Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 77/2004/QD-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 28/09/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 77/2004/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 77/2004/QĐ-BTC NGÀY 28 THÁNG 9 NĂM 2004 QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ BÁN TẠI CỬA HÀNG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001;
Căn cứ Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 77/2003//NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Căn cứ Quyết định số 205/1998/QĐ-TTg ngày 19/08/1998 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế;
Căn cứ Quyết định số 206/2003/QĐ-TTg ngày 07/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 205/1998/QĐ-TTg ngày 19/08/1998 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Thương mại.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này quy định quản lý hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 54/2003/QĐ-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 3: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Trương Chí Trung

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ BÁN TẠI CỬA HÀNG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 77/2004/QĐ-BTC ngày 28/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Hàng hoá nhập khẩu bán tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế (sau đây gọi tắt là cửa hàng) được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng.

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng thực hiện như quy định đối với hàng kinh doanh nhập khẩu. Riêng phần tính thuế chỉ phải thực hiện đối với trường hợp mặt hàng nhập khẩu để bán cho người nhập cảnh có đơn giá vượt quá tiêu chuẩn hành lý miễn thuế theo quy định của pháp luật (tính thuế và thu thuế đối với phần vượt).

2. Hàng nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế phải dán tem "Vietnam duty not paid" do Bộ Tài chính phát hành, dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan trước khi đưa hàng vào kho.

Vị trí dán tem đối với hàng nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 đính kèm Quyết định này.

3. Các loại mỹ phẩm (thuộc danh mục do Bộ Y tế quản lý chất lượng) được phép nhập khẩu phục vụ kinh doanh tại các cửa hàng miễn thuế không phải đăng ký lưu hành. Các doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng mỹ phẩm.

Trong trường hợp doanh nghiệp xin đưa mỹ phẩm ra khỏi khu vực quản lý của Cửa hàng miễn thuế để tiêu thụ tại thị trường nội địa phải đăng ký lưu hành theo quy định của Bộ Y tế.

4. Hải quan không niêm phong kho hàng, cửa hàng, không trực tiếp giám sát, không trực tiếp làm thủ tục bán hàng. Mỗi tháng một lần, Hải quan thực hiện kiểm tra chứng từ bán hàng của cửa hàng để thanh khoản tờ khai nhập khẩu. Trong quá trình thanh khoản nếu xét thấy cần thiết thì Hải quan thực hiện việc kiểm tra lượng hàng tồn.

5. Trách nhiệm của cửa hàng:

5.1 Bán hàng đúng thủ tục, đúng đối tượng, đúng định lượng quy định.

5.2 Lưu giữ hồ sơ, chứng từ bán hàng theo quy định tại Mục II dưới đây.

5.3 Mỗi tháng, cửa hàng phải làm báo cáo bán hàng gửi Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng (theo mẫu tại Phụ lục 2 đính kèm Quyết định này) để Hải quan kiểm tra và thanh khoản.

5.4 Cửa hàng phải có hệ thống máy tính nối mạng với Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng để truyền trực tiếp tới cơ quan Hải quan:

- Số liệu bán hàng (tên người mua hàng, số hộ chiếu hoặc số giấy thông hành, tên hàng, số lượng, trị giá).

- Số liệu hàng tồn kho (tên hàng, mã số, số lượng, trị giá).

6. Hải quan quản lý cửa hàng phải mở sổ theo dõi hàng nhập khẩu để bán tại cửa hàng và số liệu bán hàng, hàng tồn kho do cửa hàng cung cấp theo quy định tại điểm 5.4 nêu trên.

II. QUY ĐỊNH VỀ BÁN HÀNG

1. Trường hợp người mua hàng là các cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng tiêu chuẩn định lượng miễn thuế quy định tại Nghị định số 73/CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ.

1.1. Nhân viên bán hàng phải kiểm tra các chứng từ sau:

a) Hộ chiếu, chứng minh thư ngoại giao hoặc công hàm (nếu người mua là cơ quan).

b) Sổ định mức hàng miễn thuế.

c) Văn bản uỷ quyền mua hàng (đối với trường hợp mua hàng theo uỷ quyền).

d) Giấy phép của Cục Hải quan Tỉnh, thành phố (đối với mặt hàng là ô tô, xe gắn máy).

1.2. Nhân viên bán hàng phải thu và lưu các chứng từ sau:

a) Cắt ô tem tương ứng với mặt hàng đã bán và dán vào hoá đơn bán hàng.

b) Hoá đơn bán hàng.

c) Các chứng từ c,d quy định tại điểm 1.1 trên đây.

