Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 960-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 24/12/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 960-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM 1996 – 2000 PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc là huy động cho được nguồn lực của địa phương, của mọi thành phần kinh tế trong nước, ngoài nước, cùng sự hỗ trợ và đầu tư của Nhà nước để phát triền kinh tế - xã hội nhằm khai thác cho được mọi lợi thế về tiềm năng đất đai, khí hậu, rừng và khoáng sản v.v... của các tỉnh miền núi phía Bắc, từng bước cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc, giữ vững cân bằng sinh thái môi trường cho vùng và hạ lưu đồng bằng Bắc Bộ, tăng cường vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.

Điều 2. Định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 về phát triển kinh tế - xã hội miền núi phía Bắc trước hết là phát triển cơ sở hạ tầng trong đó: tập trung quy hoạch và huy động cho được mọi nguồn lực để xây dựng đường giao thông là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của các tỉnh miền núi trong thời kỳ 1996 - 2000.

Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phải được đi trước một bước làm cơ sở cho việc quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội khác, bố trí sắp xếp lại dân cư, định canh, định cư, xây dựng các trung tâm kinh tế, dịch vụ, văn hoá - xã hội, trung tâm xã, cụm xã, các chợ, chợ phiên v..v... tạo điều kiện thúc đẩy và bảo đảm cho các ngành kinh tế - xã hội miền núi phát triền và an ninh quốc phòng.

1. Phương hướng phát triển giao thông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đến năm 2000 và chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo sau năm 2000 là:

a) Phải quy hoạch lại hệ thống giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không trong đó đường bộ là trọng tâm chủ yếu, bảo đảm có đường giao thông thông suốt cả bốn màu (nhất là mùa mưa) phục vụ cho các vùng dân cư tập trung, các vùng kinh tế, các trung tâm văn hoá - xã hội, các huyện và trung tâm cụm xã, các tuyến vành đai biên giới, liên tỉnh và các trục đường giao thông nối với các tỉnh đồng bằng trung du Bắc bộ và thủ đô Hà Nội.

Giao Bộ giao thông Vận tải chủ trì cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh miền núi lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đường bộ đến trung tâm các huyện trình Thủ tướng Chính phủ duyệt trong tháng 6 năm 1997.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông từ huyện đến các trung tâm cụm xã, xã trong quý I năm 1997 để sớm triển khai.

b) Đối với các tuyến đường giao thông do Trung ương đầu tư và quản lý, Bộ Giao thông Vận tải cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn thứ tự ưu tiên từ nay đến năm 2000 theo hướng: bố trí hợp lý và ưu tiến có trọng điểm trong kế hoạch Ngân sách hàng năm và từ nguồn vốn ODA để dầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trục đường quốc lộ, liên tỉnh lộ, tỉnh lộ và các trục đường quan trọng, cấp bách cho phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh trong vùng.

c) Từ này đến năm 2000 các tỉnh phải ưu tiên nguồn vốn Ngân sách địa phương và vốn hỗ trợ của Trung ương để xây dựng, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường từ trung tâm tỉnh đến trung tâm các huyện và từ huyện đến các vùng kinh tế, các trung tâm cụm xã trọng điểm và tuyến vành đai biên giới. Phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các huyện, xã có kế hoạch cụ thể tạo cho được thành phong trào quần chúng làm đường giao thông vì lợi ích kinh tế và phục vụ dân sinh của chính huyện mình, xã mình.

2. Việc xây dựng đường giao thông ở các tỉnh miền núi từ nay đến năm 2000 phải huy động mọi nguồn lực của nhân dân và địa phương là chủ yếu, có sự hỗ trợ của Nhà nước và tranh thủ sự hợp tác đầu tư của nước ngoài cụ thể là:

a) Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần xây dựng phương án huy động cho được mọi nguồn lực trong dân (huy động mức đóng góp về tiền và lao động của mọi tầng lớp dân cư và mọi thành phần kinh tế) để làm đường, xin ý kiến cấp uỷ và trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định để thực hiện.

b) Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì cùng các Bộ giao thông vận tải tìm nguồn và cân đối kế hoạch đầu tư của Nhà nước (bao gồm cả nguồn vốn ODA, vốn của các tổ chức quốc tế khác v.v...) để đưa vào kế hoạch hàng năm, ngay từ năm 1997 và đến năm 2000.

c) Bộ Lao động thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất phương án dành một phần thích đáng quỹ hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo cho phát triển giao thông để thanh toán công lao động bằng lương thực hoặc bằng tiền cho các hộ thuộc diện xoá đói giảm nghèo tham gia làm đường giao thông để vừa xoá đói, giảm nghèo, vừa tạo công ăn việc làm cho các hộ được trợ cấp.

d) Trên địa bàn tỉnh cần phối hợp lồng ghép một số chương trình quốc gia trên địa bản như chương trình 327, chương trình định canh định cư kinh tế mới, chương trình hỗ trợ một số vùng dân tộc đặc biệt khó khăn, chương trình có mục tiêu xây dựng trung tâm cụm xã, chương trình giải quyết việc làm v.v... phải dành một phần để làm đường giao thông như mục tiêu đã để ra, đồng thời phục vụ cho chính chương trình, dự án đó.

đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan sớm nghiên cứu phương án điều chỉnh các chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế cho miền núi để tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, huy động sức dân và hình thức trả công lao động tham gia làm đường giao thông, nhất là lao động chưa có việc làm, thiếu việc làm, lúc nông nhàn để tạo điều kiện cho đồng bào vừa có việc làm, vừa có thu nhập gón phần xoá đói giảm nghèo, chấm dứt tình trạng phá rừng, đốt nương làm rẫy.

e) Bộ Giao thông Vận tải chọn một số tuyến đường giao thông làm thử việc đầu tư BOT, hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức vốn ngân sách Nhà nước là 40%, vốn tín dụng của Ngân hàng là 30%, trái phiếu công trình và nguồn khác là 30%. Sau khi hoàn thành thu phí giao thông để hoàn vốn.

g) Khuyến khích và động viên các doanh nghiệp trong cả nước tự bỏ vốn đầu tư xây dựng phát triển giao thông, đặc biệt đối với địa bàn biên giới. Sau khi hoàn thành được thu phí giao thông để hoàn vốn. h) Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các địa phương nghiên cứu hình thành quỹ hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn miền núi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong năm 1997.

Điều 3. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

1. Về thuỷ lợi:

Đầu tư thuỷ lợi ở các tỉnh miền núi phía Bắc chủ yếu là đầu tư để tạo điều kiện cho ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp, trước hết là sản xuất lương thực, đồng thời là tạo điều kiện góp phần thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ và cải tạo môi trường.

Đến năm 2000, thuỷ lợi phải bảo đảm nước tưới cho 270.000 ha lúa mùa, 130.000 ha lúa xuân, 10.000 ha cây công nghiệp, cây ăn quả. Phát triển thuỷ lợi phải gắn với việc xây dựng hồ chứa nước, kết hợp với thuỷ điện nhỏ để cung cấp nước, điện cho đời sống và sản xuất ở những vùng thiếu nước, vùng sâu, vùng xa theo hướng:

- Nâng cấp tu bổ và kiên cố các công trình và cụm công trình đầu mối, hoàn chỉnh các hệ thống kênh mương, để phát huy cao nhất hiệu suất các công trình hiện có.

- Xây dựng một số công trình mới tại các khu vực sản xuất lương thực tập trung và có tiềm năng, kết hợp với việc cấp nước cho các cụm dân cư, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp.

- Tăng cường trồng cây rừng kết hợp với làm hồ chứa nước nhỏ, ruộng bậc thang nhằm bảo vệ tầng phủ, giảm lũ, giữ ẩm và tăng nguồn sinh thuỷ.

- Nghiên cứu xây dựng kè bảo vệ các đoạn sông biên giới, kiểm soát nguồn nước và theo dõi chất lượng nước vào lãnh thổ Việt Nam.

- Nhà nước đầu tư vốn Ngân sách cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối, địa phương huy động nhân dân đóng góp công lao động để xây dựng, tu bổ các hệ thống kênh mương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lựa chọn các công trình có tính cấp bách, gắn với phát triển giao thông, bố trí lại dân cư, định canh định cư và phát triển thuỷ điện nhỏ v.v... để ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2000, lập kế hoạch cụ thể để bố trí nguồn vốn hàng năm để triển khai ngay từ năm 1997.

2. Về cấp nước sinh hoạt:

- Mục tiêu đến năm 2000 phải bảo đảm 60% số dân được dùng nước sạch và sau năm 2000 toàn bộ số dân có đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh bằng những giải pháp hồ chứa nước, giếng khoan, đào giếng mới, mạch lộ, bể chứa nước mưa, bể lọc chậm, các hệ thống tự chảy kể cả biện pháp di chuyển dân từ nơi không có nguồn nước đến ven trục đường giao thông có nguồn nước.

Việc đầu tư giải quyết nước sinh hoạt ở các tỉnh miền núi trước hết phải khai thác, tận dụng được các nguồn nước từ các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, ưu tiên các nguồn vốn ODA, tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện và nguồn lực của nhân dân để thực hiện mục tiêu đề ra.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quy hoạch và phương án cụ thể chỉ đạo thức hiện chương trình này.

3. Về điện:

- Đến năm 2000 hoàn thành việc kéo lưới điện quốc gia đến các tỉnh lý, huyện lỵ, các trung tâm cụm xã để đạt được 60% số xã có điện. - Đối với số xã còn lại kết hợp với việc sắp xếp bố trí lại dân cư đến nơi có đường giao thông, có điện, phải nghiên cứu phát triển các dự án thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ và nguồn năng lượng khác để đồng bào vùng dân tộc và miền núi được dùng điện trong sản xuất và sinh hoạt.

- Việc xây dựng, cải tạo nguồn điện, lưới điện (cao, trung, hạ thế), để đưa điện về các cụm dân cư thì thực hiện theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm. Bộ Công nghiệp, Tổng công ty điện lực Việt Nam phải có kế hoạch và dự án cụ thể theo hướng:

+ Đối với nguồn điện và lưới điện cao thế: Nhà nước cân đối từ nguồn vốn Ngân sách, vốn ODA, vốn vay tín dụng của Nhà nước.

+ Đối với lưới điện trung thế do Ngân sách trung ương, Ngân sách địa phương đầu tư là 30% - 40%, vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi là 30%, số còn lại phát hành trái phiếu công trình và các nguồn khác.

+ Đối với lưới điện hạ thế khuyến khích, huy động mọi nguồn lực (vốn, công lao động) của nhân dân ở địa phương để xây dựng, đa dạng hoá các loại hình tổ chức trong việc xây dựng và quản lý lưới điện như: Ban quản lý điện, Hợp tác xã điện, Công ty điện tư nhân ... để đưa điện đến hộ gia đình và cụm dân cư.

- Gắn việc hình thành các cụm dân cư với việc xây dựng, cải tạo lưới điện đến cụm dân cư. Đối với các khu vực đồng bào dân tộc sống quá xa, thưa dân kết hợp với việc di chuyển đến nơi có làng, bản hoặc ven đường giao thông có điện với việc tìm nguồn tài trợ nhân đạo cho phát triển nguồn điện tại chỗ (thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ, điện gió, điện mặt trời...).

