Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 36/1998/QĐ-BCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp Người ký: Lê Huy Côn
Ngày ban hành: 02/06/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/1998/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH GIÁ KHẢO SÁT XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính  phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;

Căn cứ “Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 và sửa đổi bổ sung Điều lệ số 92/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ;

Căn cứ công văn số 768/BXD/VKT ngày 02 thán 6 năm 1998 của Bộ Xây dựng về việc thỏa thuận giá khảo sát xây dựng chuyên ngành điện;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này tập “Giá khảo sát xây dựng chuyên ngành các công trình điện”. Tập giá này thay thế tập Giá khảo sát xây dựng chuyên ngành các công trình điện ban hành tại Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp số 2430-QĐ/KH&ĐT ngày 12/12/1997.

Điều 2. Tập Giá này có hiệu lực thi hành trong toàn quốc kể từ ngày 0101/1997 cho đến khi có quyết định mới.

Những khối lượng khảo sát hoàn thành đã nghiệm thu thanh quyết toán thì không được điều chỉnh theo tập Giá này.

Điều 3. Các đồng chí: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ chức năng thuộc Bộ, Tổng Giám đốc các Tổng Công ty, Giám đốc các Sở Công nghiệp và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3,
- Bộ Xây dựng,
- Bộ KH&ĐT,
- Bộ Tài chính,
- Lưu VP, KHĐT.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG




Lê Huy Côn

 

THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

I. Quy định chung

1. Tập giá khảo sát chuyên ngành điện này là căn cứ dùng để ký kết hợp đồng giao nhận thầu và thanh toán khối lượng công tác khảo sát xây dựng thuộc nguồn vốn trong kế hoạch Nhà nước các công trình nguồn và lưới điện (gọi tắt là công trình điện) do các tổ chức khảo sát trong ngành thực hiện.

2. Đối với công trình điện đầu tư xây dựng tại Việt Nam bằng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thì giá khảo sát được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư và tổ chức khảo sát, theo giá khảo sát quốc tế hoặc khu vực.

3. Những sản phẩm khảo sát mà ngành điện chưa có giá thì được áp dụng giá tương ứng do các Bộ khác ban hành.

4. Tập giá khảo sát này thay thế cho tập giá khảo sát công trình điện đã ban hành kèm theo quyết định số 360 NL/XDCB ngày 11 tháng 7 năm 1990 của Bộ Năng lượng và tập giá ban hành tại quyết định số 2430/QĐ-KHĐT ngày 12/12/1997 của Bộ Công nghiệp.

I. Cơ sở để lập giá khảo sát

Tập giá khảo sát công trình điện được lập trên cơ sở:

1. Định mức dự toán khảo sát xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 177/BXD/VKT ngày 17 tháng 7 năm 1995 của Bộ Xây dựng.

2. Thông tư hướng dẫn việc lập và quản lý giá khảo sát xây dựng số 22 BXD/VKT ngày 17 tháng 7 năm 1995 của Bộ Xây dựng.

3. Các quy trình, quy phạm kỹ thuật của công tác khảo sát.

4. Các chế độ chính sách của Nhà nước về tiền lương, tài chính... đối với công tác khảo sát tại thời điểm quý I/1996.

5. Giá vật liệu: tính theo giá quy định của Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng, có sự thỏa thuận của Uỷ ban Vật giá Nhà nước trong văn bản số 219/VKT-CP ngày 19 tháng 3 năm 1996.

6. Giá dự toán ca máy:

Lấy theo giá ca máy trong thông tư số 22 BXD/VKT ngày 17 tháng 7 năm 1995 và giá ca máy trong bảng giá ban hành kèm theo quyết định số 57/BXD-VKT ngày 30 tháng 3 năm 1994 của Bộ Xây dựng.

II. Nội dung và cơ sở xác định từng thành phần chi phí trong giá khảo sát

Giá các loại công tác khảo sát được lập theo công thức sau:

Gi = (CTi + Pi) x (1 + Lđm) x (1+ ti)

Trong đó:

- Gi  : Giá loại công tác khảo sát i, (đ)

- CTi : Chi phí trực tiếp cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát i (đ)

- Pi   : Chi phí chung cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát i (đ)

- Lđm: Tỷ lệ lãi và thuế cho công tác khảo sát theo quy định hiện hành(%)

- ti    : Tỷ lệ định mức chi phí chỗ ở tạm thời tính theo loại công tác khảo

sát i theo quy định hiện hành %.

Từng yếu tố trên được tính như sau:

1. Chi phí trực tiếp (Cti)

Cti = Cvi + Cni + Cmi

Trong đó:

- Cvi : Chi phí vật liệu cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát i (đ)

- Cni : Chi phí nhân công cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát i (đ)

- Cmi: Chi phí sử dụng máy, thiết bị cho một đơn vị khối lượng công tác

khảo sát i (đ)

Từng yếu tố trên được tính như sau:

1.1. Chi phí vật liệu

Chi phí vật liệu được tính trên cơ sở định mức dự toán khảo sát xây dựng. Giá vật liệu, vật tư tính đến hiện trường theo giá ở thời điểm quý I/1996 do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

1.2. Chi phí nhân công

Chi phí nhân công trong giá khảo sát được xác định trên cơ sở định mức dự toán khảo sát xây dựng, thông tư hướng dẫn việc lập giá và quản lý giá khảo sát. Tiền lương cấp bậc công việc theo bảng lương A2 và A6 Nghị định 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ.

Tiền lương ngày công bao gồm:

a. Lương cấp bậc: Tính theo bảng lương: Tính theo bảng lương A2 và A6 Nghị định 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993.

b. Các khoản phụ cấp

- Phụ cấp lưu động khảo sát      : 40% lương tối thiểu

- Phụ cấp trách nhiệm                 : 2% lương tối thiểu

- Phụ cấp không ổn định sản xuất : 15% lương tối thiểu

- Lương phụ (phép, lễ, tết...)      : 23% lương tối thiểu

- Chi phí khoán cho công nhân   : 6% lương tối thiểu

1.3. Chi phí sử dụng máy (Cmi)

Chi phí sử dụng máy, thiết bị được xác định trên cơ sở định mức dự toán khảo sát xây dựng và bảng giá chi phí máy thiết bị khảo sát kèm theo thông tư số 22 BXD/VKT ngày 17/7/1995 bảng giá ca máy số 57 BXD/VKT ngày 30/3/1994.

- Đối với một số loại máy chuyên dùng thì giá ca máy tính trên cơ sở mặt bằng giá quý II/1994 và tỷ lệ khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên theo quyết định 507/TC-DTXD ngày 02/7/1986 của Bộ Tài chính.

2. Chi phí chung:

Tỷ lệ Chi phí chung theo loại công tác khảo sát tính bằng 70% chi phí nhân công.

3. Lãi và thuế:

Tính theo qui định hiện hành tính bằng 10% giá thành khảo sát

4. Chi phí chỗ ở tạm thời cho công tác khảo sát

Tính bằng tỷ lệ % so với tổng giá thành cộng với lợi nhuận định mức và thuế  phù hợp với loại công tác khảo sát, cụ thể là:

- 5% đối với công tác khoan máy, khoan tay, thí nghiệm hiện trường, đào, địa vật lý.

- 6% đối với công tác đo đạc địa hình, đo vẽ bản đồ địa chất công trình.

- Các công tác thí ghiệm trong phòng và công tác khác ở trong phòng không được tính chi phí này.

III. Các chi phí chưa tính trong giá khảo sát

1. Những chi phí được lập dự toán riêng

a. Chi phí chuyển quân và vận chuyển máy, thiết bị, từ trụ sở cơ quan đến địa điểm khảo sát và ngược lại. Chi phí vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.

b.Chi phí làm đường và nền khoan với khối lượng đào đắp lớn hơn 5m3.

c. Chi phí cho công tác khí tượng, thủy văn.

d. Chi phí đền bù (nếu có).

e. Chuyên gia nước ngoài (nếu có) thuê và dịch tài liệu ra tiếng nước ngoài.

h. Chi phí cho công tác phát cây.

i. Chi phí cho công tác làm kho mẫu.

2. Các khoản phụ cấp khác theo lương

Các khoản phụ cấp khác theo lương chưa tính hoặc tính chưa đủ vào đơn giá như phụ cấp lưu động, khu vực, thu hút, độc hại... thì giá khảo sát được xác định theo công thức:

GĐ/C = Gg [1 + A1 (F1b1 + F2b2) 1,7 . 1.1 . t]

t = 1,05 - đối với công tác khoan, đào, TN hiện trường, địa vật lý

t = 1,06 - đối với công tác đo đạc, đo vẽ bản đồ địa chất công trình

Trong đó:

- GĐ/C : Là giá để hợp đồng và thanh toán của sản phẩm khảo sát thuộc công trình có các khoản phụ cấp trên.

- Gg : Là giá gốc trong tập giá này

- A1 : Tỷ trọng tiền lương trực tiếp trong giá gốc

- F1 : Các khoản phụ cấp tính theo lương tối thiểu chưa tính hoặc chưa tính đủ trong giá gốc

- F2 : Các khoản phụ cấp tính theo lương cấp bậc chưa tính hoặc chưa tính đủ trong giá gốc

- b1: Hệ số lương tối thiểu so với lương trong giá gốc

- b2: Hệ số lương cấp bậc so với lương trong giá gốc

- 1,7: Chi phí chung

- 1,1: Lãi và thuế

- 1,05 (1,06): Chi phí chỗ ở tạm thời

Bảng hệ số tỷ trọng tiền lương trực tiếp trong giá gốc

STT

Danh mục sản phẩm khảo sát

Hệ số A1

Hệ số b1

Hệ số b2

1

Đo vẽ địa hình

0,612

0,29

0,61

2

Khoan tay, đào hố, rãnh

0,431

0,29

0,61

3

Khoan máy các loại, TNĐCTV, cấp nước

0,198

0,27

0,62

4

Địa vật lý

0,200

0,29

0,31

5

Đo vẽ bản đồ ĐCCT

0,619

0,24

0,62

6

Thí nghiệm trong phòng

0,417

0,29

0,61

7

Thí nghiệm hiện trường, đặt ống quan trắc

0,274

0,27

0,62

8

Đào lò ngang, giếng đứng

0,206

0,24

0,62

3.Công tác lập phương án và báo cáo hồ sơ khảo sát

Công tác lập phương án và báo cáo hồ sơ khảo sát bao gồm từ khâu lập đề cương khảo sát, theo dõi, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, nghiệm thu tài liệu gốc đến hoàn thành báo cáo được xác định bằng tỷ lệ % so với giá trị sản lượng của công tác khảo sát và được tính theo các tỷ lệ % sau đây:

- Đối với công tác khảo sát địa chất, thủy văn : 5%

- Đối với công tác khảo sát địa hình : 6%

Phần thứ nhất.

GIÁ CÔNG TÁC KHOAN VÀ ĐÀO

Chương 1.

CÔNG TÁC ĐÀO HỐ, RÃNH, LÒ, GIẾNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG

I- ĐÀO HỐ, RÃNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị, thăm thực địa

- Tiến hành đào, xúc, vận chuyển đất đá từ dưới lên miệng hố, rãnh, đổ đất theo đúng cự ly quy định lấy mẫu thí nghiệm trong hố, rãnh đào, chống, chen hố đào (nếu phải chống).

- Lập hình trụ, hình trụ khai triển hố đào, rãnh đào

- Lấp hố, rãnh đào, xây mốc đánh dấu

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh hồ sơ hình trụ, nghiệm thu và bàn giao tài liệu gốc.

2. Điều kiện áp dụng

- Tiết diện hố đào :                    1,2m x 0,8m

- Cấp đất đá:                             Theo phụ lục số 1

- Địa điểm hố, rãnh đào khô ráo

3. Khi đào khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá được nhân với các hệ số sau:

- Trường hợp địa hình hố đào, rãnh đào lầy lội,
khí hậu khắc nghiệt, khó khăn trong việc thi công:                      K = 1,20

- Đào thăm dò vật liệu xây dựng phải lấy mẫu công nghệ, đất đào lên đổ thành đống cách miệng hố từ > 2 ÷ 5m :                                                                       K = 1,11

- Đào trong điều kiện có nước mạch chảy vào hố

+ Với lưu lượng q ≤ 1m3/h :                                                       K = 1,07

+ Với lưu lượng q > 1m3/h :                                                       K = 1,14

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Công tác xác định vị trí cao độ, tọa độ hố đào, rãnh đào

- Công tác thí nghiệm mẫu và thí nghiệm địa chất thủy văn tại hố đào, rãnh đào.

5. Bảng giá

a- Đào không chống

Đơn vị tính: đ/1m3

Số TT

Độ sâu hố đào

Cấp đất đá

I-III

IV-V

1

Đến 2m

112.536

151.405

2

Đến 4m

121.069

164.365

b- Đào có chống

Đơn vị tính: đ/1m3

Số TT

Độ sâu hố đào

Cấp đất đá

I-III

IV-V

1

Đến 2m

215.860

269.584

2

Đến 4m

233.018

293.062

3

Đến 6m

257.036

329.088

II- ĐÀO LÒ NGANG

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, nghiên cứu hộ chiếu. Chuẩn bị vật tư máy móc, lắp đặt thiết bị.

- Đào các công trình thoát nước, bể chứa nước, lắp đường ống

- Mở cửa lò, gia cố bằng bê tông hay chống bằng gỗ

- Thi công thuần túy: Khoan lỗ, nạp lỗ, thông gió, xúc vận chuyển, lấy mẫu mô tả... Đặt đường ray, lắp ráp các phụ kiện, rửa lò.

- Thu thập, lập tài liệu gốc

- Thu dọn bàn giao ca

2. Điều kiện áp dụng

- Tiết diện lò : S = 4 m2 (không chống)

S = 4,84 m2 (có chống)

- Vật tư cấp tại cửa lò

- Điều kiện thông gió, điện nước, đầy đủ

3. Khi đào khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá được nhân với các hệ số sau:

- Khi đào lò ở vùng rừng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, đi lại khó khăn : K = 1,15

- Đào lò ở độ sâu từ > 100 ÷ 150m thì đơn giá được nhân với K = 1,2 giá ở độ sâu đến 100m.

- Đào lò ở độ sâu từ 150 ÷ 200m thì đơn giá được nhân với K = 1,2 giá ở độ sâu đến 150m.

- Đào lò ở cấp đất đá X-XI thì đơn giá được nhân với K = 1,2 giá cấp VIII-IX ở các độ sâu tương ứng.

