Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan

Số hiệu: 168/2011/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 21/11/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 168/2011/TT-BTC

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2011

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật Thống kê số 04/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê 2003;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành;

Căn cứ Quyết định số 312/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Đổi mới, đồng bộ các Hệ thống chỉ tiêu thống kê;

Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Bộ Tài chính hướng dẫn Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng thông tin thống kê về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thống kê nhà nước về hải quan là hoạt động thống kê do ngành Hải quan tổ chức thực hiện, bao gồm: thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; số vụ việc vi phạm pháp luật về hải quan; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh và các thống kê nghiệp vụ khác.

2. Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) là quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, công bố, lưu trữ, hợp tác và trao đổi thông tin về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (các thông tin về mặt hàng, mã hàng, đơn vị tính, lượng, trị giá, nước - vùng lãnh thổ đối tác …) của Việt Nam do Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện.

Các cụm từ “thống kê thương mại hàng hóa quốc tế” và “thống kê ngoại thương hàng hóa” đều được hiểu giống như cụm từ “thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” được đề cập đến trong Thông tư này.

3. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê và bản phân tích các số liệu đó.

4. Hệ thống thương mại sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định các giao dịch được tính đến hoặc không tính đến trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Căn cứ theo phạm vi của các giao dịch có thể phân loại hệ thống thương mại thành ba loại hệ thống thương mại khác nhau:

- Hệ thống thương mại đặc biệt sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: hàng hóa đi vào hoặc đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thị trường nội địa và khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, địa điểm gia công, sản xuất xuất khẩu…

- Hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: hàng hóa đi vào hoặc đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo hệ thống thương mại đặc biệt và bổ sung thêm khu kinh tế - thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu, đặc khu kinh tế …

- Hệ thống thương mại chung sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: hàng hóa đi vào hoặc đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng và bổ sung thêm kho ngoại quan, khu vực tự do thuế quan (khu vực tự do thương mại, tự do công nghiệp (cảng tự do, kho tự do …).

Sơ đồ: Mô tả các hệ thống thương mại trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

5. Siêu dữ liệu (metadata) thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: là hệ thống các dữ liệu mô tả dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích làm cho các tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin hiểu rõ hơn số liệu và bản phân tích thông tin thống kê; so sánh số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam với số liệu thống kê tương tự của các nước, vùng lãnh thổ.

6. Kế hoạch công bố thông tin: là lịch được xây dựng trước để xác định cụ thể thời gian công bố thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

7. Điều chỉnh thông tin thống kê: là việc sửa đổi và bổ sung thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã công bố khi có thông tin mới đầy đủ và chính xác hơn, hoặc khi có sự thay đổi cơ bản về khái niệm, định nghĩa, danh mục phân loại và nguồn số liệu để đảm bảo tính chân thực và tính so sánh của thông tin thống kê qua các thời kỳ.

Điều 4. Nguyên tắc thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:

1. Đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời và chính xác của thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp thống kê, hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu và chế độ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc.

3. Đảm bảo tính liêm chính, minh bạch, độc lập, không trùng lặp và chồng chéo trong quá trình thực hiện thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Đảm bảo tính so sánh của số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu song phương của Việt Nam với số liệu thống kê tương tự của các nước, vùng lãnh thổ.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Không thực hiện, cản trở thực hiện, thực hiện không đúng, không đủ trong quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp và báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Cố ý làm sai lệch thông tin thống kê, công bố thông tin thống kê sai sự thật.

3. Tiết lộ thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước cho các tổ chức, cá nhân sử dụng không đúng thẩm quyền và mục đích.

4. Tiết lộ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân khi chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó cho các tổ chức, cá nhân sử dụng không đúng thẩm quyền, mục đích.

5. Thực hiện các hành vi khác vi phạm pháp luật về thống kê.

Chương 2.

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 6. Hệ thống thương mại trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam áp dụng theo hệ thống thương mại chung do Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện.

Trong một số trường hợp để phục vụ cho nghiên cứu, so sánh và phân tích, thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam có thể được thực hiện theo hệ thống thương mại đặc biệt hoặc hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng.

Điều 7. Phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Toàn bộ hàng hóa đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam (xuất khẩu) hoặc đưa vào lãnh thổ hải quan của Việt Nam (nhập khẩu) làm giảm đi hoặc tăng thêm nguồn vật chất của Việt Nam đều thuộc phạm vi thống kê. Những hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam nhưng không làm tăng thêm hoặc giảm đi nguồn vật chất của Việt Nam thì không thuộc phạm vi thống kê.

2. Hàng hóa xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng hóa tái xuất, được đưa ra nước ngoài làm giảm đi nguồn vật chất của Việt Nam. Trong đó:

a) Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất và chế biến trong nước theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;

b) Hàng hóa tái xuất là những hàng hóa Việt Nam đã nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản và đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

3. Hàng hóa nhập khẩu là toàn bộ hàng hóa có xuất xứ nước ngoài và hàng hóa tái nhập, được đưa vào trong nước làm tăng thêm nguồn vật chất của Việt Nam. Trong đó:

a) Hàng hóa có xuất xứ nước ngoài là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;

b) Hàng hóa tái nhập là những hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu, sau đó lại nhập khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản và đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

Điều 8. Hàng hóa được tính đến trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam

1. Hàng hóa mua bán, trao đổi của các tổ chức, cá nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm các loại hình:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;

c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các hợp đồng gia công với nước ngoài;

d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư;

e) Hàng hóa kinh doanh theo loại hình tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập (loại trừ những hàng hóa nêu tại Điều 9 của Thông tư này);

g) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan và hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài;

h) Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới không có hợp đồng mua bán;

i) Hàng hóa vượt quá tiêu chuẩn hành lý cá nhân theo quy định và phải nộp thuế của người xuất cảnh hoặc nhập cảnh;

k) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc loại hình vay nợ, viện trợ của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và nước ngoài;

l) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tài sản di chuyển của các tổ chức, cá nhân mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài.