Điều 4. Quy hoạch và bố trí dân cư, định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo.

1. Quy hoạch và bố trí dân cư phải dựa vào quy hoạch phát triển hệ thống giao thông và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996 - 2000 của địa phương, đối với vùng biên giới phải kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng để hình thành, bố trí các cụm dân cư, các thị trấn, thị tứ, các Trung tâm cụm xã, các vùng kinh tế hàng hoá cho phù hợp.

- Đối với những nơi đã hình thành cụm dân cư, đã có đường giao thông, trường học, trạm xã thì tiếp tục hỗ trợ để ổn định lâu dài.

- Ở những nơi đồng bào còn đang sống rải rác, phân tán thì vận động đồng bào tự động di chuyển vào các làng, bản gần đường giao thông hoặc sẽ mở đường giao thông và vùng đã được quy hoạch có điều kiện phát triển sản xuất, nhất là dọc đường giao thông biên giới.

Trong năm 1997, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và các Bộ, ngành có liên quan tổng kết việc xây dựng các trung tâm cụm xã thí điểm để nhân ra diện rộng, đến năm 2000 hoàn thành được 500 Trung tâm cụm xã, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội ở tiểu vùng và làm cơ sở cho việc bố trí sắp xếp lại dân cư và định canh, định cư.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các tỉnh miền núi phải xác định số hộ còn du canh, du cư trên địa bản từng tỉnh, tổng kết công tác định canh định cư và kinh tế mới thời gian qua, để có giải pháp cụ thể có hiệu quả theo hướng:

Quy hoạch lại đất đai gắn liền với quy hoạch và phát triển giao thông, nguồn nước nhất là những vùng còn nhiều đất đai, vùng biên giới để định canh định cư trên địa bàn lập dự án kinh tế mới lấy điều chỉnh nội bộ và tại chỗ là chính.

3. Bố trí lại dân cư trở lại vùng biên giới phải gắn với nhiệm vụ an ninh quốc phòng, rà phá bom mìn và xây dựng cụm kinh tế - xã hội, cửa khẩu, Trung tâm cụm xã, tạo điều kiện cho các xã biên giới sản xuất phát triển, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

4. Đối với vùng quy hoạch xây dựng các công trình thuỷ điện Sơn La, ngay từ năm 1997 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thống nhất với Bộ Giao thông Vận tải phải quy hoạch vùng di dân lòng hồ, bố trí dân cư vào nơi quy hoạch, trước hết là đường giao thông và bảo đảm các điều kiện sản xuất, dân sinh để ổn định nơi cư trú và sinh hoạt lâu dài cho đồng bào.

5. Phấn đấu đến năm 2000 không còn du canh, du cư, giảm số hộ nghèo xuống dưới 30% đến hết năm 1998 cơ bản không còn đói đứt bữa, đói giáp hạt.

Bộ lao động Thương binh và xã hội cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương phải trên cơ sở điều tra phân loại các hộ nghèo, nguyên nhân nghèo đói, tạo điều kiện để các hộ tự vươn lên khắc phục khó khăn, sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập theo hướng:

- Đối với những hộ đói nghèo vì thiếu đất sản xuất phải đi phá rừng làm rẫy trồng lương thực, Uỷ ban nhân dân các cấp cần có ngay biện pháp để giao đất, khoán rừng cho hộ để các hộ có đất để sản xuất theo hướng nông lâm kết hợp, đồng thời hỗ trợ lương thực trong thời gian một vài năm đầu để các hộ có điều kiện tự sản xuất và ổn định đời sống.

- Đối với những hộ đói nghèo vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, Uỷ ban nhân dân các cấp cần tạo điều kiện giúp các hộ được vay vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo bằng các hình thức tổ chức vay vốn tự nguyên, tín chấp..., gắn việc vay vốn với hướng dẫn các biên pháp khuyến nông, khuyến lâm có hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải dành đủ nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn tiến tới tăng nguồn vốn dài hạn bảo đảm nhu cầu vay vốn của nhân dân cho phát triển sản xuất và phục vụ đời sống.

- Đối với các hộ đói nghèo thuộc diện chính sách do không có sức lao động, Uỷ ban nhân dân các cấp cần có thống kế thật cụ thể đưa vào diện đối tượng trợ cấp xã hội hàng năm để có chính sách hỗ trợ lương thực cho các hộ này.

Điều 5. Phát triển sản xuất.

1. Lâm nghiệp:

- Bảo vệ và phát triển vốn rừng, nâng cao độ che phủ toàn vùng từ 20% hiện nay lên 30% vào năm 2000 và 50% vào năm 2010. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với Bộ ngành có liên quan và các địa phương triển khai một số giải pháp chính sau:

- Nghiên cứu ngay phương án đóng cửa rừng trong một thời gian để bảo vệ và phát triển vốn rừng, theo hướng chỉ cho phép khai thác gỗ trụ mỏ, gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy với số lượng được Chính phủ cho phép và theo đúng quy trình, quy phạm quy định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong năm 1997.

- Sớm hoàn thành việc giao đất, giao và khoán rừng cho hộ gia đình, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ, để hộ thực sự là người chủ của rừng, yên tâm tự bỏ vốn, công sức để chăm sóc bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng mới và không chặt, đốt phá rừng, tạo thành phong trào quần chúng mọi nhà, mọi người tham gia chăm sóc, bảo vệ và trồng thêm rừng mới.

