Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 48/1998/TT-BTC Luật Thuế lợi tức Luật sửa đổi luật Thuế lợi tức sửa đổi Thông Tư 75A-TC/TCT hướng dẫn Nghị định 57/CP

Số hiệu: 48/1998/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành: 11/04/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 48/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 48/1998/TT-BTC NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 1998 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 75A TC/TCT NGÀY 31/8/1993 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 57/CP NGÀY 28/8/1993 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ LỢI TỨC VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ LỢI TỨC

Căn cứ Luật thuế lợi tức được Quốc hội khoá VIII thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế lợi tức được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 6 tháng 7 năm 1993;
Căn cứ Nghị định số 57/CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế lợi tức và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế lợi tức;
Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 3 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Căn cứ Nghị định số 114/1997/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 1997 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 57/CP ngày 28/8/1993.
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 75A TC/TCT ngày 31/8/1993 như sau:

1. Sửa đổi phần căn cứ tính thuế của Thông tư như sau:

- Mục II.2 - Về doanh thu để tính lợi tức chịu thuế.

Doanh thu để tính lợi tức chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền dịch vụ (kể cả phụ thu, trợ giá mà doanh nghiệp được hưởng nếu có) và các khoản thu khác chưa trừ một khoản phí tổn nào của cơ sở kinh doanh phát sinh trong kỳ tính thuế. Đối với hoạt động giao khoán trong sản xuất nông nghiệp doanh thu là tiền thu về trong các hình thức giao khoán cho CBCNV (kể cả thu bằng sản phẩm) ở các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp.

Doanh thu đối với sản phẩm hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để tính lợi tức chịu thuế là doanh thu bán hàng có cả thuế tiêu thụ đặc biệt.

Doanh thu đối với hình thức trả trước một số năm của hoạt động cho thuê nhà, cho thuê tài sản cố định là số tiền thu trước một số năm.

Mục II.3.a - Chi phí khấu hao tài sản cố định

Các doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký với cơ quan thuế trực tiếp quản lý danh mục tài sản cố định, thời gian sử dụng và thời gian khấu hao của từng loại tài sản cố định để trích khấu hao.

Nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng TSCĐ, phương pháp trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và khấu hao TSCĐ.

- Tài sản cố định thuộc tất cả các nguồn vốn đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng thì không được trích khấu hao TSCĐ vào giá thành sản xuất kinh doanh.

- Các chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

- Các chi phí sửa chữa TSCĐ được tính hoặc phân bổ dần vào chi phí hợp lý là số thực chi hợp lý về sửa chữa TSCĐ trong kỳ:

+ Sửa chữa TSCĐ thuê ngoài tính theo số tiền thực tế thanh toán theo hợp đồng với người nhận thầu.

+ Sửa chữa TSCĐ tự làm tính theo chi phí thực tế hợp lý phát sinh.

Đối với một số ngành đặc thù mà chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm, nếu doanh nghiệp muốn trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh thì phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ và trình Bộ Tài chính xem xét quyết định, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý biết sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp phải quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đã trích trước, nếu chi phí sửa chữa lớn hơn số chi phí đã trích trước thì phần chênh lệch được hạch toán hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn số chi phí đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

Các doanh nghiệp thuộc các ngành đặc thù nếu áp dụng phương pháp phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào các kỳ kinh doanh tiếp theo, doanh nghiệp cũng phải lập kế hoạch phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết.

- Mục II.3.c - Chi phí tiền lương, tiền công

Chi phí tiền lương, tiền công được tính trên cơ sở số lượng lao động của cơ sở và lương cấp bậc, phụ cấp lương (nếu có) theo chế độ hiện hành gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của cơ sở, cụ thể là:

- Đối với doanh nghiệp Nhà nước căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các DNNN, Thông tư số 13/LĐ-TBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong DNNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải đăng ký đơn giá tiền lương với cơ quan trực tiếp quản lý thuế như đã quy định tại Thông tư số 20/LB-TT ngày 2/6/1993 của Liên Bộ Lao động Thương binh và xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các doanh nghiệp, cụ thể phải có các tài liệu sau:

+ Đơn giá tiền lương (theo mẫu quy định tại Thông tư số 20/LB-TT ngày 2/6/1993 của Liên Bộ Lao động Thương binh và xã hội - Tài chính) và thuyết minh phương pháp tính toán cụ thể.

+ Tổng số lao động đang sử dụng, trong đó số đã ký hợp đồng lao động; Báo cáo quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng và thu nhập khác có tính chất lương (theo mẫu quy định tạo Thông tư Liên bộ số 20/LB-TT ngày 2/6/1993).

Trường hợp doanh nghiệp không đăng ký đơn giá tiền lương, cơ quan thuế được phép ấn định chi phí tiền lương theo quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ để làm căn cứ xác định lợi tức chịu thuế.

- Đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (hợp tác xã, tổ sản xuất, xí nghiệp tư nhân, hộ cá thể, công ty cổ phần) tiền lương, tiền công của lao động được tính vào chi phí theo đơn giá tiền công, tiền lương sản phẩm và theo hợp đồng thoả thuận giữa người lao động với các doanh nghiệp.

