Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02-TT-VP hướng dẫn Nghị định 165-CP đồng phục cán bộ công nhân ngành vận tải đường biển

Số hiệu: 02-TT-VP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Dương Bạch Liên
Ngày ban hành: 13/01/1964 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02-TT-VP

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 1964 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 165-CP NGÀY 02-11-1963 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ ĐỒNG PHỤC CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

Ngày 02-11-1963, Hội đồng Chính phủ đã ban hành nghị định số 165-CP quy định về dấu hiệu, phù hiệu và trang phục của cán bộ, công nhân, nhân viên ngành vận tải đường biển.

Trong thông tư này, Bộ quy định một số điểm cụ thể và hướng dẫn thi hành nghị định nói trên của Hội đồng Chính phủ.

I. CHẾ ĐỘ TRANG PHỤC

1. Dấu hiệu, phù hiệu ngành vận tải đường biển.

a) Dấu hiệu tượng trưng của ngành vận tải đường biển nhằm phân biệt cán bộ, công nhân, nhân viên ngành vận tải Việt Nam với cán bộ, công nhân, nhân viên các ngành hoạt động khác trong nước cũng như phân biệt với những người làm công tác vận tải đường biển nước ngoài.

Hình dạng, kích thước, màu nền vải của dấu hiệu và vị trí đeo dấu hiệu đều thống nhất chung cho đường biển, về chi tiết có một số điểm khác nhau nhằm phân biệt cán bộ, công nhân, nhân viên, người làm công tác trên tàu biển đường xa, đường gần, người làm công tác trên tàu chạy ven biển với cán bộ cảng vụ và hoa tiêu.

b) Phù hiệu quy định chỉ được dùng cho cán bộ, phù hiệu có tác dụng phân biệt cán bộ nghiệp vụ, chuyên môn theo từng nghề khác nhau trong ngành vận tải đường biển (cán bộ làm công tác điều độ ở cảng không có phù hiệu).

Dấu hiệu, phù hiệu biểu hiện đặc điểm của ngành nghề và chức vụ trách nhiệm nên việc sử dụng, bảo quản phải đúng mức, tránh dùng bừa bãi, cơ quan xí nghiệp cấp phát phải đúng tiêu chuẩn, quản lý chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên và thu hồi mỗi khi cán bộ, công nhân viên không còn giữ chức danh quy định được cấp phát.

Mẫu mực và quy cách của dấu hiệu, phù hiệu từng loại phải thống nhất do Cục vận tải đường thủy trực tiếp hướng dẫn việc gia công.

2. Áo quần đồng phục.

1. Căn cứ vào nhu cầu công tác và khả năng tài chính của cơ quan, xí nghiệp, hiện nay bước đầu Bộ quy định đối với những chức danh sau đây được trang bị áo quần đồng phục:

a) Cán bộ, công nhân, nhân viên làm việc trên các tàu vận tải đường biển (kể cả đường xa, đường gần và ven biển) các tàu công trình đường biển (tàu cuốc số 8, tàu thả phao), tàu cấp cứu biển.

Y tá, quản lý, cấp dưỡng và các nhân viên phục vụ khác trong biên chế các tàu nói trên cũng được trang bị đồng phục.

Đối với cán bộ, công nhân, nhân viên trên các tàu hoa tiêu, tàu lai biển phục vụ phụ trong và ngoài cảng, v.v… Bộ sẽ nghiên cứu giải quyết sau.

b) Cán bộ cảng vụ là những cán bộ trực tiếp giao dịch với các tàu nước ngoài gồm có cảng vụ trưởng, cảng vụ phó, cảng vụ hạng hai, hạng ba (phụ trách bến và công tác từng ca ở bến) trưởng và phó phòng điều độ cảng, trực ban điều độ, chỉ đạo viên xếp dỡ.

c) Các cán bộ hoa tiêu.

d) Hoa tiêu tập sự và cán bộ tập sự trên các tàu đã nói ở điểm a (tập sự thuyền phó, máy phó, cán bộ điện, v.v…).

2. Để phân biệt chức vụ, trách nhiệm theo cấp bậc khác nhau mũ và áo quần đồng phục của cán bộ, công nhân, nhân viên phải theo đúng quy định như sau:

a) Cán bộ làm việc trên tàu đi biển đường xa, đường gần, cán bộ cảng vụ (cảng vụ trưởng, cảng vụ phó, cảng vụ hạng hai, hạng ba) và hoa tiêu:

- Mũ kiểu lưỡi trai đằng trước có gắn dấu hiệu bằng dạ màu tím than; lưỡi trai trước mũ bằng dạ màu đen bóng chỗ rộng nhất là 5 phân có quai da cùng màu; vải bọc mũ tháo ra lắp vào được; mùa lạnh bằng dạ màu tím than, mùa nóng bằng ka-ki màu trắng Nam-định. Riêng mũ của thuyền trưởng, cảng vụ trưởng, hoa tiêu trưởng có thêm một dây tết bằng kim tuyến vàng trên quai da đen của mũ.

