Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 35/2024/TT-BGTVT về đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Số hiệu: 35/2024/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Duy Lâm
Ngày ban hành: 15/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Hình thức, nội dung và quy trình sát hạch lái xe từ ngày 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 35/2024/TT-BGTVT về đào tạo, cấp giấy phép lái xe; giấy phép lái xe quốc tế; chứng chỉ giao thông đường bộ.

Hình thức, nội dung và quy trình sát hạch lái xe từ ngày 01/01/2025

Theo đó, hình thức, nội dung và quy trình sát hạch lái xe cụ thể như sau:

(1) Sát hạch lý thuyết

- Sát hạch lý thuyết: gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe; nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường (đối với giấy phép lái xe hạng B1 và đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B trở lên); đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B trở lên).

Thí sinh dự sát hạch lái xe hạng A1 có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực do ngành Giao thông vận tải cấp được miễn sát hạch lý thuyết;

- Sát hạch lý thuyết thực hiện trên máy vi tính.

(2) Sát hạch thực hành lái xe trong hình

- Đối với các hạng A1, A

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp sử dụng thiết bị chấm điểm tự động.

Người dự sát hạch phải điều khiển xe mô tô qua 04 bài sát hạch: đi theo hình số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vạch cản, qua đường gồ ghề;

- Đối với hạng B1

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp. Người dự sát hạch phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi và lùi theo hướng ngược lại;

- Đối với các hạng B, C1, C, D1, D2, D

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp sử dụng thiết bị chấm điểm tự động; không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch.

Người dự sát hạch phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch lái xe gồm: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ (hạng B và C1 thực hiện ghép xe dọc; hạng B, C, D1, D2 và D thực hiện ghép xe ngang), tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua, thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc;

- Đối với các hạng BE, D1E, D2E, DE

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp. Người dự sát hạch điều khiển xe qua bài sát hạch: tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại;

- Đối với hạng C1E, CE

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp. Người dự sát hạch điều khiển xe qua 02 bài sát hạch: tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại; ghép xe dọc vào nơi đỗ.

(3) Sát hạch thực hành lái xe trên đường

- Đối với các hạng B, C1, C, D1, D2, D

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp sử dụng thiết bị chấm điểm tự động, có một sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch. Người dự sát hạch điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên;

- Đối với các hạng BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp, có một sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch.

(4) Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông đối với các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE: người dự sát hạch phát hiện các thời điểm có nguy cơ mất an toàn giao thông thông qua việc quan sát các tình huống mô phỏng xuất hiện trên máy tính.

(5) Quy trình sát hạch lái xe

- Hạng A1 và A thực hiện theo quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 35/2024;

- Hạng B1 thực hiện theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 35/2024;

- Các hạng B, C1, C, D1, D2, D thực hiện theo quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư 35/2024;

- Các hạng BE, D1E, D2E, DE thực hiện theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư 35/2024;

- Hạng C1E, CE thực hiện theo quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư 35/2024.

Xem chi tiết tại Thông tư 35/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2024/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2024

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE; CẤP, SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ; ĐÀO TẠO, KIỂM TRA, CẤP CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về mẫu giấy phép lái xe, đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép lái xe, sử dụng giấy phép lái xe và tiêu chuẩn của sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô; mẫu giấy phép lái xe quốc tế, cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; tiêu chuẩn đào tạo, kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan tới đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép lái xe, sử dụng giấy phép lái xe và tiêu chuẩn của sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

2. Thông tư này không áp dụng đối với việc sử dụng giấy phép lái xe, cơ sở đào tạo lái xe, tổ chức đào tạo lái xe, sát hạch lái xe; việc cấp, đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thời gian lái xe an toàn là thời gian người có giấy phép lái xe có hiệu lực, không để xảy ra tai nạn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

2. Số phôi giấy phép lái xe là mã số do nhà sản xuất phôi ghi ở mặt sau của giấy phép lái xe, bao gồm 02 chữ cái và các số phía sau.

3. Dữ liệu DAT là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ thiết bị DAT lắp trên xe ô tô tập lái để tập lái xe trên đường về máy chủ của cơ sở đào tạo lái xe.

4. Dữ liệu quản lý DAT là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ máy chủ của cơ sở đào tạo lái xe về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam.

5. Thời gian học lái xe ban đêm là thời gian được tính từ 18 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.

6. Giấy phép lái xe quốc tế có tên tiếng Anh là International Driving Permit, sau đây gọi tắt là IDP.

7. Giấy phép lái xe quốc gia là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của các nước cấp, có giá trị trên lãnh thổ quốc gia đó.

8. Hồ sơ điện tử giấy phép lái xe quốc tế là tập hợp các tài liệu điện tử liên quan đến cấp IDP.

9. Hệ thống thông tin về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là tập hợp phần cứng, đường truyền và phần mềm phục vụ công tác quản lý thông tin về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; bao gồm: Hệ thống thông tin đào tạo lái xe, hệ thống thông tin sát hạch lái xe, hệ thống thông tin giấy phép lái xe và hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

10. Hệ thống thông tin đào tạo lái xe gồm hệ thống thông tin đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe và hệ thống thông tin đào tạo lái xe tại Sở Giao thông vận tải.

11. Hệ thống thông tin sát hạch lái xe gồm hệ thống thông tin sát hạch lái xe tại trung tâm sát hạch lái xe và hệ thống thông tin sát hạch lái xe tại Sở Giao thông vận tải.

12. Hệ thống thông tin giấy phép lái xe gồm hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam và hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải.

13. Hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ gồm hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Cục Đường bộ Việt Nam, hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Giao thông vận tải và hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở đào tạo.

14. Hệ thống thông tin người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng bao gồm phần cứng, đường truyền và phần mềm phục vụ công tác quản lý thông tin về giấy phép lái xe và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Điều 4. Chế độ báo cáo

1. Sở Giao thông vận tải gửi báo cáo công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe về Cục Đường bộ Việt Nam, gồm:

a) Tên báo cáo: báo cáo công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo:

Về công tác đào tạo lái xe, gồm số lượng: cơ sở đào tạo lái xe đang quản lý, giấy phép đào tạo lái xe, giấy phép xe tập lái, giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe; đánh giá công tác quản lý đào tạo lái xe.

Về công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe, gồm số lượng: trung tâm sát hạch lái xe đang quản lý, giấy phép sát hạch, cấp chấp thuận hoạt động của sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô, giấy phép lái xe các hạng đã cấp; đánh giá công tác quản lý sát hạch lái xe;

c) Phương thức gửi báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc môi trường điện tử;

d) Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 20 tháng 6 hàng năm đối với báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm; trước ngày 20 tháng 12 hàng năm đối với báo cáo định kỳ hàng năm;

đ) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và Báo cáo định kỳ hàng năm;

e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Đối với báo cáo định kỳ tổng kết năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo;

g) Mẫu biểu số liệu báo cáo: theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ gửi báo cáo công tác đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ về Sở Giao thông vận tải, gồm:

a) Tên báo cáo: báo cáo về công tác đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: báo cáo về số lớp đào tạo, số học viên được đào tạo, số lượng kiểm tra cấp chứng chỉ, số lượng chứng chỉ đã cấp;

c) Phương thức gửi báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc môi trường điện tử;

d) Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 20 tháng 6 hàng năm đối với báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm; trước ngày 20 tháng 12 hàng năm đối với báo cáo định kỳ tổng kết năm;

đ) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và Báo cáo định kỳ hàng năm;

e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Đối với báo cáo định kỳ tổng kết năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo;

g) Mẫu biểu báo cáo: theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Sở Giao thông vận tải gửi báo cáo công tác đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ về Cục Đường bộ Việt Nam, gồm:

a) Tên báo cáo: báo cáo về công tác đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: số lượng cơ sở đào tạo, công tác quản lý đào tạo, số học viên được đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp;

c) Phương thức gửi báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc môi trường điện tử;

d) Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 25 tháng 6 hàng năm đối với báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm; trước ngày 25 tháng 12 hàng năm đối với báo cáo định kỳ tổng kết năm;

đ) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và báo cáo định kỳ hàng năm;

e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Đối với báo cáo định kỳ tổng kết năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo;

g) Mẫu biểu báo cáo: theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Phần II

ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Chương I

ĐÀO TẠO LÁI XE

Điều 5. Hình thức đào tạo

1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A1, A và B1:

a) Đối với nội dung học lý thuyết phải học đủ chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư này và được lựa chọn một trong các hình thức học sau: tự học các môn lý thuyết theo quy định của pháp luật về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe hoặc học tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe;

b) Đối với nội dung thực hành lái xe: theo hình thức tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe.

2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE được đào tạo:

a) Đối với nội dung học lý thuyết phải học đủ chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư này và được lựa chọn một trong các hình thức học sau: tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe hoặc đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn theo quy định của pháp luật về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe;

b) Đối với nội dung học thực hành lái xe: theo hình thức tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe.

Điều 6. Đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1

1. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo tối thiểu

SỐ TT

CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

Hạng A1

Hạng A

Hạng B1

1

Pháp luật về giao thông đường bộ

giờ

8

16

28

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

giờ

-

-

4

3

Kỹ thuật lái xe

giờ

2

4

4

4

Số giờ học thực hành lái xe/học viên

giờ

2

12

8

5

Số km thực hành lái xe/học viên

km

-

-

60

 

Tổng thời gian đào tạo

giờ

12

32

44

2. Tổ chức khóa đào tạo

a) Cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe không quá 10 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, Tết);

b) Số học viên học thực hành lái xe được quy định cho một xe tập lái hạng B1 không quá 05 học viên; trong đó, quãng đường tập lái xe được tính cho từng học viên và thời gian tập lái xe trên sân tập lái được tính cho nhóm học viên trên xe tập lái.

3. Báo cáo đăng ký sát hạch

Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của người học lái xe đảm bảo đủ điều kiện và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư này; lập báo cáo đăng ký sát hạch (báo cáo 1) gửi Sở Giao thông vận tải bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dị ch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử đồng thời truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe:

a) Đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A: cơ sở đào tạo lái xe lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao thông vận tải; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo lái xe;

b) Báo cáo 1 các hạng A1, A trước kỳ sát hạch tối thiểu 04 ngày làm việc, hạng B1 ngay sau khai giảng; Thủ trưởng đơn vị được Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang (bao gồm tất cả các trang của báo cáo 1);

c) Đào tạo lái xe hạng B1: cơ sở đào tạo lái xe lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học viên (báo cáo 1), kế hoạch đào tạo theo quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao thông vận tải; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo lái xe;

d) Báo cáo đăng ký sát hạch hạng A1 đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt gửi về Sở Giao thông vận tải trước kỳ sát hạch tối thiểu 30 ngày.

4. Kiểm tra hoàn thành khoá đào tạo

a) Hạng B1 phải kiểm tra các môn lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe để được xét hoàn thành khóa đào tạo, gồm: môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết (nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học: pháp luật về giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường; kỹ thuật lái xe); môn học thực hành lái xe với bài thi tiến lùi hình chữ chi;

b) Điểm đánh giá kết quả học tập của học viên theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số. Điểm kiểm tra đạt mỗi môn học từ 5,0 điểm trở lên;

c) Xét hoàn thành khóa đào tạo: người học lái xe có 100% các bài kiểm tra khi kết thúc môn học trong chương trình đào tạo có điểm kiểm tra đạt mỗi môn học từ 5,0 điểm trở lên.

Điều 7. Đào tạo lái xe các hạng B, C1

1. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo tối thiểu

SỐ TT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

Hạng B

Hạng C1

Học xe chuyển số tự động

(bao gồm cả xe ô tô điện)

Học xe chuyển số cơ khí

(số sàn)

I. Đào tạo lý thuyết

giờ

136

152

152

1

Pháp luật về giao thông đường bộ

giờ

90

90

90

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

giờ

8

18

18

3

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông

giờ

10

16

16

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

giờ

4

4

4

4

Kỹ thuật lái xe

giờ

20

20

20

5

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

giờ

4

4

4

II. Đào tạo thực hành

giờ

67

83

93

1

Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

giờ

41

41

43

2

Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

giờ

24

40

48

3

Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên

giờ

2

2

2

4

Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên

km

1.000

1.100

1.100

Trong đó

Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

km

290

290

275

Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

km

710

810

825

III. Tổng thời gian đào tạo

giờ

203

235

245

2. Tổ chức khóa đào tạo

a) Cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ, Tết để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe không quá 90 ngày;

b) Số học viên học thực hành lái xe được quy định cho một xe tập lái: hạng B không quá 05 học viên, hạng C1 không quá 08 học viên; trong đó, quãng đường tập lái xe được tính cho từng học viên và thời gian tập lái xe trên sân tập lái được tính cho nhóm học viên trên xe tập lái.

3. Báo cáo đăng ký sát hạch

Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của người học lái xe đảm bảo đủ điều kiện và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư này; lập báo cáo đăng ký sát hạch (báo cáo 1) gửi Sở Giao thông vận tải bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dị ch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử đồng thời truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe:

a) Đào tạo lái xe các hạng B, C1: cơ sở đào tạo lái xe lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học viên (báo cáo 1), kế hoạch đào tạo theo quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao thông vận tải; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo lái xe;

b) Báo cáo 1 các hạng B, C1 không quá 07 ngày làm việc sau khai giảng; Thủ trưởng đơn vị được Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang (bao gồm tất cả các trang của báo cáo 1).

4. Kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo

Kiểm tra các môn học lý thuyết và học thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe, để được xét hoàn thành khóa đào tạo, gồm:

a) Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học: pháp luật về giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường; đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; kỹ thuật lái xe; mô phỏng các tình huống giao thông;

b) Kiểm tra khi kết thúc môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;

c) Nội dung, hình thức kiểm tra khi kết thúc môn học do người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe quyết định. Người học lái xe được kiểm tra kết thúc môn học khi tham dự tối thiểu 70% thời gian học các môn lý thuyết; học đủ thời gian và tối thiểu 50% số km học thực hành lái xe trên sân tập lái; học đủ số km và tối thiểu 50% thời gian học thực hành lái xe trên đường;

d) Điểm đánh giá kết quả học tập nội dung lý thuyết của học viên theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số; đối với nội dung kiểm tra môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn được đánh giá theo Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Xét hoàn thành khóa đào tạo: người học lái xe có 100% các bài kiểm tra khi kết thúc môn học trong chương trình đào tạo có điểm kiểm tra đạt mỗi môn học từ 5,0 điểm trở lên.

