Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/1998/QD-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 24/01/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 14/1998/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 1998 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính Phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Công Văn số 4246-NN/KH/TTg ngày 22-11-1997 về đề nghị của Chủ tịch Hội Đồng thẩm
định Nhà nước về các dự án đầu tư tại Công văn số 8530-HĐTĐ ngày 31-12-1997,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1 : Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa  giai đoạn từ nay đến năm 2010, với những nội dung chính như sau :

I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG :

1. Lấy công nghiệp làm trọng tâm đột phá phát triển kinh kế vùng theo hướng sắp xếp lại cơ cấu ngành nhằm phát triển các nhóm ngành chủ đạo, có lợi thế về nguồn nguyên liệu gắn với tài nguyên các cảng nước sâu, hình thành các khu công nghiệp tập trung, trước hết là dãi Liên Chiểu – Đà Nẵng – Dung Quất và Nha Trang – Diên Khánh – Cam Ranh. Hướng mạnh về công nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu, coi trọng đầu tư chiều sâu, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ kết hợp quy mô lớn có trọng điểm thu hút nhiều lao động.

2. Tập trung phát triển ngành kinh tế biển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển nhanh nuôi trồng thủy, hải sản, chú trọng các đặc sản.

Xây dựng và khai thác các cảng nước sâu để phát triển vận tải, dịch vụ cảng gắn với xây dựng các khu công nghiệp  tập trung Liên Chiểu – Đà Nẵng-Dung Quất và Văn Phong – Nha Trang –Cam Ranh.

3. Phát triển du lịch quốc tế và nội địa với nhiều hình thức.

4. Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng bảo vệ sinh thái bền vững, giải quyết vững chắc an toàn lương thực, tập trung phát triển nhanh một số cây công nghiệp ngắn và dài ngày; phát triển chăn nuôi  đại gia súc làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; coi trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng, gắn với gìn giữ cảnh quan và môi trường sinh thái.

5. Đi đôi với phát triển kinh tế, chú ý phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở xã hội, bảo vệ sức khỏe, chống ô nhiễm môi trường, nhất là tại những vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cải thiện điều kiện sống và hạ tỷ lệ tăng dân số với mức 0,1% năm. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với củng cố quốc phòng, an ninh quốc gia.

II. MỤC TIÊU CƠ BẢN :

1. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng thời kỳ 1998-2000 đạt 11,5% năm đạt 12-13,5% năm thời kỳ 2001-2010. GDP bình quân đầu người khoảng 330-345 USD vào năm 2000 và 770-810 USD vào năm 2010, trong đó khu vực kinh tế trọng điểm Liên Chiểu – Đà Nẵng – Dung Quất đạt từ 400-450 USD năm 2000 và đạt từ 920-1200 USD năm 2010.

2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa : tăng tỷ trọng công nghiệp từ 25-27% năm 2000 và 35-39% năm 2010, dịch vụ du lịch chiếm 45%-48% năm 2000 và tăng lên 45-49% năm 2010, nông nghiệp 17-19% năm 2000 và 9-10% năm 2010.

3. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng với nhịp độ từ 25-30%năm.

4. Phát triển các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng theo yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

III. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH :

1. Về công nghiệp :

Phát triển nhanh công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lọc dầu, khai thác tài nguyên khóang sản (sa khoáng nặng, đá ốp lát, cát thủy tinh, nước khoáng… ), phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản…, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, nâng cao năng lực đánh bắt hải sản và công nghiệp chế biến thủy, hải sản, nhất là chế biến xuất khẩu, đầu tư cho ngành cơ khí, chủ yếu là sửa chữa và đóng tàu thuyền; phát triển ngành công nghiệp dệt, da, may, …, phục vụ đời sống và xuất khẩu.

Từng bước đầu tư tập trung dứt điểm cho các khu công nghiệp với công nghiệp tiên tiến nhằm đạt hiệu quả cao.

