|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 1352/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia 2021 2030
Số hiệu:
|
1352/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Trần Hồng Hà
|
Ngày ban hành:
|
08/11/2024
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Mục tiêu quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia 2021 - 2030
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1352/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Mục tiêu quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia 2021 - 2030
Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có đưa ra mục tiêu như sau:
**Mục tiêu tổng quát
Gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.
**Mục tiêu cụ thể
- Mở rộng, nâng cấp và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên; chuyển tiếp 178 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 07, mở rộng 27 khu bảo tồn); thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc khoảng 6,6 triệu ha.
- Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng; chuyển tiếp 13 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có, cấp giấy chứng nhận 09 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; chuyển tiếp 03 hành lang đa dạng sinh học hiện có, hình thành 07 hành lang đa dạng sinh học; hình thành 10 vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia;
- Hình thành hệ thống khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng gồm 22 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 2 triệu ha, 10 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 4 triệu ha.
**Tầm nhìn đến năm 2050
- Các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, quý, hiếm, các nguồn gen có giá trị bảo tồn được phục hồi, bảo tồn hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo đảm an ninh môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước
- Bố trí định hướng không gian cho bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với định hướng sử dụng đất theo Nghị quyết 39/2021/QH15 của Quốc hội góp phần bảo đảm cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát huy, tăng cường sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái; phát triển đa dạng sinh học đô thị, bảo đảm các chỉ tiêu về không gian xanh, chỉ tiêu về cây xanh đô thị, xây dựng hệ thống các khu vực đa dạng sinh
học đô thị.
Xem chi tiết Quyết định 1352/QĐ-TTg có hiệu lực từ 08/11/2024.
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1352/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đa dạng
sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Quy hoạch
ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11
năm 2018;
Căn cứ Luật Bảo vệ
môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2023/QH15 ngày 09 tháng
01 năm 2023 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng
5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 58/2023/NĐ-CP
ngày 12 tháng 8 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy
hoạch;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP
ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Báo cáo thẩm định số 145/BC-HĐTĐQH ngày
31 tháng 12 năm 2023 của thường trực Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng
sinh học quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại
Tờ trình số 82/TTr-BTNMT ngày 05 tháng 9 năm 2024 về việc đề nghị phê duyệt Quy
hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch
bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với
những nội dung sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Xây dựng và thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng
sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ quan
trọng nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng;
- Áp dụng xuyên suốt quan điểm bảo tồn vị nhân
sinh, bảo tồn để phát triển; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng hợp lý tài
nguyên đa dạng sinh học nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đà suy giảm, cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ
phát triển bền vững;
- Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ, bảo
tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên; chú trọng phục
hồi, nâng cấp chất lượng các đối tượng quy hoạch đang bị suy thoái; hạn chế tối
đa việc phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, thay đổi mục đích sử dụng đất tại các
khu vực có hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ;
- Tăng cường hợp tác hiệu quả giữa các ngành trong
việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh và bảo tồn đa dạng sinh học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị
nguồn vốn tự nhiên cho phát triển bền vững đất nước; tăng cường hợp tác với các
quốc gia, tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học;
- Thống nhất theo các tiêu chí của Luật Đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối
đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của các đối tượng quy hoạch
bảo tồn đa dạng sinh học hiện có;
- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển
đổi số trong việc triển khai quy hoạch, quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học;
- Huy động tối đa các nguồn lực xã hội; tăng cường
các biện pháp dựa vào thiên nhiên, phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và
giá trị của tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học phục vụ bảo vệ môi trường,
an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi
khí hậu, phát triển nhanh và bền vững đất nước.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn
và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài
hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn
thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực
đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan
trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Mở rộng, nâng cấp và nâng cao hiệu quả quản lý hệ
thống khu bảo tồn thiên nhiên; chuyển tiếp 178 khu bảo tồn hiện có (trong đó
chuyển hạng 07, mở rộng 27 khu bảo tồn); thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng
diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc khoảng 6,6 triệu ha;
- Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng
sinh học, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng; chuyển tiếp
13 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có, cấp giấy chứng nhận 09 cơ sở bảo tồn
đa dạng sinh học; chuyển tiếp 03 hành lang đa dạng sinh học hiện có, hình thành
07 hành lang đa dạng sinh học; hình thành 10 vùng đất ngập nước quan trọng cấp
quốc gia;
- Hình thành hệ thống khu vực đa dạng sinh học cao,
cảnh quan sinh thái quan trọng gồm 22 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện
tích khoảng 2 triệu ha, 10 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích
khoảng 4 triệu ha.
3. Tầm nhìn đến năm 2050
- Các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài
nguy cấp, quý, hiếm, các nguồn gen có giá trị bảo tồn được phục hồi, bảo tồn hiệu
quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá, sử dụng bền vững
và mang lại lợi ích thiết yếu trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo đảm
an ninh môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững
đất nước;
- Bố trí định hướng không gian cho bảo tồn đa dạng
sinh học phù hợp với định hướng sử dụng đất theo Nghị quyết số 39/2021/QH15 của Quốc hội góp phần bảo đảm cân bằng
của hệ sinh thái tự nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí
hậu; phát huy, tăng cường sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái; phát triển
đa dạng sinh học đô thị, bảo đảm các chỉ tiêu về không gian xanh, chỉ tiêu về
cây xanh đô thị, xây dựng hệ thống các khu vực đa dạng sinh học đô thị.
II. NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
THỜI KỲ 2021 - 2030
Định hướng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời
kỳ 2021 - 2030 theo 08 vùng sinh thái trên phạm vi cả nước, cụ thể như sau:
1. Vùng Đông Bắc
- Chuyển tiếp 45 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển
hạng 03, mở rộng 05 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,4 triệu ha; thành
lập mới 09 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha;
- Nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo
tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ
động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng
thiên nhiên;
- Hình thành 02 hành lang đa dạng sinh học với tổng
diện tích khoảng 0,02 triệu ha;
- Hình thành 03 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng
diện tích khoảng 0,4 triệu ha;
- Hình thành 02 cảnh quan sinh thái quan trọng với
tổng diện tích khoảng 0,4 triệu ha;
- Hình thành 01 vùng đất ngập nước quan trọng với
diện tích khoảng 0,01 triệu ha.
2. Vùng Tây Bắc
- Chuyển tiếp 12 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển
hạng 01, mở rộng 05 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,2 triệu ha; thành
lập mới 02 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 300 ha;
- Nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo
tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ
động vật, vườn cấy thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng
thiên nhiên;
- Hình thành 02 vùng đất ngập nước quan trọng với
diện tích khoảng 0,02 triệu ha.
3. Vùng đồng bằng sông Hồng
- Chuyển tiếp 16 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng
01 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha; thành lập mới 06 khu bảo
tồn với tổng diện tích khoảng 0,02 triệu ha;
- Chuyển tiếp 02 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp
giấy chứng nhận 04 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy
chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động
vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn
trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;
- Hình thành 01 hành lang đa dạng sinh học với diện
tích khoảng 0,01 triệu ha;
- Hình thành 01 cảnh quan sinh thái quan trọng với
tổng diện tích khoảng 0,01 triệu ha.
4. Vùng Bắc Trung Bộ
- Chuyển tiếp 31 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng
02 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,7 triệu ha; thành lập mới 08 khu bảo
tồn với tổng diện tích khoảng 0,2 triệu ha;
- Chuyển tiếp 02 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với
các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc,
ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;
- Chuyển tiếp 02 hành lang đa dạng sinh học, hình
thành 02 hành lang đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 0,06 triệu ha;
- Hình thành 06 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng
diện tích khoảng 0,3 triệu ha;
- Hình thành 02 cảnh quan sinh thái quan trọng với
tổng diện tích khoảng 0,3 triệu ha.
5. Vùng Nam Trung Bộ
- Chuyển tiếp 27 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển
hạng 02, mở rộng 04 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,4 triệu ha; thành
lập mới 13 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 3 triệu ha;
- Chuyển tiếp 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp
giấy chứng nhận 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy
chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động
vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn
trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;
- Chuyển tiếp 01 hành lang đa dạng sinh học hiện có
với diện tích khoảng 0,07 triệu ha; hình thành 01 hành lang đa dạng sinh học với
tổng diện tích khoảng 0,6 triệu ha;
- Hình thành 11 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng
diện tích khoảng 1 triệu ha;
- Hình thành 04 cảnh quan sinh thái quan trọng với
tổng diện tích khoảng 3 triệu ha;
- Hình thành 02 vùng đất ngập nước quan trọng với tổng
diện tích khoảng 0,02 triệu ha.
