BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 22/2024/TT-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 11 năm 2024
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG
SỬ DỤNG
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29
tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định
số 67/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2009 của
Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và
Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12
năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số
78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp
giếng không sử dụng.
Điều 1. Ban
hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không
sử dụng, mã số QCVN 83:2024/BTNMT.
Điều 2. Quy
định chuyển tiếp
Trường hợp chủ giếng đã gửi
thông báo bằng văn bản về danh sách, thời gian, địa điểm trám lấp giếng đến cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không
sử dụng thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT.
Điều 3. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2025.
2. Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng
không sử dụng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 4.
Trách nhiệm thi hành
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Quản lý tài
nguyên nước có trách nhiệm tổ chức phổ biến, kiểm tra việc thực hiện Thông tư
này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài
nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, VP, KHCN, TNN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Minh Ngân
|
QCVN 83:2024/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG
National
technical regulations on plugging unused wells
MỤC LỤC
Lời nói đầu
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Đối tượng áp dụng
3. Giải thích từ ngữ
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Yêu cầu chung
2. Quy trình trám lấp giếng
không sử dụng
3. Yêu cầu, quy định kỹ thuật
trám lấp giếng
3.1. Thông báo về việc trám lấp
giếng
3.2. Kiểm tra, đánh giá tình trạng
giếng
3.3. Vệ sinh giếng
3.4. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ,
máy móc, thiết bị và nhân lực trám lấp giếng
3.5. Thi công trám lấp giếng
3.6. Báo cáo kết quả thi công
trám lấp giếng
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC,
HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phụ lục
A: Mẫu thông báo về phương án trám lấp giếng không sử dụng của tổ chức
Phụ lục
B: Mẫu thông báo trám lấp giếng không sử dụng của hộ gia đình và cá
nhân
Phụ lục
C: Mẫu báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng không sử dụng của tổ
chức
Phụ lục
D: Mẫu báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng không sử dụng của tổ
chức
Phụ
lục Đ: Mẫu báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng không sử dụng của
hộ gia đình và cá nhân
Lời nói đầu
QCVN 83:2024/BTNMT do Cục Quản
lý tài nguyên nước biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học
và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo
Thông tư số /2024/TT-BTNMT ngày tháng năm 2024.
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG
National
technical regulations on plugging unused wells
I. QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
1.1. Quy chuẩn này quy định quy
trình kỹ thuật về trám lấp giếng bị hỏng, không còn sử dụng hoặc không có kế hoạch
tiếp tục sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Tài
nguyên nước, gồm:
1.1.1. Giếng khoan, giếng đào
(sau đây gọi chung là giếng) để điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới
đất;
1.1.2. Giếng khoan khảo sát địa
chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm;
1.1.3. Giếng khoan thăm dò địa
chất, thăm dò, khai thác khoáng sản.
1.2. Giếng khoan thăm dò, khai
thác dầu khí không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với
cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có
liên quan đến việc trám lấp giếng không sử dụng quy định tại điểm 1.1 phần I của
Quy chuẩn này.
3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Ống chống: là ống được kết
cấu vào lỗ khoan nhằm giữ ổn định thành lỗ khoan và cách ly lỗ khoan với môi
trường đất đá bên ngoài.
3.2. Tầng chứa nước: là một
thành tạo hoặc một nhóm thành tạo địa chất, một phần của một thành tạo địa chất
có chứa nước trong các lỗ hổng, khe nứt của chúng và lượng nước đó có ý nghĩa
trong việc khai thác để cung cấp nước.
3.3. Trám lấp giếng: là việc sử
dụng vật liệu trám lấp để lấp đầy giếng nhằm ngăn chặn nước, chất bẩn từ trên mặt
đất xâm nhập vào các tầng chứa nước và ngăn chặn sự lưu thông giữa các tầng, lớp
chứa nước khác nhau qua giếng.
3.4. Ống đổ hoặc bơm vật liệu
trám lấp: là ống để dẫn vật liệu trám lấp khi thực hiện trám lấp giếng, có đường
kính và khả năng chịu áp lực, nhiệt độ phù hợp với điều kiện trám lấp giếng.
3.5. Bentonite: là loại khoáng
sét tự nhiên có các tính chất đặc trưng là trương nở, kết dính, hấp phụ, trơ,
nhớt và dẻo.
