Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 66/2000/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng vốn tín dụng ấn Độ thuộc Hiệp định 600 triệu rupi

Số hiệu: 66/2000/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 11/07/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

 

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 66/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 66/2000/TT-BTC NGÀY 11 THÁNG 7 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ẤN ĐỘ THUỘC HIỆP ĐỊNH 600 TRIỆU RUPI KÝ NGÀY 1/12/1999 GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ ẤN ĐỘ

Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 5/8/1997 của Chính phủ ban hành Qui chế quản lý và sừ dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và Nghị chính số 90/CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ ban hành Qui chế vay và trả nợ nước ngoài;
Căn cứ Hiệp định tín dụng ký ngày 1/12/1999 trị giá 600 triệu Rupi giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hoà Ấn Độ;
Căn cứ Quy chế cho vay lại từ nguồn vay/viện trợ nước ngoài của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6/112000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Căn cứ Công văn số 546/CP-QHQT ngày 216/2000 của Chính phủ về việc sử dụng vốn vay của Chính phủ Ấn Độ thuộc Hiệp định tín dụng 600 triệu Rupi;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng vốn vay thuộc Hiệp định tín dụng 600 triệu Rupi Ấn Độ ký ngày 1112/1999 như sau:

I. QUI ĐINH CHUNG

1. Vốn vay của Chính phủ Ấn Độ là khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ. Toàn bộ tiền vay được hạch toán vào Ngân sách Nhà nước. Bộ Tài chính có trách nhiệm trả nợ bao gồm cả gốc và lãi cho phía nước ngoài khi đến hạn.

2. Các Chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích ghi trong Dự án đầu tư được duyệt, phù hợp với các điều kiện qui định trong Hiệp định đã ký với Ấn Độ và hoàn trả cho Ngân sách Nhà nước theo đúng qui định tại hợp đồng vay lại ký với quỹ Hỗ trợ phát triển.

3. Quỹ Hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý, cho vay lại đối với các Chủ đầu tư và được hưởng phí dịch vụ cho vay lại vốn tín dụng Nhà nước theo qui định.

II. CÁC QUY ĐINH CỤ THỂ:

1. Ký kết, phê duyệt hợp đồng ngoại.

1.1. Dựa trên Báo cáo khả thi đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ đầu tư tiến hành chọn nhà cung cấp thiết bị và ký kết hợp đồng theo đúng qui định về Qui chế đấu thầu hiện hành và phù hợp với các điều kiện nêu trong hiệp định tín dụng đã ký. Trị giá Hợp đồng không được vượt quá trị giá vốn tín dụng được phân bổ. Khi tiến hành đấu thầu và đàm phán ký kết hợp đồng ngoại, Chủ đầu tư cần lưu ý một số điểm sau:

- Trị giá nhập thiết bị được tài trợ từ nguồn vốn tín dụng được tính theo giá F.O.B cảng Ấn Độ.

- Hợp đồng ngoại phải được ký bằng đồng Rupi Ấn Độ.

- Các thiết bị và phụ tùng nhập khẩu phải có xuất xứ từ Ấn Độ.

1.2. Sau khi hợp đồng ngoại đã được ký kết và phê duyệt theo qui định, Chủ đầu tư gửi một bản sao Hợp đồng đã ký cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) để làm thủ tục phê chuẩn hợp đồng với Chính phủ Ấn Độ, đồng thời yêu cầu phía đối tác gửi một bản sao hợp đồng cho Bộ Tài chính Ấn Độ.

1.3. Sau khi nhận được thông báo phê chuẩn hợp đồng của Chính phủ Ấn Độ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) có văn bản thông báo cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, quỹ hỗ trợ phát triển và Chủ đầu tư để triển khai thực hiện.

2. Rút vốn và cho vay lại.

2.1. Rút vốn

2.1.1. Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện toàn bộ các giao dịch đối ngoại (rút vốn, thanh toán, trả nợ) và được thu phí dịch vụ ngân hàng theo qui định.

2.1.2. Sau khi nhận được phê chuẩn hợp đồng của Chính phủ Ấn Độ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) có văn bản thông báo cho Ngân hàng Ngoại thương để làm thủ tục mở L/C.

2.1.3. Ngay sau khi nhận được các sao kê thông báo về việc ghi nợ vào tài khoản vay từ Ngân hàng Ấn Độ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có thông báo gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại), Quỹ Hỗ trợ phát triển và Chủ Đầu tư. Dựa trên thông báo rút vốn của Ngân hàng Ngoại thương, Vụ Tài chính đối ngoại làm thủ tục ghi thu Ngân sách Nhà nước, ghi chi cho Quỹ Hỗ trợ phát triển để cho vay lại đối với Chủ đầu tư.

2.1.4. Các thủ tục rút vốn, nhận hàng nhập được tiến hành theo phương thức L/C thông thường và theo các qui định cụ thể trong Hợp đồng uỷ nhiệm thanh toán đối ngoại ký giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Ngoại thương.

2.1.5. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn các Chủ đầu tư trong quá trình thực hiện mở L/C và rút vốn.

2.2. Cho vay lại Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện việc cho các Chủ đầu tư vay lại theo các điều kiện cơ bản sau đây:

* Đồng tiền cho vay lại: Rupi Ấn Độ

* Thời hạn vay:

1. Đối với vốn vay để nhập tư liệu sản xuất kể cả phụ tùng thay thế được mua cùng với tư liệu sản xuất đó và được đưa vào Hợp đồng gốc: thời gian hoàn trả vốn gốc được xác định phù hợp với thời gian hoàn vốn trong Nghiên cứu khả thi được duyệt, tối đa 15 năm kể từ ngày ký Hiệp định (ngày 1/12/1999); thời gian ân hạn được xác định căn cứ vào thời kỳ xây dựng cho đến khi dự án đưa vào hoạt động, tối đa là 4 năm ân hạn kể từ ngày ký Hiệp định (ngày 1/12/1999).

