Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 1923-A7 giao trách nhiệm khu, thành, tỉnh, xây dựng điều lệ vệ sinh phòng dịch

Số hiệu: 1923-A7 Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng Người ký: Phan Mỹ
Ngày ban hành: 07/05/1959 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1923-A7

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

SỐ 1923-A7 NGÀY 07/05/1959 VỀ VIỆC GIAO TRÁCH NHIỆM CHO CÁC KHU, THÀNH, TỈNH, XÂY DỰNG ĐIỀU LỆ VỆ SINH PHÒNG DỊCH

Kính gửi:Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh

 

Qua hơn 4 năm hòa bình, nhìn chung phong trào vệ sinh phòng dịch ở các thành phố, thị xã đã dần dần được đẩy mạnh, tư tưởng, ý thức vệ sinh phòng bệnh của nhân dân đã đựợc nâng cao, do đó đã giúp cho công tác vệ sinh phòng bệnh đạt nhiều kết quả tốt.

Nhưng bên cạnh đó, tình hình vệ sinh phòng bệnh ở thành thị còn nhiều phức tạp, nhiều khó khăn, khuyết điểm, tạo điều kiện cho các bệnh tật phát sinh. Mặt khác cũng có một số hộ, một số phát sinh. Mặt khác cũng có một số hộ, một số người sau nhiều lần giáo dục cũng không theo, nên đã làm ảnh hưởng xấu đến phong trào vệ sinh phòng bệnh của nhân dân.

Trước tình hình đó, và qua nhiều lần thư, đơn của nhân dân phản ảnh, yêu cầu cần có điều lệ vệ sinh phòng dịch để làm cơ sở trong việc giáo dục nhân dân. Bộ Y tế đã dự thảo một bản điều lệ tạm thời về vệ sinh phòng dịch ở thành thị.

Thủ tướng phủ xét thấy cần có một điều lệ vệ sinh phòng dịch, nhưng vì trình độ ý thức vệ sinh phòng dịch của nhân dân, hoàn cảnh địa phương ở các thành thị có khác nhau, nên việc thi hành chung một điều lệ chưa làm được. Vì vậy, Thủ tướng phủ quyết định để các thành phố, thị xã xây dựng lấy điều lệ cho thành thị mình, nhằm quản lý về mặt vệ sinh phòng dịch trong mỗi thành thị, đồng thời rút kinh nghiệm cho việc xây dựng một bản điều lệ vệ sinh phòng dịch chung và thống nhất áp dụng cho toàn miền Bắc.

Để xây dựng bản điều lệ vệ sinh của thành phố hay thị xã, Thủ tướng phủ góp ý kiến với Ủy ban như sau:

1. Nghiên cứu bản dự thảo điều lệ củam Bộ Y tế gửi kèm (chú ý bản giải thích lý do từng điều). Căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện địa phương và tham khảo bản dự thảo của Bộ Y tế, Ủy ban sẽ thảo ra bản điều lệ của thành phố hay thị xã. Cần phải rất thiết thực, tránh hình thức máy móc, vấn đề là bảo đảm được vệ sinh, ngăn ngừa bệnh tật.

2. Khi phổ biến điều lệ của thành phố hay thị xã, chủ yếu là phải làm cho nhân dân thấy rõ áp dụng điều lệ là cốt để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Như thế sẽ phát huy được sáng kiến của đồng bào, tìm mọi biện pháp thích hợp để làm công tác vệ sinh phòng bệnh.

3. Căn cứ vào điều lệ chung của thành phố hoặc thị xã, mỗi khu phố, đường phố, xóm v.v… có thể xây dựng nội quy vệ sinh phòng bệnh của mình cho cụ thể hơn, chặt chẽ hơn và thích hợp với yêu cầu và hoàn cảnh của từng khu vực.

4. Nếu có điều kiện, bản điều lệ có thể đưa Hội đồng nhân dân thông qua. Nếu Hội đồng nhân dân chưa họp, thì Ủy ban Hành chính cứ ban hành một bản điều lệ tạm thời để thi hành ngay, khi nào Hội đồng nhân dân họp sẽ trình Hội đồng nhân dân thông qua thành bản điều lệ chính thức.

Đầu mùa hè này, vấn đề bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo sản xuất là một trong những vấn đề trọng yếu bậc nhất. Các Ủy ban cần chú ý lãnh đạo tốt công tác vận động vệ sinh phòng bệnh, làm tốt việc ban hành và chấp hành điều lệ vệ sinh phòng bệnh. Kế hoạch của Ủy ban sẽ gửi về báo cáo với Thủ tướng phủ và Bộ Y tế.

