Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02-TLĐ/QĐ Loại văn bản: Quy định
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Nguyễn Văn Tư
Ngày ban hành: 28/04/1992 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02-TLĐ/QĐ

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 1992 

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ VIỆC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ TẬP THỂ, TƯ NHÂN VÀ CÁ THỂ

Căn cứ Luật công đoàn ngày 20/6/1990 và Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991 hướng dẫn thi hành luật công đoàn;
Căn cứ những điều luật của Nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể;
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam và qua nghiên cứu tổng kết thực tiễn;
Ban Thư ký Tổng liên đoàn quy định về tổ chức và hoạt động công đoàn trong các đơn vị kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể
như sau:

I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG HỢP TÁC XÃ.

1/ Công đoàn trong HTX được tổ chức ở các đơn vị kinh tế tập thể sản xuất công nghiệp; dịch vụ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải ( Hợp tác xã, hợp tác xã cổ phần, xí nghiệp tập thể).

2/ Công đoàn được thành lập ở những HTX có các điều kiện: tư liệu sản xuất đã được tập thể hoá, hoặc cổ phần hoá, hoạt động theo Điều lệ hợp tác xã; sản xuất tương đối ổn định và có phương hướng kinh doanh lâu dài; đa số lao động là xã viên hoặc có cổ phần.

3/ Đoàn viên công đoàn HTX là những xã viên, lao động hợp đồng từ một năm trở lên tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và tự nguyện gia nhập công đoàn.

4/ Nhiệm vụ cụ thể của công đoàn hợp tác xã:

-Tập hợp ý kiến đoàn viên, xã viên để phối hợp với Ban quản trị chuẩn bị tốt Đại hội xã viên. Trong đó tập trung vào các vấn đề về phương hướng sản xuất kinh doanh, bố trí lao động, phương thức phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ và bầu cử Ban lãnh đạo hợp tác xã.

-Phối hợp với Ban quản trị tổ chức phong trào tìm việc làm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, kèm cặp nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, giữ vững kỷ luật sản xuất, an ninh trật tự trên địa bàn.

-Cùng Ban quản trị xây dựng nội quy, quy chế quản lý HTX, phương án chia lương, chia thưởng, sử dụng quỹ phúc lợi ( quỹ công ích); thực hiện chính sách BHXH ( ốm đau , thai sản, tai nạn, hưu trí, mất sức lao động) cho đoàn viên, xã viên.

-Thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên khi khó khăn, hoạn nạn, phối hợp với Ban quản trị tổ chức nghỉ ngơi, tham quan, du lịch cho đoàn viên, xã viên.

-Động viên mọi người thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội xã viên, nội quy, quy chế của HTX, chính sách của Đảng và Nhà nước.

5/ Ban Chấp hành công đoàn cùng Ban quản trị HTX xây dựng quy chế phối hợp hoạt động để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên.

6/ Cán bộ công đoàn là những người có nhiệt tình với công tác công đoàn, được đoàn viên, xã viên tín nhiệm, am hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của HTX; được hưởng lương hoặc phụ cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng liên đoàn cho cán bộ công đoàn.

7/ Tài chính công đoàn HTX gồm: tiền đoàn phí do đoàn viên đóng bằng 1% tiền lương tháng ( nơi áp dụng lương tháng) hoặc bằng 1% thu nhập hàng tháng của đoàn viên; tiền trích từ quỹ HTX, tiền hoạt động kinh tế của công đoàn; các khoản thu khác ( nếu có). Thu , chi tài chính thực hiện theo Điều lệ quản lý tài chính của Tổng liên đoàn.

8/ Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã hoặc công đoàn ngành địa phương trực tiếp quản lý và hướng dẫn, giúp đỡ công đoàn HTX hoạt động.

II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CĐ TRONG DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN:

1/ Các xí nghiệp, công ty tư nhân được HĐBT hoặc UBND tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã cấp giấy phép thành lập và trọng tài kinh tế cùng cấp đăng ký kinh doanh, hoạt động theo luật doanh nghiệp tư nhân có phương hướng kinh doanh lâu dài, đa số công nhân lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì thành lập công đoàn.

