ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2685/KH-UBND
|
Ninh Thuận, ngày
21 tháng 6 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
PHÁT
ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Quyết định số 587/QĐ-TTg
ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện
phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TU
ngày 13/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về tăng cường sự lãnh
đạo của các cấp ủy Đảng thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 1993/KH-UBND ngày 12/5/2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Để triển khai thực hiện có hiệu
quả Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa
bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh phát động Phong trào thi đua “Toàn dân chung sức
xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025, như sau:
I. CHỦ ĐỀ THI ĐUA
Chủ đề thi đua xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025 là “Xây dựng nông thôn mới phải là cuộc cách
mạng trong nông nghiệp” thực hiện theo phương châm “Dân biết -
Dân bàn - Dân làm - Dân kiểm tra - Dân thụ hưởng” là cốt lõi, huy động
cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, đồng lòng xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh, giàu bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân
tộc, vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
được phát huy ở mức cao nhất dựa trên nguyên tắc “Nhân dân làm, Nhà nước
hỗ trợ”.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Phát huy sức mạnh của cả hệ
thống chính trị chăm lo xây dựng nông thôn mới, vận động nhân dân tham gia thực
hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn
2021-2025.
- Thông qua tổ chức Phong trào
thi đua góp phần xây dựng nông thôn mới phát triển đồng bộ, toàn diện theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa; cải thiện đáng kể đời sống vật chất và
tinh thần cho người dân trên địa bàn nông thôn.
2. Yêu cầu:
- Phong trào thi đua xây dựng
nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị,
địa phương giai đoạn 2021-2025.
- Triển khai Phong trào thi đua
sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở, với nội dung, hình thức thiết thực, theo phương
châm “Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân kiểm tra
- Dân thụ hưởng”;
chú trọng tổ chức thực hiện phong trào thi đua ở thôn, xóm, xã.
III. NỘI DUNG THI ĐUA
1. Tổ chức thông tin, tuyên
truyền các văn bản của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để nâng cao
nhận thức trong các cấp, các ngành, cơ quan đơn vị và nhân dân về mục đích, ý
nghĩa, yêu cầu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025.
Các nội dung cần tập trung
tuyên truyền về chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước, cụ thể:
- Nghị quyết số 120/2020/QH14
ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của
Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021
của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 13/01/2022
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND
ngày 31/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ khen
thưởng địa phương được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng
cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025.
- Kế hoạch số 30-KH/BDVTU ngày 17/5/2022
của Ban Dân vận Tỉnh ủy về đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày
13/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về tiếp tục tăng cường sự
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030”.
- Quyết định số 72/2021/QĐ-UBND
ngày 28/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ
khen thưởng địa phương được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới
nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn
2021-2025; Kế hoạch số 1336/KH-UBND ngày 01/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
triển khai thực hiện Chương trình hành động số 142-CTr/BCSĐ ngày 08/3/2022 của
Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày
13/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về tiếp tục tăng cường sự
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 1993/KH-UBND ngày 12/5/2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
- Bộ Tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025 (Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Tổ chức thực hiện xây dựng
nông thôn mới theo nội dung và tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới giai đoạn 2021-2025 tại Kế hoạch số 1993/KH-UBND ngày 12/5/2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
3. Phấn đấu đến năm 2025 toàn
tỉnh có 04 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 01 huyện đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao; ít nhất 38/47 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới,
trong đó ít nhất 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 05 xã đạt chuẩn nông
thôn mới kiểu mẫu; không còn số xã đạt dưới 15 tiêu chí.
- Phấn đấu duy trì, giữ vững,
nâng cao chất lượng tiêu chí các huyện, xã đã được công nhận đạt chuẩn nông
thôn mới, nông thôn mới nâng cao (đến năm 2021 theo Bộ tiêu chí cũ) đáp
ứng yêu cầu Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp theo các mức độ đạt chuẩn, nâng
cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025; không để bị thu hồi danh hiệu.
- Phấn đấu đến năm 2025 các địa
phương hoàn thành mục tiêu xây dựng địa phương đạt chuẩn nông thôn mới (số lũy
kế) theo các mức độ đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu, cụ thể như sau:
+ Huyện Bác Ái: có 02/09 xã đạt
chuẩn nông thôn mới.
+ Huyện Ninh Sơn: có 07/07 xã
đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 01-02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
và huyện Ninh Sơn đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
+ Huyện Thuận Nam: có 08/08 xã
đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có từ 02-03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng
cao, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và huyện Thuận Nam đạt chuẩn huyện
nông thôn mới.
+ Huyện Thuận Bắc: có 04/06 xã
đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
+ Huyện Ninh Hải: có 08/08 xã
đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 02
xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao.
+ Huyện Ninh Phước: có 08/08 xã
đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 02
xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao.
+ Thành phố Phan Rang-Tháp
Chàm: 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tổng số chỉ tiêu phấn đấu xây
dựng địa phương đạt chuẩn nông thôn mới cho từng địa phương cộng lại sẽ cao hơn
mục tiêu đến năm 2025 nhằm dự phòng (kể cả trường hợp không duy trì được
chuẩn đã đạt, bị thu hồi danh hiệu) và đảm bảo đạt số lượng ít nhất địa
phương đạt chuẩn nông thôn mới theo mục tiêu tại Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày
13/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV.
