BỘ TÀI CHÍNH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
SỐ 109/2001/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ
109/2001/TT-BTC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2001VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN TIẾP NHẬN VÀ
SỬ DỤNG CÁC KHOẢN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
Thực hiện Nghị định số 17/2001/NĐ-CP
ngày 4/5/2001 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức; Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi
Chính phủ nước ngoài;
Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán,
quyết toán các khoản viện trợ không hoàn lại đối với các đơn vị tiếp nhận, sử
dụng viện trợ không hoàn lại, như sau:
I- QUY ĐỊNH CHUNG
1- Viện trợ không hoàn lại là
một khoản thu của Ngân sách Nhà nước và phải được hạch toán vào ngân sách và
quyết toán theo mục lục Ngân sách Nhà nước.
Các khoản viện trợ không hoàn
lại bao gồm: Viện trợ bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, hàng hoá, tài sản dưới hình
thức chương trình, dự án viện trợ trong các lĩnh vực hành chính sự nghiệp và đầu
tư xây dựng cơ bản hoặc phi chương trình, dự án mang tính chất nhân đạo được
cấp có thẩm quyền phê duyệt và các khoản cứu trợ khẩn cấp, các khoản viện trợ
nhằm khắc phục hậu quả thiên tai.
2- Các Bộ, ban, ngành, cơ quan đoàn
thể, tổ chức xã hội ở Trung ương và địa phương, các Sở Tài chính- Vật giá các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ban quản lý dự án viện trợ và các đơn
vị có tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại (sau đây gọi tắt
là đơn vị) đều phải kế toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản viện trợ đã
nhận, đã sử dụng và thanh quyết toán nguồn viện trợ như nguồn kinh phí Ngân
sách Nhà nước cấp theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành và theo quy định
của Thông tư này.
3- Kế toán các khoản viện trợ
không hoàn lại phải sử dụng đơn vị tiền tệ là "Đồng Việt Nam". Nếu là ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài
chính công bố trong từng thời điểm hoặc theo tỷ giá do Ngân hàng thương mại quy
định tại thời điểm chuyển tiền nhà tài trợ quy đổi. Đối với hiện vật, phải hạch
toán số lượng và giá trị hàng viện trợ dựa trên cơ sở giá hàng hoá bằng ngoại
tệ để quy đổi ra Đồng Việt Nam. Trường hợp hàng viện trợ không có giá thì Hội đồng
định giá căn cứ vào thực trạng của hàng hoá và giá của mặt hàng tương tự nhập
khẩu cùng kỳ để xác định giá.
4- Đối tượng kế toán: Các đơn vị
nhận viện trợ chỉ kế toán theo số tiền và số hàng viện trợ thực tế nhận của
phía nước ngoài bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, tài sản, hàng hoá viện trợ do
Bộ Tài chính xác nhận viện trợ, không kế toán phần viện trợ do phía nước ngoài
trực tiếp chi cho chuyên gia, tư vấn, đào tạo, tham quan, khảo sát, thực tập và
các khoản khác được chi ở nước ngoài mà không có chứng từ xác định được các
khoản chi nói trên.
5- Đơn vị nhận viện trợ phải mở
các sổ kế toán và lập các báo cáo tài chính như kế toán các nguồn kinh phí Ngân
sách cấp và theo dõi việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn viện trợ của nước
ngoài, nguồn đối ứng ngân sách cấp, nguồn tự bổ sung theo Mục lục Ngân sách Nhà
nước.
Đối với đơn vị nhận viện trợ do
yêu cầu bắt buộc của nhà tài trợ phải nộp chứng từ (bản gốc) và lập các báo
cáo tài chính theo mẫu của nhà tài trợ, thì đơn vị nhận viện trợ phải mở thêm
sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định của nhà tài trợ. Trước khi
nộp bản chứng từ gốc cho nhà tài trợ, đơn vị phải sao chụp lại từng chứng từ,
có xác nhận của thủ trưởng đơn vị. Những chứng từ sao chụp có xác nhận của thủ
trưởng đơn vị được coi là chứng từ hợp pháp, hợp lệ và làm căn cứ để hạch
toán việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn thu và sử dụng viện trợ của đơn
vị.
6- Tổ chức công tác kế toán: Tùy
theo tổ chức từng chương trình, dự án viện trợ của các Bộ, ngành và cơ quan đoàn
thể, tổ chức xã hội (sau đây gọi tắt là các Bộ, ngành) và các địa phương mà kế
toán dự án viện trợ được tổ chức ở các Bộ, ngành, Sở và những đơn vị thực hiện
dự án như sau:
6.1- Đối với các Bộ, ngành, Sở
chủ quản:
Vụ hoặc Ban kế hoạch tài chính
của các Bộ, ngành hoặc Phòng Tài chính kế toán (Phòng kế hoạch tài chính) của
các Sở chủ quản phải tổ chức tổng hợp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
của tất cả các chương trình, dự án viện trợ mà Bộ, ngành, Sở chủ quản đã tiếp
nhận để quyết toán nguồn viện trợ với Bộ Tài chính (đối với dự án do cơ quan
Trung ương làm chủ dự án) hoặc Sở Tài chính-Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (đối với dự án do địa phương làm chủ dự án). Trường hợp dự án viện
trợ do các địa phương làm chủ dự án, Sở Tài chính- Vật giá các tỉnh, thành phố
phải ghi thu, ghi chi ngân sách nguồn viện trợ nhận của nước ngoài và theo
dõi kiểm tra xét duyệt quyết toán nguồn thu và sử dụng các khoản viện trợ của
các chương trình, dự án viện trợ này.
Trường hợp dự án viện trợ do cơ
quan Trung ương làm chủ dự án, còn cơ quan thuộc địa phương thực hiện dự án
(các tiểu dự án) thì quan hệ về mặt tài chính chia làm 2 trường hợp:
a/ Trường hợp Ban quản lý dự án
Trung ương hoặc tỉnh tiếp nhận tiền, hàng viện trợ sau đó phân phối cho đơn vị
thực hiện dự án ở các địa phương hoặc các đơn vị thực hiện dự án tỉnh, huyện
nhận trực tiếp tiền, hàng viện trợ từ các nhà tài trợ thì quan hệ về tài chính
giữa Ban quản lý dự án Trung ương hoặc tỉnh với các đơn vị thực hiện dự án ở địa
phương là quan hệ cấp trên, cấp dưới.
Ban quản lý dự án hoặc cơ quan đầu
mối cấp trên phải chịu trách nhiệm tổng hợp quyết toán của các tiểu dự án ở địa
phương. Khi phân phối tiền, hàng viện trợ cho các tiểu dự án ở địa phương thì
hạch toán qua Tài khoản "Kinh phí cấp cho cấp dưới", sau đó tổng hợp
toàn bộ nguồn viện trợ tiếp nhận vào Tài khoản "Nguồn kinh phí " và
chi sử dụng nguồn viện trợ của các tiểu dự án vào Tài khoản "Chi kinh phí
".
Đơn vị thực hiện dự án (tiểu dự
án) ở các địa phương sau khi tiếp nhận tiền, hàng viện trợ do Ban quản lý dự án
viện trợ cấp trên chuyển về hoặc nhận trực tiếp từ nhà tài trợ phải phản ánh
vào Tài khoản "Nguồn kinh phí" và chi sử dụng tiền, hàng viện trợ
phản ánh vào Tài khoản "Chi kinh phí". Các khoản tiền, hàng viện trợ
nhận trực tiếp từ các nhà tài trợ sau khi làm thủ tục xác nhận viện trợ phải
báo cáo lên Ban quản lý dự án cấp trên. Quá trình chi tiêu, sử dụng tiền, hàng
viện trợ phải lập báo cáo gửi lên Ban quản lý dự án cấp trên để tổng hợp vào
quyết toán toàn dự án. Trình tự lập báo cáo quyết toán kết thúc dự án thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính.
b/ Trường hợp dự án do cơ quan
Trung ương làm chủ dự án hoặc làm đầu mối và các cơ quan địa phương thực hiện
dự án:
Khi Ban quản lý dự án hoặc cơ
quan đầu mối ở Trung ương tiếp nhận nguồn viện trợ và chuyển giao tiền, hàng
viện trợ cho các đơn vị thực hiện dự án ở địa phương mà Bộ Tài chính đã làm thủ
tục ghi chi ngân sách cho địa phương thì đơn vị thực hiện dự án ở địa phương
phải báo cáo quá trình tiếp nhận và sử dụng tiền, hàng viện trợ với các Sở chủ
quản để các Sở chủ quản tổng hợp quyết toán với Sở Tài chính- Vật giá tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Ban quản lý dự án hoặc cơ quan đầu mối ở Trung
ương sẽ căn cứ vào số tiền, hàng viện trợ đã nhận, đã phân phối cho các đơn vị
thực hiện dự án ở địa phương lập báo cáo quyết toán với Bộ Tài chính.
6.2- Đối với đơn vị nhận viện
trợ:
a/ Đơn vị nhận viện trợ phi dự
án phải kế toán tiền, hàng viện trợ trên cùng hệ thống sổ kế toán hiện hành của
đơn vị và lập báo cáo quyết toán nộp cơ quan chủ quản theo quy định tại Thông
tư này.
b/ Đơn vị nhận viện trợ theo dự
án nếu không thành lập đơn vị kế toán riêng( kể cả dự án đầu tư XDCB) thì phần
tiền, hàng viện trợ được kết hợp theo dõi trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn
vị như một nguồn kinh phí của ngân sách cấp cho chương trình, dự án viện trợ và
được hạch toán vào tài khoản "Nguồn kinh phí " (chi tiết nguồn kinh
phí chương trình, dự án viện trợ) và Tài khoản "Chi kinh phí" (chi
tiết theo từng chương trình, dự án viện trợ và theo từng nguồn kinh phí) thực
hiện lập báo cáo tài chính theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành và quy định
của Thông tư này về lập báo cáo quyết toán nộp cơ quan chủ quản.
c/ Đơn vị nhận viện trợ theo dự
án và được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị kế toán riêng để quản
lý, tiếp nhận, sử dụng và thanh quyết toán nguồn viện trợ thì đơn vị kế toán
này căn cứ vào đặc điểm hoạt động của đơn vị mình mà sử dụng những chứng từ, sổ
kế toán, tài khoản kế toán và lập báo cáo tài chính cần thiết, phù hợp:
- Nếu là dự án hành chính sự
nghiệp thì tổ chức kế toán theo chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành
theo Quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và
theo quy định tại Thông tư này.