- Đối với rừng phòng hộ ngoài phần quy hoạch làm rừng đặc dụng, chuyển toàn bộ rừng tự nhiên hiện có làm rừng phòng hộ thì phải khoán đến hộ gia đình, đối với nơi thưa dân hoặc ít dân thì khoán cho cộng đồng bản, làng, xã hoặc tập thể cơ quan, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới theo quy hoạch và được trợ cấp kinh phí bảo vệ, trồng rừng mới một số năm, chủ rừng được khai thác cây kinh tế và sản phẩm khác của rừng theo quy định của Nhà nước, nhưng phải duy trì vốn rừng và bảo vệ chức năng phòng hộ của rừng.

- Đối với rừng đặc dụng, các Ban quản lý chịu trách nhiệm quản lý và phát triển rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Đối với rừng trồng là rừng sản xuất thì giao đất trống, đồi núi trọc, rừng nghèo kiệt cho các hộ để chủ động bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi và trồng mới, Nhà nước hỗ trợ giống để trồng rừng theo quy hoạch ở vùng cao (trên 800m), cho vay với lãi suất ưu đãi theo chu kỳ khai thác từng loại cây để trồng rừng ở vùng thấp.

Từ năm 1997 trở đi phát động cho được phong trào mỗi gia đình trồng thêm 1 đến 2 ha rừng trở lên (bao gồm rừng vườn, cây công nghiệp, cây ăn quả), để sớm đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Giao Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định và hướng dẫn cụ thể mức hỗ trợ và lãi suất cho vay ưu đãi cụ thể để các địa phương thực hiện các mục tiêu trên.

2. Nông nghiệp:

- Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương để lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp nhằm phát triền nền nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả, ổn định lâu dài phù hợp với cơ chế thị trường.

- Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu ở các tiểu vùng như: cây chè, cây cà phê, đậu tương, mía, cây có sợi, thuốc lá, chuối, nhãn, vải, hồng, quýt, mận v.v...

- Cùng với việc phát triển chăn nuôi gia đình về trâu bò, lợn, gia cầm cần phát triền chăn nuôi bò sữa tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), nuôi bò thịt chất lượng cao, ngựa, hươu, nai, ong v.v....

- Khuyến khích sản xuất lương thực ở nơi có điều kiện nhưng không được phá rừng và làm sói mòn đất.

+ Đối với diện tích lúa nước hiện có thì thâm canh, sử dụng các giống lúa lai có năng suất cao, giảm dần diện tích lúa nương trên đất dốc, chấm dứt tệ phá rừng làm lúa nương. Khuyến khích tập quán canh tác truyền thống của đồng bào dân tộc trồng lúa trên ruộng bậc thang với việc đầu tư thâm canh chống sói mòn và bảo vệ đất.

+ Mở rộng giống ngô lai có năng suất cao, khuyến khích trồng khoai tây vụ đông và vụ xuân ở những tiểu vùng có đất đai khí hậu thích hợp.

3. Để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng trên đây cần phải tiếp tục tăng cường hệ thống tổ chức khuyến nông, khuyến lâm từ tỉnh đến các bản làng, khuyến khích phát triển các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm tự nguyện, khuyến nông của các tổ chức doanh nghiệp Nhà nước, đa dạng hoá các hình thức khuyến nông, khuyến lâm phù hợp với trình độ và tập quán của từng vùng, từng dân tộc.

Từ 1997 trở đi công tác khuyến nông, khuyến lâm phải được xác định là một trong những nhiệm vụ của chương trình công tác và chỉ đạo trọng tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp, của các tổ chức đoàn thể quần chúng của các hội nghề nghiệp và của các doanh nghiệp Nhà nước, giúp đồng bào biết cách sản xuất, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.

4. Phát triển sản xuất công nghiệp trước hết nhằm phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá của vùng như: công cụ sản xuất nông lâm nghiệp. Hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ kết hợp từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu, trước mắt là công nghiệp chế biến đường, chè, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến rau quả, công nghiệp giấy v. v...

5. Phát triển thương mại, dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triền kinh tế hàng hoá, đặc biệt là chợ, chợ phiên, trung tâm thương mại dịch vụ, khu thương mại tự do biên giới, du lịch dân tộc miền núi, nhằm giúp cho đồng bào không chỉ trao đổi mua bán hàng hoá mà còn là nơi giao lưu văn hoá, tình cảm của họ, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn, bản làng văn minh, văn hoá.

Điều 6. Phát triển giáo dục, y tế, văn hoá.

1- Giáo dục: tập trung một số nội dung chủ yếu sau đây:

- Tập trung đầu tư xây dựng các trường lớp theo hướng trường ra trường, lớp ra lớp, trước hết là trường tiểu học để đến năm 2.000 đạt 100% số xã có trường tiểu học. Khuyến khích việc mở rộng các lớp nội trú, bán trú đối với những nơi dân sống phân tán theo phương thức bán công "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Đối với những nơi chưa có điều kiện xây dựng kiến cố thì tận dụng nguyên liệu tại chố như gỗ, tre, nữa, lá gồi để xây dựng nhưng phải khang trang, gọn đẹp ấm về mùa đông, mát về mùa hè và nhất thiết mỗi trường học phải có sân chơi, cây xanh tạo cảnh quan môi trường.

- Mở rộng mô hình các trường dân tộc nội trú ở tỉnh, huyện để đào tạo cán bộ từ con em đồng bào dân tộc đáp ứng được yêu cầu phục vụ trước mắt và lâu dài ở địa phương. Đổi mới nội dung đào tạo gắn việc học văn hoá với dạy nghề cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội miền núi.

