Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 68/2005/NĐ-CP an toàn hoá chất

Số hiệu: 68/2005/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 20/05/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 68/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 68/2005/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2005 VỀ AN TOÀN HÓA CHẤT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về an toàn trong sản xuất (bao gồm các quá trình sản xuất, chế biến, sang chai, đóng gói), mua bán, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, thu gom, tiêu huỷ và thải bỏ các hóa chất nguy hiểm.

2. Việc quản lý an toàn đối với chất phóng xạ, các chất ma tuý, chất hướng thần và tiền chất được quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoạt động hoá chất trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :

1. Hoá chất là các nguyên tố hoá học và các hợp chất của chúng, tồn tại ở dạng tự nhiên hoặc được tạo ra trong các quá trình sản xuất, thông qua các phản ứng hoá học, quá trình chiết tách và tinh chế các hợp chất sẵn có trong thiên nhiên.

2. Hoá chất nguy hiểm là hoá chất độc và hoá chất có thể gây nổ, gây cháy, gây ăn mòn mạnh; ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người và tài sản, gây hại cho động thực vật, môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc phòng.

3. Hoá chất mới là hoá chất lần đầu tiên đưa vào sử dụng tại Việt Nam.

4. Ngưỡng định lượng hoá chất nguy hiểm là giới hạn khối lượng hoặc nồng độ hoá chất mà nếu vượt quá giới hạn đó trong một không gian giới hạn có thể gây tử vong, gây tai biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người trong môi trường đó.

5. Hoạt động hoá chất là việc thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình sản xuất, mua bán, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, thu gom, tiêu huỷ, thải bỏ hoá chất nguy hiểm và các hoạt động có liên quan khác.

6. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa một hoặc nhiều hoá chất nguy hiểm hoặc các hoá chất mà khi tương tác với các chất khác có thể gây nguy hại tới môi trường, động thực vật và sức khoẻ con người.

7. Rủi ro hoá chất là khả năng xẩy ra các tình huống có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người và tài sản, gây hại cho động thực vật, môi trường và có thể gây ảnh hưởng xấu đến an toàn xã hội trong quá trình hoạt động hoá chất.

8. Đánh giá rủi ro hoá chất là quá trình xem xét, đánh giá mức độ tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra sự cố hóa chất và khả năng áp dụng các giải pháp ngăn ngừa rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, thu gom tiêu huỷ và thải bỏ hóa chất.

Điều 4.Trách nhiệm đảm bảo an toàn trong hoạt động hoá chất

1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất có trách nhiệm đảm bảo an toàn trong hoạt động hoá chất theo quy định của pháp luật tại cơ sở của mình và cho bản thân; áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa các tác động có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tài sản của nhân dân, hệ sinh thái động thực vật; bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng.

2. Người lao động, học nghề, thực tập tại các cơ sở hoạt động hoá chất, trực tiếp tham gia vào công việc quản lý, sản xuất, mua bán, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, thu gom, tiêu huỷ và thải bỏ các hóa chất nguy hiểm phải được huấn luyện để nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan; hiểu biết về an toàn, về công nghệ, về bảo vệ sức khoẻ trong việc thực hiện nghề nghiệp đang làm; hiểu biết về quy trình khắc phục sự cố khẩn cấp; phải thông qua kiểm tra sát hạch về các nội dung trên trước khi được giao đảm nhiệm vị trí công tác và phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn lao động.

Chương 2:

NHẬN DẠNG VÀ KHAI BÁO HOÁ CHẤT

Điều 5.Nhận dạng hoá chất nguy hiểm theo tên gọi

1. Hoá chất nguy hiểm được xác định theo tên gọi và theo các tiêu chuẩn quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy phạm quốc tế đã được Việt Nam công nhận.

2. Tên của hoá chất nguy hiểm được viết theo danh pháp quốc tế, công thức hoá học và phải dịch ra tên thường gọi bằng tiếng Việt (nếu có).

Điều 6. Khai báo hoá chất nguy hiểm

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hoá chất phải khai báo bằng văn bản với Sở quản lý chuyên ngành theo nhóm hoá chất nguy hiểm. Nội dung bản khai báo gồm tên hoá chất, đặc tính cơ - hoá - lý, thành phần của hoá chất, nguồn gốc xuất xứ của hoá chất, khối lượng và mục đích thực hiện hoạt động hoá chất.

2. Các thông tin khai báo hoá chất phải bảo đảm kiểm tra đánh giá được mức độ nguy hiểm của hoá chất và khả năng thực hiện các biện pháp an toàn trong hoạt động hoá chất.

3. Hoá chất nguy hiểm được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học thuần tuý thì được miễn khai báo.

4. Bộ Công nghiệp phối hợp các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thủ tục khai báo hoá chất nguy hiểm.

Điều 7. Đánh giá rủi ro hóa chất

1. Đánh giá rủi ro hoá chất phải được thực hiện đối với tất cả các hoá chất mới. Tổ chức, cá nhân trước khi đưa hoá chất mới vào lưu thông, sử dụng phải lập báo cáo đánh giá rủi ro hoá chất trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đưa vào danh mục trước khi triển khai các hoạt động hoá chất tiếp theo.

2. Tổ chức, cá nhân đưa vào sử dụng tại Việt Nam một loại hoá chất mới của nước ngoài phải có tài liệu đánh giá rủi ro hoá chất do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xem xét và quyết định việc công nhận hoặc yêu cầu phải tổ chức đánh giá lại hoặc đánh giá bổ sung.

3. Bộ Công nghiệp hướng dẫn thủ tục và nội dung chi tiết báo cáo đánh giá rủi ro hóa chất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 8. Phiếu an toàn hoá chấtnguy hiểm

1. Nhà sản xuất, nhập khẩu hoá chất nguy hiểm phải lập phiếu an toàn hoá chất khi giao hóa chất cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận. Phiếu an toàn hoá chất phải luôn đi kèm theo hoá chất đó trong suốt quá trình lưu thông hoá chất.

2. Phiếu an toàn hoá chất phải bao gồm các thông tin sau đây :

a) Tên hoá chất, xuất xứ; nơi sản xuất;

b) Thành phần, công thức hoá học;

c) Đặc tính hoá lý, tính độc;

d) Tính ổn định và hoạt tính;

đ) Mức độ nguy hiểm;

e) Mức độ rủi ro đối với sức khoẻ;

g) Mức độ rủi ro đối với môi trường;

h) Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;

i) Biện pháp sơ cứu về mặt y tế khi cần thiết;

k) Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;

l) Biện pháp ngăn ngừa rủi ro, ngăn ngừa tai nạn;

m) Biện pháp cất giữ;

n) Biện pháp quản lý chất thải;

o) Các yêu cầu trong vận chuyển;

p) Các tiêu chuẩn Việt Nam và quy định luật pháp phải tuân thủ;

q) Các thông tin cần thiết khác.