- Nếu là dự án đầu tư XDCB mà
Ban quản lý dự án tổ chức kế toán riêng phần đầu tư XDCB thì thực hiện theo chế
độ kế toán đơn vị chủ đầu tư ban hành theo Quyết định số 214/2000/QĐ/BTC ngày
28/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và theo quy định tại Thông tư này;
7- Các đơn vị nhận viện trợ phải
bố trí người làm kế toán có trình độ nghiệp vụ chuyên môn về tài chính kế toán để
theo dõi việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn viện trợ.
II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1- Bổ sung, sửa
đổi vào chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 999-
TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
1.1- Sửa đổi cách phân loại
nguồn kinh phí viện trợ từ nguồn khác ngoài ngân sách thành nguồn kinh phí ngân
sách và chi tiết viện trợ theo quy định tại Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày 24/8/2001
của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện
trợ không hoàn lại.
1.2- Bổ sung thêm chứng từ kế
toán:
- Giấy xác nhận hàng viện trợ;
- Giấy xác nhận tiền viện trợ;
- Bảng kê chứng từ gốc gửi nhà
tài trợ;
- Giấy đề nghị ghi thu- ghi chi
ngân sách tiền, hàng viện trợ.
Về số hiệu chứng từ của 4 chứng
từ kế toán trên vẫn giữ nguyên như số hiệu chứng từ quy định tại Thông tư số 70/2001/TT-BTC
ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính.
- Bảng kê chi tiết cho những người
tham dự hội thảo, tập huấn;
- Bảng tổng hợp thanh toán chi
tiêu;
(Số hiệu, biểu mẫu của 2 chứng
từ trên theo phụ lục đính kèm)
1.3- Bổ sung thêm một tài khoản
Tài khoản 313 "Cho
vay": Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay và tình hình thu
hồi các khoản cho vay đối với những dự án có hoạt động tín dụng. Tài khoản 313
phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng vay.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG CỦA TÀI KHOẢN 313 - CHO VAY
Bên Nợ:
- Số tiền đã cho vay
Bên Có:
- Số nợ vay đã thu hồi
- Số nợ vay được nhà tài trợ cho
phép xoá nợ
Số dư bên Nợ:
- Số tiền đã cho vay chưa thu
hồi, chưa xử lý
Tài khoản này có 3 tài khoản
cấp 2:
- Tài khoản 3131- Cho vay: Tài
khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay và tình hình thu hồi các khoản cho
vay đó.
- Tài khoản 3132- Quá hạn: Tài
khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ cho vay đã quá thời hạn trả nhưng đối tượng
vay chưa trả được nợ phải chuyển sang nợ quá hạn.
- Tài khoản 3133- Khoanh nợ: Tài
khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ cho vay nhưng đối tượng vay không có
khả năng trả nợ hoặc gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn được khoanh nợ chờ
xử lý.
Hạch toán tài khoản này cần
chú ý những điểm dưới đây:
- Thực hiện cho vay theo đúng mục
tiêu của dự án;
- Khi xuất tiền cho vay, thu hồi
nợ vay, lãi suất cho vay... phải theo đúng văn kiện của dự án quy định, đồng
thời hạch toán rõ các khoản cho vay, các khoản nợ quá hạn, các khoản được
khoanh nợ hoặc được phép xoá nợ cho những trường hợp gặp rủi ro trong sử dụng
vốn vay (thiên tai, hoả hoạn...).
1.4. Bổ sung và hướng dẫn sử
dụng sổ kế toán:
a/ Đối với dự án viện trợ có
hoạt động tín dụng, dùng vốn quay vòng để cho vay theo mục tiêu của chương
trình viện trợ, bổ sung thêm "Sổ theo dõi cho vay" (mẫu số S43a- DA) để
theo dõi các khoản cho vay từ quỹ cho vay và thu hồi vốn vay (phần nợ gốc).
(Kết cấu, nội dung và phương
pháp ghi chép Sổ theo dõi cho vay theo phụ lục đính kèm).
b/ Đối với nguồn viện trợ nhận
của nước ngoài, sử dụng mẫu số S41-H "Sổ theo dõi nguồn kinh phí " và
mẫu số S42a- H "Sổ theo dõi kinh phí ngoài hạn mức"để theo dõi việc
tiếp nhận nguồn viện trợ của nước ngoài.
c/ Đối với phần kinh phí ngân
sách cấp đối ứng (Cấp bằng hạn mức kinh phí), sử dụng mẫu số S41- H "Sổ
theo dõi nguồn kinh phí", mẫu số S41a-H "Tổng hợp chi tiết nguồn kinh
phí " và mẫu số S42- H "Sổ theo dõi hạn mức kinh phí" để theo
dõi việc tiếp nhận kinh phí đối ứng ngân sách cấp cho dự án viện trợ .
d/ Hạch toán chi tiết chi dự án
viện trợ sử dụng mẫu số S63- H "Sổ chi tiết chi dự án" để theo dõi
việc chi dự án viện trợ theo từng dự án, theo mục tiêu dự án và chi tiết theo Mục
lục ngân sách Nhà nước.
1.5. Sửa đổi, bổ sung các biểu
mẫu báo cáo tài chính
a/ Sửa đổi các biểu mẫu báo cáo
tài chính sau:
- Biểu B02 - H "Tổng hợp
tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng": Sửa lại cột
"kinh phí viện trợ ở ngoài ngân sách" đưa vào trong ngân sách và chia
ra làm hai cột "ngân sách cấp" và "viện trợ".
- Phụ biểu F02- 2H "Chi
tiết kinh phí dự án đề nghị quyết toán": Bổ sung thêm 1 số chỉ tiêu phần đầu:
Cơ quan thực hiện dự án số kinh phí được duyệt và chia ra thành Chương, Loại,
Khoản, Mục theo Mục lục Ngân sách Nhà nước.
b/ Bổ sung một số mẫu báo cáo
sau:
+ Báo cáo tiếp nhận và sử dụng
viện trợ không hoàn lại (Mẫu số B06- DA);
+ Báo cáo tình hình cho vay, thu
nợ, thu lãi (Mẫu số B07-DA).
(Kết cấu các báo cáo bổ sung,
sửa đổi theo phụ lục đính kèm)
2- Phương pháp
kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng
các khoản viện trợ không hoàn lại thuộc dự án Hành chính sự nghiệp
2.1. Đối với các khoản viện trợ
phi dự án
Đối với các khoản viện trợ phi
dự án thì tổ chức kế toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị HCSN và bổ
sung thêm các chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo tài chính theo hướng dẫn
tại mục 1 phần II và ghi chép theo quy định sau đây:
a/ Viện trợ là hàng hoá, vật tư,
tài sản cố định:
- Khi nhận được hàng viện trợ
là hàng hoá, vật tư, TSCĐ căn cứ vào giấy xác nhận hàng viện trợ lập phiếu nhập
kho hoặc lập biên bản bàn giao Tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Chi tiết hàng viện trợ)
Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu
hình
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động
(4612) (chi tiết nguồn kinh phí
viện trợ)
Riêng tài sản cố định, căn cứ
biên bản bàn giao ghi thêm bút toán tăng nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định
và chi hoạt động, kế toán ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (6612)
(Chi tiết chi KP viện trợ)
Có TK 466- Nguồn kinh phí đã
hình thành TSCĐ
- Khi xuất vật tư, hàng hoá
viện trợ ra sử dụng, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi :
Nợ TK 661- Chi hoạt động (6612)
(Chi tiết chi KP viện trợ)
Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Chi tiết hàng viện trợ)
- Khi xuất hàng viện trợ ra trao
đổi với các đơn vị khác:
+ Căn cứ vào quyết định của cấp
có thẩm quyền cho đổi hàng để lập phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu
(3118 ) (Chi tiết đổi hàng)
Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Chi tiết hàng viện trợ)
+ Căn cứ vào số hàng trao đổi
nhận về, kế toán lập phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Chi tiết hàng viện trợ)
Có TK 311- Các khoản phải thu
(3118) (Chi tiết đổi hàng)
- Trường hợp hàng viện trợ cần
phải chuyển đổi ra tiền, cơ quan quản lý hàng viện trợ sẽ tổ chức bán thu tiền
và chuyển số tiền đến các đơn vị sử dụng. Đơn vị sử dụng kế toán như trường hợp
nhận viện trợ bằng tiền.
