Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 34/2024/TT-BGTVT về hoạt động trạm thu phí đường bộ

Số hiệu: 34/2024/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Duy Lâm
Ngày ban hành: 14/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Quy định mới về thu tiền sử dụng đường bộ từ 01/01/2025

Ngày 14/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ, trong đó có nội dung thu tiền sử dụng đường bộ.

Quy định mới về thu tiền sử dụng đường bộ từ 01/01/2025

Theo đó, thu tiền sử dụng đường bộ được thực hiện theo hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng.

- Hình thức điện tử không dừng là hình thức thu tiền sử dụng đường bộ tự động, phương tiện tham gia giao thông đường bộ không phải dừng lại để trả tiền sử dụng đường bộ khi qua trạm thu phí.

- Hình thức một dừng là hình thức thu tiền sử dụng đường bộ mà khi qua trạm thu phí, phương tiện giao thông đường bộ thực hiện một lần dừng khi qua cửa kiểm soát làn thu phí để trả tiền sử dụng đường bộ.

Việc quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ như sau:

- Cục Đường bộ Việt Nam quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ của các trạm thu phí trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ; khai thác dữ liệu về giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ thông qua tài khoản đăng nhập và mật khẩu được cung cấp để truy cập vào cổng thông tin dành cho cơ quan quản lý nhà nước trên hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ của các trạm thu phí do địa phương quản lý trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ; khai thác giao dịch về thanh toán tiền sử dụng đường bộ của các trạm thu phí do địa phương quản lý thông qua tài khoản đăng nhập và mật khẩu được cung cấp để truy cập vào cổng thông tin dành cho cơ quan quản lý nhà nước trên hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

- Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ trên hệ thống Back-End theo quy định của hợp đồng dịch vụ thu và quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.

- Đơn vị quản lý thu và đơn vị vận hành thu quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức một dừng tại trạm thu phí thuộc phạm vi quản lý. Đồng thời phải kết nối đồng bộ dữ liệu về lịch sử giao dịch thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức một dừng tại trạm thu phí lên hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

- Đơn vị quản lý thu và đơn vị vận hành thu được khai thác dữ liệu về giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ của các trạm thu phí thuộc phạm vi quản lý thông qua tài khoản đăng nhập được cung cấp để truy cập vào cổng thông tin của hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

- Chủ phương tiện được khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ thông qua tài khoản giao thông và ứng dụng thanh toán điện tử giao thông đường bộ cho chủ phương tiện trên hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

- Việc quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về an ninh mạng, pháp luật về an toàn thông tin mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 34/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/01/2025, thay thế Thông tư 45/2021/TT-BGTVT .

 

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2024/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TRẠM THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trạm thu phí đường bộ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Hoạt động trạm thu phí đường bộ bao gồm: quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp trạm thu phí đường bộ; quản lý hoạt động trạm thu phí đường bộ; trách nhiệm trong quản lý hoạt động thu phí đường bộ.

2. Trạm thu phí đường bộ (sau đây gọi tắt là trạm thu phí) bao gồm hạ tầng trạm thu phí và hệ thống thu phí.

3. Hạ tầng trạm thu phí bao gồm: nhà điều hành; giá long môn và cổng trạm thu phí (nếu có); mặt đường và hệ thống điện chiếu sáng trong phạm vi trạm thu phí; đảo phân làn (nếu có); cabin thu phí (nếu có); các trang bị an toàn và hệ thống an toàn giao thông tại trạm thu phí.

4. Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ (sau đây được gọi là hệ thống Back-End) là hệ thống theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.

5. Hệ thống thiết bị lắp đặt tại trạm thu phí, trực tiếp tương tác với phương tiện giao thông đi qua trạm (sau đây được gọi là hệ thống Front-End) bao gồm các thiết bị điện tử như đầu đọc thẻ, ăng ten, ca-me-ra nhận dạng biển số, thiết bị nhận diện xe vào trạm, ba-ri-e tốc độ cao và các hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị tự động hóa khác. Hệ thống Front-End kết nối với hệ thống Back-End để gửi thông tin giao dịch và thu nhận thông tin của phương tiện, thẻ đầu cuối.

6. Hệ thống thu phí bao gồm hệ thống Back-End, hệ thống Front-End và hệ thống đường truyền dữ liệu.

7. Đơn vị quản lý thu đối với thu phí sử dụng đường cao tốc là cơ quan quản lý thu, tổ chức nhận nhượng quyền thu phí sử dụng đường cao tốc theo quy định của pháp luật về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác (sau đây gọi tắt là quy định của pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc).

Chương II

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, BẢO TRÌ, NÂNG CẤP TRẠM THU PHÍ

Điều 4. Quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng trạm thu phí và hệ thống Front-End

1. Đơn vị vận hành thu thực hiện công tác quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng trạm thu phí và hệ thống Front-End theo nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng dịch vụ thu với đơn vị quản lý thu.

2. Đối với trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo pháp luật về giá (sau đây gọi tắt là tiền dịch vụ sử dụng đường bộ), chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp được lấy từ nguồn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và được xác định trong phương án tài chính của dự án đầu tư có thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đồng thời là đơn vị vận hành thu theo hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền thì chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp được tính trong hợp đồng ký với cơ quan có thẩm quyền.

3. Đối với trạm thu phí để thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác (sau đây gọi tắt là phí sử dụng đường cao tốc), chi phí quản lý, vận hành được lấy từ nguồn thu phí sử dụng đường cao tốc theo quy định của pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc; chi phí bảo trì, nâng cấp được lấy từ nguồn tài chính quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Đường bộ.

Điều 5. Quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống Back-End và hệ thống đường truyền dữ liệu

1. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện công tác quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống Back-End và hệ thống đường truyền dữ liệu theo quy định pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ và quy định trong hợp đồng ký kết với cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền tự cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

2. Chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp được lấy từ nguồn chi phí dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng và các nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định pháp luật.

Điều 6. Thời gian làm việc, trang phục, phù hiệu

1. Trạm thu phí hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ trừ những trường hợp tạm dừng thu, dừng thu theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Thông tư này.