3.6. Vật liệu trám lấp: là vật
liệu có tính thấm nước kém hoặc không thấm nước, gồm hỗn hợp vữa hoặc vật liệu
dạng viên như sau:
3.6.1. Hỗn hợp vữa, gồm: vữa xi
măng, vữa bentonite, sét tự nhiên, vữa xi măng trộn với sét tự nhiên hoặc
bentonite hoặc vữa được trộn bằng các vật liệu khác có tính chất đông kết,
trương nở tương đương với sét tự nhiên;
3.6.2. Vật liệu dạng viên, gồm:
sét tự nhiên dạng viên, vật liệu dạng viên khác có tính chất thấm nước, trương
nở tương đương với sét tự nhiên. Vật liệu dạng viên phải bảo đảm có dạng hình cầu
và kích thước không lớn hơn 0,25 lần đường kính trong nhỏ nhất của giếng trám lấp.
II. QUY ĐỊNH
KỸ THUẬT
1. Yêu cầu
chung
1.1. Trước khi thực hiện việc
trám lấp giếng không sử dụng, cần nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ
thi công giếng (nếu có) và điều kiện thực tế của giếng; lựa chọn máy móc, trang
thiết bị, dụng cụ, vật tư, vật liệu, nhân lực, phương án thi công trám lấp giếng
phù hợp để bảo đảm chất lượng, hiệu quả của công tác trám lấp giếng.
1.2. Việc trám lấp giếng phải bảo
đảm thực hiện kịp thời, ngăn chặn nước, chất bẩn từ trên mặt đất xâm nhập vào
các tầng chứa nước và ngăn chặn sự lưu thông giữa các tầng, lớp chứa nước khác
nhau qua giếng.
1.3. Tuân thủ các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.
2. Quy
trình trám lấp giếng không sử dụng
2.1. Quy trình trám lấp giếng
không sử dụng thuộc trường hợp quy định tại điểm 1.1.1 và 1.1.3 phần I của Quy
chuẩn này được thực hiện theo các bước sau:
2.1.1. Bước 1: thông báo về
việc trám lấp giếng;
2.1.2. Bước 2: kiểm tra,
đánh giá tình trạng giếng;
2.1.3. Bước 3: vệ sinh giếng;
2.1.4. Bước 4: chuẩn bị vật liệu,
dụng cụ, máy móc, thiết bị và nhân lực trám lấp giếng;
2.1.5. Bước 5: thi công trám
lấp giếng;
2.1.6. Bước 6: báo cáo kết
quả thi công trám lấp giếng.
2.2. Quy trình trám lấp giếng
không sử dụng thuộc trường hợp quy định tại điểm 1.1.2 phần I của Quy chuẩn này
được thực hiện theo TCVN 9437:2012 Khoan thăm
dò địa chất công trình.
3. Yêu cầu,
quy định kỹ thuật trám lấp giếng
Việc thực hiện trám lấp giếng
không sử dụng phải bảo đảm theo nội dung yêu cầu quy trình kỹ thuật đối với mỗi
bước công việc, cụ thể như sau:
3.1.
Thông báo về việc trám lấp giếng
Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
(sau đây gọi chung là chủ giếng) có giếng trám lấp phải thực hiện thông báo như
sau:
3.1.1. Đối với giếng của tổ chức:
đối với giếng thuộc trường hợp quy định tại điểm 1.1.1 và điểm 1.1.3 phần I của
Quy chuẩn này, trong thời hạn không quá mười (10) ngày trước ngày thi công trám
lấp giếng, chủ giếng thực hiện gửi thông báo bằng văn bản kèm theo phương án
trám lấp giếng không sử dụng theo mẫu quy định tại Phụ
lục A kèm theo Quy chuẩn này đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có giếng
trám lấp.
3.1.2. Đối với giếng của hộ gia
đình và cá nhân: trong thời hạn không quá mười (10) ngày trước ngày thi công
trám lấp giếng, chủ giếng thực hiện gửi thông báo trám lấp giếng không sử dụng
bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục B kèm
theo Quy chuẩn này đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có giếng trám lấp.
3.2.
Kiểm tra, đánh giá tình trạng giếng
3.2.1. Kiểm tra, đo đạc mực nước
tĩnh (nếu có), chiều sâu, đường kính giếng; đánh giá mức độ thông thoáng của giếng,
tình trạng các vật cản có trong giếng.
3.2.2. Kiểm tra, đánh giá khả
năng rút, nhổ ống chống (đối với giếng khoan có ống chống). Trường hợp có thể
rút, nhổ được ống chống thì chuẩn bị dụng cụ, máy móc, thiết bị phù hợp để bảo
đảm việc rút, nhổ ống chống được thực hiện đồng thời với quá trình trám lấp giếng.
3.3. Vệ
sinh giếng
Vệ sinh vớt rác và các vật cản
khác trong giếng (nếu có) trước khi tiến hành thi công trám lấp giếng.
