Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1936/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Phạm Đình Cự
Ngày ban hành: 22/11/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1936/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 22 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÁC VÙNG CHĂN NUÔI VÀ CÁC KHU VỰC GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020;

Căn cứ Thông báo số 362/TB-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh về việc cho phép lập Quy hoạch các vùng chăn nuôi và các khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1556/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 tháng 2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch các vùng chăn nuôi và các khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2011 của UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch các vùng chăn nuôi và các khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Báo cáo số 380/BC- SKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2011),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch các vùng chăn nuôi và các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020, với các nội dung chính như sau:

I. TÊN QUY HOẠCH: Quy hoạch các vùng chăn nuôi và các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

II. CHỦ ĐẦU TƯ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quan điểm phát triển:

a) Phát huy các lợi thế để phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; đưa Phú Yên thành địa bàn chăn nuôi hàng hóa có sức cạnh tranh cao và bền vững, đặc biệt chú trọng phát triển đàn bò và lợn.

b) Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở và hộ gia đình di dời cơ sở chăn nuôi ở các khu vực cấm nuôi sang các vùng được phép chăn nuôi, chuyển phương thức chăn nuôi phân tán quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát tốt dịch bệnh.

c) Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các khu giết mổ gắn liền với các vùng chăn nuôi tập trung; hạn chế và cơ bản chấm dứt tình trạng giết mổ nhỏ lẻ tại nhà vào năm 2020; chú trọng đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, bảo quản và chế biến.

2. Quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung:

a) Mục tiêu quy hoạch:

* Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển chăn nuôi tập trung nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu, phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.

- Phát huy lợi thế của từng tiểu vùng, nguồn lực và kết quả, kinh nghiệm nuôi của từng trang trại, nhu cầu thực tế của thị trường, khuyến khích phát triển chăn nuôi đa dạng hóa các loại vật nuôi (gà, lợn, bò, dê,...).

- Chuyển đổi từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang nuôi trang trại tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc dưới tán rừng, phát triển kinh tế rừng.

- Nâng cao hiệu quả và giá trị sản xuất trong nội bộ ngành Nông nghiệp.

* Mục tiêu cụ thể:

- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 9-10% trong giai đoạn 2010-2020. Cụ thể, phấn đấu tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 23,2% hiện nay lên 28% vào năm 2015 và 32% vào năm 2020.

- Phát triển đàn gia súc, gia cầm với tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 5-6%.

- Tăng tỷ lệ chăn nuôi tập trung đàn lợn năm 2015 đạt 20% và năm 2020 đạt 50%; đàn bò năm 2015 đạt 20% và năm 2020 đạt 50%; đàn gia cầm năm 2015 đạt 40% và năm 2020 đạt 65%.

- Đảm bảo cung cấp nhu cầu thịt cho dân cư trong tỉnh với sản lượng giết mổ tập trung bình quân hàng ngày khoảng 1.500 gia súc và trên 30.000 gia cầm vào năm 2015; trên 2.000 gia súc và 70.000 gia cầm vào năm 2020.

b) Nội dung quy hoạch:

- Vùng được chăn nuôi phải cách xa nguồn cấp nước cho sinh hoạt, cách xa khu dân cư, cách xa quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, cách xa khu công nghiệp, khu du lịch theo quy định; có mặt bằng thuận lợi, không nằm trên địa hình đồi núi quá dốc; kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo khả năng cung cấp nước và xử lý môi trường.

- Quy hoạch 87 vùng chăn nuôi tập trung thuộc 60 xã trên địa bàn 09 huyện, thị xã Sông Cầu, thành phố Tuy Hòa. Tổng diện tích đất quy hoạch là 4.249 ha.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện tổ chức di dời các cơ sở chăn nuôi từ trong khu dân cư ra các vùng chăn nuôi tập trung.

(Chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm).

3. Quy hoạch xây dựng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung:

a) Mục tiêu quy hoạch:

- Việc quy hoạch hệ thống giết mổ phải gắn kết với vùng chăn nuôi tập trung và thị trường kinh doanh, thuận tiện trong việc vận chuyển và gần mạng lưới tiêu thụ.

- Tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo các quy định bắt buộc về vệ sinh thú y trong kinh doanh buôn bán, giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật.

- Đến năm 2015, mỗi huyện, thị xã, thành phố phải xây dựng ít nhất từ 01 đến 02 khu giết mổ tập trung, tiến tới xây dựng từ 2 đến 3 khu giết mổ bán công nghiệp và công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh vào năm 2020. Các cơ sở giết mổ hiện nay vẫn duy trì để phục vụ thị trường nhưng phải chấm dứt sau khi các điểm giết mổ tập trung đi vào hoạt động.

- Sản phẩm thịt được kiểm soát giết mổ trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường vào năm 2015 đạt từ 35 - 40%, năm 2020 đạt trên 65 - 70%.

- Tăng tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm 2015 lên 10% và đến năm 2020 đạt trên 30%.

b) Nội dung quy hoạch:

- Quy hoạch xây dựng 41 khu giết mổ tập trung trên địa bàn toàn tỉnh.

(Chi tiết theo Phụ lục 2 đính kèm).

- Các khu giết mổ tập trung phải được xây dựng biệt lập, cách xa trường học, trạm xá, khu du lịch, khu dân cư tập trung, xí nghiệp, nhà máy, cơ sở sử dụng hoặc bảo quản chất gây nhiễm bẩn, chất có mùi hôi, hóa chất độc hại, chất phóng xạ… trên 50m; có hàng rào và vành đai cách ly rộng trên 50m; có hệ thống vệ sinh, sát trùng và xử lý chất thải; có khu nuôi nhốt và dự trữ gia súc, gia cầm; có khu chế biến, kho bảo quản sản phẩm chăn nuôi và các phương tiện vận chuyển chuyên dùng nhằm đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng của khu vực.

4. Các giai đoạn thực hiện:

a) Từ năm 2011 đến năm 2015: Vận động di dời các hộ, cơ sở chăn nuôi nằm trong khu dân cư và trong phạm vi cấm chăn nuôi sang các vùng chăn nuôi tập trung. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng chăn nuôi tập trung trọng điểm. Triển khai các mô hình chăn nuôi tiên tiến, chăn nuôi kết hợp trồng trọt, các mô hình xử lý chất thải tại các vùng chăn nuôi tập trung. Tăng cường quản lý dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Giảm dần tình trạng giết mổ gia súc nhỏ lẻ tại nhà; hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, giết mổ.

b) Từ năm 2016 đến năm 2020: Từng bước thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa sản xuất chăn nuôi, khâu giết mổ, kiểm soát chặt chẽ vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và xử lý môi trường theo các tiêu chuẩn của khu vực.

5. Tổng vốn và hạng mục đầu tư:

- Vốn đầu tư phát triển và gia tăng năng lực sản xuất chăn nuôi của Phú Yên chủ yếu bởi các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong nước với hình thức đầu tư trực tiếp theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và được huy động từ nhiều nguồn:

- Vốn ngân sách: Tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trại giống, nâng cấp phòng chẩn đoán xét nghiệm, củng cố hệ thống thú y, mạng lưới gieo tinh nhân tạo, khuyến nông và hỗ trợ lãi suất vốn tín dụng mua bò giống, xây dựng đồng cỏ, làm chuồng trại,…

- Vốn tín dụng: Thông qua các chương trình (xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, các chương trình và dự án phát triển chăn nuôi,…) cho người chăn nuôi vay với lãi suất ưu đãi (hoặc hỗ trợ 100% lãi suất vay) để mua giống, trang thiết bị, xây dựng đồng cỏ, chuồng trại,…

- Vốn từ chính người chăn nuôi, doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn tự có của người chăn nuôi và các doanh nghiệp tích lũy từ các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt hoặc từ các hoạt động kinh tế khác.

- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển chăn nuôi và giết mổ, cụ thể như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Hạng mục

Tổng vốn (Tr.đ)

Phân kỳ đầu tư

Giai đoạn 2010-2015

Giai đoạn 2016-2020

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

NS

V.khác

NS

V.khác

1. Phát triển bò thịt

98.400

54.700

24.700

30.000

43.700

19.700

24.000

2. Sản xuất giống bò

63.000

30.000

15.000

15.000

33.000

15.000

18.000

2.1. Hòa Quang Bắc

30.000

15.000

15.000

 

15.000

15.000

 

2.2. Các trại tư nhân

33.000

15.000

 

15.000

18.000

 

18.000

3. Sản xuất giống lợn

95.000

45.000

15.000

30.000

50.000

20.000

30.000

3.1. Hòa Quang Bắc

35.000

15.000

15.000

 

20.000

20.000

 

3.2. Các trại tư nhân

60.000

30.000

 

30.000

30.000

 

30.000

4. Giết mổ, chế biến

35.400

25.400

10.400

15.000

10.000

10.000

 

4.1. Giết mổ tập trung

20.400

10.400

10.400

 

10.000

10.000

 

4.2. Giết mổ chế biến CN

15.000

15.000

 

15.000

 

 

 

5. Sản xuất thức ăn công nghiệp

20.000

20.000

 

20.000

 

 

 

6. Xây dựng cơ sở vật chất

3.700

2.500

2.500

 

1.200

1.200

 

6.1. Trạm thú y

3.200

2.000

2.000

 

1.200

1.200

 

6.2. Trạm kiểm dịch

500

500

500

 

 

 

 

7. Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng CNTT

143.400

63.000

63.000

 

80.400

80.400

 

Tổng

458.900

240.600

130.600

110.000

218.300

146.300

72.000

Tổng vốn đầu tư cho phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ tập trung đến năm 2020 ước tính khoảng 458.900 triệu đồng; trong đó: vốn ngân sách cấp khoảng 276.900 triệu đồng; vốn khác: 182.000 triệu đồng (bao gồm: Vốn nhân dân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vốn các tổ chức phi chính phủ,...).

Trong đó:

- Giai đoạn 2010-2015: 240.600 triệu đồng, gồm:

+ Vốn ngân sách cấp: 130.600 triệu đồng.

+ Vốn khác: 110.000 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020: 218.300 triệu đồng, gồm:

+ Vốn ngân sách cấp: 146.300 triệu đồng.

+ Vốn khác: 72.000 triệu đồng.

6. Các dự án ưu tiên đầu tư:

a) Dự án xây dựng chính sách để đột phá phát triển chăn nuôi gia súc.

b) Dự án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và kiểm soát thú y gia súc.

c) Chương trình gieo tinh nhân tạo cho đàn bò và quản lý gia súc.

d) Chương trình khuyến nông phát triển chăn nuôi gia súc. đ) Nhóm dự án ưu tiên có hỗ trợ từ ngân sách:

- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng chăn nuôi tập trung, khu giết mổ tập trung.

- Lập quy hoạch chi tiết các vùng chăn nuôi tập trung.

- Lập quy hoạch chi tiết các khu giết mổ tập trung. e) Nhóm dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư:

- Dự án giết mổ gia cầm sạch theo hướng công nghiệp công suất 200-500 con/giờ/nhà máy (từ 1-2 nhà máy).

- Dự án giết mổ gia súc công nghiệp quy mô từ 10.000-12.000 tấn thịt lợn móc hàm/năm, 1.000-1.200 tấn thịt bò/năm và lợn sữa quy mô 500.000 con/năm.

f) Dự án sản xuất thức ăn tổng hợp cho gia súc, gia cầm, công suất từ 60.000-80.000 tấn/năm.

7. Các giải pháp thực hiện:

a) Xây dựng và ban hành một số cơ chế chính sách: Chính sách về đất đai, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chính sách về vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và mua sắm vật tư trang thiết bị, chính sách thuế…

b) Phát triển thị trường:

- Tăng cường liên kết và hợp tác với các tỉnh trong khu vực để mở rộng và ổn định thị trường.

