Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 378/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Hoàng Thị Út Lan
Ngày ban hành: 24/12/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 378/2008/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 24 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO CÁC THÍ SINH TRÚNG TUYỂN ĐẠI HỌC Y, DƯỢC DIỆN ĐÀO TẠO HỆ CHÍNH QUY THEO ĐỊA CHỈ SỬ DỤNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ công văn số 5785/BYT-K2ĐT ngày 19 tháng 8 năm 2008 và công văn số 6187/BYT-K2ĐT ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Bộ Y tế về việc đào tạo nhân lực y tế theo địa chỉ, cử tuyển và kế hoạch đào tạo đại học Y, Dược theo địa chỉ cho các thí sinh đã tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học Y, Dược hệ chính quy có điểm thi trên điểm sàn nhưng chưa trúng tuyển;

Căn cứ Nghị quyết số 28/2008/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Đề án đào tạo và hỗ trợ kinh phí cho các thí sinh trúng tuyển đại học Y, Dược diện đào tạo hệ chính quy theo địa chỉ sử dụng giai đoạn 2009 - 2020;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 2551/TTr-SYT ngày 17 tháng 12 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án đào tạo và hỗ trợ kinh phí cho các thí sinh trúng tuyển đại học Y, Dược diện đào tạo hệ chính quy theo địa chỉ sử dụng giai đoạn 2009 - 2020 với những nội dung chính như sau:

1. Chỉ tiêu đào tạo (từ năm 2009 đến năm 2013): 103 người, cụ thể:

- Bác sĩ đa khoa: 87 người;

- Bác sĩ Y học cổ truyền: 10 người;

- Dược sĩ đại học: 06 người.

2. Đối tượng:

- Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Ninh Thuận đã tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học hệ chính quy theo đề thi chung, cùng khối thi với ngành đào tạo theo địa chỉ sử dụng; có điểm thi trên điểm sàn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được Ủy ban nhân dân tỉnh cử đi học và có cam kết bằng văn bản trở lại địa phương công tác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi tốt nghiệp;

- Các thí sinh đã được đại học Y, Dược thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh xét trúng tuyển đại học Y, Dược đào tạo chính quy theo địa chỉ sử dụng năm 2008 (03 thí sinh chưa được hỗ trợ kinh phí đào tạo);

- Thí sinh trúng tuyển chính thức vào các Trường đại học Y, Dược nếu có cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ trở về địa phương công tác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Nguồn kinh phí và mức kinh phí hỗ trợ:

a) Nguồn kinh phí: ngân sách địa phương;

b) Mức chi hỗ trợ bao gồm:

- Hỗ trợ 100% tiền học phí theo quy định và mức thu thực tế của nhà trường;

- Hỗ trợ tiền sinh hoạt phí hàng tháng (tính 10 tháng trong năm) bằng 50% mức lương tối thiểu theo lộ trình cải cách tiền lương của Nhà nước đối với cán bộ, công chức Nhà nước.

4. Thời gian thực hiện:

Thời gian lựa chọn nguồn thí sinh đào tạo theo Đề án trong 05 năm, bắt đầu từ năm 2009 đến năm 2013; thời gian hỗ trợ kính phí đào tạo đến khi tất cả các thí sinh tốt nghiệp.

Đối với 03 thí sinh đã được cử đi học trong năm 2008: chi bằng nguồn kinh phí đào tạo ngân sách địa phương năm 2008.

(đính kèm Đề án)

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án đào tạo và hỗ trợ kinh phí cho các thí sinh trúng tuyển đại học Y, Dược diện đào tạo hệ chính quy theo địa chỉ sử dụng giai đoạn 2009 - 2020 theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Thị Út Lan

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO CÁC THÍ SINH TRÚNG TUYỂN ĐẠI HỌC Y, DƯỢC DIỆN ĐÀO TẠO HỆ CHÍNH QUY THEO ĐỊA CHỈ SỬ DỤNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 378/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần I