5. Quá thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo lái xe tổ chức xét hoàn thành khóa đào tạo lần đầu mà học viên không đủ điều kiện để được xét hoàn thành khóa đào tạo thì học viên phải được đào tạo lại theo khóa đào tạo mới.

Điều 8. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe

1. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo tối thiểu:

a) Bảng số 1

SỐ TT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

B lên C1

B lên C

B lên D1

B lên D2

B lên BE

I. Đào tạo lý thuyết

giờ

20

40

48

48

40

1

Pháp luật về giao thông đường bộ

giờ

8

16

20

20

16

2

Kiến thức mới về xe nâng hạng

giờ

4

8

8

8

8

3

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông

giờ

3

10

14

14

10

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

giờ

4

4

4

4

4

4

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

giờ

1

2

2

2

2

II. Đào tạo thực hành

giờ

9

17

27

27

17

1

Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

giờ

4

7

12

12

7

2

Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

giờ

5

10

15

15

10

3

Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên

km

120

240

380

380

240

Trong đó

Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

km

15

30

52

52

30

Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

km

105

210

328

328

210

III. Tổng thời gian đào tạo

giờ

29

57

75

75

57

b) Bảng số 2

SỐ TT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

C1 lên C

C1 lên D1

C1 lên D2

C1 lên C1E

I. Đào tạo lý thuyết

giờ

20

24

40

40

1

Pháp luật về giao thông đường bộ

giờ

8

10

16

16

2

Kiến thức mới về xe nâng hạng

giờ

4

4

8

8

3

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông;

giờ

3

5

10

10

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

giờ

4

4

4

4

4

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

giờ

1

1

2

2

II. Đào tạo thực hành

giờ

9

14

17

27

1

Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

giờ

4

6

7

10

2

Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

giờ

5

8

10

17

3

Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên

km

120

190

240

380

Trong đó

Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

km

15

26

30

40

Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

km

105

164

210

340

III. Tổng thời gian đào tạo

giờ

29

38

57

67

c) Bảng số 3

SỐ TT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

C lên D1

C lên D2

C lên D

C lên CE

I. Đào tạo lý thuyết

giờ

20

24

48

40

1

Pháp luật về giao thông đường bộ

giờ

8

10

20

16

2

Kiến thức mới về xe nâng hạng

giờ

4

4

8

8

3

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông

giờ

3

5

14

10

kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

giờ

4

4

4

4

4

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

giờ

1

1

2

2

II. Đào tạo thực hành

giờ

9

14

27

17

1

Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

giờ

4

6

12

7

2

Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

giờ

5

8

15

10

3

Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên

km

120

190

380

240

Trong đó

Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

km

15

26

52

30

Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

km

105

164

328

210

III. Tổng thời gian đào tạo

giờ

29

38

75

57

d) Bảng số 4

SỐ TT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

D1 lên D2

D1 lên D

D1 lên D1E

D2 lên D

D2 lên D2E

D lên DE

I. Đào tạo lý thuyết

giờ

20

40

40

24

40

40

1

Pháp luật về giao thông đường bộ

giờ

8

16

16

10

16

16

2

Kiến thức mới về xe nâng hạng

giờ

4

8

8

4

8

8

3

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông

giờ

3

10

10

5

10

10

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

giờ

4

4

4

4

4

4

4

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

giờ

1

2

2

1

2

2

II. Đào tạo thực hành

giờ

9

27

27

14

27

27

1

Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

giờ

4

10

10

6

10

10

2

Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

giờ

5

17

17

8

17

17

3

Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên

Km

120

380

380

190

380

380

Trong đó

Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

Km

15

40

40

26

40

40

Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

Km

105

340

340

164

340

340

III. Tổng thời gian đào tạo

giờ

29

67

67

38

67

67

2. Tổ chức khóa đào tạo

a) Cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung, gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ, Tết để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe đối với học nâng hạng không quá 60 ngày;

b) Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái đối với học nâng hạng: B lên BE không quá 5 học viên; B lên C1, B lên C, C1 lên C, C1 lên C1E, C lên CE không quá 08 học viên; B lên D1, B lên D2, C1 lên D1, C1 lên D2, C lên D1, C lên D2, C lên D, D1 lên D2, D1 lên D, D1 lên D1E, D2 lên D, D2 lên D2E, D lên DE không quá 10 học viên. Trong đó, quãng đường tập lái xe được tính cho từng học viên và thời gian tập lái xe trên sân tập lái được tính cho nhóm học viên trên xe tập lái.

3. Báo cáo đăng ký sát hạch

Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của người học lái xe đảm bảo đủ điều kiện và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư này; lập báo cáo đăng ký sát hạch (báo cáo 1) gửi Sở Giao thông vận tải bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dị ch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử đồng thời truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe:

a) Đào tạo lái xe các hạng BE, C1E, C, CE, D1, D1E, D2, D2E, D, DE: cơ sở đào tạo lái xe lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học viên (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe, kế hoạch đào tạo theo quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao thông vận tải; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo lái xe;

b) Báo cáo 1 các hạng BE, C1E, C, CE, D1, D1E, D2, D2E, D, DE không quá 07 ngày làm việc sau khai giảng; Thủ trưởng đơn vị được Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang (bao gồm tất cả các trang của báo cáo 1).

4. Kiểm tra hoàn thành khoá đào tạo

Kiểm tra các môn học lý thuyết và học thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe để được xét hoàn thành khóa đào tạo, gồm:

a) Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học: pháp luật về giao thông đường bộ; đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; mô phỏng các tình huống giao thông; kiến thức mới về xe nâng hạng;

b) Kiểm tra khi kết thúc môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;

c) Nội dung, hình thức kiểm tra khi kết thúc môn học do người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe quyết định. Người học lái xe được kiểm tra kết thúc môn học khi tham dự ít nhất 70% thời gian học các môn lý thuyết; học đủ thời gian và tối thiểu 50% số km học thực hành lái xe trên sân tập lái; học đủ số km và tối thiểu 50% thời gian học thực hành lái xe trên đường;

d) Điểm đánh giá kết quả học tập nội dung lý thuyết của học viên theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số; đối với nội dung kiểm tra môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn được đánh giá theo Phụ lục XV, Phụ lục XVIPhụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Xét hoàn thành khóa đào tạo: người học lái xe có 100% các bài kiểm tra khi kết thúc môn học trong chương trình đào tạo có điểm kiểm tra đạt mỗi môn học từ 5,0 điểm trở lên.

5. Quá thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo l á i x e tổ chức xét hoàn thành khóa đào tạo lần đầu mà học viên không đủ điều kiện để được xét hoàn thành khóa đào tạo thì học viên phải được đào tạo lại theo khóa đào tạo mới.

Điều 9. Tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe mô tô

1. Hệ thống phòng học chuyên môn:

a) Phòng học lý thuyết: có các trang thiết bị làm công cụ hỗ trợ việc giảng dạy về các nội dung: pháp luật giao thông đường bộ, trường hợp các thiết bị công nghệ thông tin chưa mô tả hệ thống báo hiệu đường bộ, sa hình, thì phải có hệ thống tranh vẽ;

b) Phòng học kỹ thuật lái xe: có các thiết bị công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ việc giảng dạy về cấu tạo; có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực và hệ thống điện; trường hợp các thiết bị công nghệ thông tin chưa mô tả thì phải có hệ thống tranh vẽ; có các thiết bị công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ việc giảng dạy về kỹ thuật lái xe; trường hợp, các thiết bị công nghệ thông tin chưa mô tả thì phải có hệ thống tranh vẽ;

c) Phòng học thực tập bảo dưỡng sửa chữa hạng B1: có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không gây bụi; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để hướng dẫn học viên thực hành tháo lắp lốp, kiểm tra dầu xe, nước làm mát.

2. Xe tập lái: phù hợp với các hạng xe quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

3. Sân tập lái xe mô tô: thông số kỹ thuật các hình tập lái phù hợp kích thước hình sát hạch theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng.

Điều 10. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe

1. Giáo trình đào tạo lái xe phù hợp với chương trình khung đào tạo lái xe quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; cơ sở đào tạo lái xe thực hiện q u y t r ì n h biên soạn, thẩm định, ban hành giáo trình theo quy trình quy định tại Điều 11 Thông tư này.

2. Biểu mẫu, sổ sách sử dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm:

a) Báo cáo đăng ký sát hạch;

b) Kế hoạch đào tạo;

c) Sổ phân công giáo viên, xe tập lái tham gia giảng dạy theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Mẫu tiến độ đào tạo lái xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Sổ theo dõi kết quả học tập theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Sổ tay giáo viên theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

g) Sổ theo dõi học viên xét hoàn thành khóa đào tạo theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1 sử dụng các tài liệu quy định tại điểm a, điểm e khoản 2 Điều này làm tài liệu quản lý đào tạo.

4. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô sử dụng các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, dữ liệu quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật về giao thông đường bộ (đối với học tập trung), dữ liệu quản lý học viên trên phần mềm quản lý (đối với học từ xa, tự học có hướng dẫn), dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường và dữ liệu học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe ô tô của học viên làm tài liệu quản lý đào tạo.

Điều 11. Quy trình biên soạn, thẩm định ban hành giáo trình và chương trình đào tạo

1. Biên soạn giáo trình đào tạo, chương trình chi tiết.

2. Thẩm định giáo trình đào tạo, chương trình chi tiết.

3. Ban hành giáo trình đào tạo, chương trình chi tiết.

4. Quy trình biên soạn, thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo, chương trình chi tiết thực hiện theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Đào tạo đối với người khuyết tật

1. Đào tạo để sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1 cho người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật

a) Người học lái xe lựa chọn hình thức đào tạo lái xe theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;

b) Phải học đủ nội dung và chương trình theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Đào tạo để sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng B số tự động

a) Đào tạo để sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng B số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái:

Người học lái xe lựa chọn hình thức đào tạo lái xe theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Người học lái xe phải học đủ nội dung và chương trình theo quy định tại Điều 7 Thông tư này; được thay nội dung học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô bằng nội dung học trên xe tập lái;

b) Đào tạo để sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng B số tự động cho người khuyết tật trừ người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái:

Người học lái xe lựa chọn hình thức đào tạo lái xe theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Người học lái xe phải học đủ nội dung và chương trình theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Điều 13. Đào tạo lái xe mô tô hạng A1 đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt

1. Hình thức đào tạo: người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe phải đăng ký tại cơ sở đào tạo l ái x e để được ôn luyện theo chương trình đào tạo lái xe quy định tại Điều 6 và Mục A Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Lớp học cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt phải giảng dạy riêng và có người phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số.

2. Phương pháp đào tạo: bằng hình ảnh trực quan, tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, mô hình, sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông đường bộ; hỏi - đáp và thực hành làm mẫu để thực hiện nội dung chương trình đào tạo lái xe.

Điều 14. Yêu cầu đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2. Người học lái xe để nâng hạng giấy phép lái xe phải đáp ứng theo quy định tại khoản 4 Điều 60 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trong đó, thời gian lái xe an toàn cho từng hạng giấy phép lái xe được quy định cụ thể như sau:

a) Hạng B lên C1, B lên C, B lên D1, B lên BE, C1 lên C, C1 lên D1, C1 lên D2, C1 lên C1E, C lên D1, C lên D2, D1 lên D2, D1 lên D, D1 lên D1E, D2 lên D, D2 lên D2E, D lên DE: thời gian lái xe an toàn từ 02 năm trở lên;

b) Hạng B lên D2, C lên CE, C lên D: thời gian lái xe an toàn từ 03 năm trở lên.

3. Người đã có giấy phép lái xe hạng B số tự động được đăng ký học để cấp mới giấy phép lái xe hạng B số cơ khí (số sàn), người đã có giấy phép lái xe hạng B được đăng ký học để cấp mới giấy phép lái xe hạng C1 và phải học đủ nội dung chương trình đào tạo lái xe theo quy định, hồ sơ của người học lái xe thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này; trường hợp đạt kết quả sát hạch, cơ quan tổ chức sát hạch có văn bản đề nghị cơ quan đã cấp giấy phép xe cắt góc giấy phép lái xe cũ và có văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam xóa số quản lý giấy phép lái xe đã cấp.

Điều 15. Hồ sơ của người học lái xe

1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo và chụp ảnh trực tiếp lưu trữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc một trong các giấy tờ sau: thẻ tạm trú, thẻ thường trú, chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư công vụ (đối với người nước ngoài).

2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo và chụp ảnh trực tiếp lưu trữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D1, D2 và D (xuất trình bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc);

c) Bản khai thời gian lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm: Giấy khám sức khoẻ của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp.

Điều 16. Lưu trữ tài liệu đào tạo lái xe, quản lý học viên của các cơ sở đào tạo lái xe giải thể hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe

1. Cơ sở đào tạo lái xe lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan của khoá đào tạo

a) Không thời hạn đối với sổ theo dõi học viên hoàn thành khóa đào tạo; phương án hoạt động của cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1;

b) 03 năm đối với: hồ sơ kiểm tra hoàn thành khóa học, dữ liệu lưu trữ quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật về giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô, dữ liệu thời gian học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe ô tô, dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên, dữ liệu quản lý thời gian học lý thuyết đối với hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn thực hiện lưu trữ điện tử, các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm e quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

2. Sở Giao thông vận tải lưu trữ tài liệu về đào tạo, gồm:

a) Báo cáo đăng ký sát hạch lái xe của cơ sở đào tạo;

b) Danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe của cơ sở đào tạo;

c) Kế hoạch đào tạo của cơ sở đào tạo;

d) Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo của Sở Giao thông vận tải;

đ) Thời gian lưu trữ các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này là 03 năm.