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Xác định cao, tọa độ lò

- San ủi mặt bằng ngoài cửa lò

- Khoan phục vụ đo địa vật lý, thí nghiệm

5. Bảng giá

a- Đào không chống

Đơn vị tính: đ/m3

Số TT

Độ sâu lò ngang (m)

Cấp đất đá

I-III

IV-V

VI-VII

VIII-IX

1

Đến 50m

1.159.079

1.203.167

1.237.930

1.412.866

2

> 50m ÷ 100m

1.275.063

1.323.357

1.361.758

1.525.096

b- Đào có chống

Đơn vị tính: đ/m3

Số TT

Độ sâu lò ngang (m)

Cấp đất đá

I-IV chống 5 vỉ

V-VI chống 2 vỉ

1

Đến 50m

1.861.027

1.335.994

2

> 50m ÷ 100m

2.047.327

1.706.700

III- ĐÀO GIẾNG ĐỨNG

1. Nội dung công việc

- Chuẩn bị vật tư, máy, nghiên cứu nội dung thiết kế

- Lắp đặt thiết bị, tiến hành thi công. Bao gồm: khoan lỗ mìn trước khi khoan phải căn, dọn hết đá con để tránh sự cố

- Nạp, nổ, thông gió: phương pháp nổ mìn visai, dùng năng lượng bằng máy nổ mìn chuyên dùng hoặc nguồn pin

- Phá đá quá cỡ, căn vách, thành đảm bảo an toàn

- Xúc và vận chuyển. Lấy mẫu đến kho trong nội bộ công trình. Rửa vách, thu thập mô tả, lập tài liệu gốc.

- Chống giếng: chống liền vỉ hoặc chống thưa

- Lắp sàn và thang đi lại, sàn cách đáy giếng 6m, mỗi sàn cách nhau từ 4÷5m.

- Lắp đường ống dẫn hơi, nước, ống gió, điện

- Thu dọn, bàn giao ca

2. Điều kiện áp dụng

- Tiết diện giếng: 3,3m x 1,7m = 5,61m2

- Đào trong đất đá không có nước ngầm

3. Khi đào khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá được nhân với các hệ số sau:

- Đào trong điều kiện có nước ngầm

+ Với lưu lượng q < 0,5m3/h :                                        K = 1,09

+ Với lưu lượng q > 0,5m3/h :                                        K = 1,18

- Đào giếng ở vùng rừng núi, khí hậu khắc nghiệt,
đi lại khó khăn :                                                             K = 1,12

4. Các công việc chưa tính vào giá

- Lấy mẫu thí nghiệm và thí nghiệm mẫu

- Khoan để đo địa vật lý

- Xác định cao tọa độ giếng

5 Bảng giá

Đơn vị tính: đ/m3

Số TT

Độ sâu giếng

Cấp đất đá

I-III

IV-V

VI-VII

VIII-IX

1

Đến 10m

828.446

994.285

1.193.216

1.431.786

2

Đến 20m

994.285

1.193.216

1.431.786

1.718.218

3

Đến 30

1.193.216

1.431.786

1.718.218

2.061.859

Chương 2.

CÔNG TÁC KHOAN TAY

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, chuẩn bị dụng cụ

- Lập phương án thi công, thăm thực địa, làm nền khoan <5 m3

- Lắp đặt, tháo dỡ, bảo hành trang thiết bị, vận chuyển trong nội bộ công trình trong phạm vi 300m

- Khoan thuần túy, lấy mẫu

- Hạ nhổ ống chống

- Mô tả địa chất công trình, địa chất thủy văn trong khi khoan

- Lập hình trụ hố khoan

- Lấp lỗ khoan, san lấp nền khoan

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh tài liệu gốc, nghiệm thu và bàn giao

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp đất đá: theo phụ lục số 3

- Lỗ khoan thẳng đứng (vuông góc với mặt phẳng nằm ngang), địa hình nền khoan khô ráo

- Hiệp khoan dài 0,5m

- Chống ống ≤ 50% chiều lỗ khoan

- Khoan khô

- Đường kính lỗ khoan đến 132mm

3. Khi khoan khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá được nhân với các hệ số sau:

- Đường kính lỗ khoan > 132mm                        :           K = 1,07

- Khoan không chống ống                                 :           K = 0,80

- Chống ống > 50% chiều dài lỗ khoan               :           K = 1,07

- Địa hình khoan lầy lội, khó khăn                       :           K = 1,13

- Khoan trên sông nước                                     :           K = 1,33

- Khoan trong cát đùn, cát cháy, có áp lực         :           K = 1,33

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Công tác làm đường và nền khoan > 5 m3

- Hao phí (vật liệu, nhân công máy) cho công tác kết cấu phương tiện nổ (lắp ráp, thuê phao, phà, thuyền...) được lập dự tóan riêng.

- Công tác thí nghiệm mẫu và các thí nghiệm cơ địa, địa chất thủy văn khác.

- Công tác xác định vị trí cao, tọa độ lỗ khoan trước và sau khi khoan

- Công tác vận chuyển mẫu về nơi thí nghiệm

5. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/m3

Số TT

Độ sâu lỗ khoan

Cấp đất đá

I-III

IV-V

1

Đến 10m

129.916

187.354

2

Đến 20m

132.029

192.346

3

Đến 30

144.750

211.059

Chương 3.

CÔNG TÁC KHOAN XOAY BƠM RỬA BẰNG ỐNG MẪU TRÊN CẠN

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ chuẩn bị dụng cụ, vật tư thiết bị

- Lập phương án, thăm thực địa, làm nền khoan (khối lượng đào đắp <5m3). Vận chuyển trong nội bộ công trình.

- Lắp ráp, tháo dỡ thiết bị khoan, bảo hành, bảo dưỡng thiết bị, chỉ đạo sản xuất

- Khoan thuần túy, lấy mẫu thí nghiệm và mẫu lưu

- Đo mực nước đầu ca, cuối ca

- Hạ nhổ ống chống

- Mô tả địa chất công trình, địa chất thủy văn trong quá trình khoan

- Lập hình trụ hố khoan

- Lấp và xây mốc lỗ khoan, san lấp nền khoan

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiệm thu và bàn giao tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp đất đá (theo phụ lục số 2)

- Lỗ khoan thẳng đứng (vuông góc với mặt phẳng nằm ngang)

- Địa hình nền khoan khô ráo

- Đường kính lỗ khoan đến 160mm

- Chiều dài hiệp khoan 0,5m

- Tổng chiều dài ống chống ≤50% chiều dài lỗ khoan

- Lỗ khoan bơm rửa bằng nước lã

- Bộ máy khoan tự hành

3. Khi khoan các các điều kiện áp dụng trên thì giá được nhân với hệ số sau:

- Khoan xiên                                                                  :           K = 1,13

- Khoan khô                                                                  :           K = 1,1

- Khoan trong hầm lò đường hầm                                  :           K = 1,25

- Khoan không lấy mẫu nõn                                           :           K = 0,80

- Khoan không ống chống                                             :           K = 0,85

- Chiều dài hiệp khoan >0,5m                                         :           K = 0,90

- Tổng chiều dài ống chống>50% chiều dài lỗ khoan       :           K = 1,03

- Địa hình khoan lầy lội khó khăn trong việc thi công       :           K = 1,03

- Máy khoan cố định (không tự hành)                             :           K = 1,03

- Lỗ khoan bơm rửa bằng dung dịch đất sét                   :           K = 1,03

- Đường kính lỗ khoan >160mm                                     :           K = 1,07

- Vùng rừng núi cao, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sản xuất                                     :           K = 1,10

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Công tác thí nghiệm mẫu, thí nghiệm địa chất thủy văn và các thí nghiệm cơ địa khác

- Công tác làm đường khoan và nền khoan(khi khối lượng đào đất >5m3)

- Công tác xác định cao tọa độ hố khoan trước và sau khi khoan

- Vận chuyển mẫu về nới thí nghiệm và kho chứa mẫu nõn

- Công tác cung cấp nước phục vụ khoan

5. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/m

Số TT

Độ sâu lỗ khoan (m)

Cấp đất đá

I-III

IV-VI

VII-VIII

IX-X

XI-XII

1

Đến 30m

324.037

501.641

739.562

906.328

1.318.527

2

Đến 60m

345.989

539.529

804.615

968.160

1.392.850

3

Đến 100m

367.724

588.647

857.662

1.025.316

1.452.920

4

Đến 150m

380.630

620.118

927.022

1.066.459

1.533.455

Khi khoan

- Độ sâu hố khoan đến 200m : K = 1,1 của giá ở độ sâu đến 150m

- Độ sâu hố khoan đến 250m : K = 1,1 của giá ở độ sâu đến 200m

- Độ sâu hố khoan đến 300m : K = 1,1 của giá ở độ sâu đến 250m

6. Công tác cấp nước phục vụ khoan

a- Điều kiện áp dụng: Chi phí tiêu hao máy bơm để tiếp nước (khi hố khoan cần tiếp nước) phục vụ công tác khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu ở trên cạn.

b- Bảng giá

Đơn vị tính: đ/m

Số TT

Độ sâu lỗ khoan (m)

Cấp đất đá

I-III

IV-VI

VII-VIII

IX-X

XI-XII

1

Đến 30m

36.671

56.497

80.730

88.377

109.336

2

Đến 60m

37.903

57.907

84.317

91.687

114.333

3

Đến 100m

40.918

67.329

990.253

106.426

128.037

4

Đến 150m

42.640

73.289

105.659

115.527

144.651

Khi khoan

- Độ sâu lỗ khoan đến 200m : K = 1,1 của giá ở độ sâu đến 150m

- Độ sâu lỗ khoan đến 250m : K = 1,1 của giá ở độ sâu đến 200m

- Độ sâu lỗ khoan đến 300m : K = 1,1 của giá ở độ sâu đến 250m

Chương 4.

KHOAN XOAY BƠM RỬA BẰNG ỒNG MẪU Ở DƯỚI NƯỚC

1. Nội dung công việc

- Như khoan trên cạn, nhưng không làm nền khoan

- Chống ống 100% chiêu dài lỗ khoan

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp đất đá: theo phụ lục số 2

- Tốc độ dưới nước chảy đến 1m/s

- Đường kính lỗ khoan đến 160m

- Chiều dài hiệp khoan : 0,5m

- Lỗ khoan bơm rửa bằng nước lã

- Đã tính phương tiện nổi và bơm nước phục vụ khoan

- Độ sâu hố khoan được xác định từ mặt nước, khối lượng mét khoan tính từ mặt đất thiên nhiên.

3. Khi khoan khác các điều kiện áp dụng trên thì giá được nhân với các hệ số sau:

- Hiệp khoan > 0,5m                                                      :           K = 0,93

- Khoan xiên                                                                  :           K = 1,14

- Đường kính lỗ khoan > 160m                                       :           K = 1,07

- Khoan không lấy nõn                                                   :           K = 0,80

- Lỗ khoan bơm rửa bằng dung dịch sét                         :           K = 1,04

- Khoan khô                                                                  :           K = 1,1

- Tốc độ nước chảy > 1m/s                                           :           K = 1,07

- Tốc độ nước chảy > 2m/s                                           :           K = 1,11

- Tốc độ nước chảy > 3m/s  hoặc nơi có thủy                :           K = 1,14

triều lên xuống

- Vùng rừng núi cao, địa hình phức tạp, giao thông         :           K = 1,10
đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sản xuất

4. Các công việc chưa tính vào giá

- Thí nghiệm mẫu, thí nghiệm địa chất thủy văn và các thí nghiệm khác

- Xác định vị trí cao tọa độ lỗ khoan trước và sau khi khoan

- Vận chuyển mẫu về nơi thí nghiệm và kho mẫu nõn

5- Bảng giá

Đơn vị tính: đ/m

Số TT

Độ sâu lỗ khoan (m)

Cấp đất đá

I-III

IV-VI

VII-VIII

IX-X

XI-XII

1

Đến 30m

489.131

778.447

1.132.872

1.306.462

1.867.953

2

Đến 60m

511.043

824.205

1.239.718

1.402.604

2.007.748

3

Đến 100m

544.398

893.233

1.315.189

1.473.755

2.108.048

4

Đến 150m

598.838

982.556

1.446.708

1.621.130

2.318.853

Ghi chú: Khi độ sâu lỗ khoan đến 200m thì giá nhân với hệ số K = 1,1 đơn giá  lỗ khoan ở độ sâu 150m

Chương 5.

KHOAN ĐẬP CÁP

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị

- Lựa chọn loại choòng, ống nước

- Đo mực nước trong hố khoan

- Đóng ống chống và cắt ống chống bằng que hàn

- Khoan thuần túy, lấy mẫu thí nghiệm, mô tả ĐCTV, ĐCCT, lập hình trụ hố khoan.

- Hoàn chỉnh hồ sơ

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp đất đá: theo phụ lục số 4

- Máy khoan đặt trên phao khoan

- Lỗ khoan được chống theo toàn bộ chiều sâu

- Đường kính lỗ khoan đến 273mm

3. Công việc chưa tính trong giá

- Thí nghiệm mẫu và thí nghiệm địa chất thủy văn, thí nghiệm cơ địa khác

- Hao phí (VL, NC, M) cho công tác kết cấu phương tiện nổi (lắp ráp, thuê báo phương tiện nổi như phao, phà, xà lan...)

- Xác định vị trí cao tọa độ lỗ khoan

4. Khoan khác các điều kiện trên thì giá được nhân với các hệ số sau:

- Khi khoan đặt trên mặt đất                                                       :           K = 0,9

- Đường kính khoan > 273m                                                       :           K = 1,10

- Khoan khô                                                                              :           K = 1,15

- Tốc độ nước chảy > 1m/s                                                       :           K = 1,10

- Tốc độ nước chảy > 2m/s                                                       :           K = 1,15

- Tốc độ nước chảy > 3m/s  hoặc nơi có thủy triều                     :           K = 1,20
lên xuống

- Vùng rừng núi cao, địa hình phức tạp, giao thông                     :           K = 1,15
đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt

5. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/m

Số TT

Độ sâu lỗ khoan (m)

Cấp đất đá

I-II

III-IV

V-IV

1

Đến 20m

978.931

1.824.648

4.152.450

2

Đến 40m

1.299.886

2.161.512

4.531.105

3

Đến 60

1.560.578

2.412.333

4.569.800

Chương VI

KHOAN BCK TRONG LÒ NGANG PHỤC VỤ ĐO ĐỊA VẬT LÝ VÀ ĐO PRESIOMET

1. Nội dung công việc

- Vệ sinh khu vực hố khoan, dọn, rửa nền bằng bàn chải và hơi khí ép. Thổi sạch, khô nền. Đảm bảo nền khoan bằng phẳng.

- Khoan cọc néo, đổ bệ máy, xác định vị trí khoan bằng búa khoan hơi ép. Rửa sạch lỗ khoan. Đặt cọc néo, đổ xi măng. Đổ bệ máy, bê tông đạt mác 200.

- Rải, bắc đường điện, nước, vận chuyển thiết bị, vật tư trong nội bộ công trình.

- Khoan thuần túy, tháo mẫu thay ống khoan, cần khoan

- Khoan doa: cứ 50m lại khoan doa để đo địa vật lý

Yêu cầu đáy lỗ khoan phải nhẵn, không có vết nứt

2. Điều kiện áp dụng

- Hệ thống thông gió trong lò đã hoàn chỉnh

- Đỗi với khoan phục vụ đo địa vật lý

Độ sâu hố khoan trung bình đến 10m, đường kính Φ = 59mm, không lấy mẫu, không lập hình trụ.

