THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ
02/2022/TT-BGDĐT NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, THẠC SĨ, TIẾN SĨ
Căn cứ Luật Giáo dục ngày
14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học
ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại
học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số
86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số
99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
đại học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng
Vụ Giáo dục Đại học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của
ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Điều 1. Sửa
đổi, bổ sung, một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục
mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ.
1. Bổ sung điểm d vào khoản 2 và các khoản 8, 9 vào Điều 3 như
sau:
a) Bổ
sung điểm d vào khoản 2 như
sau:
“d) Giảng viên chủ trì xây dựng,
tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và giảng viên chủ trì giảng dạy chương
trình đào tạo phải là giảng viên cơ hữu không quá tuổi nghỉ hưu tối đa theo quy
định của Chính phủ về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự
nghiệp công lập; hằng năm trực tiếp giảng dạy trọn vẹn một số học phần bắt buộc
hoặc hướng dẫn chính luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trong chương trình đào tạo.”
b) Bổ
sung các khoản 8 và 9 như sau:
“8. Ngành phù hợp ở trình độ
tiến sĩ, thạc sĩ đối với một ngành đào tạo trình độ thấp hơn phải đáp ứng một
trong các yêu cầu sau:
a) Cùng tên với ngành đào tạo
hoặc đáp ứng quy định trong chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành;
b) Trường hợp chưa có chuẩn
chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành tương ứng: Có căn cứ khoa học và
thực tiễn và được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định là
ngành có nền tảng chuyên môn gần nhất đối với ngành đào tạo, được phần lớn người
tốt nghiệp ngành đào tạo lựa chọn khi học lên trình độ cao hơn;
c) Được Bộ Giáo dục và Đào tạo
xác nhận dựa trên ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo
thành lập.
9. Ngành phù hợp ở trình độ
tiến sĩ đối với một ngành đào tạo cùng trình độ phải đáp ứng một trong các yêu
cầu sau:
a) Cùng tên với ngành đào tạo
hoặc đáp ứng quy định trong chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành;
b) Trường hợp chưa có chuẩn
chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành tương ứng: Có căn cứ khoa học và
thực tiễn và được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định là
ngành có cùng nền tảng chuyên môn và thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo;
c) Được Bộ Giáo dục và Đào tạo
xác nhận dựa trên ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo
thành lập.”
2. Bổ
sung các khoản 7 và 8 vào Điều 4 như
sau:
“7. Đối với các ngành đào tạo
giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam và các ngành đào tạo ngôn ngữ dân tộc
thiểu số Việt Nam chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2,
3 Điều này, cơ sở đào tạo xây dựng Đề án mở ngành đào tạo gửi Bộ Giáo dục và
Đào tạo xem xét và quyết định trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn
do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.
8. Giảng viên có chuyên môn
phù hợp quy định tại khoản 2 Điều này là giảng viên đáp ứng tiêu chuẩn quy định
trong chuẩn chương trình đào tạo và một trong các yêu cầu sau:
a) Có trình độ tiến sĩ, thạc
sĩ ngành phù hợp theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư này;
b) Có trình độ tiến sĩ, thạc
sĩ thuộc ngành được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định phù
hợp để chủ trì giảng dạy ít nhất 02 học phần cốt lõi trong một thành phần của
chương trình đào tạo, đồng thời đã có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng
dạy trọn vẹn các học phần đó.”
3. Sửa đổi,
bổ sung khoản 4 của Điều 5 như
sau:
“4. Có kinh nghiệm trong tổ
chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một
trong các điều kiện sau:
a) Ngành đào tạo trình độ thạc
sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ đại học;
b) Trong 05 năm gần nhất, số
giảng viên quy định tại khoản 1 Điều này đã có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trực
tiếp giảng dạy trên 50% số học phần trong chương trình đào tạo; đồng thời đã
công bố tổng số ít nhất 20 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học
được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai trò là tác
giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.”