Phát triển các ngành công nghiệp và các khu công nghiệp nhằm tạo động lực cho toàn vùng tiến kịp nhịp độ phát triển chung của cả nước.

2. Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy, hải sản :

- Về nông nghiệp : Phấn đấu giữ mức tăng trưởng trên cơ sở chuyển mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng thâm canh tăng vụ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa; phát huy các công trình thủy lợi hiện có và xây dựng các công trình mới để thâm canh, kết hợp mở rộng diện tích nhằm từng bước thực hiện mục tiêu an tòan thực phẩm và góp phần tham gia xuất khẩu; chú trọng phòng chống thiên tai bão lụt, phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, thuốc lá và cây công nghiệp dài ngày như : điều, dừa, cà phê, chè, cao su, ca cao, hồ tiêu, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; phát triển nông nghiệp kết hợp với lâm nghiệp, vườn đồi tạo môi trường phát triển bền vững, chú trọng trồng cây ăn quả phục vụ đời sống, tạo cảnh quan, môi trường cho du lịch.

Phát triển mạnh và đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hoá, phấn đấu tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản lượng nông nghiệp đến năm 2000 đạt trên 30% và đạt 40-45% vào năm 2010, đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt, bò sữa, đàn lợn và gia cầm.

- Về lâm nghiệp: Bảo vệ 897.000 ha rừng tự nhiên hiện có, quản lý và chăm sóc 71.700 ha rừng đã trồng, đồi núi trọc và trồng rừng để đưa đất sử dụng trong lâm nghiệp lên khoảng 2,1 triệu ha, trong đó:

+ Hệ thống rừng sản xuất khoảng 1,3 triệu ha.

+ Hệ thống rừng phòng hộ khoảng 0,71 triệu ha.

+ Hệ thống rừng đặc dụng khoảng 0,23 triệu ha.

Nâng tỷ lệ che phủ lên 44-45% năm 2000 và 62-68% năm 2010.

- Về thuỷ, hải sản : Đầu tư và phát triển ngành thuỷ, hải sản theo hướng hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, chú trọng nuôi trồng thuỷ sản, tạo điều kiện cho ngành thuỷ, hải sản giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, phấn đấu mức tăng trưởng bình quân đạt 8,4% năm suốt cả giai đoạn từ nay đến năm 2000 và đạt 3% năm từ 2000-2010; từng bước nâng cao giá trị sản phẩm chế biến góp phần xuất khẩu.

3. Về phát triển cơ sở hạ tầng :

- Xây dựng hệ thống giao thông (bộ, sắt, thuỷ, hàng không) thoả mãn nhu cầu vận chuyển hàng, hành khách, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển và đưa văn minh đô thị vào nông thôn;

- Tập trung có trọng điểm xây dựng một số cảng nước sâu, phát huy thế mạnh vận tải biển của vùng, đặc biệt là những cảng nối với đường xuyên Á, đường hàng hải quốc tế và có vị trí quan trọng đối với kinh tế - an ninh, quốc phòng.

- Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất và dân sinh;

- Đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, trước hết là các đô thị hạt nhân, nhất là cấp thoát nước, điện, giao thông vận tải nội thị, cơ sở hạ tầng về xã hội, vệ sinh môi trường và tăng cường công tác quản lý đô thị.

4. Phát triển du lịch - dịch vụ :

- Hình thành 3 trung tâm du lịch là : Thành phố Đà Nẵng và vùng phụ cận, Quy nhơn và vùng phụ cận, thành phố Nha Trang và vùng Văn Phong, đồng thời xây dựng các khu du lịch khác như cụm du lịch Quãng Ngãi và vùng phụ cận, cụm du lịch thị  xã Tuy Hoà – Sông Cầu - Suối Trai (Phú Yên);

- Phát triển ngành thương mại đáp ứng yêu cầu của cả vùng và vùng Tây Nguyên; xây dựng các trung tâm thương mại của vùng ở Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang; phát triển mạnh các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ cảng biển, hàng không, viễn thông quốc tế, tài chính, ngân hàng…

