BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM-BỘ THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
02/TTLB/NN-TM
|
Hà
Nội , ngày 06 tháng 2 năm 1995
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI - NÔNG NGHIỆP SỐ 02 TTLB/NN-TM NGÀY 06
THÁNG 02 NĂM 1995 VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH XUẤT KHẨU GẠO TRONG NĂM 1995
Căn cứ Quyết định số 752/TTg ngày 10/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ
về "Chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1995",
Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm thống nhất hướng dẫn
việc xuất khẩu gạo trong năm 1995 như sau:
1 - Số lượng gạo
xuất khẩu trong năm 1995 là khoảng 2 triệu tấn; trước mắt phân bổ khoảng 1 triệu
600 ngàn tấn. Khi tình hình sản xuất và tiêu dùng được rõ thêm, Chính phủ sẽ có
ý kiến về số lượng bổ sung sau. Số lượng này không bao gồm các loại gạo đặc sản
(như gạo nếp, gạo thơm...), gạo hấp, gạo xấy, gạo lức.
Cấm xuất khẩu gạo theo đường tiểu
ngạch.
Bộ Thương mại thực hiện 2 đợt giao
số lượng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Đợt thứ nhất vào đầu năm 1995 với số
lượng khoảng 1 triệu 600 ngàn tấn. Đợt thứ hai bổ sung vào quí III và quí IV
năm 1995 với số lượng khoảng 400 ngàn tấn, sau khi có ý kiến của Chính phủ. Bộ
Thương mại giao nhiệm vụ xuất khẩu gạo (bằng văn bản) cho từng doanh nghiệp.
Việc xuất khẩu gạo trước khi có
văn bản này được điều hành theo các quy định tại Quyết định 78/TTg ngày 28/2/94.
2 - Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có trách nhiệm cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
cân đối cung cầu lương thực trong cả nước, khối lượng cần xuất trong năm; chịu
trách nhiệm điều hoà, lưu chuyển gạo bảo đảm ổn định lương thực trên thị trường
trong nước. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm điều hành xuất khẩu gạo theo kế hoạch
chung và cân đối của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Bộ Thương mại có trách nhiệm gửi
cho Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm các văn bản giao số lượng gạo xuất
khẩu cho từng doanh nghiệp.
Khi bị thiên tai mất mùa, Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cùng Bộ Thương mại thống nhất các biện
pháp điều hoà giữa việc thực hiện hợp đồng ngoại thương với việc bảo đảm nhu cầu
trong nước.
3 - Năm 1994 có
hơn 50 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, trong đó 15 doanh nghiệp đạt mức xuất khẩu từ
40.000 tấn trở lên. Lượng gạo do 15 doanh nghiệp này xuất khẩu chiếm trên 82%
so với lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Từ thực tế trên, Bộ Thương mại và Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm thống nhất:
3.1 - Doanh nghiệp xuất khẩu gạo:
a - Các doanh nghiệp đã làm đầu mối
xuất khẩu gạo mà trong năm 1994 đạt mức xuất khẩu từ 40.000 tấn gạo trở lên thì
năm 1995 vẫn làm đầu mối xuất khẩu gạo (gọi tắt là doanh nghiệp đầu mối). (xem
Phụ lục 01).
b - Các doanh nghiệp chưa làm đầu
mối xuất khẩu gạo, nếu liên tục trong hai năm 1993, 1994 có xuất khẩu gạo,
trong đó năm 1994 đạt mức xuất khẩu từ 40.000 tấn trở lên thì năm 1995 được đưa
vào danh sách đầu mối xuất khẩu gạo. (xem Phụ lục 02).
3.2 - Giao chỉ tiêu xuất khẩu gạo:
Áp dụng cơ chế điều hành như các
năm trước: các doanh nghiệp đầu mối đảm nhận xuất khẩu 70% kế hoạch định hướng,
30% còn lại dành cho các doanh nghiệp không phải đầu mối nhưng có đăng ký ngành
hàng xuất khẩu, có bạn hàng và thị trường, không tranh giành bạn hàng, thị trường
của các doanh nghiệp đầu mối. Nếu doanh nghiệp đầu mối đã xuất hết 70% mà vẫn
còn khách mua với điều kiện thương mại có lợi, trong khi doanh nghiệp khác chưa
xuất hết số 30%, thì được xuất khẩu tiếp trong số 30% lại và ngược lại.
Đối với doanh nghiệp đầu mối: Bộ
Thương mại giao số lượng gạo xuất khẩu ngay từ đầu năm tương đương với khoảng
70% số lượng mà bản thân doanh nghiệp đã đạt được trong năm 1994. (xem Phụ lục
03).
Đối với các doanh nghiệp khác:
Khi ký hợp đồng ngoại thương phải có điều khoản "hợp đồng này chỉ có giá
trị thực hiện khi được Bộ Thương mại xem xét". Số lượng ký cho mỗi hợp đồng
không vượt quá 30.000 tấn. Sau khi ký hợp đồng, doanh nghiệp báo cáo (bằng văn
bản) với Bộ Thương mại. Nếu đạt được các điều kiện thương mại quy định, doanh
nghiệp sẽ thực hiện xuất khẩu.
4 - Từ ngày 1 đến
ngày 15 tháng 9 năm 1995 doanh nghiệp nào chưa xuất khẩu hết phần gạo được phân
giao phải báo cáo để điều chuyển cho doanh nghiệp khác có khả năng thực hiện.
5 - Đại diện Bộ
Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, Bộ Thương mại, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,
Ban Vật giá Chính phủ họp mỗi quý một lần vào cuối tháng cuối quý để giải quyết
các vấn đề có liên quan đến việc cân đối lương thực và xuất khẩu gạo. Vụ Kế hoạch
Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm và Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Thương mại có
trách nhiệm chuẩn bị nội dung.
