BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
702/2000/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 3 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 702/2000/QĐ-BGTVT
NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 2000 VỀ VIỆC PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ CÁC KẾT CẤU
HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐANG KHAI THÁC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 22/CP
ngày 22/3/1994 của Chính phủ qui định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý
nhà nước và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT;
Căn cứ Qui chế quản lý và đầu tư xây dựng được ban hành theo Nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ;
Để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan đơn vị liên quan trong quản lý các kết
cấu hạ tầng giao thông đang khai thác;
Theo đề nghị của các ông Cục trưởng Cục Giám định & QLCL CTGT và Vụ trưởng
Vụ Pháp chế vận tải - Bộ Giao thông vận tải.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Qui định
về phân công trách nhiệm trong quản lý các kết cấu hạ tầng giao thông đang khai
thác".
Điều 2:
Các ông (Bà): Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng các vụ
thuộc Bộ, Thanh tra ngành, Cục trưởng Cục Giám định & QLCL CTGT, Cục trưởng
các Cục chuyên ngành, Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam, Giám đốc các
Sở GTVT, Tổng giám đốc các Tổng công ty 91 và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
trong ngành GTVT có trách nhiệm thi hành và triển khai tới các cấp dưới Quyết định
này.
QUI ĐỊNH
VỀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ CÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐANG KHAI THÁC
(Ban hành theo Quyết định số 702/2000/QĐ-BGTVT ngày 27/3/2000)
I.NHỮNG QUI ĐỊNH
CHUNG
I-1) Qui định này xác định việc
phân công trách nhiệm trong quản lý các kết cấu hạ tầng giao thông đang khai
thác, dưới đây viết tắt là công trình khai thác (CTKT) của các cơ quan chức
năng trực thuộc Bộ, các Cục quản lý chuyên ngành trong duy trì, bảo quản để đảm
bảo CTKT được sử dụng bình thường, trong tình huống hư hỏng hoặc khi có sự cố kỹ
thuật xảy ra với công trình. Các qui định chi tiết về bảo vệ công trình giao
thông đường bộ, đường sông, đường sắt...vẫn tuân thủ theo các Nghị định của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày
2/12/1994 và thực hiện theo đúng "Qui chế làm việc của Lãnh đạo Bộ và lãnh
đạo cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Bộ GTVT" ban hành kèm theo Quyết định
số 175/1998/QĐ-BGTVT ngày 4/2/1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
I-2) Phạm vi áp dụng.
Bao gồm tất cả các CTKT được xây
dựng bởi vốn Ngân sách, kể cả các công trình BOT được Nhà nước cho phép: đường
bộ, cầu đường bộ, cầu đường sắt, đường sắt, cảng, bến phà, kè chắn, đường thuỷ
(Luồng lạch, tàu thuyền..), các công trình cảnh giới và bảo đảm hàng hải..
I-3) Một số qui ước.
3.1.Vụ Kế hoạch đầu tư, Vụ Khoa
học công nghệ, Vụ Tài chính kế toán - Dưới đây viết tắt là vụ KHĐT, vụ KHCN và
Vụ TCKT.
3.2. Cục Giám định & quản lý
chất lượng công trình giao thông - Dưới đây viết tắt là Cục GĐCTGT.
3.3. Các Cục: Đường bộ Việt nam
(ĐBVN), Đường sông Việt Nam (ĐSVN), Hàng hải Việt nam (HHVN), Liên hiệp đường sắt
Việt nam (LHĐSVN) - Dưới đây viết là các Cục quản lý chuyên ngành (Cục QLCN).
3.4. Các Tổng công ty Nhà nuớc
do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quản lý được thành lập theo QĐ số 91/TTg ngày
7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ như: Tổng công ty Hàng hải.. - Dưới đây viết tắt
là TCT91.
3.5. Các Sở Giao thông công
chính, sở Giao thông vận tải - Dưới đây viết tắt là Sở GTVT.