 

TL. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
THỨ TRƯỞNG THỦ TƯỚNG PHỦ




Phan Mỹ

 

 

 

NỘI DUNG ĐIỀU LỆ

VỆ SINH PHÒNG BỆNH Ở THÀNH PHỐ THỊ XÃ

Đặt vấn đề. – Để bảo đảm vệ sinh trong thành thị, ngăn chặn các bệnh dịch, bệnh tật không cho phát sinh và lan rộng, nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đồng thời để đảm bảo trật tự vệ sinh và mỹ quan của nội thành thị, các thành phố, thị xã sẽ ban hành bản điều lệ và nội quy vệ sinh phòng dịch chính thức cho thành thị để nhân dân thực hiện.

VỆ SINH CÔNG CỘNG

Điều 1. – Mọi người trong thành thị không được phóng uế, vứt súc vật chết, ủ rác, phân ở đường đi, hè phố, bờ đê và những nơi công cộng như vườn hoa, rạp hát, rạp chiếu bóng, bến tầu xe, nhà ga.

Khi đi đường, mọi người phải bỏ rác vào thùng rác công cộng ( nếu đã có) hoặc nơi đã qui định . Rác trong nhà ở phải đổ ra xe rác khi xe đến lấy hoặc vào nơi qui định, không được đặt thùng sẵn ở ngoài đường đi, hè phố.

Điều 2.- Nhân dân có trách nhiệm giữ gìn sạch sẽ ở hè phố, trước nhà mình ở, và thực hiện đúng nội qui vệ sinh ở các nhà vệ sinh công cộng và nơi đặt thùng rác công cộng.

Điều 3.- Cấm mọi tư nhân tự ý lấy phân rong trong thành thị. Các xe thay thùng phân phải lấy trong khoảng từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng. Nơi tập trung phân, bán phân, bãi rác phải ở ngoài khu vực của nội thành thị, cách xa nội thành thị từ 2 cây số trở lên, và cách xa nơi sinh hoạt và các nguồn nước dùng của nhân dân từ 1 cây số trở lên.

Điều 4. – Nhân dân trong nội thành thị không được nuôi súc vật lớn như trâu bò, dê, cừu, lợn. Các loại súc vật nhỏ như chó, gà, thỏ, vịt, ngan, ngỗng cũng không được nuôi mỗi thứ quá 2 con hoặc có tính chất kinh doanh ( trừ các Viện nghiên cứu). Súc vật nói trên không được nuôi hay thả ở đường đi, hè phố, nơi công cộng. Riêng chó ra đường phải có người dắt.

Điều 5.- Nhân dân không được tắm rửa, giặt giũ, cọ rửa đồ dùng hoặc làm bẩn ở các vòi nước máy, giếng công cộng và những bến sông lấy nước ăn. Nhân dân phải tuân theo nội qui sử dụng ở những ao, hồ, đầm đã được qui định hợp vệ sinh trong nội thành thị.

Điều 6.- Nói chung, những thiết kế xây dựng và sửa chữa lớn về nhà cửa, các công trình vệ sinh phân, nước, rác công cộng và tư gia trong nội thành thị phải được phép của Ủy ban hành chính thành thị sau khi đã có ý kiến của cơ quan Y tế về mặt vệ sinh phòng dịch.

VỆ SINH NHÀ Ở

Điều 7.- Mỗi nhà ở hay liên gia phải có một hố xí hợp vệ sinh. Các nhà xí đều phải đặt thùng phân, tuyệt đối không được để tư nhân vào lấy phân. Các hố xí phải đảm bảo sạch sẽ, không làm hôi thối đến nhà xung quanh, và không được làm cửa thay thùng phân ở phía ngoài hè phố và đường đi lại, tối thiểu 3 tháng quét vôi trong nhà xí một lần.

Điều 8.- Trong nhà ở không để có đống rác, rãnh hay vũng nước ứ đọng. Rác phải tập trung vào một nơi và đổ thường xuyên, nước bẩn phải có cống rãnh lưu thoát, không được để chảy sang phạm vi các nhà xung quanh.

Điều 9.- Tuyệt đối không được ủ phân hay rác bùn trong khu vực nhà ở để làm phân.