3. Quản lý học viên của các cơ sở đào tạo lái xe giải thể hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe

a) Cơ sở đào tạo lái xe giải thể có trách nhiệm:

Trong thời hạn 10 ngày (trừ cơ sở đào tạo lái xe giải thể trước ngày Thông tư này có hiệu lực) kể từ ngày quyết định giải thể của cơ sở đào tạo có hiệu lực, bàn giao đầy đủ hồ sơ cho cơ sở đào tạo lái xe chấp thuận tiếp tục đào tạo gồm: báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học viên (báo cáo 1) và hồ sơ của người học lái xe; báo cáo Sở Giao thông vận tải để theo dõi, quản lý.

Trong thời hạn 10 ngày (trừ cơ sở đào tạo lái xe giải thể trước ngày Thông tư này có hiệu lực) kể từ ngày quyết định giải thể của cơ sở đào tạo có hiệu lực, thực hiện rà soát, lập danh sách thí sinh đã được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ đào tạo hoặc xác nhận hoàn thành khoá đào tạo và bàn giao hồ sơ của học viên hiện đang quản lý cho Sở Giao thông vận tải để tiếp tục theo dõi và quản lý;

b) Cơ sở đào tạo lái xe khi bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có trách nhiệm:

Trong thời hạn 10 ngày (trừ cơ sở đào tạo lái xe bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe trước ngày Thông tư này có hiệu lực) kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có hiệu lực, thực hiện rà soát, tổng hợp và lập danh sách học viên hiện đang quản lý; xây dựng phương án giải quyết quyền lợi đối với học viên đang đào tạo và báo cáo về Sở Giao thông vận tải để theo dõi, quản lý.

Đảm bảo quyền lợi của người học lái xe theo hợp đồng đào tạo. Trường hợp học viên chấp thuận phương án được tiếp tục đào tạo thì thương thảo với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn để bàn giao nghĩa vụ đào tạo. Trường hợp học viên không chấp thuận phương án tiếp tục đào tạo thì thoả thuận với học viên và thực hiện thanh lý hợp đồng.

Trong thời hạn 20 ngày (trừ cơ sở đào tạo lái xe bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe trước ngày Thông tư này có hiệu lực) kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có hiệu lực, bàn giao danh sách học viên hiện đang quản lý kèm theo hồ sơ gồm: danh sách học viên (báo cáo 1), báo cáo đăng ký sát hạch lái xe và hồ sơ, dữ liệu (nếu có) cho cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận, bàn giao; đồng thời báo cáo về Sở Giao thông vận tải để theo dõi, quản lý;

c) Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận học viên thuộc các cơ sở đào tạo lái xe giải thể hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe: tiếp nhận hồ sơ tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này và có trách nhiệm tiếp tục quản lý học viên theo quy định hiện hành. Việc bàn giao phải lập biên bản, bao gồm các nội dung sau: ghi đầy đủ, rõ ràng tài liệu bàn giao; cam kết và trách nhiệm của mỗi bên (bên giao và bên nhận đều có nghĩa vụ và trách nhiệm liên quan đến hồ sơ, tài liệu, tài sản đã bàn giao).

Chương II

SÁT HẠCH LÁI XE

Điều 17. Hình thức, nội dung và quy trình sát hạch lái xe

1. Sát hạch lý thuyết

a) Sát hạch lý thuyết: gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe; nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường (đối với giấy phép lái xe hạng B1 và đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B trở lên); đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B trở lên).

Thí sinh dự sát hạch lái xe hạng A1 có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực do ngành Giao thông vận tải cấp được miễn sát hạch lý thuyết;

b) Sát hạch lý thuyết thực hiện trên máy vi tính.

2. Sát hạch thực hành lái xe trong hình

a) Đối với các hạng A1, A

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp sử dụng thiết bị chấm điểm tự động.

Người dự sát hạch phải điều khiển xe mô tô qua 04 bài sát hạch: đi theo hình số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vạch cản, qua đường gồ ghề;

b) Đối với hạng B1

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp. Người dự sát hạch phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi và lùi theo hướng ngược lại;

c) Đối với các hạng B, C1, C, D1, D2, D

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp sử dụng thiết bị chấm điểm tự động; không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch.

Người dự sát hạch phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch lái xe gồm: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ (hạng B và C1 thực hiện ghép xe dọc; hạng B, C, D1, D2 và D thực hiện ghép xe ngang), tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua, thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc;

d) Đối với các hạng BE, D1E, D2E, DE

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp. Người dự sát hạch điều khiển xe qua bài sát hạch: tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại;

đ) Đối với hạng C1E, CE

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp. Người dự sát hạch điều khiển xe qua 02 bài sát hạch: tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại; ghép xe dọc vào nơi đỗ.

3. Sát hạch thực hành lái xe trên đường

a) Đối với các hạng B, C1, C, D1, D2, D

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp sử dụng thiết bị chấm điểm tự động, có một sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch. Người dự sát hạch điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên;

b) Đối với các hạng BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp, có một sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch.

4. Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông đối với các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE: người dự sát hạch phát hiện các thời điểm có nguy cơ mất an toàn giao thông thông qua việc quan sát các tình huống mô phỏng xuất hiện trên máy tính.

5. Quy trình sát hạch lái xe

a) Hạng A1 và A thực hiện theo quy định tại Phụ lục X III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hạng B 1 thực hiện theo quy định tại Phụ lục X IV ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Các hạng B, C1, C, D1, D2, D thực hiện theo quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này; các hạng BE, D1E, D2E, DE thực hiện theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này; hạng C1E, CE thực hiện theo quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 18. Tiêu chuẩn kỹ thuật sân tập lái dùng để sát hạch lái xe

1. Đối với sân tập lái dùng để sát hạch lái xe trang bị máy tính để sát hạch lý thuyết và thiết bị chấm điểm tự động để sát hạch lái xe trong hình

Sân tập lái dùng để sát hạch lái xe mô tô phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, gồm: hình của các bài sát hạch, xe sát hạch, thiết bị sát hạch lý thuyết, thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình, phòng chờ sát hạch, phòng sát hạch lý thuyết, phòng điều hành thiết bị chấm điểm thực hành lái xe trong hình.

2. Đối với sân tập lái dùng để sát hạch lái xe tổ chức sát hạch lý thuyết bằng phương pháp trắc nghiệm trên giấy

Sân tập lái dùng để sát hạch lái xe mô tô phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, gồm: hình của các bài sát hạch, xe sát hạch, phòng chờ sát hạch, phòng sát hạch lý thuyết.

Điều 19. Hội đồng sát hạch

1. Hội đồng sát hạch do Sở Giao thông vận tải thành lập.

a) Hội đồng làm việc phải có tối thiểu 2/3 số thành viên tham dự, quyết định theo đa số; trường hợp các thành viên trong hội đồng có ý kiến ngang nhau thì thực hiện theo kết luận của Chủ tịch hội đồng;

b) Hội đồng sát hạch tự giải thể khi kết thúc kỳ sát hạch.

2. Thành phần của Hội đồng sát hạch

a) Chủ tịch hội đồng là công chức và là sát hạch viên thuộc Sở Giao thông vận tải, có giấy phép lái xe ô tô;

b) Các ủy viên gồm: lãnh đạo trung tâm sát hạch lái xe, lãnh đạo cơ sở đào tạo lái xe, Tổ trưởng Tổ sát hạch và Ủy viên thư ký. Ủy viên thư ký là người của đơn vị được Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Trường hợp lãnh đạo trung tâm sát hạch lái xe đồng thời là lãnh đạo cơ sở đào tạo lái xe thì phải cử thêm một lãnh đạo tham gia uỷ viên hội đồng sát hạch.

3. Nhiệm vụ của Hội đồng sát hạch

a) Chỉ đạo kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện các điều kiện tổ chức kỳ sát hạch;

b) Phân công và sắp xếp kế hoạch thực hiện kỳ sát hạch;

c) Phổ biến, hướng dẫn các quy định, nội quy sát hạch, thông báo mức phí, lệ phí sát hạch, cấp giấy phép lái xe và các quy định cần thiết cho các sát hạch viên và người dự sát hạch;

d) Tổ chức kỳ sát hạch theo quy định;

đ) Lập biên bản các trường hợp vi phạm để xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định;

e) Yêu cầu thí sinh bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra tai nạn do lỗi của thí sinh dự sát hạch gây ra trong quá trình sát hạch;

g) Tổng hợp kết quả kỳ sát hạch và ký xác nhận biên bản;

h) Gửi các văn bản, tài liệu của kỳ sát hạch để lưu trữ tại cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe và đơn vị được Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe;

i) Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên hội đồng sát hạch theo quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 20. Tổ sát hạch

1. Tổ sát hạch do Sở Giao thông vận tải thành lập

a) Tổ sát hạch chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng sát hạch. Tổ sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đơn vị được Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe;

b) Tổ sát hạch tự giải thể khi kết thúc kỳ sát hạch.

2. Tổ sát hạch gồm Tổ trưởng và các sát hạch viên

Tổ trưởng là sát hạch viên và là người của đơn vị được Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe ; khi thực hiện nhiệm vụ tại kỳ sát hạch lái xe ô tô phải có thẻ sát hạch viên lái xe ô tô.

3. Nhiệm vụ của Tổ sát hạch

a) Kiểm tra xe sát hạch, thiết bị chấm điểm, sân sát hạch, phương án bảo đảm an toàn trong quá trình sát hạch;

b) Yêu cầu thí sinh chấp hành nội quy sát hạch; không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết, phòng sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông và sân sát hạch;

c) Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc báo cáo Hội đồng sát hạch;

d) Sát hạch, tổng hợp kết quả, đánh giá kỳ sát hạch để báo cáo Hội đồng sát hạch hoặc đơn vị được Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (đối với sát hạch cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A);

đ) Sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sát hạch. Tổ trưởng Tổ sát hạch chịu trách nhiệm về kết quả chung của kỳ sát hạch.

Điều 21. Sát hạch viên

1. Yêu cầu đối với sát hạch viên

a) Sát hạch viên là người của Sở Giao thông vận tải (trừ công chức thanh tra thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải) và giáo viên của cơ sở đào tạo lái xe. Giáo viên của cơ sở đào tạo lái xe phải có thâm niên giảng dạy và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với thời gian liên tục tối thiểu 03 năm, không được sát hạch đối với học viên do cơ sở trực tiếp đào tạo;

b) Được tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Cục Đường bộ Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này, thẻ sát hạch viên có thời hạn tối đa 03 năm và không quá thời hạn hiệu lực của giấy phép lái xe tương ứng hạng sát hạch của sát hạch viên.

2. Tiêu chuẩn của sát hạch viên

a) Có tư cách đạo đức tốt, không trong thời gian bị xử lý kỷ luật;

b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;

c) Có giấy phép lái xe tương ứng với hạng xe sát hạch.

3. Tổ chức tập huấn

a) Định kỳ 03 năm hoặc theo đề nghị của các Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức tập huấn để cấp thẻ sát hạch viên;

b) Cục Đường bộ Việt Nam thông báo kế hoạch tập huấn sát hạch viên đến Sở Giao thông vận tải;

c) Sở Giao thông vận tải rà soát, lập danh sách (kèm theo ảnh chân dung nền trắng khổ 4 x 6 cm) cán bộ, công chức, viên chức và giáo viên cơ sở đào tạo lái xe đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này tham gia tập huấn gửi Cục Đường bộ Việt Nam trên môi trường điện tử hoặc dịch vụ bưu chính;

d) Cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, ra quyết định tổ chức lớp tập huấn và công bố danh sách học viên đủ điều kiện tham dự tập huấn, tổ chức tập huấn và cấp thẻ sát hạch viên cho người đạt kết quả tập huấn.

4. Nội dung tập huấn

a) Tập huấn lý thuyết, nghiệp vụ

Đạo đức công vụ và ý thức, ứng xử của sát hạch viên khi thực thi nhiệm vụ; kỹ năng giao tiếp.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến công tác sát hạch lái xe, gồm các nội dung: nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng sát hạch, tổ sát hạch, sát hạch viên; quy trình sát hạch lý thuyết, mô phỏng, trong hình và trên đường; trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động sát hạch; cung ứng dịch vụ công lĩnh vực sát hạch; quy định về vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực sát hạch lái xe.

Kiến thức chung về: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, bảo dưỡng kỹ thuật thiết bị chấm điểm tự động; phương pháp kiểm tra thiết bị sát hạch gồm: xe sát hạch, các trang thiết bị phục vụ, thiết bị chấm điểm tự động; phương án đảm bảo an toàn trong quá trình tổ chức sát hạch; hướng dẫn sử dụng hệ thống chương trình phần mềm liên quan đến thiết bị chấm điểm tự động, phương pháp chấm điểm các nội dung sát hạch của các hạng xe bằng hình thức trắc nghiệm, tự động, cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt; phương pháp bảo hiểm tay lái khi sát hạch lái xe ô tô trên đường giao thông công cộng;

b) Tập huấn thực hành tại trung tâm sát hạch lái xe

Học viên được tập huấn thực hành nghiệp vụ sát hạch viên tại trung tâm sát hạch lái xe bao gồm các nội dung sau: thực hành kiểm tra các trang thiết bị phục vụ và thiết bị chấm điểm tự động; thực hành nhiệm vụ của sát hạch viên khi sát hạch lý thuyết, sát hạch trên phần mềm mô phỏng, sát hạch lái xe trong hình và sát hạch lái xe trên đường; thực hành kỹ năng lái xe và bảo hiểm tay lái khi sát hạch lái xe trên đường; thực hành các tình huống giả định khi xảy ra sự cố kỹ thuật trong quá trình sát hạch;

c) Thời gian tập huấn và kiểm tra

TT

Nội dung

Thời gian

1

Tập huấn lý thuyết, nghiệp vụ

16 giờ

2

Tập huấn thực hành nghiệp vụ sát hạch viên tại trung tâm sát hạch lái xe

tối thiểu 20 giờ

3

Kiểm tra

tối thiểu 12 giờ

d) Cán bộ tập huấn của Cục Đường bộ Việt Nam: cán bộ, công chức được Cục Đường bộ Việt Nam giao nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe;

đ) Hình thức tổ chức tập huấn: trực tiếp;

e) Kiểm tra và cấp thẻ sát hạch viên

Người dự tập huấn phải đảm bảo tham gia đầy đủ thời gian học mới đủ điều kiện để được kiểm tra. Điểm kiểm tra kết thúc chương trình tập huấn được chấm theo thang điểm 10, điểm kiểm tra từ 05 điểm trở lên là đạt yêu cầu đối với bài kiểm tra trên giấy; điểm kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính theo bộ câu hỏi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 61 Thông tư này và thực hành lái xe theo kết quả đạt yêu cầu theo quy định tại các Phụ lục XIII, Phụ lục XIV, Phụ lục XV, Phụ lục XVIPhụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.