3.4. Chuẩn
bị vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị và nhân lực trám lấp giếng
Vật liệu trám lấp giếng được lựa
chọn, tính toán khối lượng sử dụng phù hợp và tập kết đến khu vực giếng trám lấp.
3.4.1. Vật liệu trám lấp giếng
khoan
3.4.1.1. Đối với giếng khoan của
tổ chức
3.4.1.1.1. Sử dụng hỗn hợp vữa:
vữa xi măng, vữa bentonite, sét tự nhiên, vữa xi măng trộn với sét tự nhiên hoặc
bentonite hoặc vữa được trộn bằng các vật liệu có tính chất đông kết, trương nở
tương đương với sét tự nhiên;
3.4.1.1.2. Sử dụng vật liệu dạng
viên: sét tự nhiên dạng viên, vật liệu dạng viên có tính chất thấm nước, trương
nở tương đương với sét tự nhiên. Vật liệu dạng viên phải bảo đảm có dạng hình cầu
và kích thước hạt không lớn hơn 0,25 lần đường kính trong nhỏ nhất của giếng
trám lấp.
3.4.1.2. Đối với giếng khoan của
hộ gia đình và cá nhân
Căn cứ vào điều kiện thực tế, lựa
chọn loại vật liệu trám lấp phù hợp được quy định tại điểm 3.4.1.1 phần II của
Quy chuẩn này. Trường hợp sử dụng loại vật liệu khác, phải bảo đảm ngăn chặn được
nước, chất bẩn từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước và ngăn sự lưu
thông nước giữa các tầng, lớp chứa nước khác nhau qua giếng sau khi trám lấp.
3.4.2. Vật liệu trám lấp giếng
đào: sử dụng loại vật liệu trám lấp là đất, sét tự nhiên hoặc vật liệu khác có
tính cách nước tốt hơn hoặc tương đương với các lớp đất, đá xung quanh giếng
đào.
3.4.3. Nhân lực, dụng cụ, máy
móc, thiết bị thi công trám lấp giếng phải được chuẩn bị bảo đảm phù hợp, đáp ứng
yêu cầu thi công trám lấp đối với từng loại giếng. Trường hợp sử dụng vật liệu
hỗn hợp vữa để trám lấp giếng, phải sử dụng bộ dụng cụ ống đổ hoặc ống bơm vữa
và các dụng cụ, máy móc, thiết bị có liên quan để thực hiện nhằm bảo đảm việc
trám lấp giếng đáp ứng theo đúng quy trình kỹ thuật.
3.5.
Thi công trám lấp giếng
3.5.1. Thi công trám lấp giếng
khoan
3.5.1.1. Lắp đặt bộ dụng cụ,
máy móc, thiết bị thi công trám lấp giếng
3.5.1.2. Kiểm tra khả năng rút,
nhổ ống chống
Sử dụng dụng cụ, máy móc, thiết
bị phù hợp để kiểm tra khả năng rút, nhổ ống chống. Trường hợp rút, nhổ được ống
chống thì thực hiện đồng thời với quá trình trám lấp giếng. Việc rút, nhổ ống
chống phải thực hiện theo từng đoạn phù hợp với chiều dài mỗi đoạn giếng trám lấp
(không quá 10 m), chân của cột ống chống luôn nằm trong lớp vật liệu trám lấp để
bảo đảm đất đá xung quanh thành giếng không sập lở vào giếng trước khi vật liệu
được lấp đầy đoạn giếng trám lấp.
3.5.1.3. Trám lấp giếng khoan bằng
hỗn hợp vữa
3.5.1.3.1. Lựa chọn vật liệu hỗn
hợp vữa phù hợp theo quy định tại điểm
3.4.1.1.1 phần II của Quy chuẩn
này.
3.5.1.3.2. Thực hiện trám lấp
giếng
Tính toán, pha trộn khối lượng
hỗn hợp vữa đủ lấp đầy mỗi đoạn giếng trám lấp (khoảng 10 m).
Thả bộ dụng cụ ống đổ hoặc ống
bơm hỗn hợp vữa xuống giếng, cách đáy giếng không quá 10 m.
Tiến hành đổ hoặc bơm hỗn hợp vữa
đã pha trộn qua ống đổ hoặc ống bơm xuống đáy giếng cho đến khi hết lượng vữa
được pha trộn. Sau khi đổ hoặc bơm hết lượng hỗn hợp vữa tính toán đủ lấp đầy
đoạn giếng ban đầu (khoảng 10 m), tiến hành rút, nhổ ống chống một đoạn bằng với
chiều dài đoạn giếng vừa được trám lấp (trường hợp rút, nhổ được ống chống) và
phải bảo đảm chân của cột ống chống luôn nằm trong lớp vật liệu vừa được trám lấp.