2. Trường hợp người mua hàng là chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA ở Việt Nam, tiêu chuẩn định lượng miễn thuế được quy định tại Quyết định số 211/1998/QĐ-TTg ngày 31/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ; người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước làm việc theo lời mời của cơ quan Nhà nước Việt Nam tiêu chuẩn định lượng miễn thuế được quy định tại Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

2.1. Thủ tục trước khi bán hàng: Cửa hàng phải xuất trình văn bản quy định tại điểm 2.2.c dưới đây với Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng để xác nhận và trừ lùi hàng hoá mua tại cửa hàng.

2.2. Nhân viên bán hàng phải kiểm tra các chứng từ sau:

a) Hộ chiếu.

b) Tờ khai nhập xuất cảnh Việt Nam.

c) Văn bản xác nhận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nếu là chuyên gia ODA) hoặc của Bộ, ngành mời người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước làm việc (nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

2.3. Nhân viên bán hàng phải thu và lưu các chứng từ sau:

a) Hoá đơn bán hàng.

b) Ghi đầy đủ họ tên, số hộ chiếu, ngày nhập cảnh của người mua hàng vào hoá đơn bán hàng.

c) Đối với văn bản quy định tại điểm 2.2.c trên đây:

- Thu bản copy văn bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có xác nhận trừ lùi của Hải quan, nếu người mua chưa mua hết lượng hàng được miễn thuế.

- Thu bản chính văn bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nếu người mua đã mua hết lượng hàng được miễn thuế.

3. Trường hợp người nhập cảnh mua hàng ở cửa hàng miễn thuế tại cửa khẩu nhập và cửa hàng miễn thuế trong nội địa:

3.1. Nhân viên bán hàng phải kiểm tra các chứng từ sau:

a) Hộ chiếu.

b) Tờ khai nhập xuất cảnh Việt Nam.

c) Sau khi bán hàng nhân viên cửa hàng phải ghi tổng trị giá hàng đã bán ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai nhập xuất cảnh.

d) Ghi đầy đủ họ tên, số hộ chiếu, ngày nhập cảnh của người mua hàng vào hoá đơn bán hàng.

3.2. Nhân viên bán hàng phải thu và lưu các chứng từ sau:

a) Hoá đơn bán hàng.

b) Thu bản copy Tờ khai nhập xuất cảnh (sau khi đã ghi theo quy định tại 3.1.c trên đây).

4. Trường hợp người xuất cảnh mua hàng tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa:

4.1. Nhân viên bán hàng phải kiểm tra các chứng từ sau:

a) Hộ chiếu.

b) Vé máy bay xuất cảnh đã được đặt chỗ.

4.2. Nhân viên bán hàng phải thu và lưu các chứng từ sau:

a) Hoá đơn bán hàng ( đã có xác nhận thực xuất của Hải quan cửa khẩu xuất).

b) Ghi đầy đủ họ tên, số hộ chiếu, số hiệu chuyến bay, ngày xuất cảnh của người mua hàng vào hoá đơn bán hàng.

4.3. Thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng:

a) Kiểm tra, đối chiếu hàng hoá đã bán với hoá đơn bán hàng.

b) Niêm phong hàng hoá đã bán để cửa hàng chuyển tới cửa khẩu xuất.

4.4. Thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất:

a) Kiểm tra niêm phong của Hải quan quản lý cửa hàng.

b) Giám sát để đảm bảo hàng được thực xuất.

c) Xác nhận thực xuất vào từng hoá đơn bán hàng.

5. Trường hợp người xuất cảnh mua hàng tại cửa hàng miễn thuế ở cửa khẩu xuất:

5.1. Nhân viên bán hàng phải kiểm tra các chứng từ sau:

a) Hộ chiếu hoặc giấy thông hành xuất nhập cảnh theo quy định.

b) Chứng từ chứng minh nguồn gốc ngoại tệ hợp pháp (trường hợp mua hàng với trị giá trên mức ngoại tệ quy định phải khai báo hải quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

5.2. Nhân viên bán hàng phải thực hiện:

a) Ghi đầy đủ họ tên, số hộ chiếu (số giấy thông hành), ngày xuất cảnh của người mua hàng vào hoá đơn bán hàng.

b) Lưu hoá đơn bán hàng.

5.3. Trường hợp khách du lịch xuất cảnh bằng đường biển không có thị thực nhập cảnh, không có tờ khai nhập xuất cảnh Việt Nam thì thực hiện như quy định tại điểm 5.2 trên đây.