Hình thức kiểm tra: tập trung.

Cấp thẻ sát hạch viên: người dự tập huấn có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp thẻ sát hạch viên; trường hợp người dự tập huấn có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì phải tham gia đợt tập huấn tiếp theo để được kiểm tra và cấp thẻ sát hạch viên.

Điều 22. Chuẩn bị kỳ sát hạch

Đơn vị được Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe thực hiện các công việc sau:

1. Đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô các hạng A1, A

a) Kiểm tra điều kiện và hồ sơ của người dự sát hạch theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Thông tư này;

b) Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, duyệt hồ sơ thí sinh dự sát hạch lập biên bản kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Đối với khóa đào tạo và sát hạch cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt thực hiện như sau:

Sở Giao thông vận tải có văn bản theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt cư trú lấy ý kiến, đồng thời gửi thông báo tới các thí sinh; thời hạn lấy ý kiến tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày Sở Giao thông vận tải có văn bản.

Trong thời hạn lấy ý kiến, Sở Giao thông vận tải nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã thì đưa vào danh sách thí sinh được phép dự sát hạch đối với các thí sinh đúng đối tượng; quá thời hạn lấy ý kiến mà Sở Giao thông vận tải chưa nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã thì không đưa vào danh sách thí sinh được phép dự sát hạch.

Trường hợp quá thời hạn 15 ngày, Sở Giao thông vận tải mới nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Giao thông vận tải đưa vào danh sách thí sinh được phép dự sát hạch đối với các thí sinh đúng đối tượng của kỳ sát hạch kế tiếp gần nhất;

d) Căn cứ danh sách hồ sơ thí sinh dự sát hạch hợp lệ kèm theo Biên bản kiểm tra hồ sơ và điều kiện dự thi của thí sinh dự sát hạch lái xe theo quy định tại Mẫu số 01, văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân về trình độ văn hóa của người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt và kết quả rà soát giấy phép lái xe của các sát hạch viên đảm bảo còn điểm, còn hiệu lực, Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định tổ chức kỳ sát hạch theo quy định tại Mẫu số 05 và danh sách thí sinh dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Đối với hồ sơ không hợp lệ Sở Giao thông vận tải có văn bản thông báo kèm danh sách chi tiết gửi cơ sở đào tạo lái xe để thông báo cho cá nhân.

2. Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng B1, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE

a) Tiếp nhận báo cáo đề nghị tổ chức sát hạch lái xe kèm danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định tại Mẫu số 08, Mẫu số 09 Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo 2 gửi qua dịch vụ bưu chính và truyền dữ liệu về hệ thống thông tin đào tạo lái xe tại Sở Giao thông vận tải trước kỳ sát hạch 07 ngày làm việc;

b) Kiểm tra điều kiện và hồ sơ của người dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng B1, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này và người dự sát hạch phải có tên trong danh sách học viên (báo cáo 1);

c) Xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe);

d) Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, duyệt hồ sơ thí sinh dự sát hạch lập biên bản kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Căn cứ danh sách hồ sơ thí sinh dự sát hạch hợp lệ kèm theo Biên bản kiểm tra hồ sơ và điều kiện dự thi của thí sinh dự sát hạch lái xe theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này và kết quả rà soát giấy phép lái xe của các sát hạch viên đảm bảo còn điểm, còn hiệu lực, Sở Giao thông vận tải duyệt và ban hành quyết định tổ chức kỳ sát hạch theo quy định tại Mẫu số 05 và danh sách thí sinh dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này và danh sách thí sinh dự sát hạch để cấp lại giấy phép lái xe các hạng theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Đối với hồ sơ không hợp lệ Sở Giao thông vận tải có văn bản thông báo kèm danh sách chi tiết gửi cơ sở đào tạo lái xe để thông báo cho cá nhân.

Điều 23. Trình tự tổ chức sát hạch

1. Họp Hội đồng sát hạch và khai mạc kỳ sát hạch

a) Trước khi tổ chức sát hạch, Chủ tịch Hội đồng sát hạch tổ chức họp Hội đồng, Tổ sát hạch, Tổ giám sát (nếu có), phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong kỳ sát hạch;

b) Tổ chức khai mạc kỳ sát hạch để công bố quyết định tổ chức kỳ sát hạch, phổ biến các nội dung có liên quan của kỳ sát hạch cho người dự sát hạch.

2. Sát hạch theo nội dung, quy trình sát hạch quy định tại Điều 17 và các Phụ lục XIII, Phụ lục XIV, Phụ lục XV, Phụ lục XVI, Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Kết thúc kỳ sát hạch

a) Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng B1, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE: Chủ tịch Hội đồng sát hạch tổ chức họp Hội đồng, Tổ sát hạch, Tổ giám sát (nếu có), Tổ trưởng Tổ sát hạch báo cáo kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả sát hạch. Chủ tịch Hội đồng sát hạch ký tên và đóng dấu vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô các hạng A1, A: Tổ trưởng Tổ sát hạch tổ chức họp các thành viên của Tổ sát hạch, người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe, Tổ giám sát (nếu có) thông qua kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch. Người đứng đầu đơn vị được Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe ký tên và đóng dấu xác nhận vào Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này.

Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe là hồ sơ gốc, giao cho người trúng tuyển kỳ sát hạch tự bảo quản.

Điều 24. Giám sát kỳ sát hạch

1. Căn cứ tình hình thực tế, Sở Giao thông vận tải thành lập Tổ giám sát để tổ chức giám sát đột xuất kỳ sát hạch.

2. Cán bộ giám sát kỳ sát hạch là công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải. Số lượng người giám sát đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô tối thiểu là 02 người, sát hạch lái xe ô tô tối thiểu là 03 người, trong đó cử một thanh tra viên làm Tổ trưởng.

3. Khi làm nhiệm vụ giám sát các kỳ sát hạch, công chức thanh tra phải mặc trang phục theo quy định.

4. Nhiệm vụ của Tổ giám sát khi giám sát sát hạch lái xe

a) Giám sát việc thực hiện đúng nội dung, quy trình sát hạch của Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch; bảo đảm tính công khai, khách quan, minh bạch trong quá trình sát hạch;

b) Giám sát việc kiểm tra nhận dạng thí sinh trước khi vào phòng sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe trong hình, trên đường; người không có nhiệm vụ không được vào phòng sát hạch lý thuyết;

c) Giám sát việc tổ chức sát hạch thực hành lái xe trên đường tại đúng đoạn đường sát hạch do Sở Giao thông vận tải công bố; theo dõi, thu nhận các thông tin liên quan đến kỳ sát hạch;

d) Cán bộ giám sát làm việc độc lập, không vào phòng sát hạch lý thuyết, không lên xe sát hạch, không làm thay nhiệm vụ của sát hạch viên.

5. Nhiệm vụ của Tổ giám sát khi giám sát sát hạch lái xe tại sân tập lái dùng để sát hạch lái xe quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này

Ngoài nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, d khoản 4 Điều này, còn phải giám sát việc chuẩn bị bộ đề sát hạch lý thuyết đúng quy định, không bị đánh dấu.

6. Quyền hạn của Tổ giám sát

a) Khi phát hiện sai phạm phải lập biên bản, đề nghị Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch xử lý kịp thời, đúng quy định;

b) Báo cáo Giám đốc Sở Giao thông vận tải để xem xét, xử lý.

7. Kết thúc kỳ sát hạch, Tổ trưởng Tổ giám sát báo cáo bằng văn bản kết quả giám sát với Giám đốc Sở Giao thông vận tải.

Điều 25. Công nhận kết quả sát hạch

1. Xét công nhận kết quả sát hạch đối với thí sinh dự sát hạch lái xe hạng A1, A và B1:

a) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe trong hình thì được công nhận trúng tuyển;

b) Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan sát hạch;

c) Thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì không được dự nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình;

d) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết nhưng không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch; nếu có nhu cầu dự sát hạch phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước và giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp còn hiệu lực;

đ) Thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch.

2. Xét công nhận kết quả sát hạch đối với thí sinh tham dự sát hạch lái xe hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE:

a) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết, sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông, sát hạch thực hành lái xe trong hình và sát hạch trên đường thì được công nhận trúng tuyển;

b) Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan sát hạch;

c) Thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì được tiếp tục sát hạch nội dung sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông; không đạt nội dung sát hạch lý thuyết và mô phỏng các tình huống giao thông thì không được sát hạch thực hành lái xe trong hình; không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì không được thực hiện nội dung sát hạch thực hành lái xe trên đường;

d) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình được bảo lưu kết quả nội dung sát hạch đạt trong thời gian 01 năm, kể từ ngày có nội dung sát hạch đạt tại kỳ sát hạch gần nhất; nếu muốn dự sát hạch phải có giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp còn cấp còn hiệu lực và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước;

đ) Thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết, phòng sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông, trên xe sát hạch hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch, Sở Giao thông vận tải rà soát, tổng hợp kết quả, ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch kèm theo danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 26. Sát hạch lái xe cho người khuyết tật

1. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A1 điều khiển xe mô tô ba bánh

a) Thí sinh thực hiện sát hạch lý thuyết và sát hạch lái xe trong hình theo nội dung và quy trình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này; sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe hoặc sân tập lái dùng để sát hạch lái xe mô tô có đủ điều kiện, có hai sát hạch viên chấm điểm trực tiếp;

b) Hình sát hạch theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

2. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B số tự động

a) Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B số tự động cho người khuyết tật: Bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái

Thí sinh phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch quy định tại Điều 17 Thông tư này; sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe, có hai sát hạch viên ngồi trên xe chấm điểm trực tiếp nội dung sát hạch lái xe trong hình và trên đường;

b) Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B số tự động cho người khuyết tật trừ người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái

Thí sinh phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch quy định tại Điều 17 Thông tư này; sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe.

Điều 27. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt

1. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe: thực hiện theo nội dung và quy trình sát hạch lái xe hạng A1 quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Thông tư này.

2 . Việc tổ chức sát hạch được thực hiện như sau: tổ chức sát hạch riêng. Sát hạch lý thuyết bằng hình thức hỏi - đáp; sử dụng phương pháp trắc nghiệm trên giấy; thời gian thi là 30 phút. 02 (hai) sát hạch viên thực hiện nhiệm vụ, sát hạch lần lượt cho từng thí sinh; mỗi thí sinh chọn ngẫu nhiên 01 đề sát hạch trong bộ đề; 01 sát hạch viên đọc câu hỏi và quan sát thí sinh, 01 sát hạch viên đánh dấu nhân (x) vào ô tương ứng mà thí sinh chọn trên bài sát hạch lý thuyết; Sát hạch viên chấm điểm, ký tên xác nhận vào bài sát hạch lý thuyết, biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe và thông báo kết quả sát hạch cho thí sinh. Thực hiện nội dung sát hạch thông qua người phiên dịch, người phiên dịch phải dịch đúng, đủ câu hỏi của sát hạch viên và câu trả lời của thí sinh; cơ sở đào tạo lái xe chịu trách nhiệm thuê người phiên dịch.

3. Thí sinh ký tên hoặc điểm chỉ tại vị trí ký tên trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe, bài sát hạch lý thuyết, biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình.

Điều 28. Người dự sát hạch lái xe

1. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

2. Học đủ nội dung, chương trình đào tạo theo quy định; được cơ đào tạo lái xe xét hoàn thành khóa đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư này đối với các hạng B1, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE.

3. Người dự sát hạch phải có tên trong danh sách học viên của báo cáo 1 đối với người dự sát hạch lần đầu.

Điều 29. Hồ sơ dự sát hạch lái xe

1. Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;

b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo hoặc xác nhận hoàn thành khóa đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng B1, B, C1;

c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch;

d) Giấy khám sức khoẻ của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp còn hiệu lực.

2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE

Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 15 của Thông tư này;

b) Chứng chỉ đào tạo hoặc xác nhận hoàn thành khóa đào tạo;

c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng;

d) Giấy khám sức khoẻ của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp còn hiệu lực.

3. Đối với người dự sát hạch do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;

b) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Giấy khám sức khoẻ của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp còn hiệu lực.

Điều 30. Lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch

1. Sau mỗi kỳ sát hạch, Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch, bao gồm:

a) Danh sách học viên (báo cáo 1);

b) Danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2);

c) Biên bản kiểm tra hồ sơ thí sinh;

d) Quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe;

đ) Biên bản phân công nhiệm vụ của Hội đồng sát hạch lái xe;

e) Biên bản phân công nhiệm vụ của sát hạch viên;

g) Biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch;

h) Danh sách thí sinh đạt, vắng, trượt các nội dung sát hạch;

i) Quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch;

k) Danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe;

2. Cơ sở đào tạo lái xe lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:

a) Tài liệu tại các điểm a, b, c, d, g, h, i, k khoản 1 Điều này;

b) Lưu trữ, bảo quản bài sát hạch lý thuyết, bài sát hạch lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình của từng kỳ sát hạch có đầy đủ chữ kỹ của thí sinh và sát hạch viên;

c) Lưu trữ, bảo quản biên bản sát hạch thực hành lái xe trên đường của từng kỳ sát hạch, gồm: chữ ký của thí sinh tại phiếu kết quả sát hạch thực hành lái xe trên đường được in từ thiết bị chấm điểm tự động trên ô tô sát hạch thực hành lái xe trên đường hoặc biên bản sát hạch thực hành lái xe trên đường có chữ ký của sát hạch viên;

d) Trường hợp cơ sở đào tạo lái xe có sân tập lái dùng để thực hiện sát hạch lái xe mô tô phải lưu trữ dữ liệu giám sát sát hạch; dữ liệu kết quả sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình với thời hạn 03 năm.

