Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 1743/KH-UBND 2021 tiêm vắc xin COVID 19 tỉnh Bình Dương đợt 2

Số hiệu: 1743/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Nguyễn Lộc Hà
Ngày ban hành: 26/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1743/KH-UBND

Bình Dương, ngày 26 tháng 04 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐỢT 2 NĂM 2021

I. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016;

- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc;

- Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài Chính về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020;

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

- Thông báo số 164/TB-VPCP ngày 31/12/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về vắc xin phòng COVID-19;

- Quyết định số 3659/QĐ-BYT ngày 21/8/2020 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn về nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, đăng ký lưu hành, sử dụng vắc xin phòng COVID-19;

- Điện của Thường trực Ban Bí thư ngày 05/01/2021 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19;

- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;

- Quyết định số 1210/QĐ-BYT ngày 09/2/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, phân phối và sử dụng vắc xin phòng chống COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facity hỗ trợ;

- Công văn số 165/DP-TC ngày 2/3/2021 của Cục Y tế dự phòng về việc rà soát, thống kê đối tượng tiêm vắc xin COVID-19;

- Quyết định số 1467QĐ-BYT ngày 05/3/2021 của Bộ Y tế ban hành về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022;

- Quyết định số 1464/QĐ-BYT ngày 05/3/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;

- Công văn số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 của Cục Quản lý môi trường y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;

- Công văn số 1734/BYT-DP ngày 17/3/2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;

- Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 18/3/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca;

- Quyết định số 1821/QĐ-BYT ngày 07/4/2021 của Bộ Y tế ban hành về việc phân bổ vắc xin phòng COVID-19 đợt 2.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đảm bảo chủ động tiêm vắc xin COVID-19 (AstraZeneca) cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch trên địa bàn tỉnh được tiêm vắc xin phòng COVID-19 (Trừ lực lượng Công an có kế hoạch riêng theo chỉ đạo của Bộ Công an).

2. Mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo số đối tượng trong nhóm lực lượng tuyến đầu chống dịch được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 miễn phí.

- Tiếp nhận, cung ứng kịp thời và triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 2 cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch trên địa bàn tỉnh.

- Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

III. ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI

1. Đối tượng triển khai

- Ưu tiên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch được tiêm vắc xin COVID-19 đợt 2.

- Căn cứ vào số vắc xin được phân bổ, Trung tâm Y tế huyện/thị/thành phố lập danh sách đối tượng trên địa bàn được ưu tiên tiêm đợt 2 theo Nghị quyết số 21/2021/NQ-CP ngày 26/2/2021 về việc mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 và Công văn số 165/DP-TC ngày 2/3/2021 của Cục Y tế dự phòng về việc rà soát, thống kê đối tượng tiêm vắc xin COVID-19.

2. Đơn vị triển khai

- Tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh.

- Tuyến huyện: 9/9 huyện/thị/thành phố.

- Tuyến xã: 91/91 xã/phường/thị trấn.

3. Thời gian triển khai: mời cụ thể ngày, giờ, địa điểm triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho từng đối tượng trong danh sách đã được lập trong kế hoạch tổ chức tiêm tại đơn vị để tránh tối đa sự hao phí vắc xin trong buổi tiêm, cụ thể:

- Tuyến tỉnh, huyện, xã: từ ngày 03/5/2021 đến ngày 07/5/2021.

- Tiêm vét: từ ngày 10/5/2021 đến ngày 12/5/2021.

IV. PHƯƠNG THỨC, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC TIÊM

1. Phương thức triển khai

- Triển khai tiêm chủng vắc xin COVID-19 mũi 1 cho các đối tượng trong nhóm lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch tại các tuyến và triển khai tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm COVID-19 đợt 1.

- Triển khai tiêm tại các Trạm Y tế xã/phường/thị trấn, Trung tâm Y tế huyện/thị/thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các bệnh viện/cơ sở y tế đang thực hiện tiêm chủng khác trên địa bàn.

- Tổ chức vận động các đối tượng ra tiêm vắc xin COVID-19 đợt 2 theo ngày giờ hẹn tiêm cụ thể có trong danh sách đã lập (trung bình 12 đối tượng/lọ) để hạn chế tối đa sự hao phí vắc xin.

