Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1278/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Nguyễn Ngọc Toa
Ngày ban hành: 26/06/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1278/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 26 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN MỞ RỘNG VÀ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC, GIAO LƯU VỀ VĂN HOÁ, THÔNG TIN VỚI CÁC TỈNH TRONG KHU VỰC, CẢ NƯỚC VÀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG. GÓP PHẦN PHÒNG, CHỐNG ÂM MƯU "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH" CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG VÀ CƠ HỘI CHÍNH TRỊ TRÊN CÁC LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG VĂN HOÁ, DÂN TỘC, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN CỦA TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIII;

Thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 03 tháng 10 năm 2009 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 781/TTr-VHTTDL ngày 12 tháng 6 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Mở rộng và tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hoá, thông tin với các tỉnh trong khu vực, cả nước và các nước láng giềng. Góp phần phòng, chống âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị trên các lĩnh vực tư tưởng văn hoá, dân tộc, dân chủ, nhân quyền của tỉnh Sơn La đến năm 2015.

Điều 2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Quyết định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh uỷ (b/c);
- TT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- PCVP UBND tỉnh PTVHXH;
- Lưu: VT.VX.HA.30b.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Toa

 

ĐỀ ÁN

MỞ RỘNG VÀ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC, GIAO LƯU VỀ VĂN HOÁ, THÔNG TIN VỚI CÁC TỈNH TRONG KHU VỰC, CẢ NƯỚC VÀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG. GÓP PHẦN PHÒNG, CHỐNG ÂM MƯU "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH" CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG VÀ CƠ HỘI CHÍNH TRỊ TRÊN CÁC LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG VĂN HOÁ, DÂN TỘC, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN CỦA TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2015
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1278/QĐ-UBND ngày 26/6/2013của UBND tỉnh Sơn La)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 

Trong những năm qua, nước ta nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc thực hiện cương lĩnh đổi mới, đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống của nhân dân đã có những cải thiện đáng kể, vị thế, uy tín của Việt Nam đã được nâng cao rõ rệt… Tuy nhiên đất nước ta, tỉnh ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó có âm mưu "Diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc nhằm can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của đất nước ta.

Với âm mưu và thủ đoạn nhằm xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hoá đồi trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh niên, từng bước làm phai mờ bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam; Trong lĩnh vực dân tộc - tôn giáo thì lợi dụng những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại, sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội ở một số vùng, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền của một bộ phận cán bộ để kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc, dân chủ, nhân quyền..., lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Đấu tranh chống lại các âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc, các phần tử phản động, tay sai và sự thoái hoá về chính trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn cách mạng mới.

Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, Đảng bộ, các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh Sơn La cần có những biện pháp tích cực, thiết thực và hiệu quả để phòng, chống âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị trên mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực tư tưởng văn hoá, dân tộc, dân chủ, nhân quyền là then chốt.

Cho nên, việc xây dựng Đề án “Mở rộng và tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hoá, thông tin với các tỉnh trong khu vực, cả nước và các nước láng giềng. Phòng, chống âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị trên các lĩnh vực ở địa bàn tỉnh Sơn La” là việc làm cần thiết trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực, trong nước cũng như về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và an ninh - quốc phòng của tỉnh Sơn La hiện nay.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và Thông báo Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư (khoá IX) về “Nhiệm vụ tăng cường chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá gắn với việc triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội X nhằm tuyên truyền, giáo dục theo chiều sâu, giúp cán bộ, Đảng viên và nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước các âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt trong âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch”.

3. Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.

4. Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 03 tháng 10 năm 2009 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi

- Các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh với tỉnh Sơn La; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước.

- Các tỉnh miền Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

2. Đối tượng

Các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi ở các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh với Sơn La; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước, cán bộ Đảng viên và nhân dân, người đang công tác và cán bộ hưu trí sinh sống trong nước; người sinh sống và làm việc ở nước ngoài; các tổ chức Đảng ở các cấp, đặc biệt ở tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2015.

