Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT kiểm soát giết mổ

Số hiệu: 10/2022/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành: 14/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Bổ sung thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y

Ngày 14/09/2022, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT hành ban hành Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

Theo đó, thẩm quyền Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (sau đây gọi là Giấy chứng nhận VSTY) bao gồm:

(1) Cục Thú y đối với các cơ sở xuất khẩu; cơ sở hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; cơ sở hỗn hợp xuất, nhập khẩu

(2) Chi cục Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y đối với các cơ sở nhập khẩu; cơ sở hỗn hợp nhập khẩu và tiêu dùng trong nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
 
(3) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc (1), (2) và phục vụ tiêu dùng trong nước

Trong khi đó, theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY bao gồm:

(a) Cục Thú y đối với cơ sở do Trung ương quản lý; các cơ sở phục vụ xuất, nhập khẩu và cơ sở hỗn hợp phục vụ xuất, nhập khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước

(b) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc (a) và phục vụ tiêu dùng trong nước

Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 30/10/2022.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2022/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2022

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 09/2016/TT-BNNPTNT NGÀY 01/6/2016 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT GIẾT MỔ VÀ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 01 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT- BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

 “2. Có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể như sau: có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (đối với động vật có nguồn gốc từ địa bàn cấp tỉnh khác); có các giấy tờ như hóa đơn, chứng từ, hợp đồng mua bán, Giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc các giấy tờ tương đương khác hoặc được kê khai theo Điều 4 Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi (đối với động vật trong địa bàn cấp tỉnh) để có thể truy xuất nguồn gốc.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 5 như sau:

“5. Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ trước khi giết mổ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y (sau đây viết tắt là cơ quan thú y) quy định tại QCVN 01- 150:2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y (sau đây viết tắt là QCVN 01-150).”

3. Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 Điều 6 như sau:

“6. Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, tr ang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ sau khi giết mổ theo hướng dẫn của cơ quan thú y quy định tại QCVN 01-150.”

4. Bổ sung cụm từ “khoản 6” vào trước cụm từ “Điều 6” tại khoản 2 Điều 8 và tại điểm b khoản 2 Điều 9.

5. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 29 như sau:

 “c) Góc trái phần trên có biểu tượng kiểm dịch động vật, đường kính của biểu tượng là 10,5-13mm. Bên phải ở phần trên in tên của cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ……….”, phông chữ Arial, cỡ chữ 10-14 và nét đậm; trường hợp tên đơn vị quá dài, viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh;”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 31 như sau:

“1. Chữ khắc trên dấu phải là chữ in hoa, phông chữ Arial; trường hợp tên đơn vị quá dài, được viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh.

2. Thành phần mực dấu phải sử dụng phẩm màu trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế; mầu mực phải đậm, khi đóng không nhòe; mực dấu đóng trên thân thịt bảo đảm không làm biến đổi chất lượng của thịt, sản phẩm động vật và không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng.”

7. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 32 như sau:

“b) Thân thịt, thịt mảnh, thịt miếng để tiêu thụ trên thị trường: đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ ở vùng vai, 01 dấu ở vùng bụng và 01 dấu ở vùng mông (đối với thân thịt); đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vị trí bảo đảm được sự nhận dạng là đã kiểm tra vệ sinh thú y (đối với thịt mảnh, thịt miếng).”

8. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 2 Điều 35 như sau:

“a) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh quy định cụ thể mã số trên dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y căn cứ theo quy định về mã số kiểm dịch động vật đối với từng huyện và từng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; quản lý và cấp mã số KSGM cho đơn vị thực hiện kiểm soát giết mổ động vật tại địa phương;

b) Mã số của cơ sở gồm: 02 (hai) số đầu là mã số của cấp tỉnh; 02 (hai) số tiếp theo là mã số của cấp huyện; 02 (hai) số cuối cùng là số thứ tự.

9. Sửa đổi Điều 36 như sau:

 “Điều 36. Nguyên tắc kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở

1. Căn cứ kiểm tra vệ sinh thú y

a) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

b) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Việc kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở nêu tại điểm d mục 2 Phụ lục I hoặc cơ sở làm hồ sơ đề nghị được kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y (theo yêu cầu của nước nhập khẩu) thực hiện theo quy định tại Điều 37Điều 38 của Thông tư này.

3. Các loại Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y bao gồm: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GLOBALG.A.P.), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000), Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cơ sở có một trong các loại giấy chứng nhận trên không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, trừ trường hợp theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

4. Mẫu lấy từ các cuộc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở phải được phân tích bởi phòng thử nghiệm có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định.”

10. Sửa đổi Điều 37 như sau:

“Điều 37. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (sau đây gọi là Giấy chứng nhận VSTY)

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY:

a) Cục Thú y đối với các cơ sở xuất khẩu; cơ sở hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; cơ sở hỗn hợp xuất, nhập khẩu;

b) Chi cục Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y đối với các cơ sở nhập khẩu; cơ sở hỗn hợp nhập khẩu và tiêu dùng trong nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể như sau:

Chi cục Thú y vùng I: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái.

Chi cục Thú y vùng II: Hải Phòng, Thái Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.

Chi cục Thú y vùng III: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Chi cục Thú y vùng IV: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định.

Chi cục Thú y vùng V: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông.

Chi cục Thú y vùng VI: Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.

Chi cục Thú y vùng VII: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Quảng Ninh: Quảng Ninh.

Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn: Lạng Sơn. Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai: Lào Cai.

c) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc điểm a, điểm b khoản này và phục vụ tiêu dùng trong nước.