6. Vùng Tây Nguyên
- Chuyển tiếp 15 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển
hạng 01, mở rộng 04 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,5 triệu ha; thành
lập mới 06 khi bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha;
- Nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo
tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ
động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng
thiên nhiên;
- Hình thành 02 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng
diện tích khoảng 0,1 triệu ha;
- Hình thành 01 cảnh quan sinh thái quan trọng với
tổng diện tích khoảng 0,2 triệu ha;
- Hình thành 02 vùng đất ngập nước quan trọng với tổng
diện tích khoảng 0,01 triệu ha.
7. Vùng Đông Nam Bộ
- Chuyển tiếp 10 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng
02 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,3 triệu ha; thành lập mới 01 khu bảo
tồn với tổng diện tích khoảng 0,03 triệu ha;
- Chuyển tiếp 01 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp
giấy chứng nhận 01 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy
chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động
vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn
trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;
- Hình thành 03 vùng đất ngập nước quan trọng với tổng
diện tích khoảng 0,07 triệu ha.
8. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Chuyển tiếp 22 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng
04 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,15 triệu ha; thành lập mới 16 khu bảo
tồn với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha;
- Chuyển tiếp 06 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp
giấy chứng nhận 01 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy
chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động
vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn
trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;
- Hình thành 01 hành lang đa dạng sinh học với diện
tích khoảng 0,09 triệu ha;
Định hướng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 đối với khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học,
hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái
quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng chi tiết tại các Phụ lục I, II, III,
IV, V, VI ban hành kèm theo Quyết định này. Các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở
bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học
cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng được quy hoạch
thành lập mới thời kỳ 2021 - 2030 tại các Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch bảo vệ và
khai thác nguồn lợi thủy sản, Quy hoạch lâm nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt nhưng không thuộc các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI của Quy hoạch này thì
thực hiện theo các nội dung được phê duyệt trong Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch bảo
vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, Quy hoạch lâm nghiệp.
III. DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ THỰC
HIỆN QUY HOẠCH
Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục các dự án
quan trọng, dự án ưu tiên đầu tư thực hiện Quy hoạch tại Phụ lục VII.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật liên quan nhằm triển khai hiệu quả Quy hoạch bảo tồn đa dạng
sinh học quốc gia; nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân
tham gia thành lập, vận hành cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của
pháp luật; cơ chế phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững gắn với xóa
đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp
pháp trong khu bảo tồn, hành lang đa dạng sinh học, cảnh quan sinh thái quan trọng,
khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng;
- Tăng cường công tác thực thi pháp luật về bảo tồn
đa dạng sinh học, các đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Giải pháp về khoa học và công nghệ
- Đẩy nhanh chuyển đổi số, phấn đấu hoàn thiện kết
nối liên thông hệ thống thông tin, trong đó có cơ sở dữ liệu về quy hoạch. Quản
lý, cập nhật biến động các đối tượng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;
- Tăng cường áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thống
thông tin địa lý (GIS) trong việc lập và giám sát thực hiện quy hoạch, giám sát
các đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;
- Khuyến khích, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền
thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững các đối tượng của quy hoạch bảo tồn
đa dạng sinh học;
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng
bền vững đa sinh học; tập trung các nghiên cứu ứng dụng phát triển các mô hình
gây nuôi và tái thả các loài hoang dã vào tự nhiên; bảo tồn các loài đặc hữu,
nguy cấp, ngăn chặn sự suy thoái của các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự
nhiên; các mô hình du lịch sinh thái hiệu quả; phát triển, tiếp nhận chuyển
giao công nghệ mới về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
3. Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực
- Xây dựng các chương trình đào tạo phát triển nguồn
nhân lực phù hợp với từng đối tượng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường
năng lực của các cơ quan quản lý, giám sát đa dạng sinh học và cán bộ có liên
quan đến bảo tồn đa dạng sinh học ở trung ương và địa phương gắn với các đối tượng
của quy hoạch; trang bị cơ sở vật chất, thiết bị cho đội ngũ làm công tác bảo tồn
tại các địa phương nhằm phát huy năng lực bảo tồn tại chỗ;
- Đẩy mạnh kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ
quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương; khai thác nguồn lực tri
thức từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và quốc tế;
- Tăng cường năng lực và sự tham gia của các tổ chức
đoàn thể và cộng đồng dân cư trong bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
phát huy giá trị đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và tri thức của
các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.
4. Giải pháp về tài chính, đầu tư
- Bảo đảm nguồn lực để thành lập, quản lý các khu bảo
tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học,
vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, khu vực
đa dạng sinh học cao;
- Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, huy động các
nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ ưu tiên của quy hoạch bảo
tồn đa dạng sinh học;
- Khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng,
doanh nghiệp đầu tư tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái;
đa dạng hoá nguồn đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học, mở rộng cơ chế chi trả dịch
vụ môi trường; đẩy mạnh khai thác các nguồn lực tại chỗ, vận dụng các chính
sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp nhằm tạo sinh kế bền vững gắn
với bảo tồn đa dạng sinh học.
5. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng
đồng
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo
tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm cho mọi tổ chức, cá
nhân, đặc biệt là các cán bộ quản lý, cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh
các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh
quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên,
cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; đa dạng hóa các kênh truyền thông về đa dạng
sinh học như phát hành các ấn phẩm chuyên ngành, hệ thống phát thanh, truyền
hình, mạng xã hội...;
- Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện
tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học; xây
dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học, nhân rộng những điển
hình tiên tiến;
- Kết hợp với các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ
nữ, trường học... để lồng ghép các chương trình giáo dục tuyên truyền về bảo tồn
đa dạng sinh học, phổ biến kiến thức bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên;
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá
nhân có thành tích trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
6. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Chủ động tham gia, thực hiện, đảm bảo tuân thủ
các điều ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học mà Việt Nam đã ký kết; nghiên
cứu, đề xuất tham gia các điều ước quốc tế mới, sáng kiến, diễn đàn, tổ chức quốc
tế về đa dạng sinh học bảo đảm lợi ích quốc gia;
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học, đặc biệt với các quốc gia có chung đường biên
giới; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong kiểm soát việc buôn bán trái phép động, thực
vật hoang dã.
7. Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với
biến đổi khí hậu
- Đánh giá và dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
tới đa dạng sinh học;
- Xây dựng mô hình, đề xuất các giải pháp bảo tồn
đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu.
8. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực
hiện quy hoạch
- Công bố, tuyên truyền, phổ biến Quy hoạch theo
quy định của pháp luật; xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện và
giám sát thực hiện Quy hoạch;
- Định kỳ 05 năm, đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện, kiến nghị điều chỉnh Quy hoạch (nếu có)
phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về nội
dung, số liệu, báo cáo và đề xuất, kiến nghị, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục
theo quy định và theo đúng các quy định của Luật
Quy hoạch và các quy định pháp luật khác có liên quan
- Tổ chức công bố Quy hoạch sau khi được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển
khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương
liên quan tổ chức thực hiện Quy hoạch, các dự án ưu tiên thuộc trách nhiệm của
Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quy hoạch,
đề xuất điều chỉnh theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương
liên quan xây dựng hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập các đối tượng thuộc
Quy hoạch nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn việc thành lập và quản lý khu vực đa dạng
sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền giao kế
hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Giám sát tình hình thực hiện Quy hoạch theo quy định
của pháp luật.
3. Bộ Tài chính
Chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
kinh phí thực hiện Quy hoạch theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách hiện hành.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường,
các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện các nội dung Quy hoạch
thuộc chức năng quản lý của Bộ;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, các bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất
thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên trên biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường
xây dựng các chương trình nghiên cứu; dự án ưu tiên theo phân công để thực hiện
các nhiệm vụ của Quy hoạch.
6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường,
các bộ, ngành và địa phương liên quan quản lý, giám sát chặt chẽ, giải quyết
các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh trong quá trình thực hiện Quy
hoạch.
7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tổ chức thực hiện các yêu cầu về quản lý, bảo vệ
môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của Luật
Bảo vệ môi trường và các nội dung Quy hoạch thuộc chức năng quản lý của Bộ.
8. Các bộ, ngành khác
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối
hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế, chính sách để thực hiện
Quy hoạch.
9. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương
- Lập, cập nhật phương án bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 phù hợp với Quy hoạch bảo
tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; căn cứ
nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương, quy định của pháp luật, tiến
hành rà soát, nghiên cứu, đưa vào bổ sung trong quy hoạch tỉnh các khu vực đa dạng
sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan
trọng, các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo
tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh;
- Bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn
tài chính hợp pháp khác để tổ chức triển khai hiệu quả các nội dung của Quy hoạch;
- Xây dựng, triển khai thực hiện dự án thành lập, mở
rộng các đối tượng thuộc Quy hoạch theo thẩm quyền và quy định pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b)
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
|
PHỤ LỤC I
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THỜI KỲ
2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Tên
|
Phân hạng
|
Vị trí
|
Quy mô diện
tích quy hoạch (ha)
|
Phân cấp
|
Ghi chú
|
|
VÙNG ĐÔNG BẮC
|
|
|
|
|
|
1.
|
Ba Bể
|
VQG
|
Bắc Kạn (Ba Bể)
|
10.048,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
2.
|
Bái Tử Long
|
VQG
|
Quảng Ninh (Vân Đồn)
|
15.783,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
3.
|
Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn
|
VQG
|
Hà Giang (Vị Xuyên, Yên Minh, Bắc Mê)
|
15.006,30
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
4.
|
Phia oắc - Phia Đén
|
VQG
|
Cao Bằng (Nguyên Bình)
|
10.593,50
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
5.
|
Xuân Sơn
|
VQG
|
Phú Thọ (Tân Sơn)
|
15.048,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
6.
|
Hoàng Liên
|
VQG
|
Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Tân Uyên)
|
28.509,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
7.
|
Vịnh Hạ Long
|
VQG
|
Quảng Ninh (TP. Hạ Long)
|
5.032,22
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp (BVCQ
chuyển hạng VQG)
|
8.
|
Bát Xát
|
VQG
|
Lào Cai (Bát Xát)
|
18.637,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp (DTTN
chuyển hạng VQG)
|
9.
|
Bắc Mê
|
DTTN
|
Hà Giang (Bắc Mê)
|
9.042,50
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
10.
|
Bát Đại Sơn
|
DTTN
|
Hà Giang (Quản Bạ)
|
5.039,40
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
11.
|
Đồng Sơn - Kỳ Thượng
|
DTTN
|
Quảng Ninh (TP. Hạ Long)
|
15.593,81
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
12.
|
Hữu Liên
|
DTTN
|
Lạng Sơn (Hữu Lũng, Văn Quan, Chi Lăng)
|
8.293,40
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
13.
|
Kim Hỷ
|
DTTN
|
Bắc Kạn (Na Rì, Bạch Thông)
|
15.715,02
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
14.
|
Na Hang
|
DTTN
|
Tuyên Quang (Na Hang)
|
22.401,50
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
15.
|
Phong Quang
|
DTTN
|
Hà Giang (Vị Xuyên)
|
8.559,70
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
16.
|
Tây Côn Lĩnh
|
DTTN
|
Hà Giang (Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, TP. Hà Giang)
|
15.018,50
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
17.
|
Tây Yên Tử
|
DTTN
|
Bắc Giang (Lục Nam, Sơn Động)
|
12.732,48
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
18.
|
Thần Sa - Phượng Hoàng
|
DTTN
|
Thái Nguyên (Võ Nhai)
|
18.704,89
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
19.
|
Hoàng Liên - Văn bản
|
DTTN
|
Lào Cai (Văn bản)
|
45.559,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
20.
|
Nà Hẩu
|
DTTN
|
Yên Bái (Văn Yên)
|
16.040,15
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
21.
|
Đồng Rui - Tiên Yên
|
DTTN
|
Quảng Ninh (Tiên Yên)
|
Khoảng 4.300
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
22.
|
Chi Sán
|
DTTN
|
Hà Giang (Mèo Vạc)
|
5.431,10
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
23.
|
Nam Xuân Lạc
|
BTL-SC
|
Bắc Kạn (Chợ Đồn)
|
4.155,67
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
24.
|
Trùng Khánh
|
BTL-SC
|
Cao Bằng (Trùng Khánh)
|
9.573,68
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
25.
|
Mù Cang Chải
|
BTL-SC
|
Yên Bái (Mù Cang Chải)
|
20.108,20
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
26.
|
Mẫu Sơn
|
BTL-SC
|
Lạng Sơn (Cao Lộc, Lộc Bình)
|
3.882,50
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
27.
|
Bắc Sơn
|
BTL-SC
|
Lạng Sơn (Bắc Sơn)
|
936,75
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
28.
|
Cham Chu
|
BTL-SC
|
Tuyên Quang (Chiêm Hóa, Hàm Yên)
|
15.262,30
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
(DTTN chuyển hạng
BTL-SC)
|
29.
|
Cao Tả Tùng
|
BTL-SC
|
Hà Giang (Quản Bạ)
|
Khoảng 8.600
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
30.
|
Quảng Nam Châu
|
BTL-SC
|
Quảng Ninh (Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà)
|
Khoảng 16.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
31.
|
Quang Hanh
|
BTL-SC
|
Quảng Ninh (TP. Hạ Long, Cẩm Phả)
|
Khoảng 1.600
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
32.
|
Cô Tô-Đảo Trần
|
BTL-SC
|
Quảng Ninh (Cô Tô)
|
Khoảng 18.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
33.
|
ATK Định Hoá
|
BVCQ
|
Thái Nguyên (Định Hóa)
|
5.505,46
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
34.
|
Bản Giốc
|
BVCQ
|
Cao Bằng (Trùng Khánh)
|
566,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
35.
|
Đá Bàn
|
BVCQ
|
Tuyên Quang (Yên Sơn)
|
119,60
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
36.
|
Đền Hùng
|
BVCQ
|
Phú Thọ (TP. Việt Trì, Phù Ninh, Lâm Thao)
|
538,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
37.
|
Kim Bình
|
BVCQ
|
Tuyên Quang (Chiêm Hóa)
|
235,26
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
38.
|
Lam Sơn
|
BVCQ
|
Cao Bằng (Hòa An)
|
75,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
39.
|
Núi Lăng Đồn
|
BVCQ
|
Cao Bằng (Thạch An)
|
1.149,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
40.
|
Núi Nả
|
BVCQ
|
Phú Thọ (Hạ Hòa)
|
670,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
41.
|
Pác Bó
|
BVCQ
|
Cao Bằng (Hà Quảng)
|
1.385,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
42.
|
Suối Mỡ
|
BVCQ
|
Bắc Giang (Lục Nam)
|
1.504,80
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
43.
|
Hồ Cấm Sơn
|
BVCQ
|
Bắc Giang (Lục Ngạn)
|
Khoảng 2.500
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
44.
|
Tân Trào
|
BVCQ
|
Tuyên Quang (Yên Sơn)
|
3.892,70
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
45.
|
Thang Hen
|
BVCQ
|
Cao Bằng (Trà Lĩnh)
|
481,20
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
46.
|
Trần Hưng Đạo
|
BVCQ
|
Cao Bằng (Nguyên Bình)
|
1.156,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
47.
|
Yên Lập
|
BVCQ
|
Phú Thọ (Yên Lập)
|
330,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
48.
|
Mã Pì Lèng
|
BVCQ
|
Hà Giang (Mèo Vạc)
|
298,40
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
49.
|
Thác Giềng
|
BVCQ
|
Bắc Kạn (TP. Bắc Kạn, Chợ Mới)
|
594,04
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
50.
|
Yên Tử
|
BVCQ
|
Quảng Ninh (Uông Bí)
|
3.323,30
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
51.
|
Yên Lập
|
BVCQ
|
Quảng Ninh (Quảng Yên)
|
34,20
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
52.
|
Hồ Noong
|
BVCQ
|
Hà Giang (Vị Xuyên)
|
Khoảng 2.700
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
53.
|
Khe Vằn
|
BVCQ
|
Quảng Ninh (Bình Liêu)
|
Khoảng 70
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
54.
|
Hàm Rồng
|
BVCQ
|
Lào Cai (Sapa)
|
Khoảng 120
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
|
VÙNG TÂY BẮC
|
|
|
|
|
|
55.
|
Mường Nhé
|
VQG
|
Điện Biên (Mường Nhé)
|
46.730,51
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp (DTTN
chuyển hạng VQG, mở rộng)
|
56.
|
Copia
|
DTTN
|
Sơn La (Thuận Châu)
|
16.236,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
57.
|
Mường La
|
DTTN
|
Sơn La (Mường La)
|
18.811,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
58.
|
Hang Kia - Pà Cò
|
DTTN
|
Hoà Bình (Mai Châu)
|
5.314,36
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
59.
|
Ngọc Sơn - Ngổ Luông
|
DTTN
|
Hoà Bình (Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy)
|
15.189,02
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
60.
|
Phu Canh
|
DTTN
|
Hoà Bình (Đà Bắc)
|
5.092,30
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
61.
|
Sốp Cộp
|
DTTN
|
Sơn La (Sốp Cộp, Sông Mã)
|
17.574,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
62.
|
Tà Xùa
|
DTTN
|
Sơn La (Bắc Yên, Phù Yên)
|
17.002,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
63.