IV. GIẢI PHÁP
1. Về công tác tuyên truyền:
- Các Sở, ban, ngành, các
huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt Chương trình tuyên truyền phục vụ Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo Quyết
định số 1828/QĐ-BNN-VPĐP ngày 23/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
Đồng thời, các Sở, ban ngành,
các huyện, thành phố tùy đặc điểm tình hình thực tiễn, yêu cầu nhiệm vụ để xây
dựng nội dung hình thức tuyên truyền phù hợp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về
nhận thức “xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, thường xuyên, có
điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc”, xây dựng nông thôn mới thực
chất, đi vào chiều sâu, bền vững, lấy người dân làm chủ thể tham gia và hưởng thụ
thành quả của nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của người dân nông thôn, qua đó tạo sự đồng thuận, quyết tâm của toàn xã hội và
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện
Phong trào thi đua giai đoạn 2021-2025.
- Sở Thông tin và Truyền thông
phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Ninh Thuận, Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh
đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường
thời lượng, phản ánh Phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm hay, các mô hình,
cách làm sáng tạo, hiệu quả, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt
về thực hiện Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; tiếp tục tuyên truyền
về phong trào thi đua “Dân vận khéo” và “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn
mới”; giới thiệu những mô hình, điển hình, những cách làm mới, hiệu quả cao
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
2. Tổ chức thi đua:
- Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố tổ chức cho các xã ký kết giao ước thi đua thực hiện; phân công chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thực hiện, định kỳ sơ kết, tổng kết Phong trào
thi đua theo đúng tiến độ.
- Các Sở, ban, ngành căn cứ
chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình phát động Phong trào thi đua xây dựng
nông thôn mới với nội dung cụ thể, thiết thực vận động cán bộ, công chức, viên
chức, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng nông
thôn mới ở địa bàn dân cư.
- Thông qua phong trào thi đua thường
xuyên phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến,
kinh nghiệm hay, mô hình mới hiệu quả trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở
các địa phương.
- Phối kết hợp chặt chẽ phong
trào thi đua xây dựng nông thôn mới với các phong trào thi đua khác nhất là
phong trào “Toàn dân đoàn xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào
“Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với việc thực hiện “Học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
3. Tổ chức đăng ký thi đua:
- Đối với các huyện, thành phố:
Triển khai việc đăng ký thi đua trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các
đoàn thể thuộc huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn và đến thôn, xóm.
- Các cơ quan cấp tỉnh căn cứ
nhiệm vụ được giao về xây dựng nông thôn mới để triển khai đăng ký thi đua
trong các tập thể trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
4. Thời gian hoàn thành việc
phát động thi đua, tổ chức ký kết giao ước thi đua, đăng ký thi đua và báo cáo
về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) chậm nhất ngày
15/7/2022.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết thi
đua:
- Các Sở ban ngành, huyện,
thành phố tiến hành sơ kết vào cuối năm công tác để đánh giá kết quả, rút kinh
nghiệm, biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và
triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm tiếp theo.
- Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết Phong trào thi đua vào năm 2023 và tổng kết Phong
trào thi đua vào năm 2025.
6. Xây dựng, nhân rộng điển
hình tiên tiến: Tiếp tục phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các mô hình phát huy
hiệu quả ra toàn tỉnh.
V. CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG
1. Đối tượng, tiêu chuẩn, hình
thức khen thưởng: Thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng
hiện hành.
Lưu ý, khi xét đề nghị khen
thưởng, các xã, huyện không nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn
mới.
2. Khen thưởng cấp Nhà nước:
Huân chương Lao động hạng Ba, Cờ thi đua và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
theo quy định.
3. Chú trọng khen thưởng đột
xuất: Khen chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ, hiến đất trong xây dựng
nông thôn mới và những điển hình tiên tiến hiệu quả được nhân rộng trong toàn
tỉnh.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ kế hoạch này và yêu
cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị, địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình phát động thi đua thực hiện.
2. Đề nghị các cấp uỷ Đảng quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tích cực vận động
đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào thi đua phù hợp
với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025,
gắn phong trào thi đua với “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị
văn minh” và các phong trào thi đua yêu nước của từng tổ chức. Tổ chức giám sát
việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
theo quy định.
4. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai, đôn đốc việc tổ chức
thực hiện Kế hoạch này, báo cáo Hội đồng Thi đua -Khen thưởng tỉnh và Ủy ban nhân
dân tỉnh theo quy định.
5. Trong quá trình tổ chức thực
hiện có gì vướng mắc phản ánh về Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban,
ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc,
đạt hiệu quả Phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”
giai đoạn 2021-2025./.
Nơi nhận:
- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;
- BCĐ Trung ương các CTMTQG;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Các huyện, thành ủy;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Ninh Thuận, Đài PT&TH tỉnh;
- VPUB: LĐ, TCDNC, VXNV, KTTH;
- Lưu: VT. HC
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Huyền
|