2. Hàng hóa trong một số trường hợp đặc thù:

a) Vàng phi tiền tệ: vàng ở các dạng thanh, thỏi, bột, vụn, vảy… do các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại (trừ Ngân hàng nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của Ngân hàng Nhà nước) xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích kinh doanh, gia công, chế tác … theo quy định của pháp luật;

b) Tiền giấy, tiền xu, chứng khoán chưa phát hành, không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền giấy, tiền xu;

c) Hàng hóa trả lại;

d) Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê tài chính, theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro … liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;

e) Quà tặng, quà biếu của các tổ chức, cá nhân;

g) Hàng hóa đưa đi ra nước ngoài tham dự triển lãm; hội chợ; mẫu chào hàng; tài liệu giáo dục, đào tạo; động vật để làm giống; động vật và dụng cụ phục vụ biểu diễn xiếc, nghệ thuật, thi đấu thể thao; phương tiện chuyên chở sau đó được bán, tặng ở nước ngoài và hàng hóa của nước ngoài nhập vào nước ta với các mục đích trên, sau đó không tái xuất khẩu;

h) Băng từ, đĩa từ, CD-ROM và các phương tiện trung gian khác đã ghi âm, hình, dữ liệu hoặc phần mềm máy tính có mục đích sử dụng chung hoặc mua hoặc bán thông thường có tính chất thương mại (trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng);

i) Điện, nước, xăng dầu, dầu thô và khí đốt;

k) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức thương mại điện tử: việc trao đổi thông tin, đặt hàng, ký kết hợp đồng thương mại và thanh toán với nước ngoài được thực hiện qua mạng Internet nhưng hàng hóa được đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thực hiện các thủ tục hải quan thông thường;

l) Hàng hóa giao dịch theo hình thức hàng đổi hàng giữa các nước, vùng lãnh thổ mà không thanh toán;

m) Hàng hóa gửi hoặc nhận qua bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh;

n) Hàng hóa cung ứng cho máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác trong hành trình giao thông quốc tế.

Điều 9. Hàng hóa không tính đến trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam

1. Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích vận chuyển, bao gồm hàng hóa quá cảnh và hàng hóa chuyển tải.

2. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập có thời hạn như: hàng tham dự triển lãm, hội chợ; mẫu chào hàng; tài liệu giáo dục, đào tạo; động vật để làm giống; động vật và dụng cụ phục vụ các chuyến biểu diễn xiếc, nghệ thuật, thi đấu thể thao; phương tiện chuyên chở đưa vào sau đó lại đưa ra khỏi Việt Nam và ngược lại;

3. Hàng hóa mua hoặc bán của các cửa hàng miễn thuế.

4. Hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu, hàng hóa từ kho ngoại quan vào nội địa.

5. Hàng hóa thuộc loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

6. Hàng hóa luân chuyển giữa các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế với nhau và với nội địa (do đã tính trong thống kê khi hàng hóa đi vào hoặc đi ra khỏi lãnh thổ hải quan).

7. Hàng hóa trong một số trường hợp đặc thù:

a) Vàng tiền tệ: vàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích dự trữ và cân đối tiền tệ quốc gia (vàng tiền tệ được phân loại trong phân nhóm 7108.20 theo danh mục biểu thuế nhập khẩu);

b) Tiền xu đang lưu hành, tiền giấy và tiền séc đã phát hành trong khâu lưu thông;

c) Hàng hóa chính phủ gửi hoặc nhận với các cơ quan đại diện ngoại giao, các đại sứ quán;

d) Hàng hóa thuộc hợp đồng cho thuê hoặc đi thuê hoạt động (máy bay, tàu thuyền, máy móc thiết bị…) với thời hạn dưới 12 tháng;

e) Hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư;

g) Hàng hóa với chức năng là phương tiện, công cụ chuyên chở như: công-ten-nơ, thùng, chai … rỗng chỉ nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa;

h) Các sản phẩm, nội dung số trao đổi trong thương mại điện tử (ví dụ: phim, nhạc, các phần mềm tải về hoặc tải lên...);

i) Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam với mục đích sửa chữa hoặc bảo trì nếu hoạt động đó không làm thay đổi xuất xứ của hàng hóa;

k) Hàng hóa đi vào hoặc đi ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam bất hợp pháp.

Điều 10. Nguồn số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam được thu thập từ các nguồn số liệu sau:

a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các chứng từ kèm theo hồ sơ hải quan bao gồm vận đơn, tờ khai trị giá, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và các chứng từ liên quan khác;

b) Các báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, các Chi cục Hải quan và các đơn vị khác thuộc ngành Hải quan;

c) Các nguồn thông tin bổ sung khác.

2. Khi quy đổi dữ liệu để phục vụ cho mục đích thống kê (ví dụ: quy đổi trị giá thống kê, lượng thống kê, đơn vị tính thống kê, đồng tiền sử dụng trong thống kê …), các tổ chức, cá nhân làm thống kê không được làm thay đổi thông tin nghiệp vụ hải quan.

Điều 11. Thời điểm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Thời điểm thống kê là thời điểm cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan.

2. Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì thời điểm thống kê là thời điểm đăng ký tờ khai. Trong quá trình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nếu có sự thay đổi so với khai ban đầu thì khi thống kê sẽ điều chỉnh theo thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Các trường hợp sửa chữa, điều chỉnh tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan qua các quy trình nghiệp vụ thì thời điểm thống kê là thời điểm đăng ký tờ khai. Những nội dung thay đổi phải được cập nhật vào các hệ thống công nghệ thông tin nghiệp vụ và điều chỉnh khi thống kê.

4. Các trường hợp thay, hủy tờ khai thì số liệu sẽ được loại trừ khỏi số liệu đã thống kê trước đó.

5. Những thông tin thay đổi quy định tại Khoản 2, 3 và 4 của Điều này được thể hiện trong số liệu lũy kế của kỳ hiện hành và số liệu báo cáo của kỳ điều chỉnh.

Điều 12. Danh mục phân loại hàng hóa sử dụng trong thống kê

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thống kê của Việt Nam được phân loại theo danh mục biểu thuế xuất khẩu và các danh mục biểu thuế nhập khẩu hiện hành.

2. Danh mục Phân loại thương mại quốc tế chuẩn (Danh mục SITC) và các danh mục phân loại khác theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc được sử dụng cho mục đích phân tích kinh tế và mục đích thống kê khác.

Điều 13. Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là trị giá do các tổ chức, cá nhân làm thống kê xây dựng phục vụ cho mục đích tổng hợp, báo cáo thống kê theo nguyên tắc sau:

a) Trị giá thống kê hàng hóa nhập khẩu là trị giá loại CIF (tức là trị giá theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương).

b) Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu là trị giá loại FOB (tức là trị giá được tính theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương).

Trong từng trường hợp cụ thể, trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xây dựng theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 của Điều này.

2. Trị giá thống kê đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế:

a) Trị giá thống kê là trị giá tính thuế nếu hàng hóa có trị giá theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương (đối với hàng hóa xuất khẩu) và trị giá theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương (đối với hàng hóa nhập khẩu).

b) Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện đường bộ qua biên giới đất liền, trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tính theo trị giá DAF hoặc DAP.

3. Đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:

a) Đối với hàng hóa nhập khẩu, theo giá bán tại cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên (giá CIF, giá DAF, giá DAP);

b) Đối với hàng hóa xuất khẩu, theo giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF, giá DAP).