|
Thượng Tiến
|
DTTN
|
Hoà Bình (Kim Bôi, Lạc Sơn)
|
6.314,56
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
64.
|
Xuân Nha
|
DTTN
|
Sơn La (Vân Hồ, Mộc Châu)
|
18.337,70
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
65.
|
Mường Tè
|
DTTN
|
Lai Châu (Mường Tè)
|
33.775,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
66.
|
Mường Phăng
|
BVCQ
|
Điện Biên (Điện Biên)
|
4.436,55
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
67.
|
Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
|
BVCQ
|
Sơn La (Phù Yên)
|
Khoảng 260
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
68.
|
Lê Thánh Tông
|
BVCQ
|
Sơn La (TP. Sơn La)
|
Khoảng 16
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
|
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
|
|
|
|
|
|
69.
|
Tam Đảo
|
VQG
|
Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Thái Nguyên (Đại Từ), Tuyên
Quang (Sơn Dương)
|
32.395,80
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
70.
|
Ba Vì
|
VQG
|
Hà Nội (Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì), Hòa Bình
(TP. Hòa Bình, Lương Sơn)
|
9.702,41
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
71.
|
Cúc Phương
|
VQG
|
Ninh Bình (Nho Quan), Thanh Hóa (Thạch Thành),
Hòa Bình (Yên Thủy, Lạc Sơn)
|
22.148,93
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
72.
|
Cát Bà
|
VQG
|
Hải Phòng (Cát Hải)
|
15.331,60
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
73.
|
Xuân Thủy
|
VQG
|
Nam Định (Giao Thủy)
|
7.110,08
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
74.
|
Bạch Long Vĩ
|
DTTN
|
Hải Phòng (Bạch Long Vĩ)
|
27.008,93
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
75.
|
Thái Thụy
|
DTTN
|
Thái Bình (Thái Thụy)
|
6.560,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
76.
|
Tiền Hải
|
BTL-SC
|
Thái Bình (Tiền Hải)
|
12.500,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
77.
|
Vân Long
|
DTTN
|
Ninh Bình (Gia Viễn)
|
2.548,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
78.
|
Quan Sơn
|
DTTN
|
Hà Nội (Mỹ Đức), Hòa Bình (Lương Sơn)
|
Khoảng 2.900
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
79.
|
Vườn chim Đông Xuyên
|
BTL-SC
|
Bắc Ninh (Yên Phong)
|
Khoảng 40
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
80.
|
Long Châu
|
BTL-SC
|
Hải Phòng (Cát Hải)
|
Khoảng 7.500
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
81.
|
Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn
|
BTL-SC
|
Hà Nội (Sơn Tây, Ba Vì)
|
Khoảng 1.900
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
82.
|
Voọc mông trắng
|
BTL-SC
|
Hà Nam (Kim Bảng)
|
Khoảng 3.400
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
83.
|
K9 - Lăng Hồ Chí Minh
|
BVCQ
|
Hà Nội (Ba Vì)
|
234,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
84.
|
Chùa Thầy
|
BVCQ
|
Hà Nội (Quốc Oai)
|
37,13
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
85.
|
Côn Sơn Kiếp Bạc
|
BVCQ
|
Hải Dương (Chí Linh)
|
1.235,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
86.
|
Hoa Lư
|
BVCQ
|
Ninh Bình (Hoa Lư)
|
2.985,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiép
|
87.
|
Hương Sơn
|
BVCQ
|
Hà Nội (Mỹ Đức)
|
3.760,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
88.
|
Vật Lại
|
BVCQ
|
Hà Nội (Ba Vì)
|
11,28
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
89.
|
Hồ Suối Hai
|
BVCQ
|
Hà Nội (Ba Vì)
|
Khoảng 700
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
90.
|
Kinh Môn
|
BVCQ
|
Hải Dương (Kinh Môn)
|
310,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
|
VÙNG BẮC TRUNG BỘ
|
|
|
|
|
|
91.
|
Bạch Mã
|
VQG
|
Thừa Thiên Huế (Phú Lộc, Nam Đông), Quảng Nam
(Đông Giang)
|
37.487,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
92.
|
Bến En
|
VQG
|
Thanh Hóa (Như Xuân, Như Thanh)
|
13.936,60
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
93.
|
Phong Nha - Kẻ Bàng
|
VQG
|
Quảng Bình (Minh Hóa, Bố Trạch)
|
123.326,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
94.
|
Pù Mát
|
VQG
|
Nghệ An (Con Cuông, Tương Dương)
|
93.524,70
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
95.
|
Vũ Quang
|
VQG
|
Hà Tĩnh (Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn)
|
52.882,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
96.
|
Kẻ Gỗ
|
DTTN
|
Hà Tĩnh (Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh)
|
41.615,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
97.
|
Đakrông
|
DTTN
|
Quảng Trị (Đakrông)
|
40.526,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
98.
|
Bắc Hướng Hóa
|
DTTN
|
Quảng Trị (Hướng Hóa)
|
23.456,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
99.
|
Động Châu - Khe Nước Trong
|
DTTN
|
Quảng Bình (Lệ Thủy)
|
22.350,49
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
100.
|
Phong Điền
|
DTTN
|
Thừa Thiên Huế (Phong Điền, A Lưới)
|
41.433,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
101.
|
Pù Hoạt
|
DTTN
|
Nghệ An (Quế Phong)
|
35.723,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
102.
|
Pù Huống
|
DTTN
|
Nghệ An (Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông,
Tương Dương)
|
40.167,70
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
103.
|
Pù Hu
|
DTTN
|
Thanh Hóa (Quan Hóa, Mường Lát)
|
24.200,87
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
104.
|
Pù Luông
|
DTTN
|
Thanh Hóa (Bá Thước, Quan Hóa)
|
16.986,20
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
105.
|
Xuân Liên
|
DTTN
|
Thanh Hóa (Thường Xuân)
|
23.816,23
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
106.
|
Tam Giang - Cầu Hai
|
DTTN
|
Thừa Thiên Huế (Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Quảng
Điền, Phong Điền)
|
2.071,50
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
107.
|
Giăng Màn
|
DTTN
|
Hà Tĩnh (Hương Khê)
|
Khoảng 20.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
108.
|
Khe Nét
|
DTTN
|
Quảng Bình (Tuyên Hóa, Minh Hóa)
|
Khoảng 39.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
109.
|
Puxilaileng
|
DTTN
|
Nghệ An (Kỳ Sơn, Tương Dương)
|
Khoảng 47.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
110.
|
Cồn Cỏ
|
BTL-SC
|
Quảng Trị (Cồn Cỏ)
|
4.532,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
111.
|
Nam Động
|
BTL-SC
|
Thanh Hóa (Quan Hóa)
|
646,95
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
112.
|
Sao La
|
BTL-SC
|
Thừa Thiên Huế (Nam Đông, A Lưới)
|
15.520,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
113.
|
Rừng Sến Tam Quy
|
BTL-SC
|
Thanh Hóa (Hà Trung)
|
518,50
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
114.
|
Gò đồi ngầm Quảng Bình
|
BTL-SC
|
Quảng Bình (Lệ Thủy)
|
Khoảng 27.000
|
Quốc gia
|
Thành lập mới
|
115.
|
Hòn Ngư - Đảo Mắt
|
BTL-SC
|
Nghệ An (Nghi Lộc)
|
Khoảng 3.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
116.
|
Đền Bà Triệu
|
BVCQ
|
Thanh Hóa (Hậu Lộc)
|
384,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
117.
|
Hàm Rồng
|
BVCQ
|
Thanh Hóa (TP. Thanh Hóa)
|
207,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
118.
|
Núi Trường Lệ
|
BVCQ
|
Thanh Hóa (Sầm Sơn)
|
122,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
119.
|
Lam Kinh
|
BVCQ
|
Thanh Hóa (Thọ Xuân)
|
143,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
120.
|
Săng Lẻ Tương Dương
|
BVCQ
|
Nghệ An (Tương Dương)
|
238,60
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
121.
|
Nam Đàn (Núi Chung)
|
BVCQ
|
Nghệ An (Nam Đàn)
|
2.957,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
122.
|
Yên Thành
|
BVCQ
|
Nghệ An (Yên Thành)
|
1.019,80
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
123.
|
Núi Thần Đinh (Chùa Non)
|
BVCQ
|
Quảng Bình (Quảng Ninh)
|
126,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
124.
|
Đường Hồ Chí Minh
|
BVCQ
|
Quảng Trị (ĐaKrông)
|
5.680,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
125.
|
Rú Lịnh
|
BVCQ
|
Quảng Trị (Vĩnh Linh)
|
270,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
126.