4. Sửa đổi,
bổ sung khoản 4 và khoản 5 của Điều 6 như sau:
“4. Có kinh nghiệm trong tổ
chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một
trong các điều kiện sau:
a) Ngành đào tạo trình độ tiến
sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ thạc
sĩ;
b) Trong 05 năm gần nhất, số
giảng viên quy định tại khoản 1 Điều này đã tham gia hướng dẫn 05 luận án tiến
sĩ thuộc ngành đào tạo được bảo vệ thành công (tại một cơ sở đào tạo khác); đồng
thời đã công bố tổng số ít nhất 50 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí
khoa học được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai
trò là tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.
5. Đạt các tiêu chí của Chuẩn
cơ sở giáo dục đại học áp dụng cho cơ sở đào tạo tiến sĩ bao gồm:
a) Tiêu chí 2.3 về tỉ lệ giảng
viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ;
b) Tiêu chí 6.1 về tỉ trọng
thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ (trừ các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an);
c) Tiêu chí 6.2 về số lượng
công bố khoa học và công nghệ tính bình quân trên một giảng viên toàn thời
gian.”
5. Bổ
sung điểm c vào khoản 4 Điều 8 như
sau:
“c) Trường hợp chưa có đủ căn
cứ để xác định rõ ngành phù hợp của giảng viên, cơ sở đào tạo gửi báo cáo các
thông tin liên quan theo quy định tại điểm d khoản 8 Điều này và đề nghị Bộ
Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn chuyên môn để thẩm định và xác nhận.
Hội đồng tư vấn chuyên môn có từ 3 đến 5 thành viên là giảng viên, chuyên gia
có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp, đại diện các cơ sở đào tạo có uy
tín về ngành, nhóm ngành liên quan.”
6. Sửa đổi,
bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Đình chỉ hoạt động
của ngành đào tạo
1. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ
hoạt động tuyển sinh đối với một ngành đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Đã mở ngành đúng quy định
nhưng không duy trì được đầy đủ điều kiện mở ngành trong quá trình hoạt động
theo quy định tại Thông tư này;
b) Vi phạm quy định khác của
pháp luật về giáo dục ở mức độ phải đình chỉ hoạt động tuyển sinh.
2. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ
hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Tự chủ mở ngành đào tạo hoặc
gian lận để được mở ngành đào tạo khi chưa bảo đảm các điều kiện theo quy định;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt
động tuyển sinh nhưng không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ hoạt
động tuyển sinh;
c) Vi phạm quy định khác của
pháp luật về giáo dục ở mức độ phải đình chỉ hoạt động đào tạo.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động tuyển sinh hoặc hoạt động đào tạo đối với
ngành đào tạo khi có kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các
trường hợp vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời gian
đình chỉ từ 06 tháng đến 12 tháng căn cứ mức độ và tính chất vi phạm. Quyết định
đình chỉ phải nêu rõ lý do, phạm vi, thời hạn đình chỉ và được công bố công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ
hoạt động tuyển sinh hoặc hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo theo quy định
tại khoản 3 Điều này phải thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của người học, giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở đào tạo.
5. Trong thời hạn đình chỉ hoạt
động tuyển sinh, nếu cơ sở đào tạo đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến
đình chỉ tuyển sinh và đáp ứng đầy đủ điều kiện mở ngành theo quy định tại
Thông tư này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quyết định cho phép tuyển
sinh trở lại đối với ngành đào tạo trong thời gian 30 ngày tính từ ngày hết thời
hạn đình chỉ tuyển sinh.
6. Trong thời hạn đình chỉ hoạt
động đào tạo, nếu cơ sở đào tạo đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình
chỉ hoạt động đào tạo và đáp ứng đầy đủ điều kiện mở ngành theo quy định tại
Thông tư này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quyết định cho phép hoạt động
đào tạo trở lại đối với ngành đào tạo trong thời gian 45 ngày tính từ ngày kết
thúc đình chỉ hoạt động đào tạo. Nếu hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà
cơ sở đào tạo không cung cấp được đầy đủ minh chứng về việc đã khắc phục các
nguyên nhân dẫn tới đình chỉ hoạt động đào tạo và đáp ứng đầy đủ điều kiện mở
ngành thì quyết định mở ngành đào tạo hết hiệu lực.