2. Địa điểm tiêm

Bảng 1. Các đơn vị thực hiện tiêm và số đối tượng dự kiến tiêm vắc xin COVID-19 đợt 2 (dựa trên bảng tổng hợp cập nhật đến ngày 13/4/2021)

STT

ĐƠN VỊ

ĐIỂM TIÊM

SỐ ĐỐI TƯỢNG DỰ KIẾN (người)

1

Bệnh viện đa khoa Tỉnh

Bệnh viện đa khoa Tỉnh

1.070

2

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

160

3

Văn phòng Sở Y tế

4

Trung tâm Kiểm nghiệm

5

Bệnh viện Phục hồi chức năng

Bệnh viện Phục hồi chức năng

140

6

Trung tâm sức khỏe lao động môi trường

7

Trung tâm chăm sóc Sức khỏe sinh sản

Trung tâm chăm sóc Sức khỏe sinh sản

220

8

Bệnh viện Y học cổ truyền

9

Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

10

Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm

11

Trung tâm giám định Y khoa

12

Trung tâm Pháp Y

13

Thủ Dầu Một

Huyện phối hợp xã tự bố trí cho phù hợp

2.000

14

Thuận An

2.400

15

Dĩ An

2.280

16

Tân Uyên

1.200

17

Bắc Tân Uyên

810

18

Phú Giáo

950

19

Bến Cát

1.500

20

Bàu Bàng

950

21

Dầu Tiếng

1.420

TỔNG CỘNG:

15.100

Ghi chú: Danh sách cụ thể tên đối tượng được tiêm cần lập trước ngày tiêm tối thiểu 2 ngày tại các điểm tiêm và phải công khai, minh bạch danh sách đối tượng tiêm theo đúng hướng dẫn trong các văn bản của Chính phủ và Bộ Y tế.

V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tập huấn

1.1. Hoạt động 1: Sở Y tế cập nhật, phổ biến các văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo mới của Chính phủ, Bộ Y tế, Dự án Tiêm chủng Quốc gia trong tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 đợt 2 cho các đơn vị trực thuộc.

1.2. Hoạt động 2: Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn cho các đơn vị triển khai tiêm chủng chiến dịch (nếu cần thiết) nội dung đúng theo hướng dẫn triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 đợt 2 cho tuyến huyện thị trên địa bàn; Trao đổi rút kinh nghiệm từ đợt tiêm lần trước để tổ chức và mở rộng tiêm cho đợt tiêm vắc xin COVID-19 này.

- Triển khai các hoạt động tập huấn khác bằng văn bản và điện thoại trực tiếp, Zalo (nếu có).

1.3. Hoạt động 3: Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố lên lịch tập huấn cho các Trạm Y tế xã/phường/thị trấn về xây dựng kế hoạch, lập danh sách đúng đối tượng và tổ chức triển khai tiêm tại các đơn vị đảm bảo an toàn, phù hợp với các quy định hiện hành của Bộ Y tế.

2. Truyền thông

2.1. Thời gian: từ ngày 20/4/2021 đến 12/5/2021

2.2. Nội dung truyền thông

- Mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 và thực hiện tốt “Thông điệp 5K” của Bộ Y tế.

- Mục tiêu, đối tượng, địa bàn, phương thức triển khai tiêm vắc xin đợt 2.

- Chỉ định, chống chỉ định của vắc xin, phản ứng có thể gặp phải và hướng xử lý sau tiêm chủng.

2.3 Hình thức: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh , Báo Bình Dương hỗ trợ, kết hợp với khoa truyền thông giáo dục sức khỏe - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh truyền thông trong đợt tiêm này.

3. Công tác hậu cần

3.1. Tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin, vật tư tiêm chủng

- Việc tiếp nhận, bảo quản vắc xin, vật tư tiêm chủng thực hiện cần tuân thủ theo đúng các quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ Quy định về hoạt động tiêm chủng.

- Sử dụng trang thiết bị, vật tư trong tiêm chủng thường xuyên để tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin COVID-19 tại các tuyến:

+ Khoa Dược Vật Tư Y tế thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ tiếp nhận, bảo quản 15.100 liều vắc xin COVID-19 (tương ứng 1510 lọ vắc xin) tại kho vắc xin tỉnh và thực hiện cấp phát cho các địa điểm tiêm (căn cứ mục 2- phần IV) theo chỉ đạo phân bổ.

+ Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố vận chuyển vắc xin từ kho tỉnh về kho huyện/thị xã/ thành phố để bảo quản, cấp phát và sử dụng tối thiểu 01 ngày trước khi tiêm chủng.

+ Trạm Y tế xã/phường/thị trấn sử dụng phích vắc xin để vận chuyển và bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng.

Lưu : Việc vận chuyển vắc xin phải được thực hiện bởi cán bộ được đào tạo hướng dẫn bảo quản vắc xin. Trong quá trình vận chuyển bảo quản vắc xin tại các tuyến phải có thiết bị theo dõi nhiệt độ.

- Sử dụng vật tư trong chương trình tiêm chủng mở rộng (gồm: bơm kim tiêm tự khóa 0.5ml, cồn, gòn, hộp an toàn,...) hiện có để thực hiện tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại các tuyến.

- Số lượng vắc xin, vật tư tiêm chủng nhập kho và xuất kho tại tất các tuyến sẽ được ghi và theo dõi qua số quản lý xuất, nhập vắc xin kèm theo biên bản bàn giao theo quy định.

3.2. Dự trù số vắc xin và vật tư tiêm chủng

- Dựa trên số đối tượng được tổng hợp từ các đơn vị đến ngày 13/4/2021 và số vắc xin AstraZeneca mà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nhận được trong đợt 2 (15.100 liều), dự kiến số vắc xin-vật tư phân bổ cho các đơn vị tiêm như sau:

Bảng 2. Dự kiến số lượng vắc xin COVID-19 và vật tư sử dụng đợt 2/2021

TT

Đơn vị/địa phương

Số đối tượng dự kiến

Vắc xin COVID-19 (liều)

Bơm kim tiêm 0,5 ml (cái)

Hộp an toàn (cái)

1

BVĐK tỉnh

1.070

1.070

1.177

12

2

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

160

160

176

2

3

Bệnh viện Phục hồi chức năng

140

140

154

2

4

Trung tâm chăm sóc SKSS

220

220

242

3

5

Thủ Dầu Một

2.000

2.000

2.200

23

6

Thuận An

2.400

2.400

2.640

27

7

Dĩ An

2.280

2.280

2.508

26

8

Tân Uyên

1.200

1.200

1.320

14

9

Bắc Tân Uyên

810

810

891

9

10

Phú Giáo

950

950

1.045

11

11

Bến Cát

1.500

1.500

1.650

17

12

Bàu Bàng

950

950

1.045

11

13

Dầu Tiếng

1.420

1.420

1.562

16

Tổng cộng

15.100

15.100

16.610

173

Ghi chú: BKT tự khóa 0.5ml và hộp an toàn các đơn vị tạm xuất từ dự án Tiêm chủng mở rộng và có báo cáo đầy đủ trong chương trình. Tỉnh sẽ phân bổ vật tư bổ sung cho các trạm ngay khi nhận được vật tư chiến dịch từ tuyến trên.

3.3. In ấn, cấp phát biểu mẫu điều tra danh sách các đối tượng

- Sở Y tế tỉnh chỉ đạo thực hiện in ấn các biểu mẫu (danh sách đối tượng tiêm, phiếu đồng ý tiêm, thư mời, giấy xác nhận đã tiêm đợt 2) với số lượng ước tính theo kế hoạch và cấp phát cho các huyện/thị/thành phố trước tiêm tối thiểu 3 ngày.

- Trung tâm Y tế huyện/thị/thành phố tiếp nhận các biểu mẫu từ tuyến tỉnh cấp phát cho tuyến xã/phường/thị trấn và sử dụng đúng, phù hợp.

4. Tổ chức tiêm chủng

4.1. Hình thức tiêm

- Vắc xin AstraZeneca sử dụng tiêm liều đầu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch còn lại tại các tuyến và triển khai tiêm tiếp mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm Covid đợt 1.

- Sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có và cơ sở tiêm chủng dịch vụ của nhà nước để tham gia tổ chức buổi tiêm.

- Tổ chức theo hình thức tiêm chiến dịch trong thời gian ngắn nhất.

