Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 19/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Trọng Hòa
Ngày ban hành: 19/03/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 19/2006/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 19 tháng 3 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyên ngư;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thuỷ sản tại văn bản số 536/STS-KH ngày 11/10/2005 và Giám đốc Sở Tài chính tại văn bản số 613/STC-HCSN ngày 08/3/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định Chính sách khuyến ngư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 4187/2001/QĐ-UB ngày 27/11/2001 của UBND tỉnh Khánh Hòa "Về việc ban hành Quy định chính sách khuyến ngư" và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Thuỷ sản, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học Công nghệ, Nông nghiệp và PTNT, Tư pháp, Nội vụ, Chủ tịch Liên minh HTX Khánh Hoà, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm khuyến ngư tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ tư pháp, Bộ Thuỷ sản;
- TT. HĐNĐ tỉnh, các Ban HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐB QH tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các ĐT cấp tỉnh;
- UBND tỉnh (CT và các PCT);
- LĐ văn phòng (Anh Quản);
- Lưu: VT và HP, HL.

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trọng Hòa

 

QUY ĐỊNH

CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGƯ
Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/2006/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2006 của UBND tỉnh Khánh Hoà

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng.

- Quy định này được thực hiện thống nhất trong các cơ quan khuyến ngư, các tổ chức kinh tế xã hội sử dụng kinh phí từ ngân sách trong tỉnh để hoạt động khuyến ngư, nhằm giúp ngư dân, nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi chung là ngư dân) phát triển các ngành nghề thuỷ sản.

- Hàng năm Sở Thuỷ sản, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tiến bộ kỹ thuật, yêu cầu của sản xuất và đời sống, nhu cầu của thị trường để xây dựng chương trình khuyến ngư phù hợp.

Điều 2. Nội dung công tác khuyến ngư.

1. Thông tin tuyên truyền.

- Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh thủy sản.

- Hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, triển lãm, sách báo, phim ảnh...

2. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo.

- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực thuỷ sản.

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến ngư.

- Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước.

3. Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ.

- Xây dựng mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp nhu cầu của ngư dân.

- Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực thuỷ sản.

- Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các đề tài nghiên cứu khoa học và những mô hình trình diễn .

4. Tổ chức sản xuất thử nghiệm các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế.

5. Tư vấn và địch vụ.

Tư vấn hỗ trợ về khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất.

- Dịch vụ trong các lĩnh vực tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xét nghiệm bệnh tôm và môi trường nuôi thuỷ sản, cung ứng con giống, vật tư kỹ thuật... và các hoạt động có liên quan đến thuỷ sản theo quy định của pháp luật.

6. Hợp tác trong nước và quốc tế về khuyến ngư.

- Tham gia các hoạt động khuyến ngư trong các chương trình hợp tác trong nước và quốc tế.

- Trao đổi kình nghiệm khuyến ngư với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Chương II

HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NGƯ

Điều 3. Tổ chức khuyến ngư nhà nước.

- Ở tỉnh có Trung tâm Khuyến ngư thuộc Sở Thuỷ sản thực hiện chức năng khuyến ngư trên địa bàn tỉnh. Ở huyện, thị, thành phố: các phòng Kinh tế thực hiện chức năng khuyến ngư ở địa bàn, phân công và quản lý cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm làm công tác viên khuyến ngư của tỉnh.

- Chức năng nhiệm vụ cụ thể của Trung tâm Khuyến ngư được quy định cụ thể trong Quyết định thành lập số 1657/UB ngày 22/7/1993 của UBND tỉnh Khánh Hoà và theo Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư.

- Các tổ chức, cá nhân khác được tham gia công tác khuyến ngư theo chương trình phối hợp hoạt động hoặc hợp đồng ký kết giữa cơ quan khuyến ngư với tổ chức, cá nhân đó.

Điều 4. Tổ chức khuyến ngư cơ sở.

Tùy theo quy mô hoạt động thủy sản ở mỗi huyện thị, xã, thành phố để xác định số lượng cộng tác viên cơ sở, nhưng số lượng tối đa mỗi huyện, thành phố, thị xã không quá 05 (năm) người. Cán bộ khuyến ngư cơ sở làm việc theo chế độ hợp đồng, trực tiếp làm việc tại xã, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã và chịu sự lãnh đạo về chuyên môn của Trung tâm Khuyến ngư tỉnh thông qua Trạm Khuyến ngư huyện, thị xã, thành phố.