- Bộ giáo dục và Đào tạo nghiên cứu mô hình trường đại học kết hợp với các trường trung cấp dạy nghề theo hướng đa ngành để đào tạo cán bộ có trình độ đáp ứng yêu cầu tại chỗ cho vùng.

2. Về y tế:

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao chất lượng phòng bệnh chữa bệnh của các cơ sở y tế huyện, Trung tâm cụm xã, cung cấp đủ muôi i ốt cho mọi người dân để giảm bệnh bướu cổ xuống dưới 20% khống chế sốt rét, thanh toán bệnh phong, thực hiện rộng rãi kế hoạch hoá gia đình.

3. Truyền thanh, truyền hình là lĩnh vực có thể thực hiện sớm nhất để thu hẹp khoảng cách miền núi và các vùng khác trong cả nước.

- Ưu tiên chương trình phủ sóng truyền thanh, truyền hình, thực hiện trước ở vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, lựa chọn thiết bị phù hợp xây dựng các trạm phát hình, phát thanh có hiệu quả, phục vụ thiết thực cho đồng bào ở các tiểu vùng, trung tâm cụm xã, các tụ điểm dân cư.

- Đài phát thanh, phát hình Trung ương và địa phương, cần tăng thời lượng phát bằng tiếng dân tộc về những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

4. Khuyến khích việc phục hồi các lễ hội truyền thống mang tính bản sắc dân tộc, các hình thức giao lưu văn hoá như chợ phiên, tết cổ truyền, hội hè ... nhưng phải chống các hủ tục lạc hậu và mê tín di đoan, các tệ nạn xã hội, nhất là việc chuyển hướng sản xuất thay thế cây thuốc phiện để bài trừ tệ nạn nghiện hút trong đồng bào, nhằm xây dựng bản, làng văn minh, văn hoá và mang tính bản sắc dân tộc.

Điều 7. Tổ chức thực hiện:

1. Các bộ, ngành căn cứ vào chức năng và quyền hạn của mình chủ trì cùng các tỉnh miền núi phía Bắc, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án thuộc phạm vi chỉ đạo của Bộ, ngành mình theo mục tiêu, nội dung và chương trình của Quyết định này.

Trên cơ sở các chương trình, dự án đã và sẽ được phê duyệt từ nay đến năm 2000, trước mắt cần có kế hoạch thật cụ thể hàng năm và bắt đầu từ năm 1997, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện có kết quả chương trình, dự án đã đề ra.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp ở các tỉnh miền núi phía Bắc phải xác định các nội dung trong Quyết định này là một nhiệm vụ chủ yếu của cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

3. Thành lập Ban chỉ đạo Phát triển miền núi phía Bắc thời kỳ 1996 - 2000 do đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm Trưởng Ban. Uỷ ban Dân tộc và miền núi, Bộ Giao thông Vận tải làm Phó Ban thường trực, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số Bộ ngành có liên quan tham gia.

Điều 8. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành; các quy định tại Quyết định 72/HĐBT ngày 23 tháng 3 năm 1990 và các văn bản có liên quan không trái với Quyết định này vẫn có hiệu lực thi hành.

Các tỉnh miền núi ở duyên hải miền Trung cũng được vận dụng thực hiện theo quy định của Quyết định này.

Điều 9. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------

No. 960/TTg

Hanoi ,December 24, 1996

 

DECISION

ON THE LONG-TERM ORIENTATIONS AND THE 1996-2000 FIVE-YEAR PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN THE NORTHERN MOUNTAINOUS PROVINCES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposals of the Minister of Agriculture and Rural Development, the Minister of Communications and Transport, the Minister of Planning and Investment, the Minister of Finance and the Minister-Chairman of the Commission on Ethnic Affairs and Mountainous Areas,

DECIDES:

Article 1.- Socio-economic development in the Northern mountainous provinces aims to mobilize all local resources and resources of all economic sectors inside and outside the country as well as the State’s support and investment for socio-economic development with a view to exploiting all advantages in land and climate, in forest and mineral potentials... of the Northern mountainous provinces; to improve step by step the living standards of the ethnic minorities; to maintain the ecological and environmental balance in the region and the downstream areas of the Red River delta, and to enhance the strategic security and defense position of such provinces to firmly defend the border of the country.

Article 2.- The long-term orientations and the 1996-2000 five-year plan for socio-economic development in the Northern mountainous provinces aim first of all to develop the infrastructure, in which the planning and mobilization of all resources for building road systems is the central and foremost task of the mountainous provinces in the 1996-2000 period.

The development of communications infrastructure must be carried out one step ahead to serve as basis for the planning and construction of other technical and social infrastructures for the re-distribution of the population, sedentarization and construction of economic, service and socio-cultural centers, centers of communes, clusters of communes, markets and fairs... thus promoting and ensuring socio-economic development, security and defense in the mountainous areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To replan the communications system, including roads, railways, waterways and airways, with roads as the focus, to ensure smooth communication and transport in all the four seasons (especially the rainy season) in service of the population centers, economic zones, socio-cultural centers, districts and centers of commune clusters, areas adjacent to the border, interprovincial routes and communication axes linking with the Northern mid-land and delta provinces and Hanoi capital.

- The Ministry of Communications and Transport shall assume the main responsibility and coordinate with the People’s Committees of the mountainous provinces in drawing up the general planning and plans for the development of roads to district centers, then submit them to the Prime Minister for ratification in June 1997.

