Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4873/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Huỳnh Thanh Điền
Ngày ban hành: 01/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4873/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 01 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “KH&CN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 4 HUYỆN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 30A VÙNG MIỀN TÂY NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2014-2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Quyết định số 99/2009/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển KH&CN tnh Nghệ An đến 2020;

Căn cứ Quyết định số 6169/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1058/TTr-SKHCN-CN ngày 03/9/2014 về việc phê duyệt đề án KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội 4 huyện thuộc chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An giai đoạn 2014-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội 4 huyện thuộc chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An giai đoạn 2014-2020” với nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

1. Quan điểm.

- Kế thừa kết quả và kinh nghiệm của các chương trình, kế hoạch, đề tài, dự án... đã thực hiện trong nhng năm qua, để lựa chọn các đối tượng và giải pháp tác động thích hợp, hạn chế việc du nhập và nghiên cứu các đối tượng mới.

- Lồng ghép các chương trình, dự án về KH&CN với các chương trình kinh tế - xã hội khác trên địa bàn, để quy tụ các nguồn lực theo định hướng chung thng nht, hạn chế sự phân tán và lãng phí nguồn lực.

- Kết hợp tác động đến đối tượng sản phẩm đồng bộ bằng các giải pháp về công nghệ; về tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo lập và phát triển thương hiệu, thị trường.

- Về lựa chọn đơn vị tổ chức thực hiện: Ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp, các HTX, các trang trại, hoặc các tổ chức sản xuất khác đủ mạnh, đủ sức quản lý, thực hiện tốt việc tiếp thu các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa việc đầu tư dàn trải trong dân.

2. Mc tiêu

- Mục tiêu tổng quát:

Ứng dụng các tiến bộ KH&CN khai thác tiềm năng, lợi thế tài nguyên thiên nhiên và môi trường để tạo ra sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội các huyện thuộc chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Thúc đẩy phát triển các vùng nguyên liệu cây, con nhanh và bền vững ở các huyện.

+ Phục hồi và phát triển các cây trồng, vật nuôi đặc sản bản địa, các sản phẩm truyền thống của từng huyện, nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, chất lượng cao và thương hiệu mạnh.

+ Bước đầu đề xuất mô hình và chính sách phát triển bền vững cho 4 huyện thuộc chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Trong giai đoạn từ 2014 đến năm 2020, các đề án KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội 4 huyện thuộc Chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An tập trung thực hiện một số nội dung chính sau:

1. Đối tượng ưu tiên:

a. Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHCN nhằm phát triển các vùng nguyên liệu lớn, tập trung cho công nghiệp chế biến.

Trên cơ sở những vùng nguyên liệu, hoặc các tiền đề đã có, cần tập trung nghiên cứu các giải pháp về giống, về quy trình kỹ thuật, về sơ chế và chế biến, về tổ chức sản xuất, kinh doanh, để phát triển các vùng nguyên liệu tập trung lớn, bao gồm: vùng nguyên liệu cây keo và nguyên liệu giấy (ở cả 4 huyện); vùng nguyên liệu cây lùng và nguyên liệu sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ (Quế Phong và Quỳ Châu); Vùng nguyên liệu nứa, mét (Tương Dương); vùng nguyên liệu trâu, bò (Ở cả 4 huyện); Vùng nguyên liệu chanh leo và một số cây phục vụ sản xuất nước giải khát (Quế Phong, Tương Dương).

b. Tập trung ưu tiên đầu tư nghiên cứu bảo tồn, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, có giá trị và tiềm năng thương mại, tạo thành các sản phẩm hàng hóa.

- Về giống cây trồng: Bảo tồn và phát triển các giống bản địa: Khoai sọ; Xoài Tương Dương; Quế Quỳ; cây lùng, gừng, dong riềng, một số giống lúa nương có giá trị như giống lúa Khâu đạt ở Tương Dương; nếp hương, Cổ phản ở Quỳ Châu, nếp cẩm ở Kỳ Sơn, Quế Phong....một số loại rau đặc hữu như cải mẹo, cà chua múi; Dưa mạc tảnh (Dưa rẫy); bí xanh; bí đỏ...Phát triển một số cây nhập nội, nhưng đã thích nghi và có giá trị thương mại cao như: chè tuyết shan; hoa Ly...