2. Người lao động làm việc tại trạm thu phí phải mặc đồng phục trong khi thực hiện nhiệm vụ. Mẫu đồng phục của người lao động tại trạm thu phí do đơn vị vận hành thu quyết định nhưng phải đảm bảo có phù hiệu, biểu trưng của đơn vị vận hành thu, biển tên, chức danh được bố trí ở vị trí dễ nhận biết.

Điều 7. Hình thức thu tiền sử dụng đường bộ

Thu tiền sử dụng đường bộ được thực hiện theo hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng.

1. Hình thức điện tử không dừng là hình thức thu tiền sử dụng đường bộ tự động, phương tiện tham gia giao thông đường bộ không phải dừng lại để trả tiền sử dụng đường bộ khi qua trạm thu phí.

2. Hình thức một dừng là hình thức thu tiền sử dụng đường bộ mà khi qua trạm thu phí, phương tiện giao thông đường bộ thực hiện một lần dừng khi qua cửa kiểm soát làn thu phí để trả tiền sử dụng đường bộ.

Điều 8. Dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ

1. Dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ bao gồm dữ liệu thông tin tài khoản giao thông và dữ liệu về giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

2. Dữ liệu thông tin tài khoản giao thông bao gồm các thông tin tài khoản giao thông theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.

3. Dữ liệu về giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ bao gồm:

a) Các tập tin dữ liệu thông tin thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ;

b) Các tập tin dữ liệu về lưu lượng, doanh thu thu phí, vé lượt, vé tháng, vé quý;

c) Các tập tin video giám sát làn, giám sát toàn cảnh.

4. Dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về an toàn thông tin mạng.

5. Chế độ lưu dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ:

a) Lưu trữ tối thiểu 1 năm: các tập tin video giám sát toàn cảnh;

b) Lưu trữ tối thiểu 5 năm: các tập tin video giám sát làn; các tập tin hình ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm thu phí;

c) Lưu trữ từ thời điểm đưa trạm thu phí vào hoạt động đến thời điểm sau 10 năm kể từ khi thanh lý hợp đồng dự án PPP hoặc kể từ thời điểm dừng hoạt động trạm thu phí: các tập tin dữ liệu thông tin thanh toán tiền sử dụng đường bộ (trừ ảnh chụp phương tiện, ảnh chụp biển số); các tập tin dữ liệu về lưu lượng, doanh thu thu phí, vé lượt, vé tháng, vé quý;

d) Các tập tin dữ liệu thông tin tài khoản giao thông được lưu trữ từ thời điểm mở tài khoản giao thông đến thời điểm sau 10 năm kể từ khi tài khoản giao thông được đóng.

Điều 9. Kết nối dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ

1. Dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ được kết nối theo quy định của các tiêu chuẩn hiện hành về thu phí, theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ phải đảm bảo kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu trên nguyên tắc sẵn sàng, khả thi, thuận tiện, tránh trùng lặp, lãng phí theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Chi phí kết nối dữ liệu thu phí giữa các Back-End do các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thoả thuận.

3. Dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ phải được kết nối về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.

4. Kết nối dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ phải đảm bảo tốc độ truyền dẫn, tính dự phòng; đáp ứng yêu cầu an ninh và bảo mật thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về an ninh mạng, pháp luật về an toàn thông tin mạng.

Điều 10. Quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ

1. Cục Đường bộ Việt Nam quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ của các trạm thu phí trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ; khai thác dữ liệu về giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ thông qua tài khoản đăng nhập và mật khẩu được cung cấp để truy cập vào cổng thông tin dành cho cơ quan quản lý nhà nước trên hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ của các trạm thu phí do địa phương quản lý trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ; khai thác giao dịch về thanh toán tiền sử dụng đường bộ của các trạm thu phí do địa phương quản lý thông qua tài khoản đăng nhập và mật khẩu được cung cấp để truy cập vào cổng thông tin dành cho cơ quan quản lý nhà nước trên hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

3. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ trên hệ thống Back-End theo quy định của hợp đồng dịch vụ thu và quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.

4. Đơn vị quản lý thu và đơn vị vận hành thu quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức một dừng tại trạm thu phí thuộc phạm vi quản lý. Đồng thời phải kết nối đồng bộ dữ liệu về lịch sử giao dịch thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức một dừng tại trạm thu phí lên hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

5. Đơn vị quản lý thu và đơn vị vận hành thu được khai thác dữ liệu về giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ của các trạm thu phí thuộc phạm vi quản lý thông qua tài khoản đăng nhập được cung cấp để truy cập vào cổng thông tin của hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

6. Chủ phương tiện được khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ thông qua tài khoản giao thông và ứng dụng thanh toán điện tử giao thông đường bộ cho chủ phương tiện trên hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

7. Việc quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về an ninh mạng, pháp luật về an toàn thông tin mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 11. Quản lý, giám sát hoạt động trạm thu phí

1. Đơn vị quản lý thu, đơn vị vận hành thu và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của trạm thu phí để bảo đảm hoạt động thu đúng quy định. Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng về hoạt động của trạm thu phí trong quá trình khai thác.

2. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hoạt động của trạm thu phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư, các quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định của hợp đồng.

Chương III

QUẢN LÝ TIỀN SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 12. Mở và sử dụng tài khoản để tiếp nhận tiền từ việc thực hiện thanh toán điện tử giao thông đường bộ

1. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ mở tài khoản trên hệ thống ngân hàng thương mại để tiếp nhận tiền từ việc thực hiện thu tiền

sử dụng đường bộ (sau đây gọi tắt là tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ) của chủ phương tiện.

2. Toàn bộ số tiền trong tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ phải được quản lý độc lập và tách biệt với các khoản tiền khác của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và chỉ được sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:

a) Hoàn trả doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ cho đơn vị quản lý thu theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ;

b) Chi trả dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đường bộ cho nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và dịch vụ vận hành trạm thu phí của đơn vị vận hành thu đối với trường hợp nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đồng thời là đơn vị vận hành thu;

c) Thanh toán các khoản phải hoàn trả cho chủ phương tiện.