The Peoples Committees of the provinces shall ratify the general planning and plans for the development of communications links from districts to the centers of commune clusters and communes in the first quarter of 1997 for early deployment.

b/ With regard to communications lines invested and managed by the Central Government, the Ministry of Communications and Transport and the Ministry of Planning and Investment shall decide the order of priority from now to the year 2000 along the direction of rational arrangement and priority of allocation of capital from the annual budget plan and ODA sources for investment in the construction, improvement and upgrading of highways, interprovincial roads, intraprovincial routes and important roads urgently needed for economic development and peoples life in the region.

c/ From now to the year 2000, the provinces shall have to give priority to the use of local budget capital sources and central support capital for the construction, improvement and upgrading of roads from provincial centers to district centers and from districts to economic zones, centers of commune clusters and areas adjacent to the border. It is necessary to direct the districts and communes in working out detailed plans for the creation of a mass movement to build roads for economic benefits and people’s life in those districts and communes.

2. For the construction of roads in the mountainous provinces from now to the year 2000 it is essential to mobilize every resource of the people and localities in addition to the States support and foreign investment cooperation. More concretely:

a/ The Peoples Committees of the provinces shall work out plans for the mobilization of all resources among the population (contribution of money and labor from all population strata and economic sectors) for the construction of roads, consult the Party Committees thereon and submit them to the provincial People’s Councils for decision and implementation.

b/ The Ministry of Planning and Investment shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport in seeking for capital sources (including capital from ODA sources and other international organizations...) to supplement the State investment and to be included in the annual plans right from 1997 till the year 2000.

c/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Communications and Transport in preparing a unified plan on deducting a reasonable part of the hunger-elimination and poverty-alleviation support fund for communications development, making payment in food or in cash to households targeted by the hunger-elimination and poverty alleviation program and participating in road construction so as to eliminate hunger and alleviate poverty on the one hand and to create jobs for the targeted households on the other.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ The Ministry of Planning and Investment shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the concerned ministries and branches in working out as soon as possible a plan to readjust the national programs on economic development in the mountainous areas so as to concentrate on the construction of communications infrastructure, to mobilize manpower and decide the form of payment to laborers participating in road construction, particularly unemployed or partially unemployed people in off-harvest time with a view to creating jobs and incomes for them, thus contributing to hunger elimination and poverty alleviation and stopping the slash-and-burn farming.

f/ The Ministry of Communications and Transport shall choose a number of roads to experiment with the BOT form of investment or the form of investment with 40% of State budget capital, 30% of bank credit capital and 30% of construction bonds and other sources. After the completion of projects, toll shall be collected to recover the capital.

g/ Domestic enterprises throughout the country are encouraged to invest their capital in road construction and development, especially in border areas. When the construction is completed, the enterprises shall be entitled to collect toll to recover their capital.

h/ The Ministry of Finance shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Planning and Investment and localities in considering the establishment of funds to support the rural and mountainous communications development to be submitted to the Prime Minister for ratification in 1997.

Article 3.- To continue investing in the construction of irrigation works, clean water and electricity supply projects in service of production and people’s life:

1. Regarding irrigation

Investment in irrigation in the Northern mountainous provinces aims mainly to create conditions for the stabilization and development of agricultural production, first of all food production and for the implementation of other socio-economic development programs such as programs on sedentarization, hunger elimination and poverty alleviation, environmental protection and improvement.

By the year 2000, the irrigation system shall have to ensure water supply for 270,000 hectares of the Winter rice crop, 130, 000 hectares of the Spring rice crop and 10,000 hectares of industrial and fruit trees. The development of irrigation must be associated with the construction of reservoirs and small-scale hydro-electric power plants to supply water and electricity for daily life and production in the water-shortage stricken areas, deep-lying and remote areas along the following directions:

- Upgrading, improving and consolidating projects and groups of key projects, perfecting the system of canals and ditches so as to make the fullest use of the existing projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Stepping up the afforestation in combination with the construction of small reservoirs and terraced fields to protect the cover layer, control floods, maintain humidity and increase water life.

- Working out the plan for the construction of embankments to protect border rivers, control water sources and quality of water running into Vietnamese territory.

- The State shall invest budget capital in the construction of main irrigation works while the localities shall mobilize people to contribute their labor to the construction and improvement of systems of canals and ditches.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall choose urgent projects associated with the development of communications, re-distribution of population, sedentarization and development of small-scale hydro-electric power plants for investment priority from now to the year 2000 and work out a detailed plan on annual capital allocation for implementation right from 1997.

2. Regarding the supply of daily life water

- By the year 2000, 60% of population must have access to clean water and after the year 2000 the entire population will have enough clean daily life water through different measures, such as building reservoirs, drilling or digging wells, opening ranges, building rain water tanks, slowly-filtering tanks and gravity systems, including the evacuation of people from places without water sources to places along road axes with water sources.

Investment in the water supply in the mountainous provinces must first of all tap and make full use of water sources from irrigation and hydro-electric works, give priority to the ODA capital sources, take advantage of the support from international, non-governmental and charity organizations and all sources from the population to achieve the set objectives.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in working out the general planning and detailed plans to direct this program.

3. Regarding electricity

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For the remaining communes, together with the re-distribution of population to areas with communications lines and electricity, the development of small-size and micro-size hydro-electric power projects and other energy sources must be studied so that people in areas of ethnic minorities and mountainous areas may use electricity for production and daily life.

- The construction, improvement of electricity generation sources, electricity network (high, medium or low-voltage transmission lines) to bring electricity to population clusters shall be conducted with investment from both the State and the people. The Ministry of Industry, the Vietnam Electricity Corporation shall have to draw up detailed plans and projects along the following directions:

+ With regard to high-tension electricity sources and grids: the State shall balance the investment from the sources of the State budget, ODA capital and State credit loans.