- Về ging vật nuôi: Tập trung nghiên cứu phát triển các giống vật nuôi bản địa như bò H’mông, Ngựa H’mông, trâu Na hỷ, Lợn Sao Va, Lợn Mẹo (lợn H’mông), gà ác (gà H’mông), Vịt Bầu Quỳ.

c. Khai thác lợi thế các thủy vực lớn, phát triển nuôi trng thủy sản tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường.

Tập trung ưu tiên đầu tư nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong việc phát triển con đặc sản bản địa trên địa bàn huyện tạo thành các sản phẩm hàng hóa có giá trị cung cấp cho thị trường.

- Về ging bản địa: Tập trung phát triển các loài cá trắm đen; trắm cỏ, cá lăng, cá ghé, chạch sông, cá leo, cá Sỉnh gai (cá mát)……

- Về du nhập ging mới: Cá nheo Trung Quốc, cá nheo Mỹ, cá rô phi lai xa dòng Israel, dòng Đài Loan …..

- Khai thác nguồn nước lạnh ở một số huyện để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm)

- Khảo nghiệm và hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm tiến tới nghiên cứu sản xuất giống các loài cá mới được du nhập vào trên địa bàn.

d. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN trồng và khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển các loại cây dược liệu sẵn có của địa phương để tạo ra sản phẩm có khi lượng lớn.

- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu trồng thử nghiệm và phát triển một số loài sâm bản địa.

- Xây dựng được các vùng nguyên liệu chuyên trồng cây dược liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến dược liệu, thực phẩm chức năng, như phát triển các giống cây Đảng sâm, Hoàng Đằng, Thạch hộc, Kê huyết đằng, cẩu tích, Sa nhân, thiên niên kiện, thổ phục linh, lan Kim tuyến, Trà hoa vàng, cây Mật nhân, Ngũ gia bì gai, Sì to, Sâm cau, Bình vôi, gấc....

- Nghiên cứu du nhập 1 số cây dược liệu quý đưa vào trồng trên địa bàn (cây lạc tiên, đông trùng hạ thảo, sâm ngọc linh...)

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sơ chế, chế biến sản phẩm dược liệu, thực phẩm chức năng từ các cây dược liệu sẵn có trên địa bàn tạo thành các sản phẩm hàng hóa.

e. ng dụng các tiến bộ KH&CN trong việc nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao.

Từ nay đến năm 2020 tổ chức hỗ trợ để nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN có hiệu quả kinh tế trên địa bàn cụ thể:

- Tổ chức nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất và chế biến chè san tuyết.

- Nghiên cứu xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất lúa bằng phân viên nén NK dúi sâu thế hệ mới.

- Tổ chức nhân rộng và phát triển một số giống lúa chịu lạnh trên địa bàn các huyện.

- Tổ chức nhân rộng và phát triển mô hình nuôi lợn đen, ln rừng lai.

- Nhận rộng và phát triển mô hình nuôi cá lồng trên các hồ thủy điện.

- Nhận rộng mô hình nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu trên địa bàn các huyện thuộc chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An.

- Nhân rộng và phát triển mô hình nuôi thả cánh kiến đỏ tại các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong.

2. Nội dung nghiên cứu và ứng dụng:

a. Nghiên cứu về giống.

- Nghiên cứu phục tráng, phục hồi các nguồn giống cây con quý, nhằm bảo vệ nguồn quỹ gen, đồng thời tạo cơ sở cho việc phát triển. Ưu tiên cho các giống bản địa quý, như đảng sâm, trà hoa vàng, lan kim tuyến và một số cây dược liệu khác; cây quế Quỳ; cây xoài Tương Dương, cây cà chua múi Tương Dương; một số giống lúa và giống lúa nếp nương quý hiếm; một số giống cây rau, củ quả đặc hữu của các huyện trong vùng; nghiên cứu bảo tồn và chọn giống bò H’mông, trâu Na Hỷ, chống nguy cơ thoái hóa giống do cận huyết...