- Trường hợp viện trợ là công
trình đầu tư XDCB (Phía nước ngoài tổ chức thuê các nhà thầu thi công công
trình và bàn giao cho phía Việt Nam), căn cứ vào biên bản bàn giao công trình,
kế toán ghi:
Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu
hình
Có TK 466- Nguồn kinh phí đã
hình thành TSCĐ
b/ Viện trợ bằng tiền:
- Khi nhận viện trợ bằng tiền
mặt, căn cứ vào số tiền thực nhận lập phiếu thu, kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động
(4612) (Chi tiết KP viện trợ)
- Khi nhận viện trợ bằng chuyển
khoản, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng hoặc Kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng,
kho bạc
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động
(4612) (Chi tiết KP viện trợ)
- Khi sử dụng nguồn viện trợ chi
cho các hoạt động theo mục đích viện trợ, kế toán ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (6612)
(Chi tiết chi KP viện trợ)
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Mua vật liệu, dụng cụ nhập kho)
Nợ TK 312- Tạm ứng (Xuất quỹ tạm
ứng)
Nợ TK 331- Các khoản phải trả
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
- Trường hợp mua tài sản cố định
bằng tiền viện trợ;
+ Căn cứ vào hoá đơn mua tài sản
cố định, lập biên bản bàn giao tài sản, kế toán ghi:
Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu
hình
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
+ Đồng thời, ghi tăng nguồn kinh
phí hình thành TSCĐ và chi hoạt động, kế toán ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (6612)
(Chi tiết chi KP viện trợ )
Có TK 466- Nguồn KP đã hình
thành TSCĐ
c/ Viện trợ bằng ngoại tệ:
- Khi nhận viện trợ bằng ngoại
tệ, kế toán ghi:
Nợ TK 111-
Tiền mặt (Tỷ giá do Bộ Tài chính công bố)
Nợ TK 112-
Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
(Tỷ giá do Bộ
Tài chính công bố)
Có TK 461-
Nguồn kinh phí hoạt động
(4612) (Chi
tiết nguồn kinh phí viện trợ)
- Khi mua vật tư, thiết bị, dụng
cụ, TSCĐ bằng tiền viện trợ:
+ Trường hợp tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, kế toán ghi:
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Tỷ giá giao dịch bình quân trên
thị trường ngoại tệ
liên Ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố)
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
(Tỷ giá giao dịch bình quân trên
thị trường ngoại tệ
liên Ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố)
Có TK 111- Tiền mặt (Tỷ giá ghi
sổ kế toán)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
(Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 413-
Chênh lệch tỷ giá
+ Trường hợp
tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên Ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, kế toán ghi:
Nợ TK 152-
Vật liệu, dụng cụ
(Tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên Ngân
hàng do NHNN Việt Nam công bố)
Nợ TK 211-
TSCĐ hữu hình
(Tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên Ngân
hàng do NHNN Việt Nam công bố)
Nợ TK 413-
Chênh lệch tỷ giá
Có TK 111-
Tiền mặt (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 112-
Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
(Tỷ giá ghi
sổ kế toán)
- Khi có
quyết định xử lý hoặc khi kết thúc dự án, số chênh lệch tỷ giá của cơ quan có
thẩm quyền hoặc nhà tài trợ ghi vào các tài khoản liên quan như sau:
+ Xử lý số
chênh lệch tăng, kế toán ghi:
Nợ TK 413-
Chênh lệch tỷ giá
Có TK 461-
Nguồn kinh phí hoạt động (4612)
+ Xử lý số
chênh lệch giảm, kế toán ghi:
Nợ TK 461-
Nguồn kinh phí hoạt động (4612)
Có TK 413-
Chênh lệch tỷ giá
d/ Khi quyết toán năm thuộc phần
kinh phí viện trợ được duyệt, căn cứ vào số chi hoạt động được duyệt, kế toán
kết chuyển số chi được duyệt sang nguồn kinh phí:
Nợ TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động
(Chi tiết kinh phí viện trợ)
Có TK 661- Chi hoạt động (Chi
tiết kinh phí viện trợ)
2.2. Đối với các khoản viện trợ
thuộc chương trình, dự án
Đối với các khoản viện trợ thuộc
chương trình, dự án tổ chức kế toán chung trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn
vị HCSN như quy định tại mục 2.1 phần II hoặc tổ chức kế toán riêng theo chế độ
kế toán HCSN ban hành kèm theo Quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của
Bộ Tài chính và theo hướng dẫn tại Thông tư này.
a/ Đối với các dự án viện trợ
mà quan hệ về tài chính giữa Ban quản lý dự án với các đơn vị thực hiện dự án ở
các địa phương là quan hệ cấp trên, cấp dưới:
* Cơ quan chủ dự án hoặc cơ
quan đầu mối tiếp nhận viện trợ
- Khi nhận được tiền, hàng viện
trợ, kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(chi tiết hàng viện trợ)
Có TK 462- Nguồn kinh phí dự án
- Khi có quyết định của cơ quan
chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối chuyển nguồn viện trợ cho các đơn vị thực hiện
dự án ở địa phương, căn cứ vào chứng từ chuyển tiền, chuyển hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 341- Kinh phí cấp cho cấp
dưới
(Chi tiết nguồn KP dự án viện
trợ, cho từng đơn vị nhận)
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng
kho bạc
Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(chi tiết hàng viện trợ)
- Khi nhận được chứng từ do các
cơ quan thực hiện dự án báo cáo về số tiền, hàng đơn vị đã nhận trực tiếp của
các nhà tài trợ nước ngoài hoặc tự nhận hàng tại cảng, kế toán đơn vị chủ dự án
hoặc cơ quan đầu mối ghi :
Nợ TK 341- Kinh phí cấp cho cấp
dưới
(Chi tiết KP viện trợ cho từng đơn
vị)
Có TK 462- Nguồn kinh phí dự án
(Chi tiết nguồn viện trợ)
- Khi cơ quan chủ dự án hoặc cơ
quan đầu mối nhận được báo cáo tình hình sử dụng nguồn viện trợ của các đơn vị
thực hiện dự án, đơn vị chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối phản ảnh số chi dự án
viện trợ của toàn dự án; kế toán ghi :
Nợ TK 662- Chi dự án (Chi tiết
theo từng dự án)
Có TK 341- Kinh phí cấp cho cấp
dưới (Chi tiết từng đơn vị)
- Nhận được số kinh phí dự án do
đơn vị cấp dưới chi không hết nộp trả lại, đơn vị cấp trên ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Có TK 341- Kinh phí cấp
cho cấp dưới (Chi tiết từng đơn vị dự án)
- Khi quyết toán kinh phí dự án
viện trợ của toàn dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế toán ghi :
Nợ TK 462- Nguồn kinh phí dự án
(Chi tiết nguồn viện trợ)
(Chi tiết theo nguồn kinh phí và
theo dự án)
Có TK 662- Chi dự án (Chi tiết
nguồn viện trợ)
* Các đơn vị thực hiện dự án
(Tiểu dự án ở địa phương)
- Khi nhận được tiền, hàng viện
trợ do cơ quan chủ dự án cấp trên hoặc cơ quan đầu mối tiếp nhận chuyển về, căn
cứ vào các chứng từ nhận tiền, hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Chi tiết hàng viện trợ)
Có TK 462- Nguồn kinh phí dự án
(Chi tiết theo từng dự án)
- Nếu nhận tài sản cố định:
+ Trường hợp đơn vị thực hiện dự
án hạch toán chung trên cùng hệ thống sổ kế toán với đơn vị hành chính sự nghiệp
thì căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản cố định của cơ quan chủ dự án hoặc cơ
quan đầu mối, kế toán đơn vị thực hiện dự án ghi vào bên Nợ Tài khoản 001
"Tài sản cố định thuê ngoài", đồng thời ghi vào Sổ tài sản cố định
(Mẫu sổ số S 31 - H) và Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ tại nơi sử dụng
(Mẫu sổ số S 32 - H). Sau khi kết thúc dự án, nếu được cấp có thẩm quyền bàn
giao tài sản thì ghi tăng tài sản cố định của đơn vị:
Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu
hình
Có TK 466- Nguồn kinh phí đã
hình thành TSCĐ
Đồng thời ghi Có Tài khoản 001
"Tài sản cố định thuê ngoài"
+ Trường hợp đơn vị thực hiện dự
án tổ chức kế toán riêng thì căn cứ vào Biên bản bàn giao tài sản của Ban quản
lý dự án cấp trên hoặc cơ quan đầu mối, ghi tăng tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu
hình
Có TK 466- Nguồn kinh phí đã
hình thành TSCĐ
Đồng thời ghi vào Sổ tài sản cố định
(Mẫu sổ số S 31 - H) và Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ tại nơi sử dụng
(Mẫu sổ số S 32 - H).
- Nếu cơ quan thực hiện dự án
nhận tiền, hàng viện trợ trực tiếp của nhà tài trợ nước ngoài (không qua cơ
quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối ở Trung ương):
+ Khi nhận được tiền, hàng, căn
cứ vào chứng từ nhận tiền, nhận hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Chi tiết hàng viện trợ)
Có TK 462- Nguồn kinh phí dự án
+ Đồng thời cơ quan thực hiện dự
án phải làm thủ tục xác nhận tiền, hàng viện trợ với cơ quan Tài chính, báo cáo
nguồn viện trợ đã nhận kèm theo chứng từ nhận tiền, hàng viện trợ (trường hợp
không có chứng từ bản gốc thì gửi bản sao chụp) về cơ quan chủ dự án hoặc cơ
quan đầu mối ở Trung ương để cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối tổng hợp
nguồn viện trợ đã nhận báo cáo với cơ quan Tài chính.
- Trường hợp nhà tài trợ chi
trực tiếp hoặc chuyển trả tiền cho người bán hàng, người cung cấp dịch vụ thay đơn
vị thực hiện dự án, căn cứ vào hoá đơn bán hàng của người bán và các chứng từ
chuyển tiền trực tiếp của nhà tài trợ, kế toán đơn vị thực hiện dự án ghi:
Nợ TK 331- Các khoản phải trả
(Nhà tài trợ chuyển tiền trả cho
người bán hàng hoá, người cung cấp dịch vụ cho đơn vị thực hiện dự án)
Nợ TK 662- Chi dự án
(Nhà tài trợ chi trực tiếp một
số khoản chi
tại Việt Nam cho đơn vị thực hiện dự án)
Có TK 462- Nguồn kinh phí dự án
- Khi sử dụng nguồn viện trợ, kế
toán ghi:
Nợ TK 662- Chi dự án (Chi tiết
nguồn viện trợ)
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Chi tiết hàng viện trợ )
Có TK 331- Các khoản phải trả
(Các dịch vụ mua ngoài)
- Khi quyết toán chi dự án viện
trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt (cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối
tiếp nhận kinh phí ở Trung ương phê duyệt), kế toán đơn vị thực hiện dự án ghi
:
Nợ TK 462- Nguồn kinh phí dự án
(Chi tiết nguồn viện trợ)
Có TK 662- Chi dự án (Chi tiết
nguồn viện trợ)
- Khi kết thúc dự án, nhà tài
trợ bàn giao tài sản cố định cho phía Việt Nam, căn cứ vào chứng từ chuyển giao
tài sản của cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối dự án, kế toán đơn vị thực
hiện dự án ghi tăng tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu
hình
Có TK 466- Nguồn kinh phí đã
hình thành TSCĐ
- Trường hợp dự án được NSNN cấp
vốn đối ứng:
+ Khi nhận được kinh phí do NSNN
cấp bằng hạn mức hoặc bằng lệnh chi, căn cứ vào Giấy rút Hạn mức kinh phí kiêm
lĩnh tiền mặt, phiếu thu hoặc Giấy báo Có của Kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Có TK 462- Nguồn kinh phí dự án
(Chi tiết nguồn NSNN)
+ Nếu NSNN cấp kinh phí trả trực
tiếp cho người cung cấp vật tư hoặc dịch vụ mua ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 331- Các khoản phải trả
(Ngân sách chuyển tiền trả cho
người hưởng thụ)
Nợ TK 662- Chi dự án (Chi tiết
dự án viện trợ)
Có TK 462- Nguồn kinh phí dự án
(Chi tiết nguồn NSNN)
b/ Đối với các dự án viện trợ mà
quan hệ về tài chính giữa Ban quản lý dự án, cơ quan đầu mối với các đơn vị
thực hiện dự án ở các địa phương không coi là quan hệ cấp trên, cấp dưới:
Khi Ban quản lý dự án hoặc cơ
quan đầu mối chuyển tiền, hàng viện trợ cho các cơ quan thực hiện dự án ở các địa
phương, Bộ Tài chính làm thủ tục ghi chi ngân sách cho địa phương:
+ Cơ quan quản lý dự án, cơ quan
đầu mối, ghi:
Nợ TK 462- Nguồn kinh phí dự án
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ
+ Cơ quan thực hiện dự án (hoặc
tiểu dự án) ở các địa phương hạch toán như trường hợp a (trường hợp cấp trên,
cấp dưới). Riêng đối với các khoản viện trợ đơn vị thực hiện dự án nhận tiền,
hàng viện trợ trực tiếp từ các nhà tài trợ đơn vị thực hiện, sau khi tiếp nhận
tiền, hàng từ nhà tài trợ phải làm thủ tục xác nhận viện trợ gửi cơ quan chủ dự
án hoặc cơ quan đầu môí để làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách.