6. Hàng miễn thuế bán trên các chuyến bay quốc tế:

6.1. Khi xuất hàng từ kho đưa lên máy bay, doanh nghiệp phải lập

"Phiếu xuất kho" ghi rõ mặt hàng, số lượng, trị giá lô hàng đó.

6.2. Đối với chuyến bay xuất cảnh: Doanh nghiệp được phép lập hoá đơn tổng (03 liên) cho tất cả số hàng đã bán trên máy bay của một chuyến bay, liên 1 (lưu doanh nghiệp), liên 2 (để thanh khoản miễn thuế với cơ quan thuế), liên 3 (nộp cho Hải quan).

6.3. Đối với chuyến bay nhập cảnh: Nếu người mua hàng trên chuyến bay nhập cảnh thì yêu cầu người mua khai báo vào Tờ khai nhập xuất cảnh Việt Nam và người bán hàng xác nhận trên tờ khai như nội dung xác nhận của nhân viên bán hàng tại cửa hàng miễn thuế nhập cảnh (quy định tại điểm 3.1.c nêu trên) và xuất hoá đơn bán hàng theo quy định.

6.4. Trong thời gian 24 giờ, sau khi kết thúc chuyến bay doanh nghiệp phải nộp cho Hải quan quản lý cửa hàng bản kê chi tiết bán hàng cho hành khách của chuyến bay xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nội dung bản kê chi tiết gồm các tiêu chí: Họ tên người mua hàng, số hộ chiếu, số hiệu chuyến bay, ngày xuất cảnh/nhập cảnh có xác nhận của người bán hàng; hoá đơn tổng, phiếu xuất kho để làm cơ sở thanh khoản hồ sơ.

7. Hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu của thuỷ thủ trong thời gian tàu đang neo đậu tại cảngViệt Nam để sử dụng trên tàu và ngoài lãnh hải Việt Nam:

7.1. Trường hợp mua hàng miễn thuế để phục vụ nhu cầu cá nhân trong thời gian tàu đang neo đậu chờ xuất cảnh:

Thuỷ thủ trên tàu được phép mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế 01(một) lần theo định lượng cụ thể sau:

a) Định lượng:

- Rượu từ 22 độ trở lên: 1,5 lít.

- Rượu dưới 22 độ: 2,0 lít.

- Đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít

- Thuốc lá điếu: 400 điếu.

- Xì gà: 100 điếu.

b) Quy định về bán hàng:

- Thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thay mặt thuỷ thủ lập đơn hàng mua 01 (một) lần chung cho các thuỷ thủ có nhu cầu sử dụng loại hàng này theo định lượng nêu trên.

- Nhân viên bán hàng thực hiện:

+ Kiểm tra đơn hàng của thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu, danh sách thuỷ thủ.

+ Ghi đầy đủ họ tên, số hộ chiếu của thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu, số hiệu phương tiện vận tải, ngày tàu nhập cảnh vào hoá đơn bán hàng và ký tên vào hoá đơn bán hàng.

+ Lưu hoá đơn bán hàng, đơn hàng và danh sách thuỷ thủ làm cơ sở thanh khoản hồ sơ.

7.2. Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu của thuỷ thủ cho hành trình tiếp theo ngoài lãnh hải Việt Nam chỉ được mua tại cửa hàng miễn thuế nơi tàu xuất cảnh.

- Quy định về bán hàng:

Thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu lập đơn hàng theo nhu cầu.

- Nhân viên bán hàng thực hiện:

+ Kiểm tra đơn hàng của thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu, danh sách thuỷ thủ làm cơ sở thanh khoản hồ sơ.

+ Ghi đầy đủ họ tên, số hộ chiếu của thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu, số hiệu phương tiện vận tải, ngày tàu nhập cảnh vào hoá đơn bán hàng và ký tên vào hoá đơn bán hàng.

+ Lưu hoá đơn bán hàng, đơn hàng và danh sách thuỷ thủ .

Hàng hoá mua tại cửa hàng miễn thuế theo đơn hàng phục vụ nhu cầu của thuỷ thủ cho hành trình tiếp theo (sử dụng ngoài lãnh hải Việt Nam) phải được đưa vào kho của tàu để Hải quan niêm phong và giám sát cho đến khi tàu xuất cảnh.

III. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HÀNG SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM VÀ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐANG LƯU THÔNG HỢP PHÁP TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ĐƯA VÀO BÁN TẠI CỬA HÀNG MIỄN THUẾ

1. Hàng sản xuất tại Việt Nam bao gồm hàng hoá được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước và hàng hoá được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

2. Hàng sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu. Nếu là mặt hàng xuất khẩu có điều kiện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

3. Hàng hoá đã nhập khẩu, đang lưu thông hợp pháp trên thị trường Việt Nam (dưới đây được gọi là hàng đã nhập khẩu), nếu đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế được coi như hàng xuất khẩu và phải tuân thủ chính sách mặt hàng theo quy định của pháp luật.

4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá đã nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế:

4.1..Doanh nghiệp bán hàng đăng ký tờ khai xuất khẩu (HQ/2002-XK), doanh nghiệp mua hàng (doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế) đăng ký tờ khai nhập khẩu (HQ/2002-NK) cùng bộ hồ sơ hải quan liên quan như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.

Đối với hàng hoá đã nhập khẩu thì nộp thêm các chứng từ nhập khẩu ban đầu: tờ khai nhập khẩu, biên lai thuế các loại (bản sao có xác nhận đóng dấu, ký tên của giám đốc doanh nghiệp).

Doanh nghiệp bán hàng, doanh nghiệp mua hàng thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế.

4.2. Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng theo quy định hiện hành, riêng:

- Đối với Tờ khai HQ/2002-XK: xác nhận đã làm thủ tục hải quan và đóng dấu vào ô 26, chưa xác nhận thực xuất và chưa đóng dấu vào ô 27.

- Mở sổ theo dõi riêng đối với loại hàng này.

4.3. Hàng ngày, trên cơ sở hoá đơn thanh toán với khách hàng, doanh nghiệp mua hàng có trách nhiệm tổng hợp số hàng đã bán trong ngày và lập báo cáo bán hàng trong ngày nộp cho Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế.

4.4. Trên cơ sở sổ theo dõi và báo cáo bán hàng trong ngày, khi số hàng nhập khẩu trên tờ khai HQ/2002-NK được bán hết, doanh nghiệp mua hàng có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp bán hàng cùng liên hệ với Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng để được kiểm tra đối chiếu và xác nhận, đóng dấu thực xuất vào ô số 27 trên tờ khai HQ/2002-XK (bao gồm tờ khai lưu tại Hải quan và tờ khai của doanh nghiệp bán hàng) để làm cơ sở thanh khoản hồ sơ.

5. Những nội dung quy định trong phần này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có nhu cầu hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

IV. QUY ĐỊNH VỀ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU BÁN TẠI CỬA HÀNG MIỄN THUẾ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

1. Hàng tái xuất:

1.1. Khi làm thủ tục tái xuất, doanh nghiệp phải nộp các chứng từ sau:

- Văn bản đề nghị xin tái xuất.

- Giấy phép của Bộ Thương mại (nếu khi nhập khẩu có giấy phép của Bộ Thương mại).

1.2 Thủ tục hải quan tái xuất:

- Thủ tục hải quan tái xuất thực hiện như quy định đối với lô hàng tái xuất.

- Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng làm thủ tục tái xuất.

2. Hàng chuyển vào bán tại thị trường nội địa:

2.1. Khi muốn chuyển hàng nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế vào tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp phải nộp cho Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng:

- Văn bản đề nghị.

- Giấy phép của Bộ Thương mại (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện).

2.2. Thủ tục hải quan để chuyển hàng vào tiêu thụ nội địa được thực hiện như quy định đối với hàng kinh doanh nhập khẩu.

V. QUY ĐỊNH VỀ THANH KHOẢN

1. Hồ sơ thanh khoản gồm:

1.1. Chứng từ bán hàng cho từng đối tượng theo quy định tại Phần II nêu trên.

1. 2. Báo cáo bán hàng trong tháng của cửa hàng.

1.3. Các chứng từ khác (nếu có).

Việc thanh khoản được tiến hành định kỳ theo từng tháng. Định kỳ hàng năm Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng thực hiện việc kiểm tra hàng tồn kho.

Cửa hàng chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, chứng từ bán hàng (theo từng loại đối tượng mua hàng quy định tại Phần II nêu trên) để xuất trình khi Hải quan kiểm tra, thanh khoản

2. Thủ tục thanh khoản:

- Mỗi tháng, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng thực hiện thanh khoản hàng hoá đã bán trong tháng một lần vào tuần đầu tiên của tháng tiếp theo. Khi Hải quan kiểm tra, thanh khoản cửa hàng phải xuất trình hồ sơ nói tại điểm 1, Phần V trên đây và các sổ sách, chứng từ liên quan khác (khi Hải quan yêu cầu).