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền lợi của cán bộ khuyến ngư cơ sở.

Nhiệm vụ, quyền lợi của cán hộ khuyến ngư cơ sở được quy định cụ thể trong hợp đồng bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây :

1. Nhiệm vụ.

- Thu thập thông tin, số liệu về tiến độ sản xuất thuỷ sản, tình hình dịch bệnh, diễn biến môi trường... để báo cáo định kỳ về cơ quan khuyến ngư.

- Tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân sử dụng những biện pháp kỹ thuật nuôi trồng, khai thác, chế biến, cơ khí thuỷ sản; cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn phụ trách.

- Chọn, giới thiệu hộ ngư dân có đủ điều kiện để cơ quan khuyến ngư bố trí xây dựng mô hình trình diễn tiến bộ kỹ thuật ngư nghiệp, theo dõi, đánh giá diễn biến của mô hình theo hướng dẫn của cơ quan khuyến ngư.

- Sáng lập, vận động ngư dân xây dựng câu lạc bộ khuyến ngư, câu lạc bộ ngư dân sản xuất giỏi; duy trì sinh hoạt và tổ chức các hoạt động của các câu lạc bộ này trên địa bàn phụ trách.

2. Quyền lợi.

- Được cơ quan khuyến ngư cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật, huấn luyện kỹ năng khuyến ngư.

- Được hưởng thù lao lao động bằng mức lương tối thiểu của công chức nhà nước do tổ chức khuyến ngư ký hợp đồng chi trả từ nguồn vốn khuyến ngư.

- Được hưởng phụ cấp tự túc phương tiện đi lại 100.000đ/tháng (tương đương 10 lít xăng).

Điều 6. Câu lạc bộ khuyến ngư, câu lạc bộ ngư dân sản xuất giỏi.

- Xây dựng câu lạc bộ khuyến ngư hoặc câu lạc bộ ngư dân sản xuất giỏi ở các xã nghề cá trọng điểm. UBND xã quyết định công nhận và quản lý hoạt động của câu lạc bộ khuyến ngư trong địa bàn xã.

- Trung tâm Khuyến ngư là cơ quan chủ trì phối hợp với các tổ chức có liên quan để hướng dẫn xây dựng nội dung hoạt động của câu lạc bộ khuyến ngư.

- Kinh phí khuyến ngư nhà nước hỗ trợ không quá 100.000đ/tháng để mua tài liệu, xây dựng tủ sách khuyến ngư của câu lạc bộ khuyến ngư.

Chương III

CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ CHI PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NGƯ

Điều 7. Nguồn kinh phí khuyến ngư.

- Ngân sách do UBND tỉnh cấp theo dự toán ngân sách hàng năm được duyệt của địa phương.

- Thu từ thực hiện hợp đồng với tổ chức khuyến ngư Trung ương.

- Thu từ thực hiện hợp dụng dịch vụ khuyến ngư với người sản xuất.

Điều 8. Sử dụng kinh phí khuyến ngư.

Kinh phí khuyến ngư địa phương thuộc ngân sách nhà nước được sử dụng cho các mục đích sau:

1 . Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, thông tin tuyên truyền, in ấn tài liệu.

2. Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình công nghệ cao, chuyển giao kết quả khoa học công nghệ.

3. Mua bản quyền tác giả, mua công nghệ mới phù hợp, thuê chuyên gia trong hoạt động khuyến ngư.

4. Mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động khuyến ngư.

5.Tổ chức khảo sát, tham quan học tập, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.

6. Các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động khuyến ngư.

Điều 9. Đối với xây dựng mô hình trình diễn.

- Hàng năm cơ quan khuyến ngư căn cứ vào nhu cầu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, lực lượng cán bộ khuyến ngư, trình độ sản xuất của ngư dân ở từng vùng để xây dựng mô hình trình diễn có nội dung phù hợp.

- Đối tượng đầu tư xây dựng mô hình trình diễn là hộ ngư dân, kể cả những hộ làm kinh tế trang trại, hộ công nhân đang lao động trực tiếp tại các cơ sở sản xuất thủy sản.  