|
Bắc Hải Vân
|
BVCQ
|
Thừa Thiên Huế (Phú Lộc)
|
11.591,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
127.
|
Bắc Hải Vân - Sơn Chà
|
BTL-SC
|
Thừa Thiên Huế (Phú Lộc)
|
Khoảng 3.500
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
128.
|
Vũng Chùa - Đảo Yến
|
BVCQ
|
Quảng Bình (Quảng Trạch)
|
Khoảng 12.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
129.
|
Núi Hồng Lĩnh
|
BVCQ
|
Hà Tĩnh (Nghi Xuân, Hồng Lĩnh)
|
Khoảng 4.600
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
|
VÙNG NAM TRUNG BỘ
|
|
|
|
|
|
130.
|
Núi Chúa
|
VQG
|
Ninh Thuận (Thuận Bắc, Ninh Hải)
|
31.241,33
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
131.
|
Phước Bình
|
VQG
|
Ninh Thuận (Bắc Ái)
|
24.997,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
132.
|
Sông Thanh
|
VQG
|
Quảng Nam (Nam Giang, Phước Sơn)
|
77.076,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
133.
|
An Toàn
|
VQG
|
Bình Định (An Lão)
|
22.682,09
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp (DTTN
chuyển hạng VQG)
|
134.
|
Núi Ông
|
DTTN
|
Bình Thuận (Tánh Linh, Hàm Thuận Nam)
|
23.834,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
135.
|
Tà Kóu
|
DTTN
|
Bình Thuận (Hàm Thuận Nam)
|
8.407,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
136.
|
Bà Nà - Núi Chúa
|
DTTN
|
Quảng Nam (Đông Giang)
|
2.753,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
137.
|
Bà Nà - Núi Chúa
|
DTTN
|
Đà Nẵng (Hòa Vang)
|
28.586,50
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
138.
|
Hòn Bà
|
DTTN
|
Khánh Hòa (Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh
Sơn)
|
20.374,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
139.
|
Krông Trai
|
DTTN
|
Phú Yên (Sơn Hòa)
|
13.775,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
140.
|
Ngọc Linh
|
DTTN
|
Quảng Nam (Nam Trà My)
|
14.883,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
141.
|
Lý Sơn
|
DTTN
|
Quảng Ngãi (Lý Sơn)
|
8.100,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
142.
|
Vịnh Nha Trang
|
DTTN
|
Khánh Hòa
|
17.000,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
143.
|
Đầm Nại
|
DTTN
|
Ninh Thuận (Ninh Hải)
|
Khoảng 600
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
144.
|
Ka Lon - Sông Mao
|
DTTN
|
Bình Thuận (Bắc Bình, Tuy Phong)
|
Khoảng 100.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
145.
|
Vĩnh Thạnh
|
DTTN
|
Bình Định (Vĩnh Thạnh)
|
Khoảng 23.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
146.
|
Đầm Ô Loan
|
DTTN
|
Phú Yên (Tuy An)
|
Khoảng 1.900
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
147.
|
Tây Ba Tơ
|
DTTN
|
Quảng Ngãi (Ba Tơ)
|
Khoảng 17.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
148.
|
Phú Quý
|
DTTN
|
Bình Thuận (Phú Quý)
|
Khoảng 19.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
149.
|
Lim xanh
|
DTTN
|
Quảng Nam (Tây Giang)
|
Khoảng 2.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
150.
|
Sao La
|
BTL-SC
|
Quảng Nam (Đông Giang, Tây Giang)
|
19.076.00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
151.
|
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi
|
BTL-SC
|
Quảng Nam (Nông Sơn)
|
18.977,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
152.
|
Khu bảo tồn Pơ Mu
|
BTL-SC
|
Quảng Nam (Tây Giang)
|
5.650,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
153.
|
Tam Mỹ Tây
|
BTL-SC
|
Quảng Nam (Núi Thành)
|
Khoảng 60,00
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
154.
|
Lê Hồng Phong
|
BTL-SC
|
Bình Thuận (Bắc Bình)
|
Khoảng 15.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
155.
|
Hòn Cau
|
BTL-SC
|
Bình Thuận (Tuy Phong)
|
12.500,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
156.
|
Sơn Trà
|
BTL-SC
|
Đà Nẵng (Sơn Trà)
|
8.321,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (DTTN
chuyển hạng BTL- SC)
|
157.
|
Tam Hải
|
BTL-SC
|
Quảng Nam (Núi Thành)
|
Khoảng 3.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
158.
|
Cà Đam (Tây Trà Bồng)
|
BTL-SC
|
Quảng Ngãi (Trà Bồng, Tây Trà)
|
Khoáng 4.800
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
159.
|
Khu bảo tồn thiên nhiên trên biển thuộc khu vực
quần đảo Trường Sa
|
BTL-SC
|
Khánh Hòa (Trường Sa)
|
Khoảng 3.000.000
|
Quốc gia
|
Thành lập mới
|
160.
|
Nam Hải Vân
|
BVCQ
|
Đà Nẵng (Liên Chiểu, Hòa Vang)
|
2.269,90
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
161.
|
Cù Lao Chàm
|
BVCQ
|
Quảng Nam (TP. Hội An)
|
23.500,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
162.
|
Đèo Cả - Hòn Nưa
|
BVCQ
|
Phú Yên (Đông Hòa)
|
5.784,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
163.
|
Vườn cam Nguyễn Huệ
|
BVCQ
|
Bình Định (Vĩnh Thạnh)
|
752,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
164.
|
Mỹ Sơn
|
BVCQ
|
Quảng Nam (Duy Xuyên)
|
1.101,14
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
165.
|
Chiến Thắng Núi Thánh
|
BVCQ
|
Quảng Nam (Núi Thành)
|
117,06
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
166.
|
Nam Trà My
|
BVCQ
|
Quảng Nam (Nam Trà My)
|
49,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
167.
|
Quy Hòa - Ghềnh Răng
|
BVCQ
|
Bình Định (Quy Nhơn)
|
2.163,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
168.
|
Núi Bà
|
BVCQ
|
Bình Định (Phù Cát)
|
8.308,39
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
169.
|
Vũng Rô
|
BTL-SC
|
Phú Yên (Đông Hòa)
|
Khoảng 3.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
|
VÙNG TÂY NGUYÊN
|
|
|
|
|
|
170.
|
Bidoup - Núi Bà
|
VQG
|
Lâm Đồng (Lạc Dương, Đam Rông)
|
69.663,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
171.
|
Chư Mom Rây
|
VQG
|
Kon Tum (Sa Thầy, Ngọc Hồi)
|
56.257,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
172.
|
Chư Yang Sin
|
VQG
|
Đắk Lắk (Krông Bông, Lắk)
|
59.484,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
173.
|
Kon Ka Kinh
|
VQG
|
Gia Lai (KBang, Đăk Đoa, Mang Yang)
|
42.057,30
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
174.
|
Tà Đùng
|
VQG
|
Đắk Nông (Đăk Glong)
|
20.973,70
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
175.
|
Yok Đôn
|
VQG
|
Đắk Lắk (Buôn Đôn, Ea Súp), Đắk Nông (Cư Jút)
|
113.854,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
176.
|
Ea Sô
|
VQG
|
Đắk Lắk (Krông Năng, Ea Kar)
|
28.954,13
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp (DTTN chuyển
hạng VQG, mở rộng)
|
177.
|
Kon Chư Răng
|
DTTN
|
Gia Lai (KBang)
|
41.479,42
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
178.
|
Nam Ka
|
DTTN
|
ĐắkLắk (Krông A Na, Lắk)
|
20.469,30
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
179.
|
Nam Nung
|
DTTN
|
Đắk Nông (Krông Nô, Đắk Song, Đăk Giong)
|
22.294,48
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
180.
|
Hồ Ialy
|
DTTN
|
Gia Lai (Chư-Păh),
Kon Tum (Sa Thầy)
|
Khoảng 7.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
181.
|
Đơn Dương
|
DTTN
|
Lâm Đồng (Đơn Dương), Ninh Thuận (Ninh Sơn)
|
Khoảng 22.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
182.
|
Chư Mố
|
DTTN
|
Gia Lai (La Pa)
|
Khoảng 42.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
183.
|
Ngọc Linh - Kon Tum
|
DTTN
|
Kon Tum (Đăk Glei)
|
38.561,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
184.
|
Đắk Uy
|
BTL-SC
|
Kon Tum (Đắk Hà)
|
659,50
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
185.
|
Thông nước
|
BTL-SC
|
Đắk Lắk (Krông Năng)
|
128,50
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
186.
|
Núi Voi
|
BTL-SC
|
Lâm Đồng (Đà Lạt, Lâm Hà, Đức Trọng)
|
Khoảng 1.600
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
187.