Điều 9. Ghi nhãn hoá chấtnguy hiểm

1. Nhãn sản phẩm đối với hoá chất nguy hiểm phải tuân thủ quy định về ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật và phải có biển cảnh báo nguy hiểm in lên mặt ngoài bao bì phù hợp với tính chất nguy hiểm của hoá chất chứa bên trong. Nhãn hoá chất nguy hiểm phải đảm bảo độ bền cơ học, hoá học trong suốt quá trình tồn tại của hoá chất.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động hoá chất phải cập nhật các quy định mới về mẫu nhãn, hình thức ghi nhãn đối với các hoá chất nguy hiểm theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phù hợp với thay đổi theo Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 10. Quảng cáo hóa chấtnguy hiểm

1. Việc quảng cáo cho sản phẩm là hóa chất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo.

2. Quảng cáo cho sản phẩm là hoá chất nguy hiểm phải có nội dung cảnh báo về tính độc, mức độ nguy hiểm của hoá chất.

3. Cấm quảng cáo hoá chất thuộc danh mục hoá chất cấm kinh doanh đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Chương 3:

CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG HOÁ CHẤT

Điều 11.Đảm bảo an toàn hoá chất từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư

1. Trước khi đầu tư một cơ sở sản xuất, cất giữ hoá chất nguy hiểm, không phân biệt dự án thuộc nhóm A, B hoặc C theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, chủ đầu tư phải xây dựng kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 25 phê duyệt.

2. Kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất đối với một dự án phải ít nhất gồm các tài liệu và nội dung sau :

a) Tóm tắt Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án;

b) Các chỉ số về đặc tính vật lý và hoá học của hoá chất ở dạng nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc sản phẩm hoàn chỉnh như điểm bắt cháy, điểm tự bốc cháy, điểm chớp cháy, giới hạn nổ, độc tính;

c) Yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển;

d) Đánh giá về mức độ an toàn, khả năng xẩy ra các sự cố hoá chất;

đ) Biện pháp xử lý khi sự cố khẩn cấp.

3. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ quản lý chuyên ngành theo nhóm hóa chất tổ chức Hội đồng đánh giá, thẩm định và quyết định phê duyệt kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất của cơ sở; trong trường hợp kế hoạch không được phê duyệt phải có công văn thông báo cho cơ sở lý do không phê duyệt.

4. Sau khi kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất được phê duyệt, chủ đầu tư mới được phép thực hiện việc đầu tư.

5. Các quy định tại khoản 1 đến khoản 3 Điều này cũng được áp dụng cho các cơ sở sản xuất, cất giữ hoá chất nguy hiểm khi có kế hoạch cải tạo, mở rộng nhà xưởng để tăng quy mô sản xuất hoặc phạm vi hoạt động.

Điều 12. Khoảng cách an toàn

1. Trừ các trạm bán xăng dầu, khí đốt cho các phương tiện vận tải, khoảng cách giữa các trang thiết bị của cơ sở sản xuất, cất giữ hoá chất nguy hiểm đến các vị trí và địa điểm sau đây phải đảm bảo khoảng cách an toàn để đạt ngưỡng định lượng hoá chất nguy hiểm:

a) Các điểm dân cư, các trung tâm thương mại, công viên hoặc các địa điểm đông dân khác;

b) Trường học, bệnh viện, rạp chiếu bóng, sân vận động hoặc các vị trí công cộng khác;

c) Các nguồn cung cấp nước, các nhà máy nước và các khu bảo tồn nguồn nước;

d) Nhà ga, bến cảng (trừ trường hợp được quy định là nhà ga, bến cảng chuyên dụng cho việc bốc dỡ hoá chất nguy hiểm), sân bay, đường giao thông thuỷ, bộ, đường sắt;

đ) Vùng trồng trọt được bảo vệ, vùng chăn thả súc vật, vùng nước đánh bắt, nuôi trồng, cơ sở chế biến thuỷ sản, trại giống;

e) Sông ngòi, hồ nước, cảnh quan và vùng thiên nhiên được bảo vệ;

g) Vùng quân sự;

h) Các vùng khác được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

2. Bộ quản lý chuyên ngành đối với các nhóm hoá chất quy định tại khoản 1 Điều 25 soát xét, xây dựng bổ sung các văn bản hướng dẫn, quy định khoảng cách an toàn giữa cơ sở hoạt động hoá chất với các địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong trường hợp các trang thiết bị của cơ sở sản xuất, cất giữ hoá chất nguy hiểm được lắp đặt, xây dựng không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở quản lý chuyên ngành tại địa phương có cơ sở vi phạm tiến hành kiểm tra, giám sát và có biện pháp yêu cầu cơ sở lập và thực hiện phương án thay đổi để đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian sớm nhất; trong trường hợp xét thấy có nguy cơ gây nguy hiểm cao thì áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn.

Điều 13. Điều kiện để cơ sở hoạt động hoá chất

Cơ sở sản xuất, cất giữ, vận chuyển hoá chất nguy hiểm thuộc nhóm hoá chất hạn chế kinh doanh phải có giấy phép theo quy định của pháp luật và phải duy trì các điều kiện để được cấp giấy phép trong quá trình hoạt động hoá chất.

Điều 14.Nghĩa vụ của cơ sở hoạt động hoá chấtnguy hiểm

1. Cơ sở sản xuất, cất giữ, sử dụng hoá chất nguy hiểm căn cứ vào nhóm và đặc tính của hoá chất, phải lắp đặt các trang thiết bị giám sát an toàn, các trang thiết bị cần thiết làm giảm đặc tính nguy hiểm của hoá chất như thông gió, điều chỉnh nhiệt độ, chống nắng, chống cháy, chống lửa, xả áp, phòng độc, tẩy uế, trung hoà, chống ẩm, chống sét, chống tĩnh điện, khử trùng, chống rò rỉ và phải thường xuyên bảo trì trang thiết bị đó, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn vận hành.

2. Cơ sở sản xuất, cất giữ, sử dụng hoá chất nguy hiểm phải trang bị đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống báo động và đảm bảo hệ thống làm việc ổn định.

3. Cơ sở sản xuất, cất giữ, sử dụng hoá chất có tính độc mạnh, hàng năm phải tổ chức đánh giá độ an toàn của các trang thiết bị tại cơ sở; cơ sở sản xuất, cất giữ, sử dụng các loại hoá chất nguy hiểm khác phải đánh giá độ an toàn của các trang thiết bị hai năm một lần.

Báo cáo kết quả đánh giá an toàn phải đề xuất được kế hoạch khắc phục, sửa chữa các hỏng hóc, thiếu sót về mặt an toàn đối với trang thiết bị tại cơ sở. Trong trường hợp phát hiện thấy có những biểu hiện nguy hiểm ở một thiết bị, phải đình chỉ ngay hoạt động của thiết bị đó để sửa chữa, thay thế và phải thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn theo quy định.