2. Giấy chứng nhận VSTY có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Mẫu Giấy chứng nhận VSTY quy định theo Mẫu số 06 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu số 02 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận VSTY:

a) Chủ cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY quy định tại khoản 1 Điều này theo một trong các hình thức: trực tiếp; gửi qua: dịch vụ công trực tuyến; gửi theo đường dịch vụ bưu chính; thư điện tử, fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính);

b) Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ;

c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện VSTY tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận VSTY nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận VSTY, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với cơ sở đã được Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 37 cấp Giấy chứng nhận VSTY có nhu cầu hoạt động xuất khẩu; hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; hỗn hợp xuất, nhập khẩu: Cục Thú y kiểm tra, thừa nhận các chỉ tiêu trùng lặp đã được đánh giá đạt yêu cầu và cấp Giấy chứng nhận VSTY theo quy định.

5. Cấp lại Giấy chứng nhận VSTY:

a) Tối thiếu trước 01 (một) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận VSTY hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh;

Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận VSTY, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này;

b) Trường hợp Giấy chứng nhận VSTY vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSTY để được xem xét cấp lại;

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận VSTY cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận VSTY đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

6. Thu hồi Giấy chứng nhận VSTY:

a) Các cơ sở nêu tại điểm d mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này bị thu hồi Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp giám sát định kỳ; thanh, kiểm tra đột xuất nếu phát hiện cơ sở không đạt các yêu cầu vệ sinh thú y;

b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận VSTY:

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận VSTY.

7. Yêu cầu đối với trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra, giám sát và người lấy mẫu

a) Trưởng đoàn: là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc công chức có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về thú y, chăn nuôi thú y;

b) Thành viên: có ít nhất 01 thành viên được tập huấn về đánh giá điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở do Cục Thú y tổ chức; có ít nhất 01 thành viên có trình độ từ đại học trở lên về một trong các lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản;

c) Người lấy mẫu: có chuyên môn về một trong các lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản; có giấy chứng nhận tham gia đào tạo hoặc tập huấn có nội dung về lấy mẫu.”

11. Sửa đổi Điều 38 như sau:

“Điều 38. Nội dung, phương pháp kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở

1. Nội dung, phương pháp kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận VSTY

a) Nội dung kiểm tra:

Kiểm tra yêu cầu về: địa điểm, cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh, nước để sản xuất; con người tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng; chương trình quản lý vệ sinh thú y đang áp dụng; việc quản lý và xử lý chất thải rắn, nước thải và các nội dung khác theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Nội dung, kết quả kiểm tra được ghi vào Biên bản theo Mẫu 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Phương pháp kiểm tra: kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn các đối tượng có liên quan; kiểm tra hiện trường, lấy mẫu theo quy định.

2. Nội dung, phương pháp giám sát đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận VSTY

a) Nội dung giám sát: theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này (loại trừ yêu cầu về địa điểm); nội dung, kết quả giám sát được ghi vào Biên bản theo Mẫu 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Phương pháp giám sát: theo quy định tại điểm b khoản 1 điều này; lấy mẫu kiểm nghiệm (trong trường hợp nghi ngờ cơ sở không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y).

3. Tần suất giám sát: 01 lần/18 tháng. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật để xuất khẩu: thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

4. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật: áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VSTY đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình); tạm hoãn tối đa 06 tháng hoạt động đánh giá giám sát định kỳ; hoặc thực hiện gia hạn tạm thời tối đa 06 tháng Giấy chứng nhận VSTY trên cơ sở xem xét hồ sơ đầy đủ, hợp lệ mà không phải tổ chức đánh giá trực tiếp tại hiện trường. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan đánh giá. Việc đánh giá trực tiếp sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật; thực hiện thu hồi ngay Giấy chứng nhận VSTY đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.”

12. Sửa đổi Điều 39 như sau:

“Điều 39. Kiểm tra yêu cầu vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật

1. Động vật

a) Nội dung kiểm tra: kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4 của Thông tư này đối với động vật đưa vào giết mổ;

b) Phương pháp kiểm tra: kiểm tra hồ sơ, lâm sàng, lấy mẫu (trong trường hợp động vật có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y).

2. Sản phẩm động vật; thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật (gọi chung là sản phẩm)

a) Nội dung kiểm tra: kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học, lý học theo các quy định hiện hành của Việt Nam (đối với sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa); các quy định của nước nhập khẩu (đối với sản phẩm để xuất khẩu);

b) Phương pháp kiểm tra: kiểm tra cảm quan, lấy mẫu (trong trường hợp nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y).

3. Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật:

a) Nội dung kiểm tra: kiểm tra việc khử trùng, tiêu độc và việc đáp ứng yêu cầu tại Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01-100:2012/BNNPTNT Yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế;

b) Phương pháp kiểm tra: kiểm tra cảm quan, lấy mẫu (trong trường hợp nghi ngờ phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y).

4. Quy trình kiểm tra

a) Việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và phương tiện vận chuyển gắn liền với hoạt động kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở tại điểm d mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Việc kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được thực hiện đồng thời với hoạt động kiểm dịch động vật.

5. Trường hợp phải lấy mẫu theo quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này, mẫu đó phải được phân tích bởi phòng thử nghiệm có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định.”

13. Sửa đổi Điều 40 như sau:

“Điều 40. Giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm

1. Đối tượng giám sát:

a) Động vật đưa vào giết mổ;

b) Thịt và sản phẩm thịt tại cơ sở giết mổ và kinh doanh;

c) Sữa tươi nguyên liệu, mật ong, tổ yến tại các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh;

d) Sản phẩm động vật nhập khẩu sử dụng làm thực phẩm;

đ) Các loại sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm khác khi có yêu cầu.

2. Xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát:

a) Kế hoạch, nội dung giám sát sản phẩm động vật xuất khẩu và nhập khẩu: hằng năm, Cục Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí để thực hiện; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả giám sát, phân tích mẫu và kế hoạch thực hiện năm tiếp theo; ban hành văn bản thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sản phẩm động vật khi có yêu cầu; ban hành văn bản thông báo tới Cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu, yêu cầu điều tra nguyên nhân, có hành động khắc phục và gửi báo cáo cho Cục Thú y khi mẫu giám sát không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam;

b) Kế hoạch, nội dung giám sát sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước: hằng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát và trình cơ quan có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí để thực hiện; phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch được phê duyệt;

c) Quy định về việc lấy mẫu phân tích và kinh phí phân tích mẫu giám sát: Cục Thú y tổ chức thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí.

Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí.

Trường hợp cơ sở trong kế hoạch giám sát đã được phê duyệt có mẫu giám sát không bảo đảm yêu cầu theo quy định hiện hành hoặc cơ sở tham gia giám sát tự nguyện hoặc giám sát theo yêu cầu của nước nhập khẩu, chủ cơ sở phải chi trả chi phí phân tích mẫu giám sát;

d) Việc kiểm tra, giám sát mật ong thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong.

3. Hoạt động giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm được thực hiện như sau:

a) Đối với động vật, sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm nhập khẩu: thực hiện đồng thời với hoạt động kiểm dịch;

b) Đối với động vật, sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm xuất khẩu; vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: thực hiện đồng thời với hoạt động giám sát vệ sinh thú y cơ sở nêu tại khoản 2 Điều 38 của Thông tư này.”

14. Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 2 Điều 41 như sau:

 “đ) Nhân viên thú y được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ kiểm tra vệ sinh thú y trong cơ sở giết mổ và thực hiện kiểm soát giết mổ động vật theo quy định tại Thông tư này phải được đào tạo chuyên ngành thú y hoặc chăn nuôi thú y trình độ trung cấp trở lên; được tập huấn và được cấp giấy xác nhận tập huấn kỹ thuật về kiểm soát giết mổ động vật.”

15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của mục 2 Phụ lục I như sau:

a) Sửa đổi điểm a như sau:

“a) Động vật để giết mổ”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm b như sau:

“b) Sản phẩm động vật

- Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm từ thịt ở dạng tươi sống, sơ chế, chế biến tại các cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh;

- Trứng tươi, trứng muối và các sản phẩm sơ chế, chế biến từ trứng ở các cơ sở chăn nuôi, sơ chế, bảo quản, kinh doanh;

- Sữa tươi nguyên liệu ở các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, bảo quản, kinh doanh;

- Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong ở các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh;

- Tổ yến ở các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh;

- Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật (theo yêu cầu nước nhập khẩu)”. c) Sửa đổi, bổ sung điểm d như sau:

“d) Cơ sở ấp trứng; cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; cơ sở gia công, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh; kho bảo quản sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm (theo yêu cầu của nước nhập khẩu)”.

16. Sửa đổi Mẫu 01, Mẫu 02Mẫu 06 tại Phụ lục II; bổ sung Mẫu 07 vào sau Mẫu 06 tại Phụ lục II theo biểu mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

17. Sửa đổi, bổ sung tại mục 2 Phụ lục VI như sau:

a) Bổ sung tại điểm b cụm từ “bệnh Viêm da nổi cục (LSD)” vào sau cụm từ “bệnh lở mồm long móng (FMD)”;

b) Bổ sung điểm i vào sau điểm h như sau: “i) Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)

Tiêu hủy toàn bộ thân thịt và phủ tạng lợn mắc bệnh và bị lây nhiễm chéo trong quá trình giết mổ.

Cho giết mổ ngay những con còn lại (nếu xét nghiệm âm tính) tại khu vực chưa bị nhiễm chéo trong cơ sở giết mổ hoặc cho giết mổ tại cơ sở giết mổ gần nhất; sản phẩm thịt lợn được tiêu thụ trong địa bàn cấp huyện.

Vệ sinh, khử trùng tiêu độc lại toàn bộ cơ sở giết mổ trước khi hoạt động trở lại.”

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điểm, Phụ lục của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y

1. Bỏ cụm từ “trang phục bảo hộ trong lúc làm việc” tại khoản 2; bỏ từ “sạch” tại điểm c khoản 3 Điều 5.

2. Thay thế cụm từ “đường kính của biểu tượng là 14-15 mm” bằng cụm từ “đường kính của biểu tượng là 10,5-13mm” tại điểm c khoản 1 Điều 28.

3. Thay thế cụm từ “Sử dụng Tem vệ sinh thú y đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín như sau:” bằng cụm từ “Tem vệ sinh thú y chỉ được sử dụng đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín, cụ thể như sau:” tại khoản 1 Điều 30.

4. Bỏ cụm từ “tiêu thụ nội địa” tại khoản 6 Điều 31.

5. Thay thế cụm từ “Cơ quan Thú y vùng II” bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng II” tại điểm b khoản 1 Điều 35.

6. Bãi bỏ điểm c mục 2 Phụ lục I.

7. Bãi bỏ Phụ lục VII.

Điều 3. Quy định chuyển tiếp

1. Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy.

2. Tem vệ sinh thú y dùng cho cơ sở giết mổ động vật xuất khẩu, cơ sở hỗn hợp vừa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đã được in trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

3. Mẫu dấu kiểm soát giết mổ không phù hợp với quy định tại Thông tư này được sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

2. Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thú y) để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Cơ quan quản lý chuyên thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo Chính phủ;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Phùng Đức Tiến

PHỤ LỤC

HỒ SƠ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số    /2022/TT-BNNPTNT ngày …./…/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu: 01

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

....., ngày........... tháng.......... năm .........