|
Phát Chi
|
BTL-SC
|
Lâm Đồng (TP. Đà Lạt)
|
Khoảng 1.400
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
188.
|
Madaguoi
|
BTL-SC
|
Lâm Đồng (Đạ Huoai)
|
Khoảng 1.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
189.
|
Đray Sáp - Gia Long
|
BVCQ
|
Đắk Nông (Krông Nô)
|
1.515,20
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
190.
|
Hồ Lắk
|
BVCQ
|
Đắk Lắk (Lắk)
|
10.333,60
|
Tỉnh
|
Chuyển tiép
|
|
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
|
|
|
|
|
|
191.
|
Cát Tiên
|
VQG
|
Đồng Nai (Tân Phú, Vĩnh Cửu), Lâm Đồng (Cát Tiên,
Bảo lâm), Bình Phước (Bù Đăng)
|
82.771,20
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
192.
|
Bù Gia Mập
|
VQG
|
Bình Phước (Bù Gia Mập)
|
25.651,18
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
193.
|
Côn Đảo
|
VQG
|
Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo)
|
19.889,80
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
194.
|
Lò Gò Xa Mát
|
VQG
|
Tây Ninh (Tây Biên)
|
30.023,13
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
195.
|
Bình Châu Phước Bửu
|
DTTN
|
Bà Rịa - Vũng Tàu (Xuyên Mộc)
|
10.854,16
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
196.
|
Khu BTTN-VH Đồng Nai
|
DTTN
|
Đồng Nai (Vĩnh Cửu)
|
100.572,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
197.
|
Cần Giờ
|
DTTN
|
Hồ Chí Minh (Cần Giờ)
|
Khoảng 30.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
198.
|
Căn cứ Châu Thành
|
BVCQ
|
Tây Ninh (Châu Thành)
|
191,04
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
199.
|
Căn cứ Đồng Rùm
|
BVCQ
|
Tây Ninh (Tân Châu)
|
33,26
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
200.
|
Núi Bà Đen
|
BVCQ
|
Tây Ninh (Tây Ninh, Dương Minh Châu)
|
1.545,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
201.
|
Núi Bà Rá
|
BVCQ
|
Bình Phước (Phước Long)
|
854,30
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
|
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
|
|
|
|
|
|
202.
|
Mũi Cà Mau
|
VQG
|
Cà Mau (Năm Căn, Ngọc Hiển)
|
41.862,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp (mở rộng,
bao gồm hợp phần biển)
|
203.
|
Phú Quốc
|
VQG
|
Kiên Giang (Phú Quốc)
|
57.986,90
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp (mở rộng,
bao gồm hợp phần biển)
|
204.
|
Tràm Chim
|
VQG
|
Đồng Tháp (Tam Nông)
|
7.313,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
205.
|
U Minh Hạ
|
VQG
|
Cà Mau (U Minh, Trần Văn Thời)
|
8.527,80
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
206.
|
U Minh Thượng
|
VQG
|
Kiên Giang (U Minh Thượng)
|
8.038,00
|
Quốc gia
|
Chuyển tiếp
|
207.
|
Láng Sen
|
DTTN
|
Long An (Tân Hưng)
|
5.030,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
208.
|
Bạc Liêu
|
DTTN
|
Bạc Liêu (TP Bạc Liêu, Hòa Bình, Đông Hải
|
Khoảng 4.700
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
209.
|
Thổ Chu
|
DTTN
|
Kiên Giang (Phú Quốc)
|
Khoảng 20.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
210.
|
Đầm Đông Hồ
|
DTTN
|
Kiên Giang (Hà Tiên)
|
Khoảng 1.500
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
211.
|
Cù Lao Dung
|
DTTN
|
Sóc Trăng (Cù Lao Dung, Trần Đề, Vĩnh Châu)
|
Khoảng 25.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
212.
|
Kiên Lương
|
DTTN
|
Kiên Giang (Kiên Lương)
|
Khoảng 55.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
213.
|
Long Khánh
|
DTTN
|
Trà Vinh (Duyên Hải, Cầu Ngang)
|
959,000
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
214
|
Đầm Thị Tường
|
DTTN
|
Cà Mau (Trần Văn Thời, Phú Tân)
|
Khoảng 700
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
215.
|
Ấp Canh Điền
|
BTL-SC
|
Bạc Liêu (Đông Hải)
|
152,20
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
216.
|
Sân Chim Đầm Dơi
|
BTL-SC
|
Cà Mau (Đầm Dơi)
|
130,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
217.
|
Vườn Chim Bạc Liêu
|
BTL-SC
|
Bạc Liêu (Bạc Liêu)
|
125,80
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
218.
|
Phú Mỹ
|
BTL-SC
|
Kiên Giang (Giang Thành)
|
1.004,07
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng)
|
219.
|
Vàm Hồ
|
BTL-SC
|
Bến Tre (Ba Tri)
|
Khoảng 60
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
220.
|
Lung Ngọc Hoàng
|
BTL-SC
|
Hậu Giang (Phụng Hiệp)
|
2.762,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
221.
|
Cây dược liệu Đồng Tháp Mười
|
BTL-SC
|
Long An (Mộc Hóa)
|
Khoảng 1.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
222.
|
Mỹ Phước - Mỹ Tú
|
BTL-SC
|
Sóc Trăng (Mỹ Tú)
|
Khoảng 380
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
223.
|
Cù lao An Hóa
|
BTL-SC
|
Bến Tre (Bình Đại)
|
Khoảng 5.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
224.
|
Hải Tặc
|
BTL-SC
|
Kiên Giang (Hà Tiên)
|
Khoảng 4.700
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
225.
|
Nam Du - Hòn Sơn
|
BTL-SC
|
Kiên Giang (Kiên Hải)
|
Khoảng 20.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
226.
|
Búng Bình Thiên
|
BTL-SC
|
An Giang (An Phú)
|
Khoảng 500
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
227.
|
Tức Dụp
|
BVCQ
|
An Giang (Tri Tôn)
|
233,13
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
228.
|
Gò Tháp
|
BVCQ
|
Đồng Tháp (Tháp Mười)
|
289,69
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
229.
|
Rừng tràm Trà Sư
|
BVCQ
|
An Giang (Châu Phú, Tịnh Biên)
|
1.050,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
230.
|
Hòn Chông
|
BVCQ
|
Kiên Giang (Kiên Lương)
|
965,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
231.
|
Xẻo Quýt
|
BVCQ
|
Đồng Tháp (Cao Lãnh)
|
62,10
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
232.
|
Thạnh Phú
|
BVCQ
|
Bến Tre (Thạch Phú)
|
2.586,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
233.
|
Rừng tràm Tân Tuyến
|
BVCQ
|
An Giang (Tri Tôn)
|
256,39
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
234.
|
Núi Sam
|
BVCQ
|
An Giang (Châu Đốc)
|
171,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
235.
|
Thoại Sơn
|
BVCQ
|
An Giang (Thoại Sơn)
|
370,50
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp
|
236.
|
Hàm Luông
|
BVCQ
|
Bến Tre (Ba Tri, Giồng Trôm, Thạch Phú)
|
Khoảng 10.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
237.
|
Ba Lai
|
BVCQ
|
Bến Tre (Ba Tri, Bình Đại)
|
Khoảng 10.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
238.
|
Núi Cấm
|
BVCQ
|
An Giang (Tri Tôn, Tịnh Biên)
|
Khoảng 4.000
|
Tỉnh
|
Thành lập mới
|
239.
|
Cụm, đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối
|
BVCQ
|
Cà Mau (Ngọc Hiển)
|
9.000,00
|
Tỉnh
|
Chuyển tiếp (mở rộng,
bao gồm hợp phần biển)
|
Ghi chú:
|
- VQG: Vườn quốc gia;
|
- BVCQ: Khu Bảo vệ cảnh quan
|
|
- DTTN: Khu dự trữ thiên nhiên
|
- BTL-SC: Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh
|
PHỤ LỤC II
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THỜI
KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Tên
|
Loại hình
|
Vị trí
|
Cấp quản lý
|
Ghi chú
|
|
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
|
|
|
|
1.
|
Vườn thú Hà Nội
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm
|
Hà Nội
|
UBND thành phố Hà Nội
|
Cấp GCN
|
2.
|
Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội
|
Cơ sở cứu hộ loài hoang dã
|
Hà Nội
|
UBND thành phố Hà Nội
|
Chuyển tiếp
|
3.
|
Trung tâm cứu hộ Trạm ĐDSH Mê Linh
|
Cơ sở cứu hộ loài hoang dã
|
Hà Nội
|
UBND thành phố Hà Nội
|
Cấp GCN
|
4.
|
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở
cứu hộ loài hoang dã
|
Ninh Bình
|
UBND tỉnh Ninh Bình
|
Chuyển tiếp
|
5.