- Hiện đại hóa khâu chăn nuôi, giết mổ và kiểm soát chặt chẽ vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng của khu vực để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.

c) Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tập trung đổi mới công nghệ và trang thiết bị trong sản xuất, chọn và nhân giống, chuồng trại và cơ sở hạ tầng chăn nuôi, giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc - gia cầm và xử lý chất thải chăn nuôi.

d) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh: kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; tiêm phòng vắc xin; tổ chức quản lý và giám sát dịch bệnh từ cơ sở.

đ) Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, thông tin thị trường; tăng cường lực lượng cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y cơ sở và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất chăn nuôi.

e) Xử lý ô nhiễm môi trường: tăng cường các biện pháp quản lý để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Xử lý và sử dụng tốt các phụ phẩm và nguồn chất thải từ chăn nuôi, giết mổ.

g) Huy động vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư: tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư.

Đa dạng hóa các chính sách tạo vốn đầu tư, các chính sách ưu đãi thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vay vốn, bồi thường giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện dự án.

8. Tổ chức thực hiện:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành có liên quan công bố quy hoạch, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, các nhà đầu tư nhằm huy động các nguồn lực tham gia thực hiện các nội dung quy hoạch.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính: cân đối và bố trí vốn ngân sách hàng năm để triển khai các nội dung của Quy hoạch, ưu tiên đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng các vùng trọng điểm trong quy hoạch.

c) Sở Công Thương chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực thị trường và xúc tiến thương mại.

d) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương thực hiện các nội dung ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào sản xuất; tham mưu bố trí vốn khoa học để thực hiện các chương trình, đề tài, dự án có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường bố trí và bổ sung quy hoạch các vùng chăn nuôi và các khu vực giết mổ gia súc, gia cầm tập trung vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, hướng dẫn thực hiện công tác xử lý và bảo vệ môi trường.

e) Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh chỉ đạo các Chi nhánh Ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng phát triển và các Quỹ tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cá nhân được tiếp cận và vay vốn tín dụng để xây dựng cơ sở và phát triển sản xuất.

g) UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã triển khai thực hiện, quản lý quy hoạch và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, các cá nhân đầu tư trên địa bàn địa phương quản lý.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Đình Cự

 

PHỤ LỤC 1

QUY HOẠCH VỊ TRÍ, ĐỊA ĐIỂM, DIỆN TÍCH CÁC VÙNG CHĂN NUÔI TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1936/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên)

TT

Huyện, thành phố, thị xã

Địa điểm

Diện tích (ha)

1

TP. Tuy Hòa

 

155

 

 

Thôn Cẩm Tú + Sơn Thọ + Thọ Vức - Hòa Kiến

80

 

 

Thôn Thượng Phú - Bình Kiến

15

 

 

Thôn Phú Liên + Phú Lương - An Phú

60

2

H. Đồng Xuân

 

929

 

 

Khu nhà Ngài thôn Phú Hội - Xuân Phước

30

 

 

Khu Rộc Nhựt - Long Thăng - La Hai

199

 

 

Khu phố Long Hà - La Hai

5

 

 

Khu Lỗ Vàng thôn Long Thạch - Xuân Long

100

 

 

Thôn Xí Thoại - Xuân Lãnh

10

 

 

Thôn Da Dù - Xuân Lãnh

40

 

 

Khu bằng Hòn Mối thôn Phú Tâm - Xuân Quang 1

100

 

 

Khu bằng cây Trôi, thôn Suối Cối - Xuân Quang 1

100

 

 

Khu bằng Đồng Hội, thôn Đồng Hội – Xuân Quang 1

100

 

 

Thôn Kỳ Lộ - Xuân Quang 1

20

 

 

Bằng Bồ Bồ thôn Kỳ Đu - Xuân Quang 2

70

 

 

Hốc Tre thôn Thạnh Đức - Xuân Quang 3

10

 

 

Bầu Năng + đồng Lỗ Tây thôn Tân Vinh – Xuân Sơn Nam

20

 

 