Phần II

THỰC TRẠNG NGUY CƠ VỀ ÂM MƯU "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH" CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG NGUY CƠ "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH" Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

1. Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới với dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó có trên 80,55% dân số sống ở các vùng nông thôn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với 10 huyện, 1 thành phố, 204 xã, phường, thị trấn; 3255 tổ bản. Sơn La có 12 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái chiếm 55%; dân tộc Kinh chiếm 18%; dân tộc Mông chiếm 12%; dân tộc Mường 8,4% còn lại là các dân tộc khác.

2. Những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tựu quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên khắp địa bàn toàn tỉnh. Do những đặc điểm đặc thù của một tỉnh miền núi, dân tộc và dân số chủ yếu dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền của một bộ phận cán bộ các thế lực phản động đã kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc, dân chủ, nhân quyền... Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép nhằm thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng.

II. THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH" CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA HIỆN NAY

1. Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề về dân tộc, tôn giáo để chống phá nhằm vào các dân tộc thiểu số và tập trung lôi kéo, kích động, tập hợp lực lượng để chia rẽ dân tộc, chống phá cách mạng. Đặc biệt là, tác động của các tổ chức phản động của người Hmông lưu vong chủ yếu ở Mỹ, các thế lực lợi dụng tôn giáo, nhất là Đạo Tin lành, làm bùng nổ vấn đề Vàng Chứ và Đạo Tin lành gây xáo động trong nhiều vùng đồng bào Hmông với quy mô lớn, hậu quả nghiêm trọng và chứa những nguy cơ manh động, đột xuất. Gần đây, tỉnh Sơn La nổi lên một số đạo lạ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với sự xuất hiện của một số đạo lạ này, các thế lực thù địch đã kích động, gây ra những mâu thuẫn, bức xúc trong nhân dân, tạo ra các nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị trong đời sống của một bộ phận không nhỏ các dân tộc thiểu số vùng biên giới. Đáng chú ý các thế lực thù địch ngày càng ráo riết tuyên truyền lập “Vương quốc Hmông” có tổ chức và diễn ra trên diện rộng; sử dụng bọn phản động trong người Thái lưu vong hình thành các hội, nhóm và xâm nhập về nước nắm tình hình, gây cơ sở, kích động chia rẽ dân tộc, đòi phục hồi “Xứ Thái tự trị”.

2. Các thế lực thù địch sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để tuyên truyền phá hoại tư tưởng của nhân dân. Đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các đài phát thanh bằng tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam từ nước ngoài tác động vào tỉnh ta như các chương trình tiếng Hmông, tiếng Thái. Đáng chú ý nhất là các Đài tôn giáo từ vệ tinh phủ sóng vào các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có Sơn La. Đài “Nguồn sống” phát 22 thứ tiếng và đang tăng thời lượng chương trình phát tiếng dân tộc. Thời gian qua, các đài nước ngoài thường xuyên phát những tài liệu và các cuộc phỏng vấn những phần tử lưu vong ở nước ngoài…, để cắt xén, thổi phồng, xuyên tạc tình hình đất nước, khu vực Tây Bắc và Sơn La; một số tài liệu ở trong nước được đưa lên mạng, đang phát tán rộng rãi trong xã hội nhằm gây khó khăn cho sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận của nhân dân trong xã hội.

3. Thông qua việc tiến hành chiến tranh tâm lý với các thủ đoạn như: Tung tin, vu khống, phao tin đồn nhảm, phát tán tài liệu…, gây nghi ngờ, chia rẽ giữa các dân tộc. Các thế lực thù địch tiến hành các thủ đoạn này vào thời điểm trước hoặc đang diễn ra những sự kiện chính trị trong nước nhằm kích động, chia rẽ nội bộ.

4. Thông qua một số tổ chức phi Chính phủ (NGO) nước ngoài để thực hiện “Diễn biến hoà bình” trên địa bàn tỉnh Sơn La.

a) Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 700 tổ chức NGO nước ngoài, trong đó trên 550 tổ chức hoạt động thường xuyên. Các thế lực thù địch đã lợi dụng hoạt động của một số tổ chức NGO vào các mục đích chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ, xâm hại an ninh và chủ quyền nước ta. Đặc biệt, chúng rất chú trọng lợi dụng việc hợp tác, đầu tư, tài trợ các chương trình, dự án vào các vùng dân tộc, miền núi để tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử phát triển, phong tục tập quán…, phục vụ ý đồ móc nối, tuyển lựa, cài cắm người, thu thập tin tức đồng thời tuyên truyền, tác động giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, gắn vấn đề dân tộc tôn giáo để chống phá ta.