Báo cáo đánh giá an toàn phải gửi tới cơ quan quản lý chuyên ngành theo nhóm hoá chất.

4. Cơ sở sản xuất, cất giữ, sử dụng hoá chất có tính độc mạnh phải có sổ sách ghi chép đầy đủ hàng ngày các số liệu về xuất, nhập, cất giữ, sử dụng hoá chất độc và phải thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh làm mất mát, bán nhầm, sử dụng nhầm các hoá chất có tính độc mạnh. Trường hợp phát hiện có mất mát, bán nhầm, sử dụng nhầm hoá chất có độc tính mạnh phải báo ngay cho công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Sở quản lý chuyên ngành theo nhóm hoá chất tại địa phương biết để tìm biện pháp ngăn ngừa các hậu quả có thể xẩy ra.

5. Khi hoá chất nguy hiểm xuất xưởng, cơ sở sản xuất phải gắn, treo hoặc in lên mặt ngoài bao bì nhãn an toàn hoá chất phù hợp các quy định tại Điều 9, đồng thời phải có phiếu ghi chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với đặc tính nguy hiểm của hoá chất chứa bên trong.

6. Tổ chức, cá nhân hoạt động hoá chất phải thực hiện đúng theo hướng dẫn đã được ghi trên phiếu an toàn hoá chất và phiếu ghi các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm.

Điều 15. Bao bì, thùng, bồn chứa hoá chất nguy hiểm

1. Bao bì, thùng, bồn chứa hoá chất nguy hiểm phải tuân thủ quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế được Việt Nam công nhận. Bao bì, thùng, bồn chứa hoá chất nguy hiểm phải kín, lành lặn, có ghi đầy đủ tên và biển cảnh báo nguy hiểm của hóa chất chứa trong đó.

2. Bao bì, thùng, bồn chứa hoá chất nguy hiểm phải được các doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất và được cơ quan do Bộ Công nghiệp chỉ định kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu về chất lượng. Đối với các loại thùng, bồn chứa hoá chất nguy hiểm được chế tạo tại nước ngoài, phải được kiểm định về chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.

Bao bì, thùng, bồn chứa khi được sử dụng lại để chứa hoá chất nguy hiểm phải được kiểm tra, xử lý và phải có phiếu kiểm tra lưu lại trong thời gian ít nhất hai năm tại cơ sở.

3. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất đối với chất lượng bao bì, thùng chứa hoá chất nguy hiểm tại cơ sở sản xuất, cất giữ và sử dụng.

4. Quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vì lý do bí mật về an ninh quốc phòng.

Điều 16.Cất giữ hoá chấtnguy hiểm

1. Hoá chất nguy hiểm phải được bảo quản trong kho, thiết bị chứa chuyên dụng, do nhân viên có đủ trình độ được chỉ định quản lý. Hình thức, phương pháp cất giữ, số lượng cất giữ phải tuân thủ các quy phạm an toàn và các văn bản pháp luật có liên quan. Theo định kỳ, phải kiểm tra tình trạng hoá chất bảo quản trong kho.

2. Kho bảo quản, thiết bị chứa hoá chất nguy hiểm phải đáp ứng các quy định của quy phạm pháp luật về an toàn, phòng chống cháy, nổ. Phải có bảng ghi những quy định và hướng dẫn biện pháp an toàn cho người làm việc trong kho; phải có biển báo nguy hiểm treo ở nơi dễ nhận thấy. Trang thiết bị chữa cháy và khắc phục các sự cố khác phải phù hợp với quy mô kho và tính chất của hoá chất, được để nơi thuận tiện và cố định, các trang thiết bị của kho phải được định kỳ kiểm tra đảm bảo an toàn.

3. Người ra vào kho chứa hoá chất nguy hiểm phải được kiểm tra và đăng ký vào sổ.

4. Các loại hoá chất có tính độc mạnh và các hoá chất nguy hiểm khác nếu cùng được bảo quản chung mà có thể trở thành nguồn gây nguy hiểm mới hoặc làm tăng mức độ nguy hiểm thì phải bảo quản riêng rẽ các loại hoá chất này.

5. Vào giữa quý IV hàng năm, cơ sở cất giữ hoá chất phải lập báo cáo về số lượng hoá chất được bảo quản, địa điểm bảo quản, nhân viên quản lý và các vấn đề có liên quan đến quản lý an toàn hoá chất, gửi Sở quản lý chuyên ngành tại địa phương.

Điều 17. Tiêu huỷ và thải bỏ hoá chấtnguy hiểm

1. Việc tiêu huỷ, thải bỏ, xử lý hoá chất nguy hiểm, bao bì chứa hoá chất nguy hiểm, hoá chất tồn đọng quá hạn sử dụng, chất độc hoá học do chiến tranh để lại phải thực hiện theo đúng các quy định về quản lý chất thải nguy hại và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

2. Trường hợp có thay đổi lĩnh vực hoạt động hoặc ngừng hoạt động, cơ sở sản xuất, cất giữ, sử dụng hoá chất nguy hiểm phải lập phương án và triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý các trang thiết bị sản xuất, thiết bị bảo quản, các sản phẩm được cất giữ, nguyên liệu thô và phải có báo cáo chi tiết về quá trình xử lý gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở quản lý chuyên ngành theo nhóm hoá chất tại địa phương. Báo cáo phải xác định rõ các nguy cơ tiềm tàng có thể dẫn đến sự cố hoá chất.

Điều 18. Xếp dỡ và vận chuyển hoá chất nguy hiểm

1. Việc xếp dỡ, vận chuyển hoá chất nguy hiểm phải tuân theo các quy phạm kỹ thuật an toàn trong xếp dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường không.

2. Khi thuê vận chuyển hoá chất nguy hiểm, chủ hàng phải thông báo rõ cho cơ sở vận tải biết về tên, số lượng, tính độc hại của hoá chất, các biện pháp khẩn cấp nếu xẩy ra sự cố và các thông tin cần thiết có liên quan khác. Trường hợp cần phải có các chất hạn chế hoạt tính hay chất làm ổn định trong quá trình vận chuyển, chủ hàng phải cấp đầy đủ các chất đó và phải thông báo cho cơ sở vận chuyển biết rõ về yêu cầu đó. Chủ hàng không được bí mật gửi hoá chất nguy hiểm vận chuyển kèm với các loại hàng thông dụng khác hoặc cố tình thông báo sai lệch, khai báo hoá chất nguy hiểm dưới dạng một loại hàng hoá thông dụng khác.

3. Khi vận chuyển hoá chất nguy hiểm, chủ hàng phải có nhân viên áp tải. Nhân viên áp tải có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát hàng trong suốt quá trình vận chuyển. Người điều khiển phương tiện vận chuyển, nhân viên xếp dỡ, nhân viên áp tải phải biết rõ tính chất nguy hiểm của hoá chất được vận chuyển, đặc tính sử dụng của bao bì và thùng chứa, biện pháp an toàn đề phòng và giải quyết sự cố. Nhân viên vận chuyển và áp tải phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và xử lý sự cố.

