Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 725/1999/QĐ-BLĐTBXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 30/06/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 725/1999/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 725/1999/QĐ-BLĐTBXH NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUY ĐỊNH TẠM THỜI MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐƯA LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 7/12/1993 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quy định tạm thời một số biện pháp phòng ngừa và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông tránh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các doanh nghiệp đưa lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

 

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUY CHẾ

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐƯA LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN GIA ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 725/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ lao động- Thương binh và Xã hội)

Nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo đảm lợi ích hợp pháp của người lao động, của Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Doanh nghiệp và của người lao động) bảo đảm uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế. Sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, Ngành liên quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế quy định tạm thời một số biện pháp phòng ngừa và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như sau:

Chương 1

TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO GIÁO DỤC, QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH

Điều 1: Công tác tuyển chọn và đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động, (kể cả lao động làm việc ở nước ngoài theo hình thức tu nghiệp sinh) và chuyên gia trước khi đi:

1- Khi tuyển chọn, Doanh nghiệp phải công khai về số lượng, tiêu chuẩn, giới tính, tuổi đời, thời gian tuyển, công việc mà người lao động sẽ đảm nhiệm, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và nghĩa vụ của người lao động. Doanh nghiệp thực hiện tuyển chọn trực tiếp đúng số lượng, chất lượng lao động, có tư cách đạo đức và sức khoẻ tốt theo hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết.

2- Doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tiếp nhận để tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng theo chương trình thống nhất do Cục Quản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về nội dung và thời gian (ít nhất một tháng), riêng chuyên gia, tổ chức đào tạo theo chương trình quy định của Bộ chủ quản. Quá trình đào tạo, giáo dục định hướng đối với người lao động và chuyên gia phải được tổ chức chặt chẽ; kết thúc khoá học phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và ý thức chấp hành nội quy của học viên. Không được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa đào tạo, giáo dục định hướng hoặc học không đạt kết quả.

Điều 2: Doanh nghiệp phải ký hợp đồng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với người lao động (theo mẫu số 1 kèm theo Quy chế này), đối với chuyên gia theo mẫu quy định của Bộ chủ quản, trong đó ghi rõ trách nhiệm của Doanh nghiệp, của người lao động và chuyên gia trong việc thực hiện hợp đồng đã ký và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng.

Điều 3: Chế độ tài chính:

Doanh nghiệp phải công khai trên báo và tại văn phòng Doanh nghiệp các khoản tiền người lao động và chuyên gia phải nộp; thực hiện thu trực tiếp từ người lao động và chuyên gia, không thu qua tổ chức kinh tế, cá nhân trung gian.

Điều 4: Công tác quản lý lao động ở nước ngoài:

1- Doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với tổ chức tiếp nhận người lao động trong việc quản lý, giáo dục người lao động, xử lý những phát sinh về quan hệ lao động ở nước ngoài.

2- Nếu có số lượng từ 500 lao động hoặc dưới 500 lao động nhưng ở địa bàn mới, phức tạp thì Doanh nghiệp phải cử cán bộ quản lý lao động.

3- Cán bộ Doanh nghiệp đi quản lý lao động ở nước ngoài phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ đáp ứng nhiệm vụ được giao và có trách nhiệm: theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng đã ký; xử lý tranh chấp lao động và những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động cho đến khi hoàn thành hợp đồng và đưa người lao động và chuyên gia về nước.

4- Doanh nghiệp phải thông báo cán bộ được cử đi quản lý cho Cục Quản lý lao động với người nước ngoài thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nhận lao động. Cán bộ quản lý lao động ở nước ngoài chịu sự chỉ đạo quản lý Nhà nước của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại.

5- Những vấn đề phát sinh của người lao động và chuyên gia ở nước ngoài vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Doanh nghiệp phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản bằng văn bản để xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại và Cục Quản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương 2

TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP, CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN GIA VÀ CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢN

Điều 5: Trách nhiệm của Doanh nghiệp

1- Thực hiện đúng hợp đồng đã ký với tổ chức tiếp nhận lao động và chuyên gia; giải thích rõ các điều khoản trong hợp đồng ký với tổ chức tiếp nhận có liên quan đến người lao động và chuyên gia.