c/ Đối với các dự án tín dụng:
Các khoản viện trợ của nước ngoài sử dụng với mục đích làm vốn quay vòng để cho
vay.
Các dự án tín dụng kế toán theo
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp:
- Khi nhận được vốn của nhà tài
trợ nước ngoài, kế toán phản ảnh số vốn viện trợ đã nhận để làm vốn cho vay, kế
toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Có TK 462- Nguồn kinh phí dự án
(Chi tiết nguồn vốn viện trợ)
- Nếu nhận tiền do Ngân sách cấp
vốn đối ứng làm vốn cho vay, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Có TK 462- Nguồn kinh phí dự án
(Chi tiết nguồn vốn đối ứng)
- Khi xuất tiền cho vay, căn cứ
Hợp đồng vay và khế ước vay, kế toán lập các chứng từ chi, ghi:
Nợ TK 313- Cho vay (3131) (Chi
tiết từng đối tượng nhận vay)
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
- Số tiền lãi về cho vay thu được
(Nếu có), căn cứ vào chứng từ thu lãi kế toán ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt, hoặc
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Có TK 511- Các khoản thu (5118)
- Số lãi thu được xử lý theo quy
định của cơ chế tài chính:
Nợ TK 511- Các khoản thu (5118-
Thu khác)
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động
(Nếu bổ sung nguồn kinh phí hoạt
động của đơn vị)
Có TK 462- Nguồn kinh phí dự án
(Nếu bổ sung nguồn để tăng nguồn
vốn cho vay)
- Khi thu hồi các khoản tiền cho
vay, căn cứ vào chứng từ thu hồi vốn vay (gốc), kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Có TK 313- Cho vay (3131)
- Khi tới hạn đối tượng vay chưa
trả nợ chuyển sang nợ quá hạn, kế toán ghi:
Nợ TK 3131- Cho vay
Có TK 3132- Quá hạn
- Các khoản thiệt hại về vốn cho
vay (do thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt) hoặc được nhà tài trợ đồng ý chuyển sang
khoanh nợ chờ xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 3131- Cho vay
Có TK 3133- Khoanh nợ
- Khi nhà tài trợ nước ngoài đồng
ý xoá nợ, căn cứ vào chứng từ xoá nợ, kế toán ghi:
Nợ TK 462- Nguồn kinh phí dự án
(Chi tiết vốn viện trợ)
Có TK 313- Cho vay
- Khi kết thúc dự án, phía nước
ngoài bàn giao vốn cho phía Việt Nam căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền:
+ Nếu giao vốn cho đơn vị đang
thực hiện dự án, kế toán ghi giảm nguồn kinh phí dự án, ghi tăng nguồn kinh phí
hoạt động của đơn vị .
Nợ TK 462- Nguồn kinh phí dự án
(Chi tiết dự án viện trợ)
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động
(4612)
+ Nếu nộp trả Ngân sách Nhà nước
số vốn sử dụng để cho vay, kế toán ghi :
Nợ TK 462- Nguồn kinh phí dự án
(Chi tiết vốn viện trợ)
Có TK 111- Tiền mặt ,hoặc
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
3- Phương pháp
kế toán đối với các dự án đầu tư XDCB.
3.1- Đối với các dự án đầu tư
xây dựng hạch toán chung trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị HCSN:
a/ Cơ quan chủ dự án hoặc cơ
quan đầu mối:
- Khi nhận vốn viện trợ không
hoàn lại bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc vật tư, kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
Có TK 441- Nguồn kinh phí đầu
tư XDCB
(Chi tiết vốn viện trợ)
- Khi có quyết định của cấp có thẩm
quyền, Ban quản lý dự án hoặc cơ quan đầu mối chuyển vốn viện trợ cho các đơn
vị cấp dưới thực hiện dự án, căn cứ chứng từ chuyển tiền, chuyển hàng, kế toán
ghi:
Nợ TK 341- Kinh phí cấp cho cấp
dưới (Chi tiết vốn viện trợ)
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ
- Trường hợp đơn vị thực hiện dự
án nhận trực tiếp vốn viện trợ không hoàn lại từ nhà tài trợ theo sự uỷ quyền
của cơ quan chủ dự án hoặc cơ quan đầu mối, khi đơn vị thực hiện dự án thực
nhận vốn viện trợ, thì kế toán đơn vị cấp trên ghi:
Nợ TK 341- Kinh phí cấp cho cấp
dưới (Chi tiết vốn viện trợ)
Có TK 441- Nguồn kinh
phí đầu tư XDCB (Chi tiết vốn viện trợ)
- Số vốn viện trợ đơn vị thực
hiện dự án chi không hết nộp trả cấp trên, căn cứ vào chứng từ nhận chuyển
tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Có TK 341- Kinh phí cấp cho cấp
dưới
- Căn cứ vào báo cáo của đơn vị
thực hiện dự án về số vốn viện trợ chi không hết đã nộp trả NSNN theo sự uỷ
quyền của cấp trên, kế toán ghi:
Nợ TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư
XDCB
Có TK 341- Kinh phí cấp cho cấp
dưới
- Khi công trình hoàn thành bàn
giao đưa vào sử dụng và báo cáo quyết toán vốn đầu tư của đơn vị thực hiện dự
án đã được phê duyệt, kế toán đơn vị cấp trên ghi:
Nợ TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư
XDCB
Có TK 341- Kinh phí cấp cho cấp
dưới
b/ Các đơn vị thực hiện dự án:
* Kế toán tiếp nhận nguồn viện
trợ:
- Khi nhận vốn viện trợ về đầu tư
XDCB bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc bằng vật tư do cơ quan chủ dự án hoặc cơ
quan đầu mối chuyển về, căn cứ vào các chứng từ nhận tiền hoặc hàng, kế toán
ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
Có TK 441- Nguồn kinh phí
đầu tư XDCB
(Chi tiết vốn viện trợ)
- Trường hợp cơ quan chủ dự án
hoặc cơ quan đầu mối chuyển TSCĐ xuống cho đơn vị thực hiện dự án, kế toán ghi
vào bên Nợ TK 001- Tài sản cố định thuê ngoài, đồng thời ghi vào Sổ Tài sản cố định.
- Nếu đơn vị thực hiện dự án
nhận vốn viện trợ trực tiếp của nhà tài trợ nước ngoài (không qua cơ quan chủ
dự án hoặc cơ quan đầu mối):
+ Khi nhận được tiền, hàng viện
trợ căn cứ vào chứng từ nhận tiền, hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
Có TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư
XDCB(Chi tiết vốn viện trợ)
+ Đồng thời phải báo cáo số vốn
viện trợ đã nhận (kèm theo chứng từ gốc về nhận vốn hoặc chứng từ sao chụp có
xác nhận của thủ trưởng đơn vị) gửi về cơ quan chủ dự án hoặc cho quan đầu mối.