3. Trung tâm sát hạch lái xe lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:

a) Các tài liệu quy định tại các điểm d, điểm g và điểm h khoản 1 Điều này;

b) Dữ liệu giám sát sát hạch; dữ liệu kết quả sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và sát hạch trên đường;

c) Danh sách, kết quả sát hạch lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.

4. Thí sinh tự bảo quản Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch.

5. Thời gian lưu trữ hồ sơ

a) Không thời hạn đối với các tài liệu quy định tại điểm i và điểm k khoản 1 Điều này;

b) 05 năm đối với các tài liệu quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 1 Điều này;

c) 02 năm đối với các tài liệu quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Chương III

CẤP, THU HỒI GIẤY PHÉP LÁI XE

Điều 31. Mẫu giấy phép lái xe

1. Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp giấy phép lái xe theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025; việc cấp giấy phép lái xe theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

2. Việc ghi điều kiện hạn chế của giấy phép lái xe áp dụng cho cả Mẫu số 01Mẫu số 02 thực hiện theo quy định tại mục 2 của Mẫu số 03 Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Việc ghi danh mục hạng giấy phép lái xe và mã số điều kiện hạn chế thực hiện đối với giấy phép lái xe theo Mẫu số 02 thực hiện theo quy định tại mục 1 và mục 3 của Mẫu số 03 Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 32. Sử dụng, quản lý giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.

2. Cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe không thời hạn với giấy phép lái xe có thời hạn thì đăng ký vào đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này, làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 36 của Thông tư này.

3. Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.

4. Khi đổi, cấp giấy phép lái xe nâng hạng, cơ quan cấp giấy phép lái xe thu lại giấy phép lái xe cũ và tiêu huỷ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

5. Người có giấy phép lái xe hạng B số tự động không được lái loại xe ô tô số cơ khí (số sàn).

6. Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:

a) Nếu có giấy phép lái xe quốc gia thì phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

b) Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

7. Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. và giấy phép lái xe cấp từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp có hiệu lực, có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe hoặc có thông tin giấy phép lái xe đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

Điều 33. Xác minh giấy phép lái xe

1. Các trường hợp thực hiện xác minh

a) Cấp, đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

Sở Giao thông vận tải phải tra cứu và in thông tin về giấy phép lái xe trong các trường hợp xét sát hạch nâng hạng, đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe; trường hợp chưa có thông tin phải có văn bản đề nghị cơ quan đã cấp giấy phép lái xe xác minh giấy phép lái xe đã cấp.

Khi chưa có kết quả xác minh giấy phép lái xe hoặc có kết quả xác minh giấy phép lái xe không do Sở Giao thông vận tải cấp thì Sở Giao thông vận tải không xét sát hạch nâng hạng, đổi, cấp lại giấy phép lái xe;

b) Đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp sang giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

Trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Cục Xe - Máy thuộc Bộ Quốc phòng xác minh giấy phép lái xe đã cấp.

Khi chưa có kết quả xác minh giấy phép lái xe hoặc có kết quả xác minh giấy phép lái xe không do Bộ Quốc phòng cấp thì Sở Giao thông vận tải không đổi giấy phép lái xe;

c) Đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sang giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

Trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an quản lý giấy phép lái xe xác minh giấy phép lái xe đã cấp.

Khi chưa có kết quả xác minh giấy phép lái xe hoặc có kết quả xác minh giấy phép lái xe không do ngành Công an cấp thì Sở Giao thông vận tải không đổi giấy phép lái xe.

2. Cách thức thực hiện xác minh giấy phép lái xe

a) Sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe của cơ sở đào tạo lái xe hoặc hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 36, Điều 37 và Điều 38 Thông tư này, Sở Giao thông vận tải có văn bản bản đề nghị xác minh giấy phép lái xe theo Mẫu số 01 Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan đã cấp giấy phép lái xe;

b) Ngay khi nhận được văn bản đề nghị xác minh, Sở Giao thông vận tải tiếp nhận xác minh giấy phép lái xe phải trả lời bằng hình thức điện thoại hoặc thư điện tử hoặc fax; sau 02 ngày làm việc có văn bản trả lời theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 34. Cấp giấy phép lái xe

1. Người đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp theo quy định tại khoản 2

Điều này phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe khi đến nhận giấy phép lái xe

a) Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch;

b) Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch và người đạt kết quả kỳ sát hạch đã hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe.

2. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

a) Người có giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE quá thời hạn sử dụng

Quá hạn dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Thông tư này để cấp giấy phép lái xe.

Quá hạn từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và trên đường để cấp giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Thông tư này.

Hồ sơ dự sát hạch thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Thông tư này;

b) Người có giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE bị mất nhưng quá thời hạn sử dụng, có tên trong hồ sơ của Sở Giao thông vận tải, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý phải dự sát hạch các nội dung:

Quá hạn dưới 01 năm, phải dự sát hạch lý thuyết để cấp giấy phép lái xe theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Thông tư này.

Quá hạn từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và trên đường để cấp giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Thông tư này.

Hồ sơ dự sát hạch thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Thông tư này;

c) Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ;

d) Người dự sát hạch có nhu cầu ôn tập, đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập, phải nộp phí ôn tập theo quy định, không phải học lại theo chương trình đào tạo;

đ) Trường hợp không đạt kết quả để được cấp giấy phép lái xe, người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng, bị mất nhưng quá thời hạn sử dụng phải đăng ký với Sở Giao thông vận tải để tham gia sát hạch lại.

3. Chưa sát hạch cấp giấy phép lái xe đối với người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Điều 35. Cấp lại giấy phép lái xe

1. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng được xét cấp lại giấy phép lái xe. Việc cấp lại giấy phép lái xe bị mất thực hiện theo quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 36 Thông tư này.

2. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.

3. Không cấp lại giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau: giấy phép lái xe không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam, bảng kê danh sách cấp giấy phép lái xe (sổ quản lý); chưa cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Điều 36. Đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

1. Yêu cầu đối với việc đổi giấy phép lái xe

a) Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;

b) Người có giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp bị hỏng không còn sử dụng được;

c) Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

d) Trường hợp ngày, tháng, năm sinh, họ, tên, tên đệm, quốc tịch, nơi sinh, nơi cư trú ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với căn cước công dân hoặc căn cước thì cơ quan quản lý giấy phép lái xe làm thủ tục đổi giấy phép lái xe mới phù hợp với thông tin ghi trong căn cước công dân hoặc căn cước;

đ) Không đổi giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau: giấy phép lái xe không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam, bảng kê danh sách cấp giấy phép lái xe (sổ quản lý); người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, gồm:

a) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp còn hiệu lực (trừ người có giấy phép lái xe hạng A, A1, B1);

c) Bản sao hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc của giấy phép lái xe hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tích hợp;

d) Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

3. Trình tự thực hiện

a) Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp cá nhân phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn, phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ;

b) Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận, tra cứu phần mềm quản lý vi phạm của hệ thống thông tin về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, truy cập phần mềm cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của ngành Công an hoặc tra cứu vi phạm của người lái xe thông qua tài khoản định danh điện tử; trường hợp giấy phép lái xe không thuộc đối tượng được đổi hoặc hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định (bao gồm xác thực tài khoản định danh điện tử qua hệ thống định danh và xác thực điện tử), Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) Cơ quan cấp giấy phép lái xe lưu trữ bản chính hồ sơ đổi giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải cấp (trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe và thu lại giấy phép lái xe cũ (trường hợp đổi giấy phép lái xe trực tuyến toàn trình, người lái xe chịu trách nhiệm gửi giấy phép lái xe cũ đến cơ quan cấp giấy phép lái xe để hủy theo quy định) trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe cho người có giấy phép lái xe tích hợp đang trong thời gian bị tước giấy phép lái xe;

đ) Trường hợp người lái xe có nhu cầu đổi giấy phép lái xe xuống hạng thấp hơn, phải khai rõ tại đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.

4. Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của cá nhân; trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giấy phép lái xe được trả cho đúng cá nhân đổi giấy phép lái xe.

Điều 37. Đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp sang giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

1. Yêu cầu đối với việc đổi giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng cấp sang giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

a) Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi thôi phục vụ trong quân đội (xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong quân đội) có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

b) Giấy phép lái xe quân sự có hiệu lực được phép lái nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe ngành Giao thông vận tải có hiệu lực lái các hạng xe tương ứng; giấy phép lái xe quân sự hạng Cx được đổi sang giấy phép lái xe hạng C do ngành Giao thông vận tải cấp;

c) Người có giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp bị hỏng không còn sử dụng được;

d) Không đổi giấy phép lái xe quân sự bị tẩy xóa thông tin hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

2. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Quyết định thôi phục vụ trong quân đội do Thủ trưởng cấp Trung đoàn trở lên ký. Đối với lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp quốc phòng: Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, thời hạn không quá 06 tháng tính từ ngày cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quốc phòng ký;

c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp còn hiệu lực;

d) Bản sao hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc của giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng.

3. Trình tự thực hiện

a) Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải; cá nhân phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này để đối chiếu và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ;

b) Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ, tra cứu phần mềm cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của ngành Công an hoặc tra cứu vi phạm của người lái xe thông qua tài khoản định danh điện tử; trường hợp giấy phép lái xe không thuộc đối tượng được đổi hoặc hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định (bao gồm xác thực tài khoản định danh điện tử qua hệ thống định danh và xác thực điện tử), Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của cá nhân;

đ) Trường hợp người lái xe có nhu cầu đổi giấy phép lái xe xuống hạng thấp hơn, phải khai rõ tại Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai;

e) Cơ quan cấp giấy phép lái xe lưu bản sao hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe và cắt góc giấy phép lái xe cũ.

4. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự là hồ sơ gốc gồm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe quân sự đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.

Điều 38. Đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sang giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

1. Yêu cầu đối với việc đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sang giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

a) Người có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995, còn thời hạn sử dụng, khi thôi không tiếp tục phục vụ trong ngành Công an (xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong Công an nhân dân), có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

b) Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng không còn sử dụng được có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;

c) Không đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp bị tẩy xóa thông tin để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe mô tô do ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995:

Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp từ ngày 01 tháng 8 năm 1995:

a) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy phép lái xe; bản sao Quyết định ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu của cấp có thẩm quyền hoặc bản sao Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thôi không tiếp tục phục vụ trong lực lượng Công an xã hoặc bản sao Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên của các đơn vị trong Công an nhân dân;

c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp còn hiệu lực.

4. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp cho học viên hệ dân sự các trường Công an nhân dân trước ngày 31 tháng 7 năm 2020:

a) Giấy tờ quy định tại các điểm a và c khoản 3 Điều này;

b) Bản sao hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc của Quyết định công nhận tốt nghiệp của các Trường, Học viện trong Công an nhân dân;

c) Hồ sơ gốc do ngành Công an cấp, gồm: đơn đề nghị sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác; giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe; chứng chỉ tốt nghiệp chương trình đào tạo lái xe; biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe.

5. Trình tự thực hiện

a) Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải; cá nhân phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ;

b) Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ, tra cứu phần mềm cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của ngành Công an hoặc tra cứu vi phạm của người lái xe thông qua tài khoản định danh điện tử; trường hợp giấy phép lái xe không thuộc đối tượng được đổi hoặc hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định (bao gồm xác thực tài khoản định danh điện tử qua hệ thống định danh và xác thực điện tử), Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của cá nhân;

đ) Trường hợp người lái xe có nhu cầu đổi giấy phép lái xe xuống hạng thấp hơn, phải khai rõ tại đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai;

e) Cơ quan cấp giấy phép lái xe lưu bản sao hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe và cắt góc giấy phép lái xe cũ.

6. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp là hồ sơ gốc, gồm tài liệu quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này và giấy phép lái xe do ngành Công an cấp đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.

Điều 39. Đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài sang giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

1. Yêu cầu đối với việc đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài sang giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

a) Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng và có một trong các giấy tờ sau: giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú hoặc thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang hạng giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

b) Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe tại Việt Nam được xét đổi sang hạng giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

c) Không đổi giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe quốc tế; giấy phép lái xe của nước ngoài quá thời hạn sử dụng, bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ thông tin để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; giấy phép lái xe nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp; người Việt Nam có giấy phép lái xe nước ngoài có thời gian lưu trú tại nước ngoài dưới 03 tháng và thời hạn lưu trú không phù hợp với thời gian đào tạo lái xe của nước cấp giấy phép lái xe.

2. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này, đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng tại Việt Nam, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe;

c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp còn hiệu lực (trừ người nước ngoài đổi giấy phép lái xe theo thời hạn ghi trong thị thực nhập cảnh hoặc thẻ tạm trú);

d) Bản sao hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc của một trong các giấy tờ: thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư công vụ.

3. Trình tự thực hiện

a) Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc thường trú; cá nhân phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định (bao gồm xác thực tài khoản định danh điện tử qua hệ thống định danh và xác thực điện tử), Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của cá nhân.

4. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do cơ quan đổi giấy phép lái xe giao cho người lái xe quản lý là hồ sơ gốc, gồm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe nước ngoài. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe của người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam do cơ quan đổi giấy phép lái xe lưu trữ 01 năm, gồm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Trường hợp phát hiện có nghi vấn về việc nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh.

6. Thời hạn sử dụng và hạng xe được phép điều khiển

a) Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài phù hợp với thời hạn ghi tại một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phù hợp với thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam;

b) Giấy phép lái xe quốc gia cấp cho người đổi được điều khiển nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam để điều khiển các hạng xe tương ứng.

Điều 40. Thu hồi giấy phép lái xe

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe thực hiện thu hồi theo trình tự sau:

a) Sau 03 ngày kể từ ngày phát hiện người có giấy phép lái xe thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 62 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi để hủy bỏ giấy phép lái xe. Nội dung của quyết định nêu rõ lý do thu hồi và hủy bỏ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi giấy phép lái xe, cá nhân phải nộp giấy phép lái xe bị thu hồi đến cơ quan thu hồi giấy phép lái xe và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe có trách nhiệm thu hồi giấy phép lái xe đã cấp và hủy bỏ theo quy định;

c) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe đã sáp nhập, chia, tách, giải thể, hết thẩm quyền cấp thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy phép lái xe là cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp giấy phép lái xe.

