Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4982/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Thế Thảo
Ngày ban hành: 31/10/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4982/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU CHỨC NĂNG: XÂY DỰNG, MỞ RỘNG TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - TỶ LỆ 1/500

(Địa điểm: xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội)

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH1 ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn, tỷ lệ 1/10000 đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 24/2001/QĐ-UB ngày 09/5/2001;

Căn cứ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011;

Căn cứ Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 05/11/2008 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu chức năng: Xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, tỷ lệ 1/500;

Xét đề nghị của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tại Tờ trình số 2982/TTr-QHKT ngày 05/10/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu chức năng: Xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã - tỷ lệ 1/500 tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội với những nội dung cơ bản sau đây:

1. Tên đồ án: Quy hoạch chi tiết khu chức năng: Xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã - tỷ lệ 1/500.

2. Vị trí, giới hạn, quy mô và tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết:

2.1. Vị trí: Quy hoạch chi tiết khu chức năng: Xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, tỷ lệ 1/500 liền kề với Trung tâm hiện có, thuộc xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội;

2.2. Giới hạn khu đất lập quy hoạch:

- Phía Tây Nam giáp Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Sóc Sơn hiện có;

- Phía Tây giáp hồ Đồng Quan;

- Các phía còn lại giáp đất đồi gò trồng rừng.

2.3. Quy mô: 12,0Ha

2.4. Tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết: Xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã gắn với Bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan và bảo vệ môi trường.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn, Quy hoạch rừng huyện Sóc Sơn đã được UBND Thành phố phê duyệt;

- Xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã (cứu hộ tại chỗ, nuôi thả bán hoang dã các loại động vật hoang dã); Phát triển khu Bảo tồn động vật hoang dã (nuôi giữ, phát triển các loài động vật hoang dã trong nước và nước ngoài phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, tham quan học tập) gắn kết hài hòa với khu Cây xanh công viên mặt nước; Bảo vệ môi trường sinh thái rừng hiện có, tạo lập môi trường thích hợp cho phát triển các loại động, thực vật tự nhiên;

- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có điều kiện nghiên cứu, đầu tư nhằm: Gìn giữ, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên, rừng và các loại động thực vật hoang dã theo quy định; Xây dựng công trình, ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ nghiệp vụ cứu hộ, hỗ trợ nuôi và phòng chống dịch bệnh động vật đảm bảo ổn định lâu dài, đồng bộ, phù hợp với Hệ sinh thái rừng và Môi trường sinh thái tự nhiên; Không xây dựng công trình vì các mục đích khác làm ảnh hưởng đến duy trì, bảo vệ và phát triển rừng tại đây;

- Chú trọng đặc biệt đến vấn đề vệ sinh môi trường, làm rõ và cảnh báo về những tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe con người, phải có các biện pháp phòng ngừa và phương án phòng chống lây lan dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường; Tổ chức đánh giá tác động môi trường, có ý kiến của Cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp thuận trước khi phê duyệt theo quy định;

- Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất khu vực xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã với các chức năng cụ thể cho từng ô đất và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với: Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (ở tỷ lệ đồ án 1/500); Quy hoạch, kế hoạch và tiêu chuẩn Ngành có liên quan; Các quy định về việc quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, tiêu thoát nước và các công trình kỹ thuật hạ tầng chung của khu vực, điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường theo quy định.

- Đề xuất các dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện.

- Xây dựng Quy định quản lý theo quy hoạch làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và là cơ sở pháp lý để các cơ quan, chính quyền địa phương quản lý xây dựng theo quy hoạch.

4. Nội dung quy hoạch chi tiết:

4.1. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất:

a. Chỉ tiêu cơ bản về đất đai và cơ cấu sử dụng đất: trên cơ sở nội dung được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thẩm định, thống nhất, đồ án có chỉ tiêu cơ bản về đất đai và cơ cấu sử dụng đất như sau:

Bảng tổng hợp số liệu sử dụng đất theo quy hoạch

STT

Chức năng sử dụng đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Đất công trình nghiệp vụ và hành chính

3.042,22

2,54

2

Đất công trình nghiên cứu và giáo dục môi trường

2.698,74

2,25

3

Đất khu cứu hộ động vật (chuồng nhốt thú)

6.010,89

5,01

4

Đất cây xanh cách ly

604,03

0,50

5

Đất đồi núi rừng kết hợp nuôi nhốt động vật hoang dã

87.435,92

72,86

6

Đất mặt nước

7.298,96

6,08

7

Đất giao thông

12.909,24

10,76

 

Tổng cộng:

120.000,00

100,00

b. Phân khu chức năng: trên cơ sở cơ cấu sử dụng đất đai, phân khu theo chức năng sử dụng trong phạm vi quy hoạch chi tiết như sau:

Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất (tỷ lệ 1/500)