- Đối với khoan phục vụ đo presiomet

Khoan bCK trong lò ngang phục vụ thí nghiệm presiomet thì độ sâu hố khoan sâu đến 30m, đường kính hố khoan đến Φ 110mm, phải lấy mẫu thí nghiệm và lập hình trụ hố khoan

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/m

Số TT

Loại hình khoan (m)

Cấp đất đá

I-III

IV-VI

VII-VIII

IX-X

XI-XII

1

Khoan phục vụ đo địa vật lý

565.214

734.570

954.940

1.241.282

1.613.703

2

Khoan phục vụ đo presiomet

1.064.929

1.384.408

1.923.219

3.127.490

3.879.739

Chương 7.

CÔNG TÁC KHOAN GUỒNG XOẮN CÓ LẤY MẪU Ở TRÊN CẠN

1. Nội dung công việc

Giống như công tác khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu ở trên cạn.

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp đất đá: Theo phụ lục số 3

- Lỗ khoan thẳng đứng

- Đường kính lỗ khoan đến 132mm

- Địa hình nền khoan khô ráo

3. Những công việc chưa tính vào giá

- Công tác thí nghiệm mẫu và thí nghiệm địa chất thủy văn tại hố khoan

- Công tác xác định vị trí cao độ, tọa độ hố khoan trước và sau khi khoan

4. Khi khoan khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá được nhân với các hệ số sau:

- Khoan xiên                                                                              : K = 1,15

- Đường kính hố khoan lớn hơn 132mm                                      : K = 1,08

- Địa hình khoan lầy lội khó khăn trong việc thi công                   : K = 1,04

5. Bảng giá

a- Hiệp khoan 0,5m

Đơn vị tính: đ/m khoan

Số TT

Độ sâu lỗ khoan

Cấp đất đá

I-III

IV-V

1

Đến 10m

264.035

321.234

2

Đến 20m

274.377

335.960

3

Đến 30m

285.589

359.170

b- Hiệp khoan 1,0m

Đơn vị tính: đ/1m khoan

Số TT

Độ sâu lỗ khoan

Cấp đất đá

I-III

IV-V

1

Đến 10m

225.372

280.574

2

Đến 20m

235.715

291.115

3

Đến 30m

257.108

320.621

c- Hiệp khoan 1,5m

Đơn vị tính: đ/1,5m khoan

Số TT

Độ sâu lỗ khoan

Cấp đất đá

I-III

IV-V

1

Đến 15m

181.287

214.237

2

Đến 30m

193.049

231.333

Chương 8.

CÔNG TÁC KHOAN GUỒNG XOẮN CÓ LẤY MẪU Ở DƯỚI NƯỚC

1. Nội dung công việc

Giống như công tác khoan guồng xoắn ở trên cạn nhưng không làm nền khoan.

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp đất đá: Theo phụ lục số 3

- Tốc độ nước chảy đến 1m/s

- Lỗ khoan thẳng đứng

- Đường kính lỗ khoan đến 132mm

3. Những công việc chưa tính vào giá

- Công tác thí nghiệm mẫu và thí nghiệm địa chất thủy văn tại hố khoan

- Công tác xác định vị trí cao độ, tọa độ hố khoan trước và sau khi khoan

- Chi phí cho công tác làm bè, phà và thuê bao phương tiện nổi (tàu, thuyền) khi khoan trên sông nước

4. Khi khoan khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá được nhân với các hệ số sau:

- Khoan xiên                                                                              : K = 1,15

- Đường kính hố khoan lớn hơn 132mm                                      : K = 1,08

- Tốc độ nước chảy > 1m/s                                                       : K = 1,08

- Tốc độ nước chảy > 2m/s                                                       : K = 1,12

- Tốc độ nước chảy > 3m/s hoặc nơi có mực nước                    : K = 1,15
lên xuống

5. Bảng giá

a- Hiệp khoan 0,5m

Đơn vị tính: đ/m khoan

Số TT

Độ sâu hố khoan

Cấp đất đá

I-III

IV-V

1

Đến 10m

332.469

399.671

2

Đến 20m

341.542

420.072

3

Đến 30m

362.620

449.415

b- Hiệp khoan 1,0m

Đơn vị tính: đ/1m khoan

Số TT

Độ sâu hố khoan

Cấp đất đá

I-III

IV-V

1

Đến 10m

295.918

371.624

2

Đến 20m

307.367

384.552

3

Đến 30m

341.894

415.424

c- Hiệp khoan 1,5m

Đơn vị tính: đ/m khoan

Số TT

Độ sâu lỗ khoan

Cấp đất đá

I-III

IV-V

1

Đến 15m

230.109

271.249

2

Đến 30m

244.145

288.598

Chương 9.

CÔNG TÁC KHOAN ĐƯỜNG KÍNH LỚN

1. Nội dung công việc

Như công tác khoan guồng xoắn. Nhiệm vụ chủ yếu lỗ khoan tạo lỗ để thực hiện các thí nghiệm địa chất thủy văn hoặc kết cấu giếng, nhồi cọc bê tông.

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp đất đá: Theo phụ lục số 2

- Hố khoan thẳng đứng

- Địa hình nền khoan khô ráo

- Khoan vào trong đất mềm yếu và nham thạch mềm rời

3. Khi khoan khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá khoan đường kính lớn được nhân với các hệ số sau:

- Địa hình nền khoan lầy lội, khó khăn trong việc thi công            K = 1,04

- Nếu khoan vào đá thì không áp dụng định mức này.

4. Những công việc chưa tính vào trong giá

- Công tác xác định vị trí cao tọa độ các hố khoan

- Công tác thí nghiệm địa chất công trình và địa chất thủy văn

5. Bảng giá

a- Đường kính lỗ khoan đến 400mm

Đơn vị tính: đ/1m khoan

Số TT

Độ sâu hố khoan

Cấp đất đá

I-II

III-IV

1

Độ sâu dến ≤10m

461.122

699.784

2

Độ sâu đến > 10m ÷ 20m

505.590

769.458

3

Độ sâu đến > 20m ÷ 30m

556.140

846.404

b- Đường kính lỗ khoan đến 600mm

Đơn vị tính: đ/1m khoan

Số TT

Độ sâu hố khoan

Cấp đất đá

I-II

III-IV

1

Độ sâu dến ≤10m

518.962

791.157

2

Độ sâu đến > 10m ÷ 20m

560.408

856.210

3

Độ sâu đến > 20m ÷ 30m

605.241

924.707

Phần thứ hai.

GIÁ CÔNG TÁC ĐO ĐẠC ĐỊA HÌNH

Chương 1.

CÔNG TÁC KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, thăm thực địa, lập phương án thi công chuẩn bị dụng cụ vật tư, trang thiết bị.

- Khảo sát chọn tuyến, xác định vị trí đặc mốc lần cuối

- Đúc mốc thủy chuẩn

- Rải mốc đến vị trí điểm đã chọn

- Đo thủy chuẩn. Bình sai tính toán lưới thủy chuẩn

- Tu bổ, dấu mốc thủy chuẩn sau khi hoàn thành ngoại nghiệp

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh hồ sơ, can in, đánh máy hồ sơ gốc.

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: theo phụ lục số 9

- Giá tính cho 1km hoàn chỉnh theo quy trình, quy phạm

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/km

Số TT

Loại sản phẩm

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

1

Thủy chuẩn hạng III

229.165

269.583

355.837

495.046

704.178

2

Thủy chuẩn hạng IV

194.845

223.388

288.920

384.917

551.054

3

Thủy chuẩn kỹ thuật

93.068

115.211

144.440

199.222

333.871

Chương 2.

CÔNG TÁC KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, thăm thực địa, lập phương án thi công chuẩn bị dụng cụ vật tư, trang thiết bị.

- Chọn điểm định hướng, phát cây, xác định vị trí điểm lần cuối

- Đúc mốc bê tông, gia công tiêu giá (trường hợp phải dựng tiêu giá)

- Vận chuyển; rải mốc bê tông, rải tiêu giá theo vị trí đã chọn

- Lắp dựng tiêu giá (trường hợp phải dựng tiêu giá)

- Chôn, xây mốc khống chế các loại, đào rãnh bảo vệ mốc, đánh dấu mốc

- Thực hiện các thao tác đo đạc theo quy trình, quy phạm

- Khôi phục, tu bổ mốc sau khi đã hoàn thành ngoại nghiệp

- Bình sai lưới khống chế mặt bằng khu vực

- Kiểm tra chất lượng tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ, can in, đánh máy hồ sơ gốc.

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: theo phụ lục số 8

- Giá tính cho việc thành lập lưới phụ thuộc

3. Khi đo khác với điều kiện áp dụng trên thì giá được nhân với hệ số sau:

Lưới khống chế mặt bằng xây dựng độc lập K = 1,15

4. Bảng giá:

a- Trường hợp không phải dựng tiêu giá

Đơn vị tính: đ/điểm

Số TT

Loại sản phẩm

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

VI

1

Tam giác hạng IV

1.763.800

2.077.802

2.520.151

3.018.701

3.948.424

5.126.122

2

Đường chuyền hạng IV

1.396.330

1.634.835

1.969.261

2.371.906

3.107.886

4.068.231

3

Giải tích cấp 1

789.802

919.719

1.074.101

1.296.086

1.710.075

2.239.631

4

Giải tích cấp 2

264.900

333.821

430.387

585.496

784.026

2.081.211

5

Đường chuyền cấp 1

606.435

737.287

959.747

1.166.366

1.491.674

1.851.501

6

Đường chuyền cấp 2

210.128

275.513

343.971

466.226

647.308

850.770

b- Trường hợp phải dựng tiêu giá

Đơn vị tính: đ/điểm

Số TT

Loại sản phẩm

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

VI

1

Tam giác hạng IV

2.568.165

2.922.586

3.425.561

3.989.790

5.050.871

6.395.293

2

Đường chuyền hạng IV

2.151.688

2.421.517

2.803.939

3.257.107

4.094.132

5.185.835

3

Giải tích cấp 1

1.235.240

1.389.731

1.573.602

1.834.905

2.325.073

2.955.996

4

Đường chuyền cấp 1

1.018.698

1.174.124

1.439.588

1.683.068

2.069.811

2.497.216

Chương 3.

ĐO VẼ CHI TIẾT BẢN ĐỒ

I- ĐO VẼ CHI TIẾT BẢN ĐỒ TRÊN CẠN

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, lập phương án thi công, thăm thực địa

- Công tác lập lưới khống chế chi tiết đo vẽ: toàn bộ từ khâu chọn điểm đo đạc, đo cạnh, tính toán bình sai, lưới tam giác nhỏ, đường chuyền kinh vĩ, đường chuyền toàn đạc, thủy chuẩn đo vẽ.

- Đo vẽ chi tiết từ khâu chấm vẽ lưới tạo ô vuông, bồi bản vẽ, lên tọa độ điểm đo vẽ, đo vẽ chi tiết bản đồ bằng phương pháp toàn đạc, bàn bạc. Vẽ đường đồng mức bằng phương pháp nội suy. Ghép biên, tu sửa bản đồ gốc tự kiểm tra, hoàn chỉnh công tác nội ngoại nghiệp, can in đánh máy nghiệm thu và bàn giao tài liệu gốc

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: phụ lục số 5

- Thanh vẽ, chế tin bản đồ từ 2 mẫu trở lên: tính riêng

- Công tác phát cây phục vụ đo vẽ chi tiết: tính riêng

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/ha

Số TT

Tỉ lệ đo vẽ

Mức cao đều

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

VI

1

1

0.5

667.324

890.070

1.208.493

1.613.952

2.246.422

3.126.742

 

200

1.0

638.458

848.308

1.153.833

1.540.861

2.139.067

3.003.098

2

1

0.5

236.170

319.555

436.116

584.972

818.800

1.146.320

 

500

1.0

226.498

303.129

416.313

557.263

782.205

1.096.952

3

1

0.5

80.623

109.109

149.388

200.951

283.170

384.793

 

1000

1.0

76.953

104.164

142.694

192.007

270.619

367.766

 

 

2.0

73.607

98.326

136.062

182.105

255.816

350.913

4

1

0.5

35.511

49.754

78.056

101.385

141.155

198.137

 

2000

1.0

33.883

47.466

74.486

96.786

134.806

189.231

 

 

2.0

30.628

42.706

67.222

90.353

128.251

179.406

5

1

1.0

20.716

27.531

34.377

48.218

66.071

90.935

 

5000

2.0

19.761

26.261

32.796

45.999

63.050

86.787

 

 

5.0

18.772

23.097

31.168

42.790

65.908

83.494

6

1

1.0

8.116

9.831

13.296

18.158

25.212

35.090

 

10000

2.0

7.747

9.384

12.694

17.331

24.067

33.493

 

 

5.0

7.318

8.915

12.038

16.350

22.762

31.836

II- ĐO VẼ CHI TIẾT BẢN ĐỒ DƯỚI NƯỚC

1. Nội dung công việc

Giống như đo vẽ chi tiết bản đồ ở trên cạn. Đo vẽ bằng phương pháp bàn đạc, toàn đạc và thả dọi căng dây.

2. Điều kiện áp dụng

Cấp địa hình: phụ lục số 5

3. Những công việc chưa tính vào giá

Chi phí cho việc làm phương tiện nổi (tàu, thuyền, phao phà) được lập dự toán riêng.

4. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/ha

Số TT

Tỉ lệ đo vẽ

Mức cao đều

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

VI

1

1

0.5

835.004

1.121.223

1.521.166

2.042.561

2.850.047

3.990.065

 

200

1.0

799.961

1.067.416

1.452.149

1.950.059

2.718.795

3.807.759

2

1

0.5

298.063

402.233

547.495

733.566

1.028.307

1.439.630

 

500

1.0

285.764

381.499

522.577

700.182

982.304

1.376.145

3

1

1.0

96.583

130.918

179.306

241.014

338.772

462.841

 

1000

2.0

92.382

122.663

170.952

228.523

320.954

441.772

4

1

1.0

42.739

60.227

94.584

120.852

170.564

239.271

 

2000

2.0

40.500

57.043

89.758

114.496

162.275

226.840

5

1

2.0

25.101

33.402

41.753

58.524

80.007

109.929

 

5000

5.0

23.823

29.348

39.689

54.430

75.862

105.712

6

1

2.0

9.689

11.866

16.090

21.971

30.491

42.388

 

10000

5.0

9.224

11.288

16.123

20.885

28.988

40.296

Chương 4.

ĐO VẼ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH

I- ĐO VẼ MẶT CẮT TUYẾN CÔNG TRÌNH Ở TRÊN CẠN

1. Nội dung công việc

- Thu thập, nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu địa hình

- Đi thực địa, lập nhiệm vụ kỹ thuật, di chuyển sắp xếp nơi ăn ở trong phạm vi công trình.

- Chuẩn bị máy móc thiết bị, vật tư kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy thiết bị

- Tìm điểm xuất phát, xác định tuyến, các điểm chi tiết, các điểm ngoặt thuộc tuyến công trình.