b) Trên địa bàn tỉnh ta hiện nay có khoảng hơn 20 tổ chức NGO đang hoạt động, trong đó có một số tổ chức thường xuyên có mặt của người nước ngoài để nắm tình hình nội bộ. Phần lớn các dự án này tập trung vào những địa bàn trọng điểm, xung yếu hoặc địa bàn có vấn đề chính trị phức tạp như: Vùng biên giới, vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cũ, vùng đã từng xảy ra bạo loạn hoặc đang có sự xâm nhập trái pháp luật của Đạo Tin lành. Lợi dụng hoạt động dự án, một số tổ chức NGO đã dùng vật chất để tác động, lôi kéo người dân tộc thiểu số, phát tán tài liệu, tuyên truyền phát triển đạo trái pháp luật.

5. Lợi dụng chính sách mở cửa của ta, các đối tượng từ nước ngoài tăng cường câu kết với bọn phản động trong nước nhằm từng bước gây ảnh hưởng, tạo ra các khuynh hướng tư tưởng đối lập, có thời cơ sẽ tổ chức thành lực lượng chính trị, tập hợp quần chúng bên trong kết hợp với tạo dư luận quốc tế gây sức ép đòi thay đổi chính sách, đòi tự trị, ly khai dân tộc. Trước tác động của các thế lực thù địch bên ngoài, một số đối tượng bên trong đã tập hợp lực lượng hoạt động chống đối dưới nhiều hình thức. Tại tỉnh ta, số đối tượng phản động tập trung tuyên truyền, phát tán tài liệu, trực tiếp móc nối, phát triển tín đồ, lôi kéo cán bộ cốt cán ở cơ sở, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc theo ý đồ của chúng. Đồng thời chúng tiến hành gây phỉ, xưng đón vua. Hoạt động của bọn phỉ Vàng Pao ở Lào tác động vào một số vùng dân tộc Hmông của ta ở biên giới Việt - Lào. Do bị tác động bởi các luận điệu tuyên truyền, đã có khá nhiều người là dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La di cư trái phép sang Lào.

Phần III

MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Thông qua việc hợp tác, giao lưu về văn hoá, thông tin với các tỉnh trong khu vực, cả nước và các nước láng giềng giúp cán bộ, Đảng viên và những người làm công tác trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng của tỉnh nhà có điều kiện học tập, trau dồi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn tiến tới xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng, miền của đất nước; đoàn kết trong Đảng và ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, người trong nước và người đang sinh sống ở nước ngoài. Nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống của Đảng viên, năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các cấp, nhất là ở cơ sở.

2. Thông qua việc hợp tác, giao lưu về văn hoá, thông tin với các tỉnh trong khu vực, cả nước và các nước láng giềng góp phần khơi lại truyền thống đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; đưa hình ảnh đất nước Việt Nam năng động, con người Việt Nam thân thiện nói chung, tỉnh Sơn La tươi đẹp con người Sơn La mến khách nói riêng đến với bạn bè khu vực và trên thế giới.

3. Thông qua việc hợp tác, giao lưu về văn hoá, thông tin với các tỉnh trong khu vực và các nước láng giềng góp phần củng cố vững chắc mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác cùng ổn định và phát triển với nhân dân các tỉnh miền Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Tăng cường các hoạt động vận động, đối thoại trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tôn giáo của tỉnh Sơn La với các tỉnh miền Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Nội dung chính của Đề án

1.1. Mở rộng và tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hoá, thông tin với các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước

a) Giao lưu biểu diễn nghệ thuật tại các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh với tỉnh Sơn La; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước và tại Sơn La với nội dung phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

b) Tổ chức và nâng cao chất lượng các Tour du lịch các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước qua đó lồng ghép các nội dung, các hình thức học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao kỹ năng tuyên truyền công tác phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

c) Tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao kỹ năng tuyên truyền gắn với công tác phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

d) Phối hợp tổ chức các đợt tập huấn cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên của tỉnh và các tỉnh bạn trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước về công tác phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