4. Hoá chất nguy hiểm khi chuyên chở phải được bao gói theo đúng yêu cầu kỹ thuật an toàn. Thùng, bồn chứa phải có khả năng chịu được sức ép bên ngoài và áp suất bên trong tạo ra trong điều kiện vận tải bình thường, đảm bảo cho hoá chất không bị rò rỉ, không bị tràn ra ngoài hoặc gây ra các rủi ro khác do thay đổi điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, áp suất trong khi vận chuyển. Bình chứa hoá chất bằng thuỷ tinh hoặc các bình chịu áp lực phải có biện pháp chống xô đẩy, va đập. Cấm vận chuyển hoá chất nguy hiểm chung với người, gia súc và các loại hàng hoá khác, trừ nhân viên vận chuyển, nhân viên áp tải.

5. Trường hợp xẩy ra mất mát, bị tràn hay rò rỉ hoá chất có tính độc mạnh trong quá trình vận chuyển hoặc tại nơi xếp dỡ, nhân viên vận chuyển và áp tải hàng hoặc cơ sở nơi xẩy ra sự cố phải thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn khả năng xẩy ra các rủi ro hoá chất; đồng thời phải báo ngay cho Sở Tài nguyên và Môi trường và công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xẩy ra sự cố biết và phải tổ chức cách ly hiện trường. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các Sở quản lý chuyên ngành liên quan, cử cán bộ chuyên môn đến xem xét, xử lý triệt để tác hại do sự cố gây ra tại hiện trường.

Cơ sở hoạt động hoá chất để xẩy ra sự cố có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nêu trên để xử lý triệt để các hậu quả do sự cố gây ra, đồng thời phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

6. Cấm mọi tổ chức, cá nhân gửi hoá chất nguy hiểm bằng đường bưu điện. Cấm các hành vi giấu giếm, không khai báo hoá chất nguy hiểm có trong các bưu phẩm hoặc khai báo sai, khai báo hoá chất nguy hiểm dưới dạng một vật phẩm bình thường gửi bưu điện.

Điều 19. Nhân viên xếp dỡ, vận chuyển, áp tải

1. Cơ sở vận tải và chủ hàng hoá chất nguy hiểm phải tổ chức đào tạo cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người quản lý và nhân viên xếp dỡ, nhân viên áp tải hàng nắm vững các kiến thức cơ bản về an toàn trong vận chuyển hoá chất nguy hiểm.

2. Người điều khiển phương tiện vận tải, người quản lý, nhân viên xếp dỡ, nhân viên áp tải hoá chất nguy hiểm phải được sát hạch những kiến thức cơ bản về an toàn. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu qua sát hạch, người điều khiển phương tiện vận tải, người quản lý, nhân viên xếp dỡ, nhân viên áp tải hoá chất nguy hiểm mới được giao làm việc ở vị trí công tác được đào tạo.

3. Khi vận chuyển hoá chất nguy hiểm, người vận chuyển, người áp tải cần tránh những khu đông dân cư và phải biết rõ các địa chỉ phải khai báo khi xảy ra các sự cố trên đường vận chuyển theo quy định tại khoản 5 Điều 18 của Nghị định này.

Điều 20. Mua bán, xuất nhập khẩu hoá chất nguy hiểm

1. Tổ chức, cá nhân mua bán, xuất nhập khẩu hoá chất nguy hiểm thuộc danh mục các hoá chất hạn chế kinh doanh phải có giấy phép do Bộ quản lý chuyên ngành cấp. Trong quá trình xem xét hồ sơ và cấp giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành phải tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân không được phép thực hiện các hành vi sau :

a) Mua hoá chất nguy hiểm thuộc danh mục các hoá chất hạn chế kinh doanh của cơ sở không có giấy phép sản xuất, chế biến hoá chất nguy hiểm;

b) Bán các loại hoá chất nguy hiểm mà không kèm theo phiếu an toàn hoá chất, phiếu ghi chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm;

c) Bán hoá chất nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân không được phép chế biến, sử dụng hoá chất;

d) Mua hoá chất có tính độc cao cho nhu cầu cá nhân. Bán hoá chất có tính độc cao cho cá nhân hay cơ sở không có giấy chứng nhận cam kết do công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp;

đ) Làm giả, tự ý sửa đổi, mua bán, chuyển nhượng giấy chứng nhận cam kết, giấy mua hoá chất có tính độc cao.

3. Cửa hàng bán hoá chất được phép kinh doanh hoá chất nguy hiểm chỉ được phép cất giữ số lượng nhỏ đủ để mua bán trong ngày.

4. Khi bán các hoá chất có tính độc cao cho khách hàng, cơ sở mua bán hoá chất phải ghi lại và lưu giữ trong thời gian ít nhất một năm tên, địa chỉ của người mua, của cơ sở mua cũng như số lượng và mục đích sử dụng của người mua. Cơ sở chế biến hoá chất có tính độc cao phải kiểm tra số lượng bán ra hàng ngày. Trường hợp phát hiện có hiện tượng mất mát, bán nhầm hoá chất có tính độc cao phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất biết, đồng thời tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm hợp tác với công an và cơ quan có liên quan giải quyết để tránh hậu quả có thể xẩy ra.

5. Cơ sở sản xuất, cơ quan nghiên cứu khoa học, y tế và các cơ sở khác khi có nhu cầu sử dụng thường xuyên các loại hoá chất độc cao phải xin cấp giấy chứng nhận được sử dụng hoá chất tại công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua đột xuất hoá chất có tính độc cao, không có trong danh mục hoá chất đã cam kết phải xin phép Công an nơi đăng ký cam kết, thông báo rõ mục đích, tên, số lượng, công dụng của hoá chất cần mua đột xuất.

Bộ Công an quy định hình thức, nội dung và thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận sử dụng hoá chất có tính độc cao.

Điều 21. An toàn hoá chất trong phòng thí nghiệm

1. Phòng thí nghiệm hoá chất phải có nội quy an toàn phòng thí nghiệm. Bản nội quy an toàn phải được đặt ở vị trí dễ thấy.

2. Phòng thí nghiệm phải được trang bị các phương tiện, trang thiết bị bảo hộ phù hợp với tính chất nguy hiểm của hoá chất và tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm.

3. Nhân viên phòng thí nghiệm phải nắm rõ các đặc tính nguy hiểm của các hoá chất trong phòng thí nghiệm và nắm được các biện pháp phòng ngừa rủi ro và xử lý những sự cố bất thường có thể xẩy ra trong phòng thí nghiệm.

Điều 22. Đình chỉ tạm thời hoạt động hoá chấtnguy hiểm

1. Trường hợp phát hiện một loại hóa chất trong danh mục được phép lưu thông trên thị trường nhưng có biểu hiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tài sản của nhân dân, môi trường sinh thái hoặc an ninh - quốc phòng, Bộ quản lý chuyên ngành phải kịp thời ra quyết định đình chỉ tạm thời hoạt động hoá chất đối với loại hoá chất đó.