4. Trong trường hợp trị giá thống kê của hàng hóa không xác định được như quy định tại Khoản 2 và 3 của Điều này thì quy đổi về trị giá theo điều kiện giao hàng FOB (đối với hàng hóa xuất khẩu) và trị giá theo điều kiện giao hàng CIF (đối với hàng hóa nhập khẩu). Các tổ chức, cá nhân làm thống kê căn cứ vào các thông tin trong bộ hồ sơ hải quan và các thông tin liên quan để quy đổi.

5. Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù:

a) Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì trị giá thống kê là trị giá thực của hàng hóa khi xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Trường hợp hàng hóa được phép ghi giá tạm tính khi đăng ký tờ khai hải quan thì trị giá thống kê phải được điều chỉnh khi có giá chính thức;

c) Tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá chưa phát hành, chưa đưa vào lưu thông có trị giá thống kê là chi phí để sản xuất tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá (không phải là mệnh giá của các loại hàng hóa này);

d) Băng từ, đĩa từ, CD-ROM và các phương tiện trung gian khác đã ghi âm, hình, dữ liệu hoặc phần mềm máy tính được xuất khẩu, nhập khẩu có tính chất thương mại: thống kê theo trị giá giao dịch toàn bộ của các hàng hóa này (không phải chỉ là trị giá của các phương tiện trung gian chưa có thông tin), trừ chi phí giấy phép sử dụng bản quyền nếu được tách riêng;

e) Hàng gia công xuất khẩu: tính toàn bộ trị giá cấu thành của sản phẩm theo giá FOB, DAF hoặc DAP. Trường hợp không xác định được trị giá theo các loại giá trên thì tính theo công thức:

Giá một đơn vị hàng hóa gia công xuất khẩu bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu của một sản phẩm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;

g) Hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: tính trị giá của hàng hóa khi được bán, loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng cho thuê như chi phí đào tạo, bảo trì, phí tài chính;

h) Hàng hóa kèm dịch vụ: trị giá thống kê xác định theo giá FOB (đối với xuất khẩu) hoặc CIF (đối với nhập khẩu) của hàng hóa và loại trừ các phí dịch vụ;

i) Các giao dịch không phải khai trị giá (ví dụ như: hàng đổi hàng, hàng viện trợ nhân đạo …) thì trị giá của hàng hóa trong thống kê được xác định theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam và các quy định nêu tại khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 14. Đơn vị tính trong thống kê

1. Đơn vị tính trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sử dụng thống nhất theo quy định áp dụng cho tờ khai hải quan.

2. Khi quy đổi các đơn vị tính số lượng khác cho mục đích thống kê phải căn cứ vào chỉ tiêu trọng lượng tổng, trọng lượng tịnh, đơn giá bình quân và một số chỉ tiêu khác khai trên tờ khai và các chứng từ liên quan.

Điều 15. Nước, vùng lãnh thổ đối tác thương mại trong thống kê

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam: nước, vùng lãnh thổ đến cuối cùng xác định được tại thời điểm xuất khẩu, không tính nước, vùng lãnh thổ mà hàng hóa đó quá cảnh.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam: là nước, vùng lãnh thổ xuất xứ của hàng hóa theo các quy định về xuất xứ của Việt Nam.

3. Ngoài ra, nước, vùng lãnh thổ gửi hàng hóa (là nước mà từ đó hàng hóa được chuyển vào Việt Nam) cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác.

4. Mã nước, vùng lãnh thổ trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tuân thủ theo hệ thống mã tiêu chuẩn quốc tế ISO 3166.

Điều 16. Đồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê

1. Đồng tiền sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ.

2. Các ngoại tệ khác khi quy đổi sang đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm đăng ký tờ khai.

Điều 17. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Tổng cục Hải quan: xây dựng các kế hoạch, nghiên cứu, phát triển và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thống nhất trên phạm vi toàn quốc theo quy định.

2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố: xây dựng và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê phải dựa trên các quy định của Thông tư này.

Chương 3.

THU THẬP, ĐIỀU TRA, XỬ LÝ, TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH, PHỔ BIẾN VÀ LƯU TRỮ THÔNG TIN THỐNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 18. Thu thập, xử lý thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tổ chức thu thập, xử lý thông qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan.

1. Chi cục Hải quan chịu trách nhiệm:

a) Kiểm tra tính đầy đủ của dữ liệu trên tờ khai hải quan và các chứng từ liên quan, tính chính xác của thông tin qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan;

b) Tiếp nhận, kiểm tra, sửa và phản hồi thông tin nghi ngờ sai, dữ liệu sai của tờ khai và chứng từ liên quan.

2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm:

a) Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng tờ khai và các chứng từ liên quan, tính chính xác của thông tin qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan trong cơ sở dữ liệu điện tử;

b) Kiểm tra và phản hồi thông tin nghi ngờ sai, thông tin sai giữa các cấp.

3. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:

a) Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng tờ khai và các chứng từ liên quan, tính chính xác của thông tin qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan trong cơ sở dữ liệu điện tử trên phạm vi toàn quốc;

b) Kiểm tra, phát hiện, hướng dẫn các đơn vị hải quan các cấp xử lý lỗi trong quá trình thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Tổ chức thu thập thông tin khác ngoài hồ sơ hải quan.

Điều 19. Điều tra thống kê

1. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính ra quyết định điều tra thống kê đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

2. Các tổ chức, cá nhân trong phạm vi điều tra thống kê phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Việc điều tra thống kê được tiến hành đúng phương pháp chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Luật Thống kê.

Điều 20. Chế độ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:

a) Báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước theo hệ thống mẫu biểu quy định và các báo cáo thống kê đột xuất khác.

b) Phối hợp với các Bộ, ngành định kỳ sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp với yêu cầu sử dụng thông tin.

2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, các chi cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho Tổng cục Hải quan khi có yêu cầu.

3. Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Hải quan, các tổ chức, cá nhân lập và ký duyệt các báo cáo thống kê phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và kịp thời của những thông tin thống kê thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

Điều 21. Phân tích và dự báo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Tổng cục Hải quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng và thực hiện phân tích, dự báo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Các phân tích thống kê hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu phải phản ánh trung thực và khách quan tình hình xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 22. Điều chỉnh thông tin thống kê

1. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm điều chỉnh thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại điều chỉnh sau đây:

a) Điều chỉnh thường xuyên: định kỳ điều chỉnh các thông tin đã báo cáo và công bố khi bổ sung số liệu thiếu, cập nhật các thông tin thay đổi qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan, hiệu chỉnh lại các thông tin thống kê nghi ngờ sai hoặc sai. Có 3 hình thức điều chỉnh thường xuyên:

- Điều chỉnh hiện thời: điều chỉnh tại kỳ báo cáo tiếp theo đối với báo cáo kỳ 15 ngày và báo cáo tháng. Số liệu điều chỉnh được thể hiện ở số liệu lũy kế;

- Điều chỉnh 6 tháng đầu năm: điều chỉnh trong vòng 60 ngày sau khi hoàn thành báo cáo tháng 6 đối với các báo cáo kỳ và tháng đã công bố;

- Điều chỉnh năm: điều chỉnh trong vòng 90 ngày sau khi hoàn thành báo cáo năm đối với các báo cáo kỳ, tháng và năm đã công bố. Thông tin sau khi được điều chỉnh năm trở thành thông tin chính thức.