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

1. Sự cần thiết:

Trong những năm qua, nhiều Bác sĩ, Dược sĩ đại học đa số được đào tạo hệ chính quy nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau; cụ thể từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 9 năm 2008 tổng số Bác sĩ, Dược sĩ đại học nghỉ việc là 30 trường hợp (đoàn tụ gia đình: 02; bệnh nan y: 01; thu nhập thấp: 27) chiếm 10% tổng số Bác sĩ, Dược sĩ toàn ngành. Mặt khác, học sinh con em trong tỉnh trúng tuyển chính quy vào các Trường đại học Y, Dược hằng năm rất ít và sau khi tốt nghiệp không trở về địa phương để công tác làm tăng thêm khó khăn cho ngành Y tế vì thiếu nhân lực.

Để tạo nguồn nhân lực Y tế trình độ đại học cho tỉnh ổn định lâu dài, việc ban hành Đề án hỗ trợ kinh phí cho các thí sinh trúng tuyển đại học Y, Dược diện đào tạo hệ chính quy theo địa chỉ sử dụng giai đoạn 2009 - 2020 là rất cần thiết.

2. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ công văn số 5785/BYT-K2ĐT ngày 19 tháng 8 năm 2008 và công văn số 6187/BYT-K2ĐT ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Bộ Y tế về việc đào tạo nhân lực y tế theo địa chỉ, cử tuyển và kế hoạch đào tạo đại học Y, Dược theo địa chỉ cho các thí sinh đã tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học Y, Dược hệ chính quy có điểm thi trên điểm sàn nhưng chưa trúng tuyển.

3. Tình hình nhân lực y tế:

Theo thống kê tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2008, dân số toàn tỉnh có 583.000 người. Số cán bộ, công chức, viên chức Y tế là: 1.529; trong đó, tuyến tỉnh: 881 người; tuyến huyện: 347 người; tuyến xã: 301 người. Số Bác sĩ/10.000 dân là: 4,6; Dược sĩ đại học/10.000 dân là: 0,2; so với mức trung bình cả nước là rất thấp. Số Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ Y học cổ truyền (YHCT), Dược sĩ đại học hiện có cụ thể như sau:

- Tuyến tỉnh: Bác sĩ đa khoa: 118; Bác sĩ YHCT: 02; Dược sĩ đại học: 11;

- Tuyến huyện: Bác sĩ đa khoa: 63; Dược sĩ đại học: 01;

- Tuyến xã: Bác sĩ đa khoa 29/63 (đạt 46% xã có bác sĩ); không có Dược sĩ đại học.

4. Mạng lưới cơ sở Y tế trong tỉnh hiện nay:

a) Tuyến tỉnh: có 15 cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở:

- Bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 500 giường bệnh (đang đầu tư xây dựng mới).

- Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Sơn quy mô 100 giường bệnh.

- Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng quy mô 60 giường.

- Bệnh viện Lao và bệnh Phổi quy mô 50 giường bệnh.

- Trung tâm Chuyên khoa Mắt (có 30 giường lưu).

- Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội (có 30 giường lưu).

- Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản (có 20 giường lưu).

- Trung tâm Y tế dự phòng.

- Trung tâm phòng chống Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng.

- Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm.

- Trung tâm Giám định Y khoa.

- Trung tâm Truyền thông giáo dục - sức khoẻ.

- Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Y tế.

- Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS.

- Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh;

b) Tuyến huyện:

- Có 06 Trung tâm Y tế huyện, thành phố trực thuộc Sở:

+ Trung tâm Y tế thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (có 02 phòng khám đa khoa khu vực (ĐKKV): Tháp Chàm 30 giường, Phan Rang 20 giường).

+ Trung tâm Y tế huyện Ninh Hải (có bệnh viện: 50 giường, phòng khám ĐKKV Nhơn Hải: 20 giường).

+ Trung tâm Y tế huyện Ninh Sơn (có phòng khám ĐKKV Quảng Sơn: 30 giường).

+ Trung tâm Y tế huyện Ninh Phước (có bệnh viện: 80 giường, 2 phòng khám ĐKKV: Phước Diêm: 20 giường, Phú Nhuận: 20 giường).