Căn cứ lịch trả nợ qui định trong Hiệp định tín dụng, nợ gốc được trả thành 22 bán niên, 6 tháng một lần vào các ngày 1 tháng 01 và 1 tháng 07 hàng năm.

2. Đối với vốn vay cho dịch vụ tư vấn: 3 năm trong đó có 1 năm ân hạn kể từ ngày kí Hiệp định 1/12/1999.

Căn cứ lịch trả nợ qui định trong Hiệp định tín dụng nợ gốc được trả thành 04 bán niên, 6 tháng một lần vào các ngày 1 tháng 01 và 1 tháng 07 hàng năm.

* Lãi suất:

- Lãi suất: 5%/năm trên số dư nợ tính từ ngày rút vốn đầu tiên (là ngày ghi trên giấy báo nợ của Ngân hàng Ấn Độ gửi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam). Lãi phát sinh được trả theo bán niên vào ngày 1/1 và ngày 1/7 hàng năm.

- Lãi quá hạn: 7%/năm (bằng lãi suất vay qui định trong Hiệp định tín dụng cộng thêm 2%) tính trên số dư nợ quá hạn và tính từ ngày đến hạn theo lịch trả nợ cho đến ngày thực tế trả nợ.

* Các Chủ Đầu tư sử dụng vốn vay phải trả thêm các khoản phí bao gồm:

- Phí trả cho Ngân hàng Ấn Độ được tính ngay vào trị giá nhận nợ bao gồm:

(1) Phí rút vốn trả cho Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ: 0,1% trị giá rút vốn thực tế.

(2) Các khoản phí khác như phí thông báo uỷ thác tín dụng, phí giao dịch và các khoản chi phí phát sinh mà Ngân hàng Nhà nước ấn Độ hoặc các Ngân hàng khác có liên quan ở Ấn Độ phải gánh chịu.

- Phí cho vay lại trong nước được trả vào cùng các kỳ hạn thu nợ và được áp dụng theo quy chế cho vay lại ban hành kèm theo Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6/1/2000, cụ thể:

Đối với các dự án có trị giá vay lại dưới 3 triệu USD và thời hạn vay dưới 12 năm: Mức phí cho vay lại là 0,3%/năm tính trên dư nợ gốc.

Đối với các Dự án có trị giá vay lại dưới 3 triệu USD và thời hạn vay trên 12 năm: Mức phí cho vay lại là 0,25%/năm tính trên dư nợ gốc.

Đối với các Dự án có trị giá vay lại trên 3 triệu USD: Mức phí cho vay lại là 0,2%/năm tính trên dư nợ gốc.

- Phí giao dịch của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: thực hiện theo Biểu phí hiện hành do Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam qui định phù hợp với từng thời kỳ rút vốn. Các khoản phí này do chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Các hợp đồng cho vay lại do Quỹ Hỗ trợ phát triển ký với Chủ đầu tư cần được gửi cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để phối hợp theo dõi và thực hiện

3. Trả nợ

3.1. Căn cứ vào lịch trả nợ qui định trong Hiệp định tín dụng, hàng năm đến kỳ trả nợ, Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí vốn trả nợ nước ngoài.

3.2. Ngân hàng Ngoại thương được Bộ Tài chính uỷ nhiệm chuyển tiền thanh toán trả nợ nước ngoài khi đến hạn. Ngân hàng Ngoại thương được thu phí chuyển tiền trả nợ theo Biểu phí hiện hành do Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam qui định phù hợp với từng thời kỳ. Phí này được ghi nợ vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước.

3.3. Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng ký với Quỹ Hỗ trợ phát triển, Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Ngân sách Nhà nước. Các khoản thanh toán nợ gốc, nợ lãi và phí cho vay lại đều được tính bằng đồng Rupi Ấn Độ. Trường hợp Chủ đầu tư thanh toán trả nợ bằng đồng Việt Nam hoặc loại ngoại tệ mạnh khác thì tỷ giá qui đổi giữa đồng Việt Nam hoặc loại ngoại tệ mạnh khác và đồng Rupi được áp dụng theo Công văn số 3000-TC-TCĐN ngày 10/8/1998 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tỷ giá thu hồi nợ.

3.4. Quỹ Hỗ trợ phát triển có trách nhiệm thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn từ các Chủ đầu tư hoàn trả cho ngân sách Nhà nước. Trường hợp chậm thu hồi nợ, phải có báo cáo kịp thời với Bộ trưởng Bộ Tài chính để có biện pháp xử lý.

III. CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, BÁO CÁO

1. Hàng quí, các Chủ đầu tư sử dụng vốn vay có Công văn gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại, Quỹ hỗ trợ phát triển) thông báo tiến độ rút vốn trong quí và kế hoạch rút vốn dự kiến cho đến khi hoàn thành việc rút vốn.

2. Hàng quý Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện cho vay lại và thu hồi nợ với Bộ Tài chính (qua Vụ Tài chính đối ngoại) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình quản lý sử dụng nợ nước ngoài.

3. Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng có thể tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình quản lý và sử dụng vốn vay của chủ đầu tư.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính kịp thời giải quyết.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 66/2000/TT-BTC ngày 11/07/2000 hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng vốn tín dụng ấn Độ thuộc Hiệp định 600 triệu rupi ký ngày 1/12/1999 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.236

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.211.66
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!