4.2. Tổ chức buổi tiêm: để thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin COVID-19, đảm bảo an toàn tiêm chủng và các biện pháp phòng chống lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong bối cảnh dịch COVID-19, các địa điểm tổ chức tiêm chủng tự xây dựng kế hoạch buổi tiêm phù hợp tại đơn vị với những nội dung cụ thể như sau:

(a) Lập kế hoạch buổi tiêm chủng:

+ Lập danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ đảm bảo không quá 20 người/điểm tiêm chủng trong cùng thời điểm và không quá 100 đối tượng/điểm tiêm chủng/buổi tiêm chủng.

(b) Sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng:

+ Sử dụng phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cấp cho tất cả các đối tượng tiêm chủng đợt này.

+ Sau khi tư vấn, đối tượng đồng ý tiêm cần kí xác nhận vào phiếu đồng ý tiêm vắc xin COVID-19 (do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phân bổ).

Chú : đối tượng đi tiêm chủng không nằm trong diện nghi ngờ đang nhiễm SARS-COV-2 hay có tiền sử tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 trong vòng 14 ngày; những người đang ốm, sốt hoặc có biểu hiện viêm long đường hô hấp thì chủ động tư vấn không đi tiêm chủng.

(c) Bố trí điểm tiêm chủng:

+ Bố trí vị trí chờ tiêm chủng thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng.

+ Bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các bàn/vị trí tiêm chủng.

+ Bố trí thêm diện tích, phòng theo dõi sau tiêm chủng 30 phút để đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa các đối tượng.

+ Cán bộ y tế và người đến tiêm chủng phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, tiến hành kiểm tra thân nhiệt theo quy định tại điểm tiêm chủng.

- Trong trường hợp phát hiện người đi tiêm chủng là trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 hoặc tiếp xúc gần với trường hợp COVID-19 trong vòng 14 ngày cần dừng ngay buổi tiêm chủng và thực hiện quản lý các trường hợp này theo quy định.

(d) Sau tiêm chủng:

+ Dặn các đối tượng sau tiêm vắc xin cần theo dõi tối thiểu 30 phút tại chỗ tiêm và tiếp tục theo dõi 7 ngày sau tiêm. Điểm tiêm tự bố trí số điện thoại hotline tiếp nhận tư vấn các phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 và phân công cụ thể cán bộ chịu trách nhiệm liên hệ và tổng hợp các phản ứng sau tiêm vắc xin theo các mốc thời gian: 30 phút sau tiêm, từ 24 giờ sau tiêm đến 7 ngày sau tiêm cho đợt tiêm này.

+ Rà soát các đối tượng chưa được tiêm/hoãn tiêm, báo cáo danh sách về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và nêu lí do cụ thể từng trường hợp có tên trong danh sách nhưng chưa được tiêm.

+ Lập danh sách tiêm vét và hẹn ngày tiêm vét cụ thể cho từng đối tượng phù hợp (tiêm vét trước 30/5/2021).

+ Cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19 có đầy đủ thông tin và mộc đỏ (theo mẫu do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phân bổ) cho các đối tượng đã tiêm.

+ Quản lý thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho các đối tượng đã tiêm vắc xin AstraZeneca bằng Phần mềm Quản lý thông tin tiêm chủng Quốc giaSổ sức khỏe điện tử phiên bản phục vụ chương trình Tiêm vắc xin COVID-19 (truy cập địa chỉ http://hssk.kcb.vn hoặc sử dụng ứng dụng trên smartphone Sổ sức khỏe điện tử).

4.3. Cơ sở thực hiện tiêm

a) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:

- Thực hiện tiêm mũi 2 cho các cán bộ trực thuộc Ban chỉ đạo Phòng chống dịch tỉnh; Sở Y tế và các Ban, ngành, đoàn thể liên quan và các cán bộ y tế, nhân viên tham gia phòng chống dịch của cơ sở.

b) Bệnh viện đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế có phòng tiêm chủng khác, Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố:

- Thực hiện tiêm mũi 1 cho các đối tượng là các cán bộ y tế của cơ sở, nhân viên tham gia phòng chống dịch tại cơ sở và các đối tượng được phân theo kế hoạch này.

- Thực hiện tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm vắc xin COVID-19 đợt 1.

- Tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình.

c) Trạm Y tế xã/phường/thị trấn:

- Thực hiện tiêm chủng vắc xin COVID-19 mũi 2 cho các cán bộ y tế đã tiêm đợt 1 và tiếp tục tiêm mũi 1 cho tất cả cán bộ y tế còn lại của đơn vị mình.

- Bố trí các đội cấp cứu tại cơ sở tiêm, đảm bảo an toàn tiêm chủng.

4.4. Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng

a) Giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo Hướng dẫn của Bộ Y tế. Hệ thống giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng bao gồm các đơn vị thực hiện và các đơn vị phối hợp từ trung ương đến địa phương. Khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, quy trình điều tra, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được thực hiện theo Điều 6 Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016.

- Đơn vị thực hiện: Các cơ sở tiêm

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Trong quá trình sử dụng vắc xin.

b) Giám sát đnh kỳ: Các cơ sở tiêm chủng tiến hành theo dõi, giám sát phản ứng thông thường và tai biến nặng sau tiêm theo quy định tại Ngh đnh 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.

- Đơn vị thực hiện: Các cơ sở tiêm

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố

- Thời gian thực hiện: Trong quá trình sử dụng vắc xin.

c) Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin: các hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin từ cấp trung ương đến cấp tỉnh thành phố được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Thông tư số 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018 và Thông tư 05/2020/TT-BYT sửa đổi, cập nhật một số điều của Thông tư 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018, đã được đào tạo, tập huấn hàng năm về các hoạt động chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.

d) Xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin: quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ tuân theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Quy trình được đào tạo định kì cho các cán bộ tham gia vào quá trình tiêm tại các tuyến, các cơ sở khám chữa bệnh.

4.5. Công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng

- Bố trí các đội cấp cứu lưu động tại các điểm tiêm chủng để xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng. Hoạt động đội cấp cứu được duy trì trong suốt thời gian triển khai các đợt tiêm chủng. Trong trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng phải bố trí phương tiện, nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ tại các điểm tiêm kịp thời.

- Đảm bảo vắc xin luôn được bảo quản an toàn và chất lượng. Không lấy sẵn vắc xin vào bơm kim tiêm khi chưa có đối tượng đến tiêm chủng. Không lắc lọ vắc xin trước khi tiêm.

- Thực hiện nghiêm túc hoạt động khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng theo Quyết định số 1624/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 18/3/2021 về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca.

4.6. Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm

- Các cơ sở tiêm thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế và công văn số 102/MT-YT của Cục Quản lý môi trường y tế ngày 4/3/2021 về Hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

5. Hoạt động kiểm tra, giám sát

- Ban chỉ đạo các cấp phân công thành viên phụ trách và trực tiếp đi kiểm tra, giám sát các đơn vị trên địa bàn triển khai thực hiện chiến dịch.

- Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức giám sát thường xuyên các hoạt động chuyên môn:

+ Kiểm tra, giám sát trước triển khai: Giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 bao gồm điều tra đối tượng, truyền thông, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm chủng, dự trù vắc xin vật tư tiêm chủng, phân công nhân lực, xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng (nếu có).

+ Kiểm tra, giám sát trong triển khai: Giám sát công tác tiếp nhận, bảo quản và phân phối vắc xin, vật tư tiêm chủng, tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng (khám sàng lọc, kĩ thuật tiêm, theo dõi sau tiêm,...), tiến độ triển khai chiến dịch, công tác thu gom và xử lí bơm kim tiêm, rác y tế.

+ Kiểm tra, giám sát sau triển khai: Đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm vét, ghi chép, thống kê báo cáo.

6. Công tác thống kê, báo cáo

- Báo cáo kết quả điều tra đối tượng: Trung tâm Y tế các huyện/thị/thành phố tổng hợp báo cáo kết quả điều tra đối tượng về Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 cấp huyện/thị/thành phố, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trước ngày 19/4/2021 (đã có chỉ đạo). Báo cáo kết quả thực hiện trong và sau khi kết thúc chiến dịch (Phụ lục đính kèm) theo các mốc thời gian sau:

- Các điểm tiêm: tổng hợp nhanh số liệu vắc xin, bơm kim tiêm, các vật tư khác hàng ngày sau khi kết thúc buổi tiêm và báo cáo về Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố trước 14 giờ hàng ngày bằng điện thoại/email để cập nhật tiến độ thực hiện chiến dịch và bằng văn bản trong vòng 2 ngày sau kết thúc chiến dịch.

- Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố báo cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kết quả tiêm các đối tượng trước 15 giờ hàng ngày qua mail: tcmr.binhduong@gmail.com và bằng văn bản trong vòng 3 ngày sau kết thúc chiến dịch để tổng hợp kết quả, theo dõi tiến độ và báo cáo Sở Y tế.

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổng hợp và báo cáo tiến độ thực hiện chiến dịch bằng email cho Sở Y tế, Viện Pasteur và Văn phòng Chương trình tiêm chủng Quốc gia (tcmr.qg@gmail.com) trước 16 giờ hàng ngày. Tổng hợp báo cáo kết quả chiến dịch và báo cáo tuyến trên trong vòng 5 ngày sau khi kết thúc chiến dịch.

- Báo cáo tình hình các phản ứng sau tiêm chủng theo thường quy, các trường hợp tai biến nặng được điều tra và báo cáo tuyến trên theo quy định.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 đợt 2 trên địa bàn tỉnh Bình Dương trình ký UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.

- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo chức năng để triển khai tiêm vắc xin COVID-19 đợt 2 đúng quy định:

* Trung tâm Kiểm soát bệnh tật:

+ Tham mưu Sở Y tế hình thức triển khai tiêm vắc xin COVID-19 đợt 2 gồm 15.100 liều AstraZeneca cho các đối tượng theo quy định.

+ Thực hiện dự trù vật tư, trang thiết bị dây chuyền lạnh, bơm kim tiêm đáp ứng tình hình thực tế (khi được yêu cầu). Cấp phát bổ sung vật tư (Bơm kim tiêm 0.5ml và Hộp an toàn) cho đợt tiêm nếu các đơn vị có nhu cầu.

+ Tổ chức phối hợp kiểm tra, giám sát các hoạt động trong quá trình triển khai chiến dịch các đơn vị trên địa bàn.

* Bệnh viện đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế liên quan:

+ Phối hợp thông báo, điều phối nhân viên tham gia tiêm vắc xin COVID-19 tại cơ sở y tế đúng lịch, đúng thành phần theo danh sách được lập.

+ Thông báo số điện thoại đường dây cấp cứu, thành lập đội cấp cứu lưu động, bố trí điểm tiếp nhận, xử lý các trường hợp có phản ứng sau khi tiêm vắc xin, đảm bảo các trường hợp này được xử lý cấp cứu và theo dõi đúng quy định..

* Trung tâm Y tế các huyện/thị/thành phố:

+ Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến xã và các cơ sở y tế có tiêm vắc xin COVID-19 trên địa bàn về việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo. Sử dụng tài liệu “Sổ tay hướng dẫn thực hành tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 vắc xin AstraZeneca” để tập huấn cho cán bộ Y tế theo công văn số 506/VSDTTƯ-TCQG ngày 7/4/21 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về việc Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

+ Tự tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho các nhân viên của đơn vị hoặc phối hợp với Trạm Y tế xã thực hiện tiêm vắc xin đợt 2 sao cho giảm tối đa sự hao phí vắc xin. Tùy tình hình thực tế tại địa phương, có thể chỉ đạo 2-3 trạm y tế xã phối hợp tổ chức tiêm vắc xin cho các đối tượng trên địa bàn để đảm bảo đúng quy định và an toàn.

+ Xây dựng kế hoạch giám sát chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 đợt 2, phối hợp tuyến tỉnh bố trí cán bộ giám sát tiêm tại tất cả các đơn vị triển khai tiêm vắc xin COVID-19 đợt 2 trên địa bàn.

+ Hỗ trợ đội cấp cứu lưu động tại các đơn vị triển khai tiêm vắc xin COVID-19

* Trạm Y tế xã/phường/thị trấn:

+ Xây dựng kế hoạch buổi tiêm phù hợp và tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 đợt 2 theo kế hoạch, đảm bảo triển khai hiệu quả và an toàn.

- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai.

2. Sở Tài chính:

Cân đối nguồn kinh phí, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động triển khai chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 đợt 2 trên địa bàn toàn tỉnh và hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo các quy định hiện hành.

