề nghị quy hoạch gồm:

- Ttrình đề nghị phê duyệt quy hoạch trong đó kèm theo cả phương án, kế hoạch luân chuyển, đào tạo ng chức, viên chức được quy hoạch;

- Biên bản họp và biên bản kiểm phiếu Hội nghị tại các bước;

- Mu 2C theo quy định có ảnh;

- Bản kê khai tài sản (Mẫu số 09/QHCB);

- Kế hoạch luân chuyển, đào tạo đối với công chức, viên chức quy hoạch (Mẫu số 10/QHCB);

- Bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác, nơi địa phương cư trú (đối với Đảng viên, Mu số 11/QHCB).

- Ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Tổng cục (đối với cán bộ sinh hoạt đảng tại cơ quan Tổng cục).

- Các văn bằng, chứng chỉ đào tạo (nếu có).

5.2. Căn cứ đề nghị của Tổng cục, Vụ Tổ chức cán b(Bộ Tài chính) triển khai các công việc:

- Trình lãnh đạo Bộ để xin ý kiến về công chức dự kiến quy hoạch và phê duyệt công văn ly ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tài chính (đối với trường hp sinh hoạt đảng ở cơ quan Tổng cục) hoặc Thưng vụ, Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy (đối với các trường hợp sinh hoạt đảng ở tỉnh, thành ph).

- Căn cứ kết quả hiệp y, Vụ Tổ chức cán bộ lập Tờ trình ly ý kiến biểu quyết của các thành viên Ban Cán sự theo phương thc bphiếu kín.

Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Thường trực Đảng ủy BTài chính lập biên bản kiểm phiếu.

- Vụ Tổ chức cán bộ trình Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, B tởng Bộ Tài chính phê duyệt quy hoạch đối với các trường hợp đạt tỷ lệ phiếu gii thiệu quy hoạch trên 50% tổng số thành viên Ban Cán sự.

6. Đối với nguồn quy hoạch ngoài đơn vị: Căn cứ tiêu chuẩn quy hoạch, vị trí lãnh đạo; cấp ủy và tập thể lãnh đạo Tổng cục giới thiệu nhân sự ngoài đơn vị dự kiến đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo Tổng cục.c thông tin về nhân sự được giới thiệu bao gồm:

Trích ngang lý lịch cán bộ được giới thiệu; nhận xét, đánh giá của thủ trưởng và cấp ủy đơn vị quản lý cán bộ, công chức được giới thiệu.

Sau khi thống nhất trong tập thể lãnh đạo, Tổng cục báo cáo Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán b). Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, đề xuất trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt, trên cơ sở phê duyệt của Bộ trưởng, thực hiện theo quy định từ bước 4, Điều 15 của Quy chế này.

Điều 16. Quy hoạch lãnh đạo cấp Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, đơn vị sự nghiệp của Tổng cục

1. Bước 1: Đề xuất chủ trương quy hoạch

1.1. Thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị, thành phần gồm cấp ủy và tập thể lãnh đạo đơn vị (Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, đơn vị snghiệp) để đề xuất số lượng, danh sách công chức, viên chức dự kiến bổ sung quy hoạch.

Nội dung Hội nghị:

- Rà soát, đánh giá về tình hình công chc, viên chức quy hoạch hiện có và dự kiến, số lượng công chức, viên chức quy hoạch cần bổ sung thêm.

- Thảo luận, đề xuất danh sách công chức, viên chức quy hoạch (công chức, viên chức đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch phải được trên 50% tổng số lãnh đạo đơn vị tham gia dự họp đồng ý).

1.2. Căn ckết quả họp, đơn vị có văn bản báo cáo Tổng cục (qua Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục) đề xuất chủ trương quy hoạch.

Hồ sơ đề xuất chủ trương bao gồm:

- Tờ trình rà soát và đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch.

- Biên bản họp tập thể lãnh đạo đơn vị.

- Sơ yếu lý lịch (có ảnh) (bản xác nhận bằng dấu đỏ của cơ quan quản lý).

1.3. Căn cứ Tờ trình của đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục rà soát, tổng hợp trình Lãnh đạo Tổng cục để xin ý kiến về số lượng và danh sách giới thiệu quy hoạch. Trên cơ sở ý kiến phê duyệt của Lãnh đạo Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục trình Tổng cục trưng báo cáo Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ) phê duyệt chủ trương quy hoạch

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hsơ của Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) tổng hp, đề xuất Lãnh đạo Bộ xem xét, cho ý kiến về cán bộ d kiến quy hoạch; Căn cứ ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) thông báo để Tổng cục biết, triển khai thực hiện.

2. Bước 2: Tổ chức Hội nghị toàn thể cán b, công chức của đơn vị.

2.1. Chủ trì Hội nghị: Đại diện lãnh đạo Tổng cục hoặc ủy quyền cho lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục chủ trì.

2.2. Thành phần tham gia:

- Đối với các đơn vị có dưới 100 công chức, viên chức thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì thành phần tham gia là toàn bộ công chức, viên chức của các Phòng; cấp Trưởng, cấp Phó của đơn vsự nghiệp trực thuộc.

Đối với các Vụ, Cục có đơn vị thuộc, trực thuộc ở xa địa bàn Hà Nội (Hải Phòng, Đà Nng, TP Hồ Chí Minh,...) thì thành phần tham gia ca các đơn vị này là cấp Trưởng, cấp Phó của đơn vị.

- Đối với các đơn vị từ 100 công chc, viên chức thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu trở lên thì thành phần tham gia gồm: Lãnh đạo các Phòng và tương đương trở lên, chuyên viên chính và tương đương trở lên, Chtịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên.

2.3. Nội dung Hội nghị:

- Quán triệt mục đích, yêu cầu, số lượng, tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức quy hoạch.

- Thông báo ý kiến nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị về công chức, viên chức gii thiệu quy hoạch.

- Thành viên tham gia dự họp nhận xét, đánh giá về công chức, viên chức dự kiến quy hoạch.

- Thực hiện lấy phiếu giới thiệu quy hoạch theo phương thức bỏ phiếu kín. Ngoài danh sách đã chuẩn bị, các thành viên tham gia dự họp có thể giới thiệu thêm nguồn công chức, viên chức quy hoạch (nếu có) và ghi trc tiếp vào phiếu gii thiệu quy hoạch.

Các trường hợp có tỷ lệ phiếu gii thiệu trên 50% tng số công chức, viên chức tham gia dự họp. Tập thể lãnh đạo đơn vị họp xem xét, thống nhất danh sách khi đưa ra lấy ý kiến tại các bước tiếp theo.

3. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng.

3.1. Thành phần gồm: tập thlãnh đạo đơn vị; cấp ủy đảng đơn vị; trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc

3.2. Chủ trì: Đại diện lãnh đạo Tổng cục hoặc ủy quyền cho lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ ca Tổng cc hoặc thủ trưởng đơn vị chủ trì.

3.3. Nội dung: Nhận xét, đánh giá công chức viên chức được giới thiệu quy hoạch, đồng thời lấy phiếu giới thiệu quy hoạch bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Các trường hợp có tỷ lệ phiếu giới thiệu trên 50% trên tổng số cán btham dự họp sẽ được lựa chọn cho bước tiếp theo.

4. Bước 4: Thông qua danh sách đề nghị quy hoạch ở cấp đơn vị.

4.1. Thủ trưởng đơn vtổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị để trin khai các công việc:

- Phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến giới thiệu quy hoạch của Hội nghị tại bưc 2, bước 3.

- Nhận xét, đánh giá về công chức, viên chức đề nghị quy hoạch theo nội dung quy định tại Điều 5 Chương II Quy chế này.

- Lấy phiếu giới thiệu quy hoạch theo phương thức bỏ phiếu kín.

4.2. Những công chức, viên chức được trên 50% tổng số thành viên lãnh đạo đồng ý giới thiệu nhưng phải đảm bảo cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn theo quy định (lấy từ cao xuống thấp) thì được đưa vào danh sách quy hoạch.

5. Bước 5: Phê duyệt quy hoạch

5.1. Đơn vị tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch để báo cáo Tổng cục (qua Vụ Tổ chức cán bộ của Tng cục).