- Trong quá trình thanh khoản, nếu xét thấy cần thiết thì Hải quan thực hiện kiểm tra hàng tồn.

- Sau khi thanh khoản, cửa hàng phải lưu giữ hồ sơ bán hàng trong thời gian quy định của pháp luật.

3. Thanh khoản đối với trường hợp hàng đổ vỡ, tiêu huỷ:

3.1. Đối với hàng đổ vỡ trong quá trình vận chuyển thì doanh nghiệp phải nộp văn bản giải trình, chứng thư giám định của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của chính quyền địa phương.

Trường hợp hàng đổ vỡ nhỏ lẻ, số lượng ít (một vài thứ ), trị giá nhỏ thì doanh nghiệp nộp văn bản giải trình cho Hải quan quản lý cửa hàng để xác nhận thanh khoản mà không phải nộp chứng thư giám định hoặc xác nhận của chính quyền địa phương.

3.2. Đối với hàng hoá quá hạn sử dụng, hàng bị hư hỏng, mất phẩm chất chất thì doanh nghiệp phải nộp văn bản giải trình và chứng thư giám định.

3.3. Thủ tục tiêu huỷ: Thực hiện theo quy định của pháp luật.


PHỤ LỤC 1

QUY ĐỊNH VỊ TRÍ DÁN TEM HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐỂ KINH DOANH TẠI CỬA HÀNG MIỄN THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 77/2004/QĐ-BTC ngày 28/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

1. Thuốc lá dán ở đầu tút thuốc.

2. Rượu chai (bao gồm cả hũ, bình) dán vắt qua nút chai.

3. Quạt điện các loại: dán ở phía trên của bầu quạt. Đối với những loại quạt sản xuất theo dạng hộp (như quạt thông gió) dán ở mặt trước, góc trái phía trên.

4. Tủ lạnh dán ở mặt trên bên phải.

5. Nồi cơm điện: dán ở phần thân nồi phía trên bộ phận ổ điện.

6. Phích nóng lạnh dùng điện: dán tại phần thân phích phía trên bộ phận ổ điện.

Phích nóng lạnh không dùng điện: dán vắt dọc phần nối đáy và thân phích, nếu không có phần nối đáy thì dán dọc theo thân phích nối với cổ phích phía trên.

7. Bếp ga các loại dán ở mặt trên bên phải.

8. Đầu video dán ở nắp trên góc sau bên phải.

9. Máy thu hình (TV) dán ở phía trên phần sau máy.

10. Máy điều hoà không khí dán ở mặt trên bên phải. Đối với máy điều hoà không khí loại 2 cục thì dán vào mặt trên bên phải cục lạnh.

11. Các loại mỹ phẩm, bánh kẹo, đồ da và các loại hàng hóa khác doanh nghiệp được phép tự chọn vị trí dán tem trên bao bì của sản phẩm để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng và mỹ quan của sản phẩm.

THE MINISTRY OF FINANCE
--------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 77/2004/QD-BTC

Hanoi, September 28, 2004

 

DECISION

PRESCRIBING THE CUSTOMS MANAGEMENT OVER GOODS ON SALE AT DUTY-FREE SHOPS

THE MINISTER OF FINANCE

Pursuant to Customs Law No. 29/2001/QH10, which was passed on June 29, 2001 by the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 9th session;
Pursuant to the Government's Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31, 2001 detailing the implementation of a number of the Customs Law's articles on customs procedures, customs inspection and supervision regime;
Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance Ministry;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 205/1998/QD-TTg of August 19, 1998 promulgating the Regulation on duty-free shops;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 206/2003/QD-TTg of October 7, 2003 amending and supplementing a number of articles of the Regulation on duty-free shops, promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 205/1998/QD-TTg of August 19, 1998;
At the proposal of the General Director of Customs and after reaching an agreement with the Trade Ministry,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on customs management over goods on sale at duty-free shops.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. To annul the Finance Minister's Decision No. 54/2003/QD-BTC of April 16, 2003.

Article 3.- The General Director of Customs, the heads of the units under the Finance Ministry and the concerned organizations and individuals shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER

 

 

 


Truong Chi Trung

 

REGULATION

ON CUSTOMS MANAGEMENT OVER GOODS ON SALE AT DUTY-FREE SHOPS

(Promulgated together with the Finance Minister's Decision No. 77/2004/QD-BTC of September 28, 2004)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Goods imported for sale at duty-free shops (hereinafter referred to as shops for short) shall be allowed to go through the customs procedures at the customs sub-departments managing the shops.