2. Xử lý đối với trường hợp giấy phép lái xe bị thu hồi

a) Giấy phép lái xe bị thu hồi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 62 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hồ sơ, trình tự thực hiện cấp lại giấy phép lái xe thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 36 Thông tư này;

b) Giấy phép lái xe bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 62 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ không có giá trị sử dụng, cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; ngoài ra, người có hành vi vi phạm không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.

Phần III

CẤP, SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ

Chương I

CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ

Điều 41. Mẫu giấy phép lái xe quốc tế

1. IDP là một quyển sổ có kích thước A6 (148 mm x 105 mm), có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, những trang giấy bên trong màu trắng theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trang 1 (trang bìa) ghi thông tin cơ bản của IDP được in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; trang 2 quy định về phạm vi sử dụng IDP in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, trang 3 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Việt, trang 4 để trống, trang 5 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Anh, trang 6 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Nga, trang 7 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Tây Ban Nha, trang 8 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Pháp, trang 9 quy định hạng xe được điều khiển in bằng tiếng Pháp.

3. Số IDP gồm ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam đối với giao thông quốc tế là VN và 12 chữ số sau là số giấy phép lái xe quốc gia.

Điều 42. Hạng xe điều khiển của giấy phép lái xe quốc tế

Hạng xe được phép điều khiển của IDP tương ứng với các hạng xe của giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 43. Cấp giấy phép lái xe quốc tế

1. Đối với người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng, thực hiện như sau:

a) Hồ sơ cấp IDP

Đơn đề nghị cấp IDP theo mẫu quy định tại Phụ lục XXX kèm theo Thông tư này;

b) Trình tự cấp IDP:

Cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị trực tiếp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) để thực hiện kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của việc cấp IDP và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; khi nộp đơn qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai, phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán lệ phí của hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP đúng theo quy định, Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Đối với người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do các quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cấp, còn giá trị sử dụng, thực hiện như sau:

a) Hồ sơ cấp IDP: đơn đề nghị cấp IDP quốc tế theo mẫu quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Thông tư này; bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

b) Trình tự cấp IDP:

Cá nhân khi nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này trực tiếp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do các quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú hoặc tạm trú (đối với người nước ngoài) để thực hiện kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của việc cấp IDP và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP đúng theo quy định, Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do.

3. Không cấp IDP đối với các trường hợp sau đây:

a) Giấy phép lái xe quốc gia bị tẩy xóa không còn đủ các thông tin cần thiết hoặc có sự khác biệt về nhận dạng;

b) Giấy phép lái xe quốc gia không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

Chương II

SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ

Điều 44. Sử dụng IDP do Việt Nam cấp theo Công ước về giao thông đường bộ năm 1968

IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.

Điều 45. Sử dụng giấy phép lái xe quốc tế được công nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Việc sử dụng giấy phép lái xe theo điều ước quốc tế về công nhận lẫn nhau mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên sẽ được thực hiện theo điều ước quốc tế đó.

Phần IV

ĐÀO TẠO, KIỂM TRA, CẤP CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Chương I

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 46. Hình thức, chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

1. Người học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ phải được đào tạo tại cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng.

2. Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

TT

Nội dung chương trình

Số giờ

1

Pháp luật về giao thông đường bộ

12

2

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

5

3

Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ

3

4

Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

4

5

Quy định về cấp đăng ký, biển số; kiểm định xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

3

6

Ôn tập và kiểm tra

5

 

Tổng thời gian đào tạo

32

Điều 47. Tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

Cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ phải có đủ phòng học luật về giao thông đường bộ có đủ tài liệu giảng dạy, sa hình và hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ theo quy định.

Điều 48. Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

1. Báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng tiếp nhận hồ sơ của cá nhân đảm bảo yêu cầu về điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và báo cáo Sở Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXI ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng căn cứ Chương trình đào tạo quy định tại Điều 46 Thông tư này xây dựng giáo trình và nội dung chi tiết chương trình đào tạo.

3. Tổ chức kiểm tra, lập biên bản kết quả kiểm tra bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư này và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người học đạt yêu cầu. Trường hợp chưa đạt yêu cầu sẽ được tổ chức kiểm tra lại sau 07 ngày làm việc.

4. Kiểm tra

a) Kiểm tra các môn học theo Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ quy định tại khoản 2 Điều 46 Thông tư này;

b) Điểm đánh giá kết quả học tập của học viên theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số. Điểm kiểm tra đạt mỗi môn học từ 5,0 điểm trở lên thì đạt yêu cầu.

Điều 49. Hồ sơ của người học

Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng. Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Thông tư này.

2. 03 ảnh màu kích thước 2x3 cm chụp không quá 06 tháng, kiểu căn cước.

Điều 50. In, quản lý chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

1. Căn cứ mẫu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ quy định tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Thông tư này, cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thiết kế mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, kèm theo lô gô (nếu có) của cơ sở mình.

2. Người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng phê duyệt mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ của cơ sở mình và gửi về Sở Giao thông vận tải, cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở đào tạo đóng trụ sở chính để báo cáo; chịu trách nhiệm quản lý phôi chứng chỉ cơ sở mình.

3. Việc in phôi chứng chỉ phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mật và phải được lập sổ quản lý.

Điều 51. Lưu trữ hồ sơ kết quả kiểm tra

1. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng

a) Báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Danh sách thí sinh tham dự kiểm tra;

c) Quyết định tổ chức kiểm tra;

d) Sổ cấp chứng chỉ.

2. Sở Giao thông vận tải

Lưu trữ hồ sơ và các tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

3. Thời gian lưu trữ tài liệu

a) Không thời hạn đối với Sổ cấp chứng chỉ;

b) 02 năm đối với tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm d khoản 1 Điều này.

Chương II

CẤP, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 52. Cấp chứng chỉ

Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp chứng chỉ cho người học.thanh

Điều 53. Cấp lại chứng chỉ

1. Người có chứng chỉ bị hỏng hoặc có sự sai lệch về thông tin có tên trong hồ sơ lưu trữ tại nơi cấp chứng chỉ sẽ được cấp lại theo số hiệu chứng chỉ đã cấp.

a) Hồ sơ đề nghị cấp lại, bao gồm: đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 03 ảnh màu kích thước 2x3 cm chụp không quá 06 tháng.

2. Người có chứng chỉ bị mất có tên trong hồ sơ lưu trữ tại nơi cấp chứng chỉ sẽ được cấp lại theo số hiệu chứng chỉ đã cấp Hồ sơ cấp lại thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Trình tự thực hiện:

a) Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng đã cấp chứng chỉ; trường hợp cơ sở đào tạo đã cấp chứng chỉ không còn hoạt động thì nộp tại Sở Giao thông vận tải nơi quản lý cơ sở cấp chứng chỉ;

b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng hoặc Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận; trường hợp chứng chỉ không thuộc đối tượng được cấp lại hoặc hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận

hồ sơ;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng hoặc Sở Giao thông vận tải cấp lại chứng chỉ; trường hợp không cấp lại chứng chỉ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của cá nhân.

Phần V

HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE, CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Chương I

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Điều 54. Yêu cầu đối với Hệ thống thông tin về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

1. Hệ thống thông tin đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe

a) Quản lý tối thiểu các thông tin của học viên: họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú; giấy chứng nhận sức khỏe; thông tin các kỳ và kết quả sát hạch từng kỳ của từng học viên; xác nhận hoàn thành khóa đào tạo; số giấy phép lái xe, hạng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe;

b) Quản lý tối thiểu thông tin đào tạo lái xe: khóa đào tạo; tên cơ sở đào tạo lái xe; thời gian hoàn thành khóa học; kết quả đào tạo; dữ liệu quản lý DAT; thời gian học lý thuyết môn học pháp luật về giao thông đường bộ; kết quả học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe; kết quả duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ sát hạch; danh sách thí sinh vắng, trượt trong kỳ sát hạch;

c) Có khả năng kết nối, truyền dữ liệu quản lý DAT về hệ thống thông tin đào tạo lái xe của Cục Đường bộ Việt Nam;

d) Có khả năng tiếp nhận kết quả duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ sát hạch; danh sách thí sinh vắng, trượt trong kỳ sát hạch từ Sở Giao thông vận tải;

đ) Có khả năng lập và cung cấp cho Sở Giao thông vận tải: báo cáo đăng ký sát hạch, báo cáo đề nghị tổ chức sát hạch;

e) Có khả năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;

g) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan;

h) Đảm bảo các quy định về an toàn an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật.

2. Hệ thống thông tin đào tạo lái xe tại Sở Giao thông vận tải

a) Quản lý tối thiểu các thông tin: báo cáo 1; báo cáo 2; thông tin học viên tại điểm a, b khoản 1 Điều này; kết quả duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ sát hạch;

b) Có khả năng duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện sát hạch, chuyển kết quả đến hệ thống thông tin đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe và hệ thống thông tin sát hạch lái xe;

c) Có khả năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;

d) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan;

đ) Đảm bảo các quy định về an toàn an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật.

3. Hệ thống thông tin đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam

a) Có khả năng lưu trữ tối thiểu các thông tin về dữ liệu quản lý DAT theo quy định tại Phụ lục XXXXI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Có khả năng tiếp nhận, tổng hợp, phân tích dữ liệu quản lý DAT theo mẫu quy định Phụ lục XXXVI ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Có khả năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;

d) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan;

đ) Đảm bảo các quy định về an toàn an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.

4. Hệ thống thông tin sát hạch lái xe tại trung tâm sát hạch lái xe

a) Quản lý tối thiểu các thông tin: kỳ sát hạch; thí sinh tham dự sát hạch; dữ liệu giám sát sát hạch; kết quả kỳ sát hạch;

b) Có khả năng tiếp nhận thông tin kỳ sát hạch, thí sinh đủ điều kiện dự sát hạch từ hệ thống thông tin sát hạch lái xe của Sở Giao thông vận tải;

c) Có khả năng cung cấp kết quả sát hạch đến hệ thống thông tin của Sở Giao thông vận tải;

d) Có khả năng chia sẻ ngay dữ liệu giám sát sát hạch về Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Cảnh sát giao thông;

đ) Có khả năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;

e) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan;

g) Đảm bảo các quy định về an toàn an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

5. Hệ thống thông tin sát hạch lái xe tại Sở Giao thông vận tải

a) Quản lý tối thiểu các thông tin: kết quả duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ sát hạch; kỳ sát hạch; thí sinh tham dự kỳ sát hạch; dữ liệu giám sát sát hạch; kết quả kỳ sát hạch;

b) Có khả năng tạo kỳ sát hạch, cập nhật thông tin kỳ sát hạch và danh sách thí sinh tham dự kỳ sát hạch đồng thời cung cấp các thông tin này đến hệ thống thông tin tại trung tâm sát hạch lái xe;

c) Có khả năng tiếp nhận dữ liệu giám sát sát hạch từ hệ thống thông tin tại trung tâm sát hạch lái xe;

d) Có khả năng cung cấp thông tin thí sinh trúng tuyển kỳ sát hạch đến hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải;

đ) Có khả năng truy cập từ xa để các cơ quan có thẩm quyền truy cập, khai thác;

e) Có khả năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;

g) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan;

h) Đảm bảo các quy định về an toàn an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

6. Hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam

a) Quản lý tối thiểu các thông tin: số giấy phép lái xe; xác nhận hoàn thành khóa đào tạo; họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; cơ sở đào tạo lái xe; hạng xe đào tạo; khoá đào tạo; ngày trúng tuyển; cơ quan sát hạch; địa điểm tổ chức sát hạch (trung tâm sát hạch lái xe hoặc sân tập lái dùng để sát hạch); ngày cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe; cơ quan cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe; hạng giấy phép lái xe; ngày hết hạn; số phôi giấy phép lái xe;

b) Có khả năng tiếp nhận các thông tin tại điểm a khoản này từ hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải;

c) Có chức năng cấp giấy phép lái xe quốc tế theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 43 Thông tư này;

d) Có chức năng thu hồi giấy phép lái xe;

đ) Có khả năng tra cứu thông tin giấy phép lái xe, thực hiện các nghiệp vụ về công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe trên trang thông tin điện tử;

e) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các hệ thống thông tin liên quan khác để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý giấy phép lái xe và giấy phép lái xe quốc tế;

g) Có khả năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;

h) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan;

i) Đảm bảo các quy định về an toàn an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

7. Hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải

a) Quản lý tối thiểu các thông tin: số giấy phép lái xe; xác nhận hoàn thành khóa đào tạo; họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; cơ sở đào tạo lái xe; hạng xe đào tạo; khoá đào tạo; ngày trúng tuyển; cơ quan sát hạch; địa điểm tổ chức sát hạch (trung tâm sát hạch lái xe hoặc sân tập lái dùng để sát hạch); ngày cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe; cơ quan cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe; hạng giấy phép lái xe; ngày hết hạn; số phôi giấy phép lái xe;

b) Có khả năng cung cấp các thông tin tại điểm a của khoản này đến hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam;

c) Có khả năng tiếp nhận thông tin thí sinh trúng tuyển kỳ sát hạch từ hệ thống thông tin sát hạch lái xe tại Sở Giao thông vận tải;

d) Có chức năng cấp mới, đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép lái xe;

đ) Có chức năng đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam theo quy định tại Điều 39 Thông tư này;

e) Có chức năng đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp, đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp;

g) Có chức năng cấp, thu hồi giấy phép lái xe quốc tế;

h) Có khả năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;

i) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan;

k) Đảm bảo các quy định về an toàn an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

8. Hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng

a) Quản lý tối thiểu các thông tin: họ và tên; ngày tháng năm sinh; khóa đào tạo; thời gian hoàn thành khóa học; kết quả kiểm tra cấp chứng chỉ; ngày đạt kết quả kiểm tra cấp chứng chỉ; số chứng chỉ; ngày cấp chứng chỉ; cơ sở đào tạo lái và cấp chứng chỉ; ngày đổi, cấp lại chứng chỉ; cơ quan đổi, cấp lại chứng chỉ của của từng học viên;

b) Có khả năng tạo khoá đào tạo, tạo kỳ kiểm tra, in chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

c) Có chức năng năng cấp đổi, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

d) Có khả năng cung cấp thông tin tại điểm a của khoản này về hệ thống thông tin về người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;

đ) Có khả năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;

e) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan;

g) Đảm bảo các quy định về an toàn an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

9. Hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Giao thông vận tải

Tổ chức quản lý, sử dụng dữ liệu tối thiểu các thông tin: số chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; thông tin về kết quả khám sức khỏe định kỳ của người điều khiển phương tiện.

10. Hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Cục Đường bộ Việt Nam

a) Có khả năng tiếp nhận, lưu trữ các thông tin tại điểm a khoản 8 Điều này;

b) Có khả năng cung cấp tài khoản cho Sở Giao thông vận tải để khai thác, quản lý thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ do các cơ sở đào tạo thuộc quyền quản lý;

c) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan.

Điều 55. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin về người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng

1. Quản lý tối thiểu các thông tin: họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số giấy phép lái xe, hạng giấy phép lái xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe, số chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, cơ sở đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; thông tin về kết quả khám sức khỏe định kỳ của người điều khiển phương tiện.

2. Có khả năng tiếp nhận thông tin tại khoản 1 Điều này từ hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam, hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng của Bộ Y tế và các hệ thống thông tin chuyên ngành.

3. Có khả năng kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đường bộ và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.

Điều 56. Nguyên tắc và hình thức khai thác dữ liệu trên hệ thống thông tin

1. Nguyên tắc khai thác

a) Việc khai thác dữ liệu giấy phép lái xe thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng;

b) Cơ quan quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Thông tư này có trách nhiệm bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin;

c) Các dịch vụ khai thác thông tin dữ liệu giấy phép lái xe được cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng.

2. Hình thức khai thác

a) Khai thác trực tiếp

Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác dữ liệu giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trực tiếp từ trang thông tin điện tử giấy phép lái xe (https://www.gplx.gov.vn) theo quy định về cấp độ bảo mật và phân quyền sử dụng, khai thác dữ liệu giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ;

b) Khai thác gián tiếp

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được cung cấp thông tin lấy từ cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe hoặc cơ sở dữ liệu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bao gồm: các thông tin ghi trên giấy phép lái xe (trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, ngoài thông tin in trên giấy phép lái xe còn được cung cấp thêm thông tin về đào tạo, sát hạch, vi phạm pháp luật giao thông đường bộ); các thông tin ghi trên chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, ngoài thông tin in trên chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ còn được cung cấp thêm thông tin về đào tạo, kiểm tra, vi phạm pháp luật giao thông đường bộ).

Điều 57. Thời gian lưu trữ dữ liệu trên hệ thống thông tin

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định

1. Thời gian lưu trữ dữ liệu về đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe và trung tâm sát hạch lái xe tối thiểu là 05 năm.

2. Thời gian lưu trữ dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tối thiểu là 50 năm.

3. Thời gian lưu trữ dữ liệu về giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam tối đa là 70 năm.

4. Thời gian lưu trữ dữ liệu về đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tối thiểu là 03 năm.

Chương II

QUY TRÌNH KHAI THÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN

Điều 58. Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp giấy phép lái xe

1. Đối với cấp mới giấy phép lái xe

a) Cơ sở đào tạo lái xe: tiếp nhận hồ sơ học lái xe và thực hiện các quy trình trên hệ thống thông tin đào tạo lái xe để tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch gửi Sở Giao thông vận tải cập nhật vào hệ thống thông tin đào tạo lái xe kết quả kiểm tra và xét hoàn thành khóa đào tạo và tạo lập báo cáo đề nghị sát hạch lái xe gửi Sở Giao thông vận tải;

b) Sở Giao thông vận tải: khai thác thông tin về báo cáo đăng ký sát hạch, đề nghị sát hạch lái xe trên hệ thống thông tin đào tạo lái xe để duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện sát hạch; căn cứ quyết định tổ chức kỳ sát hạch tạo lập danh sách học viên đủ điều kiện tham gia sát hạch gửi trung tâm sát hạch lái xe và sân tập lái dùng để sát hạch lái xe để phối hợp tổ chức kỳ sát hạch; tiếp nhận dữ liệu kết quả sát hạch do các trung tâm sát hạch lái xe và sân tập lái dùng để sát hạch lái xe đồng bộ trên hệ thống thông tin sát hạch lái xe để lập danh sách cấp giấy phép lái xe cho người đạt kết quả sát hạch trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải; xác thực chữ ký số của người có thẩm quyền ký giấy phép lái xe và in giấy phép lái xe; kiểm tra chất lượng giấy phép lái xe sau khi in và đồng bộ dữ liệu vào hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam theo quy định;

c) Trung tâm sát hạch lái xe và sân tập lái dùng để sát hạch lái xe: tiếp nhận danh sách thí sinh dự sát hạch do Sở Giao thông vận tải đồng bộ trên Hệ thống thông tin và thực hiện quy trình sát hạch trên hệ thống thông tin sát hạch lái xe; đồng bộ dữ liệu kết quả kỳ sát hạch vào hệ thống thông tin sát hạch lái xe;

d) Cục Đường bộ Việt Nam: tiếp nhận dữ liệu giấy phép lái xe đã được các Sở Giao thông vận tải đồng bộ vào hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam để tổ chức quản lý và sử dụng dữ liệu theo quy định.

2. Đối với cấp đổi giấy phép lái xe

a) Sở Giao thông vận tải: tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các quy trình đổi giấy phép lái xe trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải; kiểm tra, cập nhật, xác thực hồ sơ điện tử vào hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải; xác thực chữ ký số của người có thẩm quyền ký trên các hồ sơ điện tử cấp giấy phép lái xe và thực hiện quy trình in giấy phép lái xe; kiểm tra chất lượng giấy phép lái xe sau khi in và đồng bộ dữ liệu vào hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam;

b) Cục Đường bộ Việt Nam: tiếp nhận dữ liệu giấy phép lái xe đã được các Sở Giao thông vận tải đồng bộ vào hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam để tổ chức quản lý và sử dụng dữ liệu theo quy định.

Điều 59. Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế

1. Sở Giao thông vận tải: tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các quy trình cấp giấy phép lái xe quốc tế trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải; kiểm tra, cập nhật, xác thực hồ sơ điện tử vào hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải; xác thực chữ ký số của người có thẩm quyền ký trên các hồ sơ điện tử cấp IDP và thực hiện quy trình in giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra chất lượng giấy phép lái xe sau khi in và đồng bộ dữ liệu vào hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam.

2. Cục Đường bộ Việt Nam:

a) Tiếp nhận dữ liệu IDP đã được các Sở Giao thông vận tải đồng bộ vào hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam để tổ chức quản lý và sử dụng dữ liệu theo quy định;

b) Trường hợp tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp IDP của cá nhân, thì thực hiện như quy trình tại khoản 1 Điều này.

Điều 60. Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

1. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng: Tiếp nhận hồ sơ học để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và sử dụng hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để tạo lập khoá đào tạo; cập nhật kết quả kiểm tra và danh sách học viên đạt kết quả kiểm tra hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; xác thực chữ ký số của người có thẩm quyền ký và in chứng chỉ; kiểm tra chất lượng chứng chỉ sau khi in và đồng bộ dữ liệu vào hệ thống thông tin theo quy định.

2. Sở Giao thông vận tải: tổ chức quản lý, sử dụng dữ liệu theo quy định và gửi báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Cục Đường bộ Việt Nam: tiếp nhận, quản lý dữ liệu chứng chỉ trên hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Phần VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 61. Cục Đường bộ Việt Nam

1. Đối với công tác đào tạo lái xe

a) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác đào tạo để thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước;

b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo lái xe; xây dựng, chuyển giao bộ câu hỏi, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông cho các cơ sở đào tạo lái xe;

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo lái xe, quản lý hệ thống thông tin đào tạo lái xe của Cục Đường bộ Việt Nam đảm bảo việc tiếp nhận, tổng hợp, phân tích dữ liệu quản lý DAT phục vụ cho việc khai thác dữ liệu quản lý DAT và quản lý công tác đào tạo lái xe của các Sở Giao thông vận tải; đảm bảo hệ thống thông tin đào tạo lái xe của Cục Đường bộ Việt Nam hoạt động liên tục, ổn định và lưu trữ dữ liệu quản lý DAT tối thiểu là 03 năm;

d) Công bố và thực hiện cập nhật danh sách các cơ sở đào tạo lái xe ô tô được cấp hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe trên trang thông tin điện tử.

2. Đối với công tác sát hạch lái xe

a) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác xây dựng trung tâm sát hạch lái xe lái xe, sát hạch lái xe để thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước;

b) Xây dựng bộ câu hỏi; phần mềm trong hệ thống thông tin quản lý đào tạo, sát hạch, quản lý giấy phép lái xe; phần mềm dùng cho sát hạch lý thuyết; phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để phục vụ công tác đào tạo, sát hạch lái xe, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước và chuyển giao cho các Sở Giao thông vận tải, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe và Cục cảnh sát Giao thông, Bộ Công an phục vụ công tác kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ cho người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm;

c) Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, chỉ đạo, tổ chức tập huấn, cấp thẻ sát hạch viên cho đội ngũ sát hạch viên trong cả nước và lưu trữ hồ sơ sát hạch viên theo quy định;

d) Công bố và cập nhật danh sách các trung tâm sát hạch lái xe được cấp hoặc bị thu hồi giấy phép sát hạch trên trang thông tin điện tử.

3. Đối với công tác cấp giấy phép lái xe

a) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác cấp giấy phép lái xe để thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước;

b) Thiết kế tính bảo mật, in, thống nhất phát hành, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng phôi giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.

4. Đối với công tác cấp giấy phép lái xe quốc tế

a) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác cấp IDP để thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước;

b) Thiết kế tính năng bảo mật của phôi ấn chỉ IDP; tổ chức in, phát hành, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng phôi ấn chỉ IDP trong toàn quốc;

c) Công bố, cập nhật danh sách các nước tham gia Công ước Viên hàng năm theo thông báo chính thức của Liên hợp quốc trên trang thông tin điện tử của Cục Đường bộ Việt Nam;

d) Xây dựng, hướng dẫn các Sở Giao thông vận tải trang thiết bị phục vụ công tác cấp IDP;

đ) Tiếp nhận, thực hiện việc cấp IDP theo đúng quy định;

e) Triển khai thực hiện dịch vụ công về cấp IDP.

5. Đối với công tác đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng: hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.

6. Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin

a) Xây dựng, nâng cấp và duy trì hoạt động của hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam; hệ thống dịch vụ công trực tuyến toàn trình đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia; hệ thống dịch vụ công trực tuyến toàn trình cấp giấy phép lái xe quốc tế; hệ thống thông tin DAT, hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Cục Đường bộ Việt Nam; tích hợp, chia sẻ dữ liệu giấy phép lái xe theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe;

b) Vận hành hoặc thuê đơn vị có năng lực để vận hành hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam tại điểm a khoản này;

c) Tiếp nhận dữ liệu cấp, đổi giấy phép lái xe từ hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải để xác thực và đồng bộ vào cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe đặt tại Cục Đường bộ Việt Nam; bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng;

d) Cung cấp tài khoản để các Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo lái xe, cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng, đăng nhập, truyền dữ liệu và khai thác dữ liệu trên phần mềm hệ thống thông tin DAT và hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ của Cục Đường bộ Việt Nam;

đ) Xây dựng, tập huấn chuyển giao phần mềm nghiệp vụ trong hệ thống thông tin quản lý đào tạo, hệ thống thông tin sát hạch và hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe và Sở Giao thông vận tải;

e) Sử dụng dữ liệu trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác báo cáo, thanh tra, kiểm tra;

g) Ban hành quy chế đảm bảo an toàn an ninh thông tin, quy chế sử dụng phần cứng, phần mềm, tài khoản để đảm bảo sử dụng hệ thống thông tin an toàn, hiệu quả.

7. Đối với công tác kiểm tra

a) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe tại các Sở Giao thông vận tải; công tác chấp hành các quy định về hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe theo quy định của pháp luật về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe;

b) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác tổ chức các kỳ sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành.

Điều 62. Sở Giao thông vận tải

1. Đối với công tác đào tạo lái xe

a) Chịu trách nhiệm quản lý công tác đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Thực hiện tiếp nhận, rà soát, kiểm tra và thông báo danh sách cơ sở đào tạo lái xe hạng A1, A, B1 đủ hoặc không đủ điều kiện hoạt động trên địa bàn quản lý trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

c) Theo dõi, kiểm tra, khai thác và sử dụng dữ liệu quản lý DAT trên hệ thống thông tin đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam và dữ liệu DAT trên hệ thống thông tin đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe để phục vụ công tác quản lý đào tạo;

d) Bảo mật tên đăng nhập và mật khẩu truy cập hệ thống thông tin đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam và hệ thống thông tin đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo lái xe;

đ) Kiểm tra, đánh giá hình thức tổ chức, chương trình đào tạo lái xe chi tiết của cơ sở đào tạo lái xe;

e) Sử dụng dữ liệu quản lý DAT trên hệ thống thông tin đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục XXXVI ban hành kèm theo Thông tư này, giấy xác nhận được kết xuất trên ca bin học lái xe ô tô thông tin học viên đã học đủ thời gian và nội dung học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe ô tô do cơ sở đào tạo lái xe cung cấp để duyệt danh sách học viên đủ điều kiện tham dự kỳ sát hạch. Trong trường hợp Cục Đường bộ Việt Nam có thông báo dừng hệ thống thông tin đào tạo lái xe để bảo trì hoặc bảo dưỡng hoặc xảy ra sự cố thì các Sở Giao thông vận tải sử dụng dữ liệu DAT của cơ sở đào tạo lái xe.