- Nghiên cứu giải pháp nhân giống: Ứng dụng các tiến bộ mới về giống để nghiên cứu các giải pháp nhân giống một số giống cây con bản địa và cây con mới du nhập, nhưng đã thích nghi và có giá trị kinh tế cao. Trong đó tổ chức một số đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ để xây dựng các vườn ươm hoặc trang trại phục vụ nhân giống một số giống như: Giống cây chanh leo; giống hoa lý; giống cây chủ thả cánh kiến đỏ; giống cây rễ hương; giống bò H’mông, giống trâu Na Hỷ; giống cây quế Quỳ; giống cây sâm và các cây dược liệu quý hiếm...

- Tổ chức các dự án sản xuất thử nghiệm đsản xuất giống đại trà phục vụ sản xuất hàng hóa.

- Nghiên cứu di thực một số giống cây dược liệu quý hiếm từ các khu vực núi cao hiểm trở về nuôi trồng tại các vùng thích hợp, nhưng thuận lợi hơn cho sản xuất hàng hóa.

Để giải quyết tốt các yêu cầu về giống cần lồng ghép các đề tài, dự án KHCN với các nhiệm vụ thuộc Đán bảo tồn và phát triển quỹ gen, cũng như các chương trình, dự án khác về nông nghiệp. Ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức bảo tồn và phát triển các giống cây con quý, nhằm phục vụ sản xuất hàng hóa.

b. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp, quy trình kỹ thuật mới về nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản, sơ chế và chế biến.

- Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về cây trồng, vật nuôi, như kỹ thuật tưới; kỹ thuật chăm sóc, phân bón; bảo vệ thực vật, thú y; thức ăn; kỹ thuật trồng thâm canh tập trung một số cây đặc sản; kỹ thuật nuôi an toàn sinh học một số giống con đặc sản để tạo thành sản phẩm hàng hóa.

- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc và khai thác hợp lý các sản phẩm từ rừng, như: khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác hợp lý cây lùng; cây sa nhân, cây bo bo và một số cây dược liệu khác...

- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới về sơ chế và chế biến một số cây, con như sơ chế và chế biến các cây nguyên liệu gỗ, giấy; kỹ thuật sơ chế nguyên liệu và chế biến sâu dược liệu; kỹ thuật bảo quản, chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi, phục vụ sản xuất hàng hóa.

c. Nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm và phương thức tổ chức sản xuất, kinh doanh nhằm hưng tới sản phẩm hàng hóa.

- Tổ chức nghiên cứu chuỗi giá trị một số sản phẩm có thế mạnh ở các huyện 30a, nhằm xác định các khâu then chốt, các điểm nghẽn hiện nay, từ đó tìm kiếm các biện pháp tác động từ chính sách nhà nước và các đòn bẩy kinh tế khác.

- Nghiên cứu và ứng dụng một số mô hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm có thế mạnh ở các huyện. Đặc biệt quan tâm các mô hình liên minh sản xuất giữa doanh nghiệp và tổ chức nông dân. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò then chốt, chịu trách nhiệm đầu tư vốn, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Nông dân được tổ chức lại chặt chẽ hơn thông qua các hình thức HTX hoặc tổ sản xuất.

- Nghiên cứu chính sách phát triển nhằm vào một số sản phẩm có thế mạnh của các huyện, hướng tới mục tiêu tạo thành sản phẩm hàng hóa.

d. Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp xây dựng, xác lập, quản lý và phát triển thương hiệu và thị trường cho một số sản phẩm hàng hóa có thế mạnh ở các huyện.

Thông qua các dự án KHCN, nhiệm vụ KHCN, hoặc bằng nguồn vốn sự nghiệp KHCN, snghiệp kinh tế và các nguồn khác:

- Xác lập chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể cho một số sản phẩm có danh tiếng, có tiềm năng thương mại lớn như bò H’mông; gà ác; Quế Quỳ; khoai sọ Kỳ Sơn; sâm Pu xa lai leng; xoài Tương Dương; hương trầm Quỳ Châu...