Để bảo đảm sự công bằng, hợp lý, Cục thuế tỉnh, thành phố có thể căn cứ vào chế độ tiền lương áp dụng đối với xí nghiệp quốc doanh, tình hình giá cả để tính định mức tiền lương, tiền công cho từng ngành, nghề trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định trong từng thời kỳ cụ thể.

- Việc xác định chi phí tiền lương, tiền công được trừ để xác định lợi tức chịu thuế phải căn cứ đơn giá tiền lương đã đăng ký với cơ quan thuế để loại trừ những yếu tố do nguyên nhân khách quan. Và phải đảm bảo tỷ lệ tăng giữa tiền lương thực hiện và tiền lương đăng ký không cao hơn tỷ lệ tăng giữa lợi nhuận thực hiện với lợi nhuận đã đăng ký khi xây dựng đơn giá tiền lương.

- Chủ hộ tư nhân kinh doanh được hưởng toàn bộ thu nhập do kết quả kinh doanh đem lại sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ và nộp các khoản thuế theo quy định (bao gồm cả thuế lợi tức). Do đó tiền lương, tiền công đối với chủ hộ tư nhân kinh doanh không được xác định là chi phí khi xác định lợi tức chịu thuế.

2. Bổ sung quy định về chi phí của phần căn cứ tính thuế của Thông tư như sau:

Mục II.3.d:

- Chi phí dự phòng

Đối với doanh nghiệp Nhà nước được trích vào chi phí khoản dự phòng theo quy định tại Thông tư số 64 TC/TCDN ngày 15/9/1997 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giả giá chứng khoán tại DNNN. Đối với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh không trích trước vào chi phí khoản dự phòng, nhưng được hạch toán vào chi phí khoản nợ không đòi được trong các trường hợp:

+ Đối với con nợ là pháp nhân:

. Các quyết định của toà án cho xử lý phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản doanh nghiệp.

. Các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải thể doanh nghiệp như đã quy định tại Nghị định số 50/CP ngày 28/6/1996 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản đối với DNNN và Thông tư số 25 TC/TCDN ngày /5/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định trên.

. Các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Đối với con nợ là thể nhân.

. Con nợ còn tồn tại nhưng có đủ chứng cớ chứng minh không có tài sản cá nhân trả nợ.

. Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với những con nợ đã bỏ trốn hoặc đang thi hành án.

. Con nợ đã chết và không có khả năng trả nợ, phải có xác nhận của chính quyền địa phương.

- Chi hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế theo chế độ quy định.

3. Sửa đổi quy định về thuế suất của phần căn cứ tính thuế của Thông tư như sau:

Mục II.6.a - Thuế suất thuế lợi tức:

Thuế suất thuế lợi tức ổn định quy định tại khoản 3, Điều 1 của Nghị định số 114/1997/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 1997 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định số 57/CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế lợi tức và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế lợi tức, được áp dụng như sau:

Đối tượng nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định trên lợi tức chịu thuế cả năm đối với từng nhóm ngành nghề, gồm các cơ sở kinh doanh xác định được lợi tức chịu thuế (trừ hộ kinh doanh nhỏ và hộ buôn chuyến). Cụ thể là:

- Thuế suất 25% đối với các ngành:

+ Sản xuất điện năng;

+ Khai thác mỏ, khoáng sản, lâm sản, thuỷ sản, khai thác nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

+ Luyện kim;

+ Cơ khí chế tạo: máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và vật truyền dẫn;

+ Sản xuất hoá chất cơ bản, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu;

+ Sản xuất vật liệu xây dựng;

+ Xây dựng kể cả khảo sát thiết kế, các dịch vụ giám sát thi công;

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng để cho thuê trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao;

+ Thuỷ nông;

+ Vận tải kể cả bốc xếp tại các Cảng, vận chuyển thu gom rác;

+ Xuất bản báo: Đối với hoạt động quảng cáo trên báo phải hạch toán riêng để nộp thuế lợi tức 45% lợi tức thu được từ hoạt động quảng cáo. Trường hợp hoạt động xuất bản báo bị lỗ thì được bù trừ lợi tức chịu thế của hoạt động quảng cáo trên báo và nộp thuế lợi tức 45% trên số lợi tức chịu thuế còn lại:

+ Dạy học, dạy nghề;

+ Sản phẩm nông nghiệp do nông trường, lâm trường trung tâm, trạm trại sản xuất và trực tiếp chế biến sản phẩm tự sản xuất như: trồng mía chế biến thành mật, trồng bông chế biến thành bông hạt, trồng cà phê bóc vỏ rang xay thành bột, chế biến mủ cao su từ mủ nước thành các loại mủ khô sơ chế;

+ Lãi trái phiếu, tín phiếu kho bạc;

- Thuế suất 35% đối với các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, chế biến lương thực và sản xuất khác;

- Thuế suất 45% đối với ngành thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ các loại;

Các hoạt động sửa chữa có các công việc mang tính chất công nghiệp như sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc thiết bị thì căn cứ vào tính chất hoạt động để xếp vào ngành công nghiệp tương ứng.

Ví dụ: Sửa chữa tàu thuỷ, ôtô thì được xếp vào thuế suất 25% của sản xuất phương tiện vận tải.

Các hoạt động sửa chữa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng như sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa đồ dùng điện tử, sửa chữa xe đạp, xe máy áp dụng thuế suất dịch vụ khác 45%.