3.6. Các khu quản lý đường bộ,
xí nghiệp đường sắt khu vực, chi cục quản lý đường sông, bảo đảm an toàn hàng hải
- Dưới đây viết tắt là đơn vị quản lý cơ sở cấp I (QLCS cấp I).
3.7. Các đơn vị quản lý dưới một
cấp của đơn vị QLCS cấp I (Như phân khu quản lý đường bộ, Đoạn quản lý đường
sông, Bảo đảm an toàn hàng hải khu vực, v.v..) - Dưới đây viết tắt là đơn vị quản
lý cơ sở cấp II (QLCS cấp II).
II.PHÂN CẤP
QUẢN LÝ CÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐANG KHAI THÁC
II-1) Vụ KHĐT và Vụ TCKT có
trách nhiệm:
Hàng năm, trên cơ sở tổng hợp
báo cáo về tình trạng các CTKT của các Cục QLCN, các Sở GTVT, các TCT91, tham
mưu cho Bộ bố trí kế hoạch vốn hợp lý đảm bảo đáp ứng được yêu cầu xây dựng và
bảo vệ các CTKT có hiệu quả.
II-2) Cục GĐCTGT có trách nhiệm:
2.1. Thống nhất quản lý tổng thể
các CTKT trên cơ sở số liệu hiện có, qua kiểm tra định kỳ và đột xuất, qua báo
cáo của các Cục QLCN để khuyến nghị những biện pháp an toàn, kéo dài tuổi thọ
công trình.
2.2. Được Bộ uỷ quyền xử lý (Có
sự phối hợp của các Cục QLCN) các sự cố công trình vượt quá khả năng, quyền hạn
của Cục QLCN -Trên cơ sở báo cáo và đề nghị của Cục QLCN - Nhằm nhanh chóng khắc
phục hậu quả để tiếp tục duy trì, tăng cường hoặc thay thế mới CTKT bằng những
giải pháp thích hợp.
II-3) Vụ KHCN có trách nhiệm:
Tham mưu cho Bộ trưởng ban hành hoặc tham mưu để Bộ uỷ quyền cho các Cục QLCN
ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về khai thác, bảo dưỡng từng loại công trình,
kết cấu cho phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, khai thác và quản lý.
II-4) Các Cục QLCN có trách nhiệm
:
4.1. Thực hiện Qui chế quản lý của
Bộ hoặc được Bộ uỷ quyền ban hành qui chế về quản lý, bảo đảm an toàn các CTKT
của chuyên ngành mình.
4.2. Có kế hoạch kiểm tra định kỳ,
đồng thời kiểm tra thường xuyên, đột xuất những công trình do chuyên ngành mình
quản lý (Đặc biệt đối với công trình cũ, yếu đã khai thác nhiều năm).
4.3.Vào tháng 10 hàng năm có báo
cáo phân loại CTKT và kế hoạch nâng cấp sửa chữa, gửi về Bộ (Vụ KHĐT và Cục
GĐCTGT) trong đó có phân rõ: Loại tốt, trung bình, yếu và giải pháp sửa chữa (Đối
với loại cần sửa chữa, tăng cường) hoặc giải pháp tình huống đảm bảo giao thông
(Đối với loại nguy cấp cần thay thế, xây dựng lại).
4.4. Chịu trách nhiệm quản lý
chuyên ngành về chất lượng khai thác các CTKT và các sự cố công trình do chuyên
ngành mình quản lý. Phân cấp và qui định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của từng
đơn vị, cá nhân cấp dưới đang trực tiếp khai thác công trình.
4.5. Chủ trì xử lý khẩn trương,
kịp thời những sự cố công trình chuyên ngành quản lý, báo cáo về Bộ hoặc xin ý
kiến xử lý các sự cố vượt quá khả năng của Cục QLCN.
II-5) Các TCT91 có trách nhiệm
thực hiện như các mục (II-4) nêu trên đối với các CTKT do mình quản lý (Trừ khoản
ban hành qui chế).
