Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 459-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 19/12/1959 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 459-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1959 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THU THUẾ, THU NỢ VÀ MUA THÓC

Thủ tướng Chính phủ gửi các Ủy ban Hành chính khu, thành, tỉnh.

Tiếp theo Thông tri số 285-TT-TW ngày 25-11-1959 Ban Bí thư đã gửi thêm điện số 61 ngày 02-12-1959 nhắc các cấp ủy và các ngành có liên quan phải hết sức coi trọng tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo công tác lương thực vụ mùa.

Đến nay, nhiều tỉnh, huyện, xã đã chú ý hơn, việc thu thuế nông nghiệp đang được đẩy mạnh, nếu cố gắng, triển vọng có thể hoàn thành về căn bản vào cuối tháng 12; số lượng thóc thu mua 10 ngày đầu tháng 12 cũng tăng hơn trứơc rõ rệt. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa chuyển biến đúng mức theo yêu cầu đã đề ra. Đến nay mới có 8 tỉnh đạt trên 50% và 8 tỉnh đạt 40% so với mức kế hoạch của Trung ương giao, còn các nơi khác chỉ mới đạt 30% hay 20%. Nơi thấp nhất là 10% so với mức kế hoạch Trung ương giao. Tình hình hiện nay có nơi có những điểm đáng chú ý sau đây nên yêu cầu Ủy ban Hành chính khu, tỉnh kiểm tra lại chu đáo và nếu xã nào có tình hình này, cần sửa chữa gấp:

1. Vụ này ở một số nơi thóc thuế không được tốt như mọi năm, có hợp tác xã nông nghiệp dành thóc tốt để chia hoa lợi cho xã viên và để bỏ vào quỹ chung, đem thóc xấu nộp thuế, một số nông dân giữ thóc tốt lại để dành hoặc làm gạo bán ra, đem nộp thuế thóc vừa hoặc xấu của nhà mình, thậm chí có người đem bán thóc tốt lấy giá cao, mua thóc xấu nộp cho nhà nước. Một số nơi tính thuế cho hợp tác xã nông nghiệp chậm, nên thu chậm.

2. Việc vận động trung nông thừa thóc bán cho Nhà nước còn yếu, nên ít kết quả. Một số khá đông hợp tác xã nông nghiệp còn có những ý nghĩa không đúng, còn so đo, tính toán chưa chịu bán thóc quỹ của hợp tác xã cho Nhà nước, chưa vận động xã viên thừa thóc gương mẫu trong việc bán cho Nhà nước. Việc quản lý thị trường nhiều nơi còn lỏng lẻo.

Diện thu mua vẫn còn để quá dày, việc ủy thác xã vẫn chưa bố trí theo đúng sự hướng dẫn của Bộ Nội thương. Việc bảo quản, vận chuyển thóc ở những nơi mua dồn dập đang gặp khó khăn, một số thóc phải để ngoài trời đã bị mưa.

3. Việc thu nợ nói chung còn bị xem nhẹ, và vẫn tắc ở cấp xã mặc dù tỉnh và huyện có đôn đốc. Phần đông các xã chưa quyết tâm thu nợ, có cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu, nên không vận động được dân trả nợ sòng phẳng. Thậm chí có một số cán bộ vì tham ô mà làm trở ngại cho công tác thu nợ. Tỉnh, Huyện cần chú ý làm thí điểm rút kinh nghiệm phổ biến chung.

4. Ban phụ trách thu thuế, thu nợ, mua thóc từ huyện đến xã chưa hoạt động đều và cũng chưa nắm thật vững yêu cầu, nội dung các thông tri, chỉ thị của Ban Bí thư.

Để bảo đảm, từ nay đến tết, ta có thể thực hiện phần lớn nhiệm vụ nắm lương thực đã định, các Ủy ban Hành chính địa phương cần làm tiếp những việc sau đây:

1. Phải thật sự coi đây là công tác trung tâm đột xuất, kết hợp với các việc lãnh đạo sản xuất đông xuân (mà trước mắt là phải chỉ đạo cấy kịp thời, chuẩn bị phân bón đầy đủ, tiếp tục chống hạn) và củng cố hợp tác xã sản xuất nông nghiệp về các mặt. Tỉnh, Huyện (nhất là ở những nơi vừa qua phải tập trung chỉnh huấn) phải họp lại kiểm điểm và phân công về việc các huyện, các xã, đi sát đôn đốc, giúp đỡ cán bộ xã, xóm đẩy mạnh công tác theo đúng chỉ thị của Đảng và Chính phủ.

Phải ra sức giáo dục cho cán bộ và đảng viên nhận rõ yêu cầu đã đề ra để quyết tâm thực hiện. Giáo dục cho nông dân nhất là xã viên hợp tác xã nhận rõ lợi ích của nông dân nhất và lợi ích của nhà nước là nhất trí để đấu tranh với những nhận thức sai lầm về bán thóc hay về phẩm chất thóc nộp thuế nông nghiệp.

2. Về thuế nông nghiệp: cần làm gọn, cố hoàn thành về căn bản nhiệm vụ trong tháng 12-1959. Bảo đảm vận động các hợp tác xã và nông dân nộp thóc khô, sạch, tốt, nghiêm khắc phê phán khuynh hướng đưa thóc xấu nộp thuế. Thực hiện đúng chính sách miễn giảm ở những nơi cần thiết. Chuẩn bị tổng kết thu thuế vụ mùa này, nhất là về mặt thực hiện chính sách thuế đối với hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

3. Về thu mua: tập trung vận động các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và các đoàn thể bán thóc quỹ chung cho nhà nước, chỉ nên để lại quỹ thóc giống và quỹ xã hội bằng thóc. Tiền thóc chưa dùng tới nên gửi vào hợp tác xã tín dụng hay chi điểm Ngân hàng huyện.