2- Làm tốt công tác thông tin 2 chiều giữa các Doanh nghiệp và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về thị trường lao động và tình hình làm việc, sinh sống của người lao động.

3- Doanh nghiệp phải thực hiện đúng trách nhiệm về quản lý theo quy định; phải lập sổ theo dõi lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài (Theo mẫu số 2 kèm theo Quy chế này). Trường hợp người lao động và chuyên gia bỏ hợp đồng thì Doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm giải quyết mọi phát sinh liên quan cho đến khi người lao động và chuyên gia về nước và được khấu trừ các khoản tiền đã chi để giải quyết hậu quả do người lao động và chuyên gia vi phạm.

Điều 6: Trách nhiệm của người lao động và chuyên gia:

1- Trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải qua khoá đào tạo, giáo dục định hướng và đạt kết quả kiểm tra cuối khoá học.

2- Chấp hành pháp luật, quy chế và nội quy của cơ quan, tổ chức tiếp nhận hoặc của Doanh nghiệp nước ngoài đã ký trong hợp đồng.

3- Không được tham gia các hoạt động, hội họp hoặc đình công bất hợp pháp.

4- Ký và thực hiện đầy đủ hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với Doanh nghiệp Việt Nam và hợp đồng lao đồng với chủ sử dụng lao động và chuyên gia, làm việc đúng nơi quy định được ký trong hợp đồng. Cấm tự ý bỏ đi làm việc ở nơi khác. Khi hết hạn hợp đồng nếu muốn gia hạn thì phải được sự đồng ý của Doanh nghiệp cử đi và tổ chức tiếp nhận, nếu không được gia hạn tiếp thì phải về nước.

Điều 7: Trách nhiệm của cơ quan chủ quản:

Chỉ đạo các Doanh nghiệp tổ chức quản lý từ khâu tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, thu chi tài chính theo quy định; ký kết hợp đồng và quản lý người lao động và chuyên gia nước ngoài; giải quyết các vấn đề phát sinh. Những vụ việc phức tạp, phải phối hợp với Cục Quản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng khác giải quyết, không để kéo dài, gây hậu quả.

Chương 3

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 8: Đối với Doanh nghiệp:

1- Các hành vi vi phạm:

- Hợp đồng ký kết không đủ, không đúng nội dung theo quy định, không đăng ký thực hiện hợp đồng mà đã tổ chức tuyển chọn lao động; tuyển chọn qua trung gian; không công khai số lượng, tiêu chuẩn, giới tính, tuổi đời, nghề, tiền lương và nghĩa vụ của người lao động và chuyên gia.

- Đưa người lao động chưa qua đào tạo theo quy định của Cục Quản lý lao động với nước ngoài và người chuyên gia chưa qua đào tạo theo quy định của Bộ chủ quản đi làm việc ở nước ngoài.

- Trước khi đưa đi, không ký hoặc ký không đúng nội dung hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với người lao động.

- Thu tiền không đúng quy định, thu tiền thông qua trung gian.

- Để người lao động và chuyên gia tự ý bỏ đi làm việc nơi khác từ 5% trở lên so với tổng số lao động đưa đi theo từng hợp đồng.

- Để xẩy ra tranh chấp mà xử lý không kịp thời, gây hậu quả xấu.

2- Các hình thức xử lý vi phạm:

Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, Doanh nghiệp sẽ bị xử lý như sau:

- Cảnh cáo và thông báo chung.

- Đình chỉ việc đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian một năm kể từ ngày có quyết định;

- Thu hồi giấy phép hoạt động.

Điều 9: - Đối với người lao động và chuyên gia:

1- Các hành vi vi phạm:

- Vi phạm hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan, tổ chức tiếp nhận hoặc chủ sử dụng lao động và chuyên gia;

- Đình công trái pháp luật nước sở tại;

- Tổ chức, lôi kéo, đe doạ buộc người khác vi phạm hợp đồng hoặc tham gia đình công trái pháp luật.