2/ Tất cả công nhân lao động đang làm việc tại doanh nghiệp tư nhân theo chế độ hợp đồng lao động ( trừ lao động theo hợp đồng thời vụ và người trong gia đình của chủ) nếu tự nguyện và tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đều được gia nhập công đoàn.

Cán bộ công nhân viên chức của các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức đoàn thể; đã nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức hoặc thôi việc nay làm việc tại doanh nghiệp, có giấy sinh hoạt công đoàn đều tham gia công đoàn trong doanh nghiệp.

3/ Công đoàn trong doanh nghiệp tư nhân có chức năng chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, công nhân lao động, đoàn kết, giúp đỡ trong nghề nghiệp và đời sống của đoàn viên, công nhân lao động, phổ biến, hướng dẫn pháp luật và các chế độ chính sách có liện quan đến người lao động.

4/ Nhiệm vụ cụ thể các công đoàn doanh nghiệp tư nhân:

-Giúp đỡ người lao động ký hợp đồng lao động cá nhân với chủ.

-Đại diện cho công nhân lao động ký kết thoả ướng lao động tập thể với chủ doanh nghiệp và giám sát việc thực hiện các điều khoản đã được ký kết . Kiến nghị với chủ giải quyết những vi phạm các điều khoản đã được ký kết, bổ sung những nội dung mới trong thoả ước phù hợp với thực tế.

-Tổ chức đối thoại hoặc trực tiếp can thiệp để giải quyết các tranh chấp về tiền công, ngày giờ công, tiền thưởng, BHXH, BHLĐ trong doanh nghiệp.

-Tổ chức cho người lao động giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp và cuộc sống, tổ chức các quỹ tương trợ, thăm hỏi giúp đỡ những đoàn viên, lao động khi ốm đau, hoạn nạn, hiếu hỉ. Thương lượng với chủ chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân lao động; tham quan du lịch.

-Tuyên truyền phổ biến và động viên người lao động thực hiện tốt các chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến họ.

5/ Cán bộ công đoàn do quần chúng lựa chọn bầu ra; là những người vó nhiệm tình với công tác công đoàn, có uy tín trong quần chúng, am hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; được hưởng lương hoặc phụ cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng liên đoàn cho cán bộ công đoàn.

6/ Tài chính công đoàn trong doanh nghiệp tư nhân gồm: tiền đoàn phí do đoàn viên đóng bằng 1% thu nhập hàng tháng; tiền chủ doanh nghiệo đóng góp; tiền hoạt động kinh tế công đoàn và các khoản thu khác (nếu có).

Thu chi tài chỉnh thực hiện theo Điều lệ quản lý tài chính của Tổng liên đoàn.

7/ Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã hoặc công đoàn ngành địa phương trực tiếp quản lý và hướng dẫn, giúp đỡ công đoàn doanh nghiệp tư nhân hoạt động.

III. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG XÍ NGHIỆP, CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ( GỌI CHUNG LÀ CÔNG TY)

1/ Công đoàn được thành lập khi công ty đã hoạt động ổn định theo luật công ty hiện hành và có đa số công nhân lao động làm việc theo chế độ hợp đồng ngắn hạn và dài hạn.

2/ Tất cả công nhân lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động ngắn hạn và dài hạn ( trừ những người làm hợp động thời vụ) và những cổ đông trực tiếp làm việc trong công ty, nếu tự nguyện tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đều được gia nhập công đoàn.

3/ Công đoàn công ty là tổ chức đại diện của người lao động, thay mặt cho tập thể lao động thoả thuận với giám đốc về quyền lợi của người lao động đã được Nhà nước quy định, cùng giám đốc giải quyết một số vấn đề phát sinh trong quá trình lao động.

4/ Công đoàn công ty có nhiệm vụ:

-Giúp người lao động ký kết hợp đồng lao động cá nhân với giám đốc công ty

-Tập hợp ý kiến, chuẩn bị nội dung thoả ước lao động tập thể, thay mặt cho tập thể lao động ký kết thoả ước lao động tập thể với giám đốc; theo dõi giám sát việc thực hiện các điều khoả đã được ký kết, cùng giám đốc giải quyết những việc không thực hiện đúng các điều khoản trong bản thoả ước, ký kết các điều khoản bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

-Thoả thuận với Hội đồng quản trị về quy chế sử dụng phúc lợi tập thể, khen thưởng, kỷ luật đối với đoàn viên và công nhân lao động; tham gia giám sát việc khen thưởng định kỳ, lễ, tết.