+ With regard to middle-tension electricity grids, the central and local budgets shall invest 30%-40%, the credit capital borrowed with preferential interest-rate shall be 30%, and the remainder shall come from the issue of construction bonds and other sources.

+ With regard to low-tension electricity grids, to mobilize all resources (capital and labor force) of the local population to build the electricity supply network and diversify forms of organizing the construction and management of electricity networks, such as: electricity managing boards, electricity cooperatives and private electricity companies... so as to bring electricity to family households and population clusters.

- To associate the formation of population clusters with the construction and improvement of electricity networks in those clusters. With regard to remote and sparsely-populated areas of ethnic minorities, to combine the evacuation of the population to new villages and hamlets or to places having electricity along communications lines with the search for humanitarian aid for the development of on-spot electricity sources (small-sized, micro-sized hydro-electricity, wind and solar electricity...)

Article 4.- Planning and distribution of population, sedenterization, hunger elimination and poverty alleviation.

1. The planning and distribution of population must be based on the general planning for development of communications system and the master plan for the local socio-economic development in the 1996-2000 period; in the border areas, economic development must be associated with security and defense so as to properly form population clusters, towns and townships, centers of commune clusters and areas of commodity economy.

- In the areas where population clusters have been set up and communications lines, schools and clinics have been built, continued support shall be given to ensure long-term stability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In 1997, the Ministry of Planning and Investment shall assume the main responsibility and coordinate with the Commission on Ethnic Affairs and Mountainous Areas in summing up the experimental construction of commune clusters in order to expand them so that by the year 2000, 500 such commune clusters shall have been set up, creating a motive force for socio-economic development in the subregion and serving as basis for the re-arrangement and re-distribution of population and for sedentarization.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall together with the mountainous provinces determine the number of nomadic households in each province and review the work of sedentarization and construction of new economic zones in the recent past to find concrete and efficacious solutions along the following directions:

Land replanning is associated with the planning and development of communications and water sources, especially in areas with much land still unused and border areas, for sedentarization in the localities, elaborating new economic projects mainly with local and on-spot readjustment.

3. The re-evacuation of population back to border areas must be associated with security and defense tasks, bomb and mine sweeping and destruction and the construction of socio-economic centers, bordergates, centers of commune clusters, thus creating conditions for the border communes to develop production, stabilize the peoples life and ensure security and defense.

4. With regard to areas planned for the construction of the Son La hydro-electric works, right from 1997 the Ministry of Agriculture and Rural Development shall reach agreement with the Ministry of Communications and Transport in planning the area for the evacuation of people from the affected zones, settle the people into the planned areas, ensuring first of all communication lines and working and living conditions for the people to stabilize their settlement and daily life.

5. To strive to abolish nomadic farming by the year 2000 and reduce the number of poor households to below 30% and to eliminate the daily hunger and between-crop hunger by the end of 1998.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs together with the Ministry of Agriculture and Rural Development and localities shall, on the basis of survey and classification of poor households and the determination of the causes of poverty, create conditions for households to overcome difficulties by themselves, conduct production activities efficiently and increase their incomes along the following directions:

- With regard to poverty-stricken households which due to the lack of land for production have to practice slash-and-burn farming, the People’s Committees of different levels shall have to immediately take measures to assign land and forests to them for production along the direction of combining agriculture with forestry, and at the same time support them with food for several years, so that such households can have conditions to conduct production and stabilize life by themselves.

- With regard to households struck with poverty due to the lack of capital and production experiences, the People’s Committees of different levels shall have to create favorable conditions for them to borrow capital from the Bank for the Poor through different forms such as group of voluntary borrowers, trust guarantees..., linking capital lending with guidance for effective agro-forestry promotion measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- With regard to poor households objects of entitlements policies but who lack labor force, the People’s Committees of different levels shall have to make a detailed list of such households for the grant of annual social allowances and work out a policy on food support for them.

Article 5.- Production development.

1. Forestry:

- To protect and develop forest resources, to raise the forest cover of 20% at present to 30% by the year 2000 and 50% by the year 2010. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall together with the concerned ministries, branches and localities apply a number of the following major measures:

- To immediately work out a plan to temporarily close forests for a period of time so as to protect and develop forest resources by allowing only the exploitation of material wood for pit-props and the paper industry at a level permitted by the Government and in accordance with the prescribed procedures and regulations, and then submit that plan to the Prime Minister for ratification in 1997.

- To early complete the assignment of land and forests to family households, grant certificates of long-term land use right to the households so that they become the real masters of the forests and feel reassured in investing capital and labor in protecting, improving, zoning and planting forests, not cutting trees or destroying them, thus creating a mass movement for trading, protecting and planting forests by every family and every people.

- With regard to the protection forests outside the area planned for special use, if they are formed on the basis of transforming the existing natural forests, they must be assigned to each household or to each village, hamlet, commune, collective, school or armed forces unit in sparsely-populated areas, for protection, zoning and planting according to the plan. Such units will be supplied with funds for the protection and planting of forests for a few years; the owners of forests shall be entitled to exploit trees of economic value and other forest products in accordance with the regulations of the State, but they must maintain the forest resources and the protection function of forests.

- With regard to special-use forests, the Managing Boards shall take responsibility for their management and development in accordance with the current regulations of the State.

- With regard to forests planted as production forests, the waste land, bare hills and exhausted forests shall be assigned to households for the protection, zoning, restoration and afforestation; the State shall provide saplings for forest planting in accordance with the general plan for high-land areas (more than 800m above sea level) and provide loans with preferential interest rates according to the cycle of each kind of trees for afforestation in low-lying areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To assign the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the State Bank of Vietnam to provide regulations and detailed guidance regarding the level of support and preferential lending interest rates for the localities to achieve the above-said objectives.

