Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 3/1997/TT-BLĐTBXH quy định riêng lao động nữ hướng dẫn Nghị định 23/CP

Số hiệu: 3/1997/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Trần Đình Hoan
Ngày ban hành: 13/01/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3/1997/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm 1997

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 03-LĐTBXH/TT NGÀY 13 THÁNG 01 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 23/CP NGÀY 18/4/1996 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ

Thi hành Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ; sau khi có ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành liên quan; Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI:

Đối tượng và phạm vi áp dụng, thực hiện theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996. Thông tư này nói rõ thêm một số điểm về đối tượng:

1. Người lao động nữ ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động thực hiện ký kết hợp đồng lao động;

Trẻ em là nữ chưa đủ 15 tuổi làm việc ở một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Người sử dụng lao động nữ là: Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc người được Tổng giám đốc, Giám đốc uỷ quyền bằng văn bản; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức hoặc người được Thủ trưởng uỷ quyền bằng văn bản đúng quy định của pháp luật về uỷ quyền.

II. VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NỮ:

1. Hình thức:

Chế độ làm việc của lao động nữ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ, bao gồm các hình thức sau: - Làm việc theo thời gian biểu linh hoạt là việc bố trí, sử dụng lao động nữ làm công việc với thời gian làm việc (thời gian bắt đầu và kết thúc) khác với thời gian làm việc theo quy định chung của cơ quan, đơn vị.

- Làm việc không trọn ngày là việc bố trí, sử dụng lao động nữ làm việc với thời gian ít hơn số giờ làm việc trong một ngày theo quy định chung của cơ quan, đơn vị.

- Làm việc không trọn tuần là việc bố trí, sử dụng lao động nữ làm việc với số ngày ít hơn số ngày làm việc chung của cơ quan, đơn vị trong một tuần lễ.

- Giao việc làm tại nhà là hình thức giao việc cho người lao động nữ làm việc tại nhà (gia đình), vừa không ảnh hưởng đến yêu cầu của sản xuất và kinh doanh, vừa mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Việc áp dụng chế độ làm việc theo các hình thức trên đối với người lao động nữ, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số nguyên tắc sau:

2. Nguyên tắc áp dụng:

- Việc xác định công việc nào là thích hợp đối với mỗi hình thức kể trên là doanh nghiệp chủ động tính toán, áp dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc thoả thuận và cùng có lợi, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và nguyện vọng chính đáng của người lao động nữ, bảo đảm không được vượt quá 8 giờ trong một ngày, 48 giờ trong một tuần.

- Không được dùng chế độ này để thực hiện việc xử lý kỷ luật đối với trường hợp người lao động nữ vi phạm kỷ luật lao động.

- Không được lợi dụng chế độ làm việc linh hoạt để bố trí, sử dụng lao động nữ làm việc ca đêm trái với pháp luật lao động hiện hành.

- Thu nhập của người lao động nữ khi bố trí làm việc theo các hình thức nêu trên phải theo sự thoả thuận giữa người lao động nữ và người sử dụng lao động bằng văn bản;

3. Các bước tiến hành:

a) Doanh nghiệp chủ động bàn với công đoàn để xác định những công việc và những hình thức làm việc, tổ chức cho người lao động thảo luận; những công việc và những hình thức làm việc đã nhất trí thì ghi vào thoả ước lao động tập thể;

b) Tổ chức cho người lao động nữ đăng ký để làm những công việc đã ghi trong thoả ước lao động tập thể, phù hợp với hình thức làm việc và nguyện vọng của họ;

c) Doanh nghiệp cùng Công đoàn xem xét và sắp xếp thời gian làm việc phù hợp với từng người có nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên: người lao động nữ có thai từ tháng thứ 3 trở đi; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; sức khoẻ yếu theo kết luận của bác sĩ đa khoa; hoàn cảnh gia đình có khó khăn v.v...

III. VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ DỰ PHÒNG CHO LAO ĐỘNG NỮ

Nghề dự phòng là nghề khác với nghề đang làm và được sử dụng khi người lao động nữ không thể tiếp tục làm nghề này cho đến tuổi được nghỉ theo chế độ của Nhà nước.