Lợi tức khác được nộp thuế lợi tức theo thuế suất của hoạt động kinh doanh cơ bản. Trường hợp hoạt động kinh doanh cơ bản có áp dụng nhiều thuế suất, thì lợi tức khác được nộp thuế theo thuế suất của ngành nghề có lợi tức chịu thuế chiếm tỷ lệ cao nhất.

Cơ sở kinh doanh hoạt động nhiều nhóm ngành nghề có thuế suất khác nhau phải hạch toán riêng lợi tức chịu thuế của từng ngành nghề và áp dụng thuế suất thuế lợi tức theo từng ngành nghề. Trường hợp cơ sở không hạch toán riêng được lợi tức chịu thế của từng ngành, nghề thì áp dụng thuế suất thuế lợi tức cao nhất của ngành nghề có kinh doanh tính trên tổng số lợi tức chịu thuế của cơ sở.

Mục II.6.b - Thuế suất thuế lợi tức bổ sung:

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 57/CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 114/1997/NĐ-CP ngày 16/12/1997 của Chính phủ thì cơ sở kinh doanh ngoài việc phải nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định như nói trên, nếu có lợi tức chịu thuế vượt trên mức quy định thì phải nộp thuế lợi tức bổ sung như sau:

- Doanh nghiệp nhà nước có lợi tức chịu thuế cao phải nộp thuế lợi tức bổ sung. Thuế lợi tức bổ sung tính trên phần lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định của ngành nghề kinh doanh và trích lập 3 quỹ của doanh nghiệp (quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng).

+ Thuế suất thuế lợi tức bổ sung được áp dụng:

* Thuế suất 30% đối với các ngành khai thác tài nguyên, sản xuất, xây dựng, vận tải.

* Thuế suất 40% đối với ngành thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ các loại.

+ Các cơ sở kinh doanh áp dụng thuế lợi tức bổ sung theo một thuế suất. Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều ngành nghề thì thuế suất lợi tức bổ sung được tính theo ngành nghề kinh doanh có lợi tức chịu thuế cao nhất.

+ Căn cứ xác định thuế lợi tức bổ sung:

Thuế lợi tức bổ sung

=

Lợi tức chịu thuế bổ sung

x

Thuế suất bổ sung

 

Lợi tức chịu thuế bổ sung

=

Lợi tức chịu thuế

-

Thuế lợi tức phải nộp theo thuế suất ổn

-

Ba quỹ của định xí nghiệp

* Mức trích lập ba quỹ của doanh nghiệp làm căn cứ xác định lợi tức chịu thuế lợi tức bổ sung được quy định như sau:

Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh tính bằng 50% số lợi tức chịu thuế còn lại sau khi đã trừ đi số thuế lợi tức tính theo thuế suất ổn định.

Quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng: tính bằng 3 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp trên cơ sở chế độ tiền lương của Chính phủ quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các DNNN và các văn bản hướng dẫn Nghị định này. + Trường hợp các cơ sở kinh doanh được trích các quỹ chuyên dùng: quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính... thì nguồn trích lấy từ lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức và thuế lợi tức bổ sung.

+ Lợi tức chia lãi cổ phần lấy từ lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định và thuế suất lợi tức bổ sung.

Ví dụ: Doanh nghiệp X có lợi tức chịu thuế như sau:

 

Lợi tức chịu thuế (tr.đ)

Thuế suất ổn định (%)

Thuế lợi tức
(tr.đ)

Kinh doanh cung ứng và dịch vụ

2.500

45

1.125

Kinh doanh vận tải

50

25

12,5

Sản xuất khác

80

35

28

Lợi tức khác

120

45

54

Cộng

2.750

 

1.219,5

+ Tổng quỹ lương thực tế hợp lý cả năm theo quy định: 864 triệu

+ Thuế lợi tức theo thuế suất ổn định: 1.219,5 triệu

+ Các quỹ xí nghiệp

 

 

864 tr x 3

 

 

[(2.750 tr - 1.219,5 tr) x 50%]

+

 

=

981,2 triệu.

 

 

12

 

 

+ Thuế lợi tức bổ sung phải nộp (theo thuế suất của thương nghiệp dịch vụ).

(2.750 tr - 1.219,5 tr - 981,2 tr) x 40% = 219,7 tr

+ Tổng cộng số thuế lợi tức phải nộp:

1.219,5 tr + 219,7 tr = 1.439,2 tr

- Các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh như Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh tế tập thể có huy động vốn góp từ các cá nhân, tổ chức kinh doanh, đại diện cho vốn góp của tổ chức hoặc tập thể và của các doanh nghiệp Nhà nước, nếu lợi tức chịu thuế bình quân tháng của đầu người góp vốn trên 10 triệu đồng thì thuế lợi tức bổ sung được nộp theo quy định sau:

Thuế lợi tức bổ sung được xác định căn cứ vào lợi tức chịu thuế bổ sung và thuế suất. Lợi tức chịu thuế bổ sung là lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định (-) quỹ đầu tư bằng 50% của lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức. Thuế suất thuế lợi tức bổ sung là 25%.