5. Về phát triển các lĩnh vực xã hội :

- Tiếp tục đổi mới giáo dục, đa dạng hoá các hình thức giáo dục, đưa giáo dục - đào tạo thành sự nghiệp của toàn dân;

- Phát triển mạng lưới phát thanh truyền hình;

- Xây dựng và nâng cấp hệ thống trạm xá đến tất cả các xã, đặc biệt là các xã trung du, miền núi, hải đảo; coi trọng công tác chăm sóc sức khoẻ, thực hiện tốt các chương trình quốc gia như thanh toán bệnh sốt rét, bệnh bướu cổ, bệnh phong, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số 0,1% năm từ nay đến năm 2000 và 0,05% sau năm 2000. Thực hiện việc phòng chống các tệ nạn xã hội;

- Chú trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội; phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ cần phải có biện pháp chống ô nhiễm môi trường tự nhiên, môi trường sống;

- Thực hiện có hiệu quả chương trình định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng.

6. Về an ninh quốc phòng :

An ninh quốc phòng và trật tự an ninh xã hội phải là chỗ dựa vững chắc cho phát triển kinh tế. Thực hiện cơ chế kinh tế mở nhưng phải giữ vững chủ quyền quốc gia, nhất là vùng có biên giới, bờ biển, hải đảo, vùng có vị trí chiến lược rất quan trọng.

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU :

Để thực hiện Quy hoạch, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh trong vùng cần thực hiện và vận dụng sáng tạo các biện pháp đồng bộ về cơ chế chính sách nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực tại địa phương, nguồn lực trong nước và ngoài nước. Các biện pháp phải được cụ thể hoá trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của Quy hoạch, trong các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lấy ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ và khai thác thủy sản, hải sản là trọng tâm.

Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng cùng các Bộ, ngành ở trung ương chủ động nghiên cứu đề xuất với Chính phủ các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm phát triển theo định hướng đã đề ra.

Cần cụ thể hóa các giải pháp về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, bố trí sử dụng có hiệu quả để bảo đảm tính khả thi của Quy hoạch.

Điều 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam – Trung Bộ phải xây dựng kế hoạch cụ thể 5 năm và hàng năm để tổ chức chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên đại bàn từng tỉnh, đồng thời theo dõi điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cho phù hợp với Quy hoạch chung của cả nước.

Trong quá trình thực hiện Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân tỉnh trong vùng tiến hành theo dõi, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm để kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 3. – Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ




Phan Văn Khải

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 14/1998/QD-T

Hanoi, January 24, 1998

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON THE SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN THE COSTAL REGION OF SOUTHERN CENTRAL VIETNAM IN THE PERIOD FROM NOW TILL THE YEAR 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposals of the Minister of Agriculture and Rural Development in Official Dispatch No. 4246/NN-KH/TTr of November 22, 1997 and the Chairman of the State Council for Evaluation of Investment Projects in Official Dispatch No. 8530/HDTD of December 31, 1997,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Master Plan on the Socio-Economic Development in the Coastal Region of southern Central Vietnam including Da Nang city and the provinces of Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen and Khanh Hoa in the period from now till the year 2010 with the following principal contents:

I. GENERAL ORIENTATIONS:

1. To take the industry as the core of the region's economic development along the direction of restructuring the industries in order to develop groups of key industries that have advantages in terms of sources of raw materials closely associated with the natural resources of deep-water ports, to form industrial parks, first and foremost in the strips of Lien Chieu-Da Nang- Dung Quat and Nha Trang-Dien Khanh-Cam Ranh. To turn to the export product processing industry, attaching importance to in-depth investments and giving priority to small and medium-scale investments in combination with key large-scale investments to attract large numbers of laborers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To build and exploit deep-water ports so as to develop transportation and port services in connection with building the industrial parks of Lien Chieu-Da Nang-Dung Quat and Van Phong-Nha Trang-Cam Ranh.