đ) Phối hợp với các bảo tàng các tỉnh bạn trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước tổ chức triển lãm với chủ đề phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

e) Phối hợp tổ chức hội chợ triển lãm ấn phẩm, các xuất bản phẩm với chủ đề phòng chống âm mưu “Diễn biến hoà bình”. Xây dựng bộ phim tài liệu Sơn La với chiến lược phòng chống “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

f) Phối hợp tổ chức chương trình giao lưu văn hoá, thi đấu thể thao giữa các trường văn hoá nghệ thuật và du lịch các tỉnh miền núi phía Bắc với chủ đề phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

g) Tổ chức hội thi tuyên truyền viên xuất sắc các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước với nội dung phòng chống “Diễn biến hoà bình”; Tổ chức cuộc thi viết tiểu phẩm thông tin các tỉnh với nội dung phòng, chống “Diễn biến hoà bình”; tổ chức cuộc vận động viết về các đề tài dân tộc, tôn giáo và phòng, chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc (Báo, Đài, Hội Liên hiệp văn học - Nghệ thuật).

h) Tổ chức Hội thảo Báo Đảng các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc về đề tài dân tộc, tôn giáo và phòng chống âm mưu “Diễn biến hoà bình”.

i) Phối hợp tổ chức xuất bản một số ấn phẩm với chủ đề: Đấu tranh phòng chống âm mưu “Diễn biến hoà bình”; cung cấp ấn phẩm văn hoá thông tin phù hợp các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước với nội dung phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

k) Lập kênh thông tin qua hình thức trao đổi tài liệu giữa các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước với nội dung phòng chống “Diễn biến hoà bình” định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm.

1.2. Mở rộng và tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hoá, thông tin với các tỉnh miền Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

a) Tổ chức hội thảo về phương pháp học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, công tác quản lý dân tộc, tôn giáo gắn với vấn đề phòng chống

“Diễn biến hoà bình”.

b) Phối hợp tổ chức cho các văn nghệ sĩ tiêu biểu, cán bộ làm công tác tuyên truyền, báo cáo viên, tuyên truyền viên…, của tỉnh đi thực tế sáng tác tại một số tỉnh Bắc Lào với mục tiêu sáng tác những tác phẩm có chủ đề phòng chống “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

c) Tổ chức giao lưu biểu diễn văn hoá nghệ thuật với các tỉnh miền Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tại Sơn La và ngược lại, với nội dung tuyên truyền, quảng bá hình ảnh quê hương đất nước con người Việt Nam và Sơn La qua đó khơi dậy tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân nước bạn cùng chung tay góp phần đẩy lùi chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, phản động tại mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

d) Tổ chức các tour du lịch giữa các tỉnh phía Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với tỉnh Sơn La và ngược lại qua đó lồng ghép các nội dung, các hình thức học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao kỹ năng tuyên truyền gắn với công tác phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

đ) Tăng số lượng ấn bản: Tạp chí Suối Reo của Hội Liên hiệp văn học - Nghệ thuật tỉnh Sơn La và Báo Sơn La số xuân (01 số đặc biệt/năm) trao đổi ấn phẩm với các tỉnh Bắc Lào.

e) Lập kênh thông tin qua hình thức trao đổi tài liệu với các tỉnh phía Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với tỉnh Sơn La nội dung phòng chống “Diễn biến hoà bình” định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm.

2. Kế hoạch thực hiện Đề án

2.1. Thời gian thực hiện: Từ tháng 6 năm 2013 đến hết tháng 12 năm 2015

2.2. Kế hoạch trong từng năm

a) Năm 2013

- Xây dựng, hoàn chỉnh Đề án và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án.