2. Đối với công tác sát hạch lái xe

a) Tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam về nghiệp vụ sát hạch lái xe;

b) Xây dựng kế hoạch về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp quản lý, lưu trữ hồ sơ của đội ngũ sát hạch viên;

c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hoạt động của trung tâm sát hạch lái xe thuộc địa phương;

d) Triển khai nối mạng với các trung tâm sát hạch lái xe, cơ sở đào tạo lái xe tại địa phương và Cục Đường bộ Việt Nam;

đ) Cung cấp tài khoản hệ thống thông tin giám sát sát hạch để Cục Đường bộ Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải (đưa học viên đến tổ chức sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe không thuộc quyền quản lý trực tiếp), các trung tâm sát hạch lái xe đăng nhập, truyền và khai thác dữ liệu; đảm bảo hệ thống thông tin giám sát của Sở Giao thông vận tải hoạt động liên tục, ổn định và lưu trữ d ữ liệu kết quả sát hạch tối thiểu trong thời gian 05 năm; d ữ liệu kết quả sát hạch khai thác trên phần mềm của hệ thống thông tin giám sát được tổng hợp theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXVII ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Tổ chức các kỳ sát hạch đối với học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe do Sở Giao thông vận tải quản lý;

g) Công khai lịch, địa điểm tổ chức các kỳ sát hạch lái xe của tháng sau trước ngày 25 của tháng trước trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

h) Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

i) Chỉ đạo đơn vị được Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe ban hành nội quy sát hạch để áp dụng tại các kỳ sát hạch lái xe.

3. Đối với công tác cấp giấy phép lái xe

a) Triển khai thực hiện dịch vụ công về đổi giấy phép lái xe;

b) Tiếp nhận, xử lý thông tin đổi giấy phép lái xe, cấp lại giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng do Sở Giao thông vận tải khác chuyển đến; tổ chức cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe bị mất và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe có nhu cầu;

c) Cập nhật các vi phạm của người lái xe vào Hệ thống thông tin giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cung cấp.

4. Đối với công tác cấp giấy phép lái xe quốc tế

a) Đảm bảo các trang thiết bị phục vụ công tác cấp IDP theo quy định;

b) Tiếp nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của hồ sơ cấp IDP và thực hiện việc cấp IDP theo đúng quy định;

c) Triển khai thực hiện dịch vụ công về cấp IDP.

5. Đối với công tác đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

a) Cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 53 Thông tư này;

b) Tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương theo quy định;

c) Thực hiện tiếp nhận, rà soát, kiểm tra và thông báo danh sách cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoạt động trên địa bàn quản lý trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

d) Truy cập hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ của Cục Đường bộ Việt Nam để quản lý, khai thác dữ liệu chứng chỉ bồi dưỡng pháp luật về giao thông đường bộ của các cơ sở đào tạo thuộc quyền quản lý.

6. Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin

a) Đầu tư, bảo trì, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống và mạng truyền số liệu của hệ thống thông tin đào tạo lái xe, hệ thống thông tin sát hạch, hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải;

b) Vận hành hoặc thuê đơn vị có năng lực để vận hành hệ thống thông tin đào tạo lái xe, hệ thống thông tin sát hạch, hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải theo quy định;

c) Tiếp nhận, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm đối với các phần mềm nghiệp vụ trong hệ thống thông tin đào tạo, hệ thống thông tin sát hạch và hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải; cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao;

d) Sử dụng các phần mềm trong hệ thống thông tin đào tạo lái xe để tiếp nhận báo cáo 1, báo cáo 2; kiểm tra đối chiếu các thông tin người học lái xe, quá trình đào tạo, kết quả đào tạo để chuẩn bị kỳ sát hạch theo quy định;

đ) Sử dụng các phần mềm trong hệ thống thông tin sát hạch lái xe để thực hiện sát hạch lái xe, tổng hợp kết quả làm cơ sở cấp, cấp lại giấy phép lái xe theo quy định;

e) Sử dụng các phần mềm trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe để cập nhật, xử lý, khai thác, xác thực và đồng bộ dữ liệu và quản lý giấy phép lái xe; thực hiện ký số để cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe theo quy định;

g) Sử dụng dữ liệu trên hệ thống thông tin được cài đặt, chuyển giao tại Sở Giao thông vận tải, trung tâm sát hạch lái xe, cơ sở đào tạo lái xe để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin cho các đơn vị chức năng;

h) Ban hành quy chế đảm bảo an toàn an ninh thông tin, quy chế sử dụng phần cứng, phần mềm, tài khoản để đảm bảo sử dụng hệ thống thông tin an toàn, hiệu quả;

i) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ điện tử đã gửi hoặc truyền dữ liệu về Cục Đường bộ Việt Nam;

k) Lưu trữ đầy đủ các thông tin theo quy định theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

7. Đối với công tác kiểm tra

Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công tác đào tạo lái xe tại các cơ sở đào tạo lái xe; công tác quản lý đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại các cơ sở đào tạo.

Điều 63. Cơ sở đào tạo

1. Đối với công tác đào tạo lái xe

a) Tổ chức tuyển sinh đào tạo bảo đảm các yêu cầu đối với người học lái xe theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;

b) Ký hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô gồm các nội dung chính sau: Hạng giấy phép lái xe đào tạo; địa điểm đào tạo; thời gian hoàn thành khóa học; mức học phí và phương thức thanh toán học phí; trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng; thanh lý hợp đồng; các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội;

c) Công khai quy chế tuyển sinh, mức thu học phí và quản lý đào tạo trên trang thông tin của cơ sở đào tạo lái xe;

d) Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1 phải duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn theo quy định;

đ) Thông báo phương án hoạt động đến Sở Giao thông vận tải và tổ chức đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1 đúng phương án hoạt động đào tạo đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXVIII ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ô tô theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe;

g) Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật về giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô theo hình thức học tập trung; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe;

h) Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” và mang theo giấy phép xe tập lái; học viên tập lái xe trên đường phải đeo phù hiệu “Học viên tập lái xe”. Phù hiệu do cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo Mẫu số 01Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục XXXIX ban hành kèm theo Thông tư này; niêm yết tên cơ sở đào tạo lái xe trên xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXX ban hành kèm theo Thông tư này;

i) Tổ chức kiểm tra môn học: người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe căn cứ nội dung kiểm tra quy định tại khoản 4 Điều 6, khoản 4 Điều 7 và khoản 4 Điều 8 Thông tư này xây dựng quy trình kiểm tra;

k) Sử dụng kết quả theo dõi quá trình học; kết quả kiểm tra; kết quả học thực hành lái xe trên đường thông qua hệ thống thông tin đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo lái xe hoặc Cục Đường bộ Việt Nam; kết quả học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe được kết xuất từ ca bin học lái xe ô tô thông tin học viên đã học đủ thời gian và nội dung học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe ô tô để xét khóa đào tạo cho người học lái xe ô tô;

l) Truyền dữ liệu quản lý DAT theo quy định tại Phụ lục XXXXI ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, trung thực dữ liệu DAT và dữ liệu quản lý DAT; bảo đảm an toàn dữ liệu, bảo mật cho hệ thống thông tin DAT; bảo mật tên đăng nhập và mật khẩu truy cập hệ thống thông tin đào tạo lái xe của Cục Đường bộ Việt Nam; cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, dữ liệu DAT cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;

m) Theo dõi, khai thác dữ liệu DAT trên hệ thống thông tin đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo lái xe để phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe; đảm bảo tính chính xác các thông tin về giáo viên, xe tập lái;

n) Cung cấp và chịu trách nhiệm đối với giấy xác nhận được kết xuất từ ca bin học lái xe ô tô thông tin học viên đã học đủ thời gian và nội dung học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe ô tô cho cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe;

o) X ây dựng, phê duyệt hình thức, chương trình đào tạo lái xe chi tiết theo quy trình biên soạn, thẩm định ban hành chương trình đào tạo quy định tại Điều 11Phụ lục X Thông tư này, báo cáo Sở Giao thông vận tải để theo dõi và quản lý. Việc xây dựng hệ thống, học liệu, các phương pháp đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn và hệ thống ứng dụng quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn theo quy định tại Phụ lục XXXXII ban hành kèm theo Thông tư này;

p) Phối hợp với trung tâm sát hạch lái xe trong việc giải quyết khi xảy ra tai nạn quy định tại điểm e khoản 3 Điều 19 Thông tư này.

2. Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin

a) Đầu tư, bảo trì, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống và mạng truyền số liệu của hệ thống thông tin đào tạo lái xe đặt tại cơ sở đào tạo lái xe;

b) Tiếp nhận và tổ chức thực hiện phần mềm nghiệp vụ trong hệ thống thông tin đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao

Tạo lập, đối chiếu, chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin học viên, quá trình đào tạo, kết quả đào tạo, báo cáo 1, báo cáo 2 theo quy định. Tiếp nhận thông tin kết quả sát hạch lái xe của học viên đào tạo tại cơ sở của mình để quản lý và tổ chức cho học viên sát hạch lại theo quy định;

c) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ điện tử gửi hoặc truyền dữ liệu đến Sở Giao thông vận tải và Cục Đường bộ Việt Nam;

d) Lưu trữ đầy đủ các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Thông tư này;

đ) Ban hành quy chế đảm bảo an toàn an ninh thông tin, quy chế sử dụng phần cứng, phần mềm, tài khoản để đảm bảo sử dụng hệ thống thông tin an toàn, hiệu quả;

e) Khai thác dữ liệu trên hệ thống thông tin được cài đặt, chuyển giao tại cơ sở đào tạo lái xe để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin cho các đơn vị chức năng (khi có yêu cầu).

Điều 64. Trung tâm sát hạch lái xe

1. Đối với công tác quản lý sát hạch

a) Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm tra, chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan; báo cáo về Sở Giao thông vận tải khi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch hoạt động không chính xác, không ổn định hoặc khi thay đổi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch để xử lý kịp thời;

b) Phối hợp và tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo lái xe đưa học viên đến ôn luyện và các Hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch thuận tiện, đúng kế hoạch;

c) Chấp hành và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, trung tâm sát hạch lái xe;

d) Công khai mức thu phí sát hạch và giá các dịch vụ khác trên trang thông tin điện tử của trung tâm sát hạch lái xe;

đ) Bảo đảm an toàn cho các kỳ sát hạch lái xe; phối hợp các đơn vị, cơ quan liên quan giải quyết khi có các vụ việc tai nạn, mất an toàn xảy ra;

e) Thực hiện chế độ báo cáo, công khai lịch sát hạch trên Trang thông tin điện tử của trung tâm sát hạch lái xe, lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Thông tư này;

g) Truyền, chia sẻ dữ liệu giám sát sát hạch đến Sở Giao thông vận tải (cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động trung tâm sát hạch lái xe) và Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở trung tâm sát hạch lái xe và Cục Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an; lưu trữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, trung thực dữ liệu giám sát sát hạch; bảo đảm an toàn dữ liệu; bảo mật tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và phần mềm cho hệ thống thông tin giám sát sát hạch của Sở Giao thông vận tải; cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, dữ liệu giám sát sát hạch cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;

h) Tiếp nhận, sử dụng phần mềm sát hạch lý thuyết, phần mềm sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao để sát hạch lái xe và phần mềm quản lý nghiệp vụ do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao để phục vụ công tác tổ chức sát hạch lái xe.

2. Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin

a) Đầu tư, bảo trì, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống và mạng truyền số liệu của hệ thống thông tin sát hạch lái xe đặt tại trung tâm sát hạch lái xe;

b) Tiếp nhận và tổ chức thực hiện phần mềm nghiệp vụ trong hệ thống thông tin sát hạch lái xe tại trung tâm sát hạch lái xe do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao;

c) Cài đặt các phần mềm do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao; không được can thiệp, lắp đặt các thiết bị, cài đặt các phần mềm làm ảnh hưởng quá trình sát hạch hoặc làm sai lệch kết quả sát hạch lái xe;

d) Lưu trữ đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ;

đ) Ban hành quy chế đảm bảo an toàn an ninh thông tin, quy chế sử dụng phần cứng, phần mềm, tài khoản để đảm bảo sử dụng hệ thống thông tin an toàn, hiệu quả;

e) Khai thác dữ liệu trên hệ thống thông tin được cài đặt, chuyển giao tại trung tâm sát hạch lái xe để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin cho các đơn vị chức năng (khi có yêu cầu).

Điều 65. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng

1. Đối với công tác đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng

a) Tuyển sinh và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo chương trình quy định tại Thông tư này;

b) Báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ với Sở Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXI ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Lập Sổ quản lý cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXXIII ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng phải thông báo phương án hoạt động đến Sở Giao thông vận tải và tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đúng phương án hoạt động đào tạo đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXXIV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin

a) Đầu tư, bảo trì, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống và mạng truyền số liệu của hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đặt tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ;

b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ điện tử gửi hoặc truyền dữ liệu đến Sở Giao thông vận tải và Cục Đường bộ Việt Nam;

c) Lưu trữ đầy đủ các thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 57 Thông tư này;

d) Ban hành quy chế đảm bảo an toàn an ninh thông tin, quy chế sử dụng phần cứng, phần mềm, tài khoản để đảm bảo sử dụng hệ thống thông tin an toàn, hiệu quả;

đ) Khai thác dữ liệu trên hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được cài đặt, chuyển giao tại cơ sở để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin cho các đơn vị chức năng (khi có yêu cầu).

Phần VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 66. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

2. Thông tư này bãi bỏ các Thông tư:

a) Thông tư số 06/2011/TT-BGTVT ngày 07 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

b) Thông tư số 07/2013/TT- BGTVT ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin giấy phép lái xe;

c) Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế;

d) Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

đ) Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

e) Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế và Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

g) Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT- BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

h) Điều 2, Điều 4, Điều 10, Điều 12, Điều 15, Điều 20 và Điều 22 Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT ngày 27 ngày 4 tháng 2023 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái;

i) Điều 1, Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.

Điều 67. Quy định chuyển tiếp

Người vắng, trượt trong các kỳ sát hạch trước ngày Thông tư này có hiệu lực được bảo lưu kết quả những nội dung đã sát hạch đạt để đăng ký sát hạch lái xe sau ngày Thông tư này có hiệu lực và được cấp giấy phép lái xe theo hạng giấy phép lái xe đổi, cấp lại quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT;
- Lưu: VT, Vận tải.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Duy Lâm

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 35/2024/TT-BGTVT ngày 15/11/2024 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.139

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.70.247
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!