1. Xác định nghề dự phòng cho lao động nữ:

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đặc điểm riêng của lao động nữ, doanh nghiệp thảo luận với Công đoàn để xác định loại nghề cần phải có thêm nghề dự phòng cho lao động nữ và ghi vào thoả ước lao động tập thể.

2. Tổ chức đào tạo nghề dự phòng cho người lao động nữ:

Doanh nghiệp căn cứ vào số người lao động nữ cần đào tạo nghề dự phòng và quan tâm đầy đủ đến nguyện vọng học nghề của họ để lập kế hoạch đào tạo nghề dự phòng. Tuỳ theo điều kiện cụ thể doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo hoặc ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở dạy nghề khác nhằm thực hiện được kế hoạch đào tạo nghề dự phòng của doanh nghiệp.

IV. XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG NỮ.

Để xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ, phải căn cứ vào các yếu tố sau:

1. Xác định số lao động trong danh sách hưởng lương của doanh nghiệp từng tháng, để tính bình quân cho cả năm tại thời điểm lập kế hoạch hằng năm.

2. Căn cứ vào số lao động trong danh sách hưởng lương bình quân cả năm của doanh nghiệp để tính số lao động nữ theo số tuyệt đối và số tương đối và xác định doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

3. Doanh nghiệp có đủ các yếu tố trên lập hồ sơ (2 bộ) gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội vào tháng 11 hằng năm. Căn cứ vào hồ sơ này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận doanh nghiệp đủ điều kiện là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và gửi lại cho doanh nghiệp 1 bộ (1 bộ lưu giữ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) (mẫu số 5 kèm theo Thông tư này).

4. Hồ sơ xin xác nhận doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ gồm: - Công văn đề nghị của doanh nghiệp (mẫu số 4 kèm theo Thông tư này);

- Danh sách người lao động hưởng lương hàng tháng của doanh nghiệp (bảng trả lương hàng tháng) và số lao động trong danh sách hưởng lương bình quân cả năm của doanh nghiệp.

V. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG NỮ

Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ, nay hướng dẫn như sau:

1. Chính sách vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm:

a) Để được vay vốn, doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện dưới đây:

- Là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo hướng dẫn tại mục IV của Thông tư này;

- Doanh nghiệp gặp khó khăn được giúp đỡ đặc cách theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, do các Bộ chủ quản, Tổng công ty Nhà nước, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị;

- Có dự án chứng minh được hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ và giải quyết việc làm cho lao động nữ của doanh nghiệp.

b) Cách thức tiến hành:

Doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành về vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm.

2. Hỗ trợ kinh phí một lần không hoàn lại từ quỹ quốc gia về việc làm:

a) Để được xét hỗ trợ kinh phí một lần không hoàn lại, doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện dưới đây:

- Là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo hướng dẫn tại mục IV của Thông tư này;

- Phải có dự án được xây dựng theo mục tiêu: điều chuyển lao động nữ đang làm việc ở những nơi có các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ, quy định tại Thông tư liên Bộ số 03/TT-LB ngày 28/01/1994 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế, sang làm các công việc khác phù hợp với sức khoẻ, đảm bảo chức năng sinh đẻ và nuôi con của lao động nữ;

- Phải là doanh nghiệp thuộc diện khó khăn về tài chính trong trường hợp vốn tự có không đủ để thực hiện dự án này.

b) Cách thức tiến hành:

Doanh nghiệp xây dựng dự án theo quy trình hiện hành về lập dự án xin vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm.

VI. CĂN CỨ ĐỂ XÉT GIẢM THUẾ

Việc xét giảm thuế theo Điều 7 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thông tư này nêu rõ các khoản chi phí tăng thêm thông thường khi sử dụng lao động nữ:

1. Thời gian nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi tính theo số ngày công của những người lao động nữ thuộc diện được nghỉ quy thành tiền;

2. Khoản trợ giúp thêm cho người lao động nữ có con trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo;

3. Mua trang thiết bị đồ dùng cho nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức;

4. Thời gian 30 phút vệ sinh riêng của người lao động nữ tính theo số ngày công người lao động nữ được nghỉ quy thành tiền;

5. Giảm 1 giờ cho người lao động nữ có thai đến tháng thứ 7 tính theo số ngày công của những người lao động nữ thuộc diện nghỉ quy thành tiền;