- Tổ chức và nâng cao chất lượng các Tour du lịch các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh với tỉnh Sơn La; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước qua đó lồng ghép các nội dung, các hình thức học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao kỹ năng tuyên truyền công tác phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

- Tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao kỹ năng tuyên truyền gắn với công tác phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

- Phối hợp tổ chức các đợt tập huấn cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên của tỉnh và các tỉnh bạn trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước về công tác phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

- Phối hợp tổ chức cho các văn nghệ sĩ tiêu biểu, cán bộ làm công tác tuyên truyền, báo cáo viên, tuyên truyền viên…, của tỉnh đi thực tế hoặc trại sáng tác, tại một số tỉnh Bắc Lào với mục tiêu sáng tác những tác phẩm có chủ đề phòng chống “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

- Tổ chức hội thi tuyên truyền viên xuất sắc các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước với nội dung phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

b) Năm 2014

- Tổ chức cuộc thi viết tiểu phẩm thông tin các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh với tỉnh Sơn La; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước với nội dung phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

- Phối hợp tổ chức xuất bản một số ấn phẩm với chủ đề: Đấu tranh phòng chống âm mưu “Diễn biến hoà bình”.

- Tổ chức hội thảo về phương pháp học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, công tác quản lý dân tộc, tôn giáo gắn với vấn đề phòng chống “Diễn biến hoà bình” giữa các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh với Sơn La; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước.

- Tổ chức giao lưu biểu diễn nghệ thuật với các tỉnh miền Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tại Sơn La và ngược lại, với nội dung tuyên truyền, quảng bá hình ảnh quê hương đất nước con người Việt Nam và Sơn La qua đó khơi dậy tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước bạn cùng chung tay góp phần đẩy lùi chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, phản động tại mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

- Tổ chức các Tour du lịch giữa các tỉnh miền Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với Sơn La và ngược lại qua đó lồng ghép các nội dung, các hình thức học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao kỹ năng tuyên truyền gắn với công tác phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

- Lập kênh thông tin qua hình thức trao đổi tài liệu giữa các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh với tỉnh Sơn La; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước với nội dung phòng chống “Diễn biến hoà bình” định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm.

- Tăng số lượng ấn bản: Tạp chí Suối Reo của Hội Liên hiệp văn học - Nghệ thuật tỉnh Sơn La và Báo Sơn La số xuân (01 số đặc biệt/năm) trao đổi ấn phẩm với các tỉnh Bắc Lào.

- Phối hợp tổ chức cuộc vận động viết về các đề tài dân tộc, tôn giáo và phòng chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc (Báo, Đài, Hội Liên hiệp văn học - Nghệ thuật).

- Tổ chức Hội thảo Báo Đảng các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc về đề tài dân tộc, tôn giáo và phòng chống âm mưu “Diễn biến hoà bình”.

- Phối hợp với bảo tàng các tỉnh bạn trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước tổ chức một chương trình triển lãm với chủ đề phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

- Phối hợp tổ chức hội chợ triển lãm ấn phẩm, các xuất bản phẩm với chủ đề phòng chống âm mưu “Diễn biến hoà bình”.

- Phối hợp tổ chức chương trình giao lưu văn hoá, thi đấu thể thao giữa các trường văn hoá nghệ thuật và du lịch các tỉnh miền núi phía Bắc với chủ đề phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

c) Năm 2015

 - Chủ trì, phối hợp với các tỉnh bạn trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước xây dựng và phát hành bộ phim tài liệu Sơn La với âm mưu phòng chống “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

- Phối hợp tổ chức cho các văn nghệ sĩ tiêu biểu, cán bộ làm công tác tuyên truyền, báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên, biên tập viên…, của tỉnh đi thực tế hoặc mở trại sáng tác, tại một số tỉnh Bắc Lào với mục tiêu sáng tác những tác phẩm có chủ đề phòng chống “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

- Tổ chức giao lưu biểu diễn nghệ thuật tại các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước và tại Sơn La với nội dung phòng, chống “Diễn biến hoà bình”.

- Tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi viết tiểu phẩm thông tin các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước với nội dung phòng chống “Diễn biến hoà bình”.

- Tổng kết, đánh giá và trao giải thưởng cho những tác phẩm xuất sắc có chủ đề phòng, chống “Diễn biến hoà bình” cho các văn nghệ sĩ tiêu biểu, cán bộ làm công tác tuyên truyền, báo cáo viên, tuyên truyền viên…, của tỉnh đi thực tế sáng tác, tại một số tỉnh Bắc Lào.