- Đóng cọc, chọn mốc bê tông

- Đo xác định khoảng cách, xác định độ cao, tọa độ các điểm ngoặt, các điểm chi tiết thuộc tuyến công trình.

- Đo cắt dọc tuyến công trình

- Cắm đường cong của tuyến công trình

- Tính toán nội nghiệp, vẽ trắc đồ dọc tuyến công trình

- Kiểm tra nghiệm thu tài liệu, bản vẽ, bàn giao tài liệu gốc

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: phụ lục số 5

- Giá đo vẽ mặt cắt dọc tuyến công trình được xây dựng trong trường hợp đã có các lưới khống chế độ cao, tọa độ cơ sở. Trường hợp chưa có phải tính thêm.

- Định mức cắm điểm tim công trình trên tuyến tính ngoài giá

- Công tác phát cây tính ngoài giá

- Chỉ áp dụng cho đo vẽ tuyến đường, tuyến kênh mới

3. Khi đo khác với điều kiện áp dụng trên thì giá được nhân hệ số

- Khi đo vẽ mặt cắt dọc tuyến đê, tuyến đường cũ K = 0,79

- Khi đo vẽ mặt cắt dọc tuyến kênh cũ (đo vẽ 2 bờ kênh ở trên cạn) K=1,29)

- Khi đo vẽ mặt cắt dọc tuyến công trình đầu mối (đập đất, đạp tràn, cống tuynen...) K=1,17

- Đo nối cao tọa độ đến điểm đầu và cuối mặt cắt trong phạm vi 1 km. nếu >1km K=1,2

II- ĐO VẼ MẶT CẮT DỌC Ở DƯỚI NƯỚC

1. Nội dung công việc

- Thu thập, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu địa hình

- Đi thực địa, lập nhiệm vụ kỹ thuật, chuẩn bị máy móc, dụng cụ

- Di chuyển trong phạm vi công trình

- Tìm điểm xuất phát, xác định tuyến đo ở trên cạn

- Đo khoảng cách ở trên bờ, đóng cọc, chôn mốc bê tông

- Đo cao, tọa độ các đầu cọc mốc ở trên bờ

- Đo cao độ mặt nước, cao đọ đáy sông, suối, kênh

- Tính toán nội nghiệp, vẽ trắc đồ dọc (cao độ mặt nước, cao độ lòng sông, suối, kênh).

- Kiểm tra hoàn chỉnh tài liệu, bản vẽ

- Nghiệm thu và bàn giao tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: phụ lục 5

- Giá được lập trong trường hợp đã có lưới khống chế cao tọa độ cơ sở các khu vực. Nếu không có phải tính thêm.

- Giá chưa tính đến chi phí cho phương tiện nổi. Chi phí này lập dự toán riêng.

- Công tác xác định vị trí cao, tọa độ các công trình trên tuyến được tính ngoài giá.

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đồng/km

Số TT

Loại sản phẩm

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

VI

1

Mặt cắt trên cạn

752.266

961.622

1.244.321

1.582.313

2.159.604

2.924.715

2

Mặt cắt dưới nước

1.007.526

1.297.419

1.682.287

2.332.107

3.285.474

 

Ghi chú: Nếu phải chôn mốc bê tông tại 2 đầu mặt cắt thì mỗi mặt cắt giá  được tính K=1,20

Chương 5.

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CAO TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM THĂM DÒ

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, lập phương án, thi công thăm thực địa

- Chuẩn bị dụng cụ, vật tư trang thiết bị

- Định vị các điểm khoan, đào, địa vật lý, đo vẽ địa chất v.v... từ thiết kế ra thực địa.

- Kiểm tra đo đạc vị trí thực (cao độ, tọa độ)

- Tính toán cao tọa độ của vị trí xác định, đưa vào bản vẽ thiết kế

- Hoàn chỉnh tài liệu

- Nghiệm thu và bàn giao tài liệu gốc

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: phụ lục số 5

- Giá tính với trường hợp xác định vị trí tọa độ, cao độ các điểm trong trường hợp đã có lưới khống chế cao tọa độ cơ sở của khu vực đo vẽ. Trường hợp phải đo các lưới khống chế thì áp dụng giá chương I, II.

- Xác định cao tọa độ các điểm trên sông nước thì chi phí cho phương tiện nổi tính riêng

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/điểm

Số TT

Loại sản phẩm

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

VI

1

Xác định cao tọa độ các điểm trên cạn

57.550

61.081

64.668

71.336

97.107

132.440

2

Xác định cao tọa độ các điểm dưới nước

74.253

78.843

83.493

92.154

125.312

171.627

Chương 6.

ĐO VẼ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, nhận tuyến ngoài thực địa

- Nghiên cứu đề cương, chuẩn bị vật tư, máy móc

- Chôn cọc mốc, đo điểm chi tiết trên tuyến tỉ lệ 1/5000 và tỉ lệ 1/500

- Đo các góc của tuyến

- Đo mặt cắt nagng ở những nơi rừng núi có độ dốc ≥30o

- Đo phần trên không tại các điểm giao chéo các công trình khác

- Điều tra thông tin liên lạc, giao thông, sông suối, trong hành lang tuyến đến 3km cho đường dây 110kV và 220kV.

* Đối với đường dây 500 kV thêm các phần việc sau:

- Đo mặt cắt ngang ở vùng tuyến đi qua có độ dốc >30o về mỗi bên là 20-25m.

- Điều tra các đường dây thông tin liên lạc, các trạm rada, phát sóng trong phạm vi hành lang tuyến là 5km.

- Những nơi có độ dốc từ 20-30o đo thêm mặt cắt phụ thể hiện nét đứt, sang mỗi bên từ 10-15m.

- Tại cột góc xác định 3 vị trí từ tim tuyến sang mỗi bên là 12m theo đường phân giác.

- Đo bình đồ đoạn vượt sông, vượt quốc lộ, đường sắt tỉ lệ từ 1:1000 ÷ 1:2000.

- Điều tra hành lang tuyến là 100m. Nếu là các công trình xây dựng phải có địa chỉ, kích thước và kết cấu công trình.

- Mặt cắt địa chất được xác định trên mặt cắt dọc tỉ lệ 1:200 và 1:2000

- Vẽ các mặt cắt ngang ở vùng dốc ngang tuyến với độ dốc >30o tỷ lệ 1:200 và 1:2000 tại 1 vị trí 3 mặt cắt nagng cách nhau từ 10÷20m.

- Tính tóan, vẽ và hoàn chỉnh tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: phụ lục số 5

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đồng/100m

Số TT

Loại sản phẩm

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

VI

1

ĐZ 6-10-35kV

178.773

196.668

214.370

232.926

252.386

267.937

2

ĐZ 110kV

205.993

230.955

252.648

269.748

288.372

310.259

3

ĐZ 220kV

249.436

262.155

294.258

325.238

337.759

369.296

4

ĐZ 500kV

322.648

336.077

380.935

419.945

436.135

477.091

- Các tuyến đường dây tải điện khi khảo sát 2 bước (khảo sát sơ bộ và khảo sát kỹ thuật thi công) thì bước khảo sát sơ bộ phục vụ cho báo cáo khả thi giá = 0,30 giá của giá tương ứng trong bảng giá.

- Công tác phục hồi tuyến và bàn giao cho A giá = 0,30 giá của giá tương ứng trong bảng giá.

- Công tác cắm cọc trung gian phục vụ thiết kế bản vẽ thi công giá  = 0,20 giá của giá tương ứng trong bảng giá.

- Công tác khí tượng thủy văn = 2% giá trị khảo sát: bao gồm các phần việc sau:

+ Xác định mực nước ngập hàng năm và thời gian duy trì tại tuyến công trình.

+ Xác định mực nước lớn nhất, mực nước lũ lịch sử tại các đoạn vượt sông.

+ Xác định phân vùng dông sét trong vùng

+ Điều tra thuyền bè qua lại trên sông

+ Đánh giá hiện trạng xói lở bờ sông

+ Tính toán và lập báo cáo

Chương 7.

CÔNG TÁC PHÁT CÂY PHỤC VỤ ĐO VẼ

1. Tỷ lệ diện tích phải phát cây

- Đo vẽ tỉ lệ 1/500: phát cây 50% diện tích đo vẽ có cây cần phải phát

- Đo đạc tỉ lệ 1/1000: phát cây 40% diện tích đo vẽ có cây cần phải phát

- Đo đạc tỉ lệ 1/2000: phát cây 30% diện tích đo vẽ có cây cần phải phát

- Đo đạc tỉ lệ 1/5000: phát cây 20% diện tích đo vẽ có cây cần phải phát

- Đo đạc tỉ lệ 1/10.000: phát cây 5% diện tích đo vẽ có cây cần phải phát

2. Phân loại rừng cho công tác phát cây

+ Loại I: bãi hoặc đồi gianh, lau lách

+ Loại II: Rừng cây con, đường kính các loại cây từ 1 đến 5cm, mật độ cây con, dây leo mọc chiếm 2/3 diện tích và cứ 20m2 có từ 1 đến 5 cây có đường kính lớn hơn 5cm đều bằng và nhỏ hơn 10cm.

+ Loại III: Rừng cây con, đường kính các loại cây từ 1 đến 5cm mọc kín trên mặt đất.

- Rừng cây loại II nhưng cứ 20m2 có từ 6 đến 20 cây đường kính từ 5cm đến 10cm.

- Rừng nứa non mật độ nứa chiếm đến 40% diện tích, thỉnh thoảng có cây con, tre dây leo.

+ Loại IV: Rừng nứa già, mật độ nứa chiếm đến 40% diện tích, thỉnh thoảng có cây con, tre, dây leo.

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/100m2

TT

Loại rừng

I-II

III

IV

1

Mặt cắt tương đối bằng phẳng

2.732

4.269

5.532

2

Có mái dốc

3.073

4.644

6.147

Phần thứ ba.

GIÁ CÔNG TÁC ĐỊA VẬT LÝ

Chương 1.

CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA VẬT LÝ ĐỊA CHẤN

I- THĂM DÒ ĐỊA CHẤN 1 MẠCH BẰNG MÁY ES-125

1. Nội dung công việc

a- Ngoại nghiệp:

- Nhận nhiệm vụ, đề cương công tác và phương án thăm dò địa vật lý

- Thăm thực địa, xác định tuyến đo

- Chuẩn bị vật tư, xe máy, thiết bị thăm dò địa vật lý

- Triển khai các hệ thống đo và tiến hành đo vẽ

+ Lắp đặt máy cùng thiết bị, rải dây, cắm cực. Kiểm tra thiết bị đồng hồ

+ Ra khẩu lệnh phát xung dao động

+ Khởi động máy, tiến hành ghi sóng khúc xạ địa chấn

- Thu dọn máy, thiết bị, kết thúc một quá trình đo

b- Nội nghiệp

- Thu thập và nghiên cứu tài liệu, nhiệm vụ. Lập đề cương kỹ thuật cho phương án đo địa vật lý, thông qua phương án.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kỹ thuật địa vật lý

- Thu thập và ghi chép các số liệu trong quá trình đo. Kiểm tra và chỉnh lý tài liệu thực địa.

- Phân tích tài liệu thực địa. Lập bảng kê, bản vẽ, tính toán các thông số

- Lập báo cáo kỹ thuật, viết thuyết minh

- Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: Theo phụ lục số 6

- Gây sóng chấn động bằng phương pháp đập búa

- Vùng thăm dò không bị nhiễm bởi các sóng dao động nhân tạo khác (như đường giao thông. Khu công nghiệp, thác nước tự nhiên...)

- Khoảng cách giữa các tuyến đo đến 100m

- Độ sâu thăm dò từ 5÷10m

- Máy thăm dò địa chấn 1 mạch sử dụng loại ES-125

3. Khi thăm dò địa chấn khác với điều kiện áp dụng trên thì giá đo địa vật lý địa chấn được nhân các hệ số sau:

- Khoảng cách giữa các tuyến đo >100m                        K = 1,05

- Một điểm quan sát đo với

+ 2 biểu đồ thời khoảng trên 1 đoạn thu                         K = 1,18

+ 3 biểu đồ thời khoảng trên 1 đoạn thu                         K = 1,36

+ 5 biểu đồ thời khoảng trên 1 đoạn thu                         K = 1,45

- Khu vực thăm dò bị nhiễm sóng dao động                   K = 1,18

- Độ sâu thăm dò lớn hơn 10 và đến 15m                       K = 1,23

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Phát cây tuyến thăm dò

- Xác định mạng lưới cao tọa độ của các điểm đo

5. Bảng giá

Đơn vị tính: đồng/1 điểm quan sát vật lý

Phương pháp đo

Đơn vị tính

Khoảng cách giữa tâm các cực thu (m)

Cấp địa hình

 

 

Thăm dò địa chấn 1 mạch

đ/điểm

2

172.807

213.468

bằng máy ES-125

đ/điểm

5

193.006

241.220

II- THĂM DÒ ĐỊA CHẤN 12 MẠCH BẰNG MÁY TRIOSX-12

1. Nội dung công việc

a- Ngoại nghiệp:

- Nhận nhiệm vụ, đề cương công tác và phương án thăm dò địa vật lý

- Thăm thực địa, xác định tuyến đo

- Chuẩn bị vật tư, xe máy, thiết bị thăm dò địa vật lý

- Triển khai các hệ thống đo và tiến hành đo vẽ

+ Lắp đặt máy cùng thiết bị, rải dây, cắm cực. Kiểm tra thiết bị đồng độ. Kiểm tra hệ thống an toàn nổ mìn (nếu có); Kiểm tra giới hạn phông nhiễu, chọn ngưỡng khuyết đại.

+ Khởi động máy, phát xung dao động và tiến hành ghi các dao động địa chấn.

- Thu dọn máy, thiết bị, kết thúc một quá trình đo

b- Nội nghiệp

- Thu thập và nghiên cứu tài liệu, nhiệm vụ. Lập đề cương kỹ thuật cho phương án đo địa vật lý, thông qua phương án.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kỹ thuật địa vật lý

- Thu thập và ghi chép các số liệu trong quá trình đo. Kiểm tra và chỉnh lý tài liệu thực địa.

- Phân tích tài liệu thực địa. Lập bảng kê, bản vẽ, tính toán các thông số

- Lập báo cáo kỹ thuật, viết thuyết minh

- Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: Theo phụ lục số 6

- Gây sóng chấn động bằng phương pháp bắn súng. Số lần bắn là 1 lần

- Vùng thăm dò không bị nhiễm bởi các sóng dao động nhân tạo khác (như đường giao thông. Khu công nghiệp, thác nước tự nhiên...)