- Trường hợp nhà tài trợ chi
trực tiếp, ứng trước hoặc thanh toán trực tiếp cho người nhận thầu, người cung
cấp dịch vụ tại Việt Nam, căn cứ hoá đơn bán hàng của người bán và chứng từ
chuyển tiền trực tiếp của nhà tài trợ, kế toán ghi:
Nợ TK 331- Các khoản phải trả (Chuyển
tiền trả cho người bán)
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở
dang (Chi trực tiếp)
Có TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư
XDCB
- Nhận vốn đối ứng do Ngân sách
cấp bằng lệnh chi vào tài khoản của đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Có TK 441- Nguồn kinh phí đầu
tư XDCB (Chi tiết vốn Ngân sách)
- Nhận vốn viện trợ chi thẳng
cho công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở
dang
Có TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư
XDCB
- Khi dự án kết thúc, báo cáo
quyết toán được phê duyệt:
+ Bàn giao TSCĐ vào sử dụng, kế
toán ghi:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213- TSCĐ vô hình
Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở
dang
+ Đồng thời kế toán ghi giảm
nguồn vốn đầu tư, ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:
Nợ TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư
XDCB
Có TK 466- Nguồn kinh phí đã
hình thành TSCĐ
* Kế toán chi phí đầu tư:
- Khi nhận giá trị khối lượng
xây dựng, dịch vụ tư vấn, chi phí khác (chi phí thiết kế, tư vấn...) hoàn thành
do nhà thầu bàn giao, căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng,
kế toán ghi:
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở
dang
Có TK 331- Các khoản phải trả
- Nhập kho thiết bị do hoàn
thành mua sắm, căn cứ hoá đơn, phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
Có TK 331- Các khoản phải trả
- Khi nhận thiết bị không cần
lắp giao thẳng cho bên sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở
dang
Có TK 331- Các khoản phải trả
- Khi xuất thiết bị không cần
lắp từ kho của Ban quản lý dự án giao cho người sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 241-Xây dựng cơ bản dở
dang
Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Chi tiết thiết bị trong kho)
- Đối với thiết bị cần lắp:
+ Khi xuất thiết bị cần lắp từ
kho giao cho bộ phận lắp đặt, kế toán ghi:
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Chi tiết thiết bị đưa đi lắp)
Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Chi tiết thiết bị trong kho)
+ Khi có khối lượng lắp đặt hoàn
thành của bên B bàn giao, được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán, thì giá trị
thiết bị đưa đi lắp mới được tính vào chỉ tiêu thực hiện đầu tư, kế toán ghi:
Nợ TK TK 241- Xây dựng cơ bản dở
dang
Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Chi tiết thiết bị đưa đi lắp)
- Các chi phí xây dựng cơ bản
khác phát sinh, ghi:
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở
dang
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Có TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư
XDCB
- Khi dự án kết thúc, công trình
XDCB hoàn thành, báo cáo quyết toán được phê duyệt, kế toán ghi:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213- TSCĐ vô hình
Nợ TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư
XDCB
(Phần kinh phí xin duyệt bỏ được
phê duyệt)
Nợ TK 311- Các khoản phải thu
(Phần kinh phí xin duyệt bỏ
không được phê duyệt)
Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở
dang
Số chi phí được duyệt bỏ và chi
sai không được duyệt, ghi:
Nợ TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư
XDCB (Số duyệt bỏ)
Nợ Tk 311- Các khoản phải thu
(3118) (Số chi sai)
Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở
dang
Đồng thời ghi:
Nợ TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư
XDCB
Có TK 466- Nguồn kinh phí đã
hình thành TSCĐ
3.2/ Đối với các dự án đầu tư
xây dựng có tổ chức hạch toán riêng thì thực hiện phương pháp kế toán theo quy định
của Chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư ban hành theo quyết định số 214/2000/QĐ-BTC
ngày 28/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định của Thông tư này.
1- Thông tư
này thay thế Thông tư 46- TC/CĐKT ngày 15 tháng 8 năm 1991 của Bộ Tài chính hướng
dẫn chế độ hạch toán kế toán tiền hàng viện trợ quốc tế và có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 1/1/2002.
2- Các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh có tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ không
hoàn lại, căn cứ vào chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT
ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán
doanh nghiệp, trên cơ sở các quy định chung và phương pháp kế toán quy định
trong Thông tư này để tổ chức hạch toán phù hợp.
3- Trong quá
trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị, các
chủ dự án cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
CÁC MẪU CHỨNG TỪ BỔ SUNG:
MẪU SỐ 1
(Ban
hành theo Thông tư số 70/2001/TT/Bộ Tài chính ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính)
BỘ TÀI
CHÍNH
Số:
TC/XNVT
|
CỘNG HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
GIẤY XÁC NHẬN
HÀNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
I- XÁC NHẬN CỦA BỘ TÀI CHÍNH
Sau khi thẩm tra, Bộ Tài chính
xác nhận số hàng kê khai trong tờ xác nhận viện trợ này thuộc nguồn viện trợ
không hoàn lại.
Ngày tháng năm
II- PHẦN TỰ KHAI CỦA ĐƠN VỊ NHẬN VIỆN
TRỢ
A- Những dữ kiện cơ bản


1- Nguồn viện trợ
của Chính phủ Tổ chức quốc tế Phi Chính phủ
2- Tên tổ chức viện trợ:
3- Tên chương trình, dự án, phi
dự án: Thực hiện từ: Đến:
4- Tổng giá trị nguồn viện
trợ: Nguyên tệ: Quy ra USD:
5- Văn bản phê duyệt của cấp có
thẩm quyền:
Số:Ngày: Của:
6- Đơn vị chủ dự án, chương
trình:
7- Đơn vị trực tiếp sử dụng hàng
viện trợ:
- Trực thuộc (Bộ, cơ quan TW) quản
lý
- Trực thuộc (Tỉnh, TP, Đặc khu)
quản lý
8- Đơn vị được uỷ nhiệm nhận
hàng viện trợ:
B- Chi tiết lô hàng:
1- Tên tầu/ máy bay: cảng: ngày đến:
2- Hàng đặt mua trong nước tại:
Số,
ngày của vận đơn hoặc hoá đơn bán hàng
|
Tên
hàng hoá
|
Số
lượng (kiện)
|
Trị
giá lô hàng
|
|
|
|
Nguyên
tệ
|
Quy
ra USD
|
Thành
tiền Việt nam
|
1
|
2
|
3
|
5
|
6
|
7
|
|
|
|
|
|
|
* Tỷ giá quy đổi (VNĐ/USD)
C- Sử dụng theo MLNSNN
Trị giá:
Ngày tháng năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Chú ý:
- Giấy xác nhận hàng viện trợ được
viết trên 2 mặt của tờ giấy.
- Không viết tay, tẩy xoá.
- Nếu có nhiều loại hàng hoá thì
lập bảng kê đính kèm, đóng dấu treo
MẪU SỐ 2
(Ban
hành theo Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày 24/ 8/2001 của Bộ Tài chính)
BỘ TÀI
CHÍNH
Số:
TC/XNVT
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
GIẤY XÁC NHẬN
TIỀN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
I- XÁC NHẬN CỦA BỘ TÀI CHÍNH
Sau khi thẩm tra, Bộ Tài chính
xác nhận số tiền kê khai trong tờ xác nhận viện trợ này thuộc nguồn viện trợ
không hoàn lại.
Ngày tháng năm
II- PHẦN TỰ KHAI CỦA ĐƠN VỊ NHẬN VIỆN
TRỢ
A- Những dữ kiện cơ bản


1- Nguồn viện trợ
của Chính phủ Tổ chức quốc tế Phi Chính phủ
2- Tên tổ chức viện trợ:
3- Tên chương trình, dự án, phi
dự án: Thực hiện từ: Đến:
4- Tổng giá
trị nguồn viện trợ:
|
Nguyên tệ:
|
Quy ra USD:
|
5- Văn bản phê duyệt của cấp có
thẩm quyền:
Số:Ngày: Của:
6- Đơn vị chủ dự án, chương
trình:
7- Đơn vị trực tiếp sử dụng tiền
viện trợ:
- Trực thuộc (Bộ, cơ quan TW) quản
lý
- Trực thuộc (Tỉnh, TP, Đặc khu)
quản lý
8- Đơn vị được uỷ nhiệm nhận
tiền viện trợ:
9- Số tài khoản của đơn vị nhận
tiền viện trợ:
Tại:
B- Chi tiết các khoản tiền:
1- Được nhận bằng nguyên tệ:
2- Quy ra USD:
3- Tỷ giá quy đổi (VND/1USD)
4- Quy ra tiền Việt Nam:
5- Được nhận bằng tiền Việt Nam:
6- Tổng số tiền Việt Nam được nhận:
Trong đó:
+ Sử dụng:
+ Sử dụng:
C- Sử dụng theo MLNSNN
Trị giá:
Ngày tháng năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Chú ý:
- Giấy xác nhận hàng viện trợ được
viết trên 2 mặt của tờ giấy.
- Không viết tay, tẩy xoá
MẪU SỐ 6
(Ban
hành theo Thông tư số 70/2001/TT/Bộ Tài chính ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính)
Tên chủ chương trình, dự án:
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ
GỐC GỬI CHO NHÀ TÀI TRỢ
|
STT
|
Số
chứng từ
|
Ngày
lập chứng từ
|
Nôị
dung thu, chi
|
Số
tiền ghi trên
chứng
từ thu, chi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người
lập biểu
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
Trưởng
bộ phận TCKT
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
Ngày
tháng năm 200
Thủ
trưởng đơn vị
(Ký
tên, đóng dấu)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU SỐ 7
(Ban
hành theo Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính)
TÊN ĐƠN VỊ
........................
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Kính gửi: Sở Tài chính (Phòng Tài
chính)................
1- Nguồn viện trợ của Chính
phủ Tổ chức quốc tế Phi Chính phủ
2- Tên tổ chức viện trợ:
3- Tên chương trình, dự án, phi
dự án: Thực hiện từ: Đến:
4- Tổng giá trị viện trợ: Nguyên
tệ: Quy ra USD:
5- Văn bản phê duyệt của cấp có
thẩm quyền:
Số: Ngày: Của:
6- Chủ dự án, chương trình:
7- Tổng số tiền đề nghị ghi thu-
ghi chi:
Phân chia theo Mục lục ngân
sách:
Chương
Loại Khoản Mục
Ngày tháng năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu:
Chú ý: Nhận viện trợ bằng hiện
vật thì quy đổi ra tiền để lập báo cáo, kèm theo hồ sơ xác định giá trị.
MẪU SỐ 8
(Ban
hành theo Thông tư số 109/2001/TT-Bộ Tài chính ngày 31 tháng 12 năm 2001 của
Bộ Tài chính)
BQL dự án:...................
BẢNG KÊ CHI TIỀN
CHO NHỮNG NGƯỜI
THAM DỰ HỘI THẢO, TẬP HUẤN
- Tên dự án:
- Nội dung hội thảo (tập huấn):
- Địa điểm hội thảo (tập huấn):
- Thời gian hội thảo:
Từ ngày
........... đến ngày ..........
STT
|
Họ
và Tên
|
Đơn
vị công tác
|
Số
ngày tham dự
|
Số
tiền được nhận mỗi ngày
|
Tổng
số tiền
|
Ký
nhận
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
D
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
X
|
|
|
|
X
|
Tổng số người tham
dự:.............................................
Tổng số tiền xin thanh
toán:......................................
Người
lập biểu
(Ký,
họ tên)
|
|
Ngày
tháng năm
Giám
đốc dự án
(Ký,
họ tên, đóng dấu)
|
MẪU SỐ 9
(Ban
hành theo Thông tư số 109/2001/TT-BTC
ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính)
BQL dự án:...................
Nội dung thanh
toán:.................................................................
Họ, tên người thanh
toán:..........................................................