The customs procedures for goods imported for sale at the shops shall be the same as those for goods imported for business purpose. Tax shall be calculated only on import goods sold to people on entry with prices exceeding the duty-free luggage limits prescribed by law (tax shall be calculated and collected on excess quantity).

2. Import goods put on sale at the duty-free shops shall be stuck with stamps "Vietnam duty not paid," issued by the Finance Ministry under the supervision by customs offices, before being consigned into warehouses.

The position for sticking stamps on import goods sold at the duty-free shops shall comply with the provisions in Appendix 1 to this Decision.

3. Cosmetics of all kinds (on the list of goods subject to the quality management by the Health Ministry) permitted to be imported in service of business at the duty-free shops shall not have to be registered for circulation. Enterprises trading in duty-free goods shall be held responsible before law for the quality of cosmetics.

In cases where enterprises apply for permits to take cosmetics out of areas under the management by duty-free shops for sale in the domestic market, they must register such cosmetics for circulation according to the Health Ministry's regulations.

4. Customs offices shall not seal up storehouses and shops, not directly supervise nor directly carry out sale procedures. Once a month, customs offices shall check the shops' sale vouchers so as to liquidate the import declarations. In the process of liquidation, if deeming it necessary, the customs offices shall check the quantities of unsold goods.

5. Responsibilities of the shops:

5.1. To sell goods strictly according to procedures, to the right subjects and in the prescribed quantities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.3. Once a month, the shops must send sale reports (made according to a set form) to the managing customs sub-departments for customs inspection and liquidation.

5.4. The shops must have computer systems linked to the managing customs sub-departments so that they can directly transmit to the customs offices:

- Sale data (names of purchasers, their passport or laissez-passer numbers, goods appellations, quantities, values).

- Data on unsold goods (goods appellations, codes, quantities and values).

6. Customs offices managing the shops shall have to open books to monitor goods imported for sale at the shops and data on sold and unsold goods, which are supplied by the shops under the provisions of Point 5.4 above.

II. PROVISIONS ON GOODS SALE

1. In cases where goods purchasers are Vietnam-based diplomatic missions, consular offices and representative offices of international organizations, which enjoy the tax-free quantity limits specified in the Government's Decree No. 73/CP of July 30, 1994:

1.1. Salespeople must check the following documents:

a/ Diplomatic passports, identity cards or diplomatic notes (if buyers are organizations).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Purchase authorization papers (for cases of goods purchase under authorization).

d/ The permits of the provincial/municipal customs departments (for goods being cars or motorcycles).

1.2. Salespeople must collect and archive the following documents:

a/ Cutting off the coupons corresponding to the sold goods and sticking them on the sale invoices.

b/ Sale invoices.

c/ Vouchers c and d prescribed at Point 1.1 above.

2. In cases where goods purchasers are foreign specialists engaged in implementation of ODA programs or projects in Vietnam, the duty-free quantity limits prescribed in the Prime Minister's Decision No. 211/1998/QD-TTg of October 31, 1998 shall apply; for overseas Vietnamese who return home to work at invitation of Vietnamese State agencies, the duty-free quantity limits prescribed in the Prime Minister's Decision No. 210/1999/QD-TTg of October 27, 1999 shall apply.

2.1. Pre-sale procedures: The shops must produce the documents prescribed at Point 2.2.c below to the customs sub-departments managing them for certification and reconciliation of goods purchased at the shops.

2.2. Salespersons must check the following documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Declarations for entry into or exit from Vietnam.

c/ Written certifications by the Planning and Investment Ministry (for ODA specialists) or of the ministries or branches inviting overseas Vietnamese to return home to work (for overseas Vietnamese).

2.3. Salespersons must collect and keep the following documents:

a/ Sale invoices.

b/ They must fully inscribe the full names, passport serial numbers and entry dates of goods purchasers on sale invoices.

c/ For the documents prescribed at Point 2.2.c above:

- They shall collect copies of written certifications by competent State agencies with reconciliation certification by the customs offices, if the purchasers have not yet purchased up goods within their duty-free quantity limits.

- They shall collect originals of written certifications by competent State agencies, if the purchasers have purchased up goods within their duty-free quantity limits.

3. In cases where persons on entry purchase goods at duty-free shops at import border-gates and inland duty-free shops:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Passports.

b/ Declarations for entry into or exit from Vietnam.

c/ After selling goods, salespersons must inscribe the total value of sold goods, sign and clearly inscribe their full names in entry/exit declarations.

d/ They must fully inscribe the full names, passport serial numbers and entry dates of goods purchasers on sale invoices.