+ Trung tâm Y tế huyện Bác Ái (có phòng khám ĐKKV: 30 giường, nhà hộ sinh Yên Ninh: 20 giường).

+ Trung tâm Y tế huyện Thuận Bắc (10 giường).

- Có 06 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện, thành phố trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) tỉnh:

+ Trung tâm Dân số KHHGĐ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện Ninh Hải.

+ Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện Ninh Sơn.

+ Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện Ninh Phước.

+ Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện Bác Ái.

+ Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện Thuận Bắc;

c) Tuyến xã, phường: 63/63 xã, phường có trạm Y tế; 29/63 xã, phường có Bác sĩ chiếm tỷ lệ 46%, còn lại 34 xã phường chưa có Bác sĩ, chủ yếu là Y sĩ đa khoa và Y sĩ định hướng sản nhi đang công tác tại các trạm Y tế xã.

5. Đánh giá nhân lực y tế trình độ đại học:

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và tình hình nhân lực y tế hiện nay thì nhân lực y tế trình độ đại học ở các tuyến đều thiếu trầm trọng và chất lượng chuyên môn chưa cao, cụ thể như:

- Tuyến xã: Bác sĩ công tác tại trạm Y tế mới đạt 46% (hầu hết là chuyên tu). Trong khi thực hiện Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm Y tế, người có thẻ Bảo hiểm Y tế khám chữa bệnh ban đầu chủ yếu tại trạm Y tế. Theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần XI, mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu 80% xã, phường có Bác sĩ;

- Tuyến huyện: nhìn chung nhân lực y tế tuyến huyện còn yếu, thiếu cán bộ trình độ đại học trở lên. Bệnh viện huyện thiếu nhiều Bác sĩ nên chưa đảm đương đầy đủ nhiệm vụ, chưa triển khai được nhiều can thiệp chuyên môn;

- Tuyến tỉnh: cả hệ phòng bệnh và khám chữa bệnh đều thiếu Bác sĩ; tỷ lệ bệnh nhân chuyển viện còn cao.

Phần II

NHU CẦU NHÂN LỰC Y TẾ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020

1. Định hướng phát triển về tổ chức bộ máy ngành Y tế đến năm 2020:

Với mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, giảm chuyển viện và sai sót trong kỹ thuật, Bệnh viện tỉnh đang được đầu tư xây mới với quy mô 500 giường bệnh, được lắp đặt trang thiết bị y tế hiện đại, là trung tâm khoa học y tế hàng đầu của tỉnh.

Các bệnh viện chuyên khoa từng bước hình thành, năm 2008 đưa Bệnh viện Lao và bệnh Phổi vào hoạt động; thành lập Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS; Bệnh viện Y học cổ truyền đã được tỉnh phê duyệt sẽ được thành lập vào năm 2009 với quy mô 150 giường.

Các bệnh viện huyện từng bước được nâng cấp mở rộng: Bệnh viện Ninh Phước từ quy mô 80 lên 100 giường bệnh (tương lai sẽ trở thành Bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam của tỉnh); Phòng khám đa khoa khu vực Phước Đại sẽ được nâng cấp thành Bệnh viện huyện Bác Ái; Bệnh viện huyện Thuận Bắc và Ninh Hải đã được tỉnh phê duyệt dự án xây dựng mới; Phòng khám đa khoa khu vực Tháp Chàm đã được xây dựng mới. Các phòng khám ĐKKV Phú Nhuận, Phước Diêm, Quảng Sơn, Nhơn Hải đã được đưa vào kế hoạch xây mới và đầu tư trang bị từ nguồn trái phiếu Chính phủ.

