Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 55/2021/TT-BTC hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Số hiệu: 55/2021/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 08/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Nội dung chi phí cưỡng chế thi hành án với pháp nhân thương mại

Ngày 08/7/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 55/2021/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

Theo đó, nội dung của chi phí cưỡng chế được quy định như sau:

 

- Việc xác định chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định 44/2020/NĐ-CP đơn cử như:

 

+ Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế;

 

+ Chi phí thù lao cho người định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản;

 

+ Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;...

 

- Về nội dung chi:

 

- Các chi phí nêu trên được thực hiện căn cứ vào hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao tài sản kê biên (đối với chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên), hoá đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành và được người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt.

 

- Riêng chi bồi dưỡng cho những người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế như sau:

  

+ Mức chi cho người chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế thuộc cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế là 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế;

 

+ Mức chi cho người được huy động tham gia thi hành quyết định cưỡng chế là 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

 

Thông tư 55/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 25/8/2021.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

 

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/2021/TT-BTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2021

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, TẠM ỨNG VÀ HOÀN TRẢ CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 44/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại (sau đây gọi là cưỡng chế) theo quy định tại Điều 44, Nghị định số 44/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại (sau đây gọi là Nghị định số 44/2020/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người ra quyết định cưỡng chế.

2. Cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế (sau đây gọi là cơ quan ra quyết định cưỡng chế), cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế.

3. Pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án (sau đây gọi là đối tượng bị cưỡng chế).

4. Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước các cấp.

5. Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành cưỡng chế.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí cưỡng chế

1. Pháp nhân thương mại bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP.

2. Pháp nhân thương mại bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế theo quy định của Thông tư này.

Điều 4. Nội dung chi phí cưỡng chế

1. Việc xác định chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP.

2. Nội dung chi:

a) Các chi phí quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện căn cứ vào hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao tài sản kê biên (đối với chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên), hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành và được người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt.

b) Riêng chi bồi dưỡng cho những người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế như sau:

Mức chi cho người chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế thuộc cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế là 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế, mức chi cho người được huy động tham gia thi hành quyết định cưỡng chế là 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

Điều 5. Cấp phát chi phí cưỡng chế

Việc cấp phát chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.

Điều 6. Nộp và tạm ứng chi phí cưỡng chế

1. Trước khi tổ chức việc cưỡng chế, cơ quan ra quyết định cưỡng chế phê duyệt dự toán chi phí cưỡng chế. Dự toán chi phí cưỡng chế được lập căn cứ vào biện pháp cưỡng chế cần áp dụng, thời gian, địa điểm cưỡng chế, phương án tiến hành cưỡng chế, lực lượng tham gia (số lượng, thành phần tham gia) phục vụ cho cưỡng chế.

Dự toán chi phí cưỡng chế sau khi được phê duyệt phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế 01 bản cùng với quyết định cưỡng chế, quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của pháp nhân thương mại phải thi hành biện pháp tư pháp (đối với biện pháp phong tỏa tài khoản) để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác). Đồng thời, cơ quan ra quyết định cưỡng chế phải gửi tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán đang quản lý tài khoản của pháp nhân thương mại phải thi hành biện pháp tư pháp và cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp (trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP).

Trường hợp thực hiện việc cưỡng chế bằng biện pháp phong tỏa tài khoản, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của pháp nhân thương mại, số tiền khấu trừ không được vượt quá số tiền để thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế. Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của pháp nhân thương mại phải thi hành biện pháp tư pháp thì tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân thương mại, công ty chứng khoán nơi pháp nhân thương mại mở tài khoản chứng khoán phải khấu trừ tiền trong tài khoản và chuyển cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền để tổ chức cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp.

2. Trường hợp chưa thu được chi phí cưỡng chế từ đối tượng bị cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc lý do khách quan khác, căn cứ dự toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) đề nghị cơ quan ra quyết định cưỡng chế tạm ứng chi phí cưỡng chế từ dự toán kinh phí cưỡng chế để thực hiện. Mức tạm ứng tối đa bằng dự toán kinh phí cưỡng chế được giao của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.

3. Hồ sơ tạm ứng bao gồm dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao, văn bản phê duyệt dự toán chi phí cưỡng chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy rút dự toán ngân sách (tạm ứng) theo quy định.

Điều 7. Quyết toán và hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế

1. Khi kết thúc việc thi hành quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt quyết toán chi phí cưỡng chế. Cơ quan ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cho đối tượng bị cưỡng chế (trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã nộp chi phí cưỡng chế).

Nếu số tiền quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt thấp hơn số tiền đối tượng bị cưỡng chế đã nộp thì cơ quan ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm hoàn trả lại cho đối tượng bị cưỡng chế số tiền chênh lệch. Trường hợp quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cao hơn số tiền đối tượng bị cưỡng chế đã nộp thì đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp số tiền còn thiếu cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế.

2. Trường hợp đã thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, căn cứ quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan ra quyết định cưỡng chế có thông báo bằng văn bản về quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt gửi cho đối tượng bị cưỡng chế để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác).

Chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp chi phí cưỡng chế cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế. Khi thu được tiền từ đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan ra quyết định cưỡng chế phải làm thủ tục hoàn ứng cho ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp thu được tiền chi phí cưỡng chế từ tiền bán đấu giá tài sản (theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP), sau khi đã khấu trừ chi phí bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) thực hiện hoàn trả chi phí cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã thực hiện nộp chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) trả lại số tiền chi phí cưỡng chế từ khoản thu bán đấu giá tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế.

4. Trường hợp không có khả năng thu hồi chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế bị phá sản, giải thể mà không còn tiền, tài sản để nộp chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế báo cáo người ra quyết định theo quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Định kỳ hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, người ra quyết định cưỡng chế báo cáo việc sử dụng kinh phí tạm ứng để thực hiện việc cưỡng chế bao gồm: số kinh phí đã tạm ứng, số kinh phí đã thu hồi được; số kinh phí chưa thu hồi được; số kinh phí không có khả năng thu hồi (nếu có); nguyên nhân chưa thu hồi và kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.

Hồ sơ hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này và quy định của pháp luật hiện hành về hoàn tạm ứng dự toán.

Điều 8. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán

1. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Kinh phí cưỡng chế được giao trong dự toán hàng năm của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.

2. Cuối năm, đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, số dư dự toán chưa sử dụng sẽ bị hủy bỏ theo quy định, số dư tạm ứng chi phí cưỡng chế còn lại sẽ thu hồi bằng cách chuyển vào số tạm ứng năm sau trong phạm vi dự toán hàng năm của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2021.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, phối hợp giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, VI (350 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 55/2021/TT-BTC

Hanoi, July 8, 2021

 

CIRCULAR

PROVIDING INSTRUCTIONS ABOUT MANAGEMENT, ALLOCATION, ADVANCE PAYMENT AND REIMBURSEMENT OF COSTS OR FUNDS FOR ENFORCEMENT OF COURT JUDGEMENTS AGAINST COMMERCIAL ENTITIES

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Enforcement of Criminal Judgements dated June 14, 2019;

Pursuant to the Government’s Decree No. 163/2016/ND-CP dated December 21, 2016, elaborating on implementation of certain articles of the Law on State Budget;

Pursuant to the Government’s Decree No. 44/2020/ND-CP dated April 8, 2020, regulating law enforcement against commercial entities;

Pursuant to the Government's Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;  

Upon the request of the Director of the Department of Finance for National Defence, Security and Special Affairs,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular provides instructions about management, allocation, advance payment and reimbursement of costs or funds for enforcement of judgements against commercial entities (hereinafter referred to as enforcement) under the provisions of Article 44 in the Government's Decree No. 44/2020/ND-CP dated April 8, 2020, regulating law enforcement against commercial entities (hereinafter referred to as Decree No. 44/2020/ND-CP).

Article 2. Subjects of application  

1. Enforcement decision makers.

2. Authorities supervising enforcement decision makers (hereinafter referred to as decision-making authorities), authorities enforcing enforcement decisions.

3. Commercial entities that fail to comply with or unduly comply with the Court’s judgement or decision already having legal effect to the extent of being subject to law enforcement measures (hereinafter referred to as entities subject to enforcement).

4. Financial institutions and State Treasuries at all levels.

5. State regulatory authorities supervising commercial entities and other entities and persons related to enforcement.

Article 3. Principles of management of enforcement costs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Commercial entities subject to enforcement shall pay all enforcement costs to enforcement decision-making entities in accordance with this Circular.

Article 4. Details of enforcement costs

1. Enforcement costs shall be identified in accordance with Article 43 in the Decree No. 44/2020/ND-CP.

2. Enforcement costs, including:

a) Costs identified under clause 1 of this Article shall be treated based on contracts, contract termination records, minutes on handover of distrained property (in case of the authorized custody of distrained property), invoices and evidence of actual, legitimate and valid expenditures in accordance with current regulations and must be subject to approval granted by enforcement decision makers.

b) In particular, benefits paid to persons mobilized to directly participate in and guard enforcement activities as follows:  

Amount paid to a person leading the implementation of a law enforcement decision who works for an authority implementing a law enforcement decision is VND 150,000 per day on duty; Amount paid to a person mobilized to participate in execution of a law enforcement decision is VND 100,000 per day on duty.

Article 5. Allocation of enforcement funds

Allocation of funds for enforcement of court judgements against commercial entities shall be subject to laws on state budget and the Government’s Decree No. 11/2020/ND-CP dated January 20, 2020, prescribing state treasury administrative procedures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Before commencement of the enforcement process, enforcement decision-making authorities shall approve the estimate of costs of enforcement. The estimate of enforcement costs should consider enforcement measures to be applied, time and location of enforcement, enforcement plans and forces (e.g. personnel size and participants).