7. Đối với ngành đào tạo đã
được mở nhưng trong thời gian 05 năm liên tiếp cơ sở đào tạo không tổ chức tuyển
sinh hoặc không tuyển sinh được thì quyết định mở ngành đào tạo hết hiệu lực.
8. Trường hợp quyết định mở một
ngành đào tạo hết hiệu lực, nếu cơ sở đào tạo muốn tiếp tục tuyển sinh và đào tạo
ngành này phải thực hiện lại trình tự, thủ tục mở ngành theo quy định tại Thông
tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Điều 2. Bổ
sung, thay thế, bãi bỏ một số từ, cụm từ và một số quy định của Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của
ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
1. Bổ sung các từ và cụm từ
như sau: “và” vào trước “học liệu” tại điểm b khoản 2 Điều 7;
“đại học” vào sau “bảo đảm chất lượng giáo dục” tại khoản 3 Điều
13.
2. Thay thế cụm từ “chứng chỉ
hành nghề” bằng cụm từ “giấy phép hành nghề” tại điểm c khoản 2
Điều 3; thay thế cụm từ “nhà trường” bằng cụm từ “cơ sở đào tạo” tại điểm c khoản 3 Điều 3; thay thế cụm từ “Nếu hồ sơ mở ngành” bằng
cụm từ “Trường hợp hồ sơ mở ngành” tại điểm c khoản 3 Điều 11;
thay thế tên gọi Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3 thành Phụ lục I, Phụ lục II,
Phụ lục III.
3. Thay thế Bảng 2 tại Phụ lục
2.
4. Bãi bỏ các khoản
5, 6 và 10 của Điều 2; bãi bỏ khoản 5 của Điều 5.
Điều 3.
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
2. Đối với các ngành đào tạo
được mở và đang hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở
đào tạo tiếp tục duy trì, cải tiến các điều kiện mở ngành theo các quy định tại
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo hoặc theo các quy định của Thông tư này, đồng thời bảo đảm tất cả
các ngành tuyển sinh từ ngày 01 tháng 06 năm 2026 đáp ứng đầy đủ điều kiện mở
ngành theo quy định của Thông tư này.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng
Vụ Giáo dục Đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học; viện
trưởng các viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ; hiệu trưởng hoặc giám đốc các cơ
sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, GDĐH
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Minh Sơn
|
PHỤ LỤC II
GIẢNG VIÊN VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM, THỰC HÀNH PHỤC VỤ
ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO THUỘC LĨNH VỰC SỨC KHỎE
(Kèm theo Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
BẢNG 2. CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM, THỰC HÀNH PHỤC VỤ
ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI TỪNG NGÀNH ĐÀO TẠO THUỘC LĨNH VỰC SỨC KHỎE
STT
|
Tên phòng thí nghiệm, thực hành
|
Ngành đào tạo dự kiến mở
|
Y khoa
|
Y học cổ truyền
|
Răng Hàm Mặt
|
Y học Dự phòng
|
Điều dưỡng
|
Hộ sinh
|
Dược học
|
Kỹ thuật Phục hình răng
|
Kỹ thuật xét nghiệm y học
|
Kỹ thuật Hình ảnh y học
|
Kỹ thuật Phục hồi chức năng
|
1
|
Sinh học và di truyền y học
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
X
|
X
|
X
|
2
|
Lý sinh
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
X
|
X
|
X
|
X
|
3
|
Sinh lý
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
X
|
X
|
X
|
4
|
Hóa học
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
X
|
X
|
X
|
-
|
5
|
Hóa sinh
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
6
|
Giải phẫu
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
X
|
X
|
X
|
X
|
7
|
Vi sinh - Ký sinh trùng
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
8
|
Sinh lý bệnh - Miễn dịch
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
9
|
Dược lý
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
10
|
Điều dưỡng cơ bản
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
X
|
X
|
X
|
11
|
Giải phẫu bệnh
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
12
|
Mô phôi
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
13
|
Dinh dưỡng và Vệ sinh an
toàn thực phẩm
|
X
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
14
|
Sức khỏe môi trường và Sức
khỏe nghề nghiệp
|
X
|
-
|
-
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
15
|
Thực vật dược
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
16
|
Dinh dưỡng tiết chế
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
17
|
Y học cổ truyền
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