|
Cơ sở bảo tồn rùa Cúc Phương
|
Cơ sở cứu hộ loài hoang dã
|
Ninh Bình
|
UBND tỉnh Ninh Bình
|
Cấp GCN
|
6.
|
Công viên động vật hoang dã quốc gia
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở
cứu hộ loài hoang dã
|
Ninh Bình
|
UBND tỉnh Ninh Bình
|
Cấp GCN
|
|
VÙNG BẮC TRUNG BỘ
|
|
|
|
|
7.
|
Trung tâm cứu hộ VQG Pù Mát
|
Cơ sở cứu hộ loài hoang dã
|
Nghệ An
|
UBND tỉnh Nghệ An
|
Chuyển tiếp
|
8.
|
Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
|
Cơ sở cứu hộ loài hoang dã
|
Quảng Bình
|
UBND tỉnh Quảng Bình
|
Chuyển tiếp
|
|
VÙNG NAM TRUNG BỘ
|
|
|
|
|
9.
|
Safari Nam Hội An
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm
|
Quảng Nam
|
UBND tỉnh Quảng Nam
|
Chuyển tiếp
|
10.
|
Cơ sở bảo tồn rùa Cù Lao Chàm
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở
cứu hộ loài hoang dã
|
Quảng Nam
|
UBND tỉnh Quảng Nam
|
Cấp GCN
|
11.
|
Cơ sở bảo tồn rùa Phú Yên
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở
cứu hộ loài hoang dã
|
Phú Yên
|
UBND tỉnh Phú Yên
|
Cấp GCN
|
12.
|
Cơ sở bảo tồn rùa trung bộ ICISE Quy Nhơn
|
Cơ sở cứu hộ loài hoang dã
|
Bình Định
|
UBND tỉnh Bình Định
|
Cấp GCN
|
13.
|
Công viên động vật hoang dã FLC
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm
|
Bình Định
|
UBND tỉnh Bình Định
|
Chuyển tiếp
|
|
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
|
|
|
|
|
14.
|
Trung tâm cứu hộ và bảo tồn các loài thủy sinh
hoang dã Vinpearlland
|
Cơ sở cứu hộ loài hoang dã
|
Khánh Hòa
|
UBND tỉnh Khánh Hòa
|
Chuyển tiếp
|
15.
|
Thủy cung Trí Nguyên
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm
|
Khánh Hoà
|
UBND tỉnh Khánh Hoà
|
Cấp GCN
|
|
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
|
|
|
|
|
16.
|
Trung tâm cứu hộ ĐVHD Dầu Tiếng
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm; cơ sở
cứu hộ loài hoang dã
|
Bình Dương
|
UBND tỉnh Bình Dương
|
Cấp GCN
|
17.
|
Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vươn Xoài
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm
|
Đồng Nai
|
UBND tỉnh Đồng Nai
|
Chuyển tiếp
|
18.
|
Vườn thú Mỹ Quỳnh
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm
|
Long An
|
UBND tỉnh Long An
|
Chuyển tiếp
|
19.
|
Cơ sở bảo tồn sinh vật thuộc Trung tâm bảo tồn và
Hợp tác Quốc tế - Vườn quốc gia Tràm Chim
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm
|
Đồng Tháp
|
UBND tỉnh Đồng Tháp
|
Chuyển tiếp
|
20.
|
Trại rắn Đồng Tâm
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm
|
Tiền Giang
|
UBND tỉnh Tiền Giang
|
Chuyển tiếp
|
21.
|
Safari Phú Quốc
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm
|
Kiên Giang
|
UBND tỉnh Kiên Giang
|
Chuyển tiếp
|
22.
|
Thủy cung Vinpearlland Phú Quốc
|
Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm
|
Kiên Giang
|
UBND tỉnh Kiên Giang
|
Chuyển tiếp
|
Ghi chú: - GCN: Giấy chứng nhận.
PHỤ LỤC III
QUY HOẠCH HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC THỜI KỲ 2021 -
2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Tên
|
Vị trí
|
Quy mô diện
tích quy hoạch (ha)
|
Ghi chú
|
|
VÙNG ĐÔNG BẮC
|
|
|
|
1
|
HLĐDSH Nam Xuân Lạc - Na Hang
|
Tuyên Quang, Bắc Kạn
|
Khoảng 1.200
|
Thành lập mới
|
2
|
HLĐDSH Na Hang - Ba Bể
|
Tuyên Quang, Bắc Kạn
|
Khoảng 15.000
|
Thành lập mới
|
|
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
|
|
|
|
3
|
HLĐDSH Xuân Thủy - Tiền Hải - Thái Thụy
|
Nam Định, Thái
Bình
|
Khoảng 10.000
|
Thành lập mới
|
|
VÙNG BẮC TRUNG BỘ
|
|
|
|
4
|
HLĐDSH Bắc Hướng Hóa - Đa Krông
|
Quảng Trị
|
122.857,00
|
Chuyển tiếp
|
5
|
HLĐDSH Sao La - Phong Điền
|
Thừa Thiên Huế
|
77.190,60
|
Chuyển tiếp
|
6
|
HLĐDSH Pù Mát - Vũ Quang
|
Nghệ An-Hà Tĩnh
|
Khoảng 50.000
|
Thành lập mới
|
7
|
HLĐDSH Vũ Quang - Giăng Màn
|
Hà Tĩnh
|
Khoảng 10.000
|
Thành lập mới
|
|
VÙNG NAM TRUNG BỘ
|
|
|
|
8
|
HLĐDSH Sao La - Sông Thanh
|
Quảng Nam
|
75.164,30
|
Chuyển tiếp
|
9
|
HLĐDSH Côn Đảo - Phú Quý
|
Bình Thuận, Bà Rịa
- Vũng Tàu
|
Khoảng 600.000
|
Thành lập mới
|
|
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
|
|
|
|
10
|
HLĐDSH Cần Giờ - Ba Lai - Long Khánh - Cù Lao
Dung - mũi Cà Mau
|
Tiền Giang, Bến
Tre, Bạc Liêu, Cà Mau
|
Khoảng 90.000
|
Thành lập mới
|
Ghi chú: - HLĐDSH: Hành lang đa dạng
sinh học.
PHỤ LỤC IV
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHU VỰC ĐA DẠNG SINH HỌC CAO THỜI
KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Tên
|
Vị trí
|
Quy mô diện
tích quy hoạch (ha)
|
|
VÙNG ĐÔNG BẮC
|
|
|
1.
|
KVĐDSHC vùng khơi Quảng Ninh - Hảí Phòng
|
Quảng Ninh, Hải Phòng
|
Khoảng 70.000
|
2.
|
KVĐDSHC rừng kín thường xanh á nhiệt đới Cao Bằng
- Bắc Kạn
|
Cao Bằng (Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Nguyên
Bình), Bắc Kạn (Pác Năm)
|
Khoảng 80.000
|
3.
|
KVĐDSHC rừng kín thường xanh ôn đới Lào Cai - Yên
Bái - Sơn La - Lai Châu
|
Lào Cai (Bát Xát, thị xã Sa Pa, Văn bản), Yên Bái
(Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu), Sơn La (Mường La, Bắc Yên, Phù Yên), Lai
Châu (Phong Thổ, Tam Đường)
|
Khoảng 300.000
|
|
VÙNG BẮC TRUNG BỘ
|
|
|
4.
|
KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Thanh Hóa
|
Thanh Hóa (Thường Xuân)
|
Khoảng 10.000
|
5.
|
KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Thanh Hóa
- Nghệ An
|
Thanh Hóa (Như Xuân), Nghệ An (Quế Phong, Quỳ
Châu)
|
Khoảng 20.000
|
6.
|
KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Nghệ An
|
Nghệ An (Tương Dương, Con Cuông)
|
Khoảng 20.000
|
7.
|
KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Quảng Bình
|
Quảng Bình (Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch)
|
Khoảng 70.000
|
8.
|
KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Quảng Bình
- Quảng Trị
|
Quảng Bình (Bố Trach, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Đồng Hới),
Quảng Trị (Vĩnh Linh, Hướng Hóa, Đa Krông, Gio Linh)
|
Khoảng 180.000
|
9.
|
KVĐDSHC Chân Mây
|
Thừa Thiên Huế (Phú Lộc)
|
Khoảng 20.000
|
|
VÙNG NAM TRUNG BỘ
|
|
|
10.
|
KVĐDSHC rừng kín thường xanh á nhiệt đới Quảng
Nam
|
Quảng Nam (Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước
Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My)
|
Khoảng 500.000
|
11.
|
KVĐDSHC Tam Quan
|
Bình Định (Hoài Nhơn)
|
Khoảng 10.000
|
12.
