Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 11-TS/TT chế độ phụ cấp công nhân lặn

Số hiệu: 11-TS/TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Tổng cục Thuỷ sản Người ký: Nguyễn Trọng Tính
Ngày ban hành: 11/01/1961 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC THUỶ SẢN
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11-TS/TT

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 1961 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CHO CÔNG NHÂN LẶN 

Kính gửi: Các ông Giám đốc xí nghiệp quốc doanh đánh cá biển Lạch bạng, Cửa Hội, Nhật lệ

Thi hành nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về việc cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương năm 1960. Đối với ngành thủy sản có một số nghề đánh cá thủ công ở các xí nghiệp quốc doanh đánh cá biển, cần có những công nhân biết lặn để phục vụ sản xuất. Tổng cục thủy sản nhận thấy, ngoài số tiền lương và tiền phụ cấp trong những ngày đi biển, cần có một khoản tiền phụ cấp bồi dưỡng cho những công nhân lặn của một số nghề này, để có sự đãi ngộ thích đáng hơn.

Qua sự trao đổi và đề nghị ý kiến với Bộ Lao động, được Bộ Lao động thỏa thuận theo công văn số 1443/LĐTL ngày 29 tháng 09 năm 1960 của Bộ Lao động và giao cho Tổng cục Thủy sản ra thông tư quy định cụ thể hướng dẫn cho các xí nghiệp thi hành.

I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

Trong kỳ tăng lương và cải tiến lương năm 1960, đối với nghề đánh cá biển, được Chính phủ chú trọng nâng cao mức lương cho công nhân đánh cá biển với điều kiện lao động nặng nhọc và làm việc không bình thường trên mặt biển. Đó là có sự chiếu cố đãi ngộ thích đáng.

Nói chung trong nghề đánh cá thủ công, trong khi sản xuất phần nhiều công nhân phải lặn dưới nước là việc thông thường: Nhưng có một số ít loại nghề đặc biệt như "lưới quét, xăm trủ" khi sản xuất, cần thiết phải có người lặn kéo, không có người lặn kéo, thì hai loại nghề ấy sản xuất không được cá. Do tính chất nghề nghiệp đặc biệt như vậy nên không thể thiếu được người quen biết lặn kéo.

Người lặn kéo "lưới quét, xăm trủ", không quản ngại ngày đêm, rét mướt, khi có cá bất kỳ lúc nào, có đánh lưới là phải lặn kéo, đầm mình luôn dưới nước, chỉ lấy hơi sức của mình lao động phục vụ sản xuất, chưa có trang bị phương tiện nào khác, cường độ lao động cao và phải bị hao mòn về sức khỏe. Nhưng hiện nay nghề nghiệp chưa được cải tiến, vẫn còn đánh cá theo lối thủ công, nhất là hai loại nghề này sản xuất thu hoạch cũng khá cao, do đó các xí nghiệp còn duy trì để sản xuất.

Vì điều kiện lao động đặc biệt nói trên. Tổng cục quy định các mức tiền phụ cấp bồi dưỡng cho công nhân lặn của hai loại nghề "lưới quét, xăm trủ", nhằm đãi ngộ thích đáng cho những người công nhân lặn, tạo thêm điều kiện vật chất để bồi dưỡng có đủ sức khỏe đảm bảo kế hoạch sản xuất đồng thời cũng nhằm khuyến khích cho công nhân hăng hái phấn khỏi phục vụ lâu dài.

II. NGUYÊN TẮC PHỤ CẤP

Căn cứ vào mục đích ý nghĩa trên, Tổng cục quy định như sau:

1. Chỉ phụ cấp cho những công nhân lặn kéo của hai nghề "lưới quét, xăm trủ" và cho những công nhân lặn gỡ lưới hoặc neo của nghề khác bị mắc răng. Còn những trường hợp lặn lội khác thông thường không thuộc phạm vi áp dụng chế độ này.

2. Tính phụ cấp lặn lội cho công nhân, căn cứ vào mỗi lần bủa lưới, vây được cá có lặn kéo mới được phụ cấp, không phân biệt ngày hay đêm, không tính theo thời gian phải lặn lâu, mau, và không tính số người tham gia lặn kéo trong mỗi lần bủa lưới nhiều hay ít.

3. Hai loại nghề lớn nhỏ khác nhau, nghề nào lớn hơn thì lặn kéo nặng nhọc hơn, do đó mức phụ cấp phải cao hơn. Mùa đông rét mướt phụ cấp cần phải cao hơn mùa nam nắng ấm.

4. Đối với công nhân lặn gỡ lưới mắc răng, căn cứ vào mỗi người làm xong nhiệm vụ, và mức độ nước sâu hay cạn mà định mức lương cao hay thấp.