- Khoảng cách giữa tâm các cực thu là 5m theo cáp thu

- Nơi đóng quân ở hiện trường gần với khu vực khảo sát địa chấn (<500m)

- Máy thăm dò địa chấn 12 mạch sử dụng loại TRIOSX-12

3. Khi thăm dò địa chấn khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá đo địa vật lý địa chấn được nhân các hệ số sau:

- Khoảng cách thu địa chấn ứng với

+ 2 băng ghi trên 1 đoạn thu                                          K = 1,15

+ 3 băng ghi trên 1 đoạn thu                                          K = 1,30

+ 5  băng ghi trên 1 đoạn thu                                         K = 1,37

+ 7  băng ghi trên 1 đoạn thu                                         K = 1,45

- Khu vực thăm dò bị nhiễm sóng dao động                   K = 1,15

- Khi đo trên sông, suối, ao hồ                                       K = 1,40

- Khoảng cách giữa tâm các cực thu (hệ số so với đơn giá cực thu 10m)

+ Lớn hơn 10m                                                             K = 1,07

+ Lớn hơn 15m                                                             K = 1,15

- Khi sóng địa chấn bằng phương pháp nổ mìn              K = 1,35

- Hệ số khoảng cách giữa nơi đóng quân và tuyến khảo sát

+ Khoảng cách > 500m                                                  K = 1,07

+ Khoảng cách > 1000m                                                K = 1,15

+ Khoảng cách > 1500m                                                K = 1,30

+ Khoảng cách > 2000m                                                K = 1,35

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Phát cây tuyến thăm dò

- Xác định mạng lưới cao tọa độ của các điểm đo

5. Bảng giá

Đơn vị tính: đồng/1 điểm quan sát vật lý

Phương pháp đo

Đơn vị tính

Khoảng cách giữa tâm các cực thu (m)

Cấp địa hình

 

 

Thăm dò địa chấn 1 mạch

đ/điểm

5

370.017

420.823

bằng máy TRIOSX-12

đ/điểm

10

438.712

535.740

III- THĂM DÒ ĐỊA CHẤN 24 MẠCH BẰNG MÁY TRIOSX-24

1. Nội dung công việc

a- Ngoại nghiệp:

- Nhận nhiệm vụ, đề cương công tác và phương án thăm dò địa vật lý

- Thăm thực địa, xác định tuyến đo

- Chuẩn bị vật tư, xe máy, thiết bị thăm dò địa vật lý

- Triển khai các hệ thống đo và tiến hành đo vẽ

+ Lắp đặt máy cùng thiết bị, rải dây, cắm cực. Kiểm tra thiết bị đồng độ. Kiểm tra hệ thống an toàn nổ mìn (nếu có); Kiểm tra giới hạn phông nhiễu, chọn ngưỡng khuyết đại.

+ Khởi động máy, phát xung dao động và tiến hành ghi các dao động địa chấn.

- Thu dọn máy, thiết bị, kết thúc một quá trình đo

b- Nội nghiệp

- Thu thập và nghiên cứu tài liệu, nhiệm vụ. Lập đề cương kỹ thuật cho phương án đo địa vật lý, thông qua phương án.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kỹ thuật địa vật lý

- Thu thập và ghi chép các số liệu trong quá trình đo. Kiểm tra và chỉnh lý tài liệu thực địa.

- Phân tích tài liệu thực địa. Lập bảng kê, bản vẽ, tính toán các thông số

- Lập báo cáo kỹ thuật, viết thuyết minh

- Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: Theo phụ lục số 6

- Gây sóng chấn động bằng phương pháp bắn súng. Số lần bắn là 1 lần

- Vùng thăm dò không bị nhiễm bởi các sóng dao động nhân tạo khác (như đường giao thông. Khu công nghiệp, thác nước tự nhiên...)

- Khoảng cách giữa tâm các cực thu là 5m theo cáp thu

- Nơi đóng quân ở hiện trường gần với khu vực khảo sát địa chấn (<500m)

- Máy thăm dò địa chấn 24 mạch sử dụng loại TRIOSX-24

3. Khi thăm dò địa chấn khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá đo địa vật lý địa chấn được nhân các hệ số sau:

- Một khoảng thu địa chấn ứng với

+ 2 băng ghi trên 1 đoạn thu                                          K = 1,14

+ 3 băng ghi trên 1 đoạn thu                                          K = 1,29

+ 5  băng ghi trên 1 đoạn thu                                         K = 1,36

+ 7  băng ghi trên 1 đoạn thu (tầng phủ đáy                    K = 1,45
tính chất phức tạp)

- Khu vực thăm dò bị nhiễm sóng dao động                   K = 1,14

- Khi đo trên sông, suối, ao hồ                                       K = 1,40

- Khi đo địa chấn trong hầm ngang                                 K = 2,00

- Khoảng cách giữa tâm các cực thu (hệ số so với giá cực thu 10m)

+ Lớn hơn 10m                                                             K = 1,07

+ Lớn hơn 15m                                                             K = 1,14

- Khi gây sóng địa chấn bằng phương pháp nổ mìn        K = 1,39

- Hệ số khoảng cách giữa nơi đóng quân và tuyến khảo sát

+ Khoảng cách > 500m                                                  K = 1,07

+ Khoảng cách > 1000m                                                K = 1,14

+ Khoảng cách > 1500m                                                K = 1,29

+ Khoảng cách > 2000m                                                K = 1,36

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Phát cây tuyến thăm dò

- Xác định mạng lưới cao tọa độ của các điểm đo

5. Bảng giá

Đơn vị tính: đồng/1 điểm quan sát vật lý

Phương pháp đo

Đơn vị tính

Khoảng cách giữa tâm các cực thu (m)

Cấp địa hình

 

 

Thăm dò địa chấn 24 mạch

đ/điểm

5

497.427

567.466

bằng máy TRIOSX-24

đ/điểm

10

597.816

700.061

Chương 2.

THĂM DÒ ĐỊA VẬT LÝ ĐIỆN

I- PHƯƠNG PHÁP ĐO MẶT CẮT ĐIỆN

1. Nội dung công việc

a- Ngoại nghiệp:

- Nhận nhiệm vụ, đề cương công tác và phương án thăm dò địa vật lý

- Thăm thực địa, xác định tuyến đo

- Chuẩn bị vật tư, xe máy, thiết bị thăm dò địa vật lý

- Triển khai các hệ thống đo và tiến hành đo vẽ

+ Lắp đặt máy, thiết bị đo vẽ. Kiểm tra sự hoạt động của máy, thiết bị

+ Tiến hành đo điện thế giữa các điện cực thu, cường độ dòng điện các điện cực phát.

+ Thu thập số liệu, tính toán điện trở suất, vẽ đồ thị.

- Thu dọn máy, thiết bị, kết thúc một quá trình đo

b- Nội nghiệp

- Thu thập và nghiên cứu tài liệu, nhiệm vụ. Lập đề cương kỹ thuật cho phương án đo địa vật lý, thông qua phương án.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kỹ thuật địa vật lý

- Thu thập và ghi chép các số liệu trong quá trình đo. Kiểm tra và chỉnh lý tài liệu thực địa.

- Phân tích tài liệu thực địa. Lập bảng kê, bản vẽ, tính toán các thông số

- Lập báo cáo kỹ thuật, viết thuyết minh

- Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: Theo phụ lục số 6

- Đo theo phương pháp đo mặt cắt điện đối xứng đơn giản

- Khoảng cách giữa các tuyến đo đến 50m

- Độ dài thiết bị ABmax = 30

- Máy đo sử dụng loại UI – 18 hoặc DEPA-1

- Số lượng điểm đo kiểm tra bằng 5-10% tổng số điểm đo

3. Khi đo mặt cắt điện khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá đo địa vật lý được nhân các hệ số sau:

- Khoảng cách giữa các tuyến đo

>50÷100m                                             K = 1,04

>100÷200m                                           K = 1,07

>200                                                     K = 1,14

- Độ dài thiết bị ABmax

>300÷500m                                           K = 1,11

>500÷700m                                           K = 1,22

>700÷1000m                                         K = 1,37

>1000m                                                K = 1,44

- Phương pháp đo

+ Phương pháp nạp điện đo thế                        K = 0,85

+ Phương pháp nạp điện đo Gradien     K = 1,11

+ Đo mặt cắt lưỡng cực 1 cánh             K = 1,15

+  Đo mặt cắt lưỡng cực 2 cánh                        K = 1,29

+ Đo mặt cắt điện liên hợp 2 cánh          K = 1,20

+ Đo mặt cắt điện đối xứng kép             K = 1,29

+ Đo mặt cắt điện trong hầm ngang       K = 2,0

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Phát cây tuyến thăm dò

- Xác định mạng lưới cao tọa độ của các điểm đo

5. Bảng giá

Đơn vị tính: 1 điểm quan sát vật lý

Phương pháp đo

Đơn vị tính

Cấp địa hình

I÷II

III÷IV

Đo mặt cắt điện đối xứng đơn giản

đ/điểm

21.262

25.240

II- PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN TRƯỜNG THIÊN NHIÊN

1. Nội dung công việc

a- Ngoại nghiệp:

- Nhận nhiệm vụ, đề cương công tác và phương án thăm dò địa vật lý

- Thăm thực địa, xác định tuyến đo

- Chuẩn bị vật tư, xe máy, thiết bị thăm dò địa vật lý

- Triển khai các hệ thống đo và tiến hành đo vẽ

+ Lắp đặt máy, thiết bị đo vẽ. Kiểm tra sự hoạt động của máy, thiết bị

+ Xác định các hệ số phân cực của các điện cực nếu các điện cực không phân cực với máy.

+ Tiến hành bù phân cực

+ Đo hiệu điện thế giữa các điện cực thu lên biểu đồ, đồ thị thế ứng với các mốc điểm đo.

- Thu dọn máy, thiết bị, kết thúc một quá trình đo

b- Nội nghiệp

- Thu thập và nghiên cứu tài liệu, nhiệm vụ. Lập đề cương kỹ thuật cho phương án đo địa vật lý, thông qua phương án.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kỹ thuật địa vật lý

- Thu thập và ghi chép các số liệu trong quá trình đo. Kiểm tra và chỉnh lý tài liệu thực địa.

- Phân tích tài liệu thực địa. Lập bảng kê, bản vẽ, tính toán các thông số

- Lập báo cáo kỹ thuật, viết thuyết minh

- Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: Theo phụ lục số 6

- Giá áp dụng cho phương pháp đo thế ở điều kiện bình thường (điện thế tại các điểm cần đo có U≤0,3 milyvôn). Bù phân cực không quá 10% tổng số điểm đo.

- Điều kiện tiếp địa bình thường (chỉ dùng 1 điện cực ở 1 điểm)

- Máy đo sử dụng loại UI-18

3. Khi đo điện trường thiên nhiên khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá đo địa vật lý được nhân các hệ số sau:

- Bù phân cực lớn hơn 10% tổng số điểm đo                 K = 1,08

- Điều kiện tiếp địa

+ Phức tạp phải đo 2 điện cực ở 1 vị trí                         K = 1,08

+ Khó khăn phải đo 3 điện cực ở 1 vị trí                         K = 1,16

+ Đặc biệt khó khăn phải đổ nước                                 K = 1,32

- Nếu dùng phương pháp Gradien                                  K = 1,32

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Xác định mạng lưới cao tọa độ của các điểm đo

- Phát cây tuyến thăm dò

5. Bảng giá

Đơn vị tính: 1 điểm quan sát vật lý

Phương pháp đo

Đơn vị tính

Cấp địa hình

I÷II

III÷IV

Đo điện trường thiên nhiên

đ/điểm

10.605

15.256

III- PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU ĐIỆN ĐỐI XỨNG

1. Nội dung công việc

a- Ngoại nghiệp:

- Nhận nhiệm vụ, đề cương công tác và phương án thăm dò địa vật lý

- Thăm thực địa, xác định tuyến đo

- Chuẩn bị vật tư, xe máy, thiết bị thăm dò địa vật lý

- Triển khai các hệ thống đo và tiến hành đo vẽ

+ Lắp đặt máy, thiết bị đo vẽ. Kiểm tra sự hoạt động của máy, thiết bị

+ Tiến hành đo điện thế giữa các điện cực thu, cường độ dòng điện các điện cực phát.

+ Thu thập và tính toán số liệu, vẽ đồ thị đường cong lên bảng Logarit kép.

- Thu dọn máy, thiết bị, kết thúc một quá trình đo

b- Nội nghiệp

- Thu thập và nghiên cứu tài liệu, nhiệm vụ. Lập đề cương kỹ thuật cho phương án đo địa vật lý, thông qua phương án.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kỹ thuật địa vật lý

- Thu thập và ghi chép các số liệu trong quá trình đo. Kiểm tra và chỉnh lý tài liệu thực địa.

- Phân tích tài liệu thực địa. Lập bảng kê, bản vẽ, tính toán các thông số

- Lập báo cáo kỹ thuật, viết thuyết minh

- Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: Theo phụ lục số 6

- Độ dài thiết bị ABmax = 500m

- Khoảng cách trung bình giữa các điểm đo theo trục AB/2 trên bảng Logarit kép (Mô đun 6,25 cách nhau từ 9÷12mm)

- Máy đo sử dụng loại UJ – 18 hoặc DEPA-1

3. Khi đo sâu điện đối xứng khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá đo địa vật lý được nhân các hệ số sau:

- Độ dài thiết bị ABmax > 500m                                        K = 1,26

- Khoảng cách giữa các điểm đo theo trục AB/2 trên bảng Logarit kép

+ Từ 7÷9mm                                                                 K = 1,26

+ Từ 5÷7mm                                                                 K = 1,13

- Đo theo phương pháp 3 cực                                       K = 1,09

- Đo trên mặt nước sông, ao, hồ                                                K = 1,35

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Xác định mạng lưới cao tọa độ của các điểm đo

- Phát cây tuyến thăm dò

5. Bảng giá

Đơn vị tính: 1 điểm quan sát vật lý

Phương pháp đo

Đơn vị tính

Cấp địa hình

I÷II

III÷IV

Đo sâu điện đối xứng

đ/điểm

277.274

350.116

Chương 3.

THĂM DÒ ĐỊA VẬT LÝ TỪ BẰNG MÁY MF-2-100

1. Nội dung công việc

a- Ngoại nghiệp:

- Nhận nhiệm vụ, đề cương công tác và phương án thăm dò địa vật lý

- Thăm thực địa, xác định tuyến đo

- Chuẩn bị vật tư, xe máy, thiết bị thăm dò địa vật lý

- Triển khai các hệ thống đo và tiến hành đo vẽ

+ Lắp đặt máy, thiết bị đo vẽ. Kiểm tra sự hoạt động của máy, thiết bị

+ Chỉnh cung bù. Lấy chuẩn máy

+ Tiến hành đo thành phần thẳng đứng ΔZ của từng địa từ

+ Thu thập số liệu, vẽ đồ thị từ trường ΔZ ứng với các điểm đo

- Thu dọn máy, thiết bị, kết thúc một quá trình đo

b- Nội nghiệp

- Thu thập và nghiên cứu tài liệu, nhiệm vụ. Lập đề cương kỹ thuật cho phương án đo địa vật lý, thông qua phương án.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kỹ thuật địa vật lý

- Thu thập và ghi chép các số liệu trong quá trình đo. Kiểm tra và chỉnh lý tài liệu thực địa.