Gò Cây Me thôn Tân Vinh - Xuân Sơn Nam

10

 

 

Nốc Nhi thôn Tân Bình - Xuân Sơn Bắc

15

 

 

Khu Xã Đổng thuộc thôn 1 và 2 - Đa Lộc

20

 

 

Khu Soi Lang + Hốc Sung thôn 3 - Đa Lộc

50

 

 

Khu Hố Hầm thôn 6 - Đa Lộc

30

3

TX. Sông Cầu

 

320

 

 

Khu Hậu Sơn thôn Bình Nông - Xuân Lâm

100

 

 

Phụng Lãnh thôn Thạch Khê - Xuân Lộc

100

 

 

Hảo Danh + Hảo Nghĩa - Xuân Thọ 2

100

 

 

Xã Xuân Hòa

5

 

 

Xã Xuân Phương

5

 

 

Xã Xuân Bình

10

4

H. Tuy An

 

330

 

 

Tiểu khu 248 thôn Phước Hậu + 247 thôn Tuy Dương - An Hiệp

80

 

 

Khu Trảng Lớn, vùng 13 - An Nghiệp

70

 

 

Tiểu khu 255 thôn Kim Sơn - An Thọ

50

 

 

Khu Dòng Thiên thôn Phong Thái - An Lĩnh

30

 

 

Vùng 3 + vùng 8 thôn Thái Long - An Lĩnh

70

 

 

Đồng Bồ Bồ và đồng Hàng thôn Long Bình – Chí Thạnh

30

5

H. Phú Hòa

 

900

 

 

Thôn Phong Hậu + Nhất Sơn - Hòa Hội

200

 

 

Thôn Định Thái - Hòa Định Đông

40

 

 

Khu Đồng Zin - TT. Phú Hòa

30

 

 

Thôn Đồng Mỹ + thôn Thạnh Lâm - Hòa Quang Bắc

110

 

 

Thôn Phú Sen Tây + Cẩm Thạch - Hòa Định Tây

420

 

 

Thôn Phú Thạnh - Hòa Quang Nam

100

6

H. Sơn Hòa

 

430

 

 

Khu phố Tịnh Sơn + Tây Hòa - Củng Sơn

20

 

 

Thôn Phú Sơn - Krông Pa

100

 

 

Thôn Phú Hữu - Suối Bạc

30

 

 

Thôn Tân Lương - Sơn Hội

60

 

 

Khu Kiều Kiều - Sơn Xuân

50

 

 

Thôn Nguyên Xuân - Sơn Nguyên

70

 

 

Buôn Ma Lăng + Ma Đao - Cà Lúi

50

 

 

Buôn Đá bàn + Gia Tru - Phước Tân

50

7

H. Sông Hinh

 

750

 

 

Thôn Suối Biều - Sơn Giang

150

 

 

Khu vực buôn Trinh Củ - Ea Trôl

300

 

 

Thôn Bình Giang - Đức Bình Đông

80

 

 

Buôn Bá - Ea Bá

80

 

 

Thôn Tân Bình - Ea Ly

70

 

 

Buôn Bai - Ea Lâm

70

8

H. Tây Hòa

 

345

 

 

Khu Bàu Sét - Hòa Thịnh

10

 

 

Khu Núi Lá - Hòa Mỹ Tây

15

 

 

Khu Đồng Quán + Lò Chay thôn Phú Phong – Hòa Đồng

15

 

 

Khu Bến Sách, Hóc Dừa + Hóc Me thôn Tân Định - Hòa Tân Tây

50

 

 

Ven sông Ba thôn Phước Thành Đông – Hòa Phong

10

 

 

Khu Thò Đo + Bình Minh thôn Lương Phước - Hòa Phú

50

 

 

Khu Bàu Cát + đồng Ông Toản - Hòa Phú

15

 

 

Thôn Lạc Điền + Mỹ Bình - Sơn Thành Đông

70

 

 

Thôn Đá Mài - Sơn Thành Tây

60

 

 

Gò Đu thôn Phước Thịnh - Hòa Bình 2

10

 