Số liệu điều chỉnh 6 tháng đầu năm và số liệu điều chỉnh năm được thể hiện ở số liệu báo cáo và số liệu lũy kế của từng kỳ, tháng và năm.

b) Điều chỉnh không thường xuyên: thực hiện điều chỉnh số liệu khi có sự thay đổi cơ bản về khái niệm, định nghĩa, danh mục phân loại và nguồn số liệu. Số liệu điều chỉnh có thể là một năm hoặc nhiều năm để đảm bảo tính so sánh của số liệu.

2. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm giải thích nguyên nhân điều chỉnh cho tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu để chứng minh tính hợp lệ của số liệu điều chỉnh và được thể hiện trong kế hoạch công bố thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 23. Công bố thông tin thống kê

1. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xây dựng, thông báo kế hoạch công bố thông tin xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện công bố thông tin cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo kế hoạch.

2. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được công bố là các thông tin thống kê tổng hợp.

3. Các trạng thái của thông tin công bố bao gồm: thông tin ước tính, sơ bộ, điều chỉnh và chính thức.

4. Thời điểm công bố khác nhau áp dụng đối với từng trạng thái thông tin khác nhau:

a) Thông tin ước tính: công bố vào ngày 25 hàng tháng;

b) Thông tin sơ bộ: công bố trong vòng 05 ngày sau khi gửi báo cáo đối với các báo cáo kỳ và tháng;

c) Thông tin điều chỉnh: áp dụng các thời điểm công bố khác nhau đối với thông tin điều chỉnh thường xuyên và thông tin điều chỉnh không thường xuyên.

- Tổng cục Hải quan công bố thông tin điều chỉnh thường xuyên tại các thời điểm khác nhau tương ứng với 3 hình thức điều chỉnh thường xuyên:

+ Điều chỉnh hiện thời: thông tin điều chỉnh được công bố trong kỳ báo cáo tiếp theo;

+ Điều chỉnh 6 tháng đầu năm: thông tin điều chỉnh được công bố trước ngày 01/10 của năm hiện thời;

+ Điều chỉnh năm: thông tin điều chỉnh được công bố trước ngày 01/5 của năm tiếp theo.

- Tổng cục Hải quan tiến hành công bố thông tin điều chỉnh không thường xuyên ngay khi điều chỉnh xong.

5. Thông tin công bố theo bản điện tử hoặc bản giấy.

Điều 24. Đảm bảo chất lượng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo thực tế của Việt Nam và phù hợp với các khuyến nghị của tổ chức khu vực và quốc tế, cụ thể:

1. Xây dựng khung đảm bảo chất lượng thông tin thống kê bao gồm các biện pháp đo lường và các chỉ số đảm bảo chất lượng.

2. Xây dựng cơ chế phản hồi để tiếp thu ý kiến của các tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về đảm bảo chất lượng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 25. Siêu dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai siêu dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm các thông tin mô tả số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam, cụ thể:

a) Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn liên quan;

b) Các khái niệm, định nghĩa và các mô tả phương pháp luận;

c) Quá trình thu thập, xử lý thông tin; các nguồn số liệu, cơ sở dữ liệu;

d) Các danh mục bảng chuẩn thống kê; các mẫu biểu thống kê, giải thích thông tin liên quan và hướng dẫn cách ghi biểu; các sản phẩm thống kê;

e) Các quy định và hướng dẫn về: công bố, điều chỉnh, đảm bảo chất lượng và bảo mật thông tin;

g) Các văn bản, tài liệu của các tổ chức khu vực, quốc tế liên quan đến thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

h) Thông tin về tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê.

Điều 26. Hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nước đối tác, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế

1. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:

a) Cung cấp, trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nước đối tác, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế trong khuôn khổ các thỏa thuận, cam kết hợp tác song phương, đa phương và các quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện hợp tác kỹ thuật, trao đổi thông tin, so sánh số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nước đối tác, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế;

2. Việc hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin được quy định tại Điều này phải thực hiện dựa trên nguyên tắc thống nhất với các chỉ tiêu đã công bố.

Điều 27. Hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng khác

1. Việc hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng khác (cơ quan nghiên cứu, các hiệp hội ngành nghề, các cơ quan thông tin truyền thông …) căn cứ trên các quy định của pháp luật có liên quan và văn bản hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin được ký kết giữa cấp có thẩm quyền của các bên.

2. Trong trường hợp cung cấp, trao đổi thông tin ngoài phạm vi văn bản tại Khoản 3 Điều này phải có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.

3. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được cung cấp, trao đổi là các thông tin thống kê tổng hợp. Trong trường hợp đặc biệt, để phục vụ mục đích quản lý nhà nước, Tổng cục Hải quan cung cấp các thông tin thống kê chi tiết.

Điều 28. Lưu trữ thông tin

1. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xây dựng và quản lý kho dữ liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Thời hạn lưu trữ các báo cáo và cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Bảo mật thông tin thống kê

1. Thông tin thống kê thuộc diện phải bảo mật là các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân và các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước (sau đây gọi là thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).

2. Việc bảo quản, lưu trữ, công bố, cung cấp và báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Danh mục bí mật nhà nước phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, các chi cục Hải quan và những người tham gia vào hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam phải thực hiện như sau:

a) Không công bố thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Khi công bố thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo không làm lộ các thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Đảm bảo an toàn thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp cung cấp thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 4.

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN THỐNG KÊ VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN THỐNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 30. Hệ thống tổ chức thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành Hải quan

1. Hệ thống tổ chức thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành Hải quan gồm có:

a) Tại Tổng cục Hải quan: Cục Công nghệ thông tin & Thống kê hải quan;

b) Tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố: các Trung tâm Dữ liệu & Công nghệ thông tin và công chức hải quan làm công tác thống kê tại các đơn vị chức năng trực thuộc;

c) Tại các Chi cục Hải quan: công chức hải quan tham gia vào các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan và công tác thống kê.