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y

Kính gửi: (tên Cơ quan Thú y có thẩm quyền cấp, cụ thể: Cục Thú y/Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh)

Cơ sở ......................................; được thành lập ngày:..................................

Trụ sở tại:........................................................................................................

Điện thoại:....................................Fax:............................................................

Giấy đăng ký hộ kinh doanh/Giấy đăng ký kinh doanh số: ...................; ngày cấp:..................... đơn vị cấp:........................ (đối với doanh nghiệp);

Hoặc Quyết định thành lập đơn vị số.....................ngày cấp..............; Cơ quan ban hành Quyết định.................................................

Lĩnh vực hoạt động:.............................................................

Công suất sản xuất/năng lực phục vụ:............................................................

Số lượng công nhân viên:................ (cố định:.....................; thời vụ:.................)

Đề nghị …………… (tên cơ quan kiểm tra) ………… cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở.

Lý do cấp/cấp lại:

Cơ sở mới thành lập □; Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh □;

Giấy chứng nhận ĐKVSTY hết hạn □;

Đã được Chi cục Thú y vùng hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y hoặc Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận VSTY □

Xin trân trọng cảm ơn./.

CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên & đóng dấu)

Gửi kèm gồm:

- Bản mô tả tóm tắt về cơ sở (Mẫu số 02).

Mẫu: 02

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

……., ngày…… tháng….. năm……

MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở:.........................................................................................................

2. Mã số (nếu có):.................................................................................................

3. Địa chỉ:..............................................................................................................

4. Điện thoại:…………………. Fax: …………… Email:.........................................

5. Năm bắt đầu hoạt động:....................................................................................

II. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh/ hoạt động dịch vụ thú y........... m2, trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu đầu vào/ tiếp nhận bệnh............................. m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh/ tiêm phòng, khám chữa bệnh động vật: .... m2

+ Khu vực xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; ………………. m2

+ Khu vực phẫu thuật động vật: …………………………… m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm/ Khu vực lưu giữ động vật ............... m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : .................................. m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng   □

Nước giếng khoan, nước mặt    □

Hệ thống xử lý: Có        □

Không                                      □

Phương pháp xử lý: …………………………………………………………

4. Hệ thống xử lý chất thải, nước thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:

…………………………………………………………………………………

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: ……………………………… người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: ………………người.

+ Lao động gián tiếp: ………………người.

- Tình trạng sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……….. người; trong đó ………… của cơ sở và ………… đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, khử trùng sử dụng:

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,…..)

9. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu: 06

CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN (1)
CƠ QUAN THÚ Y (2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …… /TY-GCNVSTY

…………., ngày …. tháng …. năm…...

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (2)

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;

Căn cứ Quyết định số ……………/QĐ-…………….. ngày …../…../….. của (1) ……………………………… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (2)……………………………………………………….;

Căn cứ Báo cáo kết quả kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y số ……………..ngày …/…/…… của (3)…………………………………………..;

CHỨNG NHẬN

Tên cơ sở: …………………………………………………………………

Địa chỉ cơ sở: ……………………………………………………………

Điện thoại:………………………….. Fax:……………………………….

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/doanh nghiệp số……………. thay đổi lần thứ……ngày……………….tại…………… hoặc Quyết định thành lập đơn vị số: ……………………………………………………………………

Lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………

Cơ sở bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để …………………………………...…………………………………………………………………

Giấy chứng nhận vệ sinh thú y có giá trị đến ngày ……/…../…..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (2)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(1): Bộ NN & PTNT hoặc Sở NN &PTNT;

(2): Cục Thú y hoặc Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh;

(3): Tên Đơn vị chủ trì Đoàn kiểm tra.

Mẫu: 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y

Số: ............../BB-KTVSTY

Hôm nay, vào hồi ...........giờ ......., ngày ....... tháng ....... năm ...........

Tại cơ sở:

Địa chỉ:

Điện thoại: ..................................Fax: ........................ Email…………………

Lĩnh vực hoạt động:

Chúng tôi gồm:

1/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ:…………...

Là đại diện cơ quan thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y:

2/ Ông/bà: ..................................................................Chức vụ:…………….

Địa chỉ:

Điện thoại: .............................................................Fax: …………………….

3/ Ông/bà: .................................................................Chức vụ:…………….

Địa chỉ:

Điện thoại: .............................................................Fax: ………………………

Đã tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh đối với cơ sở:

Hình thức kiểm tra: để cấp GCN VSTY □          Giám sát định kỳ □

Nội dung và kết quả kiểm tra/giám sát

 (Đối với nội dung kiểm tra/giám sát: ghi rõ kết quả “đạt” hoặc “không đạt”, lý do không đạt; đối với nội dung không kiểm tra/giám sát: ghi rõ “không kiểm tra/giám sát” và lý do không kiểm tra/giám sát)

1. Yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ

a) Địa điểm:

b) Nhà xưởng/khu vực hoạt động dịch vụ thú y:

c) Khu vực phẫu thuật động vật:

d) Khu vực xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật:

đ) Trang thiết bị, dụng cụ:

e) Nơi nuôi nhốt (lưu giữ) động vật/chăm sóc động vật trước và sau phẫu thuật/bảo quản sản phẩm động vật:

g) Nơi cách ly động vật ốm/nơi lưu giữ sản phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y:

h) Nơi xử lý động vật, sản phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

2. Yêu cầu nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh, nước để sản xuất

a) Nguyên liệu đầu vào (nguồn gốc, phiếu kiểm tra, xét nghiệm)

b) Nước, nước đá sử dụng tại cơ sở: (hợp đồng cung cấp, phiếu xét nghiệm)