STT

Chức năng sử dụng

Ký hiệu

Diện tích đất
khoảng (m2)

Mật độ XD
khoảng (%)

Hệ số SD đất
khoảng (lần)

Tầng cao TB
khoảng (tầng)

Tỷ lệ

khoảng (%)

1

Khu công trình nghiệp vụ và hành chính

CT

3.042,22

23

0,34

1,4

2,5

 

 

CT-01

1.085,80

30

0,54

1,8

 

 

 

CT-02

1.080,95

30

0,36

1,2

 

 

 

CT-03

875,47

10

0,12

1,2

 

2

Khu công trình nghiên cứu và giáo dục môi trường

CT-04

2.698,74

20

0,3

1,5

2,2

3

Khu cứu hộ (chuồng nhốt thú)

CH

6.010,89

40

0,4

1

5,0

 

 

CH-01

4.790,55

40

0,4

1

 

 

 

CH-02

1.220,34

40

0,4

1

 

4

Khu cây xanh cách ly

CX

604,03

---

---

---

0,5

5

Khu đất rừng kết hợp nuôi nhốt động vật hoang dã

BHD

87.435,92

---

---

---

72,9

 

 

BHD-01

52.846,48

---

---

---

 

 

 

BHD-02

8.844,91

---

---

---

 

 

 

BHD-03

25.744,53

---

---

---

 

6

Mặt nước

MN

7.298,96

---

---

---

6,1

 

 

MN-01

4.790,15

---

---

---

 

 

 

MN-02

2.508,81

---

---

---

 

7

Đường giao thông

GT

12.909,24

 

 

 

10,8

 

Tổng cộng:

 

120.000,00

 

 

 

100

4.2. Giải pháp bảo vệ môi trường:

- Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất khu vực xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã với các chức năng cụ thể cho từng ô đấttổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đồng bộ với Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với: Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam; Quy hoạch, kế hoạch và tiêu chuẩn Ngành có liên quan; Các quy định về việc quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, tiêu thoát nước và các công trình kỹ thuật hạ tầng chung của khu vực, điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường theo quy định.

- Liên hệ với các Cơ quan liên quan để được hướng dẫn hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật về: đánh giá tác động môi trường, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng gắn với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, an ninh - quốc phòng, y tế ... để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định. Tuân thủ: Luật bảo vệ môi trường; Luật đất đai; Luật xây dựng; Luật bảo vệ và phát triển rừng; Luật đầu tư.

4.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc và thiết kế đô thị:

- Bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan và bảo vệ môi trường khu vực.

- Đỉnh đồi trung tâm có độ cao 66m (chênh cao hơn 46m so với nền hiện trạng) có thể bố trí một số công trình chòi canh kiểm soát. Điểm nhấn kiến trúc là nhà trưng bày và giáo dục môi trường, kết hợp tham quan nghiên cứu động vật hoang dã.

- Hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường: Nghiên cứu, gắn kết hài hòa với khu cây xanh công viên, mặt nước; Bảo vệ môi trường sinh thái rừng hiện có, tạo lập môi trường thích hợp cho phát triển các loài động thực vật tự nhiên; Khu cây xanh, mặt nước được kết hợp các công trình nhà nghiệp vụ, chuồng nuôi nhốt có hình khối kiến trúc phù hợp nhằm gìn giữ, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên, rừng và các loại động thực vật hoang dã theo quy định; Xây dựng công trình, ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ nghiệp vụ cứu hộ, hỗ trợ nuôi và phòng chống dịch bệnh động vật đảm bảo ổn định lâu dài đồng bộ, phù hợp với hệ sinh thái rừng và môi trường sinh thái tự nhiên; Không xây dựng công trình vì các mục đích khác làm ảnh hưởng đến duy trì, bảo vệ và phát triển rừng tại đây.

- Dọc trục đường nhánh chính: bố trí các công trình nhà nghiệp vụ, chuồng nuôi nhốt thấp tầng kết hợp tại các trục nội bộ liên hoàn phù hợp với điều kiện địa hình.

- Hình thức, hình khối công trình phải đẹp, hài hòa với môi trường tự nhiên, phù hợp với từng cấp công trình và chức năng bảo vệ động vật hoang dã, đảm bảo an toàn và đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường.

- Sử dụng màu xanh lá cây, xanh da trời, màu nâu sáng (màu sắc tự nhiên); Không sử dụng màu sơn tối, màu đen, chú trọng thiết kế cảnh quan, sân vườn, tiểu cảnh phù hợp, đảm bảo công năng sử dụng nhằm phát triển khu Bảo tồn động vật hoang dã (nuôi giữ, phát triển các loài động vật hoang dã trong nước và nước ngoài phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, tham quan học tập).

- Tường rào phải đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn trong Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã và khu vực lân cận.