2. Sau khi ra quyết định đình chỉ tạm thời, Bộ quản lý chuyên ngành thông báo quyết định của mình đến Bộ Công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an và các cơ quan liên quan để thống nhất các biện pháp khẩn trương khắc phục rủi ro trong khi chờ nghiên cứu đánh giá rủi ro bổ sung và thực hiện các thủ tục điều chỉnh Danh mục hóa chất bị cấm.

Chương 4:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ AN TOÀN HOÁ CHẤT

Điều 23. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn hoá chất

1. Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn hoá chất.

2. Quy định tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy phạm an toàn áp dụng trong hoạt động hoá chất và các dịch vụ có liên quan.

3. Tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ về an toàn hoá chất; tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật về an toàn hoá chất.

4. Tổ chức hệ thống thông tin về an toàn hoá chất.

5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn hoá chất.

6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn hoá chất; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn hoá chất.

7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn hoá chất.

Điều 24. Quản lý nhà nước về an toàn hoá chất

1. Chính phủ thống nhất quản lý về an toàn hoá chất trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn hoá chất, có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các hoạt động an toàn hoá chất trong phạm vi trách nhiệm của mình:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách về an toàn hoá chất; tổ chức, hướng dẫn triển khai và kiểm tra quá trình thực hiện;

b) Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn hoá chất;

c) Xây dựng, quản lý hệ thống dữ liệu về an toàn hoá chất trong phạm vi quản lý chuyên ngành;

d) Quy định, hướng dẫn nội dung và thủ tục đánh giá rủi ro hoá chất;

đ) Quy định, hướng dẫn lập phiếu an toàn hoá chất, khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, cất giữ hoá chất;

e) Phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ quy định điều kiện, hướng dẫn đánh giá cơ sở có đủ điều kiện hoạt động hoá chất; xây dựng tiêu chuẩn bao bì, thùng chứa, bồn chứa hoá chất; tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn hoá chất;

g) Phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn an toàn đối với các trang thiết bị trong hoạt động hoá chất;

h) Phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành quy định ngưỡng định lượng hoá chất nguy hiểm;

i) Phối hợp Bộ Thương mại xây dựng danh mục hoá chất thuộc nhóm sản phẩm hàng hoá hạn chế kinh doanh; quy định, hướng dẫn ghi nhãn hoá chất;

k) Thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu, sử dụng hoá chất thuộc danh mục cấm được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ phục vụ sản xuất công nghiệp;

l) Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống, khắc phục sự cố hoá chất trong phạm vi cả nước; kiểm tra, thanh tra về an toàn hoá chất.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các nội dung quản lý nhà nước nêu tại Điều 23 Nghị định này.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn hoá chất tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Thẩm quyền xây dựng danh mục các nhóm hoá chất nguy hiểm

1. Các Bộ quản lý chuyên ngành, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành danh mục chi tiết theo nhóm hoá chất nguy hiểm và ngưỡng định lượng hoá chất nguy hiểm theo quy định :

a) Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Công nghiệp xây dựng danh mục hoá chất thuộc nhóm hoá chất độc và các sản phẩm có hoá chất độc, danh mục hoá chất cấm sản xuất kinh doanh;

b) Bộ Thương mại xây dựng danh mục xăng dầu, khí đốt;

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng danh mục hoá chất dùng làm thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật;

d) Bộ Y tế xây dựng danh mục hoá chất dùng trong lĩnh vực y tế, hoá chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;

đ) Bộ Thuỷ sản xây dựng danh mục hoá chất sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản.

2. Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi danh mục, các Bộ phải có văn bản sửa đổi, bổ sung và công bố danh mục mới.

Điều 26. Chế độ báo cáo

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm báo cáo về an toàn hoá chất tại đơn vị mình cho cơ quan quản lý chuyên ngành theo nhóm hoá chất quy định tại Nghị định này.

Mẫu báo cáo do Bộ Công nghiệp quy định.

2. Bộ quản lý chuyên ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình an toàn hoá chất hàng năm gửi Bộ Công nghiệp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương 5:

KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 27.Kiểm tra, thanh tra hoá chấtnguy hiểm

Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn hoá chất đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hoá chất; kiến nghị xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn hoá chất.

Điều 28. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, vận chuyển, cất giữ, sử dụng các loại hoá chất thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh,gây ra những sự cố hoá chất hoặc có các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn hoá chất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Khen thưởng, kỷ luật

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có thành tích trong công tác an toàn hóa chất thì được khen thưởng theo các quy định của nhà nước.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về việc quản lý an toàn trong sản xuất, buôn bán, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, tiêu huỷ và thải bỏ các hóa chất; sách nhiễu hoặc có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo các quy định của pháp luật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30.Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 31. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 68/2005/ND-CP

Hanoi, May 20, 2005

 

DECREE

ON CHEMICAL SAFETY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Industry,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The safety control of radioactive substances, narcotics, psychotropic substances and pre-substances provided for in relevant legal documents shall not be governed by this Decree.

Article 2.- Objects of application

This Decree applies to all Vietnamese as well as foreign organizations and individuals engaged in chemical activities in the Vietnamese territory, unless otherwise provided for by international agreements to which Vietnam is a party.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Decree, the following terms and phrases are construed as follows:

1. Chemicals mean chemical elements and their compounds, existing in natural state or obtained by production processes, in chemical reactions or processes of extracting and purifying compounds available in nature.

2. Dangerous chemicals mean toxic chemicals and chemicals which can cause explosion, fire or vigorous erosion; badly affect human health and assets, cause harms to animals, plants and the environment and cause bad impacts on security and defense.

3. New chemicals mean those introduced for the first time for use in Vietnam.

4. Threshold limit value of dangerous chemicals means limit of volume or concentration of chemicals, of which any excess in a confined area may cause fatalities or malfunctions or severely affect human health in such environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Hazardous wastes mean those containing one or several dangerous chemicals or chemicals which, in contact with other substances, may release hazards to the environment, animals, plants and human health.

7. Chemical risks mean possibilities of occurrence of circumstances threatening to badly affect human health and assets, cause harms to animals, plants and/or the environment and cause bad impacts on social safety in the course of chemical activities.

8. Assessment of chemical risks means the consideration and appraisal of latent danger of occurrence of chemical risks and possibility of application of measures to ward off risks in the production, trading, transportation, storage, use, collection, destruction and discharge of chemicals.

Article 4.- Responsibilities to ensure safety in chemical activities

1. Organizations and individuals engaged in chemical activities have the responsibilities to ensure safety in chemical activities according to provisions of law at their establishments and for themselves; apply necessary measures to prevent impacts which may badly affect health and assets of people, fauna and flora systems; protect the environment; and ensure security and defense.