2. Các công chức hải quan làm công tác thống kê được quy định tại Điểm b và c, Khoản 1 của Điều này có thể là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

Điều 31. Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trong hệ thống thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành Hải quan

1. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổng cục Hải quan:

a) Tổ chức, xây dựng các quy trình thống kê; hướng dẫn, kiểm tra Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện công tác thống kê thống nhất trên phạm vi toàn quốc;

b) Ban hành các quy định về hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng trong toàn ngành Hải quan;

c) Xây dựng, quản lý, vận hành, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ mục đích thống kê;

d) Tổ chức thu thập, xử lý, phân tích, dự báo, cung cấp, báo cáo, công bố số liệu thống kê đến người sử dụng theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức và thực hiện điều tra thống kê khi cần thiết;

g) Ban hành Niên giám Thống kê hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam;

h) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân gửi báo cáo cung cấp thông tin để phục vụ cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

i) Hợp tác, trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các tổ chức trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

k) Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực làm công tác thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố:

a) Tổ chức thực hiện công tác thống kê theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;

b) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các Chi cục Hải quan và các đơn vị thuộc Cục;

c) Cung cấp và báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến các tổ chức thuộc phạm vi địa bàn phụ trách cho mục đích quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của Chi cục Hải quan:

Tổ chức thực hiện công tác thống kê theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Điều 32. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan phải tuân theo các quy định sau:

a) Những thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và thông tin thống kê cụ thể gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân chỉ phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước. Việc sử dụng những thông tin này phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về bảo mật thông tin;

b) Không làm sai lệch số liệu thống kê để phục vụ cho mục đích riêng;

c) Khi sử dụng phải đảm bảo tính trung thực của thông tin và trích dẫn nguồn thông tin của Tổng cục Hải quan;

d) Không sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào việc làm phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của đơn vị cung cấp thông tin và lợi ích của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có các quyền hạn sau:

a) Mọi tổ chức, cá nhân được bình đẳng và tạo thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan công bố.

b) Phản ánh các thắc mắc liên quan đến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được báo cáo, cung cấp và công bố.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo các văn bản quy định hướng dẫn sử dụng các hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chương 5.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 33. Trách nhiệm thực hiện

1. Tổng cục Hải quan căn cứ Thông tư này ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện Thông tư này.

3. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện đến từng đơn vị trực thuộc theo đúng quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có điểm nào vướng mắc hoặc không còn phù hợp với thực tế thì Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân gửi ý kiến về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để xem xét và sửa đổi cho phù hợp.

Điều 34. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân nào vi phạm các quy định tại Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ xem xét chấm dứt việc cung cấp thông tin, bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt theo quy định.

Điều 35. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2012, thay thế Quyết định số 124/2003/QĐ-BTC ngày 01 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTCP;
- Văn phòng TW và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- UBND các tỉnh t.phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCHQ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 168/2011/TT-BTC

Hanoi, November 21, 2011

 

CIRCULAR

GUIDING STATE CUSTOMS STATISTICS ON IMPORTS AND EXPORTS

Pursuant to June 17, 2003 Statistics Law No. 04/2003/QH11;

Pursuant to June 29, 2001 Customs Law No. 29/2001/QH10 and June 14, 2005 Law No. 42/2005/QH11 amending and supplementing a number of articles of the Customs Law;

Pursuant to the Government's Decree No. 40/2004/ND-CP of February 13, 2004, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the 2003 Statistics Law;

Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 111/2008/QD-TTg of August 15, 2008, promulgating the Regulation on general statistical reporting applicable to ministries and sectors;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 312/2010/QD-TTg of March 2, 2010, approving the Scheme on renewal and synchronization of systems of statistical indicators;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Finance guides state customs statistics on imports and exports as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides state customs statistics on imports and exports and use of statistical information on imports and exports of Vietnam.

Article 2. Subjects of application

1. Organizations and individuals compiling statistics on imports and exports of Vietnam.

2. Organizations and individuals using statistical information on imports and exports of Vietnam.

Article 3. Interpretation of terms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. State customs statistics means statistical activities carried out by the customs sector, including statistics on imports and exports; statistics on duties on imports and exports; number of cases of violation of the customs law; means of transport on entry and exit, and other statistical operations.

2. State customs statistics on imports and exports (below referred to as import and export statistics) means the process of collecting, processing, synthesizing, analyzing, publishing, storing, cooperating and exchanging information on the importation and exportation of goods (information on commodity items, headings, unit of calculation, quantity, value, partner country/territory...) of Vietnam, carried out by the General Department of Customs.

The phrases "international merchandise trade statistics" and "foreign merchandise trade statistics" are understood in the same way as the phrase "import and export statistics" referred to in this Circular.

3. Statistical information on imports and exports is products of statistical activity, comprising statistical data and analytical tables of these data.

4. Trade systems are used in import and export statistics for identification of transactions included in or excluded from import and export statistics. Based on the scope of transactions, trade systems can be classified into three different types:

- Special trade system used in import and export statistics, covering goods entering or leaving Vietnam's territory embracing the domestic market and export-processing zones, industrial parks, hi-tech parks, places of export processing or production...

- Expanded special trade system used in import and export statistics, covering goods entering or leaving Vietnam's territory under the special trade system and also special economic-trade zones, border-gate economic zones, special economic zones...

- General trade system used in import and export statistics, covering goods entering or leaving Vietnam's territory under the expanded special trade system and also bonded warehouses, free-tariff areas (commercial and industrial free areas (free ports and warehouses...).

Diagram: Description of trade systems in import and export statistics (see next page)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Information publication plan means a preset schedule specifying a timetable for publishing statistical information on imports and exports.

Diagram: Description of trade systems in import and export statistics

7. Adjustment of statistical information means the revision and supplementation of published statistical information on imports and exports when there arises more complete and accurate new information or when there are substantial changes in concepts, definitions, classifications and data sources, with a view to ensuring the authenticity and comparability of statistical information over different periods.

Article 4. Principles of compilation of import and export statistics

Statistics on imports and exports must be compiled on the following fundamental principles:

1. Assurance of completeness, timeliness and accuracy of statistical information on imports and exports.

2. Assurance of uniformity of statistical methodology, systems of indicators and reporting forms and regulations on import and export statistics nationwide.

3. Assurance of integrity, transparency, independence, non-duplication and non-overlap in the process of compiling import and export statistics.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Prohibited acts in import and export statistics export statistics

1. Failing to collect, process, synthesize and report statistical information on imports and exports, obstructing or improperly or inadequately carrying out these activities.

2. Intentionally distorting statistical information and publishing untruthful statistical information.

3. Disclosing statistical information classified as state secrets to unauthorized organizations or persons for use for improper purposes.

4. Disclosing specific statistical information on imports and exports associated with specific names and addresses of individual organizations or persons without the consent of such organizations or persons to unauthorized organizations or persons for use for improper purposes.

5. Other acts in violation of the statistics law.

Chapter II

METHODS OF COMPILING IMPORT AND EXPORT STATISTICS

Article 6. Trade systems in import and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In some specific cases to serve research, comparison and analysis, import and export statistics of Vietnam may be compiled under the special trade system or the expanded special trade system.