Hồ sơ đề nghị quy hoạch gm:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch trong đó kèm theo cả phương án, kế hoạch luân chuyển, đào tạo công chức, viên chức được quy hoạch;

- Biên bản họp và biên bản kiểm phiếu Hội nghị tại các bước;

- Mu 2C theo quy định có ảnh;

- Bản kê khai tài sản (Mu số 09/QHCB);

- Kế hoạch luân chuyển, đào tạo đối với công chức, viên chức quy hoạch (Mẫu số 10/QHCB);

- Bản nhận xét đánh giá của cấp y nơi công tác, nơi địa phương cư trú (đi với Đảng viên, Mẫu số 11/QHCB).

5.2. Căn cứ đề nghị của đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục triển khai các công việc:

- Trình lãnh đạo Tổng cục để xin ý kiến về danh sách cán bộ quy hoạch phê duyệt công văn lấy ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Tổng cục (đối với trường hợp sinh hoạt đảng ở cơ quan Tổng cục) hoặc báo cáo Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính để xin ý kiến của Thưng trực Tỉnh ủy, Thành ủy (đối với các trường hợp sinh hoạt đảng ở tỉnh, thành phố).

- Căn cứ kết quả hiệp y, Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục trình lấy ý kiến biu quyết của các thành viên trong Tập thLãnh đạo Tổng cục theo phương thức bỏ phiếu kín. VTổ chức cán bộ của Tổng cục lập biên bản kiểm phiếu.

- Căn cứ kết quả lấy phiếu biểu quyết, Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục) trình Tổng cục trưởng phê duyệt quy hoạch đối với các trường hợp đạt tỷ lệ phiếu giới thiệu quy hoạch trên 50% tổng số thành viên Tập thể lãnh đạo Tng cục đồng ý.

Quyết định phê duyệt quy hoạch chức danh Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương của Tổng cục được gửi 01 bản về Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, quản lý.

6. Đối với nguồn quy hoạch ngoài đơn vị: Căn cứ tiêu chuẩn quy hoạch, vị trí lãnh đạo; cấp ủy và tập thể lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Tổng cục gii thiệu nhân sự ngoài đơn vị dự kiến đưa vào Quy hoạch. Các thông tin về nhân sự được giới thiệu bao gồm:

Trích ngang lý lịch cán bộ, công chức, viên chức được giới thiệu; nhận xét, đánh giá ca thủ trưởng và cấp ủy đơn vị quản lý cán bộ, công chc viên chức được giới thiệu.

Tập thể lãnh đạo Tổng cục thống nhất danh sách gii thiệu quy hoạch. Báo cáo lãnh đạo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ).

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Tổng cục, Vụ Tchức cán bộ (Bộ Tài chính) tổng hợp, đề xuất Lãnh đạo Bộ xem xét, cho ý kiến v cán bộ dự kiến quy hoạch; Căn cứ ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Bộ, Vụ Tổ chức cán b(Bộ Tài chính) thông báo để Tổng cục biết, triển khai thực hiện theo quy định từ bưc 4, Điều 16 của Quy chế này.

Điều 17. Quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng và tương đương thuộc Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, đơn vị sự nghiệp của Tổng cục

1. Bước 1: Đề xuất chủ trương quy hoạch

1.1. Việc đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch được thực hiện như quy định tại Điểm 1.1, Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 16 Quy chế này.

1.2. Căn cứ Tờ trình của đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục trình Lãnh đạo Tổng cục để xin ý kiến về chủ trương và danh sách đề nghị quy hoạch. Căn cứ ý kiến phê duyệt của tập thể Lãnh đạo Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ của Tng cc thông báo cho đơn vị biết để triển khai thực hiện.

2. Bước 2: Tổ chức Hội nghị toàn thể công chức, viên chức của Phòng có cán bộ đề nghị quy hoạch.

2.1. Chủ trì Hội nghị: Đại diện lãnh đạo đơn vị.

2.2. Thành phần tham gia: Toàn thể công chức, viên chức của Phòng.

2.3. Nội dung Hội nghị: Thực hiện theo quy định tại Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 16 Quy chế này.

3. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng.

3.1. Thtrưởng đơn vị chủ trì, tổ chức cuộc họp, thành phần gồm: tập thể lãnh đạo đơn vị; cấp ủy đảng đơn vị; trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc.

3.2. Nội dung: Nhận xét, đánh giá công chức, viên chức được giới thiệu quy hoạch, đồng thời lấy phiếu giới thiệu quy hoạch bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Các trường hợp có tỷ lệ phiếu gii thiệu trên 50% trên tng số cán bộ tham dự họp sẽ được lựa chọn cho bước tiếp theo.

4. Bước 4: Thông qua danh sách đề nghị quy hoạch ở cấp đơn vị.

Thủ trưởng đơn vị tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị đnhận xét, đánh giá và lấy phiếu giới thiệu quy hoạch đối với công chức, viên chc quy hoạch theo quy định tại Khoản 4, Điều 16 Quy chế này.

5. Bước 5: Phê duyệt quy hoạch

5.1. Đơn vị tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch để báo cáo Tổng cục (qua Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục). Hồ sơ đề nghị quy hoạch thực hiện theo quy định tại Điểm 5.1, Khoản 5, Điều 16 Quy chế này.

5.2. Căn cứ đề nghị của đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục trình lãnh đạo Tổng cục để xin ý kiến và trình Tổng cục trưởng xem xét, quyết định phê duyệt quy hoạch.

6. Đối với nguồn quy hoạch ngoài đơn vị: Thc hiện theo quy định tại điểm 6.1, khoản 6, Điều 13 Quy chế này. Sau khi thống nhất trong cấp ủy và tập thể lãnh đạo Cục, V và tương đương

Đơn vị phải trình lãnh đạo Tổng cục (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để xin ý kiến và phê duyệt chủ trương về danh sách đề nghị giới thiệu quy hoạch.

Trong thời gian 05 ngày làm việc Vụ Tổ chức cán bộ (Tng cục) phi rà soát, tổng hợp trình lãnh đạo Tổng cục để xin ý kiến về cán bộ dự kiến quy hoạch; Căn cứ ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục) thông báo để Cục biết, triển khai thực hiện từ bước 4, Điều 17 của Quy chế này.

Điều 18. Quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp Cục và tương đương tại các tỉnh, thành phố

1. Bước 1: Đề xuất chủ trương quy hoạch

1.1. Thủ trưởng đơn vị tchức hội nghị, thành phần gm cấp ủy và tập thể lãnh đạo Cục để đề xuất số lượng, danh sách công chức dự kiến bổ sung quy hoạch.

Nội dung Hội nghị:

- Rà soát, đánh giá về tình hình công chức, viên chức quy hoạch hin có và dự kiến số lượng công chức, viên chức quy hoạch cần bổ sung thêm.

- Thảo luận, đề xuất danh sách công chức, viên chức quy hoạch (công chức, viên chức đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch phải được trên 50% tổng scán bộ tham gia dự họp đồng ý).

1.2. Căn cứ kết quả họp, đơn vị có văn bản báo cáo Tổng cục (qua Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục) đề xuất chủ trương quy hoạch.

Hồ sơ đề xuất chủ trương bao gồm:

- T trình rà soát và đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch.

- Biên bản họp tập thể lãnh đạo đơn vị.

- Sơ yếu lý lịch (có ảnh) (bản xác nhận bằng dấu đỏ của cơ quan quản lý).

1.3. Căn cứ Tờ trình ca đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục trình Lãnh đạo Tổng cục để xin ý kiến về số lượng và danh sách đề nghị quy hoạch. Căn cứ ý kiến phê duyệt của Lãnh đạo Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán b) pduyệt chủ trương quy hoạch.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) tổng hp, đề xuất Lãnh đạo Bộ xem xét, cho ý kiến về cán bộ dự kiến quy hoạch; Căn cứ ý kiến phê duyệt của Lãnh đạo Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) thông báo để Tổng cục biết, triển khai thực hiện.

2. c 2: Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của Cục để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu giới thiệu quy hoạch công chức.

2.1. Chủ trì Hội nghị: Đại diện lãnh đạo Tổng cc hoặc ủy quyền cho Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục hoặc Lãnh đạo Cục chủ trì.

2.2. Thành phần tham gia:

- Lãnh đạo Cục.

- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Cục.

- Chi cục trưởng và tương đương.

- Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên cơ quan Cục.

2.3. Nội dung Hội nghị:

- Quán triệt mục đích, yêu cầu, số lượng, tiêu chuẩn đối với công chức quy hoạch.

- Thông báo ý kiến nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo Cục về cán bộ giới thiệu quy hoạch.