- Nội dung, quy mô, số lượng điểm mô hình trình diễn phải được xây dựng cụ thể cho từng chương trình khuyến ngư trong kế hoạch hàng năm.

1. Số lượng điểm trình diễn.

- Trên địa bàn 01 xã đầu tư không quá 01 điểm trình diễn cho 01 nội dung trình diễn trong một năm.

2. Quy mô trình diễn và kính phí hỗ trợ:

a/ Đối với nuôi trồng thủy sản:

- Quy mô:

+ Mô hình trình diễn nuôi thuỷ sản nước lợ không quá 5.000 m2/1 điểm.

+ Mô hình nuôi thủy sản ao nước ngọt đồng bằng, miền núi không quá: 5.000m2/1điểm.

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của ngư dân trong và ngoài tỉnh.

3/ Số lượng các lớp tập huấn đào tạo của cơ quan khuyến ngư được giao theo kế hoạch hàng năm.

4/ Chế độ chi phí cho đào tạo huấn luyện.

a/ Đối với hội nghị đầu bờ :

Hội nghị đầu bờ được tổ chức tại nơi xây dựng điểm trình diễn, nhằm báo cáo nội dung và kết quả trình diễn cho ngư dân học tập ứng dụng vào sản xuất

- Số lượng ngư dân tham dự không quá 50 người/ điểm trình diễn.

- Thời gian hội nghị không quá 01 ngày.

- Chi phí cho một hội nghị đầu bờ gồm :

+ Bồi dưỡng ngư dân: 10.000đ/người ;

+ Bồi dưỡng báo cáo viên, hướng dẫn viên: 30.000đ/người/buổi. Mỗi điểm trình diễn không quá 02 người;

+ Chi phí chuẩn bị hội trường, hiện trường, làm bảng biểu hướng dẫn, chụp ảnh, quay phim không quá 150.000đ/lớp;

+ Chi phí nước uống đại biểu: 3.000đ/người;

+ Trả công người phục vụ: 20.000đ/ngày;

b/ Đối với hội nghị tập huấn kỹ thuật, hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến ngư và ngư dân:

- Số lượng đại biểu tham dự không quá 50 người/1ớp.

- Thời gian hội nghị không quá 03 ngày/lớp.

- Chi phí cho hội nghị tập huấn kỹ thuật, hội thảo chuyên đề được thực hiện theo Quyết định số 72/QD-UB ngày 23/9/2005 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Riêng tiền ăn tổ chức tại huyện: 20.000đ/ngày/người, tổ chức tại tỉnh: 30.000đ/ngày/người.

+ Bồi dưỡng giảng viên là cán bộ đơn vị: 15.000đ/giờ

+ Bồi dưỡng giảng viên mời theo các chức danh: Kỹ sư: 20.000đ/giờ; Thạc sĩ: 30.000đ/giờ; Tiến sĩ: 50.000/giờ;

+ Thuê hội trường, in hoặc mua tài liệu, vật liệu, phương tiện đi lại chi phí theo thực tế;

+ Chi phí trang trí hội trường không quá 100.000đ;

+ Chi phí nước uống đại biểu: 3.000đ/người/ngày;

+ Trả công người phục vụ : 20.000đ/ngày.

c/ Đối với lớp huấn luyện kỹ thuật theo chu kỳ sản xuất thủy sản.

+ Mô hình trình diễn nuôi thuỷ sản lồng bè (kể cả lồng bè nuôi vùng rộng không quá 1.000m3 nước/1điểm).

+ Mô hình trình diễn nuôi nhuyễn thể không quá 10.000m2/1điểm.

- Kinh phí hỗ trợ bao gồm:

Điểm trình diễn giống mới, biện pháp kỹ thuật nuôi trồng thủy sản mới được đầu tư hỗ trợ:

+ Đối với đồng bằng:

- 40% tiền mua giống

- 20% tiền mua thức ăn.

+ Đối với miền núi, hải đảo:

- 60% tiền mua giống;

- 40% tiền mua thức ăn.

+ Đối với nuôi thủy sản lồng bè vùng nước sâu:

- 40% tiền mua giống.