6. Bồi dưỡng thêm cho người lao động nữ sau khi đẻ;

7. Thuê giáo viên để mở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức;

8. Trang bị bảo hộ lao động (bổ sung thêm ngoài chế độ) cho phù hợp với người lao động nữ;

9. Xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh riêng cho người lao động nữ;

10. Tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động nữ (theo định kỳ mỗi một năm một lần);

11. Tổ chức các ngày kỷ niệm của phụ nữ.

VII. ĐIỀU CHUYỂN LAO ĐỘNG NỮ ĐANG LÀM CÔNG VIỆC CẤM SANG CÔNG VIỆC THÍCH HỢP

Việc điều chuyển lao động nữ đang làm các công việc thuộc danh mục công việc cấm sử dụng lao động nữ sang làm công việc khác thích hợp theo Điều 11 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ, doanh nghiệp phải tiến hành một số việc sau đây:

1. Thống kê và phân loại người lao động nữ đang làm công việc cấm sử dụng lao động nữ (theo mẫu số 3 đính kèm).

2. Lập dự án điều chuyển lao động nữ sang công việc khác phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp có khó khăn về tài chính và có đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí một lần từ quỹ quốc gia về việc làm thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 mục V của Thông tư này.

3. Trong thời gian đang xây dựng dự án, doanh nghiệp phải thực hiện ngay một số biện pháp theo quy định tại Thông tư số 03/TT-LB ngày 28/01/1994 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế bố trí thời gian làm việc thích hợp để lao động nữ có thì giờ học nghề và làm quen dần với công việc mới.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, ngành tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này đối với các doanh nghiệp trực thuộc; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ với lao động nữ của Giám đốc doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo mẫu số 2, 3 kèm theo Thông tư này). 2. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Ban, ngành liên quan, trong đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực giúp UBND để tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện Thông tư này.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch triển khai trình UBND tỉnh, thành phố và tổ chức thực hiện kế hoạch này. Đồng thời thực hiện chế độ báo cáo kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo mẫu số 1, 2, 3 kèm theo Thông tư này).

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

5. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.

Trần Đình Hoan

(Đã ký)


MẪU SỐ 1:

Ban hành kèm theo Thông tư số 03/LĐTBXH-TT ngày 13/01/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ



UBND TỈNH, TP:........ LAO ĐỘNG NỮ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHIA THEO
SỞ LĐ-TBXH:............ NGÀNH KTQD VÀ LOẠI DOANH NGHIỆP 6 THÁNG, 1 NĂM.....

Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

(Vụ Chính sách lao động và việc làm)
Đơn vị tính: Người

ST

Loại doanh nghiệp

Tổng số

Nữ

Tỷ lệ (%)

Doanh nghiệp Nhà nước

Tư nhân

DN Liên doanh với nước ngoài

Công ty cổ phần

Công ty TNHH

Ghi chú

T

Ngành KTQD

TS

Nữ

%

TS

Nữ

%

TS

Nữ

%

TS

Nữ

%

TS

Nữ

%

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21



1
2
3
4

Trung ương:
Địa phương:
Ngành công nghiệp
Ngành nông nghiệp
Ngành xây dựng
Ngành GT-VT
...
...

Tổng số

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

MẪU SỐ 2:

Ban hành kèm theo Thông tư số 03/LĐTBXH-TT ngày 13/01/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ
- Bộ:...................... Tình hình thực hiện chính sách, chế độ đối với
- Tổng công ty:............ lao động nữ trong các doanh nghiệp năm........
- Sở LĐ-TBXH tỉnh, TP:.....

Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

(Vụ Chính sách lao động và việc làm)
Đơn vị tính: Người

Số

Doanh nghiệp

Tổng

Nữ

Tỷ lệ

Chia ra

Giảm

Vay vốn

Hỗ trợ

Nghề

Thời gian

Ghi chú

TT

số

%

Cán bộ quản lý (gián tiếp SX)

Trực tiếp sản xuất

thuế (%)

(1000 đ)

một lần (1000 đ)

dự phòng

biểu linh hoạt

1

2

3

Doanh nghiệp A
Doanh nghiệp B
......
......