- Phân tích tài liệu thực địa. Lập bảng kê, bản vẽ, tính toán các thông số

- Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: Theo phụ lục số 6

- Đơn giá chỉ dùng cho phương pháp đo giá trị ΔZ ở những điều kiện bình thường.

- Khoảng cách giữa các điểm đo đến 10m

- Độ dài thiết bị ABmax = 30

- Máy thăm dò từ sử dụng loại UF-2-100

3. Khi thăm dò từ khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá đo địa vật lý thăm dò từ được nhân các hệ số sau:

+ Khu vực đo có nhiều trường từ công nghiệp (như sắt,             K = 1,11
thép, các loại phế thải có nhiễm từ...)

+ Khoảng cách giữa các điểm đo > 10m                                                K = 1,05

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Xác định mạng lưới cao tọa độ của các điểm đo

- Phát cây tuyến thăm dò

5. Bảng giá

Đơn vị tính: 1 điểm quan sát vật lý

Phương pháp đo

Đơn vị tính

Cấp địa hình

I÷II

III÷IV

Thăm dò từ bằng MF-2-100

đ/điểm

16.233

20.192

Chương 4.

CÔNG TÁC ĐO KAROTA ĐỊA CHẤN, CHIẾU SÓNG ĐỊA CHẤN, KAROTA ĐIỆN, KAROTA SIÊU ÂM ĐIỆN HỐ KHOAN VÀ ĐO SIÊU ÂM MẪU

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, đề cương công tác, thăm thực địa

- Chuẩn bị xe máy, thiết bị đo

- Triển khai các hệ thống đo

- Tiến hành chi tiết các phương pháp đo

- Ghi chép các kết quả đo được, chỉnh lý kiểm tra tại chỗ

- Thu dọn, bảo dưỡng máy móc thiết bị

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thu thập tài liệu hiện trường, nghiệm thu chỉnh lý các số liệu.

- Phân tích tài liệu thực địa, lập các bảng kê, bản vẽ tính toán

- Nghiệm thu lập tài liệu gốc.

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp phức tạp: Theo phụ lục số 6

- Công việc tiến hành khi đã có các lỗ khoan

- Các lỗ khoan phải luôn đầy nước

- Gây dao động trong hố khoan bằng phương pháp nổ mìn

3. Khi đo khác với điều kiện áp dụng ở trên thì giá được nhân với các hệ số sau:

- Khi đo karôta điện nếu:

Có đo xạ tự nhiên thì K = 1,2

Có đo xạ nhân tạo thì K = 1,3

- Karôta siêu âm hố khoan nhỏ trong lò thì K = 1,5

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Khoan tạo lỗ

- Bơm nước khi mực nước ngầm thấp hơn độ sâu cần đo (có thiết đồ hố khoan)

- Phát cây

- Xác định mạng lưới cao tọa độ

5. Bảng giá

TT

Loại sản phẩm

Đơn vị

Cấp địa hình

I-II

III-IV

1

Karota địa chấn

m

83.404

116.521

2

Chiều sóng địa chấn

m

159.592

231.063

3

Karota điện

m

39.262

71.413

4

Karota siêu âm hố khoan

m

153.777

178.166

5

Đo siêu âm mẫu

Mẫu

24.005

 

Phần thứ tư.

GIÁ CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM

Chương 1.

CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG

A- THÍ NGHIỆM CƠ ĐỊA TRÊN BỆ BÊ TÔNG TRONG HẦM NGANG

1. Nội dung công việc

- Lắp đặt các hệ thống điện, hơi, nước, thông gió trong hầm

- Vệ sinh hiện trường

+ Dọn rửa nền bằng bàn chải và khí nén

+ Thổi sạch khô nền

+ Đục tẩy đá om đến đá gốc có bề mặt lồi lõm không quá 5cm

- Đổ, lắp cọc mốc:

+ Xác định vị trí, khoan các hố khoan cắm an ke, mốc khung đo và mốt đo.

+ Rửa sạch lỗ khoan

+ Đặt cọc mốc, an ke đổ xi măng

- Đổ bệ bê tông cốt thép

- Lắp ráp thí nghiệm

- Kiểm nghiệm dụng cụ

- Thí nghiệm nén thử: 12 giờ cho 1 bệ

- Thí nghiệm nén chính thức

Nhằm xác định chỉ tiêu môđun biến dạng của nền đá. Mỗi bệ yêu cầu nén tối thiểu 5 chu trình tăng và giả tải, mỗi chu trình tăng 5 cấp giảm 6 cấp.

- Thí nghiệm đẩy trượt:

Xác định sức kháng trượt của bê tông – đá dưới 1 áp lực nén

- Thu dọn, lật bệ, đo vẽ đáy bệ sau khi thí nghiệm:

2. Bảng giá

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Giá

1

Thí nghiệm cơ địa trên bệ bê tông trong hầm ngang

đồng/1 bệ

30.184.441

Ghi chú: Những chi phí chưa tính vào giá: - Gỗ chống lò

+ Đối với thí nghiệm trong hầm ngang để đề phòng đá rơi do quá trình tăng giảm áp lực lên nóc lò, vách lò. Yêu cầu chống kín bằng gỗ tròn Φ20 trong suốt đọan thí nghiệm(3m đối với bệ (1x1)m2, 2.1 đối với bệ (0,7x0,7)m2

+ Khoan tạo lỗ cắm an ke, mốc khung đo và mốc đo

B- CÁC THÍ NGHIỆM KHÁC

1. Nội dung công việc

- Chuẩn bị máy móc, vật tư thiết bị thí nghiệm. Tháo lắp, bảo dưỡng thiết bị ngoài hiện trường. Tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật.

- Ghi chép chỉnh lý kết quả thí nghiệm. Nghiệm thu và bàn giao kết quả thí nghiệm.

2. Bảng giá

TT

Tên sản phẩm

Điều kiện áp dụng

ĐVT

Giá (đ)

1

Xuyên tĩnh bằng máy

 

đ/mét

88.809

2

Xuyên động bằng máy

 

-

66.126

3

Cắt quay bằng máy

 

đ/điểm

110.165

4

Thí nghiệm SPT

Cấp đất đá 1-3

Cấp đất đá 4-5

đ/lần TN

-

182.028

267.708

5

Nén ngang trong thành lỗ khoan

 

đ/điểm

217.373

6

Xác định dung trọng và độ ẩm của đất tại hiện trường (kể cả công tác lấy mẫu)

 

đ/lần TN

153.085

7

Thí nghiệm cắt hiện trường bằng TB, YPC-1 (kể cả khoan và đào)

 

đ/TN

525.750

8

Hút nước thí nghiệm trong lỗ khoan

Tính cho hút đơn và hạ thấp mực nước 1 lần

đ/lần hút

2.963.904

9

Ép nước thí nghiệm trong lỗ khoan

Lượng mất nước q=1 lít/phút m độ sâu ép nước ≤50m, cho 1 cấp áp lực

đ/đoạn ép

1.888.460

10

Đổ nước trong hố đào

 

đ/lần

157.659

11

Đổ nước trong hố khoan

 

-

158.024

12

Múc nước trong hố khoan

 

-

371.754

13

Đặt ống quan trắc đơn

 

m

109.595

14

Đặt ống quan trắc kép

 

m

219.190

3. Khi thí nghiệm khác với điều kiện áp dụng thì giá thí nghiệm được nhân với các hệ số sau

TT

Điều kiện áp dụng hệ số

Hệ số

1

Ép nước thí nghiệm

- Lượng mất nước q > 1÷10 lít/phút mét

- Lượng mất nước q > 10 lít/phút mét

- Độ sâu ép nước > 50 ÷ 100m

- Độ sâu ép nước > 100m

 

K= 1,1

K= 1,2

K= 1,05

K= 1,1

2

Hút nước thí nghiệm

- Hút nước đơn có 1 tia quan trắc

- Hút nước đơn có 2 tia quan trắc

- Hút nước đơn hạ thấp nước 2 lần

- Hút chùm

- Hút nước 1 lần tối thiểu hết 24 giờ nếu quá thì được tính theo giờ tăng

 

K= 1,05

K= 1,1

K= 2,0

K= 1,8

 

3

Đổ nước thí nghiệm trong hố khoan

- Nếu lưu lượng nước tiêu thụ q > 1 lít phút

- Nếu nguồn nước cấp ở xa vị trí TN > 100m

 

K= 1,17

K= 1,42

4

Đổ nước thí nghiệm trong hố đào:

- Nếu lưu lượng tiêu thụ q > 1 lít phút

- Nếu nguồn nước cấp ở xa vị trí TN > 100m

 

K= 1,17

K= 1,42

4. Các chi phí chưa có trong giá

+ Chi phí khoan tạo lò trong đơn giá TN cắt quay

+ Chi phí hút nước thử trong TN hút nước

Chương 2.

CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG

1. Nội dung công việc

- Nhận mẫu và yêu cầu thí nghiệm chuẩn bị dụng cụ vật tư, thiết bị thí nghiệm

- Tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu

- Tính toán tổng hợp kết quả thí nghiệm

- Thu dọn lau chùi, bảo dưỡng dụng cụ thiết bị

- Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao kết quả thí nghiệm

2. Bảng giá

Đơn vị tính đ/mẫu

TT

Tên mẫu

Giá

1

Xác định chỉ tiêu hóa lý của mẫu nước toàn phần

265.299

2

Thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông

185.709

3

Thí nghiệm mẫu nước chiết

183.056

4

Thí nghiệm mẫu nước vi trùng

198.974

5

Xác định các chỉ tiêu hóa học của mẫu đất đá

330.611

6

Xác định các chỉ tiêu cơ lý mẫu đất nguyên dạng 17 chỉ tiêu (cắt nén bằng máy 1 trục)

304.726

7

Xác định chỉ tiêu mẫu đất 3 trục (CU)

2.717.584

8

Xác định chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất phá hủy (chế bị) 13 chỉ tiêu

304.429

9

Xác định chỉ tiêu đầm nện tiêu chuẩn

390.363

10

Xác định các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đá

572.437

11

Thí nghiệm mẫu cát, sỏi, vật liệu xây dựng

216.045

12

Thí nghiệm mẫu cát, dăm sạn lớn

940.334

13

Mẫu lát móng thạch học

76.216

14

TN đầm nện mẫu đất lớn

411.956

15

TN thấm mẫu đất lớn

81.049

16

TN độ tan rã của mẫu đất lớn

60.550

Ghi chú: - Mẫu chế bị 2 trạng thái: giá bằng 1,8 lần đơn giá của mẫu đất chế bị 1 trạng thái.

Khi thí nghiệm mẫu đất nguyên dạng có xác định thêm:

- Chỉ tiêu nén chậm cố kết

- Chỉ tiêu nén chậm bão hòa

- Chỉ tiêu nén lún sập

- Chỉ tiêu cắt chậm tự nhiên cố kết

- Chỉ tiêu cắt chậm bão hòa

Thì giá tính bằng mẫu đất nguyên dạng nhân với hệ số K = 1,3 cho mỗi chỉ tiêu được xác định thêm.

3. Điều kiện áp dụng

a- Xác định từng chỉ tiêu mẫu đất nguyên dạng hoặc chế bị thì giá được xác định như sau:

TT

Tên chỉ tiêu

Giá (đồng)

1

Xác định thành phần hạt : P%

49.500

2

Xác định tỷ trọng : Δ

29.700

3

Xác định hạn độ chảy : Wt

19.800

4

Xác định hạn độ lăn : Wp

19.800

5

Xác định dung trọng ướt : γ (t)

14.850

6

Xác định lượng ngậm nước : W%

14.850

7

Xác định hệ số thấm : K

19.800

8

Xác định hệ số ép lún : a

44.550

9

Xác định góc ma sát : φ

24.750

10

Xác định lực dính kết : (C nguyên dạng)

22.626

 

Xác định lực dính kết : C (chế bị)

22.329

11

Xác định dung trọng khô : γc

4.950

12

Xác định chỉ số dẻo : Wn

4.950

13

Xác định độ khe hở : n

4.950

14

Xác định độ bão hòa : G

4.950

15

Xác định độ đặc : B

4.950

16

Xác định tỷ lệ khe hở thiên nhiên : εo

4.950

17

Xác định tỷ lệ khe hở áp lực nén : εn

14.850

b- Giá xác định chỉ tiêu mẫu đất 3 trục tính cho thí nghiệm nén 3 trục cố kết không thóat nước.

Trường hợp thí nghiệm mẫu đất 3 trục khác với chỉ tiêu trên được nhân với các hệ số sau:

- Xác định chỉ tiêu mẫu đất 3 trục cố kết thoát nước : (CD) K = 2,06

- Xác định chỉ tiêu mẫu đất 3 trục không cố kết, không thoát nước : (UU) K = 0,5

- Xác định chỉ tiêu mẫu đất 3 trục không hạn chế nở hông : (UCS) K=0,37

Chương 3.

CÔNG TÁC LẤY MẪU THĂM DÒ MỎ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, thăm thực địa và chọn điểm lấy mẫu, phát cây để dọn sạch điểm lấy mẫu.

- Bóc phủ và đá phong hóa. Đục đá tươi để lấy mẫu theo đúng quy trình, quy phạm ứng với từng loại mẫu.

- Gia công theo mẫu tiêu chuẩn, đóng gói bảo quản và đưa mẫu về phòng thí nghiệm.

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiệm thu và bàn giao.

2. Điều kiện áp dụng: Lấy mẫu bằng phương pháp thủ công

- Mẫu cơ lý tổng hợp của đá: kích thước (0,3x0,3x0,3)m, trọng lượng 80kg.

- Mẫu cơ lý đơn: Chủ yếu xác định tính chất vật lý, kích thước mẫu (0,2x0,2x0,2)m, trọng lượng 35÷40kg.

- Mẫu hóa tổng hợp: kích thước tương tự như mẫu cơ lý tổng hợp. Nhưng để phân tích chỉ tiêu hóa học toàn phần bằng nhiều phương pháp khác nhau trong phòng thí nghiệm (như quang phổ, rơnghen...)

- Mẫu đá dăm: Thu gom đá dăm đã có sẵn khoảng 2 m3 tương ứng với 3000kg sau đó sàng lọc còn lại 200kg.

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/mẫu

TT

Tên loại mẫu

Giá (đồng)

1

Mẫu cơ lý tổng hợp

444.821

2

Mẫu cơ lý đơn

30.352

3

Mẫu hóa tổng hợp

441.980

4

Mẫu hóa cơ bản

277.951

5

Mẫu thạch học

37.297

6

Mẫu nước

42.890

7

Mẫu đá dăm

553.512

PHẦN THỨ NĂM: GIÁ CÔNG TÁC ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT

1. Nội dung công việc

- Thu thập tài liệu liên quan đến khu vực đo vẽ đi quan sát tổng thể

- Lập phương án thi công. Chuẩn bị vật tư, phương tiện đo vẽ

- Tiến hành các hành trình đo vẽ tại thực địa

- Mô tả các điểm lộ tự nhiên, hố khoan, hố đào, các điểm dọn sạch

- Lập mặt cắt thực đo bằng thước dây

- Đo vẽ các điểm khe nứt

- Quan sát, mô tả các điểm địa chất vật lý

- Đo vẽ, tìm kiếm vật liệu xây dựng nằm trong phạm vi đo vẽ bản đồ

- Lấy mẫu thạch học, mẫu lưu, mẫu nhỏ hơn 0,3kg... vận chuyển về nơi đóng quân.