5. Khi nào thuyền trưởng quyết định cho công nhân cần thiết phải lặn kéo, hoặc lặn gỡ lưới, neo bị mắc, thì mới được tính phụ cấp.

III. MỨC PHỤ CẤP

Để đảm bảo những nguyên tắc đã quy định trên đây, mức phụ cấp chia các mức khác nhau:

1. Lặn kéo:

Đối với "xăm trủ cũng như lưới quét" và xăm gỡ tính mỗi lần bủa lưới vây được cá, công nhân có lặn kéo xong mỗi giác lưới, mức phụ cấp tính trên mỗi lần như vậy là:

- Mức phụ cấp cho công nhân lặn kéo lưới quét và xăm gỡ:

- Mùa đông rét mướt __ 1 đồng 40

- Mùa nam nắng ấm __ 1 đồng 00

- Múc phụ cấp cho công nhân lặn kéo xăm trủ:

- Mùa đông rét mướt __ 1 đồng 00

- Mùa nam nắng ấm __ 0 đồng 60

2. Lặn gỡ lưới, neo bị mắc răng:

Tính mỗi lần xảy ra mắc răng, được thuyền trưởng quyết định cần phải lặn, những công nhân nào có lặn gỡ, được phụ cấp trong mỗi người có lặn như vậy là: Tùy theo nước sâu hay cạn, trời rét hay nắng ấm mà thuyền trưởng quyết định cấp:

- Tối đa là:      1 đồng 00

- Tối thiểu là: 0 đồng 30

Chú ý: Trường hợp bủa lưới rồi, nghi ngờ có được cá hay không, công nhân phải lặn thăm dò một vài lượt thấy không được cá, không tiếp tục lặn kéo, thì trường hợp này không được tính phụ cấp.

IV. CÁCH TÍNH PHỤ CẤP

Để kịp thời thanh toán tiền phụ cấp bồi dưỡng cho công nhân, hàng ngày đi sản xuất do thuyền trưởng chịu trách nhiệm có sổ ghi công trong ngày có mấy lần bủa lưới có lặn được phụ cấp. Mỗi tuần tổng hợp lại thống kê: loại nghề "lưới quét" hay xâm trủ", có bao nhiêu lần bủa lưới có lặn kéo. Bảng kê phụ cấp bồi dưỡng, phải được đội trưởng xét và ký chứng nhận, để gửi về Hành chính quản trị xí nghiệp thanh toán.

Ví dụ: Tổ II thuộc Đội III có anh A và B, trong tuần lặn kéo "lưới quét" 6 lần, lặn kéo "xăm trủ" 5 lần, trong mùa nam trời nắng ấm.

- 1 đồng 00 x 6 =

- 0 đồng 60 x 5 =

6 đồng 00

3 đồng 00

Cộng =

9 đồng 00

- Số tiền phụ cấp trên đây do anh A và B được hưởng, tự phân phối với nhau, trên cơ sở mỗi người lặn nhiều hay ít, giỏi hay kém, mà hưởng thụ nhiều hay ít. Chủ yếu là hai anh thỏa thuận trong việc phân phối với nhau. Nếu có trường hợp giữa hai người chưa thống nhất, có thể toàn tổ sản xuất tham gia góp ý kiến mức độ hưởng thụ của mỗi người. Làm thế nào tránh suy bì kèn cựa, mà phải phấn khởi chung sức với nhau làm nhiệm vụ để đảm bảo sản xuất.

V. ĐỐI TƯỢNG THI HÀNH

Chế độ này chỉ thi hành riêng cho các xí nghiệp đánh cá biển:

- Những công nhân lặn kéo cho 2 loại nghề "lưới quét", "xăm trủ", trong khi sản xuất, người nào có lặn kéo mới được hưởng khoản phụ cấp này.

- Những nghề mành lưới khác thỉnh thoảng lưới, neo bị vướng rạn, sò cần phải lặn gỡ, thì công nhân nào có lặn, cũng được hưởng phụ cấp đã quy định trên.

Đề nghị các ông Giám đốc xí nghiệp đánh cá biển căn cứ vào thông tư này giải thích, hướng dẫn thi hành chế độ phụ cấp lặn cho công nhân lặn và được thích hợp với hoàn cảnh cụ thể trong xí nghiệp mình.

Thông tư này thi hành kể từ ngày ban hành, không đặt ra giải quyết truy lĩnh, yêu cầu các xí nghiệp chú ý trong quá trình thực hiện có gặp gì mắc mứu, khó khăn, phản ảnh về Tổng cục góp ý giải quyết.

 

CHỦ NGHIỆM TỔNG CỤC THỦY SẢN


 
 
Nguyễn Trọng Tính

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 11-TS/TT ngày 11/01/1961 về chế độ phụ cấp cho công nhân lặn do Tổng cục Thuỷ sản ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.042

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.15.205
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!