3. Yêu cầu về con người tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng:

a) Hồ sơ sức khỏe của người làm việc tại cơ sở:

b) Tập huấn kiến thức liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh:

4. Chương trình quản lý vệ sinh thú y đang áp dụng

a) Hệ thống quản lý chất lượng tại cơ sở (hồ sơ biểu mẫu, sổ sách ghi chép; hồ sơ về việc thực hiện tự kiểm tra, giám sát của cơ sở; lưu giữ thông tin truy xuất nguồn gốc).

b) Chương trình vệ sinh, khử trùng, tiêu độc:

- Đã được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc ngày ........... tháng ..........năm……

- Phương pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc:

- Hóa chất sử dụng: ..........................................nồng độ:

c) Việc kiểm soát côn trùng, động vật gây hại:

5. Việc quản lý và xử lý chất thải rắn, nước thải

- Việc đánh giá tác động môi trường/cam kết bảo vệ môi trường:

- Hệ thống xử lý chất thải rắn, nước thải:

- Hợp đồng xử lý chất thải rắn, nước thải:

- Biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải:

- Phiếu xét nghiệm mẫu nước thải:

6. Các nội dung khác theo quy định tại Luật Thú y hoặc Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

- Kết luận của Đoàn kiểm tra/giám sát:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

- Ý kiến của đại diện cơ sở:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Biên bản này lập thành 02 bản: 01 bản do cơ quan thú y giữ, 01 bản do cơ sở được kiểm tra/giám sát giữ.

Đại diện cơ sở
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT OF VIETNAM
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No. 10/2022/TT-BNNPTNT

Hanoi, September 14, 2022

 

CIRCULAR

AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF CIRCULAR NO. 09/2016/TT-BNNPTNT DATED JUNE 01, 2016 OF THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT ON ANIMAL SLAUGHTER CONTROL AND VETERINARY HYGIENE INSPECTION

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;

Pursuant to the Law on Veterinary Medicine dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Animal Husbandry dated January 19, 2018;

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 on detailing the implementation of a number of Articles of the Law on Food Safety;

Pursuant to Government’s Decree No. 13/2020/ND-CP dated January 21, 2020 on elaboration of the Law on Animal Husbandry; Government's Decree No. 46/2022/ND-CP dated July 13, 2022 on amendments to a number of articles of the Government's Decree No. 13/2020/ND-CP dated January 21, 2020 on elaboration of the Law on Animal Husbandry;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates a Circular on amendments to some Articles of Circular No. 09/2016/TT-BNNPTNT dated June 01, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development on animal slaughter control and veterinary hygiene inspection

Article 1. Amendments to some Articles of Circular No. 09/2016/TT-BNNPTNT dated June 01, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development on animal slaughter control and veterinary hygiene inspection

1. Clause 2 Article 4 shall be amended as follows:

 “2. Animals subject to slaughter must have verified origin as follows: It is required to have certificate of quarantine of animals transported out of province (for animals transferred from other provinces); documents including invoices, vouchers and purchase and sale contracts, certificate of vaccination or other equivalent documents or the animals have been declared according to Article 4 of Circular No. 23/2019/TT-BNNPTNT dated November 30, 2019 of the Minister of Agriculture and Rural Development on elaboration of some articles of the Law on Animal Husbandry on livestock production activities (for animals in a province) for the purpose of traceability.”

2. Clause 5 Article 5 shall be amended as follows:

“5. Ante-mortem inspection of the cleaning, pasteurization and disinfection of the slaughterhouse, equipment and tools used in the slaughterhouse under the guidance of veterinary authorities specified in QCVN 01- 150:2017/BNNPTNT issued together with Circular No. 13/2017/TT-BNNPTNT dated June 20, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development on the National Technical Regulations in veterinary medicine sector (hereinafter referred to as “QCVN 01-150”).”

3. Clause 6 shall be added after Clause 5 Article 6 as follows:

“6. Post-mortem inspection of the cleaning, pasteurization and disinfection of the slaughterhouse, equipment and tools used in the slaughterhouse under the guidance of veterinary authorities specified in QCVN 01- 150.”

4. The phrase “khoản 6 (Clause 6)” shall be added before the phrase “Điều 6 (Article 6)” in Clause 2, Article 8 and at Point b, Clause 2, Article 9.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 “c) In the upper left corner of the stamp, there shall be an “animal quarantine” logo whose diameter is 10,5-13mm. The upper right of the stamp shall display the name of the provincial veterinary authority “SUBDEPARTMENT OF ........” in Arial font, bold and size 10-14; if the name of the authority is too long to be fully displayed;”

6. Clauses 1 and 2 Article 31 shall be amended as follows:

“1) Letters displayed on the stamp shall be capital letters in Arial font; if the name of the authority is too long to be fully displayed, the name of the provincial veterinary authority shall be abbreviated

2. The stamp ink must be made of a colorant on the list of food additives permitted for use in food according to regulations of the Ministry of Health; the color of ink must assure legibility and the ink must not become smeared when branded; the stamp ink on carcasses must not change the quality of meat/animal products and adversely affect consumers’ health.

7. Point b Clause 2 Article 32 shall be amended as follows:

“b) Carcasses and meat cuts for sale: 01 “slaughter control” stamp shall be affixed to the shoulder, the belly and the rump (regarding the carcass); or at a position that facilitates the verification of completed veterinary hygiene inspection (regarding the meat cuts).