II-6) Các Sở GTVT, các đơn vị
QLCS cấp I có trách nhiệm:
6.1. Hướng dẫn các đơn vị QLCS cấp
II thực hiện cơ chế về quản lý, đảm bảo an toàn cho các CTKT do các cấp có thẩm
quyền ban hành.
6.2. Thực hiện công tác kiểm tra
định kỳ, thường xuyên, đột xuất và triển khai kế hoạch duy trì, đảm bảo an toàn
các CTKT theo phân cấp, uỷ quyền.
6.3. Chịu trách nhiệm trực tiếp
trước Cục QLCN, UBND Tỉnh, Thành phố về các trường hợp ảnh hưởng đến chất lượng
khai thác, các sự cố công trình được giao quản lý khai thác.
6.4. Khi có sự cố CTKT xảy ra:
6.4.1. Các Sở GTVT chủ trì xử lý
những sự cố công trình do UBND Tỉnh, Thành phố phân cấp (hoặc các Cục QLCN uỷ
thác) quản lý, khai thác.
6.4.2. Các đơn vị QLCS cấp I chủ
trì xử lý những sự cố là những CTKT được các Cục QLCN phân cấp, uỷ quyền quản
lý khai thác.
II-7) Các đơn vị QLCS cấp II có
trách nhiệm:
7.1. Trực tiếp quản lý, đảm bảo
cho các CTKT duy trì hoạt động bình thường. Có phương án và sẵn sàng ứng phó đảm
bảo giao thông cho những CTKT cũ, yếu có dấu hiệu hư hỏng hoặc bị nguy cấp khi
thiên tai xảy ra.
7.2. Bố trí và thường xuyên đào
tạo lực lượng quản lý, bảo dưỡng hệ thống CTKT, đảm bảo có trình độ chuyên môn
phù hợp, hiểu biết rõ tính năng kỹ thuật của từng CTKT để luôn nhận biết, phát
hiện những vấn đề cần theo dõi, xử lý trong quá trình quản lý khai thác.
7.3. Kịp thời báo cáo lên cấp
trên quản lý trực tiếp về tình trạng CTKT đang quản lý. Chịu trách nhiệm trực
tiếp và trước hết về các tình trạng mất an toàn hoặc sự cố của CTKT được phân cấp
quản lý.
7.4. Thường xuyên kiểm tra, phát
hiện và xử lý kịp thời những sự việc, tình huống cần giảI quyết trong phạm vi
trách nhiệm của mình. Định kỳ báo cáo phản ánh thực trạng của các CTKT được
phân cấp quản lý và kiến nghị các giải pháp, kế hoạch thực hiện về công tác quản
lý CTKT lên cấp trên quản lý trực tiếp.
III. KHEN THƯỞNG,
XỬ LÝ VI PHẠM
III-1) Khen thưởng.
1.1. Tiêu chuẩn được khen thưởng:
Các cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý các CTKT và cá nhân thực hiện tốt
trách nhiệm nêu ở mục II - Qui chế này, thuộc phạm vi mình quản lý và tuỳ theo
mức độ hoàn thành nhiệm vụ sẽ được xét khen thưởng.
1.2. Mức khen thưởng: Thực hiện
theo chế độ qui định chung của Nhà nước và do Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định cụ
thể cho từng công trình.
III-2) Xử lý vi phạm.
Các cơ quan, đơn vị được phân cấp
quản lý các CTKT (Nêu ở mục I-3 - Qui định này) và cá nhân nếu vi phạm các qui
định về quản lý CTKT (Nêu ở phần II) thuộc phạm vi trách trách nhiệm của mình,
tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính theo các hình thức hiện hành. Nếu gây
hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của Pháp
luật.
Trong quá trình thực hiện Qui định,
nếu có những vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo Bộ GTVT bằng văn bản
(Qua Cục Giám định & QLCL CTGT) để xem xét và bổ sung kịp thời.