Ví dụ: Ngân hàng Thương mại cổ phần A có 15 cổ đông trong đó 10 cổ đông tư nhân và 5 cổ đông đại diện cho tổ chức hoặc DNNN, lợi tức chịu thuế năm 1997 là 2.000 triệu, cách tính thuế lợi tức và thuế lợi tức bổ sung như sau:

1. Thuế lợi tức theo thuế suất ổn định:

2.000 tr.đ x 45% = 900 tr.đ

2. Thuế lợi tức bổ sung:

Lợi tức chịu thuế bình quân tháng trên đầu người góp vốn là trên 11 triệu (2.000 tr.đ: 15 cổ đông x 12 tháng). Vì vậy phải nộp thuế lợi tức bổ sung như sau:

+ Lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức:

2.000 tr.đ - 900 tr.đ = 1.100 tr.đ

+ Quỹ đầu tư được trừ khi tính thuế lợi tức bổ sung:

1.100 tr.đ x 50% = 550 tr.đ

+ Thuế lợi tức bổ sung:

(1.100 tr - 550 tr) x 25% = 137,5 tr.đ

+ Tổng số thuế phải nộp:

900 tr.đ + 137,5 tr.đ = 1.037,5 tr.đ

Cách xác định số thuế lợi tức phải nộp như trên chỉ áp dụng để tính thuế lợi tức bổ sung cho tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh.

- Công ty tư nhân, hộ tư nhân kinh doanh nếu có lợi tức chịu thuế bình quân tháng trên 10 triệu đồng thì phần lợi tức chịu thuế vượt trên 10 triệu đồng phải nộp thuế lợi tức bổ sung 25%.

4. Bổ sung vào cuối điểm 4 Mục IV kê khai, nộp thuế, thu thuế của Thông tư như sau:

- Kê khai nộp thuế lợi tức đối với đơn vị hạch toán độc lập: Đơn vị hạch toán độc lập có các Chi nhánh, đơn vị phụ thuộc đã thực hiện nộp thuế lợi tức tại Chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, khi quyết toán thuế được tổng hợp chung vào kết quả kinh doanh của đơn vị hạch toán độc lập. Trường hợp Chi nhánh hoặc đơn vị phụ thuộc bị lỗ thì xác định số lỗ do nguyên nhân khách quan được bù trừ vào thu nhập chịu thuế của trụ sở chính, nếu còn lỗ thì được chuyển lỗ vào năm sau như quy định của Luật thuế lợi tức.

- Các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng cơ bản tự làm đối với các công việc sửa chữa, xây dựng trong nội bộ đơn vị kể cả việc trồng mới và chăm sóc vườn cây lâu năm, trong thời kỳ xây dựng cơ bản, hàng năm được trích một khoản là định mức hoặc một tỷ lệ (%) trên giá trị khối lượng XDCB như một khoản lợi nhuận để lập quỹ khen thưởng, phúc lợi. Khoản thu nhập được xác định là lợi nhuận và phải nộp thuế lợi tức trước khi phân phối cho cán bộ công nhân viên.

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài sản như: cho thuê nhà, văn phòng hoặc kinh doanh cơ sở hạ tầng có thu trước tiền thuê của nhiều năm thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng và lợi tức chịu thuế lợi tức của doanh nghiệp được xác định như sau:

Lợi tức chịu thuế đối với doanh thu thu tiền trước


=

Tổng doanh thu thu tiền trước


-

Thuế doanh thu phải nộp đối với doanh thu tiền trước


-


Chi phí

Chi phí có liên quan đến việc hình thành doanh thu chịu thuế được xác định như sau:

* Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc chi phí xây dựng nhà cửa, văn phòng đối với các doanh nghiệp cho thuê nhà ở, văn phòng hoặc kinh doanh cơ sở hạ tầng:

+ Đối với hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng hoặc kinh doanh cho thuê nhà ở, văn phòng là các khoản chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc chi phí xây dựng nhà ở, văn phòng liên quan trực tiếp tới diện tích cho thuê thu tiền một lần. Đối với các trường hợp cho thuê thu tiền trước với thời hạn thuê ngắn hơn thời hạn sử dụng tối thiểu trong khung thời gian sử dụng TSCĐ của bản phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì chi phí xây dựng được phân bố theo thời hạn thuê thực tế. Các doanh nghiệp có thể đăng ký thời hạn sử dụng tài sản cố định phù hợp với quy định tại Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A có chức năng cho thuê văn phòng, năm 1996 cho doanh nghiệp B thuê 1.000 m2 văn phòng trong 10 năm với số tiền thuê là 1.000.000 USD, cho doanh nghiệp C thuê 1.000 m2 trong 30 năm với số tiền thuê 3.000.000 USD, và cho doanh nghiệp D thuê 1.000 m2 trong 30 năm với số tiền 3.000.000 USD. Giả sử chi phí xây dựng cho 1 m2 văn phòng cho thuê là 1.250 USD, thời gian sử dụng tối thiểu của nhà cửa loại kiên cố theo quy định của phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC là 25 năm, chi phí xây dựng phân bổ cho các trường hợp được xác định như sau (giả sử doanh nghiệp A đăng ký thời gian khấu hao nhà cửa là 25 năm):

+ Đối với doanh thu cho doanh nghiệp B thuê văn phòng, chi phí xây dựng được phân bổ để xác định lợi tức chịu thuế năm 1996 là:

Chi phí

 

1.250 USD/m2 x 1.000 m2

 

 

 

 

xây

=

 

x

10 năm

=

500.000 USD

dựng

 

25 năm

 

 

 