Article 7. Scope of import and export statistics

1. All goods taken out of Vietnam's customs territory (exported) or brought into Vietnam's customs territory (imported) which reduce or increase Vietnam's material resources fall within the scope of statistics. Those goods temporarily brought into or taken out of Vietnam's customs territory which do not increase or reduce Vietnam's material resources do not fall within the scope of statistics.

2. Exports are all goods of domestic origin and re-exported goods sent abroad, reducing Vietnam's material resources, in which:

a/ Goods of domestic origin are those exploited, produced or processed domestically under Vietnam's regulations on goods origin;

b/ Re-exported goods are those imported by Vietnam then re-exported in the same state as previously imported or after being simply processed, preserved and repackaged without changing their basic characteristics.

3. Imports are all goods of foreign origin and re-imported goods brought into the country, increasing Vietnam's material resources, in which:

a/ Goods of foreign origin are those exploited, produced or processed abroad under Vietnam's regulations on goods origin;

b/ Re-imported goods are those exported by Vietnam then re-imported in the same state as previously exported or after being simply processed, preserved and repackaged without changing their basic characteristics.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Goods traded or exchanged between Vietnamese and foreign organizations and individuals in the following forms:

a/ Goods imported or exported under goods purchase and sale contracts;

b/ Goods imported or exported in the form of importing materials for export production;

c/ Goods imported or exported to perform processing contracts concluded with foreign countries;

d/ Goods imported or exported for investment projects;

e/ Goods traded in the form of temporary import for re-export or temporary export for re-import (excluding those stated in Article 9 of this Circular);

f/ Goods brought from abroad into bonded warehouses and vice versa;

g/ Goods traded or bartered among border residents; goods imported or exported across the border without purchase and sale contracts;

h/ Goods of persons on entry or exit in excess of the prescribed personal baggage allowances which are dutiable;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

j/ Goods imported or exported which are movables of organizations or persons entering or leaving Vietnam.

2. Goods in some specific cases:

a/ Non-monetary gold: gold bars, bullions, powder, flakes... imported or exported by enterprises or commercial banks (excluding banks authorized by the State Bank) for commercial, processing, fashioning... purposes in accordance with law;

b/ Unissued banknotes, coins and securities not for circulation or not in circulation; collections of banknotes and coins;

c/ Returned goods;

d/ Goods under financial lease contracts whereby lessees assume benefits, responsibilities, risks... in relation to goods. For contracts containing unclear contents on these issues, the lease term of 12 months or longer will be based on;

e/ Gifts and presents of organizations and individuals;

f/ Goods sent abroad for display at exhibitions and fairs; commercial samples; educational and training materials; breeding animals; animals and instruments for circus and art performances, sports competitions; transporting vehicles which are then sold or donated abroad, and foreign goods imported into Vietnam for the above purposes but then not re-exported;

g/ Magnetic tapes and discs, CD-ROMs and other media recorded with sounds, images or data or computer software for general use purposes or normal commercial purposes (excluding those produced upon request or order);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i/ Goods imported or exported via e-commerce: The exchange of information, placement of orders, conclusion of commercial contracts and payment with foreign countries are carried out through the Internet but goods are brought into or taken out of Vietnam's territory and go through normal customs procedures;

j/ Goods bartered among countries and territories without payment;

k/ Goods dispatched or received by post or express delivery service;

l/ Goods supplied to aircraft, vessels and other vehicles in international trips.

Article 9. Goods to be excluded from import and export statistics of Vietnam

1. Goods crossing Vietnam's territory simply for transportation, including goods in transit and transshipped goods.

2. Goods temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import within given periods of time, such as goods for display at exhibitions and fairs; commercial samples; educational and training materials; breeding animals; animals and instruments for circus and art performances, sports competitions; transporting means which enter then leave Vietnam and vice versa.

3. Goods bought or sold at duty-free shops.

4. Goods brought from the domestic market into bonded warehouses pending export. Goods brought from bonded warehouses into the domestic market.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Goods transferred among industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks and economic zones and between these parks or zones and the domestic market (because they are already included in statistics when they enter or leave the customs territory).

7. Goods in some special cases:

a/ Monetary gold: gold imported and exported by the Slate Bank of Vietnam for national monetary reserve and balance (monetary gold under sub-heading 7108.20 in the import tariff);

b/ Coins in circulation, and issued banknotes and checks in circulation;

c/ Governmental goods delivered to or received from diplomatic representative missions and embassies;

d/ Goods under operational lease or charter contracts of a term of under 12 months (aircraft, vessel, machinery, equipment...);

e/ Goods being machinery and equipment temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import for work construction and investment projects;

f/ Goods used as carrying means or tools, such as empty containers, barrels, bottles... solely for goods carriage purposes;

g/ Digital products and contents exchanged in e-commerce (e.g. movies, music and software applications... downloaded or uploaded);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i/ Goods illegally entering or leaving Vietnam's customs territory.

Article 10. Sources of import and export statistics

1. Import and export statistics of Vietnam shall be collected from the following sources:

a/ Import and export declaration forms; documents enclosed with customs dossiers, including bills of lading, value declarations, certificates of origin and other related documents;

b/ Import and export statistical reports of provincial-level Customs Departments, district-level Customs Departments and other units within the customs sector;

c/ Other additional information sources.

2. When converting data to serve statistical purposes (i.e. converting statistical values, quantities, units of calculation, currency used in statistics...), statistics-compiling organizations and individuals may not change customs operation information.

Article 11. Time of import and export statistics

1. Time of statistics is the time customs offices accept registration of customs declaration forms.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. For cases of correction or adjustment of declaration forms or supplementation of customs dossiers during operational processes, the time of statistics is the time of declaration registration. Any changed contents shall be updated in operational information technology systems and relevant statistics shall be adjusted.

4. Replaced or cancelled declaration forms shall be excluded from previously compiled statistics.

5. Changed information referred to in Clauses 2, 3 and 4 of this Article shall be reflected in cumulative data of the current period and reported statistics of the period of adjustment.

Article 12. Classifications of goods used in statistics

1. Imports and exports in Vietnam's statistics are classified according to the current export tariff and import tariffs.

2. The Standard International Trade Classifications (SITC) and other classifications recommended by the United Nations Statistics Division are used for economic analysis and other statistical purposes.

Article 13. Statistical values of imports and exports

1. Statistical value of imports or exports is a value developed by statistics compilers for statistical synthesis and reporting purposes on the following principles:

a/ The statistical value of imports is their CIF value (i.e. the value based on CIF or equivalent delivery conditions);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

On a case-by-case basis, the statistical value of imports or exports shall be developed under Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

2. Statistical value of dutiable goods:

a/ The statistical value is the dutiable value, if the goods have a value based on FOB or equivalent delivery conditions (for exports) or a value based on CIF or equivalent delivery conditions (for imports);

b/ For goods transported by land across the land border, the statistical value of imports or exports shall be calculated based on their DAF or DAP value.