2. Laborers, job learners and/or apprentices at establishments engaged in chemical activities, who are personally engaged in the management, production, sale, purchase, transportation, storage, use, collection, destruction and discharge of dangerous chemicals, must be trained to firmly grasp provisions of relevant laws; be knowledgeable about safety, technology and health protection in performing their jobs; be knowledgeable about the process of remedying emergency incidents; pass examinations and tests on the above-said contents before being assigned to certain positions and abide by regulations on labor safety.

Chapter II

IDENTIFICATION AND DECLARATION OF CHEMICALS

Article 5.- Identification of dangerous chemicals by their names

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Names of dangerous chemicals are inscribed according to the International Nomenclature of Chemistry, their chemical formulas and must be translated into their common names in Vietnamese (if any).

Article 6.- Declaration of dangerous chemicals

1. Organizations and individuals engaged in chemical activities must make written declarations of dangerous chemicals with provincial/municipal specialized management Services according to groups of dangerous chemicals. Written declarations contain include names, mechano-physio-chemical properties, compositions, origins, quantities of chemicals and purposes of chemical activities.

2. Declared information on chemicals must enable the examination and evaluation of the danger degree of chemicals as well as the possibility of application of safety measures in chemical activities.

3. Dangerous chemicals which are used for pure scientific research and development purposes shall be exempted from declaration.

4. The Industry Ministry shall coordinate with the concerned ministries and branches in guiding procedures for declaring dangerous chemicals.

Article 7.- Assessment of chemical risks

1. Assessment of chemical risks must be conducted for all new chemicals. Organizations and individuals, before putting new chemicals into circulation and use, must make and submit chemical risk assessment reports to competent State agencies for approval and inclusion of such chemicals in the list of new chemicals before starting subsequent chemical activities.

2. Organizations and individuals that introduce into Vietnam for use a new foreign-made chemical must have the written risk assessment of the chemical, issued by a competent foreign authority and submit it to a competent Vietnamese State agency, which shall consider and decide on recognition of such assessment or request re-assessment or additional assessment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Dangerous chemical safety data sheets

1. Producers and importers of dangerous chemicals must compile chemical safety data sheets upon delivery of the chemicals to receiving organizations or individuals. Chemicals must always be accompanied by chemical safety data sheets in the process of their circulation.

2. A chemical safety data sheet must contain the following information:

a/ Name and origin of the chemical; place of production;

b/ Chemical ingredients and formula;

c/ Physio-chemical properties, toxicity;

d/ Stability and reactivity;

e/ Danger degree;

f/ Health risks;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ Effects on humans and requirements on personal protection equipment;

i/ First-aid measures;

j/ Fire-fighting measures;

k/ Risk and accident prevention measures;

l/ Storing measures;

m/ Waste management measures;

n/ Transportation requirements;

o/ Vietnamese standards and provisions of law which must be abided by;

p/ Other necessary information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Product labels of dangerous chemicals must comply with the provisions of law on goods labeling and must have danger-warning signs printed on outer packages indicating the dangerous nature of chemicals contained therein. Labels of dangerous chemicals must ensure mechanical and chemical durability throughout the existence of such chemicals.

2. Organizations and individuals engaged in chemical activities must update new regulations on label models and labeling modes for dangerous chemicals under the guidance of competent State agencies and in compatibility with changes under international agreements to which Vietnam is a party.

Article 10.- Advertisement of dangerous chemicals

1. Advertisement of products being chemicals must comply with the provisions of law on advertising activities.

2. Advertisement of products being dangerous chemicals must have warnings about toxicity and danger degree of such chemicals.

3. Advertisement of chemicals on the list of chemicals banned from trading specified in legal documents are prohibited.

Chapter III

REGULATIONS ON SAFETY IN CHEMICAL ACTIVITIES

Article 11.- Assurance of chemical safety from the stage of investment preparation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A plan on prevention and remedy of chemical incidents for a project must at least contain the following documents and contents:

a/ Summarized feasibility study report of the project;

b/ Indices on physical and chemical properties of chemicals in the form of raw material, semi-finished product or finished product, such as fire point, combustion point, flash point, explosion limit, toxicity;

c/ Technical requirements on packaging, preservation and transportation;

d/ Assessment of safety and possibility of occurrence of chemical incidents;

e/ Remedies upon occurrence of emergency incidents.

3. After receiving valid dossiers, the ministries specialized in managing different groups of chemicals shall organize councils for appraisal, evaluation and decision on approval of plans on prevention and remedy of chemical incidents of establishments. In cases where such plans are disapproved, they must notify in writing the establishments of the reasons therefor.

4. Only after plans on prevention and remedy of chemical incidents are approved, shall investors be permitted to make investment.

5. The provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall also apply to establishments producing or storing dangerous chemicals when they adopt plans on renovation or expansion of their workshops to upscale production or expand the operation scope.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Except for stations selling petrol, oil and fuel gas for transport means, a safety distance from facilities and equipment of establishments producing or storing dangerous chemicals to the following locations and places must be ensured so as to reach the threshold limit value of dangerous chemicals:

a/ Population quarters, commercial centers, parks or other crowded places;

b/ Schools, hospitals, cinemas, stadiums or other public locations;

c/ Water supply sources, water plants and water source conservation areas;

d/ Stations, ports (except for those exclusively used for handling of dangerous chemicals), airports, waterways, roads and railways;

e/ Protected cultivation areas, areas for grazing cattle, waters for fishing or aquaculture, establishments for processing aquatic products, breeding farms;

f/ Protected rivers, lakes, landscapes and natural zones;

g/ Military zones;

h/ Other protected areas according to provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In cases where facilities and equipment of dangerous chemicals-producing or –storing establishments are installed or built not in accordance with the provisions of Clause 1 of this Article, provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with specialized management services in localities where exist the violating establishments in, conducting inspection and supervision and taking measures to request such establishments to work out and realize as soon as possible plans on replacement thereof so as to satisfy the requirements in Clause 1 of this Article. In cases where they deem that such facilities and equipment are in great danger of causing hazards, they shall apply or request competent agencies to apply measures provided for by law to ensure safety.

Article 13.- Conditions for establishments to conduct chemical activities

Establishments producing, storing or transporting dangerous chemicals in groups of chemicals subject to restricted trading must have licenses according to provisions of law and maintain the conditions for being licensed throughout the course of chemical activities.

Article 14.- Obligations of establishments engaged in dangerous chemical activities

1. Establishments producing, storing and/or using dangerous chemicals shall base themselves on groups and properties of chemicals to install devices and equipment for supervising safety, necessary devices and equipment for alleviating dangerous properties of chemicals, such as ventilation, temperature regulation, anti-sunlight, anti-fire, anti-flame, depressurization, toxicological prevention, disinfection, neutralization, dehumidification, anti-lightning, anti-static electricity, sterilization, anti-leaking equipment, and must regularly maintain such devices and equipment, thus adequately satisfying the requirements on operation safety.