Sau đó, kéo bộ dụng cụ ống đổ hoặc ống bơm hỗn hợp vữa lên để thực hiện trám lấp
đoạn giếng tiếp theo (không quá 10 m).
Tiếp tục lặp lại quá trình trám
lấp giếng theo từng đoạn cho đến khi hỗn hợp vữa dâng lấp đầy đến miệng giếng
(trường hợp rút, nhổ được ống chống); trường hợp không thể rút, nhổ được ống chống
thì đổ hoặc bơm hỗn hợp vữa trám lấp cho đến khi hỗn hợp vữa dâng lấp đầy giếng
đến cách mặt đất tối thiểu 1,0 m. Sau đó, tiến hành đào mở rộng miệng giếng đến
độ sâu phù hợp để có thể cắt bỏ đoạn ống chống ở độ sâu cách mặt đất tối thiểu
1,0 m. Tiếp theo, thực hiện lấp giếng (bao gồm phần đào mở rộng miệng giếng) bằng
đất, đá hoặc cát có thành phần đồng nhất với lớp phủ bề mặt khu vực giếng từ độ
sâu cắt bỏ đoạn ống chống cho đến bề mặt đất.
3.5.1.4. Trám lấp giếng khoan bằng
vật liệu dạng viên
3.5.1.4.1. Lựa chọn vật liệu dạng
viên phù hợp theo quy định tại điểm
3.4.1.1.2 phần II của Quy chuẩn
này.
3.5.1.4.2. Thực hiện trám lấp
giếng
Quá trình thi công trám lấp giếng
khoan bằng vật liệu dạng viên và rút, nhổ ống chống (nếu có) được thực hiện
theo từng đoạn tương tự như đối với trám lấp giếng khoan bằng hỗn hợp vữa quy định
tại điểm 3.5.1.3 phần II của Quy chuẩn này.
Tiến hành đổ vật liệu từ từ qua
miệng giếng khoan với khối lượng đã được tính toán phù hợp với thể tích của mỗi
đoạn giếng trám lấp (không quá 10 m) và dừng lại sau khi kết thúc mỗi đoạn trám
lấp để kiểm tra xác định không xảy ra tình trạng vật liệu bị tắc nghẽn ở phần
trên của đoạn giếng trám lấp. Sau đó, tiếp tục thực hiện trám lấp đoạn giếng tiếp
theo (không quá 10 m). Trường hợp đoạn giếng trám lấp nằm trên mực nước trong
giếng (giếng bị khô), cần bổ sung nước vào trong giếng khoan trước khi đổ vật
liệu trám lấp trong suốt quá trình trám lấp giếng để bảo đảm vật liệu ngập hoàn
toàn trong nước.
Tiếp tục lặp lại quá trình trám
lấp giếng theo từng đoạn cho đến khi vật liệu trám lấp lấp đầy đến miệng giếng
(trường hợp rút, nhổ được ống chống); trường hợp không thể rút, nhổ được ống chống
thì đổ vật liệu trám lấp cho đến khi vật liệu dâng lấp đầy giếng đến cách mặt đất
tối thiểu 1,0 m. Sau đó, tiến hành đào mở rộng miệng giếng đến độ sâu phù hợp để
có thể cắt bỏ đoạn ống chống ở độ sâu cách mặt đất tối thiểu 1,0 m. Tiếp theo,
thực hiện lấp giếng (bao gồm phần đào mở rộng miệng giếng) bằng đất, đá hoặc
cát có thành phần đồng nhất với lớp phủ bề mặt khu vực giếng từ độ sâu cắt bỏ
đoạn ống chống cho đến bề mặt đất.
3.5.2. Thi công trám lấp giếng
đào
Tiến hành lựa chọn vật liệu là
đất, sét tự nhiên hoặc vật liệu khác theo quy định tại điểm 3.4.2 phần II của
Quy chuẩn này.
Việc thi công trám lấp giếng
đào phải thực hiện theo từng đoạn; vật liệu được đổ xuống đáy giếng theo từng lớp
và phải được đầm, nện; tối thiểu 1,0 m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng
đất, cát tự nhiên hoặc vật liệu khác có tính chất tương đồng với lớp phủ bề mặt
khu vực giếng.
3.5.3. Hoàn trả mặt bằng
Sau khi hoàn thành quá trình
thi công trám lấp giếng, tiến hành tháo dỡ bộ dụng cụ, máy móc, thiết bị thi
công trám lấp và dọn dẹp tất cả các loại rác, vật liệu dư thừa tại khu vực mặt
bằng thi công trám lấp giếng.