Điều 13. Đối soát số thu và chuyển tiền vào tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ

1. Đối soát số thu phí sử dụng đường cao tốc giữa đơn vị quản lý thu, đơn vị vận hành thu và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ:

a) Đơn vị vận hành thu thực hiện đối soát số thu phí sử dụng đường cao tốc với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Đơn vị quản lý thu thực hiện kiểm tra hoạt động, số thu phí sử dụng đường cao tốc của đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ để đảm bảo thu đúng, thu đủ.

2. Đối soát số thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ giữa đơn vị quản lý thu, đơn vị vận hành thu và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ:

a) Căn cứ dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện đối soát số liệu thu tiền sử dụng đường bộ hàng ngày ngay sau thời điểm chốt số liệu (24 giờ tính từ thời điểm chốt số liệu trở về trước) với đơn vị quản lý thu làm căn cứ xác nhận số thu tiền sử dụng đường bộ đã thu được trong ngày, thời điểm chốt số liệu được thống nhất trong hợp đồng cung cấp dịch vụ thu;

b) Trước ngày mùng 5 hàng tháng, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và đơn vị quản lý thu thực hiện đối soát, chốt công nợ cho tháng liền trước đó;

c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi năm tài chính, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và đơn vị quản lý thu thực hiện chốt công nợ, quyết toán cho năm liền trước đó.

3. Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đồng thời là đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện đối soát số liệu thu phí theo quy định tại khoản 2 Điều này đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định.

4. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có trách nhiệm xây dựng quy trình đối soát, chuyển tiền phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc.

5. Đơn vị quản lý thu đối với trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, đơn vị vận hành thu đối với trạm thu phí để thu phí sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ để thực hiện quy trình đối soát và khắc phục, điều chỉnh các lỗi, sai số phát hiện được thông qua quá trình đối soát.

6. Đơn vị vận hành thu phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ để công khai số thu hàng ngày, số tiền các phương tiện còn nợ tại từng trạm thu phí.

Điều 14. Chuyển tiền thu tiền sử dụng đường bộ và thanh toán chi phí cung cấp dịch vụ

1. Đối với tiền phí sử dụng đường cao tốc

Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, đơn vị quản lý thu thực hiện chuyển tiền thu tiền sử dụng đường bộ và thanh toán chi phí cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc.

2. Đối với tiền dịch vụ sử dụng đường bộ:

a) Trên cơ sở số liệu đã thống nhất sau khi thực hiện đối soát doanh thu hàng ngày với đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ chuyển toàn bộ số tiền thu sử dụng đường bộ (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) tại mỗi trạm thu phí cho đơn vị quản lý thu sau khi trừ đi chi phí dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hợp đồng dịch vụ thu. Thời gian chuyển trả theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ;

b) Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có trách nhiệm xây dựng quy trình thực hiện giao dịch thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng; kê khai và nộp các loại thuế trên phần thu dịch vụ sử dụng đường bộ được hưởng.

Điều 15. Chi phí vận hành, chi phí dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

1. Chi phí vận hành thu tiền sử dụng đường bộ được xác định theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, hợp đồng cung cấp dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng đã ký kết và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Chi phí dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

a) Chi phí dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng của mỗi trạm thu phí được xác định cụ thể tại hợp đồng cung cấp dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng và được trích trực tiếp từ doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ có thu tiền sử dụng đường bộ;

b) Chi phí dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng sẽ được điều chỉnh tùy theo quy định tại các điều khoản hợp đồng cung cấp dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng;

c) Đối với dự án thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được ký kết với cơ quan có thẩm quyền theo phương thức đối tác công tư, doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng là khoản tiền mà nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ được hưởng để hoàn vốn cho đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì dự án thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.

3. Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

a) Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm: giám sát, hậu kiểm, đối soát số liệu thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ giữa đơn vị quản lý thu với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, đơn vị vận hành thu;

b) Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định pháp luật có liên quan.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ

Điều 16. Trách nhiệm của chủ phương tiện giao thông đường bộ

Thực hiện trách nhiệm của chủ phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc.

Điều 17. Trách nhiệm của đơn vị quản lý thu

1. Thực hiện trách nhiệm của đơn vị quản lý thu theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc và các quy định tại Điều này.

2. Thông báo công khai liên tục trước 05 ngày và niêm yết công khai tại trạm thu phí khi bắt đầu tổ chức thu về thời điểm bắt đầu được thu phí đường bộ, địa điểm trạm thu phí, công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng thu, mức thu và đối tượng được miễn, giảm tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Trong trường hợp có thay đổi về mức thu, công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng thu, đơn vị thu phải thông báo công khai và niêm yết tương tự như khi bắt đầu tổ chức thu trước 30 ngày (hoặc theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền). Hình thức thông báo công khai bao gồm đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trung ương; đồng thời, gửi thông báo đến Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.

Trong suốt quá trình thu, đơn vị quản lý thu (hoặc ủy quyền cho đơn vị vận hành thu) phải công khai các thông tin trên biển báo điện tử (biển VMS) được gắn tại khu vực nhà điều hành trạm thu phí, bao gồm: tên dự án, giá trị công trình dự án (trường hợp dự án chưa được quyết toán thì công bố theo tổng mức đầu tư), tổng thời gian được thu tiền sử dụng đường bộ, thời điểm bắt đầu thu, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước của trạm thu phí (số liệu doanh thu cập nhật chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo), số điện thoại để tiếp nhận thông tin phản ánh.

3. Đảm bảo chỉ số đánh giá hiệu năng vận hành (KPI) hệ thống thu phí điện tử không dừng phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền; hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ thu giao cho đơn vị vận hành thu và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đảm bảo chỉ số KPI hệ thống Front-End và hệ thống Back-End phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền.

4. Báo cáo thống kê, kế toán, hạch toán, quyết toán doanh thu, kê khai và nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật.

5. Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

6. Đối với trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ:

a) Quản lý tài sản được giao quản lý, tài sản nhận bàn giao từ nhà nước, tài sản trạm thu phí hình thành trong quá trình đầu tư theo đúng quy định hiện hành và hợp đồng đã ký với cơ quan có thẩm quyền;

b) Nộp tiền sử dụng tài sản nhà nước hoặc tiền thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công;

c) Bàn giao lại tài sản trạm thu phí cho cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền chỉ định khi kết thúc hợp đồng. Tài sản bàn giao phải trong trạng thái hoạt động bình thường theo quy định của hợp đồng;

d) Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này;

đ) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, bao gồm: biện pháp quản lý sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có cam kết, thỏa thuận với ngân hàng về việc quản lý sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ;

e) Kiểm tra, đối chiếu, tiếp nhận số thu tiền sử dụng đường bộ được nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ chuyển trả;

g) Không để xảy ra hành vi gian lận tiền sử dụng đường bộ; thông đồng gian lận trong hoạt động thu tiền sử dụng đường bộ; can thiệp vào hệ thống Front-End, hệ thống Back-End; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu tiền sử dụng đường bộ.

7. Đối với trạm thu phí để thu phí sử dụng đường cao tốc:

a) Quản lý thu, nộp phí sử dụng đường cao tốc theo quy định;

b) Quản lý tài sản đúng quy định hiện hành;

c) Kiểm tra hoạt động, số thu từ cung cấp dịch vụ thu phí sử dụng đường cao tốc của đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ;

d) Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 18. Trách nhiệm của đơn vị vận hành thu

1. Thực hiện trách nhiệm của đơn vị vận hành thu theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc và các quy định tại Điều này.

2. Quản lý lao động, giải quyết chế độ cho người lao động làm việc tại trạm thu phí theo quy định của pháp luật.

3. Sao lưu dữ liệu thu phí đường bộ theo quy định tại khoản 3, khoản 5

Điều 8 Thông tư này để phục vụ công tác giám sát, hậu kiểm.

4. Đảm bảo chỉ số KPI hệ thống thu phí điện tử không dừng phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền theo hợp đồng dịch vụ thu ký với đơn vị quản lý thu.

5. Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực trạm thu phí; đảm bảo tuân thủ phương án tổ chức giao thông trên tuyến đường đặt trạm thu phí do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này.

7. Không để xảy ra các hành vi sau:

a) Gian lận tiền sử dụng đường bộ; thông đồng gian lận trong hoạt động thu tiền sử dụng đường bộ;

b) Can thiệp vào hệ thống Front-End, hệ thống Back-End; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu tiền sử dụng đường bộ;

c) Tổ chức bán vé, soát vé không kịp thời, sách nhiễu đối với người mua vé; không bán đầy đủ hoặc hạn chế, giới hạn thời gian bán các loại vé tháng, vé quý theo quy định; gây cản trở, ùn tắc giao thông đường bộ tại khu vực trạm thu phí; thu tiền sử dụng đường bộ không đúng quy định;

d) Nhận tiền mặt của người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ mà không giao vé hoặc giao vé không đúng chủng loại phương tiện lưu thông qua trạm thu phí; để phương tiện giao thông đường bộ (đối tượng phải mua vé) không có vé đi qua trạm thu phí;

đ) Không thực hiện việc bảo trì tài sản của trạm thu phí; tự ý tháo dỡ, thanh lý, nhượng bán tài sản của trạm thu phí; không thực hiện việc hiệu chuẩn, kiểm định đối với nhóm thiết bị cần phải thực hiện công tác hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định;

e) Sử dụng công nghệ hoặc các phương thức khác để truyền dữ liệu lên Back-End không đúng thực tế hoặc can thiệp vào Back-End dẫn đến sai khác lưu lượng, doanh thu tại trạm thu phí.

8. Khi trạm thu phí phải ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng, đơn vị vận hành thu phải có biện pháp bảo đảm không xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí; đồng thời, phải báo cáo ngay cho đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục, đưa trạm thu phí vào hoạt động trong thời gian sớm nhất. Trong trường hợp xảy ra ùn tắc giao thông do nguyên nhân bất khả kháng tại khu vực trạm thu phí, đơn vị vận hành thu phải tiến hành xả trạm và báo cáo ngay cho đơn vị quản lý thu và cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp phân luồng giao thông.

9. Có trách nhiệm bố trí người trực, kịp thời huy động lực lượng, sẵn sàng phối hợp khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông để giải quyết tai nạn giao thông và các tình huống đột xuất, bất ngờ về trật tự, an toàn giao thông tại khu vực trạm thu phí.

10. Thực hiện nhiệm vụ đối soát số liệu thu phí giữa lưu lượng phương tiện thực tế lưu thông với lưu lượng phương tiện thực hiện thu phí của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định.

11. Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho đơn vị quản lý thu trong trường hợp tạm dừng thu, dừng thu do lỗi của đơn vị vận hành thu và các trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng cung cấp dịch vụ vận hành thu.

Điều 19. Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ

1. Thực hiện trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc và các quy định tại Điều này.

2. Sao lưu dữ liệu thu theo quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 5 Điều 8 Thông tư này để phục vụ công tác giám sát, hậu kiểm.

3. Đảm bảo chỉ số KPI hệ thống thu phí điện tử không dừng phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền theo hợp đồng dịch vụ thu ký với đơn vị quản lý thu.

4. Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này.

5. Không để xảy ra các hành vi sau:

a) Gian lận tiền thu tiền sử dụng đường bộ; thông đồng gian lận trong hoạt động thu phí đường bộ;

b) Can thiệp vào hệ thống Back-End, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu tiền sử dụng đường bộ;

c) Sử dụng công nghệ hoặc các phương thức khác để truyền dữ liệu lên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ không đúng thực tế hoặc can thiệp vào phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ dẫn đến sai khác lưu lượng, doanh thu tại trạm thu phí;

d) Sử dụng sai mục đích tiền trong tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ.

6. Thực hiện quy định về mở và sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

7. Phát hành chứng từ thu tiền sử dụng đường bộ đúng đối tượng, đúng giá trị cho từng đối tượng phải trả tại trạm thu phí; không được thu, gây cản trở đối với các trường hợp không thuộc đối tượng trả tiền sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật tại trạm thu phí, không được thay đổi mức thu tiền sử dụng đường bộ khi chưa có chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

8. Thực hiện kiểm toán doanh thu và tiền sử dụng đường bộ hàng năm theo quy định của pháp luật và hợp đồng dịch vụ thu.

9. Kiểm tra, giám sát hoạt động thu tiền sử dụng đường bộ để đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết.

10. Hoàn trả tiền sử dụng đường bộ thu được cho đơn vị quản lý thu sau khi trừ đi giá dịch vụ của trạm thu phí theo hợp đồng dịch vụ thu.

11. Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng đối với khoản doanh thu cung cấp dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng theo quy định của pháp luật về thuế.

12. Thực hiện nhiệm vụ đối soát số liệu thu phí giữa lưu lượng phương tiện thực tế lưu thông với lưu lượng phương tiện thực hiện thu phí với đơn vị vận hành thu theo quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ để xác định số phí sử dụng đường cao tốc phải thu; chuyển số tiền phí sử dụng đường cao tốc đúng hạn vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của đơn vị quản lý thu phí theo quy định và hợp đồng cung cấp dịch vụ thu. Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đồng thời là đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện đối soát số liệu thu phí giữa lưu lượng thực tế lưu thông với lưu lượng phương thực hiện thu phí đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định.

13. Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho đơn vị quản lý thu trong trường hợp tạm dừng thu, dừng thu do lỗi của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và các trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng cung cấp dịch vụ thu.

Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước

1. Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động trạm thu phí trên quốc lộ, đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động trạm thu phí trên đường địa phương và các loại đường thuộc trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra hoạt động trạm thu phí.

Điều 21. Chế độ báo cáo

1. Đối với công tác thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ:

Đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có trách nhiệm thực hiện báo cáo định kỳ gửi về cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu, như sau:

a) Tên báo cáo: báo cáo định kỳ về doanh thu tiền sử dụng đường bộ, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí và báo cáo định kỳ việc quản lý, sử dụng tài sản;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: doanh thu tiền sử dụng đường bộ, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí; tình hình quản lý, sử dụng tài sản;

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ;

d) Cơ quan nhận báo cáo: cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu;

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính;

e) Thời hạn gửi báo cáo:

- Báo cáo doanh thu tiền sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí: báo cáo hàng tháng trước ngày 10 của tháng tiếp theo; báo cáo năm trước ngày 28 tháng 02 của năm tiếp theo.

- Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản: báo cáo năm trước ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo.

g) Tần suất thực hiện báo cáo:

- Báo cáo doanh thu tiền sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí: Báo cáo định kỳ hàng tháng và hàng năm;

- Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản: báo cáo định kỳ hàng năm.

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo:

- Báo cáo hàng tháng: từ ngày 01 đến hết tháng báo cáo;

- Báo cáo năm: từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.

i) Mẫu biểu số liệu báo cáo:

- Báo cáo doanh thu tiền sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí: theo mẫu số 01-B, 02-B và từ mẫu số 03 đến mẫu số 08 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

- Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản: theo mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

k) Ngoài các báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu;

h) Đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo. Riêng báo cáo cả năm về doanh thu tiền sử dụng đường bộ phải có kiểm toán độc lập kiểm toán hoặc xác nhận của cơ quan thuế.

2. Đối với công tác thu phí sử dụng đường cao tốc:

a) Đơn vị quản lý thu và cơ quan được ủy quyền thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc, pháp luật phí, lệ phí và pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện công tác báo cáo như quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm các mẫu số 01-A, 02-A, và mẫu số 03, mẫu số 04 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương V

TẠM DỪNG THU, DỪNG THU

Điều 22. Tạm dừng thu

1. Dự án có thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tạm dừng thu trong các trường hợp sau:

a) Đơn vị quản lý thu vi phạm chất lượng bảo trì công trình đường bộ đã được cơ quan có thẩm quyền có văn bản nhắc nhở 02 lần kèm theo thời hạn khắc phục. Chi tiết cụ thể về các hành vi vi phạm chất lượng bảo trì công trình được quy định trong Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản tạm dừng cho đến khi đơn vị quản lý thu khắc phục xong, nhưng không ít hơn 01 ngày;

b) Đơn vị quản lý thu để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn đối với giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục 02 lần bằng văn bản kèm theo thời hạn khắc phục nhưng không khắc phục hoặc chậm khắc phục. Thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản dừng cho đến khi đơn vị quản lý thu khắc phục xong, nhưng không ít hơn 01 ngày;

c) Đơn vị quản lý thu có các hành vi vi phạm điểm g khoản 6 Điều 17 Thông tư này. Thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản tạm dừng cho đến khi đơn vị quản lý thu khắc phục xong hậu quả của lỗi vi phạm và được cơ quan có thẩm quyền có văn bản cho phép thu phí trở lại;

d) Hệ thống công nghệ, thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc thu phí đường bộ bị trục trặc, hư hỏng không được khắc phục kịp thời theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản tạm dừng cho đến khi đơn vị quản lý thu khắc phục xong sự cố và được cơ quan có thẩm quyền có văn bản cho phép thu phí trở lại;

đ) Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh hoặc phục vụ an ninh, quốc phòng hoặc thực hiện theo chủ trương, chính sách của Nhà nước;

e) Đơn vị quản lý thu, đơn vị vận hành thu hoặc nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ cố tình trì hoãn, không tuân thủ các quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Tuyến hoặc đoạn tuyến đường cao tốc có thu phí sử dụng đường cao tốc tạm dừng thu trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Đường bộ.

3. Các trường hợp tạm dừng thu không do lỗi của đơn vị quản lý thu, đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ được xử lý theo quy định của pháp luật hoặc hợp đồng dịch vụ thu.

Điều 23. Dừng thu

1. Trạm thu phí thực hiện thu phí sử dụng đường cao tốc dừng thu khi có quyết định dừng thu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Trạm thu phí thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ dừng thu trong các trường hợp sau:

a) Hết thời gian thu phí theo hợp đồng dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh hoặc hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng đường cao tốc;

b) Khi có quyết định dừng thu phí của của cơ quan có thẩm quyền (hoặc của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu phí đường bộ);

c) Chấm dứt hợp đồng dự án PPP theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Điều 24. Tổ chức tạm dừng thu, dừng thu

1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm dừng thu, dừng thu:

a) Cục Đường bộ Việt Nam quyết định việc tạm dừng thu, dừng thu đối với các trạm thu phí trên quốc lộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc tạm dừng thu, dừng thu theo thẩm quyền đối với các trạm thu phí trên trên đường bộ thuộc phạm vi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Đối với dự án đầu tư đường bộ để kinh doanh và dự án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng đường cao tốc:

a) Thời gian do việc tạm dừng thu trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 22 Thông tư này không được tính để kéo dài thời gian thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng đã ký giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư;

b) Doanh thu mỗi ngày tạm dừng thu được tính bằng doanh thu bình quân một ngày của tháng sau liền kề sau khi tạm dừng thu. Đối với trường hợp đơn vị quản lý thu có hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 6 Điều 17 Thông tư này ngoài việc bị tạm dừng thu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Thông tư này, doanh thu mỗi ngày tạm dừng thu được xác định bằng 03 lần của ngày có doanh thu cao nhất của tháng sau liền kề.