After being approved, a copy of the cost estimate must be sent to the entity subject to enforcement, enclosing the enforcement decision, the decision on deduction of money from the account of the commercial entity subject to judicial measures (in case of enforcement measures existing in the form of account blockade) in order for that entity to pay enforcement costs (it must clarify the date (day, month and year) of the sanction, the amount to be paid, the address for payment in cash, or the account number in case of payment by transfer and other necessary information). Meanwhile, the enforcement decision-making authority must send the credit institution, the State Treasury, the securities company that is managing the account of the commercial entity subject to judicial measures and the authority having competence in enforcement at the same level (in case of application of Article 42 of Decree No. 44/2020/ND-CP).

In case of enforcement by freezing the account, the head of the criminal judgment execution authority shall issue a decision to deduct money from the commercial entity's account on condition that amount does not exceed the amount required to discharge obligations to execute judicial measures and the costs needed for enforcement. Immediately after receiving the decision on deduction of money from the account of the commercial entity subject to judicial measures, the credit institution, the State Treasury that is managing the account of the commercial entity, and/or the securities company where the commercial entity opens their trading account, shall have to deduct the money from the account and transfer it to the competent criminal judgment enforcement authority for the purposes of commencement of enforcement of judicial measures.

2. In case enforcement costs have not yet been collected from the entity subject to enforcement because that entity does not voluntarily pay or due to other objective causes, based on the approved enforcement cost estimate, the authority carrying out the enforcement decision (or the authority having enforcement jurisdiction at the same level as prescribed in Article 42 of Decree No. 44/2020/ND-CP) can request the enforcement decision-making authority to advance on enforcement costs from their enforcement budget. The maximum advance amount is equal to the estimated allocation received by the enforcement decision-making authority.

3. The advance payment dossier includes the annual estimate assigned by the competent authority, the written approval of the cost estimate for enforcement approved by the competent authority and the order of withdrawal of the budget (advance) as legally prescribed.

Article 7. Settlement and reimbursement of enforcement costs

1. Upon the completed execution of the enforcement decision, the enforcement decision-executing authority (or the competent enforcement authority at the same level as prescribed in Article 42 of Decree No. 44/2020/ND-CP) shall seek the enforcement decision maker’s approval of the settlement of enforcement costs. The enforcement decision-making authority shall be responsible for sending the approved statement on settlement of enforcement costs to the entity subject to enforcement (in case that entity has already paid enforcement costs).

If the approved settlement amount is lower than the amount already paid by the entity subject to enforcement, the authority issuing the enforcement decision shall refund the difference to the entity subject to enforcement. If the approved settlement amount is greater than the amount already paid by the entity subject to enforcement, the entity subject to enforcement authority shall pay the deficit.

2. In case where the advance on enforcement costs has been made as prescribed in Clause 2, Article 6 of this Circular, based on the approved statement on settlement of enforcement costs, the enforcement decision-making authority shall issue a written notice of the approved statement on settlement of enforcement costs to the entity subject to enforcement to ask them to pay enforcement costs (the written notice must clearly state the date (day, month and year) of the sanction, the amount to be paid, the address for payment in cash or the account number in case of payment by bank transfer and other necessary information).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In case the enforcement costs are collected from the proceeds from the property auction (as prescribed in Articles 32 and 33 of Decree No. 44/2020/ND-CP), after deducting the property auction costs under the provisions of the law on property auction, the enforcement decision-executing authority (or the competent enforcement authority at the same level as prescribed in Article 42 of Decree No. 44/2020/ND-CP) shall reimburse enforcement costs. In case where the entity subject to enforcement has paid enforcement costs, the enforcement decision-executing authority (or the competent enforcement authority at the same level as prescribed in Article 42 of Decree No. 44/2020/ND-CP) shall reimburse the enforcement proceeds from the property auction to the entity subject to enforcement.

4. In case where it is impossible to recover the enforcement costs because the entity subject to enforcement is bankrupt or dissolved to the extent of being out of money or property to pay the enforcement costs, the enforcement decision-executing authority shall report to the enforcement decision maker on this situation under the provisions of Clause 5 of this Article.

5. Annually, at the time of making the state budget estimate, the enforcement decision maker shall report on the use of the advance funding for enforcement, including: the amount of money that has been paid in advance, the amount of costs recovered; the amount of costs that have not been recovered yet; the amount of costs that cannot be recovered (if any); reasons for non-recovery and recommendations submitted to superior authorities and financial institutions at the same level.

The dossier for refund of costs of enforcement of administrative penalties paid in advance shall conform to the provisions of Clause 3, Article 6 of this Circular and current regulations on refund of the advanced budget.

Article 8. Budgeting, compliance and finalization

1. Budgeting, compliance and finalization of annual regular expenditures by the enforcement decision-making authority shall be subject to Law on State Budget and other instructional documents. Enforcement funds shall be included in the annual budget prepared by the enforcement decision-making authority.

2. By the end of the year and upon expiry of the duration for review of the cost finalization statement in accordance with the Law on State Budget and other instructional documents, the unused budget balance will be canceled according to regulations while the advance balance of the remaining enforcement costs will be recovered by transferring it to the next year's advance within the annual budget of the enforcement decision-making authority.

Article 9. Entry into force

1. This Circular shall enter into force as of August 25, 2021.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 55/2021/TT-BTC ngày 08/07/2021 hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.893

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.198.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!