4.4. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật:

a. Giao thông:

- Đường giao thông của khu vực: theo quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn đã được phê duyệt, phía Tây có tuyến đường đi hồ Đồng Quan với chiều dài đoạn qua khu vực lập quy hoạch khoảng 104m, chiều rộng B = 13,5m gồm lòng đường rộng 7,5m, hè hai bên rộng 3mx2.

- Mạng lưới giao thông nội bộ: các tuyến nội bộ của khu trung tâm cứu hộ được thiết kế trên cơ sở phù hợp với các chức năng sử dụng, phục vụ yêu cầu cho khách tham quan và các hoạt động nội bộ của trung tâm. Các tuyến đường này có chiều rộng 5,5¸7,5m. Riêng tuyến đường chuyên dụng phục vụ chăm sóc động vật trong khu nuôi nhốt bán hoang dã đã kết hợp phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ, tạo các băng cản lửa phòng và cứu hỏa có chiều rộng 3m.

- Bãi đỗ xe: xây dựng 03 bãi đỗ xe tại các địa điểm: khu giáo dục môi trường, khu trung tâm điều hành và đỉnh đồi với tổng diện tích đất bãi đỗ xe khoảng 800m2 phục vụ nhu cầu đỗ xe cho khách tham quan và các hoạt động của trung tâm.

b. San nền và thoát nước mưa:

* San nền:

- Hướng dốc nền khu đất có hướng chủ yếu Đông Bắc - Tây Nam cao độ nền của khu đất được xác định chủ yếu dựa vào cao độ mực nước cao nhất tại hồ Đồng Quan và cao độ đấu nối với các tuyến đường hiện có.

- Khu vực xây dựng công trình phía Tây Nam cao độ san nền Hmax=23,2m; Hmin= 19,9m,

- Cao độ san nền các tuyến đường quy hoạch được thiết kế đảm bảo thoát nước mặt đường và an toàn giao thông theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn.

- Cải tạo và kè gia cố hệ thống các sườn dốc, mái taluy và hệ thống hồ điều hòa trong khu quy hoạch để đảm bảo tránh xói lở, an toàn cho công trình và cảnh quan khu vực.

- Đối với các khu vực nuôi nhốt động vật, cây xanh cách ly... cao độ được giữ nguyên theo hiện trạng, chỉ tạo mặt bằng cục bộ để bố trí chuồng trại.

* Thoát nước mưa:

- Mạng lưới thoát nước mưa trong khu quy hoạch là hệ thống thoát nước riêng, tự chảy.

- Nước mưa của khu vực được thoát vào hệ thống mương hở và rãnh xây để thoát ra hệ thống hồ hiện có trong khu quy hoạch và hồ Đồng Quan.

- Xây dựng mạng lưới mương hở B=0,3¸0,5m, rãnh nắp đan kích thước B300, dọc theo các tuyến đường trong khu quy hoạch đảm bảo yêu cầu thoát nước và không gây xói lở cho các ô đất. Độ dốc rãnh phù hợp với độ dốc của đường.

- Thu nước dọc 2 bên đường sử dụng các giếng thu hàm ếch và giếng thu trực tiếp, khoảng cách giữa các giếng thu nước bố trí theo tiêu chuẩn.

- Một số đoạn cống ngầm và đoạn nối từ rãnh ra các cửa xả sử dụng cống tròn đường kính D600¸D800mm.

- Khi triển khai dự án Chủ đầu tư cần phối hợp với Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý các công trình thủy lợi để có giải pháp đảm bảo thoát nước và đáp ứng yêu cầu cảnh quan khu vực.

c. Cấp nước:

* Nguồn cấp:

- Nguồn nước cấp cho khu vực được cấp từ nhà máy nước Đông Anh thông qua tuyến ống phân phối hiện có dọc theo tỉnh lộ 131, cách Trung tâm cứu hộ khoảng 1.200m (theo thỏa thuận của Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 tại văn bản số 60/KDNS2 ngày 05/3/2010).

- Ngoài ra, nguồn nước cấp bổ sung cho hồ đập và để duy trì môi trường sinh thái trong khu vực được lấy từ hồ Đồng Quan.

* Mạng lưới cấp nước:

- Xây dựng các tuyến ống cấp nước D32¸110mm cấp nước cho khu vực trung tâm cứu hộ và khu vực hành chính, dịch vụ.

- Xây dựng trạm bơm công suất 30m3/ng.đ phục vụ bơm cấp nước điều hòa cho khu vực hồ. Đồng thời, xây dựng đài nước với dung tích 10m3 cấp nước phục vụ cho các chuồng nuôi thú nuôi thả thông qua các tuyến ống D32¸50mm.