Doanh thu bình quân một ngày trong tháng là doanh thu bình quân một ngày của tổng doanh thu vé lượt, vé tháng, vé quý được ghi nhận trong tháng.

3. Trong thời gian tạm dừng thu, đơn vị quản lý thu có trách nhiệm đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, không được phép gây cản trở, ùn tắc giao thông và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương, cũng như công khai tại trạm thu phí.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với các hợp đồng dự án đang đàm phán, chưa ký kết, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào quy định của Thông tư này để rà soát điều chỉnh, cập nhật các điều khoản liên quan trong hợp đồng dự án.

2. Đối với các trạm thu phí đã được ký kết hợp đồng, phụ lục hợp đồng theo hình thức đối tác công tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo hợp đồng, phụ lục hợp đồng đã ký. Đối với chi phí vận hành thu phí từ thời điểm chuyển sang thu phí điện tử không dừng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này và hợp đồng đã ký.

3. Hệ thống quản lý, giám sát thu đã được đầu tư, xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục vận hành đến ngày 01 tháng 7 năm 2026.

Điều 26. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 và thay thế Thông tư số 45/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động của trạm thu phí đường bộ./.


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT;
- Lưu VT, KCHT(KhiếuNv).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Duy Lâm

PHỤ LỤC I

DANH MỤC HỒ SƠ, MẪU BIỂU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ DOANH THU TIỀN SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ VÀ LƯU LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2024/TT-BGTVT ngày 14/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ)

TT

Nội dung

Báo cáo tháng

Báo cáo năm

1

Mẫu số 01-A: chi tiết thu phí sử dụng đường cao tốc

X

X

2

Mẫu số 01-B: chi tiết thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

X

X

3

Mẫu số 02-A: tổng hợp lưu lượng xe thu phí sử dụng đường cao tốc

X

X

4

Mẫu số 02-B: tổng hợp lưu lượng xe thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

X

X

5

Mẫu số 03: chi tiết các khoản thu khác từ hoạt động thu tiền sử dụng đường bộ

X

6

Mẫu số 04: chi tiết các khoản chi vận hành, bảo trì dự án

X

7

Mẫu số 05: chi tiết lãi suất tiền vay giai đoạn kinh doanh khai thác

X

8

Mẫu số 06: các chỉ tiêu tài chính khác giai đoạn kinh doanh khai thác

X

9

Mẫu số 07: thuyết minh báo cáo

X

10

Mẫu số 08: báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhận bàn giao từ cơ quan có thẩm quyền

X

Mẫu số 01-A

CHI TIẾT THU PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG CAO TỐC

Giai đoạn:....................

Dự án:....................

Trạm thu phí:......................

Đơn vị tính (đồng)

TT

Tên vé

(chi tiết cho từng loại phương tiện)

Đơn giá

Số lượt xe

Thành tiền

A

1

2

Xe …

....

Tổng cộng

Hướng dẫn thực hiện: báo cáo theo từng loại xe, loại vé; cột thành tiền cộng theo từng toại vé và tổng cộng

Người lập biểu

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Mẫu số 01-B

CHI TIẾT THU TIỀN DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ

Giai đoạn:....................

Dự án:....................

Trạm thu phí:......................

Đơn vị tính (đồng)

TT

Tên vé (chi tiết cho từng loại phương tiện)

Đơn giá

Số vé sử dụng

Thành tiền

Tổng số

Hình thức thu điện tử không dừng (ETC)

Hình thức thu một dừng (MTC)

Tổng số

Hình thức thu điện tử không dừng (ETC)

Hình thức thu một dừng (MTC)

A

1

2

3=4+5

4

5

6=7+8

8=4x2

9=5x2

I

Vé lượt

Xe …

....

II

Vé tháng

Xe....

III

Vé quý

Tổng cộng

Hướng dẫn thực hiện: báo cáo theo từng loại xe, loại vé; cột thành tiền cộng theo từng toại vé và tổng cộng

Người lập biểu

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Mẫu số 02-A

TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG XE THU PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG CAO TỐC

Giai đoạn:.....................

Tên trạm thu phí, lý trình: ....

Ngày

Hình thức thu

Lưu lượng xe theo hợp đồng (xe/ngày đêm) (phân loại xe theo hợp đồng dự án)

Lưu lượng xe theo thực tế (xe/ngày đêm) (phân loại xe theo hợp đồng dự án)

Ghi chú

Loại xe

....

Cộng

Loại xe...

Cộng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

….

….

ETC

...

ETC

...

Cộng

Hướng dẫn thực hiện: báo cáo 6 tháng và báo cáo năm: Cột ngày chuyển thành tháng.

Người lập biểu

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Mẫu số 02-B

TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG XE THU TIỀN DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ

Giai đoạn:.....................

Tên trạm thu phí, lý trình: ....

Ngày

Hình thức thu

Lưu lượng xe theo hợp đồng (xe/ngày đêm) (phân loại xe theo hợp đồng dự án)

Lưu lượng xe theo thực tế (xe/ngày đêm) (phân loại xe theo hợp đồng dự án)

Ghi chú

Loại xe

....

Cộng

Loại xe...

Cộng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

….

1

ETC

MTC

2

ETC

MTC

...

...

Cộng

ETC

MTC

Cộng

Báo cáo 6 tháng và báo cáo năm: cột ngày chuyển thành tháng.

Người lập biểu

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Mẫu số 03

CHI TIẾT CÁC KHOẢN THU KHÁC TỪ HOẠT ĐỘNG THU TIỀN SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ

Giai đoạn: …………..