6 - Bộ Thương mại
chủ trì theo dõi diễn biến giá cả và thị trường, tham khảo ý kiến của Bộ Nông
nghiệp và Công nghệ thực phẩm, Ban Vật giá và thường trực Hiệp hội lúa gạo Việt
Nam để công bố giá hướng dẫn xuất khẩu gạo phù hợp với tình hình diễn biễn giá
cả trên thị trường thế giới và thị trường trong nước.
7 - Doanh nghiệp
đăng ký hợp đồng ngoại thương với phòng Giấy phép khu vực để tổng hợp khả năng
xuất khẩu trong từng tháng ở từng cảng và thông báo lại cho doanh nghiệp biết để
điều tầu đến cảng nhận gạo tránh tình trạng tìm tầu, tạo cơ hội cho tư thương
ghim hàng, gây khan hiễm giả tạo, nâng giá trục lợi.
Các doanh nghiệp xin giấy phép
xuất khẩu gạo từng chuyến tại phòng Giấy phép của Bộ Thương mại, theo mẫu giấy
phép thống nhất do Bộ Thương mại phát hành. Doanh nghiệp mang theo hợp đồng ngoại
thương hoặc L/C, giấy báo tầu đến nhận hàng, giấy xác nhận đã có hàng của tổ chức
giám định được Nhà nước công nhận để lấy giấy phép xuất khẩu chuyến. Xuất khẩu
gạo qua cửa khẩu nào thì lấy giấy phép tại phòng Giấy phép khu vực cửa khẩu đó.
Giấy phép xuất khẩu chuyến có thời
hạn hiệu lực tối đa là 30 ngày và được gia hạn một lần không quá 15 ngày trong
đó kể cả thời hạn doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Nguyễn
Thiện Luân
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Xuân Quang
(Đã
ký)
|
PHỤ LỤC 01
LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU TRONG NĂM 1994 CỦA TỪNG DOANH NGHIỆP
ĐẦU MỐI
Tên doanh nghiệp Số lượng Ghi
chú
1 - VINAFOOD 2 (Bộ NNCNTP)
493.002 tấn
2 - FOOD VINH LONG 104.949 tấn
3 - ANGIFOOD AN GIANG 103.432 tấn
4 - IMEX TRA VINH 103.045 tấn
5 - CTY LUONG THUC TP HCM
102.032 tấn
6 - MEKOFOOD SOC TRANG 83.203 tấn
7 - DAGRIMEX ĐONG THAP 81.839 tấn
8 - VINAFOOD 1 (Bộ NNCNTP)
75.256 tấn
9 - TIGIFOOD TIÊN GIANG 68.170 tấn
10 - FOOD LONG AN 54.079 tấn
11 - IMEXCO TP HCM 46.008 tấn
12 - UNIMEX THAI BINH 40.500 tấn
13 - MEKOFOOD CAN THƠ 27.586 tấn
không làm đầu mối
14 - PETECHIM 26.737 tấn xuất khẩu
gạo trong
15 - VINAFOOD 3 12.615 tấn năm
1995
16 - GENERALIMEX 2.450 tấn
17 - KIGIMEX KIEN GIANG 400 tấn
1.425.303 tấn chiếm 72,6%
PHỤ LỤC 02
DOANH
NGHIỆP NGOÀI ĐẦU MỐI ĐẠT MỨC XUẤT KHẨU NĂM 1994 TỪ 10.000 TẤN TRỞ LÊN
Tên doanh nghiệp Số lượng Ghi
chú
1 - IMEX VINH LONG 96.350 tấn
2 - AFIEX AN GIANG 92.157 tấn
Làm đầu mối
3 - PHUTHEXIM TP HCM 75.537 tấn
xuất khẩu
4 - TAMEXCO TP HCM 51.107 tấn gạo
trong
5 - LICIDO DONG THAP 38.405 tấn
năm 1995
6 - ANGIMEX AN GIANG 34.845 tấn
7 - EDC CON DAO 16.600 tấn
8 - TIGIMEX TIEN GIANG 14.148 tấn
9 - UNIMEX LONG AN 11.650 tấn
10 - VIECO VUNG TAU 10.000 tấn
11 - VINALIMEX 10.000 tấn
PHỤ LỤC 3
CHỈ
TIÊU XUẤT KHẨU GẠO NĂM 1995 TẠM GIAO CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU MỐI
( 70% của 1.600.000 tấn)
Tên doanh nghiệp Số lượng Ghi
chú
1 - VINAPOOD 2 (Bộ NNCNTP)
330.000 tấn
2 - POOD VINH LONG 70.000 tấn
3 - ANGIPOOD AN GIANG 70.000 tấn
4 - IMEX TRA VINH 70.000 tấn
5 - CTY Lương thực TP HCM 70.000
tấn
6 - IMEX VINH LONG 65.000 tấn Đầu
mối mới
7 - AFIMEX AN GIANG 65.000 tấn Đầu
mối mới
8 - MEKOPOOD SOOC TRANG 55.000 tấn
9 - DAGRIMEX DONG THAP 55.000 tấn
10 - VINAPOO 1 (Bộ NNCNTP)
50.000 tấn
11 - PHUTHEXIM TP HCM 50.000 tấn
Đầu mối mới
12 - TIGIPOOD TIEN GIANG 45.000
tấn
13 - POOD LONG AN 35.000 tấn
14 - TAMEXCO TP HCM 35.000 tấn Đầu
mối mới
15 - IMEXCO TPHCM 30.000 tấn
16 - UNIMEX THAI BINH 30.000 tấn
Cộng: 1.125.000 tấn