 

Khu Tây Mét thôn Nông Nghiệp - Hòa Bình 1

10

 

 

Đồng Mương Bơ thôn Lạc Chỉ - Hòa Mỹ Đông

30

9

H. Đông Hòa

 

90

 

 

Khu vườn Đào thôn Tân Đạo - Hòa Tân Đông

30

 

 

Rừng ven biển - Hòa Hiệp Bắc

30

 

 

Rừng ven biển - Hòa Hiệp Trung

5

 

 

Rừng ven biển - Hòa Hiệp Nam

5

 

 

Vùng bãi bồi dọc sông Ba - Hòa Thành

20

 

Tổng số toàn tỉnh có 87 vùng chăn nuôi tập trung thuộc 60 xã

4.249

 

PHỤ LỤC 2

QUY HOẠCH VỊ TRÍ, ĐỊA ĐIỂM, CÁC KHU GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1936/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên)

TT

Hạng mục

Địa điểm xây dựng các khu giết mổ tập trung

Số khu giết mổ

A

Giết mổ thủ công

 

20

1

TP. Tuy Hòa

Phường Phú Lâm; Mở rộng lò mổ gia súc thành phố (phía Bắc thành phố) phường 8

2

2

H. Đồng Xuân

Khu phố Long Thăng - La Hai; Phú Xuân B – Xuân Phước; thôn Lãnh Vân - Xuân Lãnh; khu Bằng Dẽ thôn Kỳ Lộ - Xuân Quang I; đội 7 thôn Phước Lộc - Xuân Quang 3

5

3

TX. Sông Cầu

Khu phố Lệ Uyên Đông - phường Xuân Yên; thôn Lộc Thọ - Xuân Lộc; thôn 3 - Xuân Hải; thôn Bình Thạnh - Xuân Bình; thôn Phương Lưu - Xuân Thọ 1

5

4

H. Tuy An

Khu phố Long Bình - Chí Thạnh; thôn 3 - An Ninh Tây; trại heo cũ thôn Phú Mỹ - An Dân; thôn Giai Sơn - An Mỹ; thôn Trung Lương 1 - An Nghiệp

5

5

H. Phú Hòa

Thôn Định Thắng - Phú Hòa; gò Đỗ thôn Phụng Tương I - Hòa Trị; gò Lớn thôn Vĩnh Phú - Hòa An; gò Găng thôn Cẩm Thạch - Hòa Định Tây

4

6

H. Sơn Hòa

Khu lò gạch khu phố Tây Hòa - Củng Sơn; thôn Phú Hữu - Suối Bạc; thôn Tân Hội - sơn Hội; thôn Vân Hòa - Sơn Long; buôn Kiến Thiết - Ea Cha Rang

5

7

H. Sông Hinh

Khu phố 3 - Hai Riêng; thôn Vạn Giang - Sơn Giang; thôn Tân Lập - Đức Bình Đông; thôn Đồng Phú - Đức Bình Tây; buôn Thứ - Ea Ba; thôn Tân Yên - Ea Ly; thôn Bình Sơn - Sông Hinh; buôn Ba - Ea Lâm

8

8

H. Tây Hòa

Ga Gò Mầm thôn Mỹ Lệ - Hòa Bình 2; Thôn Phú Thuận - Hòa Mỹ Đông; thôn Lạc Điền - Sơn Thành Đông; chợ Mỹ Thạnh Đông - Hòa Phong

4

9

H. Đông Hòa

Xã Hòa Hiệp Trung; Trại heo củ Thôn 4 - Hòa Vinh

2

B

Giết mổ chế biến công nghiệp

Bố trí trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Phú Hòa

1

C

Chế biến thức ăn gia súc (CS từ 60-80 nghìn tấn/nhà máy/năm)

Khu công nghiệp Hòa Hiệp thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên

1

 

Tổng số toàn tỉnh có 41 khu giết mổ; trong đó có 01 khu giết mổ công nghiệp

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1936/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 phê duyệt Quy hoạch vùng chăn nuôi và khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.583

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.62.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!