- Thành viên tham gia dự họp nhận xét, đánh giá về cán bộ dự kiến quy hoạch.

- Thực hiện lấy phiếu giới thiệu quy hoạch theo phương thức bỏ phiếu kín. Ngoài danh sách đã chuẩn bị, các thành viên tham gia dự họp có thể giới thiệu thêm nguồn cán bộ quy hoạch (nếu có) và ghi trực tiếp vào phiếu giới thiệu.

Các trường hợp có tỷ lệ phiếu giới thiệu trên 50% tng số công chức, viên chức tham gia dự họp. Tập thể lãnh đạo đơn vị họp xem xét, thống nhất danh sách khi đưa ra lấy ý kiến tại các bước tiếp theo.

3. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng:

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 16 Quy chế này.

4. Bước 4: Thông qua danh sách đề nghị quy hoạch ở cấp Cục.

4.1. Cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để triển khai c công việc:

- Phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến giới thiệu quy hoạch của Hội nghị tại bước 2, bưc 3.

- Nhn xét, đánh giá về công chức đề nghị quy hoạch theo nội dung quy định tại Điều 5 Chương II Quy chế này.

- Ly phiếu giới thiệu quy hoạch theo phương thức bỏ phiếu kín.

4.2. Những công chức, viên chức được trên 50% tng số thành viên lãnh đạo đồng ý gii thiệu nhưng phải đảm bảo cơ cấu, số lượng, tiêu chun theo quy định (lấy từ cao xung thấp) thì được đưa vào danh sách quy hoạch.

5. Bước 5: Phê duyệt quy hoạch

5.1. Đơn vị tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch để báo cáo Tổng cục (qua Vụ Tổ chức cán bộ của Tng cc).

Hồ sơ đề nghquy hoạch gồm:

- Ttrình đề nghị phê duyệt quy hoạch trong đó kèm theo cả phương án, kế hoạch luân chuyển, đào tạo công chức, viên chức được quy hoạch;

- Biên bản họp và biên bản kiểm phiếu Hội nghị tại các bưc;

- Mu 2C theo quy định có ảnh;

- Bản kê khai tài sản (Mu số 09/QHCB);

- Kế hoạch luân chuyển, đào tạo đối với công chức, viên chức quy hoạch (Mẫu số 10/QHCB);

- Bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác, nơi địa phương cư trú (đối với Đảng viên, Mu số 11/QHCB).

5.2. Căn cứ đề nghị của đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ ca Tổng cục trin khai các công việc:

5.2.1. Trình Tổng cục trưởng để báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán b, Bộ Tài chính) xem xét, phê duyệt công văn lấy ý kiến hiệp y của Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy theo quy định.

Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) phải rà soát, tổng hợp trình Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính để phê duyệt công văn lấy ý kiến hiệp y; Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) thông báo ý kiến hiệp y.

5.2.2. Căn cứ kết quả hiệp y, Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục trình lấy ý kiến biểu quyết ca các thành viên trong Tập thể Lãnh đạo Tổng cục theo phương thức bỏ phiếu kín. Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục) lập biên bản kiểm phiếu.

5.2.3. Căn cứ kết quả lấy phiếu biểu quyết:

- Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục trình Tổng cục trưởng phê duyệt quy hoạch đối với các trường hp đạt tỷ lệ phiếu giới thiệu quy hoạch trên 50% tng số thành viên Tập thể lãnh đạo Tổng cục đng ý.

Quyết định phê duyệt quy hoạch chức danh Cục trưởng, Phó cục trưởng của Tng cục được gửi 01 bản về Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ) đ theo dõi, qun lý.

- Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục) trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chc cán b) phê duyệt quy hoạch đối với chức danh Cục trưởng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi với các trường hợp đạt tỷ lệ phiếu giới thiệu quy hoạch trên 50% tổng số thành viên ca Tập thnh đạo Tổng cục đng ý.

Hồ sơ đề nghị quy hoạch gồm:

+ Tờ trình đề ngh phê duyệt quy hoạch trong đó kèm theo cả phương án, kế hoạch luân chuyển, đào tạo công chức, viên chức được quy hoạch;

+ Biên bản họp và biên bản kiểm phiếu Hội nghị tại các bước;

+ Mẫu 2C theo quy định có ảnh;

+ Bản kê khai tài sản (Mu số 09/QHCB);

+ Kế hoạch luân chuyển, đào tạo đối với công chức, viên chức quy hoạch (Mẫu số 10/QHCB);

+ Bản nhận xét đánh giá của cấp y nơi công tác, nơi địa phương cư trú (đi với Đảng viên, Mu số 11/QHCB).

+ Các văn bằng, chứng chỉ đào tạo (nếu có).

Vụ Tổ chức cán b(Bộ Tài chính) rà soát, tổng hợp trình lãnh đạo Bộ Tài chính để xin ý kiến về cán bộ dự kiến quy hoạch; Căn cứ ý kiến của lãnh đạo Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ lập Tờ trình lấy ý kiến biểu quyết của các thành viên Ban Cán sự theo phương thức bỏ phiếu kín. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phi hợp vi thường trực đảng ủy Bộ Tài chính lập biên bản kiểm phiếu.

Vụ Tổ chức cán bộ trình Ban Cán Sự Đảng BTài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quy hoạch đối với các trường hợp đạt tỷ lệ phiếu trên 50% tng số thành viên Ban Cán sự đồng ý.

6. Đối với nguồn quy hoạch ngoài đơn v: Căn cứ tiêu chun quy hoạch, vị trí lãnh đạo; cấp ủy và tập thể lãnh đạo Cục, lãnh đạo Tổng cục giới thiệu nhân sự ngoài đơn vị dự kiến đưa vào quy hoạch. Các thông tin về nhân sự được giới thiệu bao gồm:

Trích ngang lý lịch cán bộ, công chức được giới thiệu; nhận xét, đánh giá của thủ trưởng và cấp ủy đơn vị quản lý cán bộ, công chức được giới thiệu.

Tập thể lãnh đạo Tổng cục thống nhất danh sách giới thiệu quy hoạch, trình lãnh đạo Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ).

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) tổng hợp, đề xuất báo cáo Bộ trưởng xem xét, phê duyệt, sau đó thông báo để Tổng cục triển khai thực hiện theo quy định từ bước 4, Điều 18 của Quy chế này.

Điều 19. Quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng và tương đương thuộc Cục ở các tỉnh, thành phố

1. Bước 1: Thông qua chủ trương quy hoạch

Thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị, thành phần gồm cp ủy và tập thể lãnh đạo Cục đthống nhất số lượng, danh sách cán bộ dự kiến bổ sung quy hoạch. Nội dung Hội nghị thực hiện tương tự quy định tại Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 18 Quy chế này.

2. Bước 2: Tchức Hội nghị toàn thể công chức của Phòng.

2.1. Chtrì Hội nghị: Đại diện lãnh đo Cục.

2.2. Thành phần tham gia: Toàn thể công chức của Phòng.

2.3. Nội dung Hội nghị: Thực hiện tương tự quy định tại điểm 2.3, Khoản 2, Điều 18 Quy chế này.

3. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đo mở rộng:

3.1. Thủ trưởng đơn vị chủ trì, tổ chức cuộc họp, thành phần gm: tập thể lãnh đạo đơn vị; cấp ủy đảng đơn vị; trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc

3.2. Ni dung: Nhận xét, đánh giá công chức được giới thiệu quy hoạch, đồng thời lấy phiếu giới thiệu quy hoạch bằng hình thức bphiếu kín.

Các trường hợp có tỷ lệ phiếu giới thiệu trên 50% trên tổng số cán bộ tham dự họp sẽ được lựa chọn cho bước tiếp theo.

4. Bước 4: Thông qua danh sách quy hoạch

4.1. Cục trưởng tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để nhận xét, đánh giá và ly phiếu giới thiệu quy hoạch tương tự quy định tại Điểm 4.1, Khoản 4, Điều 18 Quy chế này.

4.2. Những công chức được trên 50% tổng số thành viên lãnh đạo đồng ý giới thiệu nhưng phải đảm bảo cơ cấu, slượng, tiêu chuẩn theo quy định (lấy từ cao xuống thấp) thì được đưa vào danh sách quy hoạch.

5. Bước 5: Phê duyệt quy hoạch

Cục trưởng phê duyệt quy hoạch và báo cáo Tổng cục (qua Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục) để theo dõi, quản lý.