Ghi chú:
- Cột (8): Tỷ lệ thuế được giảm,
- Cột (9): Số vốn được vay từ quỹ quốc gia về việc làm,
- Cột (10): Số tiền được hỗ trợ một lần từ quỹ quốc gia về việc làm,
- Cột (11): Số người lao động nữ được chuyển sang nghề dự phòng,
- Cột (12): Số người lao động nữ được bố trí, sử dụng theo chế độ làm việc linh hoạt.

MẪU SỐ 3:

Ban hành kèm theo Thông tư số 03/LĐTBXH-TT ngày 13/01/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ

Bộ, Tổng CTNN, Sở chủ quản Danh sách người lao động nữ đang làm công việc cấm sử dụng lao động nữ
Tên doanh nghiệp

Kính gửi: - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

(Vụ Chính sách lao động và việc làm);

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị tính: Người

Số TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ văn hóa

Bậc thợ chuyên môn

Loại hợp đồng lao động đã giao kết

Công việc đang làm

Thời gian đã làm công việc này

Dự kiến điều chuyển

Bệnh nghề nghiệp (Nếu có)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11










Ghi chú:
- Cột (6): Ghi rõ loại HĐLĐ đang giao kết,
- Cột (9): Dự kiến của doanh nghiệp bố trí người lao động nữ làm công việc khác, học nghề, bồi dưỡng nghề chuyển nghề khác.



MẪU SỐ 4

Ban hành kèm theo Thông tư số 03/LĐTBXH-TT ngày 13/01/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kính gửi: - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
- Tên doanh nghiệp:
- Trực thuộc Bộ, Tổng công ty:
- Ngày chính thức thành lập doanh nghiệp:
- Cơ quan ra quyết định thành lập:
- Địa chỉ nơi doanh nghiệp đóng:
... ...
Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và xác nhận doanh nghiệp đủ điều kiện là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ năm
......
Tỉnh, thành phố, ngày tháng năm
Giám đốc Sở LĐTB-XH tỉnh (thành phố)
(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 5:

Ban hành kèm theo Thông tư số 03/LĐTBXH-TT ngày 13/01/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



GIẤY XÁC NHẬN
Kính gửi: - Doanh nghiệp........................
- Căn cứ vào Điều 5 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ.
- Căn cứ vào Mục IV Thông tư số: /LĐTBXH-TT ngày...tháng...năm 199... của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 23/CP của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ.
- Căn cứ vào hồ sơ của doanh nghiệp....................... Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận doanh nghiệp.................... năm.............:
+ Tổng số người lao động trong danh sách hưởng lương bình quân năm........;
+ Tổng số người lao động là nữ:
+ Tỷ lệ lao động nữ so với tổng số:
Đủ điều kiện là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ năm.......
Tỉnh, thành phố, ngày tháng năm
Giám đốc Sở LĐTB-XH tỉnh (thành phố)
(Ký tên, đóng dấu)

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 3/LDTBXH-TT

Hanoi, January 13,1997

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF DECREE No.23-CP OF APRIL 18, 1996 OF THE GOVERNMENT WITH SPECIFIC STIPULATIONS ABOUT WOMEN LABOR

In execution of Decree No.23-CP of April 18, 1996 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Labor Code with specific stipulations about women labor, after consulting the Vietnam Generation Confederation of Labor and a number of concerned Ministries and branches, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby provides the following guidance for the implementation of a number of Articles of Decree No.23-CP of April 18, 1996 of the Government:

I. OBJECTS AND SCOPE OF REGULATION:

The objects and scope of regulation shall comply with Article 1 of Decree No.23-CP of April 18, 1996. This Circular elaborates on the following points concerning the objects:

1. A woman laborer at least 15 full years old who is capable of working shall sign a labor contract;

A girl under 15 years of age working in a number of trades and jobs shall comply with the stipulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. The employers of women labor are the General Directors or Directors of enterprises of all economic sectors, or persons empowered in writing by the General Directors or Directors; the Heads of agencies or organizations, or the persons empowered in writing by them in accordance with the legislation on the delegation of powers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Working regimes:

The working regimes of women laborers shall conform with the stipulations of Article 3 of Decree No.23-CP of April 18, 1996 of the Government. They comprise the following:

- The flexible working regime which is the assignment and use of women laborers according to a time schedule (starting and ending times) different from the time schedule commonly applied at the agency or unit.