3. To develop various forms of domestic and international tourism

4. To develop agriculture and forestry along the direction of protecting the sustainable ecology; to firmly ensure food security, concentrate on the rapid development of some long-term and short-term industrial plants, to develop cattle ranching as a source of raw materials for the processing industry; to attach importance to the protection and development of forests in combination with the preservation of landscapes and ecological environment.

5. In parallel with economic development, to pay attention to the development of technical infrastructure and social base, health protection, the fight against environmental pollution, especially in the key areas of industrial, tourist and service development; to improve living conditions and reduce the population growth rate by 0.1% per year. The socio-economic development must be closely associated with the consolidation of national defense and security.

II. FUNDAMENTAL OBJECTIVES:

1. To strive to achieve the region's annual economic growth rate of 11.5% for the 1998-2000 period and 12-13.5% for the 2001-2010 period. The average per-capita GDP shall be about 330-345 USD by the year 2000 and 770-810 USD by the year 2010, which, for the key economic area of Lien Chieu-Da Nang-Dung Quat, shall reach 400-450 USD and 920-1200 USD by 2000 and 2010 respectively.

2. To restructure the region's economy along the direction of industrialization and modernization with the industrial ratio rising to 25-27% by the year 2000 and 35-39% by the year 2010, tourism services accounting for 45-48% by the year 2000 before increasing to 45-49% by the year 2010, and agriculture representing 17-19% by the year 2000 and 9-10% by the year 2010.

3. The annual export value shall increase at an annual rate of 25-30%

4. To develop education and training, health, culture and social affairs, to foster and develop human resources and raise the labor quality according to the requirement of industrialization and modernization and create a motive force for economic growth and improve the people's material and spiritual life.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Regarding the industrial sector:

To quickly develop industries, especially the industries of oil refinery and exploitation of minerals (heavy mineral sand, tiling stone, glass sand, spa water...), to develop the agricultural and forest products processing industry..., to speed up the process of the region's economic restructuring, to enhance the fishing capacity and promote the aquatic and marine product processing industry, especially for export, to invest in the mechanical industry, chiefly ship building and repair; to develop textile, leather and apparel industries... in service of the people's life and export.

To step by step make concentrated investment in the industrial parks with advanced technologies in order to achieve high efficiency.

To develop various industries and industrial parks so as to create a motive force for the entire region to keep pace with the national development tempo.

2. Regarding agriculture, forestry and aquatic and marine resources:

- Regarding agriculture: To strive to maintain the growth rate on the basis of strongly restructuring the agricultural production along the direction of intensive farming and crop multiplication to produce large quantities of commodity products, to bring into full play existing irrigation projects and build new ones in service of intensive farming in combination with the acreage expansion in order to step by step achieve the objective of food security and contribute to the export; to attach importance to preventing and combating natural disasters such as floods and storms; to expand the areas under short-term industrial plants like sugarcane, groundnuts and tobacco together with such long-term ones as cashew, coconut, coffee, tea, rubber, cacao and pepper to create a source of raw materials for the processing industry; to develop agriculture in combination with forestry and hill horticulture so as to create a sustainable development environment, to attach importance to the planting of fruit trees in service of the daily life and the creation of beautiful landscapes and attractive environment for tourism.

To strongly develop and husbandry and make it a commodity production branch, to strive to bring the ratio of husbandry in the total agricultural output value to over 30% by the year 2000 and 40-45% by the year 2010, to step up the raising of dairy and beef cows, pigs and poultry.

- Regarding forestry: To protect 897,000 hectares of existing natural forests, to manage and tend 71,700 hectares of planted forests and cover more than 1 million hectares of waste land and bare hills with forests, thus putting the total forest areas to 2.1 million hectares, in which:

+ The system of production forests is around 1.3 million hectares.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The system of special-purpose forests is around 0.23 million hectares.

To increase the forest coverage percentage to 44-45% by the year 2000 and 62-68% by the year 2010.