6. Đối với nguồn quy hoạch ngoài đơn vị: Thực hiện theo quy định tại điểm 6.1, khoản 6, Điều 13 Quy chế này. Sau khi thống nhất trong cấp ủy và tập thể lãnh đạo Cục, đưa ra thực hiện theo quy định từ bước 4, Điều 19 của Quy chế này.

Điều 20. Quy hoạch lãnh đạo cấp Chi cục và tương đương

1. ớc 1. Thông qua chủ trương quy hoạch

1.1. Thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị, thành phần gồm cấp ủy và tập thể lãnh đạo cấp Chi cục để thống nhất số lượng, danh sách dự kiến bổ sung quy hoạch.

Nội dung hội nghị thực hiện tương t quy định tại Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 18 Quy chế này.

1.2. Chi cục trình Cục (qua bộ phận tổ chức cán bộ) xin ý kiến về số lượng, danh sách dự kiến quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp Chi cục. Sau khi được sự đồng ý của Cục về số lượng, danh sách dự kiến quy hoạch, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện bưc 2.

2. c 2. Tổ chức Hội nghị toàn thể hoặc chủ chốt của Chi cục.

2.1. Chủ tHội nghị: Đại diện lãnh đạo Cục hoặc ủy quyền cho Lãnh đạo bộ phận tổ chức của Cc hoc Lãnh đạo Chi cục chủ trì.

2.2. Thành phần tham gia:

- Đối với các Chi cục có dưới 100 công chức thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì thành phần tham gia là toàn bộ công chức của Chi cục.

- Đi vi các Chi cục có từ 100 công chức thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu trở lên thì thành phần tham gia gồm: Lãnh đạo Chi cục, Lãnh đo các Phòng (nếu có), t, đội, chuyên viên chính và tương đương trở lên, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thành niên.

2.3. Nội dung Hội nghị: Thực hiện tương tự quy định tại điểm 2.3, Khoản 2, Điều 18 Quy chế này.

3. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo mrộng:

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 19 Quy chế này.

4. Bước 4. Thông qua danh sách đề nghị quy hoạch cấp Chi cục

4.1. Chi cục trưởng tổ chức Hội nghị Tập thể lãnh đạo Chi cục để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu gii thiệu quy hoạch tương tquy định tại Điểm 4.1, Khoản 4 Điều 18 Quy chế này.

4.2. Những công chức, viên chức được trên 50% tổng số thành viên lãnh đạo đồng ý giới thiệu nhưng phải đm bảo cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn theo quy định (lấy từ cao xung thấp) thì được đưa vào danh sách quy hoạch.

5. Bước 5. Phê duyệt quy hoạch

5.1. Chi cục tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch để báo cáo Cục (qua bộ phận, phụ trách về công tác tổ chức cán bộ). Hồ sơ đề nghị quy hoạch thực hiện theo quy định tại Điểm 5.1, Khoản 5, Điều 18 Quy chế này.

5.2. Căn cứ đề nghị của các Chi cục, bộ phận tổ chức cán bộ của Cục triển khai các công việc theo trình tự:

- Trình lãnh đạo Cục để xin ý kiến về danh sách dự kiến quy hoạch và phê duyệt công văn lấy ý kiến hiệp y của cấp ủy địa phương theo quy định (nếu có).

- Căn cứ kết quả hiệp y, bộ phn tổ chức cán bộ ca Cục trình lấy ý kiến biểu quyết của các thành viên trong Tập thể Lãnh đạo Cục theo phương thức bỏ phiếu kín. Bộ phận, tổ chức cán bộ lập biên bản kiểm phiếu.

- Bộ phận tổ chức cán bộ của Cục trình Cục trưởng phê duyệt quy hoạch đối vi các trường hợp đạt tỷ lệ phiếu giới thiệu trên 50% tng s thành viên của Tập thể lãnh đạo Cục.

5.3. Quyết định phê duyệt quy hoạch của Cục trưởng được gửi cho Tổng cục (qua Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục) để theo dõi, quản lý.

6. Đối vi nguồn quy hoạch ngoài đơn vị: Thực hiện theo quy định tại điểm 6.1, khoản 6, Điều 13 Quy chế này. Sau khi thống nhất trong tập thể cấp ủy và lãnh đạo Cục, đưa ra thực hiện theo quy định từ bước 4, Điều 20 của Quy chế này.

Điều 21. Quy hoạch các chức danh lãnh đạo còn lại của Chi cục và tương đương

Đối với các chức danh lãnh đạo còn lại của Chi cc và tương đương, căn cứ quy trình hưng dẫn nêu trên, Tổng cục trưởng hưng dẫn cụ thể để thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống.

Mục IV. QUY HOẠCH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ TÀI CHÍNH

Điều 22. Quy hoạch người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp

1. Bước 1: Đề xuất chủ trương quy hoạch

1.1. Thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị, thành phần gồm cấp ủy và tp thể lãnh đạo đơn vị snghiệp để đề xuất slượng, danh sách công chức, viên chức dự kiến bổ sung quy hoạch.

Nội dung Hội nghị:

- Rà soát, đánh giá tình hình ng chức, viên chức quy hoạch hiện có và dự kiến số lượng công chức, viên chức quy hoạch cần bsung thêm.

- Thảo luận, đề xuất danh sách công chức, viên chức đề nghị bổ sung quy hoạch (công chức, viên chức đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch phi được trên 50% tổng số lãnh đạo tham gia dự họp đồng ý).

1.2. Căn cứ kết quả họp, đơn vị có văn bản báo cáo Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ) đề xuất chủ trương quy hoạch.

Hồ sơ đề xuất chủ trương bao gồm:

- Ttrình rà soát và đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch.

- Biên bản họp tập thể lãnh đạo đơn vị.

- Sơ yếu lý lịch cán bộ (có ảnh).

1.3. Căn cứ Tờ trình của đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ trình lãnh đạo Bộ để xin ý kiến về số lượng và danh sách đề nghquy hoạch. Căn cứ ý kiến phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bthông báo cho đơn vị biết để triển khai thực hiện.

2. Bước 2: Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị.

2.1. Chủ trì Hội nghị: Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ hoặc lãnh đạo đơn vị chủ trì.

2.2. Thành phần tham gia:

- Đối với các đơn vị có dưới 100 công chức, viên chức thuộc thành phần, tham gia bỏ phiếu thì thành phần tham gia là toàn thể công chức, viên chức của đơn v.

- Đi vi các đơn vị có từ 100 công chức, viên chức thuộc thành phần tham gia bphiếu trở lên thì thành phần tham gia gồm:

+ Người đng đầu, cấp phó của người đng đầu đơn vị.

+ Lãnh đạo Ban và tương đương, Khoa, phòng và tương đương; tổ trưởng tbộ môn và tương đương.

+ Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc (Viện, trung tâm,...).

+ Chuyên viên chính, giảng viên chính và tương đương trở lên.

+ Phó Giáo sư, Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

+ Chtịch Công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên.

+ Hội đồng khoa học nhà trường (nếu có).

2.3. Nội dung Hội nghị:

- Quán triệt mục đích, yêu cầu, số lượng, tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức quy hoạch.

- Thông báo ý kiến nhận xét, đánh giá của Tập thể lãnh đạo đơn vị về công chức, viên chức giới thiệu quy hoạch.

- Thành phần tham gia dự họp nhận xét, đánh giá về công chức, viên chức dự kiến quy hoạch.

- Thực hiện lấy phiếu giới thiệu quy hoạch theo phương thức bphiếu kín. Ngoài danh sách đã chuẩn bị, các thành viên tham gia dự họp có thể giới thiệu thêm nguồn công chức, viên chức quy hoạch (nếu có).

Các trường hợp có tỷ lệ phiếu giới thiệu trên 50% tổng số công chức, viên chức tham gia dự họp. Tập thể lãnh đạo đơn vị họp xem xét, thống nhất danh sách khi đưa ra lấy ý kiến tại các bước tiếp theo.

3. Bưc 3: Hội nghtập thể lãnh đạo mở rộng.

3.1. Thành phần gồm: tập thể lãnh đạo đơn vị; cấp ủy đảng đơn vị; trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc.

3.2. Chủ trì: Đại diện, lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ hoặc lãnh đạo đơn vị chủ trì.

3.3. Nội dung: Nhận xét, đánh giá công chức, viên chức được giới thiệu quy hoạch, đồng thời lấy phiếu giới thiệu quy hoạch bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Các trường hợp có tỷ lệ phiếu giới thiệu trên 50% trên tổng số cán bộ tham dự họp sẽ được lựa chọn cho bước tiếp theo.