-Cùng giám đốc công ty chăm lo đời sống tinh thần của người lao động: tham quan, du lịch, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, giúp đỡ, thăm hỏi đoàn viên lao động động khi ốm đau, hoạn nạn, hiếu hỷ.

-Phổ biển cho đoàn viên, lao động hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với công ty, tuyên truyền giáo dục pháp luật có liên quan đến người lao động.

5/ Cán bộ công đoàn công ty là những người có nhiệt tình với công tác công đoàn, có uy tín trong đoàn viên, lao động, am hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, được hưởng lương hoặc phụ cấp trách nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng liên đoàn cho cán bộ công đoàn.

6/ Tài chính công đoàn công ty gồm: tiền đoàn phí do đoàn viên đóng bằng 1% lương tháng, tiền công ty đóng góp, tiền hoạt động kinh tế công đoàn và các khoản thu khác.

Thu chi tài chính thực hiện theo Điều lệ quản lý tài chính của Tổng liên đoàn.

7/ Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã hoặc công đoàn ngành địa phương trực tiếp quản lý và hướng dẫn, giúp đỡ công đoàn công ty hoạt động.

IV. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.

1/ Trong các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, người lao động có quyền thành lập và gia nhập công đoàn theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, cơ quan công đoàn cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn việc thành lập và hoạt động công đoàn, không ai được cản trở hoặc phân biệt đối xử với lý do người lao động gia nhập và hoạt động công đoàn.

2/ Tổ chức công đoàn trong xí nghiệp có chức năng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người lao động; đại diện cho tập thể lao động trong các vấn đề giữa họ với xí nghiệp, tiến hành việc thương lượng tập thể nhằm đảm bảo cho quan hệ lao động trong xí nghiệp được ổn định, góp phần làm cho sản xuất phát triển.

3/ Những xí nghiệp có đa số công nhân lao động trước đây là đoàn viên công đoàn của các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước và tổ chức đoàn thể thì thành lập ngay công đoàn khi xí nghiệp bắt đầu hoạt động để đại diện cho tập thể lao động quan hệ, làm việc với giám đốc xí nghiệp.

Những xí nghiệp có đa số công nhân lao động mới tuyển dụng, chưa phải đoàn viên công đoàn thì tối đa sau 3 tháng xí nghiệp hoạt động cần phải thành lập tổ chức công đoàn hoặc cử BCH CĐ lâm thời để đại diện cho tập thể lao động.

4/ Tất cả công nhân lao động ( kể cả lao động là người nước ngoài) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động ( trừ lao động hợp đồng theo thời vụ) tự nguyện và tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đều được gia nhập công đoàn.

Công nhân lao động đã là đoàn viên công đoàn trong các xí nghiệp cơ quan Nhà nước, tổ chức đoàn thể, có giấy giới thiệu thì được sinh hoạt công đoàn.

5/ Nhiệm vụ cụ thể của công đoàn trong xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

-Giúp đỡ công nhân lao động ký kết hợp đồng lao động cá nhân.

-Thay mặt công nhân lao động ký kết thoả ước lao động tập thể. Trong thoả ước, tiền lương tối thiểu, chế độ BHXH, BHLĐ và các chế độ lao động khác ít nhất cũng phải đạt mức độ Nhà nước quy định cho người lao động, giám sát thực hiện thoả ước, can thiệp để giám đốc giải quyết những vi phạm thoả ước lao động tập thể.

-Tổ chức đối thoại giữa công nhân lao động và giám đốc để giải quyết những vướng mắc, đòi hỏi hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động về tiền công, BHXH, BHLĐ… thay mặt công nhân lao động giải quyết tranh chấp lao động.

-Thoả thuận với giám đốc, trực tiếp tổ chức đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động; tham quan, du lịch, nghỉ ngơi, thăm hỏi đoàn viên khi ốm đau, hoạn nạn, những việc hiếu hỉ của đoàn viên.