- Nghiên cứu thu thập về địa chất thủy văn, địa chất công trình

- Chỉnh lý sơ bộ ngoài thực địa

- Chỉnh lý, lập bản đồ ĐCCT, địa mạo

- Lập báo cáo, thuyết minh và các bản vẽ, phụ lục

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp phức tạp địa chất: Theo phụ lục số 11

3. Những công việc chưa tính trong giá:

- Phân tích, đánh giá bản đồ khoáng sản có ích

- Xác định động đất. Tìm kiếm VLXD ngoài khu vực đo vẽ

- Các chuyên đề: họat động kiến tạo hiện đại, nghiên cứu kastơ...

- Đo nối cao tọa độ các điểm đo vẽ

- Chụp ảnh mặt đất và biển vẽ ảnh máy bay bằng vi tính

- Thí nghiệm ĐCTV, thí nghiệm mẫu trong phòng và ngoài trời

- Khoan, đào, địa vật lý... phục vụ đo vẽ

- Lấy mẫu đất, đá, nước, cát sỏi ở các điểm lộ.

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/km2

TT

Tỷ lệ bản đồ

Cấp phức tạp

Giá (đ)

1

1

I

127.099

 

200.000

II

143.532

 

 

III

229.147

2

1

I

278.426

 

100.000

II

312.369

 

 

III

495.337

3

1

I

616.000

 

50.000

II

692.714

 

 

II

1.103.151

4

1

I

1.356.263

 

25.000

II

1.525.399

 

 

III

2.445.638

5

1

I

3.584.399

 

10.000

II

4.873.237

 

 

III

7.585.170

6

1

I

6.623.162

 

5.000

II

8.694.512

 

 

III

15.560.646

7

1

I

15.745.286

 

2.000

II

25.016.334

 

 

III

45.434.614

8

1

I

37.471.371

 

1.000

II

59.288.712

 

 

III

107.680.035

Ghi chú: Nếu đo vẽ ở bản đồ tỷ lệ lớn hơn 1/1.000 thì sử dụng phương pháp nội, ngoại suy.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

BẢNG PHÂN CẤP ĐẤT ĐÁ CHO CÔNG TÁC ĐÀO THỦ CÔNG

Cấp đất đá

Các đất đá đại diện cho mỗi cấp

I

Đất trồng trọt không có rễ cây, lớp mùn phủ đất phong hóa bở rời không lẫn sạn, sỏi, bùn cát

II

Đất lấp lẫn gạch vụn, sỏi, dăm, lớp mùn và lớp đất trồng có rễ cây: Than, bùn, sét, sét pha. Cát pha lẫn sạn, sỏi, cát mịn, cát trong, cát thô lẫn ít sỏi sạn

III

Lớp đất cuội gạch vỡ kích thước đến 40mm. Đất lẫn nhiều gạch vỡ, bê tông vụn, cát pha, sét pha trạng thái cứng

Cát lẫn nhiều sạn sỏi

IV

Các loại đất lẫn đá phong hóa mạnh dạn tạo thành cuội có kích thước đến 10cm nhưng rời rạc. Đất chứa nhiều dăm cuội dính kết lại với nhau bằng sét

V

Cuội, sỏi sạn, rời rạc, các lớp đá phong hóa mạnh, đất bị laterit hóa

 

PHỤ LỤC SỐ 2

BẢNG PHÂN CẤP ĐẤT ĐÁ CHO KHOAN XOAY CƠ KHÍ ĐÀO GIẾNG BÁN CƠ KHÍ, ĐÀO LÒ NGANG

Cấp đất đá

Các đất đá đại diện cho mỗi cấp

I

Than bùn và lớp đất trồng không có rễ cây, đất bở rời: Hoàng thổ, cát (không chảy). Á cát có cuội và đá dăm. Bùn ướt và đất bùn, á sét dạng hoàng thổ. Đất tảo cát, phần mềm.

II

Than bùn và lớp đất trồng không có rễ cây hoặc một ít cuội và đá dăm nhỏ (dưới 3cm). Á sét và á sét có lẫn đến 20% tạp chất cuội và đá dăm nhỏ (dưới 30cm). Cát chặt, á sét chặt, đất hoàng thổ, mác nơ bở rời. Cát chảy không có áp lực, sét có độ chặt xít trung bình (dạng dai và dẻo). Đá phần, điarômít, muối mỏ (halit). Các sản phẩm phong hóa của đá macma và biến chất đã bị các lanh hóa hoàn toàn, quặng sắt óc rơ.

III

Á sét và cát lẫn đến 20% cuội và đá dăm (đến 3cm). Đất ướt, chặt xít, sạn, đất chảy có áp lực.

Đất sét có nhiều lớp nhỏ đến 5cm. Cát kết gắn kết yếu bởi cát và macnơ, chắc xít, chứa macnơ thạch cao hóa chứa cát. Alôvrôlit chứa sét gần kết yếu. Các gắn kết bằng xi măng sét vôi. Macnơ, đá vôi vỏ sò. Đá phần chắc sét. Manhêtit. Thạch cao tinh thể vụn phong hóa. Thanh đá yếu, than nâu.

Đá phiến tale hủy hoại của tất cả các biến dạng quặng mangan, quặng sắt bị ôxy hóa bở rời. Bau xit dạng sét.

IV

Đá cuội: Gồm các cuội nhỏ, các đá trầm tích, bùn và than bùn. Alêvrôlit sét chắc xít. Đá vôi không chắc và dôlômit: Manhedit chắc xít và đá vôi có lỗ rỗng, tuf. Thạch cao kết tinh, anhydrit, muối kali. Than đá có độ cứng trung bình. Than nâu cứng. Cao lanh (nguyên sinh). Đá phiến sét, sét cát, alêvrôlit, sacpantinit (secpentin) bị phong hóa mạnh và bị talo hóa. Skacno không chắc thuộc thành phần clorit và am ibon mi ca. Apatit kết tinh. Đunit phong hóa mạnh pêridotit, kim-bec-lit bị phong hóa.

Quặng mactit và các loại tương tự bị phong hóa mạnh. Quặng sắt màu dính nhớt, bau xít.

V

Đá cuội, dăm. Cát kết xi măng gần kết là vôi và sắt. Alêvrôlit, acgilit rất chắc chắn, chứa nhiều cát, cuội kết, đá trầm tích với xi măng sét cát hoặc xi măng xốp khác. Đá vôi đôlômit chứa macnơ anhydrit rất chắc, than đế cứng antraxit, phốt pho rít kết hạch. Đá phiến sét mica, micaclorit-talac clorit, set clorit xemixit, secpentinit (secpontin), anbitophia phong hóa. Kêratophia, tuf núi lửa bị xêrixit hóa, quặng mac tit và các loại tương tự không chắc. Dunnit bị phong hóa. Kimbeclit dạng dăm sét.

VI

Anhydryt chặt xit bị vật liệu tuf làm bẩn, sét chặt sít với các lớp dôlômit nhỏ và xiserit. Cuội kết trầm tích với xi măng vôi. Các kết pha cát, vôi thạch anh. Alêvrôlit với bao thể thạch anh. Đá vôi chặt xít đôlômít hóa, skacnơ hóa. Đôlômít chặt xít. Đá phiến sét, xerixit thach anh, Mica – Thạch anh, clorit-thạch anh, Xêrixit-cloxit-thạch anh, đá phiến lớp. Anbitophia clorit hóa về phân phiến. Kêratophia, gabrô, acgilit si lich hóa yếu. Đunit không bị phong hóa. Am I bolit. Pirôxennit tinh thể lớn. Các đá cácbonát, talo-apatit. Scacnơ canxit epi đốt. Pi rit rời. Sắt nâu xốp có dạng lỗ rỗng. Quặng hêmarit-mac xit tit, xiđêrit.

VII

Acgilit ailic hóa, cuội của đá macma và biến chất đá dăm không có tảng lăn. Cuội kết thuộc đá macma (50%) với xi măng sét cát. Cuội kết đá trầm tích với xi măng silic. Cát kết thạch anh. Đêlêmit rất chắc xít. Cát kết penpát thạch anh hóa. Đá vôi. Cáclinaganmatolit. Phốt pho rít tấm. Đá phiến bộ silic hóa yếu. Anphibon manhetit Hocnưblen, hocnơblen-clorit anbi tofia phân phiến hóa. Kêratefia, pocfia pocfirit, tuf diaoupocfia, pocfirit bị phong hóa tác động. Gromit hạt to và nhỏ bị phong hóa. Xêrixit cliorit, gabrô về các đá macma khác, pirôxenit quặng kim beclit dạng bazan.

Scacnơ augit-granat chứa can xit, thạch anh rỗng (nứt có hang, ocro), sát nên rỗng có hàng hóa, Gromit quặng sunphua, quặng amphiben-manhêtit.

VIII

Acgilit chứa silic, cuội kết đá macma với xi măng vôi, đôlômit thạch anh hóa, đá vôi silíc hóa và đôlômit fôtferit, dạng vỉa chắc xít. Đá phiến silic hóa. Clorit thạch anh, xêrixit thạch anh. Epiđôt clorit, thạch anh, mica. Gơnai Anbitofia thạch anh, hạt trung bình và keratofia. Bazan phong hóa. Điabazpocfiorit. Andohit. Labra điêrit poridorit, Granit hạt nhỏ bị phong hóa. Xatit, gabrô, granitô gơnai bị phong hóa. Prematit. Các đá tuốc malib thạch anh. Scacnơ tinh thể lớn và trung bình. Augit granat, Augit epidot. Epidizit. Các đá cácbonat thạch anh và barit thạch anh. Sắt nâu có lỗ rỗng. Quặng hydrô hamatit chắc xit, quăcsit hematit, manhêtit, pirit chắc xit, bau xit (đia spe)

IX

Bazan không bị phong hóa. Cuội kết đá macma với xi măng silic, vôi, đá vôi scacnơ. Cát kết silic đá vôi, đôlômit chứa silic, phốt pho ríc vỉa silic hóa, đá phiến chứa silic. Quắc xit manhêtit và hệ matit dạng dài mỏng. Manhêtit mactit chắc xit, đá sừng amfibon manhêtit và xerixit hóa, Anbitofia và kêratofbi, trachit pocfia thạch anh hóa. Điabat tinh thể nhỏ ruf silic hóa , đá sừng hóa, lipôrit bị phong hóa, micro grano diorit hạt lớn và trung bình granitô  gnai, grano dioxit xêrixit-gabrônplit-pocmatit. Bêrêzit. Scacnơ tinh thể nhỏ thành phần augit Epidot, granat, datomit granat-hêdenbargit scacnơ hạt lớn, granat, amfibolit thạch anh hóa, parit. Các đá tuốc bin thạch anh không bị phong hóa. Sét nâu chắc xít. Thạch anh với số lượng pirit lớn. Brarit chắc xít.

X

Các trầm tích cuội đá tảng macma và bị biến chất các kết thạch anh chặt xít, Japilit bị phong hóa. Các đá silio, fotfat. Quắc xit hạt không đầu. Đá sừng với tán khoáng vật sunfua. Aubitofia thạch anh và kêratofia. Liparit. Granit, micro granit pecmatit chắc xit chứa thạch anh. Scacnơ hạt nhỏ granat. Đatolit-granat. Quặng manhêtit và mactit chắc xit với các lớp nhỏ đá sừng. Sác nêu silic hóa. Thạch anh mạch, peclirit thị thạch anh hóa mạnh và đá sừng hóa.

XI

Abitofia hạt mịn và bị sừng hóa. Japitlit không bị phong hóa. Đá phiến dạng ngọc bích chứa silic-quắc xit đá sừng chứa sắt rất cứng. Thạch anh chắc xit. Các đá cơrindôn. Jatpi lit, mac tit – hêmatit và manhêtit-homanit

XII

Jetpilit dạng khối đặc xit hoàn toàn không bị phong hóa, đá lửa, ngọc bích, đá sừng, quắc xit các đá egirin và côrin đón.

 

PHỤ LỤC SỐ 3

BẢNG PHÂN CẤP ĐẤT ĐÁ CHO KHOAN TAY KHOAN GUỒNG XOẮN

Cấp đất đá

Các đất đá đại diện cho mỗi cấp

I

Đất trồng và than bùn lẫn ít cuội sỏi, bùn ướt á sét xốp, hoàng thổ, hoàng thổ xốp, đất tảo cát

II

Cát bở rời, cát lẫn sỏi có tới 10% hạt cuội sỏi. Sét dạng dải dẻo, chứa điamômit, muội

III

Đất sét lẫn tạp chất (10% đến 30%) cuội nhỏ, dăm và sỏi, macnơ bở rời chặt xit và á sét. Hoàng thổ kết đọng lâu năm. Phần mềm, cát khô, than nâu đất chảy

IV

Đất sét cát chứa nhiều cuội và dăm (trên 10%) sét dính chặt xít. Thạch cao, bauxit, anhydrit. Photphorit, gezơ, muối mỏ, thanh đá

V

Cuội (cuội sông), đất chứa cuội dăm và sạn. Macma chặt xít, đá phiến sét cát và các biến dạng khác của các loại đá phiến mềm. Cát gắn kết yếu, đá vôi công lômôrát, đá trầm tích với xi măng vôi

 

PHỤ LỤC SỐ 4

BẢNG PHÂN CẤP ĐẤT ĐÁ CHO KHOAN ĐẬP CÁT

Cấp đất đá

Các đất đá đại diện cho mỗi cấp

I

Lớp đất trồng và cắt rời, than bùn và lớp đất trồng có lẫn cát và sét. Đất màu có độ ẩm bình thường, cát liên kết yếu (không chảy) và đất sét cát bờ (á cát) không có cuội và đá dăm, hoàng thổ bở rời. Bùn ướt và đầm lầy không tạo nứt

II

Đất sét cát và cuội nhỏ không dính kết với nhau cát chắc  và á cát: dính kết lại bằng đất sét, có lẫn một ít cuội và đá dăm, đất cuội cát cuội nhỏ không chắc, không dính kết vùng đất sét, đất sét cát lẫn ít cuội và đá dăm hoàng thổ, á sét dạng hoàng thổ, các min, cát chảy có nứt

III

Đất sét và cuội dính kết bằng sét với ít tảng lăn, đất cuội lẫn và dăm, cát dính kết yếu bằng sét, á sét chắc xít khô chắc hoặc ướt, sét mỡ dính (đất sét chưa cát) á sét chắc, sản phẩm phong hóa của đá macma và biến chất bị cao lanh hóa bở rời thanh đá macma bở rời, đá phiến sét nền đá vôi rỗng ở đấy. Các đá gốc bị hủy hoại mạnh biến thành đá dăm và các sản phẩm phong hóa mềm khác.