- The regime of incomplete workday is the use of women laborers for a lesser number of working hours in a day than commonly applied at the agency or unit.

- The regime of incomplete working week is the use of women laborers for a lesser number of days in a week than commonly applied at the agency or unit.

- The regime of at-home work is the assignment of jobs to be done at home (the family) by a woman laborer, provided this does not affect the requirements of production and business. This form of women’s labor use shall benefit both the laborer and the employer.

The following principles should be taken into account by the enterprise when applying the aforesaid working regime to women laborers:

2. Principles of application:

-The enterprise shall consider and determine what working regime best suits women’s labor in order to apply it in the process of production and business on the principle of mutual consent and mutual benefit, provided it meets the requirements of production and business and the legitimate aspiration of the women laborers, but in no case should the working time exceed 8 hours in a day and 48 hours in a week.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The flexible working regime must not be misused to assign and use women’s labor for night-shift work in contravention of the current legislation on labor.

- The income of the woman laborer who is assigned jobs under the aforesaid regime must conform with the written agreement between the woman laborer and the employer.

3. Process of implementation:

a/ The enterprise shall discuss with the trade union to determine the jobs and the forms and organization of the work and submit them to the laborers’ discussion. What has been agreed upon concerning the jobs and forms of work shall be recorded in the collective labor bargain;

b/ The enterprise shall make arrangements for the women laborers to register for the jobs already written in the collective labor bargain in conformity with the form of work of their choice;

c/ Together with the trade union the enterprise shall consider and arrange a suitable time-table for each woman laborer in the following priority order: women three months or more with child; women having to nurse their babies under 12 months old; women with frail health as recognized by a polyclinic doctor; women with difficult family situation, etc.

III.- ON TRAINING WOMEN LABORERS IN RESERVE OCCUPATIONS

A reserve occupation is an occupation different from the one a woman laborer is practicing which shall be used when she can no longer continue this job until she reaches retirement age as prescribed by State regulations.

1. Determining reserve occupations for women laborers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Organizing training women labor in reserve occupations

Basing itself on the number of women laborers who need to train in reserve occupations, the enterprise should pay adequate attention to their job-training desire in order to draw up a plan for training in reserve occupations. Depending on the specific conditions of the enterprise, it may organize the training itself or sign training contracts with job training centers to carry out this plan.

IV.- DETERMINING WHAT ENTERPRISES NEED A LARGE WOMEN WORKFORCE:

To determine that an enterprise has the necessary conditions to use a large women workforce as stipulated in Article 5 of Decree No.23-CP of April 18, 1996 of the Government the following factors must be taken into account:

1. To determine the number of laborers on the payroll of the enterprise each month in order to calculate the average for the whole year at the time of the elaboration of the annual plan.

2. On the basis of the workforce receiving the average wage in the whole year, the enterprise shall calculate the absolute as well as relative number of women laborers and decide whether it is or is not an enterprise requiring a large women workforce.

3. An enterprise which gathers all the above factors shall compile a dossier (2 sets) and send it to the Labor, War Invalids and Social Affairs Service in November each year. Basing itself on this dossier, the Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall conclude that an enterprise qualifies to be an enterprise using a large women workforce and shall remit one set to the enterprise (the other shall be kept at the Labor, War Invalids and Social Affairs Service) (see Form No.5 attached to this Circular).

4. The dossier applying for recognition as an enterprise using a large women workforce shall comprise:

- A written official application of the enterprise (Form No.4 attached to this Circular);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



V.- PREFERENTIAL TREATMENT OF AN ENTERPRISE USING A LARGE WOMEN WORKFORCE

Pursuant to the policy of preferential treatment of the enterprises using a large women workforce stipulated in Article 6 of Decree No.23-CP of April 18, 1996 of the Government, the Ministry provides the following guidance:

1. The policy of granting low interest loans from the National Fund for Employment:

a/ To quality for capital borrowing, the enterprise must meet the following conditions:

- It is an enterprise using a large women workforce as defined in Section IV of this Circular;