- Tổng kết, đánh giá và trao giải thưởng cho những tác phẩm xuất sắc trong cuộc vận động viết về các đề tài dân tộc, tôn giáo và phòng chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc (Báo, Đài, Hội Liên hiệp văn học - Nghệ thuật).

- Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện của Đề án.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí thực hiện Đề án

Tổng kinh phí khái toán: 7,01 tỷ đồng (Bảy tỷ không trăm mười triệu đồng)

Trong đó:

- Năm 2013: 1,2 tỷ đồng.

- Năm 2014: 3,78 tỷ đồng.

- Năm 2015: 2,03 tỷ đồng.

Sau khi Đề án được phê duyệt, hàng năm căn cứ vào điều kiện, khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, các đơn vị được giao dự toán lập kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện.

2. Phân kỳ thực hiện Đề án

Đề án được phân làm các giai đoạn để thực hiện theo kế hoạch từng năm (tại Phần III, Mục II. Nội dung Đề án; Tiểu mục 2.2.).

3. Nguồn vốn thực hiện đề án: 100% ngân sách Nhà nước.

IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giải pháp tổ chức thực hiện Đề án

a) Tuyên truyền trực tiếp và kết hợp tổng thể các hình thức thông tin tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu xuất bản..., để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Đề án.

b) Thực hiện từng bước của từng giai đoạn trong Đề án, có tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để thực hiện các giai đoạn tiếp theo phù hợp có hiệu quả hơn.

c) Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của địa phương, các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc; các tỉnh giáp danh; các tỉnh có đặc thù miền núi và dân tộc trong phạm vi cả nước.

2. Phương pháp tổ chức thực hiện Đề án

a) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, tổ chức thực hiện Đề án; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị để điều tiết, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Đề án theo từng năm.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành cân đối nguồn vốn, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương để thực hiện Đề án.

c) Sở Tài chính

Tham mưu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền bố trí nguồn ngân sách Nhà nước đảm bảo cho hoạt động thường xuyên; hướng dẫn việc thực hiện nguồn kinh phí đã cấp đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

d) Các sở, ban ngành, các cơ quan có liên liên quan

Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch chi tiết của dự án để triển khai các nội dung, chính sách liên quan để thực hiện đúng, hiệu quả các nội dung của Đề án.

3. Lực lượng tham gia thực hiện Đề án

a) Chủ trì tổ chức thực hiện Đề án: Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La

b) Phối hợp thực hiện

- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

- Lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

- Các sở, ngành, đơn vị: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh; Báo Sơn La; Trường Chính trị tỉnh; Hội Nhà báo tỉnh; Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tỉnh Sơn La.

- Các đồng chí cán bộ có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm; các đồng chí văn nghệ sĩ tiêu biểu, các đồng chí cán bộ làm công tác tuyên truyền viên, báo cáo viên các cấp ở các đơn vị tham gia tổ thư ký, giúp việc cho Đề án.

4. Yêu cầu chung

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La báo cáo đánh giá việc thực hiện Đề án theo từng giai đoạn với UBND tỉnh và các sở, ban ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.

V. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỀ ÁN

1. Sự thành công của Đề án có ý nghĩa rất quan trọng về các mặt: Chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, tỉnh mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và từng bước làm thất bại âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch ở nước ta nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng.

2. Sự thành công của Đề án sẽ đóng góp một phần thiết thực của tỉnh Sơn La đối với cả nước trong việc góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và thông báo Kết luận số 94-TB/TW ngày 30 tháng 12 năm 2002 của Ban Bí thư (khoá IX) về nhiệm vụ tăng cường chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá gắn với việc triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội X nhằm tuyên truyền, giáo dục theo chiều sâu, giúp cán bộ, Đảng viên và nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước các âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt trong âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch và chương trình phát triển văn hoá, xã hội tại Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1278/QĐ-UBND ngày 26/06/2013 phê duyệt Đề án Mở rộng và tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hoá, thông tin với tỉnh trong khu vực, cả nước và nước láng giềng. Góp phần phòng, chống âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá, dân tộc, dân chủ, nhân quyền của tỉnh Sơn La đến năm 2015

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.637

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.125.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!