8. Points a and b Clause 2 Article 35 shall be amended as follows:

“a) The provincial veterinary authority shall assign specific codes to slaughter control and veterinary hygiene stamps according to the regulations on animal quarantine codes to be applied to each district and each slaughterhouse; manage and issue a code of slaughter control to the local slaughterhouse;

b) The code of a slaughterhouse shall contain: 02 (two) first numeric characters indicating province code; 02 (two) next numeric characters indicating the district code; 02 (two) last numeric characters indicating ordinal numbers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 “Article 36. Rules for veterinary hygiene inspection at establishments

1. Bases for veterinary hygiene inspection

a) Corresponding standards and technical regulations;

b) Relevant legislative documents;

2. The veterinary hygiene inspection and supervision of the establishments mentioned at Point d, Section 2, Appendix I or the establishments applying for inspection and supervision of veterinary hygiene (at the request of the importing country) shall comply with the regulations of Articles 37 and 38 of this Circular.

3. Certificates equivalent to veterinary hygiene certificate include Vietnamese Good Agricultural Practices (VietGAHP), Global Good Agricultural Practice (GLOBALG.A.P.), Good Manufacturing Practice (GMP), Hazard Analysis and Critical Control Point (HACCP), Food Safety Management System ISO 22000, International Food Standards (IFS), British Retailer Consortium (BRC), Food Safety System Certification (FSSC 22000), Disease Safety Certificate, Certificate of Livestock Eligibility, Certificate of Eligibility for feed production. An establishment that has one of the above certificates is not required to apply for veterinary hygiene certificate, unless otherwise requested by the importing country.

4. The samples taken from the inspections of veterinary hygiene of an establishment shall be analyzed by the laboratory that has a certificate of registration of testing activities in accordance with regulations.”

10.  Article 37 shall be amended as follows:

“Article 37. Procedures for issuance, reissuance and revocation of the veterinary hygiene certificate

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Department of Animal Health for establishments whose business operation involves export, a combination of export and domestic sale, or a combination of export and import;

b) Regional Sub-Departments of Animal Health, Regional Sub-Departments of Animal Quarantine under the Department of Animal Health for establishments whose business operation involves export, a combination of export and domestic sale, or a combination of export and import in the provinces and central-affiliated cities. To be specific:

Regional Sub-Department of Animal Health I: Hanoi, Hoa Binh, Ha Nam, Nam Dinh, Ninh Binh, Phu Tho, Vinh Phuc, Son La, Lai Chau, Dien Bien, Yen Bai.

Regional Sub-Department of Animal Health II: Hai Phong, Thai Binh, Cao Bang, Ha Giang, Tuyen Quang, Bac Kan, Thai Nguyen, Bac Giang, Bac Ninh, Hai Duong, Hung Yen.

Regional Sub-Department of Animal Health III: Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue.

Regional Sub-Department of Animal Health IV: Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Phu Yen, Khanh Hoa, Binh Dinh.

Regional Sub-Department of Animal Health V: Gia Lai, Kon Tum, Dak Lak, Lam Dong, Dak Nong.

Regional Sub-Department of Animal Health VI: Ho Chi Minh City, Ninh Thuan, Binh Thuan, Dong Nai, Ba Ria-Vung Tau, Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh, Long An, Tien Giang, Ben Tre.

Regional Sub-Department of Animal Health VII: Can Tho, Hau Giang, Vinh Long, Tra Vinh, Dong Thap, An Giang, Soc Trang, Kien Giang, Bac Lieu, Ca Mau.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Lang Son’s Sub-Department of Animal Quarantine: Lang Son Lao Cai’s Sub-Department of Animal Quarantine: Lao Cai

c) Provincial veterinary authority: establishments that fall outside points a and b of this Clause and establishments that serve domestic consumption.

2. Veterinary hygiene certificate is valid for 03 (three) years. The form of veterinary hygiene certificate shall comply with regulations of Form No. 06, Appendix II issued with this Circular.

3. Application for issuance of veterinary hygiene certificate includes:

a) An application form for issuance/re-issuance of veterinary hygiene certificate, which is made using the Form No. 01, Appendix II issued with this Circular.

b) An original brief description of the establishment which is made using the Form No. 02 in Appendix II enclosed with this Circular.

4. Procedures for issuance of veterinary hygiene certificate:

a) The owner of the establishment shall submit 01 (one) set of application for issuance of the veterinary hygiene certificate to the competent agency specified in clause 1 of this Article. The application can be submitted in person, by fax, by mail, by post or via online public service (the original application will be sent later);

b) Within 01 (one) working day from the date of receipt of application for the veterinary hygiene certificate, the competent agency shall consider its adequacy and send a written notification to the establishment if the application is unsatisfactory; if the owner of the establishment submits the application in person, the recipient shall instruct and respond to the applicant immediately;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the establishment that has been issued with a veterinary hygiene certificate by the competent agency specified at Points b and c, Clause 1, Article 37 wishes to engage in export; export and domestic sale; import and export, the Department of Animal Health shall conduct an inspection and acknowledge the duplicate criteria that are satisfactory and issue a veterinary hygiene certificate according to regulations.

5. Procedures for re-issuance of veterinary hygiene certificate:

a) At least 01 (one) month prior to the expiry date of the veterinary hygiene certificate, if the establishment continues its business, it shall submit an application for reissuance of the veterinary hygiene certificate;

The agency competent to reissue the veterinary hygiene certificate, expiry of the veterinary hygiene certificate, application, order and procedures for reissuance of the veterinary hygiene certificate shall comply with regulations of Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

b) If an unexpired veterinary hygiene certificate is lost or damaged or information thereon is modified, the establishment must submit an application for reissuance of the veterinary hygiene certificate according to the Form No. 01 in Annex II enclosed with this Circular to the competent agency for consideration;

Within 05 (five) working days from the date on which the application is received, the competent agency shall inspect the application and consider reissuing the veterinary hygiene certificate to the establishment In such case, the expiry date of the veterinary hygiene certificate which is reissued shall be the expiry date of the old certificate. If the application is rejected, the competent agency shall send a written notification that contains explanation.