2. Nhu cầu nhân lực y tế trình độ đại học:

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ trướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thì nhu cầu nhân lực y tế trình độ đại học tại Ninh Thuận đến năm 2020 là 383 Bác sĩ đa khoa; 58 Bác sĩ YHCT và 143 Dược sĩ đại học để đáp ứng nhu cầu của các tuyến như sau:

Các cơ sở y tế

Nhân lực y tế

Bác sĩ đa khoa

Bác sĩ YHCT

Dược sĩ đại học

Tuyến xã

Hiện có

29

0

0

Nhu cầu đến 2020

63

0

0

Còn thiếu

34

0

0

Tuyến huyện

Hiện có

63

0

1

Nhu cầu đến 2020

100

18

18

Còn thiếu

37

18

17

Tuyến tỉnh

Hiện có

118

2

11

Nhu cầu đến 2020

220

40

125

Còn thiếu

102

38

114

Tổng toàn ngành

Hiện có

210

2

12

Nhu cầu đến 2020

383

58

143

Còn thiếu

173

56

131

Phần III

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y, DƯỢC CHÍNH QUY THEO ĐỊA CHỈ SỬ DỤNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2020

1. Mục tiêu chung:

- Bổ sung nhân lực cho các cơ sở y tế công lập đang thiếu nhân lực trình độ đại học để kịp thời góp phần cải thiện, tiến tới tăng dần về số lượng và chất lượng các dịch vụ y tế, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tỉnh;

- Bố trí, sử dụng 100% cán bộ y tế được đào tạo theo Đề án về công tác theo đúng nhu cầu và địa chỉ tại địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể:

Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2020, tổ chức đào tạo đại học Y, Dược chính quy theo địa chỉ sử dụng cho học sinh trong tỉnh tại các Trường đại học Y Tây Nguyên và các trường đại học Y Dược gồm các ngành: Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ YHCT và Dược sĩ đại học. Chỉ tiêu đào tạo như sau:

- Năm 2009: 20 chỉ tiêu:

+ Bác sĩ đa khoa: 17.

+ Bác sĩ YHCT: 02.

+ Dược sĩ đại học: 01;

- Năm 2010: 20 chỉ tiêu:

+ Bác sĩ đa khoa: 17.

+ Bác sĩ YHCT: 02.

+ Dược sĩ đại học: 01;

- Năm 2011: 20 chỉ tiêu:

+ Bác sĩ đa khoa: 17.

+ Bác sĩ YHCT: 02.

+ Dược sĩ đại học: 01;

- Năm 2012: 20 chỉ tiêu:

+ Bác sĩ đa khoa: 17.

+ Bác sĩ YHCT: 02.

+ Dược sĩ đại học: 01;

- Năm 2013: 20 chỉ tiêu:

+ Bác sĩ đa khoa: 17.

+ Bác sĩ YHCT: 02.

+ Dược sĩ đại học: 01.

3. Đối tượng:

a) Được hỗ trợ theo Đề án:

- Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Ninh Thuận thuộc KV1, KV2-NT, KV2 đã tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học hệ chính quy theo đề thi chung, cùng khối thi với ngành đào tạo theo địa chỉ; có điểm thi trên điểm sàn được nhà trường xét tuyển và Ủy ban nhân dân tỉnh cử đi học theo hình thức này, thí sinh có cam kết bằng văn bản trở lại địa phương đã cử đi học công tác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi tốt nghiệp.

- Các thí sinh đã được đại học Y, Dược thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận xét trúng tuyển đại học Y, Dược chính quy theo địa chỉ sử dụng năm 2008 đang học tại đại học Y, Dược thành phố Hồ Chí Minh chưa được hỗ trợ.

- Thí sinh trúng tuyển chính thức vào các Trường đại học Y, Dược nếu có cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ trở về địa phương công tác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Không được hỗ trợ theo Đề án: thí sinh diện cử tuyển đại học (đã có chế độ riêng).

Phần IV

HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO THÍ SINH TRÚNG TUYỂN ĐẠI HỌC Y, DƯỢC CHÍNH QUY THEO ĐỊA CHỈ SỬ DỤNG

1. Mục đích hỗ trợ: nhằm tạo điều kiện để thí sinh của tỉnh trúng tuyển đại học Y, Dược chính quy theo địa chỉ sử dụng có đủ kinh phí theo học 06 năm, sau khi tốt nghiệp về phục vụ lâu dài, bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng hiệu quả chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong tỉnh.