 

+ Đối với doanh thu cho doanh nghiệp C và doanh nghiệp D thuê văn phòng, chi phí xây dựng được phân bổ để xác định lợi tức chịu thuế là:

Chi phí xây dựng = (1.250 USD/m2 x 1.000 m2) x 2 = 2.500.000 USD

Trường hợp trong năm tính thuế có các hạng mục công trình chưa xác định được các chi phí xây dựng thực tế thì chi phí của các hạng mục này được tạm xác định trên cơ sở dự toán chi phí theo giải trình kinh tế kỹ thuật và phân bổ cho diện tích cho thuê thu tiền một lần. Khi hoàn thành quyết toán công trình sẽ tính toán lại chi phí xây dựng theo thực tế, mọi chênh lệch giữa chi phí xây dựng thực tế và chi phí theo dự toán được điều chỉnh vào kết quả kinh doanh của năm tài chính tiếp theo năm công trình hoàn thành.

* Các chi phí khác phát sinh trong năm phân bổ cho phần doanh thu thu tiền trước, cụ thể:

Chi phí phát sinh trong năm phân bổ

 

Tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong năm tính thuế

 


Doanh

cho doanh thu

=

 

x

thu thu

thu tiền trước

 

Tổng doanh thu phát sinh trong năm

 

tiền trước

- Trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng, cho thuê nhà, văn phòng đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế thì lợi tức chịu thuế của doanh thu thu tiền trước được xác định như sau:

Lợi tức chịu thuế của doanh

 

Lợi tức chịu thuế đ/v doanh thu thu tiền trước

 


Số năm

 

Số năm được

thu thu tiền

=

 

x

thu tiền

-

miễn

trước

 

Số năm thu tiền trước

 

trước

 

thuế

Trong đó:

Số năm được miễn thuế

=

Số năm miễn thuế theo giấy phép đầu tư

-

Số năm tính từ năm doanh nghiệp có lãi

Hai năm được giảm thuế tính bằng một năm miễn thuế.

5. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và áp dụng đối với việc quyết toán thuế lợi tức từ năm 1997. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

 

 

Vũ Mộng Giao

(Đã Ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 48/1998/TT-BTC

Hanoi, April 11, 1998

 

CIRCULAR

AMENDING AND SUPPLEMENTING CIRCULAR No.75A-TC/TCT OF AUGUST 31, 1993 OF THE MINISTRY OF FINANCE GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No.57-CP OF AUGUST 28, 1993 OF THE GOVERNMENT DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON PROFIT TAX AND THE LAW AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON PROFIT TAX

Pursuant to the Law on Profit Tax adopted on June 30, 1990 by the VIIIth National Assembly; the Law on the Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Profit Tax adopted on July 6, 1993 by the IXth National Assembly;
Pursuant to Decree No.57-CP of August 28, 1993 of the Government detailing the implementation of the Law on Profit Tax and the Law Amending and Supplementing to a Number of Articles of the Law on Profit Tax;
Pursuant to Decree No.59-CP of October 3, 1996 of the Government promulgating the Regulation on the financial management and cost accounting applicable to State enterprises;
Pursuant to Decree No.114/1997/ND-CP of December 16, 1997 of the Government amending Decree No.57-CP of August 28, 1993;
The Ministry of Finance hereby guides the supplements and amendments to Circular No.75A-TC/TCT of August 31, 1993 as follows:

1. To amend the said Circular's section on the tax calculation basis as follows:

Section II. 2- Regarding the turnover for calculation of taxable profit.

The turnover for calculation of taxable profit is the total goods sale money, processing remuneration, commissions, service charges (including surcharges and price subsidies (if any) enjoyed by the enterprise) and other revenues, not yet deducting any expenses of such business establishment incurred in the taxation period. For the assignment of package norms in the agricultural production, the turnover shall be money (including in form of products) earned from the work assigned in the form of package norm to employees in the enterprises engaged in agricultural and/or forestrial production.

For products and goods subject to the special consumption tax, the turnover for calculation of taxable profit is the sale turnover that has included special consumption tax.

For the advances paid for several years in the lease of houses and/or fixed assets, the turnover shall be the amount of rental collected in advance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprises shall have to register with their direct managing tax agencies their lists of fixed assets, the use duration thereof and the depreciation duration of each kind of fixed assets.

The purchase prices, use duration and method for depreciation of fixed assets shall comply with Decision No.1062-TC/QD/CSTC of November 14, 1996 of the Ministry of Finance on the regime of management, use and depreciation of fixed assets.

- For fixed assets of all capital sources which have been fully depreciated but are still in use, the depreciation thereof shall no longer be accounted into the production and/or business costs.

- Expenses spent by the enterprises to upgrade their fixed assets shall be reflected as the increase of purchase prices of such fixed assets, but not accounted into the business costs in the period.

- Expenses for repair of fixed assets, accounted or gradually charged into reasonable expenses shall be the actual amounts of reasonable expenses for fixed asset repair in the period:

+ Expenses for hired repair of fixed assets shall be calculated according to the amounts actually paid to the contracting repairers.

+ Expenses for self-repair of fixed assets shall be calculated according to reasonable expenses actually incurred.