- Hỗ trợ doanh nghiệp và các hộ sản xuất, kinh doanh xác lập nhãn hiệu cho một số sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc bản địa

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các làng nghề, các nghệ nhân và người sản xuất được tham gia các hội chợ, triển lãm, các cơ hội khác nhằm quảng bá sản phẩm của các huyện vùng 30a.

Bốn nội dung trên đây có thể nghiên cứu tác động đến các đi tượng một cách thích hợp, tùy theo hiện trạng và nhu cầu của từng đối tượng để vận dụng các nội dung phù hợp. Khuyến khích việc lng ghép các nguồn lực đáp dụng các giải pháp một cách đồng bộ, nhằm tạo cú hích đủ đ biến sản phẩm bản địa thành sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, chất lượng cao và đng đu, thương hiệu mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

III. GIẢI PHÁP

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức ở mỗi địa phương để lãnh đạo và người dân hiểu tầm quan trọng của việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của địa phương, dân tộc. Có thể tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo chí hay tổ chức các bui tập huấn, hội thảo về công tác nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

- Mỗi địa phương cần chủ động trong công tác đề xuất, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN trên cơ sở tập trung phát triển các cây, con bản địa; các sản phẩm truyền thống của địa phương mình và khảo nghim du nhập các cây trng vật nuôi có tim năng thương mại nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có khi lượng lớn, chất lượng tốt và thương hiệu mạnh nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ lực cho địa phương mình, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện một cách bền vững.

- Đthực hiện đề án có hiệu quả cao, trong quá trình triển khai cần ưu tiên lựa chọn các công ty, doanh nghiệp hoặc các HTX đủ mạnh, đủ sức quản lý, thực hiện tốt việc tiếp thu các kỹ thuật công nghệ tiên tiến làm đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KH&CN trên địa bàn, hạn chế tối đa việc đầu tư dàn trải trong dân (Kèm theo danh mục các nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội 04 huyện thuộc chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An giai đoạn từ nay đến năm 2020).

- Đthực hiện đề án KH&CN phục vụ phát triển kinh tế các huyện thuộc chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An, cần thiết phải lồng ghép nhiều chương trình, dự án, đẩy mạnh việc huy đồng các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo thực hiện đề án một cách có hiệu quả.

- Tổ chức phát triển các Trung tâm chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thúc đy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các huyện 30a vùng miền Tây Nghệ An.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ cho người dân về tổ chức, cách thức ứng dụng các tiến bộ KH&CN.

- Không ngừng tìm kiếm các cơ hội hợp tác với nước ngoài để tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội các huyện thuộc chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích các địa phương tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong chăn nuôi, trồng trọt gắn với chế biến nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án, điều phi kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án, tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ để thực hiện có hiện quả đề án.

- Hàng năm, căn cứ mục tiêu đề ra của Đề án tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định danh mục các nhiệm vụ, dự án cần thực hiện.

- Lồng ghép nhiều chương trình, dự án, bằng nhiều nguồn vốn để đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành phụ trách.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Căn cứ vào quan điểm, mục tiêu của đề án chỉ đạo các huyện, các đơn vị liên quan thực hiện các chương trình, đề tài, dự án có hiệu quả.

- Xây dựng và ban hành quy trình sản xuất các loại cây trồng - vật nuôi, định mức kinh tế - kỹ thuật để hướng dẫn các địa phương sản xuất có hiệu quả cao.

- Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông - khuyến lâm để tiếp thu và chuyển giao các tiến bộ KHKT tiên tiến vào sản xuất cho nông dân.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Tham mưu trình UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho các địa phương triển khai thực hiện các nội dung của đề án.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để thực hiện các chương trình, đề tài, dự án ứng dụng các tiến bộ KH&CN và tham mưu nội dung được hưởng ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn 4 huyện 30a vùng miền Tây Nghệ An.