3.6.
Báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng
3.6.1. Đối với giếng của tổ chức
3.6.1.1. Đối với giếng thuộc
trường hợp quy định tại điểm 1.1.1 và điểm 1.1.3 phần I của Quy chuẩn này,
trong thời hạn không quá mười (10) ngày kể từ ngày hoàn thành việc thi công
trám lấp giếng, chủ giếng có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về kết quả thi
công trám lấp giếng theo mẫu quy định tại Phụ lục C
kèm theo Quy chuẩn này gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có giếng trám lấp.
3.6.1.2. Đối với giếng thuộc
trường hợp quy định tại điểm 1.1.2 phần I của Quy chuẩn này, trong thời hạn
không quá mười (10) ngày kể từ ngày hoàn thành việc trám lấp các giếng, chủ giếng
có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về kết quả thi công trám lấp giếng theo mẫu
quy định tại Phụ lục D kèm theo Quy chuẩn này gửi
Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có giếng trám lấp.
3.6.2. Đối với giếng của hộ gia
đình và cá nhân: trong thời hạn không quá mười (10) ngày kể từ ngày hoàn thành
việc thi công trám lấp giếng, chủ giếng có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về
kết quả thi công trám lấp giếng không sử dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục Đ kèm theo Quy chuẩn này gửi tới Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi có giếng trám lấp để tổng hợp và cập nhật vào ứng dụng kê khai,
đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
III. QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ
1. Quy chuẩn này quy định về
quy trình kỹ thuật và yêu cầu quản lý phải tuân thủ trong công tác trám lấp giếng
không sử dụng.
2. Căn cứ thông báo quy định tại
điểm 3.1.1 phần II của Quy chuẩn này Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm
tra thực tế đối với giếng trám lấp của tổ chức.
3. Căn cứ thông báo quy định tại
điểm 3.1.2 phần II của Quy chuẩn này Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra thực
tế đối với giếng trám lấp của hộ gia đình và cá nhân.
4. Trong trường hợp quá trình
kiểm tra giếng trám lấp không đáp ứng yêu cầu theo Quy chuẩn kỹ thuật về trám lấp
giếng không sử dụng, thì tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải có biện pháp khắc
phục để bảo đảm việc trám lấp giếng đáp ứng yêu cầu theo quy định.
5. Trường hợp giếng thuộc công
trình khai thác nước dưới đất đã có giấy phép nhưng chủ giấy phép trả lại giấy
phép hoặc ngừng khai thác một số giếng do điều chỉnh nội dung giấy phép hoặc giấy
phép đã hết hạn mà chủ giếng không xin gia hạn giấy phép nhưng có kế hoạch sử dụng
giếng trong tương lai mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, thì
chủ giếng gửi thông báo đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có giếng để niêm
phong và giám sát trong thời gian ngừng khai thác.
IV. TRÁCH
NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN
Các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân thực hiện trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp quy định tại điểm
1.1 phần I của Quy chuẩn này phải thực hiện theo các quy định của quy chuẩn
này, trong đó khuyến khích sử dụng các dạng vật liệu trám lấp mới, thân thiện với
môi trường có tính chất tương tự các dạng vật liệu quy định tại điểm 3.4.1 và
3.4.2 phần II của Quy chuẩn này và có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu
liên quan đến các nội dung thực hiện công việc trám lấp giếng không sử dụng
theo quy định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
2. Cục trưởng Cục Quản lý tài
nguyên nước có trách nhiệm tổ chức phổ biến, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia này.
3. Định kỳ, trước ngày 15 tháng
12 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh mục các giếng đã trám lấp
trên địa bàn, gửi báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để tổng hợp.
4. Định kỳ, trước ngày 20 tháng
12 hằng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tổng hợp danh mục các giếng
đã trám lấp trên địa bàn, gửi báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.
5. Định kỳ, trước ngày 25 tháng
12 hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường
(qua Cục Quản lý tài nguyên nước) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc
trám lấp giếng không sử dụng trên địa bàn.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài
nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.
Phụ lục A
(Quy
định)
Mẫu thông báo về phương án trám lấp giếng không sử dụng
của tổ chức
(TÊN TỔ CHỨC CÓ GIẾNG TRÁM LẤP)
(Trang bìa trong)
PHƯƠNG ÁN TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG
........... (1)
TỔ CHỨC LÀ CHỦ
GIẾNG
Ký tên (đóng dấu nếu có)
|
TỔ CHỨC
LẬP PHƯƠNG ÁN (NẾU CÓ)
Ký tên (đóng dấu nếu có)
|
Địa danh, ngày ... tháng ... năm 20...
|
(1) Ghi tên giếng (công trình),
địa chỉ.