For some special sectors where the expenses for repair of fixed assets vary from period to period or year to year, the enterprises that wish to deduct in advance the fixed asset repair expenses into their business costs shall have to work out plans therefor and submit them to the Ministry of Finance for consideration and decision; the enterprises shall have to notify the tax authorities directly managing them of the written decisions of the Ministry of Finance.

Enterprises shall have to make final settlement of actually incurred repair expenses against those deducted in advance; if the actual repair expenses are larger than those deducted in advance, the difference shall be accounted or gradually charged into the business expenses in the period; if the actual repair expenses are smaller than those deducted in advance, the difference shall be accounted into the business expense reduction in the period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section II.3.c- Salary and wage expenses:

The salary and wage expense of an establishment shall be calculated on the basis of number of laborers of such establishment and the grade-based salaries and allowances (if any) thereof according to the current regulations as well as the production and/or business results of such establishment; more concretely:

- For State enterprises, Decree No.28-CP of March 28, 1997 of the Government on renewing the management of salaries and incomes in State enterprises, Circular No.13/LDTBXH-TT of April 10, 1997 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the application of the method of setting wage unit prices and the management of wages and incomes in State enterprises, and other documents guiding the implementation of the said Decree shall apply.

- Non-State enterprises shall have to register their wage unit prices with their direct managing tax agencies as defined in Joint Circular No.20/LB-TT of June 2, 1993 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance guiding the management of wages and bonuses in enterprises; specifically, the following documents are required:

+ The index of wage unit prices (according to the form prescribed in Joint Circular No.20/LB-TT of June 2, 1993 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance) and the explanation of the specific calculation method).

+ The total number of laborers currently employed, including those who have entered into labor contracts; the report on wage fund, reward fund and other revenues of wage nature (according to the form prescribed in Joint Circular No.20/LB-TT of June 2, 1993).

In cases where an enterprise fails to register its wage unit price, the tax agency shall be entitled to determine the wage expenses according to Decree No.26-CP of May 23, 1993 of the Government to serve as basis for determining taxable profit.

- For non-State economic establishments (cooperatives, production groups, private enterprises, proprietorial households, joint stock companies), the salaries and wages of employees shall be accounted into the expenses according to the remuneration and product-based wage unit prices and the contracts between the employees and such enterprises.

To ensure the equality and rationality, the provincial/municipal Tax Departments can base themselves on the wage regime applicable to the State enterprises and the current prices to set the salary and wage norms for each branch and each occupation, then submit them to the provincial/municipal People's Committees for decision in each given period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The heads of business households shall be entitled to enjoy all incomes from the business activities after deducting all reasonable and proper expenses and paying all taxes as prescribed (including profit tax). For such reason, the salaries and wages for the heads of business households shall not be considered expenses when determining taxable profit.

2. To supplement the provisions on expenses in the said Circular's section on the tax calculation basis, as follows:

Section II.3.d:

- Reserve expenses

The State enterprises shall be entitled to deduct in advance their reserves into their expenses according to Circular No.64-TC/TCDN of September 15, 1997 of the Ministry of Finance guiding the setting up and use of the reserve for the price decrease of unsold goods, the reserve for bad debts and the reserve for the price decrease of securities of State enterprises. The non-State economic organizations shall not be entitled to deduct in advance such reserves into their expenses, but shall be entitled to account uncollectible debt amounts into their expenses in the following cases:

+ For debtors being legal persons:

. There are court decisions to settle bankruptcy of enterprises under the Law on Bankruptcy of Enterprises.

. There are decisions of competent agency(ies) on dissolution of enterprises as stipulated in Decree No.50-CP of June 28, 1996 of the Government on the establishment, re-organization, dissolution and bankruptcy of State enterprises and Circular No.25-TC/TCDN of May 15, 1997 of the Ministry of Finance guiding the above-said Decree.

. Other decisions of competent agency(ies) as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



. The debtors are still alive but there exist enough evidences proving that they have no individual property for debt payment;

. There are arrest warrants against debtors who have escaped or certifications by law enforcement agencies that they are serving their sentences.

. In cases where the debtors are dead and, therefore, incapable of paying debts; certifications thereon by local authorities are required.

- Expenses for educational, training, scientific research and health care activities under the prescribed regime.

3. To amend provisions on tax rates in the said Circular's section on the tax calculation basis as follows:

Section II.6.a- Profit tax rates:

The fixed profit tax rates prescribed in Clause 3, Article 1 of Decree No.114/1997/ND-CP of December 16, 1997 of the Government amending Decree No.57-CP of August 28, 1993 of the Government detailing the implementation of the Law on Profit Tax and the Law on the Amendments and Supplements to a Number of Articles of the Law on Profit Tax, shall be applied as follows:

Subjects liable to pay profit tax at the fixed tax rates on the whole year's taxable profit for each group of business lines and occupations shall include business establishments that can determine their taxable profits (except for small business households and households engaged in consignment trading). More concretely:

- The tax rate of 25% shall be applicable to the following sectors:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Mining, exploitation of minerals, forest products, aquatic products, water supply in service of production and daily life;

+ Metallurgy;

+ Machine building: machinery, equipment, transport means and conveyors;

+ Production of basic chemicals, fertilizers, insecticides;

+ Production of construction materials;

+ Construction activities, including survey and designing activities, construction supervision services;

+ Construction of infrastructure for lease in industrial parks, export processing zones and hi-tech parks;

+ Agricultural irrigation;

+ Transport, including loading-unloading activities at ports, garbage collection and transport;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Educational and vocational training activities;

+ Agricultural products turned out and directly processed by farms, central logging and forestation camps and production stations, such as: sugar cane grown and processed into molasses; cotton grown and processed into seed cotton; coffee grown, hulled, roasted and ground into powder; preliminary processing of liquid rubber latex into dry latex of various kinds;

+ Interests on treasury bonds and bills;

- The tax rate of 35% shall be applicable to consumer goods production industry, foodstuff industry, food processing and other production branches;

- The tax rate of 45% shall be applicable to trade service, food catering and services of various kinds;

Repairing activities of industrial character, such as: repair of transport means, machinery and equipment, shall be rated as the corresponding industries on the basis of the characteristics of such activities.