2. Establishments producing, storing and/or using dangerous chemicals must fully furnish themselves with a communication and information system and an alarming system, and ensure the stable operation of such systems.

3. Establishments producing, storing and/or using chemicals with high toxicity must annually organize assessment of safety of their devices and equipment; establishments producing, storing and/or using other types of dangerous chemicals must biennially assess the safety of their devices and equipment.

In reports on safety assessment results, plans on remedying and repairing breakdowns and shortcomings in assurance of the safety of devices and equipment of establishments must be proposed. In cases where signs of danger are detected in an equipment, such equipment must be immediately stopped from operation for repair, replacement and measures must be taken to ensure safety according to regulations.

Safety assessment reports must be sent to agencies specialized in managing different groups of chemicals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. When dangerous chemicals are delivered from workshops, production establishments must stick, hang or print on outer packages chemical safety labels in compliance with the provisions of Article 9, and concurrently make sheets showing technical specifications of products consistent with dangerous properties of chemicals contained therein.

6. Organizations and individuals engaged in chemical activities must strictly comply with instructions provided in chemical safety data sheets and cards of technical specifications of products.

Article 15.- Packages, barrels and tanks containing dangerous chemicals

1. Packages, barrels and tanks containing dangerous chemicals must comply with provisions of law, Vietnamese standards and international standards recognized by Vietnam. Packages, barrels and tanks containing dangerous chemicals must be airtight and intact, fully inscribed with names and danger signs of chemicals contained therein.

2. Packages, barrels and tanks containing dangerous chemicals must be manufactured by enterprises licensed by competent State agencies and inspected and certified by agencies designated by the Industry Ministry as up to the quality requirements. Foreign-made barrels and tanks containing dangerous chemicals must be inspected in terms of quality in conformity with the Vietnamese standards.

Packages, barrels and tanks, when being reused to contain dangerous chemicals, must be checked and treated and have checking sheets to be kept at establishments for at least two years.

3. The Industry Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, conducting periodical and extraordinary inspections of the quality of packages and tanks containing dangerous chemicals at establishments producing, storing and using them.

4. The provisions of Clause 3 of this Article shall not apply to cases where security or defense secrets are involved.

Article 16.- Storage of dangerous chemicals

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Stores preserving and equipment containing dangerous chemicals must satisfy regulations on safety, fire and explosion prevention and fighting. There must be boards showing regulations and instructions on safety measures for persons working in stores and danger signs put up at easy-to-spot places. Devices and equipment for fighting fires and remedying other incidents must suit the sizes of stores and the properties of chemicals, kept at convenient and fixed places, and storage equipment and facilities must be periodically checked for safety.

3. Persons entering and leaving dangerous chemical stores must be checked and registered in books.

4. High-toxicity chemicals and other dangerous chemicals, which may constitute a new danger-causing source or increase their danger degree when being preserved together, must be separately preserved.

5. In the middle of the fourth quarter each year, establishments storing chemicals shall have to make reports on quantities of preserved chemicals, places of preservation, management staffs and matters related to the chemical safety control, then send them to local specialized management Services.

Article 17.- Destruction and discharge of dangerous chemicals

1. The destruction, discharge and treatment of dangerous chemicals, packages containing dangerous chemicals and expired chemicals left in stock, toxic chemicals left over by legacy of wars must strictly comply with regulations on management of hazardous wastes and provisions of legal documents.

2. In cases where they change their operation domains or terminate their operation, establishments producing, storing and/or using dangerous chemicals must work out plans on, and apply necessary measures for, treating production facilities and equipment, preservation equipment, stored products and raw materials, and make and send detail reports on the treating process to provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment and Services specialized in managing different groups of chemicals. In such reports, latent danger of occurrence of chemical incidents must be clearly stated.

Article 18.- Loading, unloading and transportation of dangerous chemicals

1. The loading, unloading and transportation of dangerous chemicals must comply with technical regulations on safety in loading, unloading and transportation of dangerous chemicals and other legal documents related to land, railway, waterway, and air transportation of dangerous chemicals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. When dangerous chemicals are transported, goods owners must have escorts, who shall monitor and control such goods throughout the course of transportation. Operators of transport means, porters and escorts must be fully aware of the dangerous nature of transported chemicals, utilities of packages and containers, as well as safety measures to prevent and remedy incidents. Transportation staffs and escorts must be fully furnished with devices for personal protection and handling of incidents.

4. Dangerous chemicals, when being transported, must be packed up to the safety technical requirements. Containing barrels and tanks must be resistant to external and internal pressure generated under normal transport conditions, thus ensuring that chemicals are not leaked out or spilled over or do not cause other risks upon changes in temperature, humidity and pressure conditions in the course of transportation. For glass containers of chemicals or pressure containers, measures must be taken against collission. It is prohibited to transport dangerous chemicals together with people, domestic animals and other types of goods, except for transportation staffs and escorts.

5. In case of loss, spillage or leakage of high-toxicity chemicals in the course of transportation or at loading or unloading places, transportation staffs and escorts or establishments where incidents occur must apply necessary measures to prevent chemical risks from occurring; and at the same time promptly report such to Services of Natural Resources and Environment and police offices of the provinces or centrally-run cities where incidents occur and segregate incident scenes. Provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment shall have to coordinate with concerned specialized management Services in designating professional officials to investigate and thoroughly remedy harms caused by incidents at scenes.

Establishments engaged in chemical activities which let incidents occur shall have to coordinate with the above-said agencies in thoroughly remedying consequences caused by incidents, and concurrently paying compensations to damage sufferers.

6. All organizations and individuals are prohibited to consign dangerous chemicals by post. Acts of concealing or failing to declare dangerous chemicals contained in postal matters or falsely declaring or declaring dangerous chemicals as common articles sent by post are prohibited.

Article 19.- Loading, unloading and transportation staffs and escorts

1. Carriers and owners of dangerous chemicals must organize training of transport means operators, managers, porters and escorts to help them firmly grasp the fundamentals of safety in transportation of dangerous chemicals.

2. Transport means operators, managers, porters and escorts of dangerous chemicals must go through tests of safety fundamentals. Only after being issued test pass certificates, shall they be assigned to assume the positions they have been trained in.

3. When transporting dangerous chemicals, carriers and escorts must steer clear of densely populated areas and know well addresses where they must report on incidents upon their occurrence en route according to the provisions of Clause 5, Article 18 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Organizations and individuals that purchase, sell, export or import dangerous chemicals on the list of chemicals subject to restricted trading must have permits granted by specialized management ministries. In the process of examining dossiers and granting permits, specialized management ministries shall have to consult with the concerned State management agencies.