3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương:

- Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện công tác truyền thông, giáo dục, sức khỏe về sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

- Tăng thời lượng phát sóng, tin bài tuyên truyền về mục tiêu, lợi ích của chiến dịch trước và trong mỗi đợt tiêm.

- Cử phóng viên tiếp cận và đưa tin kịp thời, đúng về các hoạt động triển khai tại các đơn vị, địa phương trong thời gian triển khai chiến dịch.

- Tổ chức giám sát việc thực hiện công tác truyền thông của các đơn vị.

4. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan:

- Phổ biến, quán triệt và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, cá nhân phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên toàn tỉnh.

- Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, nhân viên trong ngành, đoàn thể hiểu về lợi ích, hiệu quả của chiến dịch để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và cộng đồng.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh, bổ sung nội dung công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 cấp huyện, xã.

- Giao chủ tịch UBND các huyện/thị xã/thành phố căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình địa phương, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm Vắc xin COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất.

- Chỉ đạo phòng Văn hóa Thông tin, Đài Truyền thanh huyện; tuyên truyền về lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19, để người dân hiểu và thực hiện.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai thực hiện tại các đơn vị trên địa bàn.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm với các ban ngành, địa phương khi kết thúc chiến dịch đợt 1 và báo cáo về Ban chỉ đạo tỉnh.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN TRIỂN KHAI

- Sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương theo Nghị quyết số 21/NQ-CP để mua vật tư tiêm chủng và các hoạt động khác để triển khai chiến dịch tiêm vắc xin như: Truyền thông, huy động cộng đồng; Mua gòn, cồn, bơm kim tiêm, hộp an toàn tiêm chủng, in bảng kiểm phân loại trước tiêm, in phiếu đồng ý tiêm, công điều tra, công tiêm; vận chuyển bảo quản vắc xin từ tỉnh xuống xã, vật tư phòng chống sốc, kiểm tra giám sát của Ban chỉ đạo...

- Trước mắt nguồn ngân sách tỉnh bố trí toàn bộ kinh phí trong thời gian chờ quyết toán từ ngân sách trung ương, dự kiến tổng kinh phí tiêm đợt 2: 102.377.000 đồng (Bảng kinh phí chi tiết đính kèm) lấy từ nguồn Kinh phí Dự án tiêm chủng mở rộng năm 2021.

Cụ thể như sau:

Đơn vị tính: đồng

STT

NỘI DUNG

Thành tiền

1

Chi tiền công tiêm vắc xin Covid-19 đợt 2

36,240,000

2

Tiền xăng vận chuyển vắc xin:

4,616,000

 

- Tuyến tỉnh, huyện

2,672,000

 

- Tuyến xã

1,944,000

3

Tiền giám sát tuyến tỉnh, huyện

20,280,000

 

- Tiền xăng giám sát

8,920,000

 

- Tiền công giám sát

11,360,000

4

Tập huấn (tuyến huyện tập huấn cho xã)

22,215,000

5

In ấn tài liệu, biểu mẫu:

19,026,000

 

- Phiếu khám sàng lọc (Giấy A5)

3,624,000

 

- Thư mời các đối tượng (Giấy A5)

3,624,000

 

- Danh sách đối tượng tiêm (Giấy A4)

4,530,000

 

- Giấy xác nhận đã tiêm (Giấy A5)

3,624,000

 

- Giấy đồng ý tiêm của đối tượng (Giấy A5)

3,624,000

6

Mua vật tư tiêm chủng: tạm ứng từ chương trình TCMR (gồm: BKT 0,5ml; Hộp an toàn, cồn, gòn).

0

 

TỔNG CỘNG:

102,377,000

Bằng chữ: Một trăm lẻ hai triệu ba trăm bảy mươi bảy ngàn đồng chẵn.

Trên đây là kế hoạch triển khai tiêm vắc xin Covid-19 đợt 2 trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2021; yêu cầu các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện; Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị liên hệ trực tiếp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm. ĐT: 02743.2848056; email: pcbtn.ksbtbd@gmail.com) để được hướng dẫn cụ thể./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành, đoàn thể;
- Công an tỉnh, BCHQS tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, Tùng, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Lộc Hà

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1743/KH-UBND ngày 26/04/2021 triển khai tiêm vắc xin COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương đợt 2 năm 2021

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


833

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.184.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!