2. Agriculture:

- Depending on concrete conditions of each locality, to select a suitable structure of plants and animals to develop an effective and stable commodity agriculture in conformity with the market mechanism.

- To develop industrial and fruit trees suited to the soil and climate in subregions, such as: tea, coffee, soybean, sugar canes, fiber trees, tobacco, bananas, longan, litchi, persimmon, mandarin, plum, etc.

- Together with the development of family-based raising of cattle, pigs and poultry, the rearing of dairy cattle should be developed in Moc Chau (Son La) together with the rearing of cows for high-quality meat, horses, deer, bees, etc...

- To encourage food production in areas where conditions permit but to refrain from destroying forests and eroding land.

+ With regard to the existing wet rice area, intensive farming shall be practiced, using various kinds of hybrid high-yield rice seeds, gradually reducing the rice acreage on mountainous slopes, stopping the destruction of forests for the cultivation of hilly rice. To encourage the traditional practice of rice cultivation on terraced fields by the ethnic minorities as well as the investment in intensive farming, to fight against land erosion and soil protection.

+ To expand the area under hybrid high-yield maize, to encourage the cultivation of potatoes in the Winter and Spring crops in subregions with suitable soil and climate conditions.

3. In order to develop the agricultural and forestry production along the above-said directions, it is necessary to continue enhancing the system of agro- forestry promotion organizations from province to hamlet and village, to encourage the development of voluntary agro-forestry promotion organizations and agriculture promotion organizations of State enterprises, to diversify forms of agro-forestry promotion in conformity with the standards and customary practices of each area and ethnic group.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The development of industrial production must first of all aim at servicing the development of commodity economy of the area, such as tools for agro-forestry production. To set up small and medium size enterprises, combining production with processing, consumption with export, first of all the processing of sugar, tea, animal feeds, vegetable and fruits and paper industry...

5. To develop trade and services, aimed at boosting the development of the commodity economy, especially markets, fairs, trade and service centers, border free trade areas and mountainous tourist sites, so as to help people of ethnic minorities not only exchange, buy and sell commodities but also have conditions for cultural exchanges, contributing to the building of civilized and cultured rural areas, hamlets and villages.

Article 6.- Development of education, health care service and culture.

1. Education: To concentrate on the following major works:

- To concentrate investment on the construction of standardized schools and classes, first of all primary schools so that by the year 2000 100% of the communes have primary schools; to encourage the expansion of boarding and semi-boarding classes in semi-public form, invested by both the State and the people in sparsely-populated areas. In areas where there are no conditions for solid constructions, the locally available materials such as wood, bamboo and palm leaves shall be made full use of to ensure that such schools shall be well built, tidy and beautiful, which are warm in winter and cool in summer and which must essentially have playgrounds and trees to create a surrounding environmental landscape .

- To increase the number of boarding schools in provinces and districts to train cadres of ethnic minorities to meet the immediate and long-term demand of localities. To renew the contents of training by combining general education with vocational training in conformity with socio-economic conditions of the mountainous region.

- The Ministry of Education and Training shall study a model of cooperation between universities and intermediate vocational training schools along the multi-disciplinary direction so as to train qualified cadres to meet the demand of localities.

2. Regarding health care:

To enhance material and technical facilities and raise the quality of disease prevention and treatment of the medical establishments in districts, communes clusters and communes; to supply adequate iodized salt for people to reduce the number of goiter sufferers to 20%, control malaria, eliminate leprosy and widely practice family planning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To give priority to the program for radio and television broadcasting coverage, first of all in high-land and deep-lying areas and border areas. To select proper equipment for the efficient construction of radio and television stations in practical service of people in subregions, clusters of communes and population centers.

- The central and local radio and television stations shall have to increase the time of broadcasting in languages of ethnic minorities reports on the socio-economic development in the localities.

4. To encourage the restoration of traditional festivals and rituals bearing national traits and such forms of cultural exchanges as fairs, traditional Tet and festivals...; at the same time, it is necessary to combat old and backward customs and practices, superstition and social vices, especially to stop the cultivation of opium poppy in order to abolish drug addiction, thus building civilized and cultured villages and hamlets with clear national identity.

Article 7.- Organization of implementation:

1. The Ministries and branches shall, on the basis of their functions and jurisdiction, assume the main responsibility and coordinate with the Northern mountainous provinces in guiding the implementation of programs and projects coming under the scope of their direction in accordance with the objectives, contents and programs provided for in this Decision.

On the basis of programs and projects, which have been or shall be ratified from now to the year 2000, there must be in the immediate future annual detailed plans, starting right from 1997, on the organization of direction, inspection and promotion of the implementation of such programs and projects.

2. The People’s Committees of different levels of the Northern mountainous provinces shall have to consider the contents of this Decision a major task of the local Party Committees’ and Administrations’ leadership, direction and organization of implementation.

3. To set up a Steering Committee for the Development of Northern mountainous provinces in the 1996-2000 period with the Minister of Agriculture and Rural Development, as its Chairman; the Head of the Ethnic Affairs and Mountainous Areas Commission and the Minister of Communications and Transport as its standing deputy Chairmen; with the participation of the Ministry of Planning and Investment and a number of concerned ministries and branches.

Article 8.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decision shall also apply to mountainous provinces on the coast of Central Vietnam.

Article 9.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government and the Presidents of the People’s Committees of the northern mountainous provinces shall have to implement this Decision.

 

 

THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 60-TTg ngày 24/12/1996 về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.739

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.69.151
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!