2. Organizations and individuals are not allowed to perform the following acts:

a/ Purchasing dangerous chemicals on the list of chemicals subject to restricted trading from establishments unlicensed to produce or process dangerous chemicals.

b/ Selling dangerous chemicals of all kinds without chemical safety data sheets and cards showing technical specifications of products;

c/ Selling dangerous chemicals to organizations and individuals unlicensed to process or use chemicals;

d/ Purchasing high-toxicity chemicals for personal needs. Selling high-toxicity chemicals to individuals or establishments without certificates of commitment granted by police offices of provinces or centrally-run cities;

e/ Counterfeiting, modifying without permission, purchasing, selling or transferring certificates of commitment, papers on purchase of high-toxicity chemicals.

3. Chemist’s stores licensed to trade in dangerous chemicals shall be allowed to store small quantities enough for sale within a day.

4. When selling high-toxicity chemicals to customers, chemist’s stores must record and keep for at least one year names and addresses of purchasers and purchasing establishments as well as purchased quantities and use purposes of purchasers. Establishments processing high-toxicity chemicals must check daily sold quantities. In cases where any signs of loss or mistaken sale of high-toxicity chemicals are detected, such must be promptly reported to the nearest police office, and at the same time the involved organizations and individuals shall have to cooperate with the police and concerned agencies in preventing and remedying possible consequences.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Public Security Ministry shall prescribe form, content of and procedures for grant and withdrawal of certificates of use of high-toxicity chemicals.

Article 21.- Chemical safety in laboratories

1. Chemical laboratories must have their internal regulations on laboratory safety, which must be placed at easy-to-spot positions.

2. Laboratories must be furnished with protection devices and equipment compatible with the dangerous nature of chemicals and abide by regulations on assurance of safety of laboratories.

3. Laboratory staffs must firmly grasp the dangerous properties of chemicals in laboratories as well as measures to prevent risks and handle unexpected incidents which may occur in laboratories.

Article 22.- Temporary suspension of dangerous chemical activities

1. In cases where they detect a chemical on the list of chemicals permitted for circulation on the market which shows signs of causing serious harms to people’s health and assets, ecological environment or security or defense, the specialized management ministries shall have to promptly issue decisions on temporary suspension of chemical activities against such chemicals.

2. After issuing temporary suspension decisions, specialized management ministries shall notify their decisions to the Industry Ministry, the Natural Resources and Environment Ministry, the Public Security Ministry and concerned agencies for unified measures to expeditiously remedy risks pending additional risk assessment and completion of procedures for adjustment of the list of banned chemicals.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Contents of state management over chemical safety

1. Promulgating, guiding and organizing the implementation of the provisions of law on chemical safety.

2. Setting standards, econo-technical norms and safety regulations applicable to chemical activities and related services.

3. Organizing and managing scientific and technological research into chemical safety; organizing and directing the planning and training of scientific and managerial personnel, and technical workers in the domain of chemical safety.

4. Organizing the system of information on chemical safety.

5. Entering into international cooperation in the domain of chemical safety.

6. Conducting inspection and examination of the observance of law on chemical safety; settling complaints and denunciations and handling violations of law on chemical safety.

7. Propagating, disseminating and educating law on chemical safety.

Article 24.- State management over chemical safety

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Industry Ministry is answerable to the Government for performing the state management over chemical safety, and responsible for organizing and directing chemical safety activities within the ambit of its responsibilities:

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, branches, People’s Committees of provinces and centrally-run cities in, formulating and submitting to the Prime Minister for promulgation policies on chemical safety; to organize, guide and inspect the implementation thereof;

b/ To draft and submit to competent state agencies for promulgation, or promulgate according to its competence, legal documents on chemical safety;

c/ To build and manage the database on chemical safety within the scope of its specialized management;

d/ To prescribe and guide contents and procedures for assessing chemical risks;

e/ To prescribe and guide the compilation of chemical safety data sheets, and safety distances for establishments producing or storing chemicals;

f/ To coordinate with the Science and Technology Ministry in prescribing conditions and guiding the evaluation of establishments which fully satisfy the conditions for chemical activities; to formulate standards for packages, barrels and tanks that contain chemicals; to organize and manage scientific research, technological development and application of technical advances in the domain of chemical safety;

g/ To coordinate with the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry in setting safety standards for facilities and equipment in chemical activities;

h/ To coordinate with the specialized management ministries in prescribing the threshold limit values of dangerous chemicals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



j/ To evaluate and propose the Prime Minister to permit the import and use of chemicals on the list of banned chemicals for scientific research and technological development in service of industrial production;

k/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with specialized management ministries and provincial/municipal People’s Committees in, working out and submitting to the Prime Minister for decision, guiding and organizing implementation of, plans on prevention, combat and relief of chemical incidents nationwide; to conduct inspection and examination of chemical safety.

3. The ministries, the ministerial-level agencies and the Government-attached agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have to materialize the state management contents prescribed in Article 23 of this Decree.

4. The People’s Committees at all levels shall perform the function of state management over chemical safety in their respective localities according to provisions of law.

Article 25.- Competence to formulate lists of groups of dangerous chemicals

1. Specialized management ministries shall draw up and promulgate according their respective competence or submit to competent agencies for promulgation lists of different groups of dangerous chemicals and their threshold limit values according to the following regulations:

a/ The Science and Technology Ministry shall coordinate with the Industry Ministry in drawing up a list of chemicals in group of toxic chemicals and products containing toxic chemicals, and a list of chemicals banned from production and trading;

b/ The Trade Ministry shall draw up a list of petrol, oil and fuel gases;

c/ The Agriculture and Rural Development Ministry shall draw up a list of chemicals used as veterinary drugs or plant protection drugs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ The Fisheries Ministry shall draw up a list of chemicals for use in fishery production and trading, and in aquaculture.

2. In cases where amendments and/or supplements to the said lists are required, the said ministries shall make amendments and/or supplements in writing and announce new lists.

Article 26.- Reporting regime

1. Organizations and individuals engaged in chemical activities shall have to report on chemical safety at their units to agencies specialized in managing different groups of chemicals prescribed in this Decree.

The report form is set by the Industry Ministry.

2. Specialized management ministries and provincial/municipal People’s Committees shall make and send annual sum-up reports on chemical safety to the Industry Ministry for summing up and reporting to the Prime Minister.

Chapter V

INSPECTION, EXAMINATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 27.- Inspection and examination of dangerous chemicals

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Handling of violations

Organizations and individuals that produce, trade in, transport, store and use chemicals on the list of goods banned from trading, thus causing chemical incidents or commit acts of violating law on chemical safety shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to pay compensations therefor according to provisions of law.

Article 29.- Commendation and disciplining

1. Organizations and individuals engaged in chemical activities, that record achievements in the work of chemical safety shall be commended according to State regulations.

2. Persons who abuse their positions and powers to violate the provisions of law on safety control in production, trading, transportation, storage, use, destruction and discharge of chemicals; harass or commit acts violating the provisions of this Decree and other relevant provisions of law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to pay compensations therefor according to provisions of law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the “CONG BAO.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF ON THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 68/2005/NĐ-CP ngày 20/05/2005 về an toàn hoá chất

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


38.922

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.84
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!