* Cấp nước chữa cháy:

- Dọc theo tuyến ống cấp nước kích thước D110mm lắp đặt các trụ cấp nước phục vụ cứu hỏa đảm bảo khoảng cách theo yêu cầu quy chuẩn, quy phạm.

d. Cấp điện:

* Nguồn điện: nguồn cấp điện cho khu quy hoạch được lấy từ lộ 672 Đa Phúc thông qua tuyến điện trung thế 22KV phía Nam khu quy hoạch.

* Mạng lưới cấp điện:

- Xây dựng 01 trạm biến áp công suất 400KVA đặt ở phía Nam khu quy hoạch.

- Xây dựng các tuyến cáp ngầm hạ thế 0,4KV dọc các tuyến đường quy hoạch

- Cáp điện đến các công trình.

- Cáp điện chiếu sáng đi ngầm trên hè đường quy hoạch. Hệ thống đèn chiếu sáng được điều khiển từ các tủ điện chiếu sáng được thiết kế chế độ đóng ngắt tự động theo thời gian.

e. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

* Thoát nước thải:

- Hệ thống thoát nước thải trong khu quy hoạch là hệ thống thoát nước riêng.

- Dự kiến xây dựng các tuyến cống thu gom nước thải D300 dọc theo các tuyến đường quy hoạch trong khu vực bố trí công trình dịch vụ và cứu hộ động vật phía Tây và Tây Nam.

- Nước thải được thu gom đưa về trạm xử lý nước thải tập trung công suất 55m3/ng.đ, đặt tại ô đất ký hiệu CT-04 phía Tây Bắc khu quy hoạch. Nước thải sau khi được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh, được cơ quan quản lý môi trường cho phép mới được thoát vào hệ thống thoát nước mưa ra hồ Đồng Quan.

* Vệ sinh môi trường:

- Rác thải được thu gom, phân loại và vận chuyển đến nơi tập trung rác của Thành phố.

- Xác động vật chết được tổ chức thiêu hủy ngay tại trung tâm, vị trí lò thiêu được bố trí đảm bảo khoảng cách và các điều kiện về vệ sinh môi trường. Công suất lò thiêu 300kg/giờ theo công nghệ hiện đại.

g. Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc của khu quy hoạch sẽ được nghiên cứu, triển khai chi tiết ở các bước tiếp theo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

h. Đánh giá môi trường chiến lược:

- Căn cứ hiện trạng môi trường khu vực, đồ án đã tiến hành đánh giá và xác định mức độ tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường; xác định những vấn đề đã được giải quyết và cần bổ sung trong quá trình nghiên cứu lập dự án đầu tư; Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững (theo ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường tại công văn số 4400/STNMT-CCMT ngày 22/11/2011, đồ án Quy hoạch chi tiết khu chức năng: Xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, tỷ lệ 1/500 thuộc đối tượng không bắt buộc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược ĐMC mà thuộc diện khuyến khích lập ĐMC nhưng không; phải lập hồ sơ xin thẩm định ĐMC).

- Quá trình nghiên cứu lập dự án đầu tư cần chú trọng đặc biệt đến vấn đề vệ sinh môi trường, làm rõ và cảnh báo về những tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe con người, có biện pháp phòng ngừa và phương án phòng chống lây lan dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt theo các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường.

Điều 2.

- Sở Quy hoạch Kiến trúc chịu trách nhiệm về các số liệu trình duyệt của đồ án Quy hoạch chi tiết khu chức năng: Xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã - tỷ lệ 1/500 tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn.

- Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc chịu trách nhiệm: kiểm tra, xác nhận hồ sơ bản vẽ Quy hoạch chi tiết khu chức năng: Xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã - tỷ lệ 1/500 tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội phù hợp với nội dung Quyết định này; Chủ trì phối hợp với: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Sóc Sơn, UBND xã Tiên Dược tổ chức công bố công khai quy hoạch chi tiết được duyệt cho các tổ chức, cơ quan và nhân dân được biết để thực hiện; Cập nhật nội dung quy hoạch chi tiết được duyệt vào đồ án Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc Sơn, tỷ lệ 1/5000 đang nghiên cứu.

- Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn chịu trách nhiệm chỉ đạo quản lý, giám sát xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được phê duyệt, xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật;

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng HĐND, UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạchĐầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải; Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn; Chủ tịch UBND xã Tiên Dược; Giám đốc Ban quản lý dự án Kè cứng hóa bờ sông Hồng; Thủ trưởng các Sở, Ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để b/c);
- Các Đ/c Phó chủ tịch UBNDTP (để b/c);
- VPUBTP: PVP Nguyễn Văn Thịnh;
- Các phòng: TH, QHXDGT;
- Lưu VT (24 bản); QHL(02).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Thảo

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4982/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu chức năng: Xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã - tỷ lệ 1/500, địa điểm: xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.542

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.171.20
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!