2. Kinh phí đào tạo:

a) Nguồn kinh phí thực hiện: ngân sách địa phương;

b) Mức kinh phí hỗ trợ:

- Hỗ trợ 100% tiền học phí theo quy định và mức thu thực tế của nhà trường.

- Hỗ trợ tiền sinh hoạt phí hàng tháng (tính 10 tháng trong năm) bằng 50% mức lương tối thiểu theo lộ trình cải cách tiền lương của Nhà nước đối với cán bộ, công chức Nhà nước;

c) Kinh phí đào tạo giai đoạn 2009 - 2020:

* Kinh phí đào tạo giai đoạn 2009 - 2020 được tính cụ thể cho từng năm học cho đến hết thời gian của mỗi khoá học (thời gian của mỗi khoá học là 06 năm).

- Dự kiến kinh phí đào tạo cho 01 người/năm học, bao gồm các khoản quy định tại điểm b Phần thứ IV, như sau:

+ Học phí: 12.000.000đồng/người/năm (tạm tính của Đại học Y, Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2008).

+ Chi sinh hoạt phí (tùy theo mức lương tối thiểu của từng năm), tạm tính theo mức lương tối thiểu năm 2008: 540.000 đồng x 50% = 270.000 đồng/tháng.

- Tổng kinh phí đào tạo cho 01 người/năm học:

12.000.000 đồng + (270.000 đồng x 10 tháng) = 14.700.000 đồng.

* Kinh phí đào tạo dự kiến theo chỉ tiêu cho từng năm học, kể cả 03 thí sinh (t/s) đã được cử đi học năm 2008, cụ thể như sau:

- Năm học 2008 - 2009:

03 t/s x 14.700.000 đồng = 44.100.000 đồng.

- Năm học 2009 - 2010:

(20 t/s x 14.700.000 đồng) + 44.100.000 đồng = 338.100.000 đồng.

- Năm học 2010 - 2011:

(20 người x 14.700.000 đồng) + 338.100.000 đồng = 632.100.000 đồng.

- Năm học 2011 - 2012:

(20 người x 14.700.000 đồng) + 632.100.000 đồng = 926.100.000 đồng.

- Năm học 2012 - 2013:

(20 người x 14.700.000 đồng) + 926.100.000 đồng = 1.220.100.000 đồng.

- Năm học 2013 - 2014:

(20 người x 14.700.000 đồng) + 1.220.100.000 đồng = 1.514.100.000 đồng.

- Năm học 2014 - 2015:

1.514.100.000 đồng - 44.100.000 đồng = 1.470.000.000 đồng.

- Năm học 2015 - 2016:

1.514.100.000 đồng - 338.100.000 đồng = 1.176.000.000 đồng.

- Năm học 2016 - 2017:

1.514.100.000 đồng - 632.100.000 đồng = 882.000.000 đồng.

- Năm học 2017 - 2018:

1.514.100.000 đồng - 926.100.000 đồng = 588.000.000 đồng.

- Năm học 2018 - 2019:

1.514.100.000 đồng - 1.220.100.000 đồng = 294.000.000 đồng.

3. Trách nhiệm của thí sinh được cử đi học:

a) Trong thời gian đào tạo: chấp hành nghiêm nội quy, quy chế đào tạo của trường; sau mỗi học kỳ và kết thúc năm học phải gửi kết quả học tập về Sở Y tế;

b) Sau khi tốt nghiệp: trở về địa phương đúng thời gian quy định; chấp hành quyết định phân công của cơ quan có thẩm quyền và thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi công tác, làm việc; thời gian làm việc ít nhất là 10 (mười) năm.

4. Bồi thường kinh phí đào tạo:

a) Các trường hợp phải bồi thường: các thí sinh được Ủy ban nhân dân tỉnh cử đi học, hỗ trợ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải bồi hoàn kinh phí đào tạo được hỗ trợ và cộng thêm lãi suất ngân hàng:

- Bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự thôi học nhưng không có lý do chính đáng được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.