4. Bước 4: Thông qua danh sách đề nghị quy hoạch ở đơn vị.

4.1. Người đứng đầu đơn vtổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo để triển khai các công việc:

- Phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến gii thiệu quy hoạch của Hội nghị tại bước 2, bước 3.

- Nhận xét, đánh giá về công chc, viên chức đề nghị quy hoạch theo nội dung quy định tại Điều 5 Chương II Quy chế này.

- Lấy phiếu giới thiệu quy hoạch theo phương thức bỏ phiếu kín.

4.2. Những công chức, viên chức được trên 50% tổng số thành viênnh đạo đồng ý giới thiệu nhưng phải đảm bảo cơ cấu, số lưng, tiêu chuẩn theo quy định (lấy từ cao xuống thấp) thì được đưa vào danh sách quy hoạch.

5. Bước 5: Phê duyệt quy hoạch

5.1. Đơn vị tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch để o cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ).

Hồ sơ đề nghị quy hoạch gồm:

- T trình đề nghị phê duyệt quy hoạch trong đó kèm theo cả phương án kế hoạch luân chuyn, đào tạo công chc, viên chức được quy hoạch;

- Biên bản họp và biên bản kiểm phiếu Hội nghtại các bưc;

- Mẫu 2C theo quy định có ảnh;

- Bản kê khai tài sản (Mu số 09/QHCB);

- Kế hoạch luân chuyển, đào tạo đối với công chức, viên chức quy hoạch (Mẫu s10/QHCB);

- Bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác; nơi địa phương cư trú (đối với Đảng viên, Mẫu số 11/QHCB).

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ

5.2. Căn cứ đề nghị của đơn vị, Vụ Tổ chức cán b(Bộ Tài chính) triển khai các công việc:

- Trình lãnh đạo Bộ để xin ý kiến về công chức, viên chức dự kiến quy hoạch và phê duyệt công văn lấy ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tài chính hoặc cấp ủy đảng có thẩm quyền; đng thời lấy ý kiến hiệp y của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pp luật (đối với cơ quan báo chí, xuất bản).

- Đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp:

+ Căn cứ kết quả hiệp y, Vụ Tổ chức cán bộ lập Tờ trình lấy ý kiến biểu quyết của các thành viên Ban Cán sự theo phương thức bỏ phiếu kín. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp vi Thường trực Đảng ủy Bộ Tài chính lập biên bản kiểm phiếu.

+ Vụ Tổ chức cán bộ trình Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết định quy hoạch đối với các trường hợp đạt tỷ lệ phiếu giới thiệu quy hoạch trên 50% tng s thành viên Ban Cán sự.

- Đối với cấp Phó của người đứng đầu: Căn cứ kết quhiệp y, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng để xem xét, phê duyệt quyết định quy hoạch.

6. Đối với nguồn quy hoạch ngoài đơn vị:

Thực hiện theo quy định tại điểm 6.1, 6.2, khoản 6, Điều 12 Quy chế này. Trên sở đã được tập thể lãnh đạo Bộ phê duyệt, thực hiện theo quy định từ bước 4, Điều 22 của Quy chế này.

Điều 23. Quy hoạch đối với các chức danh do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định

1. Bước 1. Thông qua chủ trương quy hoạch

Thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị, thành phần gồm cấp ủy và tập thể lãnh đạo đơn vị để thng nhất số lượng, danh sách công chức, viên chức dự kiến bổ sung quy hoạch.

Nội dung Hội nghị thực hiện tương tự quy định tại Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 22 Quy chế này.

2. Bước 2: Tổ chức Hội nghị toàn th công chức, viên chức của Phòng.

2.1. Chủ trì Hội nghị: Đại diện lãnh đạo đơn vị.

2.2. Thành phần tham gia: Toàn thể công chức, viên chức trong Phòng.

2.3. Nội dung Hội nghị: Thực hiện tương tquy định tại điểm 2.3, Khoản 2, Điều 22 Quy chế này.

3. Bước 3: Hội nghtập thể lãnh đạo mở rộng.

3.1. Thủ trưởng đơn vchủ ttổ chức cuộc họp, thành phần gồm: tập thể lãnh đạo đơn vị; cấp ủy đảng đơn v; trưởng các đơn vị trực thuộc.

3.2. Nội dung: Nhận xét, đánh giá công chức, viên chức được giới thiệu quy hoạch, đồng thời ly phiếu giới thiệu quy hoạch bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Các trường hợp có tỷ lệ phiếu giới thiệu trên 50% trên tổng số cán bộ tham dự họp sẽ được lựa chọn cho bước tiếp theo.

4. Bước 4: Tng qua danh sách quy hoạch

4.1. Người đứng đầu đơn vị tổ chức Hội nghị Tập thể lãnh đạo để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu giới thiệu quy hoạch tương tự quy định tại Điểm 4.1, Khoản 4, Điều 22 Quy chế này.

4.2. Những công chức, viên chức được trên 50% tng số thành viên lãnh đạo đồng ý giới thiệu nhưng phải đảm bảo cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn theo quy định (lấy từ cao xuống thấp) thì được đưa vào danh sách quy hoạch.

5. Bước 5: Phê duyệt quy hoạch

Người đứng đầu đơn vị phê duyệt quy hoạch và báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, quản lý.

6. Đối với nguồn quy hoạch từ ngoài đơn vị: Thực hiện theo quy định tại điểm 6.1, khoản 6, Điều 13 Quy chế này, Sau khi thống nhất trong cấp ủy và tập thể lãnh đạo đơn vị, đưa ra thực hiện theo quy định từ bước 4, Điều 23 của Quy chế này.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐƯA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC RA KHỎI QUY HOẠCH

Điều 24. Các trường hợp đưa ra khỏi quy hoạch

1. Việc đưa công chức, viên chức ra khỏi danh sách quy hoạch được áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hành chính tmc khiển trách trở lên;

b) Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, trừ trường hợp công chức, viên chức nghỉ thai sản theo chế độ hoặc được cử đi học theo quyết định của cấp có thẩm quyền và không thuộc đối tượng thực hiện bình xét thi đua hàng năm;

c) Không còn đáp ứng đcác tiêu chuẩn quy hoạch theo quy định tại Chương II Quy chế này;

d) Công chức, vn chc đã chuyn công tác ra khỏi đơn vị.

2. Không đưa ra khỏi quy hoạch công chức, viên chức thực hiện luân chuyển, đi học tập nghiên cứu tập trung dài hạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền nếu vẫn đáp ứng đtiêu chuẩn quy định. Đối với công chức, viên chức đã có quyết đnh điều đng sang đơn vị mới (nhưng vẫn thuộc nội bộ đơn vị hoặc các đơn vị trong ni bộ ngành) thì tập thể lãnh đạo đơn vị xem xét đquyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết đnh việc tiếp tục duy trì quy hoạch hoặc không duy trì quy hoạch tại đơn vị cũ (trưc khi quyết đnh hoặc đề xuất quyết định tiếp tc quy hoạch phải lấy ý kiến nhận xét đánh giá của đơn vị nơi công chức, viên chức đang công tác).

Điều 25. Quy trình đưa công chức, viên chức ra khỏi quy hoạch

1. Quy trình đưa công chức, viên chức ra khỏi quy hoạch gm các bước:

1.1. c 1: Cấp ủy và tập thể lãnh đạo đơn vị họp chủ trương, nhận xét đánh giá, đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và thống nhất danh sách báo cáo cấp có thẩm quyền phê quyệt chủ trương đưa ra khỏi quy hoạch. (Bưc này có thể kết hợp tại các bước rà soát, bổ sung quy hoạch).

1.2. Bước 2: Căn cứ vào chủ trương đã được cấp có thm quyền phê duyệt, thủ trưởng đơn vị tổ chức họp tập thể lãnh đạo đơn vị để bỏ phiếu đưa ra khỏi quy hoạch đối với những trường hợp không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

1.3. Bước 3: Những trường hợp công chức, viên chức có trên 50% tổng số lãnh đạo tham dự cuộc họp đồng ý đưa ra khỏi quy hoạch thì đơn vị đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc không duy trì công chức, viên chức trong danh sách quy hoạch.