For example: Repair of ships and automobiles shall be rated to the tax rate of 25%, applicable to the manufacture of transport means.

The repairing activities in service of daily life, such as repair of civil electric appliances, electronic appliances, bicycles and motorbikes shall be subject to the tax rate of 45% applicable to other services.

Other profits shall be subject to profit tax at the rate applicable to basic business activities. In cases where the basic business activities are subject to different tax rates, other profits shall be taxed at the rate applicable to the business line with the largest proportion of the gross taxable profit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section II.6.b- Profit surtax rates:

Pursuant to Article 6 of Decree No.57-CP of August 28, 1993 of the Government and provisions of Clause 4, Article 1 of Decree No.114/1997/ND-CP of December 16, 1997 of the Government, if a business establishment has its taxable profit exceeding the prescribed level, it shall, besides paying the profit tax at the fixed tax rates as mentioned above, have to pay the profit as follows:

- A State enterprise that has a high taxable profit shall have to pay the profit surtax. The profit surtax shall be calculated on the profit amount remaining after the payment of profit tax at the fixed tax rate applicable to its business branch or trade and the deduction for setting up three funds of the enterprise (production and business promotion fund, welfare fund and reward fund).

+ The applicable profit surtax rates:

* The tax rate of 30% shall be applicable to such sectors as: natural resource exploitation, production, construction and transport.

* The tax rate of 40% shall be applicable to trade service, food catering and services of various kinds.

+ Every business establishment shall pay the profit surtax at only one tax rate. In cases where a business establishment is engaged in several business branches and/or trades, the applicable profit surtax rate shall be the one applicable to the branch or trade with the highest taxable profit.

+ The basis for determining the profit surtax:

Profit surtax

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Profit subject to profit surtax

x

Surtax rate

Profit subject to surtax

=

Taxable profit

-

Payable profit tax at the fixed rate

-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* The levels of deduction for setting up the three funds of an enterprise to serve as basis for determining the profit subject to profit surtax are stipulated as follows:

The production and business promotion fund shall represent 50% of the taxable profit amount remaining after deducting the payable profit tax amount calculated according to the fixed rates.

The welfare fund and reward fund: shall be equal to three months' wages paid by the enterprise on the basis of the wage regime prescribed by the Government in Decree No.28-CP of March 28, 1997 on renewing the management of salaries and incomes in State enterprises and its guiding documents.

+ In cases where the business establishments are entitled to set up specialized funds: the statutory capital supplement fund, the financial reserve fund,... the deductions therefor shall come from the profit remaining after the payment of profit tax and profit surtax.

+ The profit to be distributed as dividends shall be deducted from the profit amount remaining after the payment of profit tax at the fixed tax rate and profit surtax.

For example: Enterprise X has the following taxable profit amount:

 

 

Taxable profit
(mil VND)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Profit tax
(mil VND)

Supply and services

2,500

45

1,125

Transport

50

25

12.5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



80

35

28

Other profits

120

45

54

Total

2,750

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,219.5

+ The total actual reasonable wage fund for the whole year as prescribed: 864 million.

+ Profit tax at the fixed tax rate: 1,219.5 million

+ The funds of the enterprise

{(2,750 mil - 1,219.5 mil) x 50%} +

864 mil x 3

= 981.2 mil.

12

+ The payable profit surtax (at the tax rates applicable to trade and service activities):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The total payable profit tax amount:

1,219.5 mil + 219.7 mil = 1,439.2 mil

- Non-State economic organizations, such as joint stock companies, limited liability companies and economic collectives having mobilized capital from individuals, business organizations, as well as representatives of contributed capital of organizations or collectives and State enterprises, and earning a monthly average taxable profit per capital contributor of more than 10 million VND, shall pay the profit surtax according to the following stipulations:

The profit surtax shall be determined on the basis of the profit subject to the surtax and the tax rate. The profit subject to the surtax is the profit remaining after the payment of profit tax at the fixed tax rate, minus (-) the investment fund which represents 50% of the profit amount left after the payment of the profit tax. The profit surtax rate is 25%.

For example: Joint stock commercial bank A has 15 stockholders, including 10 individuals and 5 representatives of organizations or State enterprises, and its taxable profit in 1997 was 2,000 million VND; the profit tax and surtax shall be calculated as follows:

1) Profit tax at the fixed tax rate:

2,000 mil VND x 45% = 900 mil VND

2) Profit surtax:

The monthly average taxable profit per capital contributor is over 11 million VND (2,000 mil VND : 15 stockholders x 12 months). So, the payable profit surtax shall be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2,000 mil VND - 900 mil VND = 1,100 mil VND

+ Investment fund to be deducted when calculating payable profit surtax:

1,100 mil VND x 50% = 550 mil VND

+ Payable profit surtax:

(1,100 mil VND - 550 mil VND) x 25% = 137.5 mil VND

+ The total payable tax amount:

900 mil VND + 137.5 mil VND = 1,037.5 mil VND

The above-said payable profit tax calculation method shall apply only to the calculation of profit surtax to be paid by non-State economic organizations.