Mở đầu:
1. Trình bày tóm tắt các thông
tin của tổ chức là chủ giếng có giếng phải trám lấp (tên tổ chức, địa chỉ trụ
sở chính, lĩnh vực hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết
định thành lập tổ chức).
2. Trình bày các thông tin,
thông số về giếng trám lấp, gồm: số lượng, loại giếng, mục đích khoan giếng hoặc
mục đích sử dụng giếng (đối với giếng đã có), lý do trám lấp giếng.
3. Dự kiến thời gian bắt đầu
thi công trám lấp.
I. Mô tả giếng:
1. Liệt kê danh mục giếng trám
lấp gồm các thông tin về: số hiệu, vị trí, chiều sâu giếng, đường kính giếng,
tình trạng ống chống và các thông tin khác (nếu có).
2. Mô tả địa tầng, cấu trúc của
giếng (nếu có) và đánh giá về khả năng rút, nhổ cột ống chống (đối với giếng
khoan có ống chống); những vấn đề cần chú ý trong quá trình thi công trám lấp
(nếu có).
II. Vật liệu trám lấp:
1. Liệt kê các loại vật liệu dự
kiến sử dụng để trám lấp giếng (gồm: hỗn hợp vữa; vật liệu dạng viên).
2. Dự kiến khối lượng vật liệu
sử dụng.
III. Máy móc, thiết bị, dụng
cụ chủ yếu để trám lấp:
1. Nêu các loại máy móc, thiết
bị dự kiến sử dụng để thi công trám lấp giếng (máy khoan, máy bơm, máy trộn vữa)
và mô tả những tính năng, kỹ thuật chủ yếu liên quan trực tiếp tới quá trình
rút, nhổ, cắt bỏ ống chống, thi công trám lấp (nếu có);
2. Nêu các loại dụng cụ chủ yếu
được sử dụng trực tiếp để trám lấp (đường kính, chiều dài bộ cần khoan hoặc ống
bơm; dụng cụ trộn, đổ vữa, sét).
IV. Dự kiến phương án, biện
pháp thực hiện:
Tuỳ điều kiện cụ thể từng giếng,
chiều sâu, đường kính, loại vật liệu, thiết bị, dụng cụ sử dụng để trám lấp,
phương án thực hiện trám lấp giếng bao gồm các nội dung sau:
1. Dự kiến phân chia các đoạn
trám lấp giếng và chiều dài các đoạn trám lấp tương ứng (mỗi đoạn không quá 10
m);
2. Mô tả trình tự các bước công
việc dự kiến để thực hiện trám lấp cho mỗi đoạn và toàn bộ giếng;
3. Mô tả phương pháp, cách thức,
quá trình rút, nhổ ống chống (nếu có);
4. Mô tả phương pháp, cách thức,
quá trình đưa vật liệu trám lấp xuống giếng;
5. Mô tả cách thức, biện pháp
kiểm tra, kiểm soát khối lượng vật liệu, chiều dài mỗi đoạn trám lấp trong giếng;
6. Mô tả cách thức, quá trình bổ
sung vật liệu trám lấp (nếu có);
7. Mô tả quá trình hoàn thiện mặt
bằng thi công.
V. Phụ lục kèm theo:
Hình vẽ cột địa tầng, cấu trúc
giếng khoan và văn bản của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký, cấp phép (nếu có).
* Ghi chú:
Phương án trám lấp giếng có
thể được lập cho một giếng hoặc chung cho toàn bộ các giếng được trám lấp của
chủ giếng; trường hợp gồm nhiều loại giếng có tính chất kỹ thuật khác nhau thì
có thể lập một báo cáo phương án trám lấp chung, trong đó nội dung trám lấp nêu
cụ thể đối với từng loại giếng trám lấp.
Phụ lục B
(Quy
định)
Mẫu thông báo trám lấp giếng không sử dụng của hộ
gia đình và cá nhân
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
THÔNG
BÁO TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân xã ……. (nơi có giếng trám lấp)
1. Thông tin về hộ gia đình và
cá nhân có giếng trám lấp:
1.1. Thông tin về hộ gia đình
và cá nhân: Họ, chữ đệm và tên của chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình; số định
danh cá nhân hoặc số thẻ căn cước, ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp; ngày, tháng,
năm sinh; địa chỉ thường trú ………………….
1.2. Số điện thoại, email liên
hệ (nếu có): ............................................................
2. Dự kiến thời gian bắt đầu
thi công trám lấp:.....................................................