- Trở về tỉnh không đúng thời gian quy định.

- Không chấp hành sự phân công công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định sau khi tốt nghiệp.

- Thời gian công tác chưa đủ 10 (mười) năm theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Bị kỷ luật không được phân công công tác sau khi tốt nghiệp hoặc bị thôi việc trong thời gian đang chấp hành sự phân công công tác.

- Tự ý bỏ việc hoặc xin chuyển sang các doanh nghiệp, ra khỏi tỉnh khi chưa hết thời hạn công tác bắt buộc theo quy định;

b) Cách tính bồi thường: áp dụng theo Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức và Thông tư số 130/2005/TT-BNV ngày 07 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP để tính bồi thường kinh phí đào tạo.

5. Bố trí, phân công công tác sau khi tốt nghiệp: các thí sinh được cử đi học theo địa chỉ sử dụng sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương theo sự bố trí, phân công công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(Đính kèm phụ lục dự kiến phân bổ sinh viên sau khi tốt nghiệp hằng năm)

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất nhu cầu đào tạo theo địa chỉ sử dụng từng chuyên ngành gửi Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 01 tháng 12 hằng năm;

- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo làm việc với các trường đại học Y, Dược đồng ý đào tạo cho tỉnh để xây dựng danh sách thí sinh, điểm trúng tuyển diện đào tạo theo địa chỉ sau khi các trường công bố điểm thi và điểm trúng tuyển để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế;

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ký hợp đồng đào tạo với các trường sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển.

2. Sở Tài chính: tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Đề án đào tạo đại học Y, Dược chính quy diện đào tạo theo địa chỉ giai đoạn 2009 - 2020 theo quy định.

3. Sở Nội vụ: tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ biến chế hằng năm để tiếp nhận học viên sau khi tốt nghiệp./.

 

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN PHÂN BỔ SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP

(đính kèm theo Đề án)

Năm phân bổ công tác

Số lượng

Chuyên ngành

Đơn vị tiếp nhận

2014

02

Bác sĩ đa khoa

Bệnh viện tỉnh

01

Dược sĩ đại học

2015

15

Bác sĩ đa khoa

Bệnh viện tỉnh

01

Dược sĩ đại học

02

Bác sĩ đa khoa

Bệnh viện ĐKKV Ninh Sơn và các Bệnh viện huyện

02

Bác sĩ YHCT

Bệnh viện YHCT

2016

10

Bác sĩ đa khoa

Bệnh viện tỉnh

02

Bác sĩ YHCT

Bệnh viện YHCT

07

Bác sĩ đa khoa

Bệnh viện ĐKKV Ninh Sơn và các Bệnh viện huyện

01

Dược sĩ đại học

2017

07

Bác sĩ đa khoa

Bệnh viện tỉnh

10

Bác sĩ đa khoa

Bệnh viện ĐKKV Ninh Sơn và các Bệnh viện huyện

01

Bác sĩ YHCT

01

Dược sĩ đại học

01

Bác sĩ YHCT

Bệnh viện YHCT

2018

07

Bác sĩ đa khoa

Bệnh viện tỉnh

10

Bác sĩ đa khoa

Bệnh viện ĐKKV Ninh Sơn và các Bệnh viện huyện

01

Dược sĩ đại học

01

Bác sĩ YHCT

01

Bác sĩ YHCT

Bệnh viện YHCT

2019

07

Bác sĩ đa khoa

Bệnh viện tỉnh

10

Bác sĩ đa khoa

Bệnh viện ĐKKV Ninh Sơn và các Bệnh viện huyện

01

Dược sĩ đại học

01

Bác sĩ YHCT

01

Bác sĩ YHCT

Bệnh viện YHCT

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 378/2008/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 về Đề án đào tạo và hỗ trợ kinh phí cho thí sinh trúng tuyển đại học Y, Dược diện đào tạo hệ chính quy theo địa chỉ sử dụng giai đoạn 2009 - 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.445

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.193.172
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!