Điều 10.- Không được đun bếp củi, bếp than trong buồng ngủ. Trong nhà ở phải giữ sạch sẽ, gọn gàng và sáng sủa. Các buồng ngủ phải đảm bảo một khối lượng không khí tối thiểu cho mỗi người ở và theo quy định như sau:

- 16 tuổi trở lên tối thiểu 10 thước khối

- 10 tuổi đến 15 tuổi tối thiểu 7 thước khối

- Dưới 10 tuổi tối thiểu 5 thước khối

Điều 11.- Các vòi nước, giếng nước trong nhà ở, nếu đột nhiên bị bẩn hay nghi ngờ bị nhiễm  độc, nhiễm dịch phải báo ngay cho cơ quan Y tế thành thị biết để khám xét và đề ra cách đề phòng.

VỆ SINH CÁC HÀNG QUÁN, NHÀ TRỌ, CHỢ

Điều 12.- Mỗi khi mở các loại cửa hàng, các nhà trọ, chợ, nói chung trong phạm vi nội thành thị phải được phép của Ủy ban Hành chính thành thị sau khi có ý kiến của cơ quan Y tế.

Điều 13.- Tất cả các hàng quán, ăn uống, thực phẩm, nhà trọ phải sạch sẽ, gọn gàng, bàn ghế, giường chiếu nếu có rệp phải diệt hết ngay.

Các gian phòng ăn có đủ bồ giấy, ống nhổ có nắp đậy và thau nước sạch để khác hàng rửa tay trước khi ăn.

Riêng nhà trọ, chăn màn, chiếu cần phơi nắng hàng tuần và tối thiểu 1 tháng (hay bị bẩn) phải giặt một lần.

Điều 14.- Trong chợ phải phân chia thành khu vực các loại hàng bán khác nhau. Khu vực hàng ăn, thực phẩm phải luôn sạch sẽ, cách xa nhà xí, hố đái tối thiểu là 20 thước. Quầy bán hàng hay bàn để khác ăn uống trong các hàng ăn, thực phẩm, phải cao 0m50 trở lên.

Điều 15.- Các hàng ăn uống, thực phẩm tuyệt đối không được bán thức ăn, uống, thực phẩm ôi, thiu, ươn. Thức ăn, uống, thực phẩm hoặc sống hay chín đều phải che đậy ruồi, bụi.

Nói chung, thức ăn, uống, phải đảm bảo sạch sẽ và nấu chín đun sôi. Các quán hàng nói trên phải có vỉ ruồi (hay bẫy ruồi) và diệt ruồi thường xuyên.

Điều 16.- Các dụng cụ bán hàng hoặc dùng cho khách hàng để gói, để ăn, uống phải sạch sẽ. Các dụng cụ của các hàng ăn uống và hàng rong sau khi mỗi khách hàng dùng xong phải rửa bằng nước sạch, tuyệt đối không được dùng khăn lau thay cho rửa.

Điều 17.- Những người bán hàng hay phục vụ khách hàng trong các quán ăn uống, thực phẩm phải khỏe mạnh và không mắc các bệnh truyền nhiễm.

Điều 18.- Nói chung, các quán hàng ăn uống, thực phẩm, nhà trọ (cả khách sạn) chợ phải đảm bảo có thùng rác có nắp, đủ hố xí, hố đái hợp vệ sinh cho khách hàng dùng và luôn luôn quét dọn, cọ rửa sạch sẽ và rắc vôi bột.

Mỗi quán hàng, nhà trọ phải có quyển sổ xây dựng để khách nhận xét về mặt vệ sinh phòng dịch.

PHÒNG BỆNH PHÒNG DỊCH

Điều 19.- Nhân dân ở nội thành thị có nhiệm vụ đi tiêm chủng một số sinh hóa để phòng các bệnh dịch mỗi khi cơ quan Y tế yêu cầu.

Điều 20.- Khi trong nhà có người ốm mà nghi ngờ là mắc bệnh dịch hoặc nơi nào trong nhà (buồng ở, nhà xí, nguồn nước, v .v… ) nghi là bị nhiễm dịch, phải cấp tốc báo ngay với chính quyền và y tế khu phố biết để điều tra và có biện pháp đề phòng.

Điều 21.- Khi đã có dịch phát sinh, tùy theo tính chất của dịch, Ủy ban thành thị có thể tổ chức bao vây để ngăn chặn, dập tắt dịch trong một khu vực nhỏ hay lớn. Nhân dân trong thành thị lúc đó phải tuân theo những luật lệ, biện pháp chống dịch như hạn chế đi lại, cách ly, tiêm chủng v .v… do cơ quan Y tế đề ra.

KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT

Điều 22.- Những đơn vị và cá nhân tích cực chấp hành điều lệ, có nhiều thành tích trong công tác vệ sinh phòng bệnh, sẽ được khen thưởng. Những đơn vị hoặc cá nhân không chấp hành đúng điều lệ, nội quy vệ sinh phòng bệnh, sẽ tùy trường hợp nhẹ hay là nặng mà phê bình, cảnh cáo hoặc trừng phạt theo pháp luật.