- Áo quần kiểu áo vét, cổ bẻ có cờ-ra-vát 4 khuy, 4 túi trong, khuy lớn và nhỏ bằng đồng hay nhựa màu vàng có hình mỏ neo nổi; mùa nóng bằng ka-ki trắng Nam-định, áo ngắn tay.

Mùa lạnh, áo quần bằng dạ màu tím than. Riêng cán bộ cảng vụ phụ trách bến và cán bộ công tác từng ca ở bến: quần áo mùa nóng bằng ka-ki màu vàng, mùa lạnh bằng ka-ki màu xanh Nam-định.

- Giầy da đồng màu đen hoặc nâu.

b) Cán bộ tàu vận tải ven biển, tàu công trình đường biển, tàu cấp cứu, cán bộ tập sự trên tàu, cán bộ điều độ cảng, chỉ đạo viên xếp dỡ và công nhân viên trên các tàu đi biển (kể tất cả các loại):

- Mũ kiểu thống nhất như các tàu trên riêng vải bọc mũ bằng ka-ki Nam định: mùa nóng màu trắng, mùa lạnh màu xanh công nhân.

- Áo quần bằng vải ka-ki Nam định; mùa nóng kiểu áo sơ mi ngắn tay màu trắng, có hai túi ở ngực, quần bằng ka-ki Nam định màu xanh nước biển. Riêng đối với cán bộ làm công tác điều độ và chỉ đạo viên xếp dỡ, áo quần bằng ka-ki màu vàng; mùa lạnh áo quần bằng vải ka-ki Nam định màu xanh nước biển, kiểu áo của cán bộ công tác trên tàu và cán bộ làm công tác điều độ và chỉ đạo viên xếp dỡ giống như kiểu áo cán bộ trên tàu đi biển đường xa, đường gần nói ở trên. Riêng đối với cán bộ tập sự và công nhân, nhân viên làm việc trên tàu, mùa lạnh kiểu áo cổ kín chữ V, 5 khuy, 4 túi trong. Trường hợp không có vải ka-ki màu xanh nước biển, có thể thay thế bằng ka-ki màu xanh công nhân.

- Giầy da đồng màu đen hoặc nâu.

II. CHẾ ĐỘ CẤP PHÁT

Việc tổ chức mua sắm, cấp phát do cơ quan, xí nghiệp đảm nhiệm, theo đúng quy cách phẩm chất và mẫu mực đã được quy định.

Dấu hiệu, phù hiệu, mũ do cơ quan, xí nghiệp cấp phát, người được cấp không phải trả tiền.

Đối với áo quần, cơ-ra-vát và giầy, cơ quan, xí nghiệp trợ cấp 40% người được cấp phải trả 60%.

Khi may sắm, cơ quan, xí nghiệp sẽ ứng trước, còn về phần người được cấp phải đóng góp sẽ trừ dần vào lương như sau:

- Quần áo cán bộ trừ từ 8 tới 10% theo lương chính mỗi tháng.

- Quần áo công nhân, nhân viên trừ từ 6-8% theo lương chính mỗi tháng.

Năm đầu được cấp phát hai bộ: áo quần mùa nóng vào tháng 3, mùa lạnh vào tháng 9. Năm sau, căn cứ vào tiêu chuẩn thời gian để cấp phát hoặc thay thế những trang phục bị hỏng rách.

III. CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG

a) Thời gian sử dụng.

- Dấu hiệu, phù hiệu không quy định thời gian sử dụng. Mỗi khi hư hỏng hoặc cũ, bạc màu, cơ quan xí nghiệp cấp cái mới.

- Thời gian sử dụng mũ, áo quần và giầy quy định như sau:

Mũ 2 năm

Áo quần bằng dạ 5 năm

Áo quần bằng vải ka-ki 2 năm

Giầy da 2 năm

Cán bộ, công nhân viên được cấp phát phải bảo đảm đúng thời gian quy định trên đây mới được cấp phát đồ mới.

Tuy nhiên trong những trường hợp áo quần, giầy bị mất hoặc bị hư hỏng bất thường có lý do chính đáng, người được cấp phát có thể được cấp phát cái mới theo quy định chung hoặc phải trả cả số tiền áo quần và giầy được cấp mới do cơ quan, xí nghiệp xét và giải quyết.

b) Thu hồi.

1. Dấu hiệu, phù hiệu là hình thức biểu hiện tính chất, đặc điểm của ngành nghề, do đó chỉ cấp phát cho những người đang phục vụ theo các chức danh đã quy định ở trên, cơ quan xí nghiệp có trách nhiệm:

- Thu hồi cái cũ khi cấp phát cái mới.