STT
|
Chứng
từ
|
Nội dung chi
|
Số
tiền
|
|
Số hiệu
|
Ngày, tháng
|
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
Tổng số tiền bằng
chữ:............................................................
Giám
đốc dự án
(Ký,
họ tên, đóng dấu)
|
Phụ
trách kế toán
(Ký,
họ tên)
|
Ngày
tháng năm
Người
xin thanh toán
(Ký,
họ tên)
|
BẢNG KÊ CHI TIỀN CHO NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ HỘI
THẢO, TẬP HUẤN
(Mẫu
số 8)
1- Mục đích:
Nhằm liệt kê
và xác nhận số tiền đã thanh toán theo danh sách những người đã tham gia hội
thảo, tập huấn, làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
2- Phương
pháp và trách nhiệm ghi chép:
Người tổ chức
hội thảo, tập huấn sẽ lập bảng kê này.
Bảng kê phải
ghi rõ: nội dung, địa điểm và thời gian của cuộc hội thảo, tập huấn
- Số ngày tham dự của mỗi người,
số tiền được nhận mỗi ngày, tổng số tiền phát cho từng người thực tế tham dự
hội thảo, tập huấn. Tổng cộng chi cho toàn bộ người tham dự hội thảo, tập huấn.
Người tham gia hội thảo, tập huấn sau khi nhận tiền phải trực tiếp ký nhận vào
cột D.
Bảng kê chi tiền cho những người
tham dự hội thảo, tập huấn phải có đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền,
Giám đốc dự án phê duyệt.
BẢNG KÊ
THANH TOÁN
(Mẫu
số 9)
1- Mục đích:
Nhằm liệt kê
các khoản chi tiêu cho cùng một nội dung, là căn cứ để xin thanh toán và ghi sổ
kế toán
2- Phương
pháp và trách nhiệm ghi chép:
Sau khi các
khoản chi đã được thực hiện người trực tiếp chi lập Bảng kê thanh toán, phải
ghi rõ: Nội dung thanh toán (Thanh toán hội nghị…), họ tên người lập bảng kê
thanh toán
- Cột 1: Ghi
số thứ tự từng khoản chi
- Cột 2, 3:
Ghi số hiệu, ngày tháng chứng từ chi (nếu có)
- Cột 4: Ghi
rõ nội dung chi (Chi tiền ăn cho đại biểu, chi tiền làm tài liệu, chi tiền báo
cáo viên...)
- Cột 5: Số
tiền chi tương ứng với từng công việc, từ đó tính ra tổng số tiền đã chi đề
nghị thanh toán.
Bảng kê thanh
toán chi tiêu phải có đầy đủ chữ ký của người xin thanh toán, phụ trách kế toán
và Giám đốc dự án.
MẪU B02 - H
TỔNG HỢP TÌNH
HÌNH KINH PHÍ
VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG
1- Bản
chất và mục đích của báo cáo: Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán
kinh phí đã sử dụng.
Tổng hợp tình
hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng là báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh tổng quát tình hình nhận và sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị trong
kỳ báo cáo và số thực chi cho từng loại hoạt động theo từng nguồn kinh phí đề
nghị quyết toán.
Báo cáo này được
dùng cho tất cả các đơn vị dự án có được cấp và sử dụng kinh phí NSNN trong năm
với mục đích giúp cho đơn vị và các cơ quan chức năng của Nhà nước nắm được
tổng số các loại kinh phí theo từng nguồn hình thành và tình hình sử dụng các
loại kinh phí ở đơn vị trong một kỳ kế toán.
2- Kết cấu
của báo cáo: Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng.
Báo cáo Tổng
hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng gồm 3 phần chính:
Phần I:
Tổng hợp tình hình kinh phí:
Phản ánh tổng
hợp toàn bộ tình hình nhận và sử dụng nguồn kinh phí trong kỳ của đơn vị theo
từng loại kinh phí,
Phần
II: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán:
Phản ánh toàn
bộ số kinh phí sử dụng trong kỳ của đơn vị theo từng loại kinh phí, từng nguồn
hình thành và theo mục, tiểu mục nhằm có đủ căn cứ pháp lý và chứng từ hợp lệ đề
nghị quyết toán.
Phần
III: Quyết toán vốn đầu tư, vốn sửa chữa lớn sử dụng trong kỳ (Phần này không sửa
đổi gì nên không đưa vào Thông tư)
3- Nguồn
gốc số liệu để lập báo cáo.
- Căn cứ vào
báo cáo “Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng” kỳ trước.
- Căn cứ vào
sổ kế toán chi tiết trong kỳ các tài khoản loại 4 và loại 6.
4- Nội dung
và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo Tổng hợp tình hình kinh phí và
quyết toán kinh phí đã sử dụng.
Phần I -
Tổng hợp tình hình kinh phí:
Phần I
"Tổng hợp tình hình kinh phí” được phản ánh theo từng nội dung kinh phí:
Kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, nguồn vốn kinh doanh và vốn đầu tư XDCB.
Trong từng nội dung kinh phí được phản ánh chi tiết tình hình nhận kinh phí và
sử dụng kinh phí
Góc trên bên
trái: Ghi mã Chương theo mục lục Ngân sách
- Cột B: Ghi
tên các chỉ tiêu của Báo cáo
- Cột C: Ghi
mã số các chỉ tiêu
- Cột 1: Ghi
tổng số tiền của từng chỉ tiêu
- Cột 2, 3:
Ghi số tiền kinh phí đã nhận và đã sử dụng thuộc (do) nguồn vốn Ngân sách,
trong đó:
+ Cột 2: Ghi
số tiền do Ngân sách cấp
+ Cột 3: Ghi
số tiền nhận viện trợ không hoàn lại
- Cột 4: Ghi
số tiền của từng chỉ tiêu được hình thành từ nguồn vốn khác như: Từ các khoản
thu hội phí, tài trợ trong nước, bổ sung từ các khoản thu sự nghiệp và kết quả
kinh doanh...
I- Kinh
phí hoạt động (HCSN)
1/ Kinh phí
chưa xin quyết toán kỳ trước chuyển sang - Mã số 01
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí hoạt động kỳ trước chưa chi hết hoặc đã chi chưa xin quyết
toán, chuyển sang kỳ này.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 12 của báo
cáo này kỳ trước.
2/ Từ năm trước
chuyển sang năm nay - Mã số 02
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí hoạt động năm trước chưa chi hết hoặc đã chi chưa xin
quyết toán chuyển sang năm nay.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 12 của báo
cáo này cuối năm trước.
3/ Kinh phí được
phân phối kỳ này - Mã số 03
Chỉ tiêu này
phản ánh số hạn mức kinh phí hoạt động được phân phối trong kỳ.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào giấy thông báo hạn mức kinh phí cho đơn vị
trong kỳ báo cáo.
4/ Kinh phí được
phân phối luỹ kế từ đầu năm - Mã số 04
Chỉ tiêu này
phản ánh số hạn mức kinh phí hoạt động được phân phối lũy kế từ đầu năm đến
cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 03 của báo
cáo kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu 04 của báo cáo này kỳ trước.
5/ Kinh phí
thực nhận kỳ này - Mã số 05
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí hoạt động đơn vị thực nhận tại Kho bạc (kể cả chuyển khoản
và rút tiền mặt sau khi đã trừ số nộp khôi phục hạn mức) và số kinh phí hoạt động
đơn vị nhận trực tiếp từ nguồn tài trợ, viện trợ, các khoản thu hội phí và số
thu sự nghiệp chuyển sang trong kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh luỹ kế bên Có TK 461 trong kỳ
báo caó.
6/ Kinh phí
thực nhận luỹ kế từ đầu năm - Mã số 06
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí hoạt động đơn vị thực nhận tại Kho bạc và số kinh phí hoạt
động đơn vị nhận trực tiếp từ nguồn viện trợ, tài trợ, các khoản thu hội phí và
số thu sự nghiệp chuyển sang..... luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 05 của báo
cáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 06 của báo cáo này
kỳ trước.
7/ Tổng kinh
phí thực được sử dụng kỳ này - Mã số 07
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí hoạt động thực được sử dụng trong kỳ báo cáo, bao gồm kinh
phí chưa xin quyết toán kỳ trước chuyển sang và số kinh phí thực nhận trong kỳ
báo cáo
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tổng cộng ghi ở mã số 01 và 05 của báo cáo này
kỳ này.
Mã số 07 = Mã
số ( 01 + 05 )
8/ Luỹ kế từ đầu
năm - Mã số 08
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí hoạt động thực được sử dụng luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ
báo cáo, bao gồm số kinh phí chưa xin quyết toán từ năm trước chuyển sang năm
nay và số kinh phí thực nhận luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này là số tổng cộng của 2 chỉ tiêu có mã số 02 và mã số 06 của
báo cáo này kỳ này.
9/ Số đã chi
kỳ này đề nghị quyết toán - Mã số 09
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí hoạt động đơn vị đã chi trong kỳ báo cáo, đề nghị quyết
toán.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh luỹ kế bên Nợ TK 661- Chi hoạt động trừ (-)
đi số phát sinh bên Có TK 661- Chi hoạt động (những khoản giảm trừ cho phép) trong
kỳ báo cáo.
10/ Luỹ kế từ
đầu năm - Mã số 10
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí hoạt động đơn vị đã chi luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo
cáo đề nghị quyết toán.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 09 của báo
cáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 10 của báo cáo này
kỳ trước.
11/ Kinh phí
giảm kỳ này (nộp trả, giảm khác) - Mã số 11
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí hoạt động giảm trong kỳ báo cáo, do đơn vị nộp trả Ngân
sách , nộp trả cấp trên và giảm khác,...
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 461- Nguồn kinh phí
hoạt động, đối ứng với bên Có TK 111, 112,... trong kỳ báo cáo.
12/ Kinh phí
chưa xin quyết toán chuyển kỳ sau - Mã số 12
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí hoạt động đã nhận nhưng chưa chi, hoặc đã chi nhưng chưa
xin quyết toán chuyển kỳ sau.