2. Cấp quyết định quy hoạch là cấp có thẩm quyền quyết định việc đưa công chức, viên chức ra khỏi danh sách quy hoạch.

3. Hình thức đưa công chức, viên chức ra khỏi quy hoạch: Trong văn bản xác nhận quy hoạch không công bdanh sách đối với công chức, viên chức đưa ra khỏi quy hoạch.

Chương V

CÔNG KHAI QUY HOẠCH

Điều 26. Nội dung công khai

1. Các văn bản quy định về quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức của Đảng và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh quy hoạch.

3. Danh sách công chức, viên chức quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 27. Phạm vi công khai

1. Các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 được công khai đến toàn thcông chức, viên chức đảng viên của mọi cấp đơn vị của Bộ Tài chính.

2. Danh sách công chức, viên chức quy hoạch tại khoản 3 Điều 26 được công khai đến:

a) Tập thể lãnh đạo, cấp ủy đảng, nơi có công chức, viên chức quy hoạch.

b) Cá nhân có tên trong danh sách quy hoạch.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ ở các cấp đơn vị của Bộ Tài chính có trách nhiệm tham mưu, giúp Thủ trưởng các đơn vị tổ chức triển khai công tác quy hoạch; chun bị, cung cấp thông tin về công chức quy hoạch; hướng dẫn các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời báo cáo Thủ trưởng các đơn vị xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác quy hoạch.

2. Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp quyết định quy hoạch chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp về việc triển khai công tác quy hoạch theo quy định tại Quy chế này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vưng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để xem xét, giải quyết./.

 

Mẫu biểu số 01/QHCB

Tên đơn vị …………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………..

………….., ngày tháng năm …..

 

TỜ TRÌNH

V/v: Rà soát và đề xuất chủ trương bổ sung quy hoạch cán bộ

Các nội dung chủ yếu của Tờ trình:

I. Rà soát quy hoạch hiện có của đơn vị

- Tình hình về chung của đơn vị (cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng cán bộ,...).

- Số lượng cán bộ quy hoạch hiện tại (chi tiết theo từng chức danh).

(Biểu chi tiết danh sách cán bộ quy hoạch - theo mẫu đính kèm)

- Rà soát quy hoạch:

+ Đánh giá về lực lượng cán bộ quy hoạch hiện tại.

+ Các trường hợp đề nghị tiếp tục duy trì quy hoạch; lý do tiếp tục duy trì.

+ Các trường hợp đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch (thống kê rõ tên cán b), nêu rõ lý do đề xuất đưa ra khi quy hoạch.

II. Đề xuất danh sách bổ sung quy hoạch (nếu có)

- Số lượng cán bquy hoạch đề nghị bổ sung thêm: .... (chi tiết theo từng chức danh).

- Danh sách cán bộ dự kiến bổ sung quy hoạch:

STT

H và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Chức vụ hiện tại

Đơn vị công tác

Trình đchuyên môn

Loại hình đào tạo

Chức danh xin chủ trương quy hoạch

Ghi chú

Nam

Nữ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Phương án luân chuyển, đào tạo công chức, viên chức được quy hoạch

Trình.... (tên cấp trình) xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
………….

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu - nếu có)

 

Mẫu biểu số 01/QHCB

TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /TB-
V/v thông báo chủ trương quy hoạch

……., ngày …. tháng …. năm …

 

THÔNG BÁO

V/v thực hiện chủ trương quy hoạch

Căn cứ đề xuất của đơn vị về chủ trương quy hoạch,...(1)...thống nhất và đề nghị đơn vị thực hiện quy trình quy hoạch đối với những công chức, viên chức sau:

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Chức vụ hiện tại

Chức danh quy hoạch

Nam

Nữ

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:
…………

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu - nếu có)

_____________

(1) Tên đơn vị cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương

 

BIỂU CHI TIẾT DANH SÁCH CÁN BỘ QUY HOẠCH

Thời điểm ngày ... tháng .... năm ...

(Đính kèm Tờ trình số .... )

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Chức vụ hiện tại

Đơn vị công tác

Trình độ chuyên môn

Loại hình đào tạo

Chức danh quy hoạch

Ngày, tháng, năm bắt đầu quy hoạch

Nam

Nữ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu - nếu có)

 

Mẫu biểu số 02/QHCB

Đơn vị ............
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

........, ngày ... tháng ... năm....

 

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ
(Sử dụng cho các Hội nghị)

Các nội dung chủ yếu của Biên bản:

I. Thành phần Hội nghị

1. Thành phần tham gia dự họp theo quy định:

- Tổng số: .... người.

- Số có mặt .... người, đạt tỷ lệ ….%.

- Số vắng mặt: …người, trong đó:

+ Có lý do: ……

+ Không có lý do: ......

2. Thành phần mời họp

.................

II. Chủ trì Hội nghị

.................

III. Thư ký Hội nghị

...............

IV. Nội dung Hội nghị

……………………………………………………………………………………………..………

..........……………………………………………………………………………...

Ý kiến của các đại biểu dự Hội nghị (ghi tóm tắt từng ý kiến phát biểu):

……………………………………………………………………………………………….……

……………………………………………………………………………………

Kết quả giới thiệu quy hoạch:.......

Người chủ trì kết luận Hội nghị.

Hội nghị kết thúc vào     giờ, ngày ..... tháng .... năm ...

 

THƯ KÝ
(ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ
(ký tên, đóng dấu - nếu có)

 

Mẫu biểu số 03/QHCB

Tên đơn vị ……..

PHIẾU LẤY Ý KIẾN GIỚI THIỆU QUY HOẠCH
Đối với chức danh …………….
(Tổ chức tại … ngày … tháng … năm....)

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Chức vụ hiện tại

Giới thiệu QH

Nam

Nữ

Đồng ý

Không đồng ý

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý:

- Đánh dấu nhân (x) vào cột lựa chọn.

- Phiếu tín nhiệm không phải ký tên.

- Phiếu tín nhiệm xếp tên theo vần a, b, c.

- Phiếu hợp lệ được quy định cụ thể tại mẫu Phiếu phổ biến tại từng Hội nghị

(Ví dụ tại Hội nghị lấy ý kiến giới thiệu quy hoạch chức danh Phó Trưởng phòng đối với ông Nguyễn Văn A. Phiếu hợp lệ là phiếu chỉ lựa chọn và đánh dấu nhân (x) vào 01 trong 02 cột Đồng ý hoặc Không đồng ý)

 

Mẫu biểu số 04/QHCB

Tên đơn vị ……..

BIỂU TỔNG HỢP PHIẾU GIỚI THIỆU QUY HOẠCH
.……………. (cấp quy hoạch)
(Tổ chức ngày … tháng … năm … tại …)

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Chức vụ hiện tại

Giới thiệu QH

Nam

Nữ

Đồng ý

Không đồng ý

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Cột 6, 7 ghi cả số tuyệt đối và tương đối

 

 

TRƯỞNG BAN KIỂM PHIẾU
(ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu biểu số 05/QHCB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

 

BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU

Vào hồi ... ngày .... tháng ... năm, tại .... đã tổ chức lấy phiếu giới thiệu quy hoạch chức danh ....

I. Thành phần tổ kiểm phiếu

1. ...................................................................... Tổ trưởng.

2. ...................................................................... Tổ viên.

3. ...................................................................... Tổ viên.

............

II. Tình hình phát, thu hồi phiếu

1. Số phiếu phát ra: ...................

2. Số phiếu thu về: ...................

3. Số phiếu hợp lệ: ...................

4. Số phiếu không hợp lệ: .........

III. Kết quả giới thiệu

STT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị công tác hiện tại

Chức danh QH

Kết quả giới thiệu

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

1

...

 

 

 

 

2

...

 

 

 

 

3

...

 

 

 

 

Ghi chú: Kết quả giới thiệu ghi cả số tuyệt đối và tương đối.

(có biểu tổng hợp phiếu lấy ý kiến giới thiệu quy hoạch theo mẫu số 04/QHCB)

Biên bản được lập thành ... bản./.

 

THƯ KÝ HỘI NGHỊ
(ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG BAN KIỂM PHIẾU
(ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 06/QHCB

(Mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý CBCC …… Số hiệu cán bộ, công chức: ……

Cơ quan, đơn vị sử dụng CBCC ……………………

SƠ YẾU LÝ LỊCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

 

Ảnh màu
(4 x 6 cm)

 

 

1) Họ và tên khai sinh (viết chữ in hoa): ..............................................