3.2. Salespersons must collect and keep the following documents:

a/ Sale invoices.

b/ Copies of entry/exit declarations (after they are inscribed according to the provisions of Point 3.1.c above).

4. In cases where persons on exit purchase goods at inland duty-free shops:

4.1. Salespersons must check the following documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Booked air tickets for exit.

4.2. Salespersons must collect and keep the following documents:

a/ Sale invoices (with the export border-gate customs' certification of actual exportation).

b/ They shall fully inscribe the full names, passport serial numbers, flight numbers and exit dates of the goods purchasers in sale invoices.

4.3. Customs procedures at the customs sub-departments managing the shops:

a/ Checking and comparing the sold goods with the sale invoices.

b/ Sealing up the sold goods so that the shops can transport them to the export border-gates.

4.4. Customs procedures at the export border-gates:

a/ Checking the seals stuck by the customs offices managing the shops.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Certifying the actual exportation in each sale invoice.

5. If persons on exit purchase goods at duty-free shops at export border-gates:

5.1. Salespersons must check the following documents:

a/ Passports or entry/exit laissez-passers as prescribed.

b/ Documents proving lawful origins of foreign currencies (for cases where persons on exit purchase goods with value exceeding the foreign-currency limit, which, as prescribed, must be declared to the customs office according to regulations of the State Bank of Vietnam).

5.2. Salespersons must:

a/ Fully inscribe full names, serial numbers of passports (laissez-passers) and exit dates of goods purchasers in sale invoices.

b/ Archive sale invoices.

5.3. Tourists on exit by sea without entry visas and declarations for entry into or exit from Vietnam must comply with the provisions of Point 5.2 above.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.1. When taking goods from warehouses on board aircraft, enterprises must make "ex-warehousing bills," clearly stating goods items, quantities and value of such goods lot.

6.2. For exit flights: An enterprise may make a general invoice (3 copies) for all goods sold aboard aircraft of a flight, with the first copy to be kept by it, the second for tax exemption liquidation with the tax office and the third copy to be submitted to the customs.

6.3. For entry flights: Goods purchasers on board an entry flight are required to fill Vietnam entry/exit declaration forms and goods sellers shall give certifications in such declarations like certification contents given by salespersons at entry duty-free shops (prescribed at Point 3.1.c above) and issue sale invoices according to regulations.

6.4. Within 24 hours after the end of an exit or entry flight, enterprises must submit to the customs office managing the shop the detailed list of goods sold to passengers of such flight, which contains the following norms: Full names of goods purchasers, their passports' serial numbers, flight number, exit/entry date certified by the goods seller; general invoice and ex-warehousing bills to serve as basis for liquidation of dossiers.

7. For duty-free goods in service of needs of sailors during the time their ships are anchored or moored at Vietnamese ports for use onboard and outside Vietnam's territorial seas:

7.1. In case of purchase of duty-free goods in service of personal needs during the time their ships are anchored or moored before exit:

Sailors on board are allowed to purchase duty-free goods at duty-free shops only once in the following specific quantities:

a/ Quantities:

- Liquor of an alcoholic strength of 22o vol or higher: 1.5 liters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Alcoholic drinks, beer: 3 liters.

- Cigarette: 400 cigarettes.

- Cigar: 100 cigars.

b/ Regulations on goods sale:

- Shipmasters or the ships' representatives shall make common orders of goods to be purchased at a time for all sailors who have needs to use such goods in the above-said quantities.

- Salespersons shall:

+ Check the goods orders of the shipmasters or the ships' representatives and the lists of sailors.

+ Fully inscribe full names and serial numbers of passports of shipmasters or ships' representatives, identification numbers of transport means and entry dates of ships in sale invoices, then sign such sale invoices.

+ Archive sale invoices, goods orders and lists of sailors for use as basis for liquidation of dossiers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Regulations on goods sale:

Shipmasters or ships' representatives shall make goods orders according to sailors' needs.

- Salespersons shall:

+ Check goods orders of shipmasters or ships' representatives and list of sailors, which shall serve as basis for liquidation of dossiers.

+ Fully inscribe full names and serial numbers of passports of shipmasters or ships' representatives, identification numbers of transport means and entry dates of ships in sale invoices, then sign such sale invoices.

+ Archive sale invoices, goods orders and lists of sailors.

Goods purchased at duty-free shops on goods orders to serve needs of sailors for their next voyage (for use outside Vietnam's territorial seas) must be put into the ships' holds so that the customs offices can seal up and supervise them until the ships depart.

