Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 257-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Anh
Ngày ban hành: 16/07/1975 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 257-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 1975 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH TRỒNG RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO HỢP TÁC XÃ KINH DOANH.

Trong những năm gần đây, Trung ương Đảng và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về việc đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng cho hợp tác xã kinh doanh.

Chấp hành nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Đảng và của Chính phủ, một số hợp tác xã hăng hái đẩy mạnh việc trồng rừng, bảo vệ rừng coi đó là một ngành kinh doanh quan trọng, là nhiệm vụ của hợp tác xã . Nhờ vậy, diện tích trồng rừng ngày càng mở rộng, diện tích rừng bị phá để làm nương rẫy ngày càng thu hẹp và dần dần được xoá bỏ, sản xuất cây lương thực đi vào thâm canh, năng suất ngày càng tăng và ổn định, chăn nuôi và cây công nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, số hợp tác xã đã làm theo đúng chỉ thị nghị quyết còn quá ít, nhìn chung công tác trồng rừng, bảo vệ rừng chưa thành một ngành kinh doanh của hợp tác xã , nạn phá rừng chưa được ngăn chặn có kết quả, kế hoạch Nhà nước về trồng rừng năm 1975 đến đạt mức quá thấp.

 Nguyên nhân của tình hình trên là do các cấp, các ngành và nhiều cán bộ có trách nhiệm chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giao đất, giao rừng cho hợp tác xã kinh doanh; chưa tin vào khả năng của quần chúng, của các hợp tác xã có thể làm tốt công tác bảo vệ rừng và trồng rừng ; chủ trương giao đất và rừng cho hợp tác xã kinh doanh chưa được thực hiện có kết quả.

Để đẩy mạnh công tác trồng rừng, bảo vệ rừng đi đôi với việc củng cố và phát triển các cơ sở quốc doanh, việc giao đất và giao rừng cho hợp tác xã kinh doanh có một ý nghĩa rất quan trọng. Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho Tổng cục Lâm nghiệp, Ủy ban Nông nghiệp trung ương, Ủy ban hành chính các tỉnh miền núi và trung du các ngành có liên quan khẩn trưởng thực hiện tốt những công tác như sau:

1. Đẩy mạnh việc phân vùng và quy hoạch vùng nông, lâm nghiệp, làm căn cứ cho việc giao đất, giao rừng cho hợp tác xã kinh doanh. Để làm công tác này, Tổng cục Lâm nghiệp, Ủy ban Nông nghiệp trung ương, Ủy ban hành chính các tỉnh miền núi và trung du, và các ngành có liên quan cần tập trung một số cán bộ cần thiết về nhiều vùng có nhiều diện tích đất đai chưa khai thác giúp huyện phân phối đất đai, chủ yếu là giữa đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất xây dựng cơ bản…làm đến đâu báo cáo về Ban phân vùng và quy hoạch nông, lâm nghiệp trung ương; quý III năm 1975. Ban phân vùng quy hoạch, tổng hợp trình Chính phủ xét và đề nghị khen thưởng duyệt bản đồ phân vùng nông, lâm nghiệp thuộc miền núi và trung du miền Bắc nước ta.

2. Căn cứ vào nguyên tắc phân phối đất đai nông, lâm nghiệp và phân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp của tỉnh đã được Ban phân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp trung ương tham gia ý kiến, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban hành chính các tỉnh và sự hướng dẫn của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, Ủy ban hành chính các huyện tiến hành việc phân phối đất và rừng cho từng hợp tác xã hiện có hoặc của đồng bào miền xuôi mới lên xây dựng kinh tế mới trong huyện kinh doanh; giao đất giao rừng đến đâu, phải hướng dẫn kiểm tra chặt chẽ việc kinh doanh của hợp tác xã đến đó, ra sức đẩy mạnh việc bảo vệ rừng, trồng rừng, sử dụng đất hợp lý, kết hợp chặt chẽ trồng trọt, nghề rừng, chăn nuôi. Nhất thiết không để xảy ra phá rừng, hủy hoại màu mỡ của đất đai.

3. Ra sức chấn chỉnh tổ chức và xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ kinh doanh của các lâm trường quốc doanh. (Kể cả lâm trường quốc doanh trung ương và địa phương). Nhiệm vụ của mỗi lâm trường là phải quản lý và sử dụng một cách hợp lý mọi khả năng đất đai và rừng cây đã được Nhà nước giao cho để kinh doanh; với những biện pháp trồng rừng, nuôi rừng, bảo vệ rừng kết hợp với khai thác rừng và sử dụng đất đai hợp lý…phải không ngừng nâng cao khối lượng sản phẩm trên từng hécta và trên toàn bộ diện tích của lâm trường. Trong phạm vi đất được giao cho lâm trường cần sử dụng đất có khả năng làm nông nghiệp để trồng trọt chăn nuôi, góp phần bảo đảm lương thực, thực phẩm cho cán bộ, công nhân lâm trường, theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp. Phạm vi của lâm trường phải cụ thể và phải được Nhà nước xác nhận; diện tích của lâm trường không nên quá rông, mà phải thuận lợi cho việc quản lý kinh doanh của lâm trường; ranh giới của lâm trường với các hợp tác xã phụ cận hoặc đang còn xen kẽ phải rõ ràng…trong phạm vi đất đai được giao, mỗi lâm trường phải xây dựng thành lâm trường trồng cây tốt, bảo vệ rừng có kết quả, năng suất sản lượng lâm sản không ngừng tăng lên.