IV

Đất cuội lớn gắn kết chắc xít với ít tảng lăn. Than đá cứng, muối mỏ, bau xít, macnơ, acgirit, ocrơ đá vôi vỏ sò. Manhêtit, quặng sắt mềm nguồn gốc biển. Séc khô chắc xít hay sét mỡ, dính lẫn cuội lớn, đá dăm và rêbrôvich. Đá cuội lớn gắn kết bằng sét mỡ chắc xít (đất sét chứa cát, đất có dăm chắc xít, gắn kết bằng sét với các mảng lớn có gờ cạnh (ebivit, sét tảng). Các đá nhỏ bị hủy hoại, ở đây cát kết, đá vôi, đá phiến sét, sét cát, than, chứa mica và đá vôi macnơ chắc xít, secpentin tale hóa và các đá chắc xít nhiều khe nứt

V

Thạch anh tinh thể thanh đá cứng với bao thể hạch pyrit và silic, đôlômit. Công lômôrat (zapeca hoặc gorenka) với vật chất sét cát giữa cuội, được gắn chặt bằng xi măng với     và loại xi măng khác có độ chứng trung bình. Đất chứa nhiều tảng lăn với hàm lượng 20% đến 40% (đường kính đến 0,3m) và mảnh có gờ cạnh nằm lộn xộn (rêbrôvich tạm tảng) cát kết nứt rạn dạng tầm dầy (ở đáy). Đá vôi, đá phiến chứa sét cát, chứa sét than tale và mica cùng các đá gốc khác có độ  nứt rạn trung bình

VI

Đất có tảng lăn nhiều hơn 40% (đường kính đến 0,5m). Yêu cầu phải dùng mìn. Các đá bị nứt rạn ở đáy: đá phiến bị biến chất và kết tinh. Các đá macma (granit, điônit, xiênit, gabrô...)

Các đá trầm tích cứng (đá vôi, đôlômit cát kết và đá phiến cát lớp dày)

 

PHỤ LỤC SỐ 5

BẢNG PHÂN CẤP ĐỊA HÌNH CHO CÔNG TÁC ĐO VẼ CHI TIẾT BẢN ĐỒ, ĐO CÁC MẶT CẮT, ĐO ĐỊA HÌNH TUYẾN ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG VÀ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CÁC TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM

Cấp I: Vùng đồng bằng chủ yếu ruộng màu khô ráo, thưa dân cư, quan đãng đi lại dễ dàng, địa hình đơn giản. Vùng đồi thấp cây chỉ có cỏ mọc thấp dưới 0,5m đi lại dễ dàng, địa hình đơn giản.

Cấp II: Vùng đồng bằng ruộng màu xen lẫn ruộng lúa nước, không lầy lội, thụt làng mạc thưa có đường giao thông. Mương máng, cột điện chạy qua khu đó. Vùng đồi cao 20 đến 30m. Bụi cây mọc thấp không vướng tầm mắt, triền đồi và chân đồi có ruộng cấy lúa, trồng màu, không lầy lội, đi lại thuận tiện.

Cấp III: Vùng đồng bằng dân đông đúc, nhiều nhà cửa, vườn cây ăn quả, ao hồ, mương máng, cột điện.

Vùng thị trấn nhỏ nhà cửa thưa, độc lập, vùng đồi núi cao dưới 100m lác đác có bụi cây, lùm cây cao bằng máy phải chặt phát, sươn đồi có ruộng trồng khoan sắn, nhiều bậc thang địa hình tương đối phức tạp.

Cấp IV: Vùng thị xã, thành phố nhỏ, nhiều công trình dân dụng và công nghiệp, vùng ngoại vi thành phố lớn, thủ đô, nhiều nhà cửa, vườn cây rậm rạp, có công trình nổi và ngầm. Hệ thống giao thông thủy bộ, lưới điện cao thế, hạ thấp điện thoại phức tạp.

Vùng núi xen lẫn rừng thưa hoặc rừng cây công nghiệp cao su, cà phê, sơn, bạch đàn... khi đo không được chặt phát hoặc hạn chế việc phát, địa hình tương đối phức tạp. Vùng bãi thủy triều lầy lội, sú vẹt mọc cao hơn tầm ngắm phải chặt phát.

Cấp V: Vùng trung tâm thành phố lớn, thủ đô mật độ người và xe qua lại đông đúc, tấp nập ảnh hưởng đến việc đo đạc, có công trình kiến trúc nổi và ngầm, hệ thống đường cống rãnh phức tạp.

Vùng rừng núi hiểm trở, rậm rạp có nhiều rắn độc thú dữ, địa hình phức tạp, vùng núi đá vôi tai mèo lởm chởm nhiều vách đứng hay hang động phức tạp cao 50 đến 100m.

Cấp VI: Vùng rừng núi hoang vu, hẻo lánh. Vùng biên giới, hải đảo xa xôi, đi lại khó khăn, địa hình hết sức phức tạp.

Vùng núi đá vôi cao trên 150m cheo leo nhiều thung lũng vực sâu, hang động, cây cối rậm rạp. Vùng còn sót lại bom mìn chưa rà xét hết.

 

PHỤ LỤC SỐ 6

BẢNG PHÂN CẤP ĐỊA HÌNH TRONG CÔNG TÁC ĐO ĐỊA VẬT LÝ

Cấp 1: Vùng có địa hình bằng phẳng, thung lũng rộng, hoặc đồng bằng. Đồi núi cấu trúc đơn giản, sườn đồi không quá 10%, ao, hồ, sông ngòi, ruộng nước không đáng kể. Vùng rừng có cây thưa lẫn cỏ tranh, nứa nhưng không chiếm quá 20% diện tích công tác. Điều kiện giao thông tốt, mạng lưới giao thông dày, đi tới điểm quan sát từ mọi hướng.

Cấp 2: Vùng công tác khá bằng phẳng, vùng núi thấp, sườn dốc không quá 20%. Vùng núi cây to thưa, lẫn giang, nứa, cỏ tranh, vùng ruộng canh tác ít nước, không thục sâu và không quá 30% diện tích canh tác. Khu vực ít công trình, hầm mỏ, công trường, nhà cửa, phương tiện vận chuyển ít khó khăn, khoảng cách sàn di chuyển có thể đi tới điểm quan sát từ mọi hướng.

Cấp 3: Vùng núi gồ ghề, có vách núi, khe đá khá hiểm trở, phân đất khá mạnh, độ dốc không quá 30o. Vùng trũng có nhiều mương máng hoặc vùng đầm lầy, rừng rậm cây leo, giang nứa cản trở đi lại và chiếm 50% diện tích công tác.

Khu vực công trường, mỏ khai thác lộ thiên, thành phố nhiều nhà cửa, công trình, phương tiện vận chuyển gặp nhiều khó khăn, di chuyển máy móc thiết bị gặp nhiều khó khăn và cản trở. Việc đi lại tới điểm quan sát gặp nhiều khó khăn, lộ trình đi theo đường mòn.

Cấp 4: Địa hình phức tạp, khó khăn đặc biệt vùng phân cắt mạnh, đồi núi, sườn dốc lớn hơn 30o. Rừng rậm nhiều cây leo hoặc vùng đầm lầy. Úng trũng ao hồ nhiều cản trở đi lại và chiếm hơn 70% diện tích công tác. Tuyến quan sát thường cắt qua suối, núi cao. Phương tiện vận chuyển đặc biệt khó khăn, di chuyển máy thiết bị rất khó khăn đi lại tới điểm đo rất khó đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực.

 

PHỤ LỤC SỐ 7

BẢNG PHÂN CẤP PHỨC TẠP CHO CÔNG TÁC ĐO VẼ LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Yếu tố ảnh hưởng

Cấp phức tạp

I

II

III

Cấu tạo địa chất

Sán trong nằm ngang hoặc thoải 10o địa tầng đã được nghiên cứu kỹ tầng đánh dấu rõ ràng, nham thạch ổn định

Uốn nếp, đứt gãy thể hiện rõ ràng, địa tầng phức tạp ít được nghiên cứu tầng đánh dấu thể hiện không rõ, thành phần thạch học và nham tưởng không bền vững có đá macma nhưng phân bố hẹp

Uốn nếp phức tạp nhiều đứt gãy, đá mácma, biến chất phát triển phân bố rộng rãi. Địa tầng phức tạp, ít được nghiên cứu nham tưởng thay đổi nhiều, thạch học đa dạng

Địa hình địa mạo

Giao thông rất thuận tiện. Các dạng địa hình bào mòn, bóc trụi xâm thực bồi đắp đã nhận biết

Giao thông ít thuận tiện. Dạng địa hình xâm thực có nhiều thềm nhưng thềm thể hiện không rõ. Hiện tượng vật lý mới phát triển phân bố không rộng

Giao thông rất không thuận tiện. Các dạng địa mạo khó nhận biết các hiện tượng địa chất vật lý như: cacatơ trượt lở phát triển rộng rãi

Địa chất

Các hiện tượng địa chất vật lý không có hoặc có nhưng quy mô nhỏ hẹp

Hiện tượng địa chất vật lý phát triển mạnh nhưng không phức tạp

Các hiện tượng xảy ra mạnh mẽ quy mô lớn và phức tạp

Địa chất thủy văn

Nước dạng tầng là ưu thế và ổn định theo chiều dày và diện phân bổ, tầng chứa nước đồng nhất thành phần hóa học

Nước dạng vỉa là ưu thế và ổn định theo chiều dày. Diện phân bổ tầng chứa nước không đồng nhất thành phần hóa học thay đổi

Quan hệ giữa các tầng chứa nước với nhau và với mặt nước rất phức tạp

Mức độ lộ của đá

Đá gốc lộ nhiều, cá biệt mới phải đào thăm dò

Đá gốc ít lộ chỉ gặp ở các dạng địa hình đặc biệt như bờ sông, suối, phải đào hố để thăm dò

Đá gốc ít lộ phải đào hố, rãnh dọc mới nghiên cứu được

 

PHỤ LỤC SỐ 8

BẢNG PHÂN CẤP ĐỊA HÌNH CHO CÔNG TÁC KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG

Cấp I: Vùng đồng bằng địa hình đơn giản, dân cư thưa thớt, hướng ngắm không bị vướng hoặc chút ít, không đáng kể. Vùng trung du đồi thấp dưới 20m chủ yếu là đồi trọc không ảnh hưởng đến hướng ngắm.

Cấp II: Vùng đồng bằng địa hình tương đối đơn giản. Ít dân cư, hướng ngắm bị vướng ít, dễ chặt phát. Vùng đồi núi cao từ 20 đến 30m chủ yếu là đồi trọc hoặc có cây nhưng khối lượng chặt phá ít, dân cư thưa.

Cấp III: Vùng đồng bằng dân cư đông đúc, địa hình khá phức tạp, hướng ngắm khó thông suốt phải chặt phát vùng trung du, đồi núi cao từ 50 đến 100m, trên đỉnh có bụi hoặc lùm cây, mật độ dân cư vừa phải, hướng ngắm khó thông suốt phải chặt phát.

Vùng ruộng lầy hoặc bãi thủy triều có sú vẹt mọc thấp xen lẫn có đồi núi, làng mạc, đi lại khó khăn, hướng ngắm khó thông suốt.

Cấp IV: Khu vực thị trấn, thị xã thuộc các tỉnh đồng bằng, địa hình phức tạp, hướng ngắm khó thông suốt. Vùng bãi thủy triều lầy lội, thụt sâu, sú vẹt mọc cao hơn tầm ngắm, đi lại khó khăn, phải chặt phát nhiều.

Vùng đồi núi cao từ 50 đến 100m xen lẫn có rừng cây công nghiệp dân cư khá đông đúc, hướng ngắm khó thông suốt, khối lượng chặt phát lớn.

Cấp V: Khu vực trung tâm thành phố lớn, nhiều nhà cửa cao tầng, ống khói, cột điện, cây cao ảnh hưởng đến độ thông suốt của hướng ngắm. Vùng rừng núi cao, cây cối rậm rạp, đi lại khó khăn, hướng ngắm không thông suốt, vùng núi đá vôi, đá tai bèo, đi lại leo trèo khó khăn, cao 100m.

Cấp VI: Vùng rừng núi hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, muỗi, vắt, rắn độc, hướng ngắm rất khó thông suốt, khối lượng chặt phát rất lớn, đi lại rất khó khăn. Vùng núi đá vôi cao từ 100 đến 300m hiểm trở, vách cứng, khó leo trèo đi lại... Vùng hải đảo gần đất liền. Đồi núi cây cối rậm rạp, địa hình phức tạp, vùng đặc biệt, vùng biên giới xa xôi, hẻo lánh, các hải đảo xa đất liền, cây cối rậm rạp, đi lại khó khăn. Vùng có nhiều bom mìn chưa được rà phá.

 

PHỤ LỤC SỐ 9

BẢNG PHÂN CẤP ĐỊA HÌNH CHO CÔNG TÁC KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO

Cấp I: Tuyến đo đi qua vùng địa hình đơn giản, quang đãng, đường khô ráo, đi lại dễ dàng.

Cấp II: Tuyến đo đi qua vùng địa hình lồi lõm, ít độ dốc không quá 1% số trạm máy trung bình trong 1km khoảng từ 8 đến 12 trạm. Tuyến ni vô đo qua cánh đồng ruộng có nước nhưng có thể đặt được máy và mia. Tuyến ni vô chạy dọc theo các trục đường giao thông quang đãng, ít bị ảnh hưởng người và xe cộ trong khi ngắm.

Cấp III: Tuyến ni vô đo trong khu dân cư, làng mạc, tầm nhìn bị vướng, phải chặt phá, xen lẫn có ruộng nước lầy lội, tuyến ni vô băng qua vùng đồi núi miền trung du địa hình lồi lõm có trạm máy khoảng 20 trạm/km

Cấp IV: Tuyến ni vô đo trong khu vực thị trấn, thị xã vùng ngoại vi và ven thành phố mật độ người và xe cộ qua lại lớn ảnh hưởng đến công việc đo đạc. Tuyến ni vô qua rừng núi cao địa hình khá phức tạp, nhiều cây cối ảnh hưởng đến công việc đo đạc. Tuyến ni vô qua rừng núi cao, địa hình khá phức tạp, nhiều cây cối ảnh hưởng đến tầm nhìn, hoặc đo qua vùng sông ngòi nhỏ, kênh rạch.

Cấp V: Tuyến ni vô đo qua vùng sình lầy, bãi lầy ven biển sú vẹt, hoặc rừng đước mọc cao hơn máy, ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn phải chặt phát, chỗ đặt máy bị lún, phải đóng cọc, đệm chân máy. Tuyến ni vô đi qua vùng còn sót lại bom mìn chưa rà soát hết. Tuyến ni vô qua vùng núi cao, rậm rạp, địa hình rất phức tạp khó khăn đo đạc theo các triền sông lớn vùng thượng lưu.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 36/1998/QĐ-BCN ngày 02/06/1998 giá khảo sát xây dựng chuyên ngành các công trình điện do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.917

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.113.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!