4. Các Sở, ban, ngành liên quan.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện thuộc chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An trong tổ chức thực hiện đề án; tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành của mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện đề án được hiệu quả.

5. UBND 4 huyện thuộc Chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An.

- Có trách nhiệm thực hiện tốt các nội dung liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội thuộc địa phương mình.

- Bố trí kinh phí từ các nguồn vốn khác nhau để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học và kông nghệ triển khai trên địa bàn huyện mình.

V. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Tổng số: 17.500 triệu đồng,

Trong đó: - Kinh phí từ ngân sách Trung ương: 11.500 triệu đồng;

- Kinh phí từ ngân sách địa phương: 6.000 triệu đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tch UBND các huyện, thành, thị; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Chủ tịch, PCT (CN) UBND tỉnh;
- Phó VP (CN) UBND tỉnh;
- Lưu VT, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh
Thanh Điền

 

DANH MỤC

CÁC NHIỆM VỤ KH&CN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 4 HUYỆN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 30A VÙNG MIỀN TÂY NGHỆ AN GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 4873/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh)

TT

Tên nhiệm v

I

Các nhiệm vụ đề nghị nguồn ngân sách Trung ương

1

Đ tài: Nghiên cứu sản xuất tinh bò H’mông có chất lượng cao phục vụ phát triển đàn bò tại 4 huyện 30a vùng miền Tây Nghệ An.

2

Dự án: Ứng dụng tiến bộ KH&CN bảo tồn và phát triển giống Trâu Na Hỷ trên địa bàn huyện Tương Dương.

3

Đ tài: Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây sâm trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

4

Dự án: Khảo nghiệm một số giống vật nuôi mới (Lợn mai san, Gà rừng tai đỏ; Gà VNC/BT-AG2; gà VCN/BT-ZL ....) có giá trị kinh tế phục vụ phát triển kinh tế cho 4 huyện 30a vùng miền Tây Nghệ An.

5

Dự án: Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình trồng thâm canh cây khoai strên địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong.

6

Dự án: Ứng dụng tiến bộ KH&CN trồng và phát triển một số loài hoa, rau cao cấp tại các huyện 30a vùng miền Tây Nghệ An.

7

Dự án: Khảo nghiệm trồng và sản xuất giống cây Lan Kim Tuyến trên địa bàn các huyện 30a vùng miền Tây Nghệ An.

8

Dự án: Ứng dụng tiến bộ KH&CN phục tráng một số cây lúa bản địa trên địa bàn các huyện 30a vùng miền Tây Nghệ An.

9

Đề tài: Nghiên cứu quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng và sơ chế một số cây dược liệu nhằm sản xuất thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

II

Các nhiệm vụ cấp tỉnh đầu tư thực hiện

10

Đ tài: Nghiên cứu thử nghiệm trồng dâu tây tại các huyện thuộc chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An.

11

Đ tài: Ứng dụng tiến bộ KH&CN sử dụng tinh bò tót lai với bò H’mông trên địa bàn 4 huyện 30a vùng miền Tây Nghệ An.

12

Dự án: Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình trồng thâm canh cây khoai strên địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong.

13

Dự án: ng dụng tiến bộ KH&CN phát triển mô hình nuôi cá lồng trên các hồ đập thủy điện tại các huyện 30a vùng miền Tây Nghệ An.

14

Dự án: Bảo tồn, phát triển và xây dựng, quản lý, phát triển thương hiệu cây Quế Quỳ.

15

Dự án: Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình trồng, chế biến và tiêu thsản phẩm dong riềng tại các huyện thuc chương trình 30a vùng miền Tây Nghệ An.

16

Đề tài: Nghiên cứu nhân giống một số loài hoa Lan bản địa bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tại 4 huyện 30a vùng miền Tây Nghệ An.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4873/QĐ-UBND ngày 01/10/2014 về phê duyệt Đề án khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội 4 huyện thuộc Chương trình 30a vùng Miền Tây Nghệ An giai đoạn 2014-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


985

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.31.76
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!