- Regarding aquatic and marine resources: To invest in developing the aquatic and marine resources sector along the direction of modernization so as to increase the off-shore fishing capacity; to attach importance to aquaculture and create conditions for this sector to play a role as one of the region's spearhead economic sectors; to strive to achieve an annual growth rate of 8.4% throughout the period from now to the year 2000 and 3% between 2001 and 2010; to step by step increase the value of processed products for export.

3. Regarding infrastructure development:

- To build the communications network (roads, railway, waterway and air links) so as to satisfy the passenger and cargo transport demands, create favorable conditions for investment, promote the development of commodity production and rural civilization.

- To concentrate with priorities on building some deep-water ports, to bring into full play the region's strength in maritime transport, especially those ports linking to the trans-Asian ways, international maritime routes and located in the positions of important significance to the national economy, security and defense.

- To step by step build and complete the irrigation network in service of production and daily life.

- To speed up the construction of urban infrastructure, first of all in core urban centers, especially water supply and drainage, power, urban mass transit, social infrastructure, environmental hygiene and to intensify the urban management work.

4. Development or tourism and services:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To develop the trade sector to meet the demand of the entire region and the Central Highlands; to build up regional trade centers in Da Nang, Quy Nhon and Nha Trang; to strongly develop other kinds of service like seaport, aviation, international telecommunications, finance, banking... services

5. Regarding social development:

- To continue renewing education and diversify educational forms, thus making education and training the cause of the entire population.

- To expand the television and radio network;

- To build and upgrade the network of healthcare centers in all communes, especially midland, mountainous and island communes; to attach importance to the healthcare work and well implement national programs on eradication of malaria, goiter and leprosy, on family planning. To strive to reduce the population growth rate by 0.1% each year from now to the year 2000 and by 0.05% each year afterwards. To prevent and fight social vices.

- To attach importance to the protection of the ecological environment in the socio-economic development process; Measures should be taken to prevent and combat pollution of the natural environment and the living environment in the development of industries, tourism and services.

- To effectively implement the programs on sedentarization, hunger elimination and poverty reduction, to support ethnic minority people and people in remote, deep-lying, border and island areas and narrow the gap between areas.

6. Regarding security and defense:

Security, defense and social order and safety should constitute a firm mainstay for economic development. To implement the open-door economic mechanism whilst firmly maintaining the national sovereignty, especially in border, coastal and island areas and areas of specially important strategic position.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To materialize the master plan, the People's Committee of the provinces in the region should implement and creatively apply appropriate mechanisms and policies through comprehensive measures to mobilize to the maximum all local, domestic and overseas resources. Such measures must be concretized in the main socio-economic development orientations of the master plan and in long-term, medium-term and short-term plans.

To take effective measures to effect the economic restructuring along the direction of industrialization and modernization, taking the industrial sector, tourism, service and exploitation of aquatic and marine resources as the core.

The People's Committees of the provinces in the region shall, together with the ministries and branches at the central level, take initiative in studying and proposing to the Government mechanisms and policies suited to the specific conditions of each locality for development in line with the set orientations.

It is necessary to concretize measures so as to effectively use capital, human resources, science and technology to ensure the feasibility of the master plan.

Article 2.- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People's Committees of the provinces in the coastal region of southern Central Vietnam shall have to draw up detailed five-year and annual plans to direct the fulfillment of the socio-economic objectives in each province and at the same time monitor and adjust each province's socio-economic development master plan to make it conform to this master plan as well as the national master plan.

In the course of implementation of this master plan, the Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the concerned ministries and branches as well as the People's Committees of the provinces in the region in monitoring, summing up, evaluating and drawing experiences then propose to the Prime Minister to adjust and supplement in time the master plan to make it suitable to the actual situation.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of Da Nang city and the provinces of Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen and Khanh Hoa shall have to implement this Decision.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No. 14/1998/QD-TTg of January 24, 1998, approving the master plan on the socio-economic development in the costal region of southern central Vietnam in the period from now till the year 2010

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.112

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.197.26
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!