- 20% tiền mua thức ăn.

b) Đối với khai thác, cơ khí thủy sản:

- Quy mô:

Trình diễn máy móc hàng hải, thông tin liên lạc, an toàn trên biển, trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm trên tàu sau khai thác và các nghề khai thác có hiệu quả... kinh phí hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/1điểm.

- Kinh phí hỗ trợ bao gồm:

- 40% giá trị trang thiết bị, máy móc công cụ mới;

- 20% giá trị ngư lưới cụ theo kỹ thuật khai thác mới ( nếu không thay đổi ngư lưới cụ thì không hỗ trợ mục này);

- 20% chi phí nhiên liệu cho 05 chuyến biển đầu tiên.

c/ Đối với chế biến thuỷ sản:

- Quy mô:

Điểm trình diễn khuyến khích ngư dân áp dụng quy trình sản xuất mới, sử dụng máy móc công cụ vào sản xuất trong thu hoạch, sơ chế bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch. Kinh phí hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/1điểm.

- Kinh phí hỗ trợ bao gồm:

- 40% giá trị thiết bì, công cụ theo quy trình chế biến.

- 20% vật tư để chế biến.

Điều 10. Đào tạo, huấn luyện.

1/ Đối tượng đào tạo huấn luyện khuyến ngư là cán bộ khuyến ngư nhà nước, cán bộ và cộng tác viên khuyến ngư cơ sở, nông dân, ngư dân.

2/ Chương trình đào tạo huấn luyện gồm:

- Tổ chức hội nghị đầu bờ để báo cáo kết quả điểm trình diễn.

- Tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật, chuyên môn, hội thảo chuyên đề.

- Tổ chức các lớp huấn luyện kỹ thuật theo chu kỳ sản xuất thuỷ sản.

Các lớp huấn luyện được tổ chức tại cơ sở, thực hiện đồng thời giữa học tập lý thuyết với thực hành.

- Đối tượng huấn luyện là ngư dân.

- Số lượng học viên không quá 30 người lớp.

- Thời gian huấn luyện, số ngày huấn luyện, nội dung huấn luyện đối với từng lĩnh vực do Sở Thuỷ sản quy định và hướng dẫn thực hiện.

- Chi phí cho một lớp huấn luyện bao gồm:

+ Bồi dưỡng học viên: 10.000đ/người/ngày;

+ Bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn viên: 20.000đ/người/ngày. Mỗi lớp không quá 03 người;

+ Công tác phí, phương tiện đi giảng dạy, kiểm tra, dự khai giảng, bế giảng của lãnh đạo, cán bộ cơ quan khuyến ngư được chi theo Quyết định số 72/QĐ-UB ngày 23/9/2005 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Tài liệu, vật liệu, văn phòng phẩm không quá: 500.000đ/lớp;

+ Chi phí thuê phòng học, cơ sở trạm trại, vật nuôi, máy móc thao giảng phục vụ huấn luyện không quá: 500.000/lớp;

+ Chi phí nước uống đại biểu: 3.000đ/người/ngày;

+ Trả công người phục vụ: 20.000đ/ngày;

+ Chi khai giảng, bế giảng lớp học không quá 200.000đ/lớp.

d) Đối với tham quan học tập kinh nghiệm khuyến ngư:

- Số lượng đại biểu tham dự:

+ Học tập ngoài tỉnh: Không quá 25 người cho đợt đi.

+ Học tập trong tỉnh: Không quá 40 người cho một đợt đi.

- Thời gian học tập:

+ Học tập ngoài tỉnh: Không quá 10 ngày cả đi và về.

+ Học tập trong tỉnh: Không quá 02 ngày.

- Chế độ công tác phí cho tham quan học tập thanh toán theo Quyết định số 72/QĐ-UB ngày 23/9/2005 của UBND tỉnh Khánh Hoà (áp dụng cho cả đối tượng ngư dân).

+ Chi phí mua, in sao tài liệu, quay phim, chụp ảnh tư liệu: 200.000đ/đợt đi;

+ Tiền xe thanh toán theo hợp đồng thuê phương tiện. Trường hợp đại biểu được mời đi học tập kinh nghiệm, nếu tự túc phương tiện đi lại thì được thanh toán tiền xe cho cự ly đường từ nơi ở đến nơi học tập với đơn giá 350đồng/km ở đồng bằng, 600 đồng/km ở miền núi.