3. Thông tin về giếng trám lấp
Thông tin về giếng trám lấp được
tổng hợp theo bảng dưới đây:
STT
|
Loại hình giếng khoan/ giếng đào
|
Giếng trám lấp
|
Thôn/ấp, xã/huyện/ tỉnh
|
Chiều sâu giếng (m)
|
Mục đích khai thác nước (ghi rõ từng mục đích khai thác)
|
1
|
Giếng khoan/ giếng đào
|
Giếng khoan 1/ giếng đào 1
|
|
|
|
2
|
Giếng khoan/ giếng đào
|
Giếng khoan 2/ giếng đào 2
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
3. Cam kết của hộ gia đình và
cá nhân:
(Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia
đình) cam đoan các nội dung, thông tin trong thông báo này là đúng sự thật
và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường
hoặc thị trấn (nơi có giếng trám lấp) tiếp nhận tờ thông báo trám lấp giếng
không sử dụng của (Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình).
|
Địa danh,
ngày….. tháng..... năm....
Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục C
(Quy
định)
Mẫu báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng không sử
dụng của tổ chức
(Áp
dụng đối với trường hợp quy định tại điểm 1.1.1 và 1.1.3 phần I của Quy chuẩn
này)
(TÊN TỔ CHỨC CÓ GIẾNG TRÁM LẤP)
(Trang bìa trong)
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THI CÔNG TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG
........... (1)
TỔ CHỨC LÀ CHỦ
GIẾNG
Ký tên (đóng dấu nếu có)
|
TỔ CHỨC
LẬP BÁO CÁO (NẾU CÓ)
Ký tên (đóng dấu nếu có)
|
Địa danh, ngày ... tháng ... năm 20...
|
(1) Ghi tên giếng (công trình),
vị trí.
Mở đầu:
1. Trình bày tóm tắt các thông
tin của tổ chức là chủ giếng có giếng phải trám lấp (tên tổ chức, địa chỉ trụ
sở chính, lĩnh vực hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết
định thành lập tổ chức).
2. Trình bày các thông tin,
thông số cơ bản về giếng trám lấp, gồm: tên giếng hoặc công trình, vị trí tọa độ
giếng (nếu có), địa chỉ, số lượng, loại giếng, mục đích khoan giếng (đối với giếng
điều tra, đánh giá, thăm dò) hoặc mục đích sử dụng giếng (đối với giếng đã có),
lý do trám lấp giếng.
3. Mô tả địa tầng, cấu trúc của
giếng (nếu có) và kết quả rút, nhổ cột ống chống (nếu có); các kết quả khác
trong quá trình thi công trám lấp (nếu có).
4. Thời gian thi công trám lấp:
từ ngày…./…./20…. đến ngày..... /..... /20…...
I. Máy móc, thiết bị, dụng cụ
chủ yếu để trám lấp:
1. Nêu các loại máy móc, thiết
bị đã sử dụng để thi công trám lấp giếng (máy khoan, máy bơm, máy trộn vữa) và
mô tả những tính năng, kỹ thuật chủ yếu liên quan trực tiếp tới quá trình rút,
nhổ, cắt ống chống, thi công trám lấp (nếu có);
2. Nêu các loại dụng cụ chủ yếu
đã được sử dụng để trám lấp giếng (đường kính, chiều dài bộ cần khoan hoặc ống
bơm; dụng cụ trộn, đổ vữa).
II. Các phương án, biện pháp
đã thực hiện:
Căn cứ nội dung phương án, biện
pháp theo phương án dự kiến và thực tế đã thực hiện, mô tả chi tiết các biện
pháp, kết quả thi công trám lấp giếng.
III. Kết quả trám lấp:
1. Tổng hợp danh mục giếng trám
lấp gồm các thông tin về: số hiệu, vị trí tọa độ giếng (nếu có), địa chỉ, chiều
sâu giếng, mực nước tĩnh, đường kính giếng, tình trạng ống chống và các thông
tin khác (nếu có).
2. Tổng hợp khối lượng các loại
vật liệu sử dụng để trám lấp.
Trường hợp sử dụng hỗn hợp vữa
thì nêu các loại vật liệu sử dụng để trộn vữa, tỷ lệ pha trộn và phụ gia (nếu
có).
Trường hợp sử dụng vật liệu dạng
viên hoặc vật liệu bở rời khác thì nêu loại vật liệu, kích thước tối đa của vật
liệu và biện pháp, cách thức kiểm soát kích thước đó.
IV. Kết luận:
Tự nhận xét, đánh giá và kết luận
mức độ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, quá trình trám lấp giếng và những
đề xuất, kiến nghị (nếu có).