3. For goods which are not liable to duty, are duty-free or exempted from duty, their statistical value is that declared by customs declarants on the following principles:

a/ For imports, the statistical value is based on their selling prices at the border gate of importation (FOB, DAF or DAP price);

b/ For exports, the statistical value is based on their actual selling prices at the first border gate of exportation (CIF, DAF or DAP price).

4. In case the statistical value of goods cannot be determined under Clause 2 or 3 of this Article, it may be converted into the value based on FOB conditions (for exports) or based on CIF conditions (for imports). Statistics compilers shall carry out the conversion on the basis of information in customs dossiers and relevant information.

5. Determination of statistical values in specific cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ For goods allowed for filling temporarily calculated prices in customs declaration forms, their statistical value must be adjusted when their official prices are available;

c/ For unissued banknotes, coins and valuable papers not in circulation, their statistical value is their production expenses (not their par value);

d/ For magnetic tapes and discs, CD-ROMs and other media already recorded with sounds or images, computer data or software imported or exported for commercial purpose, the statistical value is their total transaction value (not only the value of media containing no information), minus expenses for copyright licensing, if separately calculated;

e/ For processed goods for export, their statistical value is the total value of components of products according to FOB, DAF or DAP prices. If it is impossible to calculate their value according to these prices, it shall be calculated according to the following formula:

Price of a unit of processed goods for export = the total value of imported materials of a product + other expenses (if any) of a product + the pricing cost of a product;

f/ For goods under financial lease contracts, their statistical value is their value upon sale, excluding accompanying services provided under the contracts, such as training and maintenance expenses and financial charges;

g/ For goods which accompany services, their statistical value shall be determined based on their FOB prices (for exports) or CIF prices (for imports), exclusive of service charges;

h/ For transactions for which value declaration is not required (for example, goods barter, humanitarian aid goods...), the value of goods in statistics will be determined according to the principle of customs valuation of imports and exports of Vietnam and Clauses 2,3 and 4 of this Article.

Article 14. Units of calculation in statistics

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. When converting other units of calculation of quantities for statistical purposes, it is necessary to base on gross weight, net weight, average price unit and other items on declaration forms and related documents.

Article 15. Countries and territories being trading partners in statistics

2. For exports of Vietnam: countries or territories of final destination determined at the time of exportation, not counting those through which the goods transit.

2. For imports into Vietnam: countries and territories in which such goods originate under origin regulations of Vietnam.

3. In addition, countries and territories delivering goods (from which the goods are sent to Vietnam) are also regarded as trading partners to serve statistical and other analytical purposes.

4. Country and territory codes in import and export statistics comply with the international standard code system ISO 3166.

Article 16. Currencies and exchange rates used in statistics

1. The currencies used in import and export statistics of Vietnam are Vietnam dong and US dollar.

2. Other foreign currencies shall be converted into Vietnam dong or US dollar in import and export statistics at the average transaction exchange rates on the interbank foreign currency market announced by the State Bank at the time of declaration registration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The General Department of Customs shall plan, research, develop and apply information technology applications in import and export statistics uniformly nationwide according to regulations.

2. Provincial-level Customs Departments shall develop information technology applications in statistics in accordance with this Circular.

Chapter III

COLLECTION, INVESTIGATION, PROCESSING SUMMARIZATION, ANALYSIS, DISSEMINATION AND STORAGE OF STATISTICAL INFORMATION ON IMPORTS AND EXPORTS

Article 18. Collection and processing of statistical information on imports and exports

Statistical information on imports and exports shall be collected and processed in the stages of the customs operation process.

1. District-level Customs Departments shall:

a/ Check the completeness of data on customs declarations and related documents and the accuracy of information in the stages of the customs operation process;

b/ Receive, check, correct and report on incorrect information and data on declaration forms and related documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Check the adequacy of the quantity of declaration forms and related documents and the accuracy of information in the stages of the customs operation process in the electronic database;

b/ Check and report on incorrect information at different levels.

3. The General Department of Customs shall:

a/ Check the adequacy of the quantity of declaration forms and related documents and the accuracy of information in the stages of the customs operation process in the electronic database nationwide;

b/ Check, detect and guide customs units at all levels to correct errors in the process of compiling import and export statistics;

c/ Collect other information outside customs dossiers.

Article 19- Statistical investigations

1. In case of necessity, the Ministry of Finance shall issue decisions on statistical investigations with regard to organizations and individuals engaged in import and export activities.

2. Organizations and individuals subject to statistical investigation shall fully discharge their responsibilities. Statistical investigations shall be conducted strictly according to professional methods provided in the Statistics Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The General Department of Customs shall:

a/ Report statistical information on imports and exports to Party and State agencies according to prescribed forms and make other irregular statistical reports.

b/ Coordinate with ministries and sectors in periodically modifying and supplementing statistical forms of imports and exports to meet requirements of users.

2. Provincial-level Customs Departments and district-level Customs Departments shall report statistical information on imports and exports to the General Department of Customs upon request.

3. Heads of units within the customs sector and organizations and persons making and signing statistical reports shall take responsibility for the accuracy, completeness and timeliness of statistical information within the scope of their respective functions and tasks.

Article 21. Analysis and forecast of statistical information on imports and exports

1. The General Department of Customs shall research, develop and conduct analyses and forecasts about import and export statistics.

2. Analyses of import and export statistics must truthfully and objectively reflect the situation of import and export.

Article 22. Adjustment of statistical information

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Regular adjustment: periodically adjust reported and published information when supplementing lacking information, update changed information in the stages of the customs operation process and correcting inaccurate statistical information. There are three types of regular adjustment:

- Current adjustment: adjustments made at the subsequent reporting period for 15-day and monthly reporting periods. Adjusted data shall be reflected in accumulative data;

- Adjustment after first six months: adjustments made within 60 days after completing June reports for published periodical and monthly reports;

- Annual adjustment: adjustments made within 90 days after completing annual reports for published periodical, monthly and annual reports. Information, once annually adjusted, will become official.

Data adjusted after first six months and annually shall be reflected in reported data and accumulative data of each period, month and year.

b/ Irregular adjustment: adjustments to data made when there are significant changes in concepts, definitions, classifications and data sources. Adjusted data may be of one year or many years to ensure their comparability.

2. The General Department of Customs shall inform reasons for adjustment to data users to prove the validity of adjusted data which are included in plans on publication of statistical information on imports and exports.

Article 23. Publication of statistical information

1. The General Department of Customs shall formulate and announce plans on publication of import and export information and publish such information to users according to the plans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Types of published information include estimated, preliminary, adjusted and official information.

4. The time of publishing applicable to each type of information:

a/ Estimated information: to be published on the 25th every month;

b/ Preliminary information: to be published within 5 days after sending periodical and monthly reports;

c/ Adjusted information: The time of publishing may vary between regularly and irregularly adjusted information.