- Thu hồi khi người được cấp thôi việc, về hưu hay chuyển đổi công tác trong hoặc ngoài cơ quan, không còn giữ các chức danh quy định được mang dấu hiệu, phù hiệu.

2. Áo quần, cơ-ra-vát, mũ, giầy khi đổi mới không thu hồi cái cũ. Trường hợp người được cấp thôi việc, về hưu hay chuyển đổi công tác, trong và ngoài phạm vi cơ quan, không còn giữ các chức danh quy định được cấp phát, nếu trang phục đã sử dụng được nửa thời hạn quy định sử dụng trở đi thì được cấp hẳn, dưới nửa thời hạn thì phải thanh toán với đơn vị theo tỷ lệ giá còn lại của trang phục.

c) Sử dụng áo quần đồng phục.

Cần phân biệt giữa áo quần sử dụng trong khi làm việc mà cán bộ, công nhân, nhân viên ngành đường biển được cấp phát theo quy định số 119-LĐTL ngày 04-11-1963 của Bộ với việc quy định cấp phát áo quần đồng phục.

Áo quần đồng phục chỉ sử dụng mỗi khi có giao dịch công tác với cơ quan ngoài đơn vị, các buổi lễ, tiếp đón,v.v… cụ thể trong một số trường hợp dưới đây:

1. Đại diện cho tàu giao dịch công tác với cảng, đại lý tàu biển với các cơ quan, các nhà chức trách trên bờ hoặc với các tàu khác.

2. Cán bộ chỉ huy: thuyền trưởng, chính trị viên, thuyền phó, máy trưởng khi tàu ra vào bến, khi đại diện cho tàu tiếp cán bộ, nhân viên trên bờ tới giao dịch công tác hoặc tiếp các quan khách, các phái đoàn đến tham quan.

3. Cán bộ cảng vụ, hoa tiêu khi thừa hành nhiệm vụ.

4. Đại diện cho đơn vị tham dự các buổi liên hoan tiếp đón, dự các buổi mít tinh, biểu tình, dự hội nghị của cơ quan, xí nghiệp và đoàn thể, đáp lễ hoặc thăm viếng các đoàn thể.

5. Các phái đoàn Chính phủ, Quốc hội đến tham quan, v.v…

Nói chung trong mọi trường hợp cần biểu hiện và đề cao uy tín của ngành vận tải đường biển ở trong và ngoài nước. Trong các hoàn cảnh cụ thể khác xét cần thiết, cán bộ phụ trách đơn vị có thể cho phép cán bộ, công nhân viên dưới quyền mình được sử dụng đi chơi thăm viếng bà con. Tuy nhiên cũng cần tránh sử dụng bừa bãi không đúng chỗ, hoặc những lúc không cần thiết, thay thế áo quần thường hay áo quần làm việc.

Trang phục khi sử dụng phải gọn gàng, sạch sẽ, tề chỉnh và đứng đắn không để sộc sệch, dơ bẩn, nhầu nát. Người được mặc phải giữ đúng phong cách người cán bộ, công nhân viên của ngành vận tải đường biển nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cán bộ khi mặc trang phục phải kèm theo dấu hiệu nếu có phù hiệu phải đeo đầy đủ nhất là khi đi ra ngoài (Riêng cán bộ máy đang công tác hay trực ban trong một số trường hợp nói trên vẫn giữ nguyên áo quần làm việc chỉ cần đội mũ có dấu hiệu).

Cán bộ phụ trách các đơn vị phải có trách nhiệm quy định và kiểm tra chung để cho việc mặc được thống nhất, đồng đều theo cấp, theo loại và theo mùa.

Theo chế độ cấp phát, đồng phục của ngành vận tải đường biển vừa là tài sản Nhà nước vừa là của riêng, người được cấp có nhiệm vụ sử dụng đúng mức, bảo quản tốt để dùng được lâu bền tránh lãng phí cho Nhà nước và cho bản thân mình.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Chế độ trang bị đồng phục này thi hành kể từ ngày công bố nghị định 165-CP ngày 02-11-1963 của Hội đồng Chính phủ, những quy định về trang bị đồng phục do thông tư 13-TT-P3 ngày 13-10-1956 của Bộ Giao thông và bưu điện ban hành trước đây trái với nghị định 165-CP và thông tư này đều bãi bỏ.

Ông Cục trưởng Cục vận tải đường thủy, ông Giám đốc cảng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành thông tư này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG
 


 

Dương Bạch Liên

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 02-TT-VP-1964 hướng dẫn thi hành Nghị định 165-CP-1963 về chế độ đồng phục cho cán bộ, công nhân, nhân viên ngành vận tải đường biển do Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.866

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.115.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!