2- Các hình thức xử lý vi phạm:

Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý như sau:

- Buộc về nước chịu toàn bộ chi phí và không được hoàn trả tiền đặt cọc.

Doanh nghiệp thông báo cho địa phương và gia đình người lao động và chuyên gia biết.

- Nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường theo pháp luật

- Không được tái tuyển đi làm việc ở nước ngoài.

- Kết thúc hợp đồng không về nước thì không được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

Chương 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10: Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo doanh nghiệp trực thuộc thực hiện Quy chế này.

Điều 11: Các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện và phổ biến Quy chế này đến người lao động trước khi đưa họ ra nước ngoài làm việc.

Điều 12: Cục Quản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này. Nếu phát hiện có vi phạm Quy chế phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo các cơ quan có trách nhiệm xử lý.

MẪU SỐ 1

(Ban hành kèm theo Quy chế ngày 30 tháng 06 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
(giữa người lao động và doanh nghiệp Việt Nam)

Hợp đồng đi làm việc có thời hạn tại nước......................

Hôm nay, ngày tháng năm 199

Chúng tôi gồm:

1- Tên doanh nghiệp Việt Nam:................................................................

- Đại diện là Ông, Bà:...............................................................................

- Chức vụ:.................................................................................................

- Địa chỉ cơ quan:......................................................................................

- Điện thoại:..............................................................................................

2- Họ và tên người lao động:.....................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh:...........................................................................

- Số hộ chiếu:............................................; ngày cấp:...............................

- Số chứng minh thư:..................................; ngày cấp:..............................

Cơ quan cấp:...............................................; nơi cấp:................................

...................................................................................................................

- Địa chỉ trước khi đi:.................................................................................

- Nghề nghiệp trước khi đi:........................................................................

- Khi cần báo tin cho:................................; địa chỉ....................................

...................................................................................................................

Hai bên thoả thuận và cam kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:

Điều 1: Thời hạn và công việc của hợp đồng:

- Thời hạn hợp đồng:..................................................................................

- Thời gian thử việc:...................................................................................

- Thời gian làm việc: (giờ/ngày, giờ/tuần, các ngày nghỉ v.v...)

- Nước đến làm việc:

- Nơi làm việc của người lao động........ (nhà máy, công trường, cơ quan, tổ chức tiếp nhận)...................................................................................................

- Loại công việc:...............................................................................

Điều 2: Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động:

A/ Quyền lợi:

1- Tiền lương theo hợp đồng mà doanh nghiệp Việt Nam ký với tổ chức kinh tế nước ngoài:........../ tháng

2- Tiền lương làm thêm giờ:........... (ghi rõ mức được hưởng nếu có)............

3- Tiền thưởng:........ (nếu có).........................................................................

4- Tiền lương thực lĩnh hàng tháng (sau khi trừ các khoản phí dịch vụ, phí quản lý ở nước ngoài, bảo hiểm xã hội... và các khoản phải nộp khác theo luật pháp Nhà nước Việt Nam và luật pháp của nước đến làm việc là:................/ tháng

5- Chi trả lương: (chi trả hàng tháng tại đâu, ai trả....... ghi rõ vào hợp đồng)

6- Điều kiện ăn, ở: (ghi rõ chỗ ở miễn phí hay tự trả, điều kiện ở chống nóng, chống lạnh, đệm, giường, chăn gối, nhà tắm v.v...)

7- Được hưởng bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế theo quy định của ai?

8- Trong thời gian làm việc tại nước ngoài lao động bị ốm nặng ai chịu tiền viện phí (ghi rõ).

9- Được cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động (ghi rõ ai cung cấp).

10- Tiền cho phương tiện đi, về, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc v.v...).