Số liệu ghi
vào chỉ tiêu này được tính như sau:
Mã số 12 = Mã
số ( 07 - 09 - 11 )
II- Kinh
phí chương trình dự án
1/ Kinh phí
chưa xin quyết toán kỳ trước chuyển sang - Mã số 13
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí dự án kỳ trước (quý, năm) chưa chi hết hoặc đã chi nhưng
chưa xin quyết toán chuyển sang kỳ này.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 25 của báo
cáo này kỳ trước.
2/ Kinh phí
chưa xin quyết toán từ năm trước chuyển sang năm nay - Mã số 14
Chỉ tiêu này phản ánh số kinh
phí dự án năm trước chưa chi hết hoặc đã chi nhưng chưa xin quyết toán chuyển
sang năm nay.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 25 của báo
cáo này cuối năm trước.
3/ Kinh phí được
phân phối kỳ này - Mã số 15
Chỉ tiêu này
phản ánh mức kinh phí dự án được phân phối kỳ này.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào giấy thông báo phân phối hạn mức kinh phí
dự án và các cam kết, hiệp định được ký kết về dự án cho đơn vị trong kỳ báo
cáo.
4/ Kinh phí được
phân phối luỹ kế từ đầu năm - Mã số 16
Chỉ tiêu này
phản ánh mức kinh phí dự án được phân phối luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo
cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 15 của báo
cáo này cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 16 của báo cáo này kỳ trước.
5/ Kinh phí
thực nhận kỳ này - Mã số 17
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí dự án thực nhận tại Kho bạc ( kể cả chuyển khoản và rút
tiền mặt sau khi đã trừ số nộp khôi phục hạn mức) và số kinh phí dự án nhận
trực tiếp từ các nguồn tài trợ, viện trợ, chủ các dự án và các nguồn khác (nếu
có) trong kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh luỹ kế bên Có TK 462 trong kỳ
báo cáo.
6/ Kinh phí
thực nhận luỹ kế từ đầu năm - Mã số 18
Chỉ tiêu này phản ánh số kinh
phí dự án thực nhận tại Kho bạc (kể cả chuyển khoản và rút tiền mặt sau khi đã
trừ số nộp khôi phục hạn mức) và số kinh phí dự án nhận trực tiếp từ các nguồn
tài trợ, viện trợ, chủ các dự án và các nguồn khác (nếu có) luỹ kế từ đầu năm đến
cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này là số liệu được ghi ở chỉ tiêu có mã số 17 của báo cáo này
kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 18 của báo cáo này kỳ trước.
7/ Tổng kinh
phí thực được sử dụng kỳ này - Mã số 19
Chỉ tiêu này
phản ánh tổng kinh phí thực được sử dụng trong kỳ báo cáo, bao gồm kinh phí dự
án chưa xin quyết toán kỳ trước chuyển sang và số kinh phí dự án thực nhận
trong kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tổng cộng của 2 chỉ tiêu có mã số 13 và mã số
17.
Mã
số 19 = Mã số ( 13 + 17 )
8/ Tổng kinh
phí thực được sử dụng luỹ kế từ đầu năm -Mã số 20
Chỉ tiêu này
phản ánh tổng số kinh phí dự án thực nhận sử dụng luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ
báo cáo, bao gồm số kinh phí dự án chưa xin quyết toán năm trước chuyển sang năm
nay và số kinh phí thực nhận luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này là số tổng cộng của 2 chỉ tiêu có mã số 14 và 18 của báo
cáo này kỳ này.
Mã
số 20 = Mã số ( 14 + 18 )
9/ Kinh phí đã
chi xin quyết toán kỳ này - Mã số 21
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí dự án đã chi xin quyết toán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán tài khoản 662 trong kỳ báo cáo.
10/ Luỹ kế từ
đâu năm - Mã số 22
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí dự án đơn vị đã chi xin quyết toán luỹ kế từ đầu năm đến
cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 21 của báo
cáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 22 của báo cáo này
kỳ trước.
11/ Kinh phí
giảm ( nộp trả, giảm khác) - Mã số 23
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí dự án giảm do đơn vị nộp trả Ngân sách, nộp trả cấp trên,
nộp cho chủ dự án và giảm khác trong kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 462 đối ứng với bên
Có TK 111, 112,... trong kỳ báo cáo.
12/ Kinh phí
giảm luỹ kế từ đầu năm - Mã số 24
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí dự án giảm luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm
số kinh phí nộp trả Ngân sách, nộp cấp trên, nộp cho chủ dự án và giảm khác.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này là số liệu đã ghi ở chỉ tiêu có mã số 23 của báo cáo này kỳ
này, cộng với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 24 của báo cáo này kỳ trước.
13/ Kinh phí
chưa xin quyết toán chuyển kỳ sau - Mã số 25
Chỉ tiêu này
phản ánh số kinh phí dự án đã nhận nhưng chưa chi, hoặc đã chi nhưng chưa xin
quyết toán chuyển kỳ sau.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được tính
Mã
số 25 = Mã số (19 - 21- 23 )
III- Nguồn
vốn kinh doanh
1/ Số dư đầu
kỳ - Mã số 26
Chỉ tiêu này
phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có đầu kỳ của TK 411 “Nguồn vốn kinh
doanh”.
2/ Tăng trong
kỳ này - Mã số 27
Chỉ tiêu này
phản ánh nguồn vốn kinh doanh tăng trong kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 411 “Nguồn vốn kinh
doanh” trong kỳ báo cáo.
3/ Luỹ kế từ đầu
năm - Mã số 28
Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn
kinh doanh tăng luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 27 của báo
cáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 28 của báo cáo
này kỳ trước.
4/ Giảm trong
kỳ - Mã số 29
Chỉ tiêu này
phản ánh nguồn vốn kinh doanh giảm trong kỳ báo cáo
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 411 “ Nguồn vốn
kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
5/ Luỹ kế từ đầu
năm - Mã số 30
Chỉ tiêu này
phản ánh nguồn vốn kinh doanh giảm luỹ kế đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 29 của
báo cáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 30 của báo cáo
này kỳ trước.
6/ Số còn lại
cuối kỳ - Mã số 31
Chỉ tiêu này
phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có cuối kỳ báo cáo
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có cuối kỳ của TK 411 “ Nguồn vốn
kinh doanh”.
IV- Vốn
xây dựng cơ bản:
1/ Vốn kỳ trước
còn lại chuyển sang kỳ này - Mã số 32
Chỉ tiêu này
phản ánh nguồn vốn XDCB thực chưa dùng kỳ trước chuyển sang kỳ này.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 56 của báo cáo
này kỳ trước.
2/ Vốn năm trước
chuyển sang - Mã số 33
Chỉ tiêu này
phản ánh nguồn vốn XDCB chưa dùng năm trước chuyển sang năm nay
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 43 của báo cáo
này cuối năm trước.
3/ Vốn thực
nhận kỳ này - Mã số 34
Chỉ tiêu này
phản ánh nguồn vốn XDCB thực nhận (tăng) trong kỳ báo cáo, bao gồm vốn XDCB
nhận Ngân sách cấp, cấp trên cấp và bổ sung từ các quỹ, từ viện trợ, tài
trợ,...
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh luỹ kế bên Có TK 441 “Nguồn kinh phí đầu tư
XDCB” trong kỳ báo cáo.
4/ Luỹ kế từ đầu
năm - Mã số 35
Chỉ tiêu này
phản ánh vốn XDCB thực nhận (tăng) luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 34 của báo
cáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 35 của báo này kỳ
trước.
5/ Tổng số
vốn được sử dụng kỳ này - Mã số 36
Chỉ tiêu này
phản ánh tổng số vốn XDCB được sử dụng trong kỳ báo cáo, bao gồm vốn XDCB kỳ trước
còn lại chuyển sang kỳ này và vốn XDCB thực nhận (tăng) trong kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được tính như sau:
Mã số 36 = Mã
số (32 + 34)
6/ Luỹ kế từ đầu
năm - Mã số 37
Chỉ tiêu này
phản ánh tổng số vốn XDCB được sử dụng luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo,
bao gồm vốn XDCB năm trước còn lại chuyển sang và vốn XDCB thực nhận luỹ kế từ đầu
năm đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tổng cộng ghi ở 2 chỉ tiêu có mã số 33 và mã số
35
Mã số 37 = Mã số (33 + 35)
7/ Số vốn
thực sử dụng kỳ này - Mã số 38
Chỉ tiêu này
phản ánh số vốn XDCB đã thực sử dụng trong kỳ báo cáo
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh luỹ kế bên Nợ TK 241 “ XDCB
dở dang” trong kỳ báo cáo.
8/ Đã hoàn
thành trong kỳ - Mã số 39
Chỉ tiêu này
phản ánh giá trị khối lượng XDCB đã hoàn thành trong kỳ báo cáo
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh luỹ kế bên Có TK 241 “ XDCB
dở dang” trong kỳ báo cáo.
9/ Luỹ kế từ đầu
năm - Mã số 40
Chỉ tiêu này
phản ánh số vốn XDCB đã thực sử dụng luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được lấy số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 38 của báo cáo
này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 40 của báo cáo này kỳ
trước.
10/ Đã hoàn
thành từ đầu năm - Mã số 41
Chỉ tiêu này
phản ánh giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ
báo cáo
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh luỹ kế bên Có TK 241 “XDCB dở dang” từ đầu
năm đến cuối kỳ báo cáo, hoặc lấy số liệu ghi ở chỉ tiếu có mã số 39 của báo
cáo này kỳ này, cộng (+) với số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 41 của báo này kỳ
trước.
11/ Vốn XDCB
giảm (nộp trả, giảm khác) - Mã số 42
Chỉ tiêu này
phản ánh vốn XDCB giảm trong kỳ báo cáo, bao gồm số nộp trả Ngân sách, nộp cấp
trên và giảm khác
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 441 “Nguồn kinh phí
đầu tư XDCB” trong kỳ báo cáo.
12/ Vốn chưa
sử dụng chuyển kỳ sau - Mã số 43
Chỉ tiêu này
phản ánh vốn XDCB thực chưa sử dụng (còn lại) cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này được tính như sau :
Mã số 43 = Mã
số (36 - 38 - 42)
Phần
II: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán
Kinh phí đã
sử dụng đề nghị quyết toán được phản ánh theo từng nội dung kinh tế theo từng mục
lục NSNN và theo các cột: Mục, tiểu mục, mã số, tổng số, ngân sách cấp và viện
trợ, thu sự nghiệp và khác (trong đó bao gồm cả phần tài trợ trogn nước).