(Chủ giếng) cam đoan đã
thực hiện cung cấp thông tin, số liệu về cấu trúc địa chất, địa tầng tại vị trí
các giếng khoan trám lấp vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước
quốc gia theo quy định.
Phụ lục kèm theo (nếu có):
Ghi chú:
Báo cáo trám lấp giếng có thể
được lập cho một giếng hoặc chung cho toàn bộ các giếng được trám lấp của chủ
giếng; trường hợp gồm nhiều loại giếng có tính chất kỹ thuật khác nhau thì có
thể lập một báo cáo trám lấp chung, trong đó nội dung trám lấp nêu cụ thể đối với
từng loại giếng trám lấp.
Phụ lục D
(Quy
định)
Mẫu báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng không sử
dụng của tổ chức
(Áp
dụng đối với trường hợp quy định tại điểm 1.1.2 phần I của Quy chuẩn này)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
BÁO
CÁO KẾT QUẢ THI CÔNG TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG
Kính
gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường……. (nơi có giếng trám lấp)
1. Trình bày tóm tắt các thông
tin của tổ chức là chủ giếng có giếng phải trám lấp (tên tổ chức, địa chỉ trụ
sở chính, lĩnh vực hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết
định thành lập tổ chức).
2. Trình bày các thông tin,
thông số cơ bản về giếng trám lấp, gồm: tên giếng hoặc công trình, vị trí tọa độ
giếng (nếu có), địa chỉ, số lượng giếng.
3. Thời gian thi công trám lấp:
từ ngày…./…./20…. đến ngày..... /..... /20…..
4. Thông tin về giếng trám lấp
Thông tin về giếng trám lấp được
tổng hợp theo bảng dưới đây:
TT
|
Loại hình giếng khoan/ giếng đào
|
Giếng trám lấp
|
Vị trí
|
Chiều sâu giếng (m)
|
Thôn/ ấp, xã/ huyện/ tỉnh
|
Tọa độ X theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu 3° (nếu
có)
|
Tọa độ Y theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu 3° (nếu
có)
|
1
|
Giếng khoan/ giếng đào
|
Giếng khoan/ giếng đào 1
|
|
|
|
|
2
|
Giếng khoan/ giếng đào
|
Giếng khoan/ giếng đào 2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
3. Cam kết của chủ giếng:
(Chủ giếng) cam đoan các
nội dung, thông tin trong báo cáo này là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
(Chủ giếng) cam đoan đã
thực hiện cung cấp thông tin, số liệu về cấu trúc địa chất, địa tầng tại vị trí
các giếng khoan trám lấp vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước
quốc gia theo quy định.
Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi
trường (nơi có giếng trám lấp) tiếp nhận báo cáo trám lấp giếng không sử
dụng của (Chủ giếng).
|
Địa danh,
ngày….. tháng..... năm....
Đại diện tổ chức là chủ giếng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục Đ
(Quy
định)
Mẫu báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng không sử
dụng của hộ gia đình và cá nhân
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
BÁO
CÁO KẾT QUẢ THI CÔNG TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân xã……. (nơi có giếng trám lấp)
1. Thông tin về hộ gia đình và
cá nhân có giếng trám lấp:
1.1. Thông tin về hộ gia đình
và cá nhân: họ, chữ đệm và tên của chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình; số định
danh cá nhân hoặc số thẻ căn cước, ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp; ngày, tháng,
năm sinh; địa chỉ thường trú……………….….
1.2. Số điện thoại, email liên
hệ (nếu có): ............................................................
2. Thời gian thi công trám lấp:
từ ngày…./…../20…. đến ngày..... /...... /20…...
3. Thông tin về giếng trám lấp
Thông tin về giếng trám lấp được
tổng hợp theo bảng dưới đây:
STT
|
Loại hình giếng khoan/ giếng đào
|
Giếng trám lấp
|
Thôn/ấp, xã/huyện/ tỉnh
|
Chiều sâu giếng (m)
|
1
|
Giếng khoan/ giếng đào
|
Giếng khoan 1/ giếng đào 1
|
|
|
2
|
Giếng khoan/ giếng đào
|
Giếng khoan 2/ giếng đào 2
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
3. Cam kết của hộ gia đình và
cá nhân:
(Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia
đình) cam đoan các nội dung, thông tin trong báo cáo này là đúng sự thật và
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường
hoặc thị trấn (nơi có giếng trám lấp) tiếp nhận tờ báo cáo trám lấp giếng
không sử dụng của (Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình).
|
Địa danh,
ngày….. tháng..... năm....
Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình
(Ký, ghi rõ họ tên)
|