-Động viên đoàn viên, lao động giữ gìn kỷ luật sản xuất, an toàn lao động, nội quy quy chế xí nghiệp, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, học hỏi kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, giải thích cho người lao động hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình.

6/ Cán bộ công đoàn là những người có nhiệt tình với công tác công đoàn, có uy tín trong công nhân lao động, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết chính sách, pháp luật, được hưởng lương hoặc phụ cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng liên đoàn cho cán bộ công đoàn.

7/ Tài chính công đoàn gồm: tiền đoàn phí do đoàn viên đóng bằng 1% tiền lương tháng theo hợp đồng lao động; tiền trích từ quỹ doanh nghiệp đóng góp, tiền hoạt động kinh tế của công đoàn và các khoản thu khác.

Thu chi tài chính theo Điều lệ quản lý tài chính của Tổng liên đoàn LĐVN.

V. QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP ĐOÀN:

1/ Nghiệp đoàn ( hoặc công đoàn nghề) được tổ chức theo địa bàn quận, huyện, thị xã hoặc theo khu vực tập trung lao động để tập hợp những người lao động tự do cá thể, lao động trong các hộ tiểu chủ, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, cùng ngành nghề, tự nguyện gia nhập vào tổ chức Công đoàn Việt Nam để đoàn kết giúp đỡ nhau, cùng nhau phấn đấu vì lợi ích của người lao động, vì dân chủ và đổi mới xã hội góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.

2/ Nghiệp đoàn thành lập dưới sự hướng dẫn giúp đỡ trực tiếp của Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã hoặc công đoàn ngành địa phương.

3/ Tất cả công nhân lao động nói ở điểm 1 trên đây muốn liên kết với nhau, tự nguyện và tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đều được gia nhập nghiệp đoàn.

4/ Nghiệp đoàn có chức năng: chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, công nhân lao động; đoàn kết giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp và đời sống của đoàn viên, công nhân lao động; phổ biến, hướng dẫn pháp luật và các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động.

5/ Nhiệm vụ cụ thể của nghiệp đoàn:

-Giúp đỡ đoàn viên tìm kiếm việc làm, duy trì phát triển nghề nghiệp.

-Tổ chức, tạo điều kiện cho người lao động giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng sản phẩm để phát triển sản xuất, giúp nhau khi khó khăn hoạn nạn.

-Giúp người lao động ký hợp đồng lao động cá nhân ( nếu có) giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người lao động; tập hợp những đề nghị chính đáng hợp pháp của người lao động để kiến nghị với chủ cơ sở hoặc cơ quan chức năng Nhà nước giải quyết; thay mặt người lao động giải quyết các tranh chấp lao động trong nội bộ.

-Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước, động viên người lao động tôn trọng pháp luật, chấp hành tốt các chính sách của Nhà nước.

6/ Cán bộ nghiệp đoàn là những người lao động trong ngành nghề, có nhiệt tình công tác nghiệp đoàn, có uy tín trong công nhân lao động và nghề nghiệp, hiểu biết luật pháp; được hưởng lương hoặc phụ cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng liên đoàn cho cán bộ công đoàn.

7/ Tài chính nghiệp đoàn gồm: tiền đoàn phí do đoàn viên đóng bằng 1% thu nhập hàng tháng hoặc mức do nghiệp đoàn quy định; tiền đóng góp của các chủ cơ sở, tiền tài trợ của công đoàn cấp trên, của tổ chức xã hội, tiền hoạt động kinh tế công đoàn và các khoản khác.

Thu chi tài chính theo Điều lệ quản lý tài chính của Tổng liên đoàn LĐVN.

8/ Nghiệp đoàn hoạt động như công đoàn cơ sở, có con dấu riêng do Tổng liên đoàn LĐVN quy định.

Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định này và thường xuyên báo cáo kết quả về Tổng liên đoàn LĐVN.

 

TM. BAN THƯ KÝ
TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN
CHỦ TỊCH




 
Nguyễn Văn Tư

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quy định tạm thời 02-TLĐ/QĐ ngày 28/04/1992 về việc tổ chức và hoạt động công đoàn trong các đơn vị kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.713

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.108.186
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!