TT

Nội dung các khoản thu

Số tiền

1

2

Cộng

Người lập biểu

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Mẫu số 04

CHI TIẾT CÁC KHOẢN CHI VẬN HÀNH, BẢO TRÌ DỰ ÁN

Giai đoạn: ....................

TT

Nội dung các khoản chi

Số tiền theo hợp đồng dự án

Số thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền

Số thực hiện

1

2

Cộng

Người lập biểu

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Mẫu số 05

CHI TIẾT LÃI SUẤT TIỀN VAY GIAI ĐOẠN KINH DOANH KHAI THÁC

Giai đoạn: ....................

Ngày, tháng, năm áp dụng mức lãi suất

Lãi suất vay theo hợp đồng dự án

Lãi suất so sánh theo quy định hợp đồng dự án

Lãi suất vay thực tế của nhà đầu tư

Lãi suất vay áp dụng

Người lập biểu

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Mẫu số 06

CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH KHÁC GIAI ĐOẠN KINH DOANH KHAI THÁC

Giai đoạn: ....................

TT

Chỉ tiêu

Quy định tại hợp đồng dự án

Thực tế

Mức áp dụng đề xuất

1

Tỷ lệ trượt giá

2

Tỷ lệ chi tổ chức thu

3

Tỷ lệ trích doanh thu cho dịch vụ thu điện tử không dừng (ETC)

4

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

5

Tỷ lệ tăng trưởng lưu lượng

...

...

Người lập biểu

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Mẫu số 07

NHÀ ĐẦU TƯ:

ĐƠN VỊ VẬN HÀNH THU:

THUYẾT MINH BÁO CÁO

Giai đoạn:................

1. Tình hình giao thông (đánh giá tình hình giao thông trên toàn tuyến có xảy ra ùn tắc không? Có phải mở làn thu để giảm ùn tắc không, nếu có ghi cụ thể thời gian và nguyên nhân...);

2. Lưu lượng xe (lưu lượng xe tăng hay giảm, tăng giảm bao nhiêu %....);

3. Công tác quản lý, bảo trì dự án (nhà đầu tư có thực hiện công tác bảo trì dự án theo quy định về bảo trì đường bộ và hợp đồng dự án không; có xây dựng quy trình bảo trì và lập kế hoạch bảo trì trình cơ quan có thẩm quyền không? chi phí bảo trì cao hơn hay thấp hơn quy định tại hợp đồng, nguyên nhân tăng, giảm chi phí bảo trì....);

4. Tình hình thu (công tác tổ chức thu, có ý kiến kiến nghị của người dân về tình hình thu không, doanh thu tăng hay giảm, trong kỳ báo cáo có tăng giá vé không…);

5. Lãi suất tiền vay thực tế tăng hay giảm bao nhiêu % so với hợp đồng, việc theo dõi lãi suất vay của nhà đầu tư ...;

6. Theo điều kiện của hợp đồng dự án có phải điều chỉnh phương án tài chính không, nếu phải điều chỉnh ghi cụ thể theo quy định tại điều khoản nào, nội dung quy định về điều chỉnh phương án tài chính và kiến nghị của nhà đầu tư như thế nào;

7. Kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra (nếu có ghi rõ số ngày, tháng, năm của kết luận, biên bản thanh tra kiểm tra, nhà đầu tư đã thực hiện kiến nghị như thế nào);

8. Các nội dung khác.

Mẫu số 08

NHÀ ĐẦU TƯ:

ĐƠN VỊ VẬN HÀNH THU:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHẬN BÀN GIAO TỪ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

(từ ngày .../…/… đến ngày .../.../....)

Dự án:.....

Trạm thu phí: .......

A. Danh mục tài sản bàn giao

Ngày nhận bàn giao:

Đơn vị tính: Đồng

TT

Tên tài sản

Số lượng

Nguyên giá

Hao mòn trong năm

Hao mòn lũy kế

Giá trị còn lại

A

B

1

2

3

4

5=2-4

B. Tình hình nộp phí sử dụng tài sản

Đơn vị tính: Đồng

TT

Nội dung

Số tiền

1

Phí sử dụng tài sản các năm trước đã nộp

2

Phí sử dụng tài sản các năm trước chưa nộp chuyển sang

3

Phí sử dụng tài sản phải nộp trong năm

4

Phí sử dụng tài sản đã nộp trong năm

5

Phí sử dụng tài sản còn phải nộp chuyển năm sau

Người lập biểu

Giám đốc

Phụ lục II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2024/TT-BGTVT ngày 14/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ)

Các hạng mục công việc vi phạm chất lượng bảo trì không được khắc phục kịp thời phải tạm dừng thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

TT

Hạng mục công việc vi phạm chất lượng

Mức độ vi phạm chất lượng bảo trì phải tạm dừng thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

A

Quốc lộ, đường tỉnh

I

Đối với mặt đường nhựa

1

Mặt đường bị nứt:

- Nứt mai rùa;

- Nứt lưới lớn;

- Nứt đơn dọc và ngang;

- Nứt phản ánh;

- Nứt parabol.

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) có khối lượng hư hỏng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tổng diện tích nứt mai rùa: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2.

- Tổng diện tích nứt lưới lớn: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2.

- 10 vệt (mỗi vệt ≥50% bề rộng mặt đường) và tổng chiều dài nứt dọc ≥300 m.

- 10 vệt (mỗi vệt ≥50% bề rộng mặt đường) và tổng chiều dài phản ánh ≥300 m.

- Tổng diện tích nứt parapol: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2, không có ổ gà, trồi lún.

2

Mặt đường bị lún vệt bánh xe

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng, lún vệt bánh xe ≥ 2,5cm (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và có tổng chiều dài các vệt, đoạn lún ≥ 500 m.

3

Mặt đường bị hư hỏng cục bộ:

- Lún lõm cục bộ;

- Lồi lõm;

- Đẩy trồi nhựa, dồn nhựa (dạng sống trâu ≥5 cm);

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) có khối lượng hư hỏng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tổng diện tích lún lõm cục bộ: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2.

- Tổng diện tích lồi lõm: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 200 m2.