- If a private company or business household has a monthly average taxable profit of over 10 million VND, it shall have to pay the profit surtax on the taxable profit amount in excess of 10 million VND at the tax rate of 25%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Profit tax payment declaration by independent cost-accounting units: For independent cost-accounting units having branches or attached units that have paid profit tax thereat, when the final settlement of tax is made, such profit tax shall be incorporated into the business results of such independent cost-accounting units. In cases where a branch or an attached unit suffers from loss, the loss caused by objective reasons shall be determined and offset against the taxable income of the head office; the remaining loss amount shall be transferred to the following year as stipulated by the Law on Profit Tax.

- An enterprise that undertakes self-reliant capital construction activities for the internal repair or construction purpose, including planting and tending of perennial tree gardens shall, during the capital construction period, be entitled to annually deduct a prescribed amount or percentage (%) from the value of such capital construction volume as profit for setting up reward and/or welfare funds. All revenues determined as profits shall be subject to profit tax before being distributed to employees.

- An enterprise that is engaged in property leasing activities, such as: lease of houses and/or offices or dealing in infrastructure with rental collected in advance for years, shall have to conduct separate cost-accounting and its taxable profit shall be calculated as follows:

Taxable profit from advance rental turnover

=

Total advance rental turnover

-

Payable turnover tax on advance rental turnover

-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The expenses related to the generation of taxable turnover shall be determined as follows:

* The expenses for construction of infrastructure or expenses for construction of residential houses and/or offices, with regard to enterprises leasing houses, offices or dealing in infrastructure:

+ For dealing in infrastructure or leasing houses and offices, they are the expenses for construction of infrastructure or those for construction of residential houses and offices directly related to the leased area with lump-sum rental. For cases where the rental is collected beforehand and the lease term is shorter than the minimum use duration in the fixed asset use duration bracket (Appendix 1 issued together with Decision No.1062-TC/QD/CSTC of November 14, 1996 of the Minister of Finance), the construction costs shall be charged upon the actual lease term. Enterprises may register the use duration of fixed assets in accordance with Decision No.1062-TC/QD/CSTC of November 14, 1996.

For example:

Enterprise A has the function of leasing offices, in 1996 it leased to enterprise B 1,000 m2 of offices for 10 years and with a rental of 1,000,000 USD, to enterprise C 1,000 m2 for 30 years and with a rental of 3,000,000 USD and to enterprise D 1,000 m2 for 30 years and with a rental of 3,000,000 USD. Assuming that the construction cost of one m2 of leased office is 1,250 USD, and the minimum use duration of the firmly-built houses as specified in Appendix 1 issued together with Decision No.1062-TC/QD-CSTC is 25 years, the construction costs shall be charged in each case as follows (if enterprise A registers a house depreciation duration of 25 years):

+ For turnover generated from the lease of offices to enterprise B, the construction costs to be charged for determining taxable profit in 1996 shall be calculated as follows:

Construction costs =

1,250USD/m2 x 1,000m2

x 10 years = 500,000 USD

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ For turnover generated from the lease of offices to enterprises C and D, the construction costs to be charged for determining taxable profit shall be calculated as follows:

Construction costs = (1,250 USD/m2 x 1,000 m2) x 2 = 2,500,000 USD

In cases where the actual construction costs for construction project units in a taxation year cannot be determined, such costs shall be temporarily determined on the basis of cost estimate according to the techno-economic explanation and charged to the leased area with lump-sum rental. The final settlement upon the completion of the project, the actual construction costs shall be re-determined, the difference between the actual costs and estimated ones shall be integrated into the business results of the fiscal year following the year of completion of the project.

* Other expenses arising in the year shall be charged into the advance rental turnover, concretely:

Expenses arising in the year to be charged into the advance rental turnover

=

Total of other expenses arising in the taxation year

x

The advance rental turnover

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In cases where an enterprise doing business with the infrastructure or leasing houses and/or offices is in the period of enjoying tax preference, the taxable profit from the advance rental turnover shall be determined as follows:

Taxable profit from the advance rental turnover

=

Taxable profit from the advance rental turnover

x

Number of years with advance rental

-

Number of years with tax exemption

Number of years with advance rental

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Number of years with tax exemption

=

Number of years with tax exemption according to the investment license

-

Number of years counted from the year the enterprise makes profit

Every two years of tax reduction shall be tantamount to one year of tax exemption

5. This Circular takes effect 15 days after its signing and applies to the final settlement of profit tax from 1997. The previous stipulations which are contrary to this Circular are now annulled.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 48/1998/TT-BTC of April 11, 1998, amending and supplementing Circular No.75a-TC/TCT of August 31, 1993 of the Ministry of Finance guiding the implementation of Decree No.57-CP of August 28, 1993 of the Government detailing the implementation of the Law on Profit tax and the law amending and supplementing a number of articles of the law on profit tax

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.188

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.63.145
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!