Cán bộ khuyến ngư nhà nước được chọn cử đi cùng đoàn tham quan học tập đã được chi phí theo chế độ quy định này thì không được thanh toán theo chế độ công tác phí.

Điều 11. Thông tin tuyên tuyền:

1/ Nội dung chính của công tác thông tin tuyên truyền khuyến ngư gồm:

- Cung cấp đến ngư dân những tài liệu kỹ thuật, những thông tin kinh tế thị trường thuỷ sản.

- Xây dựng các chương trình tuyên truyền về ngư nghiệp trên Đài phát thanh - truyền hình tỉnh (PTTH), Đài phát thanh tiếp hình huyện, Báo Khánh Hoà.

2/ Chi phí cho thông tin tuyên truyền.

Vốn khuyến ngư chi cho công tác thông tin tuyên truyền bao gồm:

a/ Mua, in tài liệu, dụng cụ, băng hình, phim, ảnh... phục vụ công tác khuyến ngư theo kế hoạch được duyệt hàng năm.

b/ Trả công cho việc biên soạn, dịch thuật tài liệu khuyến ngư:

- Biên soạn tài liệu: 15.000đ cho một trang đánh máy.

- Dịch tài liệu khuyến ngư từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài: 20.000đ cho một trang đánh máy.

d/ Xây dựng chuyên mục thuỷ sản trên Đài PTTH và Báo Khánh Hoà :

- Hàng năm, cơ quan khuyến ngư chủ động phối hợp với Đài PTTH, Báo Khánh Hoà, Đài Truyền thanh tiếp hình huyện, thị xã, thành phố xây dựng chuyên mục khuyến ngư, bản tin khuyến ngư

- Chi phí hàng năm được duyệt theo kế hoạch.

Điều 12. Chế độ đối với cán bộ khuyến ngư nhà nước.

Cán bộ khuyến ngư nhà nước Trung tâm Khuyến ngư, các cán bộ trong biên chế các phòng Kinh tế hợp đồng kiêm nhiệm làm công tác khuyến ngư với Trung tâm khuyến ngư tỉnh, ngoài chế độ đối với công chức hiện hành, còn được phụ cấp cho từng nhiệm vụ, công việc phụ trách như sau:

1/ Được thanh toán các khoản tiền tài liệu, học phí khi được cử đi học tập, huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ khuyến ngư.

2/ Cán bộ biên chế của phòng Kinh tế huyện, thị xã, thành phố kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp từ kinh phí khuyến ngư theo hợp đồng: 100.000đ/tháng và được hưởng phụ cấp phương tiện đi lại 100.000đ/tháng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Lập và xây dựng kế hoạch khuyến ngư.

1/ Sở Thuỷ sản Khánh Hoà chỉ đạo các cơ quan khuyến ngư căn cứ vào Quy định này xây dựng chương trình, kế hoạch khuyến ngư hàng năm.

Căn cứ vào nguồn vốn khuyến ngư được ngân sách bố trí hàng năm, Sở Thuỷ sản tổ chức xét duyệt, phân bổ kinh phí cho từng chương trình khuyến ngư cụ thể. Kế hoạch khuyến ngư được trình UBND tỉnh xét duyệt trong kế hoạch ngành Thuỷ sản hàng năm.

2/ Cơ quan tài chính căn cứ vào dự toán ngân sách được duyệt và tiến độ thực hiện của từng chương trình khuyến ngư để thẩm định dự toán của tổ chức khuyến ngư. Cơ quan khuyến ngư có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích và quản lý chặt chẽ theo chế độ tài chính hiện hành. Việc thanh quyết toán kinh phí khuyến ngư được thực hiện theo chế độ quyết toán hiện hành đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.

3/ Các chương trình dự án khuyến ngư thực hiện trên địa bàn tỉnh nếu không sử dụng kinh phí từ ngân sách, thì thực hiện chế độ chi phí theo hướng dẫn của cơ quan đầu tư.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 19/2006/QĐ-UBND ngày 19/03/2006 về Quy định Chính sách khuyến ngư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.644

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.252.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!