B/ Nghĩa vụ của người lao động:

1- Người lao động phải qua kiểm tra sức khoẻ và làm hồ sơ gồm: lý lịch có xác nhận của cấp phường, thị trấn, xã thủ tục cho xuất cảnh.

2- Thực hiện đầy đủ các điều khoản thuộc trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động trong các hợp đồng đã ký kết: giữa doanh nghiệp Việt Nam với người lao động và tổ chức kinh tế nước ngoài.

3- Tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do người lao động gây ra trong thời gian sống và làm việc tại...............;

4- Phải nộp cho doanh nghiệp Việt Nam trước khi đi một khoản tiền sau:

- Tiền đặt cọc theo quy định là:..................................................................

- Tiền phí dịch vụ:.......................................................................................

- Tiền bảo hiểm xã hội:...............................................................................

- Phí quản lý ở nước ngoài (nếu có):..........................................................

- Tiền vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc:...................................

5- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nước đến làm việc, nội quy, quy chế, chế độ làm việc của cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp tiếp nhận lao động.

6- Không được tham gia các hoạt động chính trị hoặc hội họp bất hợp pháp hoặc đình công trái pháp luật;

7- Thực hiện đúng thời gian làm việc ở cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp tiếp nhận được chỉ định cho đến khi hết hạn hợp đồng. Khi kết thúc hợp đồng nếu gia hạn phải được sự đồng ý của doanh nghiệp cử đi và tổ chức tiếp nhận, nếu không được gia hạn thì phải về nước không ở lại bất hợp pháp, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng, phải bồi hoàn thiệt hại cho doanh nghiệp, mức độ bồi thường theo các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và nước đến làm việc.

Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp Việt Nam:

A/ Quyền hạn:

1- Được thu các khoản tiền theo quy định tại mục B Điều 2 trên đây.

2- Giám đốc doanh nghiệp có quyền thi hành kỷ luật với các hình thức phê bình, cảnh cáo hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với người vi phạm hợp đồng và đòi người lao động phải bồi thường mọi chi phí và thiệt hại do lỗi của người lao động gây ra (nếu có).

B/ Trách nhiệm:

1- Làm thủ tục xin cấp hộ chiếu, thủ tục với phía đối tác xin viza, mua vé máy bay, thực hiện chương trình tập huấn bắt buộc cho người lao động trước khi đi ra nước ngoài.

2- Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động theo Điều 2 mục A hợp đồng này.

3- Giám sát tổ chức tiếp nhận, sử dụng lao động về việc thực hiện các điều khoản đã ký bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

4- Doanh nghiệp có trách nhiệm giữ khoản tiền đặt cọc, đảm bảo khi người lao động về nước nếu không gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải hoàn trả lại cho người lao động kể cả tiền lãi, trả sổ BHXH, sổ lao động cho người lao động.

5- Quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài, trực tiếp giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh từ khi đưa đi đến khi thanh lý hợp đồng, chuyển trả về nơi trước khi đi.

Điều 4: Trách nhiệm hợp đồng

Hai bên thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng, trường hợp một trong hai bên vi phạm sẽ bị xử phạt theo Luật Lao động và các Luật pháp có liên quan, quy trách nhiệm bồi thường vật chất theo mức độ thiệt hại do mỗi bên gây ra.

Điều 5: Gia hạn hợp đồng

Trường hợp, hợp đồng giữa người lao động và tổ chức nhận được gia hạn thêm thì doanh nghiệp Việt Nam và người lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các điều khoản tại Điều 2, Điều 3 của hợp đồng này.

Điều 6: Hộp đồng này được làm thành hai bản, một bản do doanh nghiệp giữ, một bản do người lao động giữ để thực hiện, có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong thời hạn.......... năm.

Hai bên đại diện doanh nghiệp và người lao động đã đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản trên đây nhất trí ký tên.

