Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 19/2014/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Ngọc Căng
Ngày ban hành: 31/07/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2014/NQ-HĐND

Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 7 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA XI - KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

Căn cứ Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;

Xét Tờ trình số 73/TTr-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị thông qua Nghị quyết về Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014 – 2020, với nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,1% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Ngân sách nhà nước địa phương (bao gồm cả nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trung ương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia) bảo đảm được nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương từ năm 2015 đến năm 2020. Đảm bảo 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp nhằm:

+ Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15-49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào năm 2020.

+ Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2020.

+ Giảm 50% số người nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010.

+ Giảm 50% số người nhiễm mới HIV do lây truyền qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010.

+ Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020.

- Đảm bảo 80% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả theo quy định vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

- Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu - chi cho các hoạt động.

- Bảo đảm quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

- Đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị để Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đạt chuẩn theo quy định của Chính phủ.

2. Về kinh phí và nguồn kinh phí:

a) Tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2014-2020: 97,882 tỷ đồng.

b) Nguồn kinh phí:

- Nguồn Trung ương: 46,645 tỷ đồng.

+ Đầu tư phát triển: 39,900 tỷ đồng.

+ Sự nghiệp: 6,745 tỷ đồng.

- Nguồn ngân sách địa phương: 23,594 tỷ đồng.

+ Đầu tư phát triển: 13,270 tỷ đồng.

+ Sự nghiệp: 10,324 tỷ đồng.

- Nguồn bảo hiểm y tế: 27,133 tỷ đồng.

- Nguồn từ các doanh nghiệp: 0,240 tỷ đồng.

- Nguồn thu từ người sử dụng dịch vụ: 0,270 tỷ đồng

3. Các giải pháp chủ yếu:

a) Nhóm giải pháp về huy động kinh phí:

- Tranh thủ nguồn ngân sách Trung ương cho các hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo tính bền vững của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng tính chủ động của các sở, ban ngành, đoàn thể trong việc huy động và bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý.

- Phát huy vai trò chủ động và trách nhiệm của các địa phương, đơn vị trong đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS; đưa mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đơn vị; tiến tới đưa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thành các hoạt động thường xuyên, liên tục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đơn vị.

- Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và phân bổ kinh phí hằng năm để thực hiện phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp.

- Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế.

b) Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí:

- Thực hiện tốt cơ chế phân bổ nhằm kiểm soát hiệu quả nguồn kinh phí huy động được. Tăng cường tính chủ động của các đơn vị trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực.

- Tiếp nhận, phân bổ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, khả năng tự đảm bảo kinh phí của địa phương. Tập trung ưu tiên kinh phí phân bổ cho các nhiệm vụ điều trị và dự phòng.

- Phát huy vai trò giám sát của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp; các sở ban ngành, đoàn thể đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS. Định kỳ, kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính của các chương trình, dự án của cơ quan, đơn vị tham gia phòng, chống HIV/AIDS.

c) Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí:

- Củng cố, kiện toàn các đơn vị phòng, chống HIV/AIDS ở tất cả các tuyến nhằm duy trì hiệu quả hoạt động điều phối các nguồn kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS tại các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị. Xác định ưu tiên trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS (địa bàn, lĩnh vực, hoạt động và đối tượng) để có sự phân bổ nguồn lực hợp lý.

- Thiết lập và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS có tính chi phí hiệu quả; tăng cường cung cấp dịch vụ phòng, chống, tạo điều kiện cho người nhiễm có thể tiếp cận sớm với các dịch vụ điều trị HIV/AIDS.

- Huy động các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng, cộng tác viên, giáo dục viên đồng đẳng hoặc nhân viên tiếp cận cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS từ các nguồn kinh phí khác nhau.

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng của các địa phương, đơn vị.

Điều 2.

1. Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa – Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh Kế hoạch thực hiện Đề án và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Đây là kế hoạch tổng thể bảo đảm về tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trong quá trình thực hiện phải xây dựng kế hoạch cụ thể tương ứng, đúng quy trình quy định về thu chi ngân sách.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa XI thông qua ngày 24 tháng 7 năm 2014, tại kỳ họp thứ 13./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 19/2014/NQ-HĐND ngày 31/07/2014 thông qua Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014 – 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.797

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.170.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!