2) Tên gọi khác:....................................................................................

3) Sinh ngày: … tháng … năm ……, Giới tính (nam, nữ): ...................

4) Nơi sinh: Xã ……………, Huyện …………, Tỉnh ..........................

5) Quê quán: Xã …….…… , Huyện …………, Tỉnh ..........................

6) Dân tộc: ………………………………, 7) Tôn giáo: ..........................................................

8) Nơi đăng ký bộ khẩu thường trú: ....................................................................................

(Số nhà, đường phố, thành phố, xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh)

9) Nơi ở hiện nay: ...............................................................................................................

(Số nhà, đường phố, thành phố, xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh)

10) Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: ..............................................................................

11) Ngày tuyển dụng: …/…/……, Cơ quan tuyển dụng: ....................................................

12) Chức vụ (chức danh) hiện tại: ......................................................................................

(Về chính quyền hoặc Đảng, đoàn thể, kể cả chức vụ kiêm nhiệm)

13) Công việc chính được giao: .........................................................................................

14) Ngạch công chức (viên chức): ………………………, Mã ngạch: .................................

Bậc lương:……, Hệ số:……, Ngày hưởng:…/…/……,

Phụ cấp chức vụ:……, Phụ cấp khác: ……

15.1- Trình độ giáo dục phổ thông (đã tốt nghiệp lớp mấy/thuộc hệ nào):..........................

15.2- Trình độ chuyên môn cao nhất:..................................................................................

(TSKH, TS, Ths, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chuyên ngành)

15.3- Lý luận chính trị: ……………………….…

(Cao cấp, trung cấp, sơ cấp và tương đương)

15.4-Quản lý nhà nước: .................................

(chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự,........)

15.5- Ngoại ngữ:……………………...................,

(Tên ngoại ngữ + Trình độ A, B, C, D......)

15.6-Tin học: ......................................................

(Trình độ A, B, C,.......)

16) Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam:…/…/……, Ngày chính thức:…/…/……

17) Ngày tham gia tổ chức chính trị - xã hội: .......................................................................

(Ngày tham gia tổ chức: Đoàn, Hội,..... và làm việc gì trong tổ chức đó)

18) Ngày nhập ngũ:…/…/……, Ngày xuất ngũ: …/…/…… Quân hàm cao nhất: ................

19) Danh hiệu được phong tặng cao nhất ...........................................................................

(Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang; nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ nhân dân và ưu tú, …)

20) Sở trường công tác: ......................................................................................................

21) Khen thưởng: …………………………,

(Hình thức cao nhất, năm nào)

 22) Kỷ luật: ........................................................

(về đảng, chính quyền, đoàn thể hình thức cao nhất, năm nào)

23) Tình trạng sức khoẻ: ……, Chiều cao:…, Cân nặng:….kg, Nhóm máu:……

24) Là thương binh hạng: …./……,

Là con gia đình chính sách: ................................

(Con thương binh, con liệt sĩ, người nhiễm chất độc da cam Dioxin)

25) Số chứng minh nhân dân: .............................................................. Ngày cấp: …/…/……

26) Số sổ BHXH: ...................................................................................................................

27) Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học

Tên trường

Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng

Từ tháng, năm - đến tháng, năm

Hình thức đào tạo

Văn bằng, chứng chỉ, trình độ gì

 

 

…/……-…/……

 

 

 

 

…/……-…/……

 

 

 

 

…/……-…/……

 

 

 

 

…/……-…/……

 

 

 

 

…/……-…/……

 

 

 

 

…/……-…/……

 

 

 

 

…/……-…/……

 

 

 

 

…/……-…/……

 

 

Ghi chú: Hình thức đào tạo: Chính quy, tại chức, chuyên tu, bồi dưỡng ..../ Văn bằng: TSKH, TS, Ths, Cử nhân, Kỹ sư ............

28) Tóm tắt quá trình công tác

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội), kể cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ,......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

29) Đặc điểm lịch sử bản thân:

- Khai rõ: bị bắt, bị tù (từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào, ở đâu), đã khai báo cho ai, những vấn đề gì? Bản thân có làm việc trong chế độ cũ (cơ quan, đơn vị nào, địa điểm, chức danh, chức vụ, thời gian làm việc ....)

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

- Tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài (làm gì, tổ chức nào, đặt trụ sở ở đâu .........?):

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

- Có thân nhân (Cha, Mẹ, Vợ, Chồng, con, anh chị em ruột) ở nước ngoài (làm gì, địa chỉ ........)?

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

30) Quan hệ gia đình.

a) Về bản thân: Cha, Mẹ, Vợ (hoặc chồng), các con, anh chị em ruột

Mối quan hệ

Họ và tên

Năm sinh

Quê quán, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác, học tập, nơi ở (trong, ngoài nước); thành viên các tổ chức chính trị - xã hội ........)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Về bên vợ (hoặc chồng): Cha, Mẹ, anh chị em ruột

Mối quan hệ

Họ và tên

Năm sinh

Quê quán, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác, học tập, nơi ở (trong, ngoài nước); thành viên các tổ chức chính trị - xã hội ........)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

31) Diễn biến quá trình lương của cán bộ, công chức

Tháng/năm

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã ngạch/bậc

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

 

 

 

 

 

 

 

 

32) Nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

 

Người khai
Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

…………, Ngày… tháng… năm ……
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng CBCC
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu biểu số 07/QHCB

Đơn vị ............
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM [1]
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ............

......., ngày .... tháng .... năm....

 

Kính gửi: ..............................................

Các nội dung chủ yếu của văn bản hiệp y:

1. Các căn cứ pháp lý để thực hiện quy hoạch.

.....

2. Tóm tắt về lý lịch cán bộ; quá trình công tác của cán bộ đề nghị hiệp y quy hoạch.

.......

3. Thông báo kết quả lấy phiếu giới thiệu của các vòng quy hoạch.

........

4. Thời hạn đề nghị hiệp y./.

 

 

Nơi nhận:
...........

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ [2]
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: [1], [2]: nếu là cấp ủy đảng hiệp y thì thể thức văn bản được thực hiện theo quy định của Đảng (ví dụ: thay Quốc hiệu bằng “Đảng cộng sản Việt Nam”; thay Thủ trưởng đơn vị bằng đại diện cấp ủy của đơn vị,...)

 

Mẫu biểu số 08/QHCB

Đơn vị ............
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ............

......., ngày .... tháng .... năm....

 

TỜ TRÌNH

V/v: Đề nghị phê duyệt quy hoạch cán bộ

Các nội dung chủ yếu của Tờ trình:

1. Căn cứ triển khai công tác quy hoạch.

……..

2. Báo cáo tóm tắt về việc triển khai quy trình quy hoạch.

……..

3. Nhận xét, đánh giá về cán bộ đề nghị quy hoạch (bao gồm cả việc đáp ứng các tiêu chuẩn quy hoạch theo quy định).

……

4. Kết quả hiệp y của cấp ủy đảng (nếu có).

…….

5. Ý kiến đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch./.

(Danh sách đề nghị phê duyệt quy hoạch theo mẫu đính kèm)

 

 

Nơi nhận:
...........

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu - nếu có)

 

Mẫu biểu 08/QHCB

Tên đơn vị....

DANH SÁCH CÁN BỘ ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
(Đính kèm Tờ trình số .... ngày ... tháng ... năm ...)

STT

Họ và tên

Ngày, tháng năm sinh

Chức vụ hiện tại

Đơn vị công tác

Trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Mức độ tín nhiệm

Chức danh đề nghị QH

Ghi chú

Nam

Nữ

Trình độ chuyên môn

Loại hình đào tạo

Lý luận chính trị

QL Nhà nước

Ngoại ngữ

Tin học

Hội nghị 1

Hội nghị 2

Hội nghị 3

Ý kiến hiệp y (nếu có)

Số phiếu

Tỷ lệ

Số phiếu

Tỷ lệ

Số phiếu

Tỷ lệ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu - nếu có)

 

Mẫu biểu số 09/QHCB

PHỤ LỤC II

MẪU BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
(Kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ)

BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP

NĂM:.................

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Người kê khai tài sản, thu nhập

- Họ và tên:……………………………….................................…….Năm sinh:…………..…..

- Chức vụ/chức danh công tác:………………………................................…………………...

- Cơ quan/đơn vị công tác:…………………………………………….........…………………...

- Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………….....…………………...

- Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………......…………………...