18
|
Hộ sinh cơ bản
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
19
|
Hóa đại cương vô cơ
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
20
|
Hóa hữu cơ
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
21
|
Hóa phân tích
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
22
|
Giải phẫu - Sinh lý
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
23
|
Sinh học
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
24
|
Vật lý
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
X
|
25
|
Dược liệu
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
26
|
Hóa Dược
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
27
|
Dược học cổ truyền
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
28
|
Bào chế
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
29
|
Dược lâm sàng
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
30
|
Công nghiệp dược
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
31
|
Kiểm nghiệm thuốc
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
32
|
Chiết suất vi sinh
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
33
|
Nhà thuốc
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
34
|
Trung tâm tiền lâm sàng
(các phòng thực hành về: hệ nội, hệ ngoại, phụ-sản, nhi, hồi sức cấp cứu, điều
dưỡng)
|
X
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
35
|
Trung tâm tiền lâm sàng
(các phòng thực hành về: hệ nội, hệ ngoại, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng, châm
cứu, xoa bóp-dưỡng sinh)
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
36
|
Trung tâm tiền lâm sàng (các
phòng thực hành về: chữa răng và nội nha, phục hình, chỉnh nha, nha nhu, phẫu
thuật trong miệng và phẫu thuật hàm mặt, Labo răng giả)
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
37
|
Trung tâm tiền lâm sàng
(các phòng thực hành về: chăm sóc sức khỏe bệnh nội khoa, chăm sóc sức khỏe
ngoại khoa, chăm sóc sức khỏe phụ nữ-bà mẹ và gia đình, chăm sóc sức khỏe trẻ
em, chăm sóc cho người cần được phục hồi chức năng)
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
38
|
Trung tâm tiền lâm
sàng/Trung tâm thực hành kỹ năng Sản-Phụ khoa-Kế hoạch hóa gia đình (các
phòng thực hành về: chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén-chăm sóc bà mẹ và trẻ
sơ sinh sau đẻ; chăm sóc bà mẹ thời kỳ chuyển dạ và đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh,
chăm sóc sức khỏe phụ nữ và kế hoạch hóa gia đình)
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
39
|
Labo Kỹ thuật phục hình răng
(các phòng về: kỹ thuật phục hình tháo lắp, kỹ thuật phục hình cố định, kỹ
thuật phục hình sứ, kỹ thuật phục hình trên implant, kỹ thuật CAD/CAM & số
trong nha khoa, Labo răng giả.
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
40
|
Trung tâm tiền lâm sàng gồm:
- Các phòng thực hành Vật
lý trị liệu: Thực hành điều trị bằng tay; Thực hành Vận động trị liệu; Thực
hành Điện trị liệu.
- Các phòng thực hành Hoạt
động trị liệu: thực hành các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, thực hành làm nẹp
và dụng cụ trợ giúp.
- Các phòng thực hành Ngôn
ngữ trị liệu: thực hành các kỹ thuật can thiệp cho người lớn, thực hành các kỹ
thuật can thiệp cho trẻ em.
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
41
|
Huyết học
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
42
|
Vi sinh
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
43
|
Ký sinh trùng
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
44
|
Sinh học phân tử
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
45
|
Xét nghiệm tế bào
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
46
|
Kỹ thuật siêu âm
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
47
|
X-Quang đa khoa
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
48
|
X-Quang chuyên khoa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
-
|
49
|
Phòng kiến tập X quang can
thiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
-
|
50
|
Chụp cắt lớp vi tính
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
-
|
51
|
Chụp cộng hưởng từ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
-
|
52
|
Y học hạt nhân xạ trị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
-
|