Người lao động
(ký tên, ghi rõ họ tên)

Đại diện doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)

 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 725/1999/QD-BLDTBXH

Hanoi, June 30, 1999

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION PROVISIONALLY STIPULATING A NUMBER OF MEASURES TO PREVENT AND HANDLE VIOLATIONS IN THE FIELD OF SENDING LABORERS TO WORK ABROAD

THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

Pursuant to the Governments Decree No.96/CP of December 7, 1993 stipulating the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to the Government
s Decree No.07/CP of January 20, 1995 detailing a number of articles of the Labor Code on the sending of Vietnamese laborers to work abroad for given terms;
At the proposal of the Director of the Department for Management of Labor Cooperation with Foreign Countries,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation provisionally stipulating a number of measures to prevent and handle violations in the field of sending laborers and experts to work abroad.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 3.- The director of the Ministrys Office, the director of the Department for Management of Labor Cooperation with Foreign Countries, the heads of the units attached to the Ministry, directors of enterprises that send their laborers and experts to work abroad for given terms shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang

 

REGULATION

 PROVISIONALLY STIPULATING A NUMBER OF MEASURES TO PREVENT AND HANDLE VIOLATIONS IN THE FIELD OF SENDING LABORERS AND EXPERTS TO WORK ABROAD

(Promulgated together with Decision No.725/1999/QD-BLDTBXH of June 30, 1999 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs)

In order to enhance the management and protection of the legitimate interest of laborers sent to work abroad and enterprises sending them (hereinafter referred to as enterprises and laborers) as well as the Vietnamese labors prestige on the international market; after consulting the concerned ministries and branches and the Vietnam Labor Confederation, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby promulgates the Regulation provisionally stipulating a number of measures to prevent and handle violations in the field of sending laborers and experts to work abroad for given terms, as follows:

Chapter I

RECRUITMENT, TRAINING, EDUCATION AND MANAGEMENT OF LABORERS AND THE FINANCIAL REGIME

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When recruiting laborers, enterprises must publicize the number of laborers to be recruited, criteria, sex, age, recruitment time and job(s) to be undertaken by the laborers, working place(s), contract term, working and living conditions, wages, medical insurance, social insurance and obligations of the laborers. Enterprises shall directly recruit laborers according to the prescribed number and quality of laborers, who must have good virtue and good health according to the signed labor supply contracts.

2. Enterprises shall coordinate with the receiving organizations in organizing the training and oriented education under the uniform program set by the Department for Management of Labor Cooperation with Foreign Countries in terms of content and time duration (at least one month). Particularly for experts, the training shall be carried out under the programs set by their managing ministries. The training and oriented education of laborers and experts must be carefully organized. At the end of each training course, an examination must be organized to evaluate the trainees study result and sense of observing the internal rules. Laborers who are not provided with training or oriented education or who failed to achieve the required study result shall not be sent to work abroad.

Article 2.- Enterprises must sign contracts for working abroad for given terms with laborers or with experts according to the forms set by the managing ministries, which clearly state the responsibilities of enterprises, laborers and experts to perform the signed contracts and liabilities to compensate for damage due to breaches of contracts by either of the two sides.

Article 3.- Financial regime

Enterprises shall have to publish on newspapers and post up at their offices the money amounts to be paid by laborers and experts; then collect them directly from laborers and experts, not through intermediary economic organizations or individuals.

Article 4.- Management of laborers working abroad:

1. Enterprises shall have to closely coordinate with laborer-receiving organizations in managing and educating laborers, handling problems arising from labor relations abroad.

2. Any enterprise that sends 500 laborers or more, or sends less than 500 laborers to new and complicated places, shall have to appoint its official(s) to manage such laborers.

3. Enterprises officials appointed to manage laborers abroad must have good virtue, professional qualifications and know foreign languages, so as to be able to fulfill their assigned tasks, and have the responsibility to monitor and supervise the performance of the signed contracts; settle labor disputes and arising matters related to the laborers till the labor contracts are completed and the laborers and experts are sent home.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Enterprises shall have to promptly send written reports on arising problems related to laborers and experts working abroad, which fall beyond their competence, to the managing agency(ies) for the latters direction; and at the same time to the Vietnamese representation in the host country and the Department for Management of Labor Cooperation with Foreign Countries under the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Chapter II

RESPONSIBILITIES OF ENTERPRISES, LABORERS, EXPERTS AND MANAGING AGENCIES

Article 5.- Responsibilities of enterprises

1. To strictly comply with the contracts already signed with laborer and expert receiving organizations; clearly explain clauses in contracts signed with receiving organizations, which are related to laborers and experts.