Để làm việc này, Tổng cục Lâm nghiệp phải phối hợp với các địa phương xác định cũ thể nhiệm vụ kinh doanh, phạm vi đất đai cụ thể cho mỗi lâm trường và bác cáo với Chính phủ.

4. Xác định rõ nhiệm vụ, phương hướng sản xuất và ranh giới đất đai của các nông trường quốc doanh (cả trung ương và địa phương).

Mỗi nông trường phải căn cứ vào điều kiện địa hình đất đai của nông trường. Nhiệm vụ của mỗi nông trường là: trong phạm vi đất đai được Nhà nước giao cho, phải quản lý và sử dụng hết diện tích, sử dụng đất đai hợp lý và thực hiện thâm canh có kết quả.

Nếu xét thấy quy hoạch trước đây quá rộng, từ nay đến năm 1980 nông trường không thể làm hết thì phải giao lại để chính quyền địa phương giao cho các hợp tác xã kinh doanh.

Trong phạm vi mỗi nông trường, đất để sản xuất nông nghiệp, đất để trồng rừng, rừng phải bảo vệ, quy hoạch phải cụ thể. Nghiêm cấm việc phá những khu rừng nằm trong quy hoạch rừng phải bảo vệ. Trên đất đai không thích hợp với sản xuất nông nghiệp và theo yêu cần phòng hộ, nông trường cần phải nuôi rừng, trồng rừng, bảo vệ rừng, theo hướng dẫn của ngành lâm nghiệp.

5. Phải kết hợp chặt chẽ việc giao đất, giao rừng cho hợp tác xã kinh doanh với việc vận động định canh, định cư, khắc phục tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Trong dịp này, Ủy ban hành chính các tỉnh cần tập trung sức giúp các huyện có những người còn du canh du cư tận dụng đất đai có khả năng làm nông nghiệp, quy hoạch cho mỗi hợp tác xã những diện tích có thể xây dựng thành ruộng, nương bậc thang, thiết thực giúp các hợp tác xã về vốn, vật tư (theo chính sách đã quy định trong quyết định số 129-CP ngày 25-05-1974 của Hội đồng Chính phủ) và hướng dẫn về kỹ thuật để các hợp tác xã xây dựng được những cơ sở đất đai trồng trọt của mình để thâm canh ổn định.

Một mặt khác, phải hướng mạnh lao động miền núi và trung du bao gồm cả lực lượng lao động ở miền xuôi lên (nhất là những nơi ít đất ruộng) và trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng, kết hợp với chăn nuôi. Việc thực hiện các chính sách lương thực, cho vay vốn, cung cấp vật tư phải bảo đảm những yêu cầu nói trên.

6. Trong khi các địa phương chưa làm xong phân vùng quy hoạch trình Chính phủ xét duyệt, để từng bước có thể giao đất giao rừng cho hợp tác xã kinh doanh, Ủy ban hành chính các tỉnh cần chủ động làm ngay các việc sau đây:

a) Chỉ đạo các huyện vạch những vùng rừng phải cải tạo, phải bảo vệ, phải trồng rừng…và giao ngay cho các hợp tác xã nhận để trồng, để cải tạo, để bảo vệ…không phải chờ đợi. Trồng loại cây gì phải nói rõ, cơ quan lâm nghiệp phải xác định rõ và hướng dẫn về kỹ thuật, giúp các hợp tác xã, các cơ sở về giống, vườn ươm…

b) Giúp các huyện xác định diện tích đất đai có thể xây dựng thành ruộng, nương bậc thang, thành đồng cỏ…giao cho các hợp tác xã và chỉ đạo giúp đỡ bắt tay vào mở diện tích, xây dựng ruộng, nương và thực hiện thâm canh.

Trên đây là những việc cần làm khẩn trương và vững chắc, Ủy ban Nông nghiệp trung ương và Tổng cục Lâm nghiệp phải nhận rõ vị trí và chức trách của mình mà đề ra những chủ trương, những biện pháp thiết thực nhằm hướng dẫn cho các Ủy ban hành chính tỉnh, huyện thực hiện, Ủy ban hành chính các tỉnh, huyện miền núi và trung du phải nhận rõ, đây là một trong những công việc hàng đầu của mình, cần ra sức thực hiện một cách tích cực và sang tạo.

Các cơ quan tài chính, ngân hàng và lương thực, cần nhận rõ tầm quan trọng và tính chất khẩn trương của việc phân bổ và sử dụng hợp lý đất đai, trồng và bảo vệ rừng của miền Bắc nước ta mà quy định cách cấp vốn, thực hiện chính sách lương thực…phù hợp với điều kiện cụ thể và trình độ tổ chức, trình độ quản lý ở từng nơi; bảo đảm thuận lợi cho dân,đồng thời bảo đảm quản lý và kiểm tra được việc sử dụng vốn, vật tư…

Từ nay, hàng tháng, Ủy ban Nông nghiệp trung ương, (Tổng cục nông trường và vùng kinh tế mới), Tổng cục Lâm nghiệp và Ủy ban hành chính các tỉnh ở trung du và miền núi phải báo cáo cụ thể việc triển khai công tác giao đất, giao rừng cho hợp tác xã kinh doanh, đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng lên Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo này phải gửi đến Văn phòng Phủ thủ tướng trong 5 ngày đầu của mỗi tháng.

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Anh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 257-TTg ngày 16/07/1975 về đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng cho hợp tác xã kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.890

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.51.3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!