- Tổng diện tích đẩy trồi nhựa, dồn nhựa: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2.

- Lượn sóng;

- Tổng diện tích lượn sóng: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2.

- Ổ gà (Sâu≥ 5 cm).

- Tổng diện tích ổ gà: chiếm 0,05% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 50 m2.

4

Mặt đường bị chảy nhựa

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và có tổng diện tích chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2

5

Mặt đường bị hư hỏng các dạng khác:

- Vệt cắt vá;

- Bong bật và bong tróc;

- Nứt vỡ mép mặt đường.

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) có khối lượng hư hỏng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Trên 10 vết cắt vát bị bong bật, rạn nứt;

- Tổng diện tích bong bật và bong tróc: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2.

- Tổng chiều dài nứt vỡ mép ≥ 200 m2 hoặc ≥ 500 m.

II

Đối với mặt đường Bê tông xi măng (BTXM)

1

Mặt đường bị hư hỏng cục bộ: rộp vỡ bề mặt; nứt vỡ góc tấm, nứt chia tấm, nứt om tấm; nứt rạn, bong mặt đường

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và có tổng số tấm hư hỏng ≥ 30 tấm hoặc ≥ 10% tổng diện tích phần đường BTXM.

2

Chênh cao độ giữa các tấm do lún (nền yếu, do xói lở vật liệu, hay do uốn vồng tấm); chênh cao giữa tấm bê tông mặt đường và lề đường

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và chiều dài chênh cao ≥ 100 m.

3

Hư hỏng khe nối, bong vỡ vật liệu khe nối; vết nứt thẳng, vết nứt vỡ

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và tổng chiều dài khe hư hỏng ≥ 100 m.

III

Đối với các công trình khác

1

Sơn kẻ trên mặt đường

Các chỉ tiêu kỹ thuật của vạch sơn theo Bảng 9 TCVN 8791:2011 với các giá trị nhỏ hơn 70% giá trị các chỉ tiêu quy định ở Bảng 3 và Bảng 4 TCVN 8791:2011 hoặc trên 20% sơn kẻ trên đường mờ không còn tác dụng.

2

Đối với cầu

Cầu hư hỏng, xuống cấp xuất hiện nguy cơ sự cố công trình dẫn đến mất an toàn, nguy cơ sập đổ.

3

Hệ thống thoát nước mặt đường, cống, rãnh

Để đọng nước lớn hơn 1/3 chiều rộng mặt đường trên mặt đường, tắc cống, rãnh thoát nước quá 24 giờ mà không thực hiện các biện pháp thoát nước.

4

Công tác phát quang cây cối, cắt cỏ

Cây cối che khuất hệ thống báo hiệu đường bộ, che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông, cỏ mọc cao quá quy định tại TCVN 14182:2024 với tổng chiều dài vi phạm: chiếm 3% tổng chiều dài và tối đa không quá 300 m.

5

Hệ thống biển báo, cọc tiêu, hộ lan

≥10% tổng số biển báo hoặc 5% biển cấm bị mờ không đảm bảo QCVN 41:2024/BGTVT, không đảm bảo tầm quan sát biển báo; màng phản quang chưa đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 7887:2018 ;

≥20% cọc tiêu, hộ lan bị hư hỏng mất tác dụng.

6

Lề đường

Chênh cao với mặt đường ≥5 cm với chiều dài ≥ 500 m hoặc chênh cao với mặt đường ≥ 10 cm với chiều dài ≥ 300 m.

B

Đường cao tốc

1

Mặt đường bị hằn lún vệt bánh xe

a) Tuyến đường có từ 5% chiều dài tuyến đường trở lên có vệt hằn lún, trong đó vị trí lún sâu ≥ 2,5 cm có chiều dài ≥ 150 m.

b) Tuyến đường có tổng chiều dài các vệt lún sâu hơn ≥ 2,5 cm lớn hơn 500 m.

c) Tuyến đường có tổng chiều dài các vệt lún sâu hơn ≥ 5 cm trên 100 m.

2

Mặt đường bị hư hỏng cục bộ: ổ gà, sình lún gây mất an toàn

Để xảy ra hư hỏng chiếm 0,01 % tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 30 m2 mà không khắc phục trong 24 giờ (trừ khi mưa bão) theo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và thời gian thực hiện tại TCCS 17:2016/TCĐBVN (hoặc TCVN tương đương).

3

Sơn kẻ trên mặt đường

Các chỉ tiêu kỹ thuật của vạch sơn theo Bảng 9 TCVN 8791:2011 với các giá trị nhỏ hơn 70% giá trị các chỉ tiêu quy định ở Bảng 3 và Bảng 4 TCVN 8791:2011 hoặc trên 10% sơn kẻ trên đường mờ không còn tác dụng.

4

Đối với cầu

Cầu hư hỏng, xuống cấp xuất hiện nguy cơ sự cố công trình dẫn đến mất an toàn.

5

Hệ thống thoát nước mặt đường, cống, rãnh

Để đọng nước lớn hơn 1/3 chiều rộng mặt đường trên mặt đường, tắc cống, rãnh thoát nước quá 24 giờ mà không thực hiện các biện pháp thoát nước.

6

Công tác phát quang cây cối, cắt cỏ

Cây che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông, cỏ mọc cao quá quy định tại TCCS 17:2016/TCĐBVN (hoặc TCVN tương đương) có chiều dài 150 m.

7

Hệ thống biển báo, cọc tiêu, hộ lan, đinh phản quang

≥ 3% biển báo không đảm bảo QCVN 41:2024/BGTVT không đảm bảo tầm quan sát biển báo; màng phản quang chưa đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 7887:2018 ; ≥ 3% cọc tiêu, hộ lan , đinh phản quang bị hư hỏng mất tác dụng.

8

Lề đường

Lề đường không đảm bảo kích thước hình học (sạt, xói lở ≥ 1/2 chiều rộng lề đường, biến dạng, nhô cao hơn mép mặt đường h≥ 05 cm) với chiều dài ≥ 300 m.

9

Các trường hợp khác

Vi phạm bằng hoặc lớn hơn mức quy định tại Mục A Phụ lục này.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 34/2024/TT-BGTVT ngày 14/11/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.800

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.198.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!