2. To carry out well the two-way information between the enterprises and the Vietnamese representations abroad on the labor market and the laborers working and living situation.

3. To properly perform their management responsibilities according to regulations; to compile books for monitoring laborers and experts working abroad. In cases where laborers and experts discontinue their contracts, the concerned enterprises shall still have to solve all arising relevant matters till such laborers and experts return to Vietnam and shall be entitled to get expenses already paid to settle consequences of the breaches of contracts by the laborers and experts.

Article 6.- Responsibilities of laborers and experts:

1. Before being sent to work abroad, to attend training and oriented education courses and pass the examinations at the end of such courses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Not to participate in illegal activities, meetings or strikes.

4. To sign and fully perform contracts for working abroad with Vietnamese enterprises, and labor contracts with labor and expert employers; to work at the right places as stated in the contracts. Not to arbitrarily leave to work at other places. Upon the expiry of contracts, if they wish to extend such contracts, they must obtain consents of the sending enterprises and receiving organizations. If no extension is given, they shall have to return home.

Article 7.- Responsibilities of managing agencies

To direct enterprises in organizing the management over processes from recruitment, training, oriented education, financial revenues and expenditures as prescribed; the signing of contracts and management of laborers and experts working abroad; settlement of arising problems. For complicated cases, they shall have to coordinate with the Department for Management of Labor Cooperation with Foreign Countries under the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and other functional agencies in settling them, thus leaving no cases unsettled for long and causing consequences.

Chapter III

HANDLING OF VIOLATIONS

Article 8.- For enterprises:

1. Violation acts include:

- Signing contracts that fail to contain all prescribed contents; failing to register the performance of contracts before organizing recruitment of laborers; recruiting laborers through an intermediary; failing to publicize the number, criteria, sex, age, occupation, wage and obligations of laborers and experts to be recruited;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Before sending laborers, failing to sign or improperly signing contracts for working abroad with such laborers;

- Collecting money in contravention of regulations, or collecting money through an intermediary;

- Letting 5% or more of the total number of laborers and experts sent under each contract arbitrarily leave to work at other places;

- Letting disputes occur without settling them promptly, thus causing bad consequences;

2. Violation-handling forms:

Depending on the nature and seriousness of their violations, violating enterprises shall be handled as follows:

- Warning and public notification.

- Suspension of their sending of laborers and experts to work abroad for one year from the date the suspension decision is issued;

- Withdrawal of operation licenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Violation acts include:

- Breaching contracts already signed with Vietnamese enterprises and receiving agencies or organizations or labor and expert employers;

- Going on strike in contravention of the law of the host countries;

- Organizing, inducing or compelling other people to breach contracts or participate in illegal strikes.

2. Violation-handling forms:

Depending on the nature and seriousness of their violations, violators shall be handled as follows:

- They shall be compelled to return home and bear all expenses therefor and shall not be refunded their deposits. The concerned enterprises shall notify the localities and families of such laborers and experts of their violations.

- If they cause damage to enterprises, they shall have to compensate therefor as prescribed by law.

- They shall not be re-recruited for working abroad.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 10.- The ministries, branches and Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to direct their enterprises to implement this Regulation.

Article 11.- Enterprises shall have to implement and disseminate this Regulation among laborers before sending them to work abroad.

Article 12.- The Department for Management of Labor Cooperation with Foreign Countries under the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide and inspect the implementation of this Regulation. Upon detecting violations of this Regulation, it shall have to promptly handle them or report them to responsible agencies for handling

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 725/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/06/1999 về Quy chế quy định tạm thời một số biện pháp phòng ngừa và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.378

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.200.136
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!