2. Vợ hoặc chồng của người kê khai tài sản, thu nhập

- Họ và tên:……………………………………….Năm sinh:…….……......…………………...

- Chức vụ/chức danh công tác:…………………………………………......…………………...

- Cơ quan/đơn vị công tác:………………………………………………...………………….....

- Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………...…………………......

- Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………...…………………........

3. Con chưa thành niên (con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật)

a) Con thứ nhất:

- Họ và tên:………………………………………………………………...…………………...

- Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………...…………………...

- Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………...…………………...

- Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………...…………………...

b) Con thứ hai (trở lên): Kê khai như con thứ nhất.

II. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN

1. Nhà ở, công trình xây dựng:

a) Nhà ở:

- Nhà thứ nhất: ...............…………………..……………….……………....…………………...

+ Loại nhà:……………………Cấp công trình………………...…………...…………………...

+ Diện tích xây dựng: ………………………….………………...……........…………………...

+ Giá trị: ………………………………………………….………………...………………….......

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu: ………………………….……………...…………………...

+ Thông tin khác (nếu có): ………………………………………….……...…………………...

- Nhà thứ hai (trở lên): Kê khai tương tự như nhà thứ nhất.

b) Công trình xây dựng khác:

- Công trình thứ nhất: ..................................................................…...……...………………

+ Loại công trình ……………Cấp công trình ………………………..…...…………………...

+ Diện tích: ………………………………………………….……………...………………….....

+ Giá trị: ……………………………………………………….……………...…………………..

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu: …………………………….……………...………………

+ Thông tin khác (nếu có): ……………………………….…………………...…………………

- Công trình thứ hai (Trở lên): Kê khai tương tự như công trình thứ nhất.

2. Quyền sử dụng đất:

a) Đất ở:

- Mảnh thứ nhất: ........................................................................................…...………………

+ Địa chỉ: ……………...……………………….………………………………...…………………..

+ Diện tích: …………………...………………………………………....……...…………………...

+ Giá trị: ……………………………...………………………………....……...…………………....

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng: …………………..…………..…………...…………………

+ Thông tin khác (nếu có): ………………………………...………..……..…...………………….

- Mảnh thứ 2: (Mô tả như mảnh thứ nhất).

b) Các loại đất khác:

- Mảnh thứ nhất: ....................................................................................................................

+ Địa chỉ: ………………………………………………………………………...…………………..

+ Diện tích: ………………….…………………………………………………...………………….

+ Giá trị: ……………………………...……………………………….…..……...………………….

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng: …………………..…………….…………...………………

+ Thông tin khác (nếu có): ………………………………...……………..……...………………..

- Mảnh thứ hai: (Mô tả như mảnh thứ nhất).

3. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

4. Ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác), tầu thủy, tầu bay, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có tổng giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.

- Ô tô

- Mô tô

- Xe gắn máy

- Xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác)

- Tầu thủy

- Tầu bay

- Thuyền

- Những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký)

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

5. Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, vốn góp vào các cơ sở kinh doanh, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có tổng giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.

- Kim loại quý

- Đá quý

- Cổ phiếu

- Vốn góp vào các cơ sở kinh doanh

- Các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

6. Các loại tài sản khác mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên (như cây cảnh, bộ bàn ghế, tranh, ảnh, đồ mỹ nghệ và các loại tài sản khác).

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

7. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài gồm tất cả tài sản quy định từ Khoản 1 đến Khoản 6 nói trên nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

........................................................................................................ .....................................

8. Các khoản nợ gồm: các khoản phải trả, giá trị các tài sản quản lý hộ, giữ hộ có tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

............................................................................................................................. ................

9. Tổng thu nhập trong năm quy đổi thành tiền Việt Nam gồm các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp, thưởng, thù lao, cho, tặng, biếu, thừa kế, thu nhập hưởng lợi từ các khoản đầu tư, phát minh, sáng chế, các khoản thu nhập khác.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

............................................................................................................... ... …………...........

III. GIẢI TRÌNH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN, THU NHẬP (Biến động về tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm)

Loại tài sản, thu nhập

Tăng/ giảm

Nội dung giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm

1. Nhà ở, công trình xây dựng (tăng, giảm về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình so với kỳ kê khai trước đó):

a) Nhà ở:

b) Công trình xây dựng khác:

2. Quyền sử dụng đất (tăng, giảm về số lượng, diện tích, thay đổi loại đất so với kỳ kê khai trước đó):

a) Đất ở:

b) Các loại đất khác:

3. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.

4. Các loại động sản:

- Ô tô

- Mô tô

- Xe gắn máy

- Xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác)

- Tầu thủy

- Tầu bay

- Thuyền

- Những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký)

5. Các loại tài sản:

- Kim loại quý

- Đá quý

- Cổ phiếu

- Vốn góp vào các cơ sở kinh doanh

- Các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có tổng giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.

6. Các loại tài sản khác (như cây cảnh, bộ bàn ghế, tranh, ảnh, đồ mỹ nghệ và các loại tài sản khác) mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.

7. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài gồm tất cả tài sản quy định từ Khoản 1 đến Khoản 6 nói trên nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.

8. Các khoản nợ gồm: các khoản phải trả, giá trị các tài sản quản lý hộ, giữ hộ có tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.

9. Tổng thu nhập trong năm quy đổi thành tiền Việt Nam

 

 

(Người kê khai tự xác định các loại tài sản tăng, giảm trong kỳ kê khai và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm).

 

Ngày nhận Bản kê khai tài sản, thu nhập
…… ngày………tháng………năm……
Người nhận Bản kê khai
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ/chức danh)

Ngày hoàn thành Bản kê khai tài sản, thu nhập
…… ngày……tháng……năm……
Người kê khai tài sản
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu biểu số 10/QHCB

BỘ TÀI CHÍNH
…………

 

 

Kế hoạch luân chuyển, đào tạo công chức, viên chức được quy hoạch
(Ban hành kèm theo Quyết định s....ngày....tháng ....... năm…)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Đơn vị công tác

Chức vụ hiện tại

Chức danh QH

Quy hoch giai đoạn

Dự kiến luân chuyển, đào tạo

Ghi chú

Nam

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu biểu số 11/QHCB

ĐẢNG BỘ …………………
CHI BỘ…………………….
-------

 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

……., ngày... tháng... năm......

 

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
(Của chi ủy nơi cư trú về bản thân và gia đình cán bộ, đảng viên)

- H và tên: ………………………………………………………………

- Chức vụ hiện nay: ……………………………………………………………………..

- Tên cơ quan, đơn vị công tác: ………………………………………………………….

1. Việc chấp hành ch trương, chính sách của Đảng và pháp luật ca Nhà nước tại nơi cư trú:

 

2. Về phẩm chất đạo đức, li sống:

 

3. Mối quan hệ với nhân dân nơi cư t;

 

4. Nhận xét khác:

 

Bản nhận xét này được làm tnh 02 bản, 01 bản gửi cho cơ quan, 01 bản lưu tại chi ủy nơi trú

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

T/M CHI ỦY
(Ký, ghi rõ htên)

 

Mẫu biểu số 12/QHCB

Đơn vị ............
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ............

......., ngày .... tháng .... năm....

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo

............................... (người được phân cấp quyết định quy hoạch)

Căn cứ Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 538/QĐ/BTC ngày 24/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 569/QĐ-BTC ngày 28/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế quy hoạch lãnh đạo, quản lý các cấp thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ ........;

Xét đề nghị của ……,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy hoạch chức danh lãnh đạo..... của ........ (theo danh sách đính kèm).

Danh sách quy hoạch được công khai đến tập thể lãnh đạo, cấp ủy đơn vị và cá nhân cán bộ quy hoạch.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ....... (ghi rõ cấp có trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định)./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- ..........
- Lưu: .....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu biểu 12/QHCB

Tên đơn vị....

DANH SÁCH QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO
(Đính kèm Quyết định số .... ngày ... tháng ... năm ...)

STT

Họ và tên

Ngày, tháng năm sinh

Chức vụ hiện tại

Đơn vị công tác

Trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Chức danh quy hoạch

Ghi chú

Nam

Nữ

Trình độ chuyên môn

Loại hình đào tạo

Lý luận chính trị

QL Nhà nước

Ngoại ngữ

Tin học

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu - nếu có)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 569/QĐ-BTC ngày 28/03/2017 Quy chế quy hoạch lãnh đạo, quản lý các cấp thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.390

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.71.34
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!