|
KVĐDSHC Phù Mỹ
|
Bình Định (Phù Mỹ, Phù Cát)
|
Khoảng 6.000
|
13.
|
KVĐDSHC Quy Nhơn
|
Bình Định (Quy Nhơn)
|
Khoảng 7.000
|
14.
|
KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Bình Định
- Gia Lai - Phú Yên
|
Bình Định (Tây Sơn, Vân Canh), Gia Lai (Đăk Pơ,
Krông Chro, la Pa, Krông Pa), Phú Yên (Đồng Xuân, Sơn Hòa)
|
Khoảng 100.000
|
15.
|
KVĐDSHC Phú Yên
|
Phú Yên (Tuy Hòa, Đông Hòa)
|
Khoảng 50.000
|
16.
|
KVĐDSHC rừng kín thường xanh á nhiệt đới Phó Yên
- Khánh Hòa - Đắk Lắk
|
Phú Yên (Sông Hinh, Tây Hòa, Đông Hòa), Khánh Hòa
(Vạn Ninh, Ninh Hòa), Đak Lắk (M’Drắk)
|
Khoảng 80.000
|
17.
|
KVĐDSHC Phan Rang - Hòn Cau
|
Ninh Thuận (Ninh Hải, Ninh Phước, Phan Rang -
Tháp Chàm), Bình Thuận (Tuy Phong)
|
Khoảng 60.000
|
18.
|
KVĐDSHC La Gi
|
Bình Thuận (La Gi)
|
Khoảng 70.000
|
19.
|
KVĐDSHC Quảng Ngãi
|
Quảng Ngãi (Bình Sơn, Sơn Tịnh)
|
Khoảng 40.000
|
20.
|
KVĐDSHC Khánh Hoà
|
Khánh Hòa (Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Lâm)
|
Khoảng 100.000
|
|
VÙNG TÂY NGUYÊN
|
|
|
21.
|
KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Lâm Đồng
|
Lâm Đồng (Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạ
Tẻh)
|
Khoảng 70.000
|
22.
|
KVĐDSHC rừng kín thường xanh nhiệt đới Đơn Dương
|
Lâm Đồng (Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh)
|
Khoảng 50.000
|
Ghi chú: - KVĐDSHC: Khu vực đa dạng
sinh học cao.
PHỤ LỤC V
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CẢNH QUAN SINH THÁI QUAN TRỌNG THỜI
KỲ 2021 -2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Tên
|
Vị trí
|
Quy mô diện
tích (ha)
|
VÙNG ĐÔNG BẮC
|
|
|
1.
|
CQSTQT cao nguyên đá Cao Bằng
|
Cao Bằng (Trùng Khánh, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An,
TP. Cao Bằng, Quảng Hòa, Thạch An, Nguyên Bình)
|
Khoảng 300.000
|
2.
|
CQSTQT các-tơ Hữu Liên - Chi Lăng
|
Lạng Sơn (Hữu Lũng, Chi Lăng, Bắc Sơn, Văn Quan)
|
Khoảng 100.000
|
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
|
|
|
3.
|
CQSTQT các-tơ nhiệt đới Hoa Lư
|
Ninh Bình (Gia Viễn, Nho Quan, Tam Điệp, Yên Mô,
TP- Ninh Bình)
|
Khoảng 10.000
|
VÙNG BẮC TRUNG BỘ
|
|
|
4.
|
CQSTQT đồi cát trắng Đồng Hới - Lệ Thủy
|
Quảng Bình (Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy)
|
Khoảng 10.000
|
5.
|
CQSTQT vùng núi cao Tây Nghệ An
|
Nghệ An (Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông)
|
Khoảng 300.000
|
VÙNG NAM TRUNG BỘ
|
|
|
6.
|
CQSTQT quần đảo Hoàng Sa
|
Đà Nẵng (Hoàng Sa)
|
Khoảng 2.000.000
|
7.
|
CQSTQT vịnh Cam Ranh - Đầm Thủy Triều
|
Khánh Hòa (Cam Lâm, Cam Ranh)
|
Khoảng 20.000
|
8.
|
CQSTQT đồi cát đỏ Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Bình
Thuận
|
Bình Thuận (Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam,
Phan Thiết)
|
Khoảng 70.000
|
9.
|
CQST QT vùng nước trồi Ninh Thuận - Bình Thuận
|
Ninh Thuận - Bình Thuận
|
Khoảng 400.000
|
VÙNG TÂY NGUYÊN
|
|
|
10.
|
CQSTQT vùng núi cao Ngọc Linh
|
Kon Tum (Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Đắk Hà, Kon Rẫy, Kon
Plông), Quảng Nam (Phước Sơn, Nam Trà My)
|
Khoảng 200.000
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: - CQSTQT: Cảnh quan sinh
thái quan trọng.
PHỤ LỤC VI
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC QUAN TRỌNG CẤP QUỐC
GIA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
STT
|
Tên
|
Vị trí
|
Quy mô diện
tích quy hoạch (ha)
|
|
VÙNG ĐÔNG BẮC
|
|
|
1
|
ĐNNQT Hồ Thác Bà
|
Yên Bái (Yên Bình, Lục Yên)
|
Khoảng 10.000
|
|
VÙNG TÂY BẮC
|
|
|
2
|
ĐNNQT Hồ Hòa Bình
|
Hòa Bình (TP. Hòa Bình, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc,
Mai Châu), Sơn La (Vân Hồ, Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La)
|
Khoảng 10.000
|
3
|
ĐNNQT Hồ thủy điện Sơn La
|
Sơn La (Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai)
|
Khoảng 10.000
|
|
VÙNG NAM TRUNG BỘ
|
|
|
4
|
ĐNNQT Cửa Đại (Sông Thu Bồn)
|
Quảng Nam (TP. Hội An, Duy Xuyên)
|
Khoảng 8.000
|
5
|
ĐNNQT Đầm Trường Giang
|
Quảng Nam (Núi Thành)
|
Khoảng 9.000
|
|
VÙNG TÂY NGUYÊN
|
|
|
6
|
ĐNNQT Hồ Đồng Nai 3
|
Đắk Nông (Đắk Glong, Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà)
|
Khoảng 6.000
|
7
|
ĐNNQT Pleikrông
|
Kon Tum (TP. Kon Tum, Sa Thầy, Đắk Hà)
|
Khoảng 3.000
|
|
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
|
|
|
8
|
ĐNNQT Bắc Đồng Nai
|
Đồng Nai (Vĩnh Cửu, Định Quán, Trảng Bom, Thống
Nhất)
|
Khoảng 30 0000
|
9
|
ĐNNQT Hồ Dầu Tiếng
|
Tây Ninh (Tân Châu, Dương Minh Châu), Bình Dương
(Dầu Tiếng), Bình Phước (Hớn Quản)
|
Khoảng 20.000
|
10
|
ĐNNQT Hồ Thác Mơ
|
Bình Phước (Bù Gia Mập, Phước Long, Bù Đăng)
|
Khoảng 10.000
|
Ghi chú: - ĐNNQT: Vùng đất ngập nước
quan trọng.
PHỤ LỤC VII
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN QUAN TRỌNG, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ THỰC
HIỆN QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Tên nhiệm vụ, dự
án, đề án
|
Cơ quan chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Giai đoạn 2021
- 2025
|
Giai đoạn 2026
- 2030
|
Thứ tự ưu tiên
|
I
|
TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC, TĂNG CƯỜNG
NĂNG LỰC
|
1
|
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tăng cường năng
lực về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan
|
x
|
x
|
1
|
2
|
Tăng cường hoạt động bảo tàng thiên nhiên về bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học
|
Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên
quan
|
x
|
x
|
1
|
II
|
THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN, HÀNH LANG
ĐA DẠNG SINH HỌC, KHU VỰC ĐA DẠNG SINH HỌC CAO, CẢNH QUAN SINH THÁI QUAN TRỌNG,
VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC QUAN TRỌNG
|
1
|
Các dự án thành lập, mở rộng khu bảo tồn thiên
nhiên theo quy định của pháp luật
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
Bộ Quốc phòng
|
x
|
x
|
1
|
2
|
Các dự án thành lập hành lang đa dạng sinh học
theo quy định của pháp luật
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
x
|
x
|
3
|
3
|
Các dự án thành lập các khu vực đa dạng sinh học
cao
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
x
|
x
|
2
|
4
|
Các dự án thành lập các khu cảnh quan sinh thái
quan trọng
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
x
|
x
|
2
|
5
|
Các dự án thành lập các vùng đất ngập nước quan
trọng
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
x
|
x
|
2
|
6
|
Xây dựng và thí điểm cơ chế quản lý khu vực đa dạng
sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
|
x
|
x
|
2
|
Quyết định 1352/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 1352/QĐ-TTg ngày 08/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
1.295
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|