Tăng cường giáo dục, kết hợp bàn bạc dân chủ và đấu tranh nội bộ để vận động các nông hộ thừa thóc bán đúng mức dự kiến hay vượt mức cho nhà nứơc. Đối phú nông, địa chủ thừa thóc thì tính toán kỹ được định mức phải bán.

Soát lại lưới mua, không nên kéo dài tình trạng để diện mua dày quá mức quy định gây lãng phí. Chấn chỉnh các tổ ủy thác thu mua ở xã.

Tích cực giải quyết vấn đề bảo quản, vận chuyển thóc.

4. Về thu nợ: Từ tỉnh đến xã phải đặt lại vấn đề kiên quyết thu nợ theo đúng tinh thần nghị quyết của Trung ương về công tác lương thực. Để giải quyết những mắc mứu cho cán bộ xã trong việc này, cần nhắc lại quy định: những hợp tác xã nào, những cán bộ nào thực sự gặp khó khăn trong sản xuất và đời sống, được Chi ủy và Ủy ban Hành chính xã, hoặc hội nghị xã viên hợp tác xã, hội nghị xóm công nhận, thì tuyên bố hẳn cho hoãn nợ toàn bộ hay một phần để họ yên tâm; đối những cán bộ, xã viên nghèo, cần thực hiện đúng việc kéo dài thời hạn cho vay trâu ra 3 năm, nếu trâu bị chết và xét có lý do chính đáng, Ngân hàng có thể cho kéo dài thời gian trả nợ lâu hơn tùy theo từng trường hợp. Những khoản nợ từ 1958 trở lại đây thì thu trước vì thường là đủ sổ sách, những khoản nợ từ 1957 trở về trước, có thể thu sau, không nhất thiết phải đợi lập xong sổ nợ từ trước đến sau rồi mới thu. Đối khoản nợ tạm ứng thu mua, thì nhất thiết phải thu hồi đủ bằng thóc. Những khoản nợ Ngân hàng, Tài chính đều thu bằng tiền (nếu nhân dân trả bằng thóc càng tốt). Riêng khoản nợ phân bón, thì nói chung thu bằng thóc hay nông sản khác mậu dịch có thu mua. Ở những nơi thu hoạch vụ mùa có ít, nếu thu nợ bằng thóc, người có nợ sẽ phải đi đong thóc để nộp, thì sau khi xét kỹ và được nhân dân trong xóm thừa nhận là không có thóc thật thì Ủy ban Hành chính xã có thể cho trả bằng tiền. Nếu nông dân trả nợ bằng thóc, thì vận động gánh đến cửa hàng thu mua của mậu dịch (nơi có kho chính) để trả; trường hợp cửa hàng ở xa quá từ 3 đến 5 cây số, thì có thể nhận ở trạm thu mua gần hơn của mậu dịch (hay hợp tác xã mua bán). Cục Lương thực cần phối hợp với hợp tác xã mua bán trung ương để quy định việc mở sổ sách nhận nợ các cửa hàng thu mua và chỉ thị cho các địa phương thi hành gấp. Tiền vận chuyển, bảo quản thóc thu nợ, tính vào kinh phí của mậu dịch, coi như thóc kinh doanh khác. Phải có sổ sách rõ ràng để tránh tham ô.

Để công tác thu nợ được kết quả, mấu chốt là phải giải quyết tận gốc tư tưởng ỷ lại vào nhà nước, và xác định nghĩa vụ trả nợ cho những người mắc nợ. Cần giáo dục cán bộ, đảng viên, đoàn viên, đoàn viên phải gương mẫu. Đối những cán bộ vì bản thân có tham ô mà đã làm trở ngại cho việc thu nợ, thì sau khi giáo dục nhiều lần mà không chịu thanh toán phân minh, thì cần xử trí thích đáng trong nội bộ, và phê phán nghiêm khắc trước quần chúng.

5. Ban phụ trách thu thuế, thu nợ, mua thóc ở huyện và xã cần được chấn chỉnh gấp và thật sự hoạt động, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và Ủy ban Hành chính địa phương. Trong Ban, cần phân công ủy viên phụ trách từng việc, nhưng toàn Ban phải sinh hoạt đều để kiểm điểm thường kỳ, bàn kế hoạch phối hợp các mặt, bổ khuyết kịp thời những thiếu sót trong từng thời gian.

6. Cho đến nay nhiều địa phương chưa gửi đều báo cáo cho Thủ tướng phủ và Bộ Nội thương về tình hình tiến hành công tác thu thuế, thu nợ, mua thóc để giúp Trung ương theo sát tình hình và chỉ đạo công tác kịp thời. Vậy nhắc các tỉnh phải chấp hành đúng chế độ báo cáo theo quy định 10 ngày một lần điện báo; kết quả sau mỗi đợt phải có báo cáo đầy đủ.

Tóm lại, từ nay đến tết là thời gian tập trung tiến hành công tác lương thực kết hợp chặt chẽ với củng cố hợp tác xã và đẩy mạnh sản xuất đông xuân. Các Ủy ban Hành chính địa phương cần tập trung lực lượng, hết sức cố gắng thi hành những biện pháp trên đây.

 

 

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG

 
 


Phạm Hùng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 459-TTg ngày 19/12/1959 về đẩy mạnh công tác thu thuế, thu nợ và mua thóc doThủ tướng Chính phủ ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.777

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.148.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!