6. Revocation of the veterinary hygiene certificate:

a) The establishment specified in Point d Section 2 Appendix I issued together with this Circular shall have their veterinary hygiene certificate revoked if the result of the periodic supervision or surprise inspection shows that such establishment does not fulfill requirements for veterinary hygiene;

b) Competence in revocation of the veterinary hygiene certificate:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Requirements to be satisfied by leader, members of inspectorate and sample collector

a) Regarding leader, he/she must be a departmental leader or higher or an official with at least 5 years of experience in state management of veterinary and animal husbandry;

b) Regarding members: at least 01 member has completed a course on assessment of veterinary hygiene of establishments organized by the Department of Animal Health; at least 01 member holds bachelor's degree or higher in animal husbandry or veterinary or fisheries;

c) Regarding sample collector, he/she must have expertise in animal husbandry or veterinary or fisheries; a certificate of training in sampling.”

11.  Article 38 shall be amended as follows:

“Article 38. Contents, methods of veterinary hygiene inspection and supervision at establishments

1. Contents and methods of inspection for issuance of veterinary hygiene certificate

a) Contents of inspection;

Location, infrastructure, factories, equipment, tools, input materials for manufacturing and business and water used for manufacture; employees involved in the manufacture and business and quality management; veterinary hygiene management program in force; management and treatment of solid waste and wastewater and other contents specified in corresponding technical regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Methods of inspection: inspection of records and documents and interview with relevant subjects; inspection of the scene and sampling according to regulations.

2. Contents and methods of supervision of the establishments that have been issued with veterinary hygiene certificate

a) Contents of supervision shall comply with regulations at Point a, Clause 1 of this Article (except for requirement for the location). The contents and results shall be stated in the record according to Form 07, Appendix II issued together with this Circular;

b) Methods of supervision shall comply with Point b, Clause 1 of this Article. The testing samples shall be taken in case it is suspected that the establishment does not meet requirements for veterinary hygiene.

3. Frequency of supervision: every 18 months Regarding establishments that produce and trade in animal products for export, carry out supervision as requested by/at the request of the importing country.

4. With regard to natural disaster or disease prescribed by law: adopt the online assessment method if the manufacturing and business establishment or agency conducting assessment or issuing veterinary hygiene certificate meet requirements for resources and technical equipment (computer, internet connection, software application, audio and video recorders); suspend periodic supervision activities for up to 06 months; or temporarily extend veterinary hygiene certificate by up to 06 months by considering the adequacy and validity of application without conducting a site assessment. Every organizations and individuals carrying out production and business activities shall be responsible to the law for the accuracy of information, documents, images and applications that are provided for the assessment agency. The direct assessment will be carried out after the local agency controls the natural disaster or disease according to the provisions of law; the veterinary hygiene certificate shall be immediately revoked if the organization or individual commits any violation and they shall incur penalties as prescribed by law.”

12.  Article 39 shall be amended as follows:

“Article 39. Inspection of fulfillment of requirements for veterinary hygiene applicable to animals and animal products and animal feeds

1. Animals

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Methods of inspection: inspection of documents, clinic inspection and sample collection (if any). (in case the animal has abnormal symptoms or it is suspected that the animal does not meet requirements for veterinary hygiene).

2. Animal products and animal feeds (hereinafter referred to as “products”)

a) Content of inspection: the fulfillment of requirements pertaining to microorganisms, chemistry and physics according to current Vietnamese laws (applicable to products for domestic consumption); laws of the importing country (applicable to products for export);

b) Methods of inspection: sensory evaluation, sample collection (if any) (in case it is suspected that the products fail to meet requirements for veterinary hygiene).

3. Vehicles for transportation of animals and animal products; containers for animal products:

a) Content of inspection: pasteurization, disinfection and compliance with regulations in the technical regulation QCVN 01-100:2012/BNNPTNT on general requirements for veterinary hygiene for equipment and vehicles used for transport of animals, animal’s fresh and primary processing products;

b) Methods of inspection: sensory evaluation, sample collection (in case it is suspected that the vehicles used for transport of animals, animal products, containers for animal products fail to meet requirements for veterinary hygiene).

4. Inspection process

a) The veterinary hygiene inspection of animals, animal products, animal feeds and transport vehicles shall be associated with the site inspection of veterinary hygiene specified in point d section 2 of Annex I enclosed with this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. The analysis of samples that are collected as prescribed in point b clause 1, point b clause 2 and point b clause 3 of this Article shall be conducted by laboratories that have certificate of registration of testing according to regulations.”

13.  Article 40 shall be amended as follows:

“Article 40. Veterinary hygiene and food safety supervision of animals and animal products used as food

1. Subjects of supervision:

a) Animals subject to slaughter;

b) Meat and meat products at slaughterhouses and business establishments;

c) Fresh milk, bee’s honey, salanganes nest at raising, collecting, preparing, processing, storing and trading establishments;

d) Imported animal products used as food;

dd) Other animal products used as food, on request.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Plan for and content of supervision of animal products for import and export: Every year, the Department of Animal Health shall preside over formulating supervision plan and contents, submit them to the Ministry of Agriculture and Rural development for and provision of funding for implementation thereof; report the results of supervision and analysis of samples and the implementation plan in the next year to the Ministry of Agriculture and Rural Development; issue written notification to the competent authorities of the importing country of animal products upon request; issue a written notification to the competent veterinary authority of the exporting country, request investigation of the cause and corrective actions and send a report to the Department of Animal Health if the supervised sample fails to ensure food safety according to regulations of Vietnam;

b) Plans and contents of supervision of animal products that serve domestic consumption: Every year, the provincial veterinary authorities shall make the plans and contents of supervision and submit to the competent authorities under the provincial People’s Committees for approval for such plans and contents and provision of the funding for the implementation thereof. The provincial veterinary authorities shall cooperate with relevant units in implementation of the approved plans;

c) Collection of samples and funding for the analysis of such samples: The Department of Animal Health shall collect samples that serve the examination pertaining to microbiological contamination and analysis of toxic residues in animal products according to the plans which have been approved and funded by the Ministry of Agriculture and Rural development;