I- Chi hoạt động
- Mã số 001:
Là chỉ tiêu
tổng hợp phản ánh tổng số chi hoạt đông trong kỳ báo cáo theo nội dung đã được
cơ quan tài chính phê duyệt, chi thanh toán cho cá nhân, chi thanh toán tiền
mua hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, chi mua sắm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, chi
quản lý hành chính và chi bảo quản hàng dự trữ của đơn vị có đầy đủ chứng từ, căn
cứ, đề nghị quyết toán.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu “Chi hoạt động” theo từng nội dung và mục lục NSNN là số phát
sinh bên Nợ của tài khoản 661 “Chi hoạt động” trên sổ kế toán tổng hợp và chi
tiết trong kỳ báo cáo.
II- Chi dự án
- Mã số 101:
Là chỉ tiêu
tổng hợp phản ánh tổng số chi thực hiện và chi quản lý các chương trình, dự án
kinh tế, xã hội của Nhà nước, của ngành, các đề tài nghiên cứu khoa học bằng
nguồn kinh phí viện trợ, tài trợ đã đủ căn cứ pháp lý, chứng từ hợp lệ, đề nghị
quyết toán.
Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu “Chi dự án” theo từng nội dung chi phí là số phát sinh Nợ của
tài khoản 662 “Chi dự án” trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
trong kỳ báo cáo.
PHỤ BIỂU F 02 - 2H
I- Bản
chất và ý nghĩa của phụ biểu báo cáo "Chi tiết kinh phí dựán đề nghị quyết
toán"
“Chi tiết
kinh phí dự án đề nghị quyết toán” là phụ biểu bắt buộc của báo cáo B02-H.
Phụ biểu này được
lập để phản ánh chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị quyết toán theo từng nội
dung chi và nguồn hình thành kinh phí.
II- Cơ sở
lập phụ biểu "Chi tiết kinh phí dự án đề nghị quyết toán":
- Sổ chi tiết
tài khoản 462, 662
- Báo cáo này
của kỳ trước
III - Nội
dung và phương pháp lập
Báo cáo này được
lập cho từng dự án, vì vậy trong kỳ báo cáo đơn vị thực hiện bao nhiêu dự án
thì phải lập bấy nhiêu phụ biểu báo cáo này.
Các chỉ tiêu
chung:
- Tên dự án,
mã số: Ghi rõ tên gọi của dự án và mã số đăng ký của dự án
- Thuộc hương
trình: Ghi rõ tên của chương trình mà dự án là một bộ phận của chương trình đó
- Năm khởi đầu,
năm kết thúc: Ghi rõ năm bắt đầu thực hiện và năm kết thúc dự án theo quy định
trong Hiệp định hay hợp đồng đã được ký kết.
- Tổng số
kinh phí được duyệt (tổng số vốn viện trợ) và số được duyệt kỳ này (số viện trợ
kỳ này): Ghi tổng số kinh phí được duyệt hay số vốn được viện trợ của từng dự
án và số kinh phí được duyệt hay số vốn viện trợ kỳ báo cáo thuộc tất cả các
nguồn kinh phí (ngân sách cấp, viện trợ, nguồn khác...)
- Dòng: Chương,
Loại, Khoản: Ghi các danh mục phù hợp với quy định của mục lục Ngân sách Nhà nước.
- Cơ quan
thực hiện dự án: Ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện dự
án.
- Cột A, B, C
: Ghi số hiệu và nội dung (tên gọi) phù hợp với từng Mục và Tiểu mục theo quy định
của MLNSNN
- Cột D: Ghi
số hiệu quy định cho từng nội dung chi
- Cột 1: Phản
ánh số kinh phí (thuộc từng nguồn kinh phí) kỳ trước chưa sử dụng hết chuyển
sang kỳ này
Số liệu để
ghi vào cột này được lấy từ số liệu ghi ở cột 7 của báo cáo này kỳ trước.
- Cột 2: Phản
ánh số kinh phí thực nhận kỳ này
Số liệu để
ghi vào cột này là số phát sinh bên Có TK 462 - Nguồn kinh phí dự án trong kỳ
báo cáo trên sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.
- Cột 3 :
Phản ánh số kinh phí thực nhận từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào cột này là tổng số phát sinh bên Có TK 462 - Nguồn kinh phí dự án(chi
tiết theo từng nguồn hình thành) từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo (Nếu có số khôi
phục hạn mức kinh phí phải trừ số khôi phục hạn mức kinh phí ), hoặc được tính
bằng cách lấy chỉ tiêu 3 của báo cáo kỳ trước cộng (+) với số liệu ghi ở cột 2
của báo cáo kỳ này.
- Cột 4: Phản
ánh tổng số kinh phí được sử dụng kỳ này theo từng nguồn kinh phí.
Số liệu để
ghi vào cột này được tính như sau:
Cột 4 = Cột 1 + Cột 2
- Cột 5: Phản
ánh số kinh phí dự án đã sử dụng đề nghị quyết toán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào cột này là số phát sinh bên Nợ của TK 662- Chi dự án, trong kỳ báo cáo
(nếu có số nộp giảm chi thì phải trừ số giảm chi).
- Cột 6: Phản
ánh số kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để
ghi vào cột này là số phát sinh bên Nợ của TK 662- Chi dự án, kể từ đầu năm đến
cuối kỳ báo cáo (trừ số giảm chi nếu có) hoặc được tính bằng cách lấy chỉ tiêu
6 của báo cáo kỳ trước cộng (+) với số liệu ghi ở cột 5 của báo cáo kỳ này.
- Cột 7: Phản
ánh số kinh phí đã nhận nhưng chưa sử dụng chuyển sang kỳ sau
Số liệu để
ghi vào cột này được tính như sau:
Cột 7 = Cột 4 - Cột 5
Sau khi lập
biểu xong, người lập biểu, phụ trách kế toán phải ký và ghi rõ họ tên, sau đó
thủ trưởng đơn vị ghi ngày, tháng, năm và ký tên, đóng dấu.
MẪU B06- DA
BÁO CÁO TIẾP
NHẬN
VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI NĂM....
1- Mục đích
của báo cáo:
Báo cáo tiếp
nhận và sử dụng viện trợ không hoàn lại được dùng cho tất cả các đơn vị có tiếp
nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài với mục đích giúp cho cơ quan quản
lý nắm được tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí viện trợ không hoàn lại của
đơn vị trong kỳ báo cáo.
2- Kết cấu và
nội dung của báo cáo:
- Cột 1,2 :
Ghi số thứ tự và tên dự án viện trợ
- Cột 3: Ghi
tên tổ chức viện trợ
- Cột 4: Ghi
tổng số trị giá viện trợ tiếp nhận
- Cột 5: Ghi
số viện trợ quy ra tiền Việt Nam
- Cột 6, 7,
8, 9: Ghi trị giá sử dụng, trong đó:
+ Cột 6: Ghi
số đã sử dụng cho XDCB
+ Cột 7: Ghi
số đã sử dụng cho HCSN
+ Cột 8: Ghi
số đã đưa vào cân đối ngân sách
+ Cột 9: Ghi
số viện trợ cho mục đích tín dụng
- Cột 10: Ghi
số kinh phí viện trợ chưa sử dụng đến chuyển sang năm sau.
- Cột 1,2 :
Ghi số thứ tự và tên dự án viện trợ
- Cột 3: Ghi
tổng số trị giá viện trợ tiếp nhận
MẪU B07- DA
BÁO CÁO TÌNH
HÌNH CHO VAY, THU NỢ, THU LÃI
1- Mục đích
của báo cáo:
Báo cáo tình
hình cho vay thu nợ, thu lãi dùng cho các đơn vị có tiếp nhận viện trợ không
hoàn lại của nước ngoài thuộc vốn tín dụng quay vòng với mục đích giúp cho cơ
quan quản lý nắm được tiến trình thực hiện dự án của đơn vị trong kỳ báo cáo.
2- Kết cấu và
nội dung của báo cáo:
- Cột 1, 2:
Ghi số thứ tự, tên dự án
- Cột 3, 4,
5: Ghi tổng số nợ đầu kỳ của các khoản cho vay, trong đó chia ra số cho vay quá
hạn, số cho vay chuyển sang khoanh nợ
Số liệu để
ghi vào các cột này lấy từ cột 10, 11, 12 của báo cáo này kỳ trước
- Cột 6: Ghi
số cho vay trong kỳ
Số liệu để
ghi vào cột này lấy từ cột 5 của Sổ theo dõi cho vay (Mẫu số S43a- DA)
- Cột 7: Ghi
tổng số nợ gốc đã thu trong kỳ của các khoản vay
Số liệu để
ghi vào cột này lấy từ cột 8 trên Sổ theo dõi cho vay
- Cột 8, 9:
Ghi số thu nợ gốc của các khoản nợ đã chuyển sang quá hạn hoặc chuyển sang
khoanh nợ
Số liệu để
ghi vào 2 cột này lấy từ cột 9, 10 trên Sổ theo dõi cho vay
- Cột 10: Ghi
số dư nợ còn lại cuối kỳ báo cáo
Cột 10 = Cột 3 + Cột 6 - Cột 7
- Cột 11: Ghi
số dư của các khoản nợ quá hạn còn lại cuối kỳ báo cáo
Cột 11 = Cột 4 + Cột 6 - Cột 8
- Cột 12:
Ghi số dư của các khoản khoanh nợ còn lại cuối kỳ báo cáo
Cột 12 = Cột 5 + Cột 6 - Cột 9
- Cột 13: Ghi
tổng số lãi đã thu trong kỳ báo cáo
Số liệu ghi
vào cột này lấy từ cột 11 trên Sổ theo dõi cho vay
- Cột 14: Ghi
số lãi còn phải thu chuyển kỳ sau
Số liệu ghi
vào cột này lấy từ cột 15 trên "Sổ theo dõi cho vay"
- Cột 15: Ghi
tổng số được nhà tài trợ cho phép xoá nợ
Số liệu ghi
vào cột này lấy từ cột 16 trên Sổ theo dõi cho vay.