- The General Department of Customs shall publish regularly adjusted information at different times corresponding to three types of regular adjustment:

+ Current adjustment: adjusted information shall be published in the subsequent reporting period;

+ Adjustment after first six months: adjusted information shall be published before October 1 of the current year;

+ Annual adjustment: adjusted information shall be published before May 1 of the subsequent year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Information shall be published electronically or in paper form.

Article 24. Assurance of quality of statistical information on imports and exports

The General Department of Customs shall assure quality of statistical information on imports and exports according to Vietnam's reality and recommendations of regional and international organizations, specifically:

1. To develop a framework to assure statistical information quality, including methods of measurement and indicators for quality assurance.

2. To develop a feedback mechanism to absorb opinions of users of statistical information on imports and exports.

3. To make annual reports on quality assurance of statistical information on imports and exports.

Article 25. Megadata on imports and exports

The General Department of Customs shall build and operate a megadata of import and export statistics, consisting of information describing statistical data on imports and exports of Vietnam, specifically:

a/ Legal documents and relevant guiding documents;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Processes of collection and processing information; data sources, databases:

d/ Lists of standard statistical tables; statistical forms, explanations on relevant information and table-filling instructions; statistical products;

e/ Regulations and guidelines on the publication, adjustment and assurance of quality and confidentiality of information;

f/ Documents and materials of regional and international organizations concerning import and export statistics;

g/ Information on statistics users.

Article 26. Cooperation in, provision and exchange of statistical information on imports and exports with partner countries and regional and international organizations

1. The General Department of Customs shall:

a/ Provide and exchange statistical information on imports and exports with partner countries and regional and international organizations within the framework of bilateral and multilateral cooperation agreements and commitments and in accordance with Vietnamese law;

b/ Formulate plans and carry out technical cooperation, exchange information and compare statistical data on imports and exports with partner countries, and regional and international organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 27. Cooperation in, provision and exchange of information with state management agencies and other entities

1. The cooperation in, and provision and exchange of statistical information on imports and exports between the General Department of Customs and state management agencies and other entities (research agencies, business associations, mass media agencies...) shall be carried out in accordance with relevant laws and on the basis of information cooperation, provision and exchange documents signed between competent authorities of the parties.

2. In case of provision and exchange of information outside the scope stated in the documents mentioned in Clause 1 of this Article, approval of competent authorities is required.

3. Provided and exchanged statistical information on imports and exports is general statistical information. In special cases, to serve state management, the General Department of Customs may provide detailed statistical information.

Article 28. Information storage

1. The General Department of Customs shall build and manage a store of data on imports and exports.

2. The time limit for preserving reports and databases of import and export statistics complies with applicable laws.

Article 29. Confidentiality of statistical information

1. Confidential statistical information includes statistical information on specific imports and exports associated with specific names and addresses of individual organizations or persons and information classified as state secrets (below referred to as confidential information in import and export statistics).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The General Department of Customs, provincial-level Customs Departments, district-level Customs Departments and persons involved in compiling import and export statistics, and users of import and export statistics of Vietnam shall:

a/ Not disclose confidential information in import and export statistics;

b/ When publishing information on imports and exports, assure that confidential information in import and export statistics not be revealed;

c/ Assure security of confidential information in import and export statistics. In case of providing confidential information in import and export statistics, strictly observe applicable current laws.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES AND POWERS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS COMPILING STATISTICS AND USING STATISTICAL INFORMATION ON IMPORTS AND EXPORTS

Article 30. System of customs organizations in charge of import and export statistics

1. The system of customs organizations in charge of import and export statistics consists of:

a/ At the General Department of Customs: The Information Technology and Customs Statistics Department;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ At district-level Customs Departments: customs officers involved in different steps of the customs professional process and statistical works.

2. Customs officers performing statistics work referred to at Points b and c, Clause 1 of this Article may work on a full-time or part-time basis.

Article 31. Responsibilities and powers of units within the customs system of import and export statistics

1. Responsibilities and powers of the General Department of Customs:

a/ To organize and develop statistical processes; to guide and examine provincial-level Customs Departments in performing statistics work uniformly nationwide;

b/ To issue regulations on the system of forms and reports on import and export statistics applicable in the entire customs sector;

c/ To develop, manage, operate, store and exploit the database of imports and exports for statistical purposes;

d/ To collect, process, analyze, forecast, provide, report and publish statistical data to users in accordance with law;

e/ To organize and conduct statistical investigations when necessary;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g/ To request organizations and individuals to send reports to provide information for compiling import and export statistics;

h/ To cooperate on and exchange statistical information on imports and exports with domestic and foreign organizations in accordance with law;

i/ To train, retrain and develop human resources performing the work of compiling import and export statistics.

2. Responsibilities and powers of provincial-level Customs Departments:

a/ To perform statistical work under the guidance of the General Department of Customs;

b/ To guide and examine statistical work on imports and exports by district-level Customs Departments and attached units;

c/ To provide and report on statistical information on imports and exports to organizations within their respective localities for local state management purposes according to regulations.

3. Responsibilities and powers of district-level Customs Departments:

To perform statistical work under the guidance of the General Department of Customs and provincial-level Customs Departments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Users of statistical information on imports and exports of the General Department of Customs shall comply with the following provisions:

a/ Information classified as state secrets and specific statistical information associated with specific names and addresses of individual organizations or persons must only serve state management work. Use of such information must comply with current laws on confidentiality of information;

b/ Statistical data must not be distorted for personal purposes;

c/ When using statistical information, to ensure the truthfulness of information and quote the General Department of Customs as its source:

d/ Not to use statistical information on imports and exports in activities detrimental to the interests of the country and information providers.

2. Users of statistical information on imports and exports have the following powers:

a/ All organizations and individuals are equal and provided with favorable conditions in accessing and using statistical information on imports and exports published by the General Department of Customs;

b/ To express inquiries concerning statistical information on imports and exports already reported, provided or published.

3. The responsibilities and powers of organizations and individuals in exploiting statistical information on imports and exports comply with regulations and instructions on the use of systems of statistical information on imports and exports.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 33. Implementation responsibilities

1. The General Department of Customs shall, in pursuance to this Circular, issue guidelines on and perform and evaluate the work of import and export statistics.

2. Units under the Ministry of Finance shall coordinate with the General Department of Customs in implementing this Circular.

3. Provincial-level Customs Departments shall guide and organize statistical work each of their attached units according to this Circular and the guidance of the General Department of Customs.

4. In the course of implementation of this Circular, if finding any regulations which are problematic or no longer suitable to reality, heads of units and individuals shall report them to the Ministry of Finance (the General Department of Customs) for consideration and appropriate revision.

Article 34. Handling of violations

Violators of this Circular shall, depending on the nature and seriousness of their violations, not be provided with information, be disciplined or sanctioned under regulations.

Article 35. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 168/2011/TT-BTC ngày 21/11/2011 hướng dẫn Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.995

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.25.248
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!