The provincial veterinary authorities shall collect samples that serve the examination pertaining to microbiological contamination and analysis of toxic residues in animal products according to the plans which have been approved and funded by the provincial People’s Committees;

If the establishments in the approved plan for supervision have the supervision samples that fail to meet the requirements under applicable regulations or the establishments voluntarily apply for supervision or carry out supervision at the request of the importing country, the owner shall pay the costs of analysis of the samples.

d) The inspection and supervision of bee’s honey shall comply with the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development on inspection and supervision of veterinary hygiene and food safety for bee’s honey.

3. Veterinary hygiene and food safety supervision shall be carried out as follows:

a) The veterinary hygiene and food safety supervision of animals, animal products used as the imported food shall be carried out together with the quarantine;

b) The veterinary hygiene and food safety supervision of animals, animal products used as the exported food, transported out of a province shall be carried out together with the site supervision of veterinary hygiene specified in Clause 2 Article 38 of this Circular.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 “dd) The veterinary staff who is assigned by the competent authority to inspect veterinary hygiene in slaughterhouses and control animal slaughter according to regulations of this Circular shall be trained in veterinary or animal husbandry at intermediate level or higher; trained and issued with certificate of technical training in control of animal slaughter.”

15. A number of points of Section 2 of Appendix I shall be amended as follows:

a) Point a shall be amended as follows:

“a) Animals subject to slaughter.”

b) Point b shall be amended as follows:

“b) Animal products

- Meat, organs, offal, fresh or simply prepared meat products at slaughterhouses, preparing, processing, storing and trading establishments

- Fresh eggs, salted eggs and products that are simply prepared, processed from eggs at raising, preparing, processing, storing and trading establishments

- Fresh milk at raising, collecting, preparing, processing, storing and trading establishments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Salanganes nest at raising, collecting, preparing, processing, storing and trading establishments;

- Animal feeds (according to request of importing country)”.

c) Point d shall be amended as follows:

“d) Hatching establishments; concentrated animal slaughterhouses; establishments for isolation and quarantine of animals and animal products; establishments that process, preliminary process animals and animal products for trade; warehouse for preservation of animal products; markets that trade animals, small markets that trade animals, animal collection establishments; establishments that trade animal and animal products; facilities that test and diagnose animal diseases; animal surgery facilities; establishments that produce animal feeds and other animal products without using as food (at the request of the importing country)”.

16. Form 01, Form 02 and Form 06 in Appendix II shall be amended; Form 07 shall be added after Form 06 in Appendix II according to the form in the Appendix issued together with this Circular as follows:

17. Section 2 of Appendix VI shall be amended as follows:

a) The phrase “bệnh Viêm da nổi cục (LSD) (Lumpy Skin Disease)” shall be added after “bệnh lở mồm long móng (FMD) (foot-and-mouth disease)” in Point b;

b) Point i shall be added after Point h as follows: “i) Bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) (“i) African Swine Fever)

Destroy all carcasses and organs of pigs that are infected and cross-contaminated throughout the process of slaughter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The cleaning, pasteurization and disinfection of the slaughterhouse shall be carried out before its resumption

Article 2. Replacement and removal of some phrases, points, Appendix of Circular No. 09/2016/TT-BNNPTNT dated June 01, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development on animal slaughter control and veterinary hygiene inspection

1. Remove the phrase “trang phục bảo hộ trong lúc làm việc (protective clothing)” from Clause 2. Remove the phrase "sạch (clean)” from point c Clause 3 Article 5.

2. Replace the phrase “đường kính của biểu tượng là 14-15 mm (logo of animal quarantine whose diameter is 14-15 mm)” with the phrase “đường kính của biểu tượng là 10,5-13mm (an “animal quarantine” logo whose diameter is 10,5-13mm)" at point c Clause 1 Article 28.

3. Replace the phrase “Sử dụng Tem vệ sinh thú y đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín như sau:(Regarding tightly packaged carcasses or animal products:)” with the phrase “Tem vệ sinh thú y chỉ được sử dụng đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín, cụ thể như sau: (Veterinary hygiene stamps intended for packaged carcasses or animal products:) ” at Clause 1 Article 30

4. a) Remove the phrase “tiêu thụ nội địa (domestic consumption)” from Clause 6 Article 31

5. Replace the phrase “Cơ quan Thú y vùng II (the veterinary authority of II area)” with the phrase “Chi cục Thú y vùng II (Regional Sub-Department of Animal Health II)” at point b Clause 1 Article 35.

6. Annul point c, Section 2, Appendix I.

7. Annul Appendix VII.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Any veterinary hygiene certificate issued before the effective date of this Circular may be used until its expiry date.

2. Any veterinary hygiene stamps intended for establishments whose business operation involves export, a combination of export and domestic sale that have been printed before the effective date of this Circular may be used until December 31, 2023.

3. Any slaughter control stamps that are unconformable to regulations in this Circular may be used until December 31, 2023.

Article 4: Entry into force

1. This Circular comes into force as of October 30, 2022.

2. Director of Department of Animal Health, the relevant organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Circular.

Any difficulty or problem that arises during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development (via the Department of Animal Health) for consideration and amendments.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/09/2022 sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.437

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.214.139
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!