- The enterprise is meeting with difficulties and entitled to special assistance by decision of the Prime Minister at the proposal of the parent Ministry, the State corporation, the People’s Committee of the province or city directly under the Central Government;

- The enterprise can present a plan to demonstrate the efficiency of the use of the loan, the capability for debt payment and job procurement for its women workforce.

b/ Mode of implementation:

The enterprise shall observe the current regulations on borrowing capital at low interest rates from the National Fund for Employment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To qualify for consideration for package non-refund support, the enterprise must meet the following conditions:

- It is an enterprise using a large women workforce defined in Section IV of this Circular;

- It must present a plan of transferring the women laborers from places with harmful working conditions and other jobs where women labor is prohibited as defined in the Inter-ministerial Circular No.03/TT-LB of January 28, 1994 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health to other jobs which suit their health and ensure their function of procreating and raising their children.

- It is an enterprise which meets financial difficulties because its self-procured capital is not enough to implement this plan.

b/ Method of implementation:

The enterprise shall elaborate a plan according to the current process on the elaboration of a plan to apply for capital borrowing at low interest rate from the National Fund for Employment.

VI.- BASIS TO CONSIDER FOR TAX REDUCTION

The consideration for tax reduction according to Article 7 of Decree No.23-CP of April 18, 1996 of the Government shall be effected as directed by the Ministry of Finance. This Circular specifies the usual extra costs due to the use of women workforce:

1. The 60-minute break per day during the period of nursing a child under twelve months old multiplied by the number of workdays of the women laborers entitled to such a regime and converted into money equivalent;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Purchase of equipment and appliances for the crèches and pre-school classes organized by the enterprise;

4. The thirty-minute break for sanitation of women laborers multiplied by the number of workdays of the women laborers entitled to this regime and converted into money equivalent;

5. One hour of working time less per day for pregnant women laborers up to the 7th month multiplied by the number of workdays for women laborers entitled to this regime and converted into money equivalent;

6. Allowance to women laborers after childbirth;

7. Hiring teachers to open a crèche or pre-school class organized by the enterprise;

8. Purchase of additional labor protection equipment (besides that under the common regime) to suit the working conditions of women laborers;

9. Building separate bathrooms and toilets for women laborers;

10. Organizing health checks for women laborers (periodically once a year);

11. Organizing anniversaries of women.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the transfer of women labor from the jobs banned to women labor to other and suitable jobs under Article 11 of Decree No.23-CP of April 18, 1996 of the Government the enterprise shall have to undertake the following:

1. To inventorize and classify the women laborers who are doing jobs banned to women labor (see Form No.3 attached to this Circular).

2. To draw up a plan to move this women workforce to other and suitable jobs.

In case the enterprise is meeting with financial difficulties and is qualified for the policy of package financial support from the National Fund for Employment, the provisions in Clause 2, Section V of this Circular shall apply.

3. While drawing up its plan, the enterprise must carry out immediately a number of measures stipulated in Inter-ministerial Circular No.03/TT-LB of January 28,1994 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health in order to arrange an appropriate work timetable for the women laborers so that they might learn a trade and familiarize themselves with the new job.

VIII.- ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministries and branches shall organize and direct the implementation of this Circular for the enterprises directly under their management; they should regularly urge and inspect the implementation of the policies and regimes regarding women labor by the director of the enterprise; and carry out fully the reporting regime as prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (see Forms No.2 and 3 attached to this Circular).

2. The People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall direct the concerned Commissions and branches including the Labor, War Invalids and Social Affairs Service which is the permanent agency to help the People’s Committee in guiding the enterprises located on their territories to implement this Circular.

3. The Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall draw up a plan of action and submit it to the People’s Committee of the province and city and organize the implementation of this plan. At the same time it shall have to observe the regime of timely reporting to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. In the process of its implementation, should any problem arise, the ministries, branches and localities are requested to report in time to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and settlement.

 

 

THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Tran Dinh Hoan

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 3/1997/TT-BLĐTBXH ngày 13/01/1997 hướng dẫn Nghị định 23/CP-1996 về những quy định riêng đối với lao động nữ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.212

DMCA.com Protection Status
IP: 44.220.247.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!