III. PROVISIONS ON GOODS MADE IN VIETNAM AND IMPORTED GOODS BEING LAWFULLY CIRCULATED IN THE VIETNAMESE MARKET, WHICH ARE PUT ON SALE AT DUTY-FREE SHOPS

1. Goods made in Vietnam include goods produced from raw materials and materials available at home and those produced from imported raw materials and materials.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Goods already imported and currently in lawful circulation in the Vietnamese market (hereinafter called imported goods), when being put on sale at duty-free shops, shall be considered export goods and must comply with the goods item policies according to law provisions.

4. The customs procedures for goods made in Vietnam from imported raw materials and materials; and imported goods on sale at duty-free shops:

4.1. Goods-selling enterprises shall register export declarations (form HQ/2002-XK), goods-purchasing enterprises (enterprises dealing in duty-free goods) shall register import declarations (form HQ/2002-NK) together with relevant customs dossier sets as for export or import goods under purchase/sale contracts.

For imported goods, the initial import vouchers, including: import declarations, tax receipts of all kinds (copies with certifications sealed and signed by enterprises' directors) must be additionally submitted.

Goods-selling enterprises and goods-purchasing enterprises shall carry out the customs procedures at the customs sub-departments managing the duty-free shops.

4.2. The customs sub-departments managing the duty-free shops shall have to carry out the procedures for exporting or importing goods lots according to current regulations, particularly for:

- Declaration forms HQ/2002-XK: they shall certify that the customs procedures have been completed and affix seals in box 26, but shall not certify the actual export and affix seals in box 27.

- They shall open books for separately monitoring such goods.

4.3. Daily, basing themselves on invoices of payment with customers, the goods-purchasing enterprises shall have to sum up quantities of goods sold in the day and make reports on goods sale in the day, then submit them to the customs offices managing duty-free shops.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The provisions of this Section shall apply only to enterprises wishing to enjoy tax reimbursement according to the provisions of the tax legislation.

IV. PROVISIONS ON IMPORTED GOODS ON SALE AT DUTY-FREE SHOPS WHICH CHANGE THEIR USE PURPOSES

1. For re-export goods:

1.1. When carrying out the re-export procedures, enterprises must submit the following documents:

- The written requests for re-export.

- The Trade Ministry's permits (if the import was permitted by the Trade Ministry).

1.2. Re-export customs procedures:

- The re-export customs procedures shall be the same as those prescribed for re-export goods lots.

- The customs sub-departments managing the shops shall carry out the re-export procedures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. When wishing to transfer imported goods on sale at duty-free shops into inland for consumption, enterprises must submit to the customs sub-departments managing the shops:

- Written requests.

- The Trade Ministry's permits (for goods subject to conditional import).

2.2. The customs procedures for transferring goods into inland for consumption shall be the same as those prescribed for goods imported for business purpose.

V. PROVISIONS ON LIQUIDATION

1. A liquidation dossier comprises:

1.1. Vouchers on goods sold to each subject according to provisions of Section II above.

1.2. The shop's monthly goods sale report.

1.3. Other documents (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The shops shall have to archive sale dossiers and vouchers (according to each type of goods-purchasing subject prescribed in Section II above) and produce them to the customs offices when they conduct inspection and liquidation.

2. Liquidation procedures:

- Monthly, the customs sub-departments managing the shops shall liquidate quantities of goods sold in the month once in the first week of the subsequent month. When the customs offices conduct the inspection and liquidation, the shops must produce the dossiers mentioned at Point 1, Part V above and other relevant books and documents (if the customs offices so request).

- In the course of liquidation, if deeming it necessary, the customs offices shall check unsold goods.

- After the liquidation, the shops must keep the sale dossiers for a duration prescribed by law.

3. Liquidation in cases of broken or destroyed goods:

3.1. For goods broken in the course of transport, the enterprises must submit the written explanations thereon and expertising certificates of competent agencies or certifications of local administrations.

For cases where goods are broken in small quantities (a few units) or of small values, the enterprises shall submit written explanations thereon to the customs offices managing the shops for liquidation certification without having to submit expertising certificates or certifications of local administrations.

3.2. For goods with expired use durations, damaged goods or goods deteriorated in quality, the enterprises must submit written explanations and expertising certificates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No.77/2004/QD-BTC of September 28, 2004 prescribing the customs management over goods on sale at duty-free shops

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


927

DMCA.com Protection Status
IP: 3.19.31.73
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!