BẢN GIẢI THÍCH XÂY DỰNG ĐIỀU LỆ

Bản nội dung điều lệ vệ sinh phòng dịch nói trên gồm một số mục cần thiết được sắp xếp theo trình tự để giúp các thành thị nghiên cứu xây dựng điều lệ được tương đối thống nhất, không bị lộn xộn giữa các vấn đề với nhau.

Qua nội dung hướng dẫn dưới đây và liên hệ với hoàn cảnh địa phương, các thành thị sẽ quyết định sử dụng những điều nào làm điều lệ chính thức cho thành thị mình, còn những điều khác (không nêu thành điều lệ) sẽ đưa vào bản nội quy vệ sinh phòng dịch chính thức để vận động nhân dân thực hiện. Nguyên tắc của điều lệ là phải được nhân dân triệt để thi hành.

Yêu cầu của nội dung điều lệ:

Trong điều 1, nội dung nhằm mấy yêu cầu:

- Chống những tập quán vệ sinh xấu, có ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan thành thị.

- Ngăn chặn những ổ có thể phát sinh dịch và lan truyền rộng.

Những yêu cầu này nói chung không đòi hỏi đến khả năng kinh tế của nhân dân, mà chủ yếu là giáo dục bỏ các thói quen của nếp sống cũ.

Trong điều 2, nhằm giáo dục nhân dân có ý thức làm chủ nhân ông trong khu phố, thấy trách nhiệm của mình là phải giữ vệ sinh ở nơi mình sinh sống. Một yêu cầu khác là hiện nay các nhà vệ sinh công cộng bị bẩn luôn, thùng rác làm xong lại hỏng, là do một số người vô ý thức cố tình làm bẩn, làm hòng, còn đa số nhân dân đã biết tôn trọng nội quy sử dụng. Thực tế một số người làm bẩn sẽ gây cho những người sử dụng sau làm bẩn thêm.

Điều này quy định nhằm bảo vệ công trình vệ sinh công cộng, làm được tức là đẩy mạnh được phong trào vệ sinh phòng dịch của toàn thành thị.

Trong điều 3, nhằm yêu cầu:

- Không để tình trạng hôi thối của phân, rác làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và mỹ quan của thành thị.

Chính thời gian qua, những người lấy phân rong lấy lung tung ban ngày, và nơi chứa rác, phân nằm lẫn lộn trong thành thị, nên đã gây nhiều phản ứng trong nhân dân, nhiều thư từ kêu ca về vệ sinh, đồng thời gây nhiều khó khăn trong việc quản lý ngăn chặn các đường lan dịch.

- Việc đặt thùng phân, nhân dân có thể thi hành tốt nếu đã được giáo dục tốt.

- Việc đổ rác, đưa phân xa thành thị nhằm làm sao cách ly được các ổ truyền dịch, mùi hôi thối không theo gió đưa về thành thị làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân, đồng thời ruồi muỗi cũng khó bay vào thành thị một cách dễ dàng được.

Số cây số quy định trong điều lệ là trên lý thuyết, nhưng nếu xa hơn thì càng tốt.

Việc thay thùng vào khoảng đêm nhằm yêu cầu: không cản trở sinh hoạt, giải trí của nhân dân, đồng thời ngăn hôi thối không tỏa lan rộng, vì thường mùa hè mặt đất lúc chiều tối còn nóng nên bốc hơi nhiều và lan rộng.

Trong điều 4, nếu không hạn chế như vậy thì không khí của thành thị sẽ trở nên không tốt (và sức khỏe của nhân dân bị ảnh hưởng vì không khí không điều hòa nhanh chóng do nhà cửa cao thấp, hơn nữa mật độ dân số hiện nay khá cao, nếp sống còn thiếu vệ sinh nhiều).

Mặt khác, thành thị xã hội chủ nghĩa không thể biến thành nơi chăn nuôi được, và cũng không vì một số lợi nhuận nhỏ của một số người mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Hơn nữa một người làm sẽ gây cho nhiều người khác làm theo. Cấm súc vật ra đường là biện pháp đảm bảo vệ sinh công cộng và mỹ quan của phố xá, nhân dân có thể thực hiện được.

Trong điều 5, nhằm giáo dục những nếp sống vệ sinh tốt cho nhân dân, không có ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế của nhân dân.

Trong điều 6, đây là một nguyên tắc rất cần thiết cho việc quản lý vệ sinh và bảo vệ sức khỏe của nhân dân của các thành phố, thị xã xã hội chủ nghĩa. Không thể để tình trạng phát triển mọi mặt một cách bừa bãi như thời gian qua.

Trong điều 7, đây là yêu cầu cần thiết của cuộc sống trong thành thị, đồng thời ngăn không cho nhà ở có thể phát sinh những ổ dịch và truyền lan. Hơn nữa, một nhà bẩn sẽ ảnh hưởng (gây mùi hôi thối) đến ba bốn nhà xung quanh.

Việc đặt thùng là cần thiết, không tốn bao nhiêu, nhưng điều căn bản là thành thị có Đội vệ sinh để bảo đảm không.

Trong các điều 8,9, nhằm yêu cầu như điều 5. Riêng điều 9 là nhằm ngăn chặn các ổ dịch tiềm tàng trong thành thị.

Trong điều 10, nhằm yêu cầu sau:

- Bảo vệ sức khỏe nhân dân (giáo dục ý thức vệ sinh phòng dịch)

- Tránh tình trạng dân số phát triển một cách bừa bãi.

Hiện nay ở thành thị, nhiều nơi ở chật chội thiếu thoáng khí nên đun bếp trong buồng ở, thán khí sinh ra sẽ làm hại sức khỏe. Thán khí nặng dễ đọng lâu trong buồng, nếu không có gió thổi đi.

Về khối lượng không khí: Theo tiêu chuẩn mỗi người phải hưởng 12 thước khối, các trẻ em cũng phải có từ 7 đến 10 thước khối. Nhưng hiện nay hoàn cảnh thành thị có khó khăn vì nhà ở nên tiêu chuẩn đã rút xuống. Vì vậy cần phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu đó cho người ở, không thể để ở bừa bãi được.

Trong điều 11, nhằm giáo dục nhân dân có cảnh giác với bệnh tật, các chất độc, đồng thời phát huy tinh thần khẩn trương phát hiện dịch, khai báo dịch. Thời gian qua nhân dân ít chú ý vấn đề này nên các bệnh dịch có điều kiện truyền lan rộng làm hại sức khỏe nhân dân và kế hoạch sản xuất. Trong thành thị cần thiết phải báo dịch sớm, chu đáo, không thể coi nhẹ được.

Trong các điều từ 12 đến 18 (mục vệ sinh hàng quán, nhà trọ, chợ):

Nhận định: Thời gian qua có thể nói trong tổng số bệnh tật thì các bệnh đường ruột chiếm tỷ lệ rất cao. Nguyên nhân phát sinh bệnh là do thực phẩm, vì tình hình thực phẩm thời gian qua rất thiếu vệ sinh, các thành thị ít chú ý đến vấn đề này, mặt khác chỉ nặng về vận động mà nhẹ về biện pháp giáo dục hành chính. Kết quả, họ vẫn được lợi mà sức khỏe nhân dân bị tổn thương. Hơn nữa, hàng quán, thực phẩm, chợ là nơi có nhiều rác bẩn, do đó lôi kéo ruồi về rất nhiều, hoặc làm nơi ruồi sinh sản.

Vậy do mấy yêu cầu:

- Bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngăn chặn bệnh dịch, bệnh tật, thực phẩm là một nguyên nhân gây nên nhiều bệnh hiện nay;

- Hàng quán, nhà trọ, chợ là nơi kinh doanh lấy lãi, nơi hay truyền bệnh cho nhân dân, cần phải tích cực giáo dục;

Cho nên các thành thị cần quản lý chặt chẽ về mặt vệ sinh thực phẩm, bằng cách đề ra các điều lệ cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, đồng thời có biện pháp hành chính để giáo dục họ một cách tích cực hơn nữa.

Trong các điều 19, 20, 21, nêu lên những yêu cầu cấp thiết trong việc ngăn chặn, quản lý dịch.

Hiện nay những yêu cầu đó đa số nhân dân vẫn thường xuyên thực hiện, cho nên cần nêu thành điều lệ để làm cơ sở pháp lý trong công tác phòng chống dịch. Có những điều lệ đó, nhân dân sẽ nhận rõ hơn tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch và tích cực giáo dục lẫn nhau đề phòng bệnh tật, bệnh dịch trong thành thị (là nơi thuận tiện cho bệnh dịch phát sinh, lan rộng).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 1923-A7 ngày 07/05/1959 về việc giao trách nhiệm cho các khu, thành, tỉnh, xây dựng điều lệ